Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Kim Thị Thúy Ngọc

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

HÀ NỘI - Năm 2015
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Kim Thị Thúy Ngọc

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC LỒNG GHÉP CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN
ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
2. TS. Hoàng Văn Thắng

HÀ NỘI - Năm 2015
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận án này là do bản thân thực hiện và không sao chép
cáccông trình nghiên cứu khác đã có để làm sản phẩm của riêng mình. Các thôngtin
thứ cấp sử dụng trong luận án có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận
ánhoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản những nội dung
nghiên cứu của mình trình bày trong luận án.

Tác giả

Kim Thị Thúy Ngọc

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS.Nguyễn
ThếChinh và TS.Hoàng Văn Thắng - những người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và
giúpđỡ tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường
(CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau đã
tạo điềukiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Viện Chiến lược, Chính sách
tài nguyên và môi trường, ThS. Trần Trung Kiên và ThS. Trần Thị Thu Hà vì sự

ủng hộ và những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên, ủng
hộ,chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành
luậnán của mình.

Tác giả

Kim Thị Thúy Ngọc

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .....................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do thực hiện nghiên cứu .............................................................................. 1
2. Mục tiêu của luận án ........................................................................................ 4
3. Ý nghĩa của luận án .......................................................................................... 4
4. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .................................................................................... 6
1.1. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước ......................................................... 6
1.1.1. Dịch vụ hệ sinh thái: Định nghĩa và các loại hình .................................... 6
1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước ................................................. 11
1.1.3. Các dịch vụ hệ sinh thái do rừng ngập mặn cung cấp ............................ 19
1.2. Cơ sở lý luận của việc lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và
bảo tồn đất ngập nước ................................................................................ 21

1.2.1. Khái niệm về lồng ghép......................................................................... 21
1.2.2. Quản lý và bảo tồn đất ngập nước ......................................................... 22
1.2.3. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quản lý và bảo tồn đất ngập nước ... 24
1.2.4. Các điểm khởi đầu cho việc lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái ................... 29
1.2.5. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thông qua đánh giá môi trường chiến lược ............................................. 31
1.2.6. Các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái ................................... 33
1.2.7. Kinh nghiệm lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quản lý và bảo tồn đất
ngập nước tại một số quốc gia và Việt Nam. .......................................... 36
1.3. Tổng kết Chương I ...................................................................................... 39
1.3.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................. 39
1.3.2. Những vấn đề cần thực hiện trong phạm vi luận án ............................... 41
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 42
2.1. Lựa chọn khu vực nghiên cứu thử nghiệm. .................................................. 42
2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ........................ 43
2.1.2. Đặc trưng khí hậu, thủy văn .................................................................. 44
v


2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu ......................................... 46
2.2. Phương pháp tiếp cận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................. 48
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 48
2.2.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 52
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 53
2.3.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 53
2.3.2. Phương pháp phân tích dựa trên hệ thống thông tin địa lý và ảnh viễn
thám ....................................................................................................... 53
2.3.3. Phương pháp mô hình hóa ..................................................................... 55
2.3.4. Phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái .......................................... 61

2.3.5. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 64
2.3.6. Phương pháp phân tích chính sách......................................................... 65
2.3.7. Phương pháp phân tích, tổng hợp .......................................................... 65
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM LỒNG GHÉP DỊCH VỤ ...................................... 66
HỆ SINH THÁI VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP
NƯỚC TẠI CÀ MAU ........................................................................................... 66
3.1.Tổng quan hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau ....................................... 66
3.2. Phân tích các dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn Cà Mau .................... 68
3.2.1. Dịch vụ cung cấp................................................................................... 68
3.2.2. Dịch vụ điều tiết .................................................................................... 69
3.2.3. Dịch vụ văn hóa .................................................................................... 71
3.2.4. Dịch vụ nơi sống (cư trú)....................................................................... 72
3.3. Xác định các tác nhân dẫn đến sự thay đổi diện tích rừng ngập mặn tại Cà
Mau ........................................................................................................... 75
3.3.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất.......................................................... 76
3.3.2. Khai thác không bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học .............. 79
3.3.3. Ô nhiễm môi trường .............................................................................. 79
3.3.4. Các hiện tượng tự nhiên ........................................................................ 80
3.4. Đánh giá một số dịch vụ hệ sinh thái chính của rừng ngập mặn tại Cà Mau sử
dụng công cụ mô hình hóa và phân tích không gian ................................... 81
3.4.1. Dịch vụ hấp thụ các-bon ........................................................................ 81
3.4.2. Mô hình tổn thương đới bờ .................................................................... 83
3.4.3. Dịch vụ bảo vệ bờ biển .......................................................................... 88
3.5. Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh
Cà Mau ...................................................................................................... 90
3.5.1. Giá trị dịch vụ cung cấp ........................................................................ 90
vi


3.5.2. Giá trị dịch vụ phòng hộ ven biển.......................................................... 97

3.5.3. Giá trị dịch vụ hấp thụ các-bon.............................................................. 99
3.6. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập
nước tại địa phương ................................................................................. 101
3.6.1. Tổng quan các chính sách liên quan đến quản lý và bảo tồn đất ngập nước
tại địa phương ...................................................................................... 101
3.6.2. Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn
đất ngập nước tại địa phương ............................................................... 104
3.7. Tổng kết Chương III .................................................................................. 106
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở VIỆT NAM ................. 108
4.1. Căn cứ pháp lý .......................................................................................... 108
4.2. Cơ sởlý luận và thực tiễn ........................................................................... 110
4.3. Tổng quan các các chính sách liên quan đến công tác quản lý và bảo tồn
ĐNN ........................................................................................................ 111
4.3.1. Quy trình lập quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội và quy hoạch của một số
ngành/lĩnh vực ..................................................................................... 111
4.3.2. Các quy định liên quan đến đánh giá môi trường chiến lược................ 114
4.3.3. Quy định liên quan đến khuyến khích tài chính ................................... 115
4.4. Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất
ngập nước ................................................................................................ 116
4.4.1. Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình xây dựng quy
hoạch/kế hoạch nhằm quản lý và bảo tồn bền vững đất ngập nước ....... 116
4.4.2. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thông qua đánh giá môi trường chiến lược ........................................... 120
4.4.3. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quy hoạch sử dụng đất các cấp ..... 123
4.4.4. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào các chính sách liên quan đến tài
chính/đầu tư ......................................................................................... 124
4.5. Tổng kết Chương IV.................................................................................. 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 126
Kết luận ........................................................................................................... 126

Kiến nghị ......................................................................................................... 127
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ........................................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 130
PHỤ LỤC............................................................................................................ 140
vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CBD

:

Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc

CIFOR

:

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc Tế

CQK

:


Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

ĐMC

:

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐNN

:

Đất ngập nước

ĐTM

:


Đánh giá tác động môi trường

GIS

:

Hệ thống thông tin địa lý

HST

:

Hệ sinh thái

InVest

:

Lồng ghép giá trị của dịch vụ hệ sinh thái và đánh đổi

IPCC

:

Tổ chức Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IUCN

:


Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

MA

:

Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ

NFTP

:

Lâm sản ngoài gỗ

NGTK

:

Niên giám thống kê

NN&PTTN :

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

RNM

:

Rừng ngập mặn

TEEB

:

Nghiên cứu về kinh tế các hệ sinh thái và đa dạng sinh học

TEV

:

Tổng giá trị kinh tế

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường


VQG

:

Vườn quốc gia

WWF

:

Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ hệ sinhthái theo TEEB ........................................... 9
Bảng 1.2: Các dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước cung cấp .............................. 13
Bảng 1.3: Một số dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước ở Việt Nam ................... 15
Bảng 1.4: Tổng giá trị kinh tế của một số khu đất ngập nước ở Việt Nam.............. 17
Bảng 1.5: Các điểm khởi đầu cho việc lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái ................... 29
Bảng 1.6: Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào đánh giá môi trường chiến lược và
quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch/kế hoạch ............................................... 32
Bảng 1.7: So sánh các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái ....................... 34
Bảng 2.1: Phân bố dân số tỉnh Cà Mau theo huyện, thành phố năm 2010 .............. 47
Bảng2.2: Các thông số kỹ thuật của số liệu viễn thám dùng cho mô hình InVest ... 53
Bảng 2.3: Liệt kê các bản đồ và các dữ liệu không gian được sử dụng trong phân
tích không gian các dịch vụ hệ sinh thái tại Cà Mau .............................................. 54
Bảng 2.4: Các chỉ số sinh-địa lý và hệ thống xếp hạng tổn thương đới bờ ............. 57
Bảng 3.1: Biểu quần xã thực vật rừng ngập mặn tự nhiên tại tỉnh Cà Mau ............. 67

Bảng 3.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo đối tượng nuôi. ...................... 68
Bảng 3.3: Phân bổ diện tích đất có rừng qua các năm ............................................ 69
Bảng 3.4: Phân bố rừng ngập mặn các huyện theo chức năng phòng hộ ................ 70
Bảng 3.5: Thực trạng hoạt động du lịch trong tỉnh Cà Mau.................................... 71
Bảng 3.6: Danh lục các loài bò sát, lưỡng cư quý hiếm ở vùng Mũi Cà Mau ......... 72
Bảng 3.7: Danh lục các loài chim quý hiếm ghi nhận được ở Vườn Quốc gia Mũi
Cà Mau.................................................................................................................. 74
Bảng 3.8: Biến động diện tích, sản lượng tôm nuôi các huyện, thành phố .............. 77
Bảng 3.9: Biến động các loại đất chính theo các giai đoạn khác nhau .................... 78
Bảng 3.10: Mô tả khoảng cách của dải rừng ngập mặn tính từ điểm gần nhất và
điểm xa nhất tới bờ biển tại từng điểm quan trắc ................................................... 88
Bảng 3.11: Tác động của RNM trong việc giảm độ cao và năng lượng sóng.......... 88
Bảng 3.12: Số liệu thống kê về hoạt động khai thác củi đước của các hộ gia đình.. 91
ix


Bảng 3.13: Nguồn lợi thủy sản đánh bắt gần bờ của huyện Ngọc Hiển .................. 92
Bảng 3.14: Số liệu thống kê về đặc điểm các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản........ 94
Bảng 3.15: Số liệu thống kê về hoạt động nuôi trồng thủy sản ............................... 95
Bảng 3.16: Giá trị dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn ..................... 97
Bảng 3.17: Thống kê về những thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Ngọc
Hiển ...................................................................................................................... 97
Bảng 3.18: Giá trị hấp thụ các-bon của một số loại rừng ngập mặn...................... 100
Bảng 3.19: Giá trị các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Cà Mau ................ 100
Bảng 4.1: Đề xuất các bước lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quá trình xây dựng
quy hoạch/kế hoạch và các công cụ hỗ trợ quá trình lồng ghép ............................ 119
Bảng 4.2: Các bước lồng ghép dịch vụ HST vào đánh giá môi trường chiến lược của
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch .......................................................................... 120

x



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Khung khái niệm của đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ ......................... 7
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố/yếu tố quyết
định của sự thịnh vượng của con người ................................................................... 8
Hình 1.3: Con đường từ cấu trúc sinh thái và quá trình đếnsự thịnh vượng của con
người ..................................................................................................................... 10
Hình 1.4: Khung quy trình thể hiện lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào việc ra quyết
định ....................................................................................................................... 25
Hình 1.5: Tóm tắt cách tiếp cận 06 bước để lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào lập
kế hoạch phát triển ................................................................................................ 28
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau ............................................................. 43
Hình 2.2: Khung nghiên cứu của luận án ............................................................... 49
Hình 2.3:Tích hợp bản đồ rừng và bản đồ lớp thảm thực vật phân loại từ ảnh vệ tinh
2010. ..................................................................................................................... 55
Hình 2.4: Chu trình các bon được sử dụng để tính toán theo mô hình InVest ......... 56
Hình 2.5: Các điểm tính toán trong mô hình bảo vệ bờ biển .................................. 60
Hình 3.1: Các tác nhândẫn đến suy giảm diện tích rừng ngập mặn tại Cà Mau ...... 76
Hình 3.2: Thay đổi sử dụng đất từ 2005 đến 2010 ................................................. 79
Hình 3.3: Bản đồ biến động diện tích rừng ngập mặn giai đoạn 2005 – 2010 ......... 81
Hình 3.4: Thay đổi lưu trữ các-bon năm 2005 và 2010 tương ứng với thay đổi sử
dụng đất................................................................................................................. 82
Hình 3.5: Tổng lượng các bon thay đổi giai đoạn 2005 – 2010 .............................. 83
Hình 3.6: Kết quả tính toán chỉ số tổn thương ven biển theo mô hình InVest ......... 85
Hình 3.7: Phân bố dân cư ven biển tại các khu vực dễ bị tổn thương ..................... 86
Hình 3.8:Chỉ số tổn thương ở các khu vực ven biển trong trường hợp có rừng ngập
mặn và không có rừng ngập mặn ........................................................................... 87
Hình 3.9: Kết quả tính toán vai trò của rừng ngập mặn trong việc giảm độ cao sóng
và năng lượng sóng................................................................................................ 89

xi


Hình 3.10: Thay đổi độ cao sóng tại tám điểm đánh giá ......................................... 89
Hình 3.11: Vai trò của rừng ngập mặn trong việc giảm xói mòn ven biển .............. 90
Hình 3.12: Diện tích rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển giai đoạn 2007-2013 .. 98
Hình 4.1: Các bước cơ bản của quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch .............. 112
Hình 4.2: Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào xây dựng quy hoạch/kế hoạch....... 118

xii


MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu
Theo định nghĩa của báo cáoĐánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA),các
dịch vụ hệ sinh thái (HST) là “Những lợi ích con người có được từ các hệ sinh thái,
bao gồm dịch vụ cung cấp như thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết
lũ lụt, hạn hán; các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; và
các dịch vụ văn hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích phi vật chất
khác”[77, tr.5].Việc đưa khái niệm dịch vụ hệ sinh thái vào chương trình toàn cầu
của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ cung cấp cầu nối quan trọng giữa đòi hỏi
phải duy trì đa dạng sinh học và khả năng đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ.
Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ cũng chỉ ra hơn 60% các dịch vụ sinh thái
trên thế giới đã bị suy giảm hoặc sử dụng không bền vững.Nhiều bằng chứng cho
thấy sự thay đổi hệ sinh thái theo chiều hướng xấu, đặc biệt suy giảm đa dạng sinh
học là do hoạt động của con người. Những người chịu tác động nhiều nhất là cộng
đồng địa phương, đặc biệt là nhóm người nghèo. Việc suy giảm các hệ sinh thái ảnh
hưởng nhiều tới các dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái, như điều tiết nước, không khí
và đất đai, từ đó dẫn đến sự thay đổi khí hậu ở khu vực và toàn cầu, xói lở và suy
giảm chất lượng đất, giảm khả năng làm sạch nước và xử lý chất thải, đồng thời tạo

ra các rào cản trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ [77].
Giống như các hệ sinh thái khác, hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN) có bốn
chức năng cơ bản: chức năng cung cấp, chức năng điều tiết, chức năng văn hóa và
chức năng hỗ trợ. Trong hầu hết các trường hợp, hệ sinh thái đất ngập nước cung
cấp nhiều dịch vụ hệ sinh thái.Các dịch vụ này có đặc tính là có thể cùng tồn tại mà
không ảnh hưởng đến nhau, không xâm lấn nhau và còn có quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau. Ví dụ vành đai rừng ngập mặn (RNM) ven biển vừa có tác dụng kiểm soát lũ,
chắn bão bảo vệ bờ biển, vừa cung cấp phấn hoa cho hoạt động nuôi ong, vừa cung
cấp bãi đẻ và nuôi ấu trùng. Đánh bắt cá từ các vùng ĐNN có vai trò quan trọng đối
với kinh tế địa phương và quốc gia.Nhìn trên quy mô toàn cầu, đánh bắt cá tại các
khu vực ven biển hàng năm đóng góp 34 tỷ đô la cho tổng sản phẩm thế giới.Đất

1


ngập nước, bao gồm hồ, sông, đầm lầy và các tầng nước nông dưới mặt đất cung
cấp nước ngọt có thể tái tạo cho mục đích sử dụng của con người. Ngoài ra, đất
ngập nước còn đóng góp trong việc nạp nước ngầm, cung cấp nguồn nước sinh hoạt
cho 1,5-3 tỷ người[78].
Các hệ sinh tháiđất ngập nước ven biển là một trong các hệ sinh thái đang bị
đe dọa nhiều nhất trên thế giới.Các hệ sinh thái này tạo ra nhiều dịch vụ hệ sinh thái
nhất so với các hệ sinh thái đất ngập nước khác, đóng góp cho sự thịnh vượng của
con người, nhưng đây cũng là hệ sinh thái bị suy thoái và suy giảm một cách nhanh
chóng nhất. Khoảng 35% rừng ngập mặn đã bị thất thoát trong vòng hai thập kỷ
qua, do các nguyên nhân chính như phát triển thủy sản, phá rừng, v.v... [78].
Ở Việt Nam, đất ngập nước có diện tích ước tính hơn 10 triệu ha, phân bố ở
hầu khắp các hệ sinh thái của cả nước, rất đa dạng về kiểu loại và phong phú về tài
nguyên và đa dạng sinh học.Cũng tương tự như các hệ thống ĐNN khác trên thế
giới, ĐNN Việt Nam có nhiều chức năng rất quan trọng như nạp và tiết nước ngầm,
cung cấp nước ngọt, điều hòa khí hậu, sản xuất sinh khối, hạn chế lũ lụt, đối với

ĐNN ven biển còn có chức năngchắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ
biển, là nơi du lịch giải trí, duy trì đa dạng sinh học. ĐNN còn có vai trò quan trọng
trong việc tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như thủy sản, lâm
nghiệp, giao thông vận tải thủy, sản xuất năng lượng, du lịch, khai khoáng.ĐNN là
nơi cung cấp nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, mang lại
lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, góp phần quan trọng
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước [6].
Tuy nhiên, trong 15 năm qua, ĐNN Việt Nam đã bị suy giảm cả về diện tích
và chất lượng.Diện tích ĐNN tự nhiên giảm đi, diện tích ĐNN nhân tạo tăng
lên.Các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã suy giảm nhiều so với trước đây,
thay vào đó là các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số diện tích
rừng trồng. Diện tích rừng ngập mặn đã giảm đi 183.724 ha trong 20 năm từ 19852005, trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha vào năm 2003
[6].

2


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm diện tích và chất lượng của ĐNN
như gia tăng dân số, phát triển kinh tế-xã hội, công tác quản lý và bảo tồn ĐNNchưa
hợp lý. Đặc biệt, việc chuyển đổi sử dụng đất đang có những tác động tiêu cực đến
hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước. Việc chuyển đổi một diện
tích lớn rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đã dẫn đến mất diện tích rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến các dịch
vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn như dịch vụ hấp thụ các-bon, dịch vụ bảo vệ bờ
biển, v.v... [6]. Việc đánh giá không đầy đủ các giá trị mang lại của các dịch vụ hệ
sinh thái ĐNN và không lồng ghép được giá trị của các dịch vụ này trong công tác
quản lý và bảo tồn ĐNN đã và đang làm gia tăng tác động tiêu cực của các quyết
định quản lý liên quan đến hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái.
Theo Công ước Đa dạng sinh học của Liên Hợp quốc (2010),lồng ghép một
cách hệ thống đa dạng sinh học (ĐDSH) trong các quá trình phát triển được gọi là

lồng ghép đa dạng sinh học.Mục tiêu tổng thể của lồng ghép ĐDSH là đưa các
nguyên tắc về đa dạng sinh học vào trong tất cả các giai đoạn của quy trình xây
dựng các chính sách, kế hoạch, chương trình và chu trình dự án. Một mục tiêu khác
của lồng ghép đa dạng sinh học là hỗ trợ giảm các ảnh hưởng bất lợi mà các ngành
sản xuất gây ra đối với ĐDSH, và nêu rõ sự đóng góp của ĐDSH với phát triển kinh
tế và phúc lợi con người [91].
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị của dịch vụ hệ sinh thái
ĐNN và lồng ghép các giá trị này vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN có ý nghĩa
rất quan trọng để quản trị tốt hơn, hỗ trợ việc bảo tồn, sử dụng khôn khéo và phục
hồi các vùng đất ngập nước, đồng thời hỗ trợ trong việc đạt được các mục tiêu phát
triển. Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tácquản lý và bảo tồn đất ngập nước
có thể tạo ra các cơ hội nhằm khai thác tốt hơn và duy trì các lợi ích của dịch vụ
HST của ĐNN, xây dựng các chiến lược quản lý và bảo tồn ĐNN hiệu quả và tránh
chi phí liên quan đến sự mất mát của đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái
do ĐNN mang lại. Vì những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý

3


và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam” nhằm hỗ trợ quản lý và bảo tồn đất ngập
nước ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của luận án
- Luận giải cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước vào
công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước;
- Vận dụng lý luận vào thực tiễn về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của đất
ngập nước vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nướcthông qua nghiên cứu thử
nghiệm về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái của rừng ngập mặn tại Cà Mau;
- Đề xuất cách tiếp cận và quy trình lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công
tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước tại Việt Nam dựa trên nghiên cứu cơ sở lý

luận và nghiên cứu thử nghiệm tại Cà Mau.
3. Ý nghĩa của luận án
Ý nghĩa lý luận của luận án:
Luận án sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận về lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái
của đất ngập nước, các cách tiếp cận và các công cụ hỗ trợ quá trình lồng ghép dịch
vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam. Ngoài
ra, trên cơ sở ứngdụng thử nghiệm các phương pháp tiên tiến để đánh giá và lượng
giá giá trị của dịch vụ HST của RNM tại Cà Mau, luận án cũng đưa ra các khuyến
nghị về khả năng áp dụng các phương pháp này để lồng ghép dịch vụ HST tại cấp
quốc gia và địa phương.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan
hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương trong việc lồng ghép dịch vụ hệ
sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn ĐNN, góp phần quản lý và sử dụng bền
vững các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái của ĐNN.
4. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (6trang),Kết luận và kiến nghị (3 trang) và Phụ lục
(13trang), luận án gồm:
Chương I: Tổng quan (35 trang)

4


Chương II: Cơ sở lý luận, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
(24 trang)
Chương III: Thử nghiệm lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý
và bảo tồn đất ngập nước tại Cà Mau (42 trang)
Chương IV: Đề xuất lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và
bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam (18 trang)
Tài liệu tham khảo

Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án.

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước
1.1.1. Dịch vụ hệ sinh thái: Định nghĩa và các loại hình
Năm 1977, Westmantrong tài liệu xuất bản củatạp chí khoa học đã xem xét
mối liên quan giữa các hệ thống sinh thái và kinh tế với tiêu đề “Các dịch vụ thiên
nhiên giá bao nhiêu?”.Westman (1977) vàEhrlich (1981)đã đưa ra khái niệm “các
dịch vụ hệ sinh thái” [57,102], tiếp đó các nhà sinh thái học trong những thập kỷ
tiếp theo tiếp tục mở rộng khái niệm của các hệ sinh thái như là các hệ thống hỗ trợ
cuộc sống, nguồn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái và các lợi ích kinh tế[50, 54,
67,80].Đồng thời các nhà kinh tế cũng bắt đầu nghiên cứu về các chức năng và dịch
vụ của hệ sinh thái trong giai đoạn này [63,83]. Tuy nhiên chỉ đến cuối những năm
1990, khái niệm này bắt đầu thu hút sự chú ý rộng rãi với các xuất bản của Costanza
và cộng sự và Daily [48,49,51]. Đồng thời, kinh tế sinh thái đã xây dựng khái niệm
vốn tự nhiên [49,53,67], bao gồm cả nguồn lực tái tạo và không tái tạo và các dịch
vụ hệ sinh thái để minh họa tầm quan trọng do các hệ sinh thái mang lại như nguồn
cung cấp nền tảng sinh lý cho sự phát triển của xã hội và kinh tế của con người [42,
47]. Trong các nỗ lực để hỗ trợ việc thảo luận và phân tích hệ thống các dịch vụ hệ
sinh thái, De Groot và các cộng sự (2002) đã thiết lập hệ thống phân loại, cụ thể hóa
sự liên hệ và sự chuyển dịch từ các quá trình và cấu phần của hệ sinh thái thành các
hàng hóa và dịch vụ [54].
Theo định nghĩa của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA),các dịch vụ hệ
sinh thái là “Những lợi ích con người có được từ các hệ sinh thái, bao gồm dịch vụ
cung cấp như thức ăn và nước; các dịch vụ điều tiết như điều tiết lũ lụt, hạn hán;
các dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu trình dinh dưỡng; và các dịch vụ văn
hóa như giải trí, tinh thần, tín ngưỡng và các lợi ích phi vật chất khác”[77,

tr.5].Việc đưa khái niệm dịch vụ HST vào chương trình toàn cầu của MA cung cấp
cầu nối quan trọng giữa đòi hỏi phải duy trì đa dạng sinh học và khả năng đạt được
các mục tiêu thiên niên kỷ.

6


TOÀN CẦU

Các chiến
chi lược và can thiệp

Nguồn: [77].
Hình 1.1: Khung khái niệm
ni
của đánh giá hệ sinh thái thiên
ên niên k
kỷ
Cũng theo Đánh
ánh giá hệ
h sinh tháithiên niên kỷ, dịch
ịch vụ HST bao gồm 4 loại
hình: Dịch vụ cung cấp là các sản
s phẩm con người thu được
ợc từ các HST như
nh lương
thực, nhiên liệu, sợi, nư
ước ngọt, nguồn gen; Dịch vụ điều tiết là llợi ích mà con
người thu được
ợc từ hoạt động điều tiết của HST, bao gồm duy trì

trì ch
chất lượng không
khí, điều
ều tiết khí hậu, chắn sóng, kiểm
kiể soát xói lở, lọc nước,
ớc, hạn chế dịch bệnh;
Dịch vụ văn hóa là những
ững lợi ích phi vật chất mà
m con người thu được
ợc thông qua sự
làm giàu vềề tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và
v trải
ải nghiệm về mỹ
học; và Dịch vụ hỗ trợ là những
nh
dạng dịch vụ cung cấp
ấp những hoạt động cần thiết
cho tất
ất cả các loại dịch vụ khác, ví dụ như
nh sản xuất ôxy, bồi tụ đất[777].

7


CÁC YẾU TỐ CỦA SỰ THỊNH VƯỢNG

CÁC DỊCH VỤ HST

Dịch vụ
hỗ trợ

Hoạt động
cần thiết
hỗ trợ cho
việc
sản
sinh ra tất
cả các dịch
vụ hệ sinh
thái khác:
- Bồi tụ đất
- Chu trình
dinh dưỡng
- Sản xuất
sơcấp

Dịch vụ cung cấp
Các sản phẩm có
được từ các HST:
- Lương thực
- Nước sạch
- Củi gỗ
- Sợi
- Các chất hóa sinh
học
Dịch vụ điều tiết
Các lợi ích thu
được từ việc điều
tiết của các quá
trình sinh thái:
- Điều tiết khí hậu

- Kiểm soát bệnh
tật
- Điều tiết lũ

An ninh
- An sinh của cá nhân
- Đảm bảo tiếp cận
nguồn tài nguyên
- An toàn trước thiên
tai

Vật chất cơ bản cho
một cuộc sống tốt
- Điều kiện sống đầy đủ
- Dinh dưỡng đầy đủ
- Chỗ ở đảm bảo
- Tiếp cận với hàng hóa

Tự do
lựa
chọn

hành
động

Sức khỏe
- Khỏe mạnh
- Tránh được các
bệnh
- Không khí và nước

sạch được đảm bảo

Dịch vụ văn hóa
Các lợi ích phi vật
chất từ các HST:
- Tinh thần và tôn
giáo
- Giải trí và du lịch
sinh thái
- Thẩm mỹ
- Cảm hứng
- Giáo dục

Quan hệ xã hội tốt
- Có cơ hội thể hiện các
giá trị mỹ học và giải
trí liên quan đến các
HST
- Có cơ hội để thể hiện
các giá trị văn hóa và
tinh thần liên quan đến
các HST
- Có cơ hội để giáo dục
và đào tạo về các HST
- Nghiên cứu khoa học

Nguồn: [77].
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái và các thành tố/yếu tố
quyết định của sự thịnh vượng của con người
Theo Nghiên cứu về kinh tế các hệ sinh thái và đa dạng sinh học (TEEB),

các dịch vụ hệ sinh thái được định nghĩa là dịch vụ đem lại lợi ích trực tiếp và gián

8


tiếp của các hệ sinh thái cho sự thịnh vượng của con người[96]. TEBB đã đề xuất
22 dịch vụ hệ sinh thái theo 4 loại hình: cung cấp, điều tiết, dịch vụ nơi sống (hay
dịch vụ hỗ trợ) và văn hóa, chủ yếu theo phân loại của MA (xem Bảng 1.1về Danh
mục chi tiết). Một điểm khác ở đây so sánh với MA là TEEB không tính đến các
dịch vụ hỗ trợ (như chu trình dinh dưỡng và các động lực của chuỗi thức ăn), trong
khi TEBB lại xem các loại hình đó như là một phần của các quá trình sinh thái.
Thay vào đó, dịch vụ nơi sống (nơi cư trú) được xác định là một loại hình riêng biệt
nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của các hệ sinh thái để cung cấp nơi cư trú cho các
loài di cư và là “người bảo vệ” quỹ gen (ví dụ: nơi cư trú tự nhiên cho phép các quá
trình lựa chọn tự nhiên để duy trì sự sống của quỹ gen). Sự sẵn có của các loại dịch
vụ này phụ thuộc trực tiếp vào trạng thái của nơi cư trú (các yêu cầu của nơi cư trú)
cung cấp các dịch vụ này.
Bảng 1.1: Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái theo TEEB
CÁC DỊCH VỤ CUNG CẤP
1. Thức ăn (ví dụ: cá, thực phẩm khác)
2. Nước (ví dụ: nước sinh hoạt, nước cho thủy lợi)
3. Các nguyên liệu thô (ví dụ: sợi, gỗ, gỗ nhiên liệu, cỏ khô, phân bón)
4. Tài nguyên di truyền (ví dụ: nguồn gen tạo giống và dược liệu)
5. Điều trị bệnh (ví dụ: các sản phẩm sinh hóa, mẫu và các sinh vật thử nghiệm)
6. Trang trí (ví dụ: cây cảnh, động vật nuôi, thời trang)
CÁC DỊCH VỤ ĐIỀU TIẾT
7. Điều tiết không khí (ví dụ: cải thiện chất lượng không khí)
8. Điều tiết khí hậu (bao gồm hấp thụ các-bon, điều tiết chu trình nước)
9. Điều tiết các hiện tượng khí hậu cực đoan (ví dụ: bảo vệ khỏi bão và tránh lũ)
10. Điều tiết dòng chảy (ví dụ: thoát nước tự nhiên, tưới tiêu và tránh hạn)

11. Xử lý nước (đặc biệt là tự làm sạch nước)
12. Chống xói mòn
13. Duy trì độ phì nhiêu của đất (bao gồm hình thành đất)
14. Thụ phấn
15. Kiểm soát sinh học (ví dụ: gieo hạt, kiểm soát sâu hại và dịch bệnh)
CÁC DỊCH VỤ NƠI SỐNG (HAY DỊCH VỤ HỖ TRỢ)
16. Duy trì chu trình hoạt động sống của các loài di cư
17. Duy trì đa dạng nguồn gen

9


CÁC DỊCH VỤ VĂN HÓA
18. Thông tin thẩm mỹ
19. Các cơ hội cho giải trí và du lịch
20. Nguồn cảm hứng về văn hóa, thẩm mỹ và thiết kế
21. Tinh thần
22. Thông tin cho phát triển tri thức.
Nguồn:[96].
TEEB (2010) đã đề xuất sơ đồ để miêu tả quá trình từ các hệ sinh thái và đa
dạng sinh học đến sự thịnh vượng của con người (xem Hình 1.3). Theo đó, có rất
nhiều quá trình diễn ra trước khi tạo ra các dịch vụ hoặc các lợi ích. Do đó, cần
phân biệt rõ chức năng của HST theo nghĩa là những tiềm năng mà các hệ sinh
tháisẵn có để cung cấp những dịch vụ. Ví dụ,làm sạch nước (chức năng) để cung
cấp nước sạch (dịch vụ cung cấp).
Thể chế và quyết định của
con người về việc sử dụng
các dịch vụ

Quản lý/Phục hồi


Sự thịnh vượng của
con người
(bối cảnh văn hóa-xã hội)

Các HST và ĐDSH
Cấu trúc hoặc quá
trình sinh lý
(Ví dụ: độ che phủ
của thực vật hoặc
sản xuất năng suất
sơ cấp)

Chức
năng
(Ví dụ:
giảm tốc
độ dòng
nước,
sinhkhối)

Phản hồi giữa nhận
thức về giá trị và sử
dụng các dịch vụ
HST

Dịch vụ
(Ví dụ:điều
tiết lũ lụt, các
sản phẩm)


Lợi ích (đóng
góp choan
toàn, sức
khỏe...)

Giá trị (kinh
tế)
(Ví dụ:sẵn sàng
chi trả cho bảo
tồn hoặc sản
phẩm)

Nguồn: [96].
Hình 1.3: Con đường từ cấu trúc sinh thái và quá trình đếnsự thịnh vượng của
con người.
10


1.1.2. Dịch vụ hệ sinh thái của đất ngập nước
Trên thế giới có khoảng trên 50 định nghĩa khác nhau về ĐNN[79] tùy vào
mục đích nghiên cứu, sử dụng hay quản lý. Nhìn chung, để được coi là đất ngập
nước phải có đủ ba yếu tố:
- Là đất chuyển tiếp phù hợp với hầu hết các loại thực vật sống dưới nước;
- Tầng nền đất không khô hoàn toàn; và
- Địa tầng đất không bão hòa hoặc không ngập rõ ràng vào thời điểm nào đó
trong mùa sinh trưởng.
Ngoài những thành tố nói trên, ĐNN còn có nhiều đặc tính khác phân biệt
chúng với những HST khác mà những hệ sinh thái này không dễ xác định [18]:
- Mặc dầu nước có mặt ít nhất trong một khoảng thời gian, độ sâu và khoảng

thời gian xuất hiện ngập lại rất khác nhau giữa những loại ĐNN;
- ĐNN thường xuất hiện ở giới hạn giữa nước sâu và trên cạn và chịu tác
động của cả hai hệ này;
- ĐNN khác nhau rất lớn về diện tích, từ một vài ha đến hàng trăm km2;
- ĐNN có độ lớn thay đổi từ nội địa đến ven biển, từ nông thôn đến đô thị;
- Điều kiện của ĐNN hay mức độ mà ĐNN chịu tác động của con người
cũng thay đổi từ vùng này đến vùng khác và từ ĐNN này đến ĐNN khác.
Phần lớn các định nghĩa đều cho rằng,ĐNN là các vùng sinh thái chuyển tiếp
giữa môi trường nước và cạn, và các khu ĐNN cung cấp môi trường thích hợp cho
các loài thực vật đặc hữu.
Định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của Cowardin và cộng
sự[50, tr. 4]:
Đất ngập nước là vùng đất tại đó sự dư thừa của nước là yếu tố chính xác
định bản chất của việc hình thành thổ nhưỡng và các loại hình động vật và quần thể
cây cối sống trên mặt đất. Nó tạo ra sự bắc cầu kết nối giữa các thành phần môi
trường, là vùng chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
Tại Việt Nam, định nghĩa được ghi trong Điều 1 của Công ước Ramsar về
Bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (1971) đã được áp dụng

11


phổ biến cho các hoạt động liên quan đến đất ngập nước. Theo đó “Đất ngập nước
là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc những vùng nước bất kể là tự nhiên hay
nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước
lợ hay nước biển, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều
thấp”[13, tr. 1].
Theo định nghĩa này, các yếu tố địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng, động vật,
thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai là những tiêu chí quan trọng để xác định các
vùng đất ngập nước. Mặc dù đất ngập nước thường ẩm ướt, nhưng không nhất thiết

phải ẩm ướt quanh năm. Trong thực tế, có những vùng đất ngập nước quan trọng
chỉ ẩm ướt theo mùa.
Công ước Ramsar phân ra 42 loại ĐNN, thuộc một trong 03 nhóm chính sau:
- Đất ngập nước nội địa;
- Đất ngập nước thuộc biển/ven biển;
- Đất ngập nước nhân tạo.
Theo định nghĩanêu tại Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT về Hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về Bảo tồn
và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước thì “Đất ngập nước là vùng ngập
nước thường xuyên hoặc tạm thời, nước chảy hoặc nước tù, nước ngọt, nước phèn,
nước mặn hoặc nước lợ. Đất ngập nước được phân thành đất ngập nước ven biển,
đất ngập nước nội địa" [9, tr. 1].
Theo Báo cáo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ(2005), cũng giống như bất
kỳ hệ sinh thái nào khác, hệ sinh thái đất ngập nước có 4 chức năng cơ bản: chức
năng cung cấp, chức năng điều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ[78].
Dựa trên bốn chức năng đó, Báo cáo liệt kê 17 loại hình dịch vụ hệ sinh thái do đất
ngập nước cung cấp (Bảng 1.2).
Trong hầu hết các trường hợp, hệ sinh thái đất ngập nước cung cấp một
nhóm các dịch vụ hệ sinh thái. Các dịch vụ này có đặc tính là có thể cùng tồn tại mà
không ảnh hưởng đến nhau, không xâm lấn nhau. Ví dụ, vành đai rừng ngập mặn
ven biển vừa có tác dụng kiểm soát lũ, chắn bão, bảo vệ bờ biển, vừa cung cấp phấn

12


hoa cho hoạt động nuôi ong, vừa cung cấp bãi đẻ và nuôi ấu trùng. Bên cạnh những
dịch vụ đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, đất ngập nước còn cung cấp
nhiều loại dịch vụ hệ sinh thái có lợi ích vượt ra khỏi phạm vi địa phương và có thể
mang tầm quan trọng toàn cầu như hỗ trợ cho các loài chim và cá di cư, là bể chứa
các-bon giúp ổn định khí nhà kính trong bầu khí quyển, v.v... [78].

Bảng 1.2: Các dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước cung cấp
Dịch vụ

Ví dụ

Dịch vụ cung cấp
Thức ăn

Đánh bắt cá, săn thú hoang dã, hái lượm và sản xuất
lương thực

Nước ngọt

Lưu trữ và giữ nước cho mục đích sử dụng nước sinh
hoạt, nước công nghiệp và nông nghiệp

Sợi và nhiên liệu

Cung cấp gỗ, nguyên liệu củi, than bùn, cỏ khô

Hóa sinh

Chiết xuất thuốc và các vật liệu khác từ thực vật

Nguyên liệu nguồn gen

Nguồn gen đề kháng đối với tác nhân gây bệnh ở
động vật, v.v...

Dịch vụ điều tiết

Điều tiết khí hậu

Nguồn và bể chứa khí nhà kính; tác động đến nhiệt
độ, lượng mưa và các quá trình khí hậu khác ở mức độ
địa phương và khu vực

Điều tiết dòng chảy thủy Nạp/tiết nước ngầm
văn
Làm sạch nước và xử lý ô Giữ, phục hồi và loại bỏ các chất dinh dưỡng thừa và
nhiễm

các chất ô nhiễm khác qua quá trình tự xử lý

Điều tiết xói mòn

Giữ đất và bồi lắng trầm tích

13


×