Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

đánh giá hiệu quả dự án trồng cây lúa lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.18 KB, 76 trang )

Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập của bản thân tôi trong những
năm học ở trờng Đại Học và thời gian thực tập tại phòng nông nghiệp huyện Nam
Đàn. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn đợc sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong phòng nông
nghiệp, các phòng ban khác trong ủy ban nhân dân huyện, sự động viên giúp đỡ của
gia đình và bạn bè.
Nhân đây tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trờng đại học
Kinh Tế Huế đã truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu cho tôi trong bốn năm
học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phùng Thị Hồng
Hà, là cô giáo đã trực tiếp hớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện khóa luận.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị làm việc tại phòng
nông nghiệp, phòng thống kê, phòng tài nguyên môi trờng huyện Nam Đàn đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngời thân, gia đình và bạn bè đã
luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng nh trong thời gian thực tập,
làm khóa luận để tôi đạt đợc kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Văn Thị Thùy Dung

i


MỤC LỤC
PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA................3

ii




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

HTX:

Hợp tác xã

HTX NN

Hợp tác xã nông nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật

NS

Năng suất

GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian


VA

Giá trị gia tăng

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân chung

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

KT-XH

Kinh tế xã hội

LĐGĐ

Lao động gia đình

LĐNN

Lao động nông nghiệp

QL


Quốc lộ

TL

Tỉnh lộ

TLSX

Tư liệu sản xuất

LĐGĐ

Lao động gia đình

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA................3
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2009............................................................12
Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm..............................................13
Bảng 3: Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Nghệ An qua các năm...............................................14
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai huyện Nam Đàn.................................................................19
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động huyện Nam Đàn qua 3 năm 2007-2009.......................22
Bảng 6 : Diện tích gieo trồng lúa của huyện qua các năm........................................................26
Bảng 7: Quy mô cơ cấu các giống lúa sử dụng trên địa bàn huyện trong vụ đông xuân 2010.27
Bảng 8: Năng lực sản xuất của các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện...........................30
Bảng 9: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các hộ..............................................................34

Bảng 10: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa ( ĐVT: 1000 đ)........................................37
Bảng 11: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra................40
Bảng 12: So sánh hiệu quả sản xuất của giống lúa lai và giống lúa thuần trên địa bàn huyện
Nam Đàn...................................................................................................................................43
Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của hộ sản xuất.................................................46
Bảng 14: Tình hình thị trường tiêu thụ lúa trên địa bàn............................................................48
Bảng 15: Tình hình chế biến và tiêu thụ lúa tại địa phương.....................................................54

iv


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay,
đầu tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường. Đây cũng là dịp để tôi
vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được tiếp nhận ở nhà trường vào thực tế
làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân. Qua quá trình thực tập tại Phòng
Nông Nghiệp huyện Nam Đàn tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất lúa
vụ đông xuân năm 2010 ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu chính của việc nghiên cứu đề tài là: Hệ thống các vấn đề lý luận
chung về sản xuất lúa và tình hình sản xuất lúa tại huyện Nam Đàn, tìm hiểu
thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện, đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên
địa bàn huyện, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
của huyện.
Để phục vụ cho kết quả nghiên cứu tôi đã thu thập số liệu từ báo cáo tình
hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 phương hướng
nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011,
niên giám thống kê huyện Nam Đàn giai đoạn 2005-2009, số liệu của tổng cụa
thống kê bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tài liệu sách báo....
Phương pháp tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu là điều tra thu thập
số liệu, phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi, phân tổ thống kê, so sánh, hạch toán chi

phí và hiệu quả của quá trình sản xuất.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này đã cho tôi hiểu rõ hơn về thực tế hiệu
quả đầu tư sản xuất lúa vụ đông xuân 2010 của bà con nông dân trong huyện.
Tôi cũng đã phát hiện được những hạn chế thiếu sót cần khắc phục đối với các
đối tượng hộ và chính quyền địa phương nhằm mang lại vụ mùa bội thu.

v


PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một bộ phận then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp
cung cấp lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người và cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tăng thu ngân sách Nhà Nước.
Trong mỗi Quốc gia, mỗi thời kỳ, mỗi điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cụ
thể đều có một chiến lược cụ thể đảm bảo an ninh lương thực khác nhau, nhưng mục
đích cuối cùng là đảm bảo đủ nhu cầu lương thực tối thiểu cho mọi thành viên trong xã
hội. Việt Nam đi lên từ cây lúa nước, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, cho đến nay, lao
động nông nghiệp chiếm khoảng 75%, nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc sản xuất lương thực,
coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực Quốc gia.
Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước ngày nay, diện tích đất sản xuất lúa phải
nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp, cho quá trình đô
thị hoá diễn ra ồ ạt, thì vấn đề về đảm bảo lương thực càng đặt lên vai người nông dân
một trọng trách hết sức lớn lao. Bên cạnh đó thì cùng với xu thế phát triển của xã hội,
đời sống người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày
càng tăng nhưng đòi hỏi chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý. Vì vậy vấn đề duy trì
diện tích trồng lúa hiện có đồng thời tìm tòi nâng cao trình độ thâm canh để nâng cao
năng suất và sản lượng lúa đang là vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức.
Nam Đàn là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất lớn

trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong những năm qua sản xuất lúa trên địa bàn huyện
đã có những bước chuyển biến lớn, năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng qua các
năm. Trong đó vụ Đông Xuân trên địa bàn vẫn là vụ sản xuất lúa chính của huyện,
đóng góp chủ yếu sản lượng lúa cả năm của địa bàn. Bên cạnh các giống lúa thuần và
những giống lúa truyền thống trong thời gian qua trong vụ đông xuân trên địa bàn
huyện đã đưa vào sản xuất những giống lúa lai mới cho năng suất cao bảo đảm ổn định
nguồn lương thực cho địa phương, tuy nhiên vụ đông xuân cũng là vụ có thời tiết khá
khắc nghiệt mưa phùn kéo dài là điều kiện thuân lợi cho sâu bệnh phá hoại, bên cạnh
đó thì cũng với quá trình công nghiệp hóa diện tích đất sản xuất lúa đông xuân đang

1


giảm dần. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới cần tìm ra giải pháp để duy trì diện tích
trồng lúa trên địa bàn huyện, bên cạnh đó thì cũng tìm cách nâng cao năng suất và hiệu
quả sản xuất lúa, một vấn đề nữa là tìm được đầu ra ổn định níu giữ được người nông
dân gắn bó với cây lúa.
Xuất phát từ thực tế đó cùng với quá trình nghiên cứu thực tiễn tại địa phương
tôi đã chọn đề tài : “Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện

Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là :
• Hệ thống các vấn đề lý luận chung về sản xuất lúa và tình hình sản xuất lúa
tại huyện Nam Đàn
• Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng và nội dung nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ.
• Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn 3 xã Nam Thái, Nam Nghĩa

và Nam Tân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
• Phạm vi thời gian từ ngày 17/1/2010 đến 1/5/2011

2


PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT LÚA
1.1. Lý luận về hiệu quả sản xuất lúa
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là
thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị
trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản
phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý.
Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết
quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên phương diện KTXH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
kinh tế xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu
nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà
xã hội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng
cách giàu nghèo ...
Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển

xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm kinh tế xã hội.
Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù
hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá
trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động,

3


nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng
ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau:
H = Q/C
Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được
một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh
hiệu quả ở các qui mô khác nhau.
1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh việc nâng cao hiệu quả sản xuất là rất quan trọng,
mang lại mức lợi nhuận tối đa. Để có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất
chúng ta phải làm sao phải tối thiểu hóa chỉ phí mà vẫn đạt được mức sản lượng nhất
định với một khoản chi phí nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa. Từ đó
giúp người sản xuất lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất với khả năng của họ.
Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ khuyến khích người sản xuất năng nổ hơn, nhiệt tình hơn
góp phần nâng cao hiệu quả việc làm.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1.Nguồn gốc cây lúa.
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo.

Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra
còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác. Cây lúa là một trong những
loại ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ thì cây
lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên.
Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa cũng có nhiều tranh luận khác nhau, có ý
kiến cho rằng cây lúa hình thành đầu tiên ở vùng tây bắc Ấn Độ, Myanma, Thái Lan,
Việt Nam…cũng có ý kiến khác cho rằng Nam Trung Quốc là vùng xuất hiện cây lúa
đầu tiên.

4


Và nền văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây
khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt
đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và
vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn
hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn
minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh
và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.
1.2.2.

Vai trò của của cây lúa trong nền kinh tế quốc dân
Theo thống kê trên thế giới cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, lúa là cây

lương thực chính của 1.3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới và là sinh kế chủ yếu của
nông dân. Bên cạnh đó thì lúa là cây lương thực cung cấp nguồn năng lượng lớn nhất
cho con người.
Cũng như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước nông nghiệp và sản xuất lúa
chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đóng góp một phần lớn vào tăng

trưởng kinh tế của đất nước. Với hơn 86 triệu người và 100% người Việt Nam đều sử
dụng gạo làm lương thực chính. Cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ của cây lúa đều
góp phần quan trọng trong đời sống của người dân đặc biệt là người dân ở nông thôn.
Trong những năm qua lúa gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước nước nhà, với vị thế là nước đứng thứ 2 về
xuất khẩu gạo đã mang về một lượng lớn ngoại tệ.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
1.3.1. Các nhân tố kỹ thuật
• Giống: Là một nhân tố quan trọng, quyết định năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng.
Cuộc cách mạng xanh là một minh chứng cụ thể của việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, nhất là công nghệ về giống, cho năng suất và chất lượng cao
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đối với sản xuất lúa giống
giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất cũng như hiệu quả của
quá trình sản xuất. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

5


nhất là công nghệ sinh học thì người ta đã lai tạo và chọn lọc được nhiều giống lúa
mới cho năng suất và chất lượng cao có khả năng thích ứng cao khả năng chống chịu
với sâu bệnh tốt.
• Kỹ thuật gieo cấy: Ở nước ta thì nhân dân ta từ xa xưa đã sử dụng 2
phương pháp gieo trồng đó là sạ và cấy. Tùy vào điều kiện từng vùng điều kiện tự
nhiên của từng vụ cũng như giống sử dụng mà mỗi vùng sẽ chọn cách gieo trồng
mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy cách gieo cấy mà có những quy trình kỹ thuật cần
phải tuân thủ để nâng cao năng suất.
+) Cấy: Đây là biện pháp gieo trồng được áp dụng phổ biến ở khu vực phía Bắc
của nước ta, người ta tiến hành cấy mạ non chứ không tiến hành sạ mộng. Đây là biện
pháp phù hợp với các chân ruộng sâu bị ngập nước. Đối với biện pháp này nếu được

chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây lúa sẽ sinh trưởng rất nhanh và mạnh và vì có những
khoảng cách nhất định khi cấy nên khi trỗ bông lúa thường rất dài và hạt chắc nên
năng suất lúa cũng khá cao.
+) Sạ: Trước khi sạ người ta tiến hành ngâm và ủ giống qua một thời gian khi hạt
lúa bắt đầu ra rễ khoảng 2-3cm thì tiến hành gieo xuống đất. Ưu điểm của phương pháp này
là tiến hành trong thòi gian ngắn tốn ít công lao động cho công tác gieo trồng.
• Phân bón: Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
lúa. Việc sử dụng phân bón hợp lý, đúng liều lượng, đúng quy trình và cân đối các yếu
tố thì không những sẽ tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt cho năng
suất cao bên cạnh đó sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược
lại nếu bón quá ít hoặc quá nhiều thì năng suất thấp với chi phí cao, hư hại đất đai,
hiệu quả sản xuất thấp. Phân bón sử dụng cho sản xuất lúa bao gồm phân chuồng,
phân đạm, phân kali, phân lân, phân NPK và hiện nay ở một số vùng người ta còn sử
dụng thêm phân vi sinh. Thông thường nông dân thường bón 3 lần trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây lúa đó là bón lót, bón thúc lần 1 và bòn thúc lần 2.
Trong bón lót thường được hành ngay khi làm đất xong trước khi hành gieo sạ trong
lần bón này nông dân chủ yếu bón phân chuồng và NPK, tác dụng của làn bón này là
để cung cấp dinh dưỡng cho đất để khi cây lúa bén rễ sẽ có dinh dưỡng ngay cho cây
sinh trưởng. Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, lần bón này có tác

6


dụng giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và khỏe, phân đạm và phân lân thường được sử
dụng trong lần bón này. Bón thúc lần 2 đây là lần bón có ảnh hưởng quyết định đến
năng suất và kết quả của quá trình sản xuất, lần bón này nhằm kích thích cây lúa ra
đòng, urê và kali là 2 loại phân được sử dụng cho lần bón phân cuối cùng này. Trong
quá trình bón cần phải tuân thủ những biện pháp kỹ thuật về lượng bón cũng như thời
điểm phù hợp với từng giống lúa, để đem lại hiệu quả cao nhất.
Có 2 cách bón phân cho cây lúa: bón vào đất và phun lên lá:

Loại phân bón vào đất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt thời
gian sinh trưởng và phát triển. Phân bón vào đất thường ở dạng thô, phân chuồng,
phân xanh, phân vi sinh hay ở dạng bột, viên như; phân đạm, phân lân, phân kali..
Loại phân phun lên lá: thông thường là những loại phân đa lượng dễ tan hay
phân vi lượng hoặc một số hóa chất kích thích. Phun lên lá có đặc điểm là cây lúa
nhanh hấp thu và là biện pháp kỹ thuật rất hữu hiệu trong điều kiện đất đai và bộ rễ
cây lúa hư hại, kém phát triển hoặc cần bổ sung dinh dưỡng nhanh cho cây lúa phát
triển kịp thời. Mặt khác thì phân bón qua lá có thể kết hợp phun cùng thuốc bảo vệ
thực vật giúp giảm công lao động trong quá trình sản xuất.
• Nước
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa rất cần tới nước, ông cha
ta đã nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều đó có thể thấy nước là yếu tố qua
trọng bậc nhất trong sản xuất lúa nếu thiếu nước thì cây lúa sẽ không sinh trưởng và phát
triển được và có thể bị chết. Lúa là loại cây trồng cần lượng nước nhiều hơn rất nhiều so
với các cây trồng khác và lúa cũng cần ngâm chân trong nước, do vậy lượng cần cung cấp
cho cây lúa là từ 6-7mm/ngày vào mùa mưa và 8-9mm/ngày vào mùa khô. Trong một
tháng lúa cần 200mm nước, thiếu hay thừa nước đều không tốt đều không tốt cho cây lúa
làm cho năng suất kém đi nhiều. Công tác thủy nông cần phải được quan tâm đúng mức,
phải xây dựng mới cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, chủ động trong
công tác tưới tiêu nhất là vào những thời điểm hạn hán hoặc lũ lụt.
• Các loại sâu, dịch bệnh, chuột hại và công tác BVTV
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều
nên rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh trên cây trồng phát triển, đặc biệt là câc cây

7


trồng trong nông nghiệp mà nhất là cây lúa. Người trồng lúa luôn phải đối mặt với việc
phát sinh của các loại sâu bệnh và dịch hại, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất
cũng như chất lượng lúa gạo. Mặc dù hàng năm nhà nước cùng với chính quyền địa

phương các cấp và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng ngừa và tiêu diệt
các loại sâu bệnh nhưng vẫn có rất nhiều cánh đồng rơi vào tình trạng mất trắng do sự
tàn phá quá mạnh của các tác nhân này. Trên cây lúa có rất nhiều loại sâu bệnh ký sinh
và phà hoại như rầu nâu, sâu đục thân, sâu cuốn là, bọ xít... và các dịch bệnh như bệnh
đạo ôn(lá và cổ bông), bệnh khô vằn, bệnh bạc lá...Bên cạnh đó vấn đề chuột hại cũng
là một vấn đề đau đầu của nhà nông cũng như các nhà quản lý nông nghiệp. Hàng năm
sâu bệnh và chuột đã phá hoại và làm giảm đáng kể sản lượng lúa gao của nước ta, ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất, vì vậy trong thời gian tới cần triển khai một cách sâu
rộng các biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt các nhân tố ảnh hưởng xấu đến quá trình
sản xuất nói trên để có thể giữ vững và làm tăng năng suất lúa trong những năm tới.
Bên cạnh đó thì công tác BVTV cũng cần được sự quan tâm đúng mức hơn.
• Công tác thu hoạch và chế biến: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản
xuất, cây lúa khi đã kết thúc thời kỳ sinh trưởng và phát triển của mình khi hạt lúa đã
chín thì tiến hành thu hoạch, thời điểm thu hoạch cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất
và sản lượng, nếu thu hoạch quá sớm khi hạt lúa chưa chín hết thì sẽ làm tăng tỷ lệ hạt
non hạt lem lép do chưa chín ngược lại nếu thu hoạch khi hạt lúa quá chín thì sẽ làm
cho hạt lúa dễ bị rơi rụng trong công tác vận chuyển thu hoạch. Trong công tác thu
hoạch cũng cần chon thời điểm nắng nhiều để thuận tiện cho công tác phơi để tránh
thất thoát lúa do thời tiết.
1.3.2.

Các yếu tố kinh tế_xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa


Thị trường tiêu thụ: Bất kỳ một hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên thị trường. Sự thay đổi của
cung cầu thi trường dịch vụ hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế hình thành giá
từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng hóa dịch vụ đó. Trên thị
trường lúa gạo cũng vậy một thị trường lúa gạo được ổn định, giá cả được giữ ở mức

cao sẽ khuyến khích người dân tham gia sản xuất, đầu tư thâm canh để đem lại hiệu
quả cao và ngược lại.

8




Chính sách của nhà nước: Các chính sách thể chế cũng có ảnh hưởng lớn

đến quá trình sản xuất của người dân. Một chính sách thông thoáng trong việc vay vốn
tiếp cận khoa học kỹ thuât, kỹ thuật sản xuất..sẽ làm cho người dân mạnh dạn hơn
trong việc đầu tư đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nâng cao
hiệu suất lao động, mở rộng diện tích..


Tập quán canh tác: Nhìn chung tập quán canh tác sản xuất lúa của người

dân ta lâu nay vẫn còn mang tính lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ông cha từ
xa xưa để lại ít áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, sản xuất vẫn chưa bắt kịp với
xu thế chung của thế giới.
1.4. Phương pháp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó chúng tôi đã
tiến hành điều tra các hộ sản xuất lúa tại 3 xã Nam Thái, Nam Nghĩa và Nam Tân.
 Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích
và đánh giá số liệu.
 Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu
quả của hoạt động.

Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới, ở Việt Nam, tỉnh Nghệ
An và báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Nam Đàn
b. Số liệu sơ cấp: Chọn đại diện xã Nam Thái, Nam Nghĩa và Nam Tân đại
diện cho 3 loại địa hình miền núi, đồng bằng và bán sơn địa.
• Thiết kế mẫu điều tra
• Chọn đối tượng điều tra: Chọn ngẫu nhiên 90 hộ sản xuất lúa tại 3 xã để
điều tra. Trong đó xã Nam Thái 30 hộ, Nam Nghĩa 30 hộ và Nam Tân 30 hộ.
• Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ đối với 90 hộ đã chọn.
Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp tất cả các số liệu có liên quan đến kỹ thuật sản xuất , tổng hợp tất cả
các phiếu điều tra để xem xét đánh giá chi phí sản xuất tình hiệu quả của sản xuất lúa
trên địa bàn huyện.

9


Phương pháp phân tích
• Thống kê kinh tế: Số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra được hệ thống
hóa thành các bảng biểu các chỉ tiêu khác nhau nhằm phân tích đánh giá thực trạng
cũng như hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.
• So sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ ở miền núi, đồng bằng và bán sơn
địa nhằm đánh giá tình hình sản xuất lúa ở địa phương. Tính toán chi phí sản xuất, giá
trị sản xuất, giá trị gia tăng…
• Phân tổ các số liệu theo các tiêu thức khác nhau nhằm đánh giá cũng như
xác định nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên
địa bàn.
1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu đầu vào của sản xuất lúa
• Lượng giống, phân bón: bquân/sào

• Công lao động: bquân/sào
Các chỉ tiêu đầu ra :
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả:
 Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại
cho bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định.
GO = ∑Qi x Pi
Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm
Pi là giá của sản phẩm tương ứng
 Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí
trung gian trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
VA = GO – IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
IC là chi phí trung gian
Chi phí trung gian(IC): là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ
thuê mua ngoài không kể khấu hao tài sản cố định và lao động gia đình.
Các chỉ tiêu hiệu quả
VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một

10


đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ.
GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng
chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ.
1.6. Cơ sở thực tiễn
1.6.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Theo thống kê của FAO(2010), diện tích canh tác lúa trên thế giới năm 2009 là
156,95 triệu ha, năng suất bình quân đạt 415 tấn/ha tổng sản lượng lúa toàn thế giới là
651,71 triệu tấn. Trong dó Châu Á là khu vực sản xuất lúa chủ yếu của thế giới với
tổng sản lượng là 591,71 triệu tấn chiếm 90,79%. Tiếp theo là Châu Mỹ 32,85 triệu tấn

(5,04%), Châu Âu là khu vực có diện tích cũng như sản lượng lúa thấp nhất với tổng
diện tích 0,6 triệu ha và sản lượng 3,49 triệu tấn.
Các nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2009 là Trung Quốc 187,04
triệu tấn, kế đến là Ấn Độ 141,13 triệu tấn, thứ ba là Indonesia 57,04 triệu tấn, sản
lượng lúa của Việt Nam là 38,87 triệu tấn.
Theo dự báo thì trường gạo toàn cầu năm 2009 ước đạt 30 triệu tấn, trong đó
Châu Á xuất khẩu 22,1 triệu tấn chiếm 76,3% sản lương gạo xuất khẩu toàn cầu kế đến
là bắc và trung Mỹ 31 triệu tấn (106%), Châu Âu 5,4% với 1,6 triệu tấn, Nam Mỹ 1,2
triệu tấn chiếm 4,2 % và Châu Phi 952 ngàn tấn tương đương 3,3%.
Sáu nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2009 là Thái Lan 10 triệu tấn chiếm
34,5% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, Ấn Độ 4,8 triệu tấn (16,5%), Việt Nam 4,1 triệu tấn
(10,6%), Pakistan 1,8 triệu tấn (6,3%) và Trung Quốc 901 nghìn tấn (3,1%).

11


Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2009
Tên nước
Thế giới
Châu Á
Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Bangladest
Thái Lan
Myanmar
Việt Nam
Phillippines
Campuchia
Châu Mỹ

Brazil
Mỹ
Colombia
Ecuador
Châu Phi
Nigeria
Guinea
Châu Âu
Italy

Diện tích (triệu

Năng suất

ha)
156,95
140,30
29,49
44,00
12,16
11,2
10,36
8,2
7,39
4,25
2,54
6,63
2,9
1,11
0,36

0,32
9,38
3,00
0,78
0,6
0,23

(tấn/ha)
4,15
4,21
6,34
3,2
4,68
3,88
2,69
3,97
5,26
3,76
2,35
4,95
3,81
8,05
6,25
4,00
2,5
1,55
1,77
5,77
6,42


Sản lượng (triệu tấn)
651,71
591,71
187,04
141,13
57,04
43,5
27,87
32,61
38,87
16,00
5,99
32,85
11,07
8,95
2,25
1,30
23,48
4,67
1,4
3,49
1,49
( Nguồn: FAO STAT, 2010)

1.6.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương với tổng chiều dài là
1650km, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và
Campuchia. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình
thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu. Với tổng diện tích tự nhiên là
32.924,061ha, trong đó 20-25% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông

nghiệp. Tuy diện tích đất nông nghiệp không nhiều, song trên một nửa là dùng cho sản
xuất lúa. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp nói chung và sản xuất gạo nói riêng. Việt Nam cũng được xem như là cái nôi
của nền văn minh lúa nước, đã từ lâu cây lúa được xem là cây lương thực chủ yếu có ý
nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và nền kinh tế xã hội.
Xuất phát điểm của Việt nam là một nước nông nghiệp, cây lúa là cây trồng

12


chính và lâu đời, cây lúa được phân bố khắp mọi miền của đất nước từ Bắc vào Nam,
là một trong những nước có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.
Hơn 70% dân số Việt nam sống bằng nghề trồng lúa, nhân dân ta rất cần cù, sáng tạo
và giàu kinh nghiệm trong nghề trồng lúa nước, được kế thừa những kinh nghiệm của
cha ông và đúc rút nhiều thành công trong công tác chăm sóc và gieo trồng.
Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm
Chỉ tiêu
Diện tích lúa
Năng suất
Sản lượng

ĐVT
Nghìn ha
tạ/ha
Nghìn tấn

2008
7400,2
52,3
38729,8


2009/2008
±
%
7440,1
39,9
0,5
52,2
(-0,1)
0,2
38895,5
165,7
0,4
(Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2009)
2009

Qua số liệu thực tế, diện tích sản xuất lúa của nước ta qua 2 năm tăng lên .
Từ 7400,2 nghìn ha (năm 2008), tăng lên 7440,1 nghìn ha (năm 2009), tức tăng
39,9 nghìn ha so với năm 2009, tương ứng tăng 0,5%. Năm 2009 là năm mà thời
tiết có những biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất lúa của
nông dân do vậy năng suất lúa đã bị giảm sút đáng kể. Từ 52,3 ta/ha (năm 2008)
xuống còn 52,2 tạ/ha (năm 2009), tức giảm 0,1 tạ/ha, tương ứng 0,2%. Nhưng do có
sự gia tăng về măt diện tích nên sản lượng lúa tăng lên nhờ tăng diện tích đã bù đắp
được lượng lúa giảm do năng suất giảm, sản lượng lúa vẫn tăng được ổn định khi
diện tích tăng qua 2 năm. Sản lượng năm 2009 đạt 38895,5 nghìn tấn tăng 165,7 tấn
so với năm 2008 tương ứng tăng 0,4%.
1.6.3. Tình hình sản xuất lúa ở Nghệ An
Đối với Nghệ An thì cây lúa cũng là cây lương thực chủ đạo của tỉnh. Tuy điều
kiện tự nhiên cũng như điều kiên kinh tế xã hội không có nhiều ưu đãi để Nghệ An phát
triển cây lúa nhưng cây lúa vốn từ lâu đã là cây trồng chủ yếu của tỉnh, từ những năm

2004 lúa đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị các cây lương thực trong tỉnh, tổng
sản lượng lúa không ngừng tăng qua các năm. Đạt được những thành tựu đó là kết quả
của một quá trình phấn đấu của đảng bộ và nhân dân Nghệ An, tỉnh đã đưa vào sản xuất
nhiều giống lúa lai cho năng suất lúa và phẩm chất gạo cao nhằm nâng cao thu nhập cho
người trồng lúa cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong

13


nước cũng như phục vụ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu
của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Bên cạnh đó tỉnh cũng mạnh dạn đầu tư xây
dựng các công trình thủy lợi lớn để phục vụ cho công tác tưới tiêu phục vụ cho sản xuất
hạn chế thấp nhất thiệt hại do lũ lụt và hạn hán gây ra, chủ động trong công tác bố trí lịch
thời vụ linh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Bảng 3: Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Nghệ An qua các năm
Chỉ tiêu
Diện tích gieo
trồng
Sản lượng lúa

08/07
(+)/(-) %

09/08
(+)/(-)
%

ĐVT

2007


2008

2009

Nghìn ha

7207,4

7400,2

7440,1

Nghìn tấn

35942,7 38729,8 38895,5 107,75 7,75 100,43 0,43
(Nguồn: www.nghean.gov.vn)

102,68 2,67 100,54

0,54

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy diện tích gieo trồng lúa của Nghệ An là khá
lớn. Đặc biệt trong 2 năm 2007 và 2008 thì diện tích gieo trồng của tỉnh đã có sự gia
tăng đáng kể kéo theo đó làm cho sản lượng cũng tăng lên, cụ thể diện tích gieontrongf
tăng 102,68 nghìn ha tức 2,67% và sản lượng tăng 107,75 nghìn tấn (7,75%). Trong
năm 2009 thì sản lượng cũng như diện tích gieo trồng không có sự thay đổi so với năm
2008 là do năm 2009 thời tiết diễn biến khá phức tạp đầu vụ Đông xuân thì mưa rét
kéo dài đến vụ hè thu lại diễn ra lũ lụt nên đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa của địa
phương. So với năm 2008 thì năm 2009 diện tích gieo trồng của tỉnh chỉ tăng 0,54%

và sản lượng lúa của toàn tình tăng 0,43%.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế thì một bộ phận
không nhỏ đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh vì vậy để đảm bảo
nhu cầu về lương thực của người dân trên địa bàn cũng như đảm bảo sản lượng lúa có
sự tăng trưởng ổn định qua các năm thì cần hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất đối với diện tích đất nông nghiệp nhất là diện tích đất trồng lúa.

14


15


CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở
HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Nam Đàn là huyện nằm cạnh kề thành phố Vinh, có tổng diện tích đất tự nhiên
là 29399,38 ha. Và nằm trong tọa độ từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105025’ đến
105031’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện:
-

Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương

-

Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.

-


Phía Tây giáp huyện Thanh Chương

-

Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên.

Huyện Nam Đàn có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đi qua (QL 46,
QL 15A, TL 539, TL 540), là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây là
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu khoa học công nghệ, văn hóa
để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Địa hình
Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở phía
Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng Bắc
Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Địa hình của huyện
Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi
- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 8 0, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so với
mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần lớn diện tích
đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là cây lúa nước, các loại
cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
- Địa hình đồi núi: Địa hình đồi núi của huyện bao gồm 2 dạng là địa hình đồi
núi thấp và địa hình đồi núi cao:
+ Địa hình đồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốc trung bình
khoảng 8 – 150, hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển

16


khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu các loại cây ăn quả, cây
công nghiệp ngắn ngày.

+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ và khu
vực sườn phía Đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc
>250, đất đai ở đây chủ yếu trồng rừng.
Khí hậu
a) Nhiệt độ:
Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông
lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tính nắng nóng của khí hậu miền Nam, được
chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân
23,90C, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ bình quân 19,9 0C, tháng 7
nhiệt độ có thể lên tới 400C. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1637 giờ.
b) Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình năm phổ biến từ 84-86%. Ngay trong những
tháng mùa hè khô nóng, độ ẩm không khí trung bình cũng lớn hơn 74%. Trong thời kỳ
mưa phùn, gió Bấc tháng 2, tháng 3 độ ẩm không khí trung bình đạt từ 86-92%. Độ ẩm
không khí thấp nhất tuyệt đối là 15% xảy ra vào tháng 10. Nhìn chung tại Nam Đàn,
độ ẩm không khí tương đối cao thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhưng khó khăn
cho việc cất trữ nông sản thực phẩm.
c) Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình năm là 1.944,3 mm, lớn nhất khoảng 2600mm và nhỏ
nhất 1100mm. Lượng mưa phân bổ không đều mà tập trung chủ yếu vào nửa cuối
tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4.
Chế độ mưa trong năm phân bố không đều nên thường gây ngập lụt hoặc hạn
hán, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như
công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
d) Chế độ gió:
Nam Đàn chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây Nam. Gió
mùa Đông Bắc thường gắn luôn với không khí lạnh, bắt đầu từ cuối tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, trung bình mỗi năm có khoảng 28-30 đợt và ở khoảng cấp 3 đến cấp

17



5. Tháng nhiều nhất là tháng 1, trung bình 3,9 đợt. Gió mùa Đông Bắc làm hạ thấp
nhiệt độ trung bình xuống 4-6 độ C, có khi 8-10 độ C. Vào thời điểm tháng 1 đến
tháng 3 có khi nhiệt độ không khí xuống dưới 16 độ C và dẫn đến xuất hiện rát đậm rát
hại ảnh hưởng rất lớn đến sinh trường và phát triển của cây trồng vật nuôi.
Gió mùa tây nam thường gây khô nóng, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 và thịnh
hành trong các tháng 5, 6,7. Trung bình hàng năm có 30-40 ngày có gió khô nóng,
tháng 7 nhiều và có khoảng 5-10 ngày. Do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên
lượng bốc hơi tăng, nên thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng tới quá trình tổ chức sản
xuất nông nghiệp.
Bão ở Nam Đàn bắt đầu xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 10, bình quân hàng
năm có từ 2-4 cơn, thường ở mức cấp 8- cấp 10, có năm xuất hiên bão cấp 14(năm
1982). Bão vào thường kéo theo mưa to gây lũ lụt, ngập úng nhiều nơi trong huyện,
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Lam,
sông Đào, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của huyện Nam
Đàn. Ngoài ra huyện còn có trên 40 hồ đập chứa nước, với trữ lượng khoảng 10,5 triệu
m3 có thể cung cấp nước tưới cho khoảng 71% diện tích đất canh tác.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt chủ yếu
không thể thay thế được. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc
gia cũng như mỗi địa phương. Việc sử dụng các nguồn lực khác có hiệu quả hay
không phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực đất đai này. Vì thế công tác quy hoạch sử
dụng đất một cách hợp lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất luôn là
vấn đề cần được quan tâm.

18



Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai huyện Nam Đàn
(Đơn vị tính:Ha)
Thứ tự
I
II
III

Chỉ tiêu

2008

2009

Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn
nuôi
Đất trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm gạch
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

29399,38
20029,84
11952,23
10047,77
7674,26

29399,38
19784,54
11498,31
9578,19
7248,92

2009/2008
(%)
100
98,78
96,2
95,33
94,46

59,49

59,49

100

2314,02


2269,78

98,09

1904,46
1911,12
100,35
7430,91
7257,29
97,66
557,78
880,36
157,83
88,50
88,50
100
0,42
69,8
6021,45
6325,48
105,05
3348,09
3289,36
98,25
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Nam Đàn )

Theo số liệu thu thập được năm 2009 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là
29399,38 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm đến 67,3% với 19748,54 ha, diện tích
đất trồng cây hàng năm là 9578,19 ha chiếm 83,3% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên qua 2 năm 2008 và 2009 thì diện tích đất trồng cây hàng năm cũng như

diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện lại có xu hướng giảm xuống do chính
sách chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang mục đích sử
dụng khác. Bên cạnh đó để đáp ứng nhu cầu về đất ở ngày càng tăng do tăng trưởng
dân số nên một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng được chuyển đổi sang đất ở
và đất xây dựng một số nhà máy công nghiệp. Trong những năm tới để sản xuất nông
nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện thì cần có chính sách hạn chế việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đối với đất sản xuất nông nghiệp nhất là diện tích đất trồng lúa, bên cạnh
dó thì cũng nên tiến hành cải tạo một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp để nâng
cao năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2009 đã có sự tăng lên đáng kể từ 557,78

19


ha năm 2008 lên 880,36 ha đạt 157,83%. Thủy sản được nuôi chủ yếu trên địa bàn
huyện là cá nước ngọt. Trong những năm qua nghề nuôi cá phát triển nhanh và cho
hiệu quả kinh tế khá cao bao gồm cả cá thịt lẫn nghề nuôi cá giống vì vậy đã làm cho
diện tích nuôi trồng thủy sản tăng khá nhanh. Một số xã trong huyện có diện tích đất
sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản lớn như Xuân Hòa, Nam Kim, Hùng Tiến…
Chiếm một diện tích không nhỏ trong quỹ đất tự nhiên, nhóm đất phi nông
nghiệp lại có xu hướng tăng lên qua 2 năm. Năm 2008 diện tích đất phi nông
nghiệp là 6021,45 ha, năm 2009 là 6325,48 ha tăng 304,03 ha tăng 5,05%. Diện
tích này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau gồm đất ở, đất chuyên dùng
và đất nghĩa trang nghĩa địa.
Bên cạnh đó thì qua bảng số liệu trên cũng cho ta thấy diện tích đất chưa sử
dụng trên địa bàn huyện cũng đã giảm đáng kể qua 2 năm từ 3348,09 ha năm 2008
xuống 3289,36 ha năm 2009 đạt được con số này là kết quả của chính sách khai hoang
và cải tạo các diện tích đất xấu đưa vào sử dụng. Mặt khác một số diện tích đất chưa
sử dụng cũng được huyện quy hoạch để xây dựng các nhà máy chế biến và sản xuất.
Trong những năm tiếp đến để việc sử dụng đất trên địa bàn huyện hiệu quả thì

chính quyền địa phương cũng như nhân dân trên địa bàn cần tập trung cho công tác
quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Cần tiến hành song song việc sử dụng với
việc cải tạo và nâng cao chật lượng. Hạn chế tối đa việc chuyển đổi diện tích đất nông
nghiệp năng suất cao sang mục đích khác.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Nguồn lao động là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng trong các lĩnh vực nói
chung và trong sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế nước
ta hiện nay chủ yếu là dựa vào nông nghiệp thì số lượng cũng như chất lượng nguồn
lao động sẽ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Nam Đàn là một huyện có nguồn lao động khá dồi dào lao động chiếm gần
63% dân số của huyện, đây là một thế mạnh của huyện trong tiến trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa nền kinh tế đưa Nam Đàn trở thành một huyện điển hình của tỉnh

20


×