Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bê tông và xây dựng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.79 KB, 43 trang )

Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Mở đầu
1
Chương 1. Tổng quan về cơ sở lỹ luận về chuyên đề: Quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trong doanh nghiệp.
2
1.1. Khái niệm, phân loại vốn.

3

1.1.1. Khái niệm VKD
1.1.2. Vai trò của vốn trong kinh doanh
1.1.3. Quá trình luân chuyển VKD
1.1.4. Đặc trưng VKD
1.1.5. Nguồn hình thành VKD
1.2. Phân loại VKD theo đặc điểm chu chuyển vốn.
1.2.1. Vốn cố định
1.2.2. Vốn lưu động
1.3. Hiệu quả sử dụng VKD
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD
1.3.2.1. Nhân tố khách quan
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD
1.3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD
1.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ
1.3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ


1.3.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
Chương 2: Thực trạng về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng
2.1. Khái quát về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bê tông và xây dựng
Sông Hồng
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
2.1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
2.1.4. Mô hình sản xuất của công ty
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông
Hồng
2.2. Tình hình VKD và hiệu quả sử dụng VKD
2.2.1. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty
2.2.2. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty
2.2.3. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.2. Những hạn chế
Chương 3: Những giải pháp góp phần quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và quản lý, sử dụng VKD một
cách có hiệu quả
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ để hạn chế tình hình vốn chiếm dụng
3.2.3. Phấn đấu nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm
3.2.4. Tổ chức công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế
3.2.5. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo lực lượng công nhân quản lý
và sử dụng lao động có hiệu quả
Kết luận
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Mở đầu
Vốn sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định tới
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn
tại và phát triển phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý vốn sao cho có hiệu quả,
nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc
quản lý tài chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật nhà nước.
Sựu phát triển kinh tế kinh doanh với quy mô ngày càng lớn của các doanh nghiệp

đòi hỏi phải có một lượng vốn ngày càng nhiều. Mặt khác ngày nay sự tiến bộ của khoa
học công nghệ với tốc độ cao và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện
của nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hóa ngày càng mở rộng, sự cạnh tranh trên thị
trường ngày càng khốc liệt thì nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp cho sự đầu tư phát
triển ngày càng lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn bên trong cũng
như bên ngoài và phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả cao nhất.
Chính vì thế quản lý vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống quản
lý kinh tế tài chính quản lý và điều hành kiểm soát các hoạt động về tình hình sử dụng
nguồn vốn và phát triển. Biết phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý, tránh tình trạng dư thừa,
lãng phí, thất thu về nguồn vốn làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng là một đơn vị hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng
vốn sao cho có hiệu quả và cũng đã gặt hái được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh
đó, công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lý và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là rất cần thiết.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý vốn trong hoạt động
kinh doanh và xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Quản lý và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng” làm mục đích và
nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Lời nói đầu
Chương 1: Cơ sở, tổng quan lý luận về chuyên đề: Quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng.
SV: Ngô Như Quỳnh


Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.S Lê Thị Hải và các
anh chị của các phòng ban trong công ty đã giúp em thực hiện đề tài này.

Chương I. Cơ sở, tổng quan lý luận về chuyên đề: Quản lý và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1. Khái niệm, phân loại vốn.
1.1.1. Khái niệm VKD.
Theo luật doanh nghiệp 2005, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Bất kì một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
cần phải có ba yếu tố cơ bản sau: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Để cso được các yếu tố cơ bản này đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ
nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Lượng vốn tiền tệ đó được gọi là
vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy có thể rút ra:
“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản
được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”.
1.1.2. Vai trò của VKD.
Vốn là điều kiện cần của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một ai muốn khởi
nghiệp kinh doanh đều phải có vốn. Khi đã thành lập được doanh nghiệp rồi thì lại cẩn
đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như cần thêm vốn để mở rộng sản xuất
nhằm mục đích hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

1.1.3. Quá trình luân chuyển VKD.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình
thái ban đầu là tiền sang trạng thái hiện vật và cuối cùng lại trở về trạng thái ban đầu là
tiền. Sự vận động này của VKD gọi là sự tuần hoàn của VKD.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục. Sự tuần hoàn của
VKD cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của
VKD. Sự chu chuyển này bắt đầu từ khi doanh nghiệp bỏ vốn để mua các tài sản phục vụ
sản xuất, vốn có hình thái vật chất. Trong quá trình sản xuất, vốn thay đổi các hình thái
vật chất khác nhau. Khi sản xuất xong sản phẩm mang đi tiêu thụ thì vốn trở về hình thái
ban đầu – hình thái tiền tệ. Tuy nhiên nếu chỉ ở trạng thái tiền tệ như ban đầu thì sự vận
động này không được xem là hiệu quả và ảnh hưởng đến sự vận động tiếp theo của vốn.
Sự chu chuyển VKD chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của
ngành. Tùy từng ngành mà vốn có sự chu chuyển thích hợp chứ không nhất thiết phải
theo đúng quy trình như trên, miễn sao đầu vào quá trình và cuối quá trình chu chuyển
đều mang hình thái tiền tệ và giá trị cuối chu kỳ lớn hơn giá trị đầu chu kỳ.

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.1.4. Đặc trưng VKD.
- Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Để hình thành tài sản,
người ta phải bỏ ra một lượng vốn nhất định. Do đó, cũng như nguyên tắc của bảng cân
đối kế toán, tài sản và nguồn vốn luôn phải bằng nhau, không thể tồn tại sự chênh lệch

giữ tài sản và nguồn vốn.
- Vốn phải vận động để sinh lời. Từ định nghĩa ta có thể thấy, vốn là biểu hiện bằng
tiền của tài sản, nhưng tài sản đó phải sử dụng vào mục đích sinh lời.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng
tiền. Đặc điểm này rất quan trọng, chi phối đến quyết định đầu tư, quyết định tài chính
khác.
- Vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, hữu hình và vô hình. Tài sản tồn tại ở hai
hình thức: hữu hình và vô hình, vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên vốn cũng có
những hình thức như vậy.
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải được xem như là hàng hóa đặc biệt. Khác
với các hàng hóa thông thường, vốn khi “bán ra” sẽ không bị mất đi quyền sở hữu mà chỉ
mất đi quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận.
1.1.5. Nguồn hình thành VKD.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và để
bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp cần nắm rõ nguồn hình thành
VKD ấy, từ đó có phương án huy động, có biện pháp quản lý và sử dụng thích hợp đem
lại hiệu quả cao.
Vốn kinh doanh được chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nợ phải trả
Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp phải trả cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội hoặc cá nhân như: nợ tiền vay,
nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả phải nộp cho Nhà nước, cho công nhân viên và các
khoản phải trả khác. Nợ phải trả chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn:
+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời gian đáo hạn đến một năm. Trong nợ ngắn
hạn, có một thứ tự về sự cấp thiết chi trả. Thứ nhất là thuế và các khaorn phải nộp ngân
sách nhà nước, tiếp đến là các khoản vay, thứ ba là khoản chiếm dụng người bán và cuối
cùng là các khoản phải trả công nhân viên. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng đến khả
năng thanh toán trong ngắn hạn và còn được gọi là nguồn vốn tạm thời.
+ Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm. Nó bao gồm vay
và nợ dài hạn, phải trả dài hạn người bán.

- Nguồn vốn chủ sở hữu
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Là nguồn vốn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tư đóng góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn, có
độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định, phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và
chính sách phân phối lợi nhuận , chủ sở hữu được quyền tham gia vào hoạch định các
chính sách của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn chủ sở hữu bỏ ra và
phần vốn bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Đây là nguồn vốn khẳng định mức độ
độc lập tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh
nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này phụ
thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của
người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

1.2. Phân loại VKD theo đặc điểm chu chuyển vốn.
1.2.1. Vốn cố định
- Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường để có được các tài sản cố định cần thiết
cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ
nhất định. Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn
cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để mua sắm,

xây dựng các TSCĐ. Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần, từng phần trong
nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được
TSCĐ về mặt giá trị.
- Đặc điểm chu chuyển VCĐ.
+ Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá
trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng
luân chuyển.
Để quản lý tốt tài sản cố định cũng như quản lý tốt VCĐ, doanh nghiệp cần phải
phân loại TSCĐ.
1.2.2. Vốn lưu động.
- Khái niệm: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận VKD được ứng ra để
hình thành nên TSLĐ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. VLĐ được biểu hiện là vốn
bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, phải thu của khách hàng, vật tư hàng hóa và tài sản lưu động
khác.
- Đặc trưng của VLĐ:
+ VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
+ VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi
chu kỳ kinh doanh.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Để quản lý tốt VLĐ cần phải phân loại VLĐ. Phân loại VLĐ là việc chia VLĐ ra
thành các nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định.
+ Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ:
Vốn bằng tiền: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
Vốn về hàng tồn kho: là vốn vật tư hàng hóa, vốn thành phẩm dở dang, vốn thành
phẩm, giá trị các loại hàng hóa dự trữ.
Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có
liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của
nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí
nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm
thời, chi phí về ván khuôn, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản…
+ Phân loại theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động
nhỏ.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang,
bán thành phẩm, các khoản chi phí cần kết chuyển.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn
bằng tiền ( kể cả vàng, bạc, đá quý,…), các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng
khoán ngắn hạn,cho vay ngắn hạn,…) các khoản thế chấp, ký cược,ký quỹ ngắn hạn, các
khoản vốn trong thanh toán ( các khoản phải thu, tạm ứng,…).
+ Phân loại theo nguồn hình thành:
Theo tiêu thức này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
Nguồn vố chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội
dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư
nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn góp từ các thành viên trong
doanh nghiệp liên doanh, vốn bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp,…

Nguồn vốn vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân
hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu,
các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một
thời gian ngắn nhất định.

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.3. Hiệu quả sử dụng VKD.
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng
và quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiêu
quả sử dụng vốn ảnh hưởng có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh
nghiệp. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là quá trình hình thành và sử
dụng VKD. Trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình
phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, hiệu quả sử
dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời
của một đồng vốn trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nghĩa là với một lượng vốn nhất
định sẽ tạo ra được nhiều doanh thu, lợi nhuận hơn hoặc doanh thu và lợi nhuận không
thay đổi nhưng lượng vốn ứng ra thấp hơn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là biện pháp
bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.
Xem xét hiệu quả sử dụng VKD ở nhiều góc độ khác nhau, với nhiều chỉ tiêu đánh

giá mức sinh lời đồng VKD khác nhau sẽ giúp ta đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng
VKD. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta cần dựa trên những nhóm chỉ tiêu:
- Tính hợp lý của cơ cấu VKD.
- Tốc độ luân chuyển và hiệu suất sử dụng vốn và tài sản.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
- Tính hợp lý của cơ cấu tài trợ vốn, chi phí của việc tài trợ vốn.
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD.
Để có thể đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì trước hết
doanh nghiệp cần tìm ra những nhân tố tác động đến chúng. Các nhân tố này tác động
đến hiệu quả sử dụng vốn thông qua tác động đến lợi nhuận trên một vòng quay vốn.
1.3.2.1. Nhân tố khách quan
- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của nhà nước: nhà nước tạo ra môi trường
hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển đồng thời định hướng hoạt
động cho các doanh nghiệp thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, khi có một sự
thay đổi trong chính sách kinh tế như các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu,
chính sách đầu tư… cũng có thể ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng VKD của doanh
nghiệp.
- Đặc thù ngành kinh doanh: đặc thù ngành kinh doanh sẽ tác động đến cơ cấu vốn,
nguồn vốn của doanh nghiệp cũng như vòng quay của vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành là rất
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


cần thiết để đánh giá đúng những ưu và nhược điểm của doanh nghiệp trong việc quản lý
và sử dụng vốn.
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường: một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
cao thì tạo ra doanh thu và lợi nhuận lớn hơn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.
- Lãi xuất trên thị trường: lãi suất trên thị trường tác động đến chi phí huy động vốn.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí sử dụng vốn giảm thì sẽ làm tăng
lợi nhuận từ đó làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
- Mức độ lạm phát của nền kinh tế: lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thông qua giá nguyên liệu đầu vào và giá thành phẩm đầu ra. Nền kinh
tế có lạm phát cao sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút doanh nghiệp phải ứng ra
một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đương như cũ, khi đó năng lực vốn đã
bị giảm. Mặt khác, trong thời kỳ lạm phát, sức mua đồng tiền giảm, thu nhập người dân
điều chỉnh chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Ngoài
ra, lạm phát còn ảnh hưởng đến công tác trích khấu hao. Do khấu hao được tính trên giá
trị sổ sách tại lúc đem vào sử dụng nên giá trị khấu hao có thể không đủ để tái tạo TSCĐ
mới.
- Các điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lũ, hỏa hoạn…làm tài sản của doanh
nghiệp bị tổn thất, giảm dần có thể dẫn tới mất vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh
nghiệp có sản phẩm chịu tác động môi trường như: ngành xây dựng, ngành nông nghiệp,

- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: khoa học công nghệ sẽ là cơ hội nhưng cũng là
thách thức đổi với doanh nghiệp, làm hao mòn vô hình và đòi hỏi công tác đầu tư đổi mới
tài sản.
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người lao động: đây là nhân tố quyết định đến
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với một người quản lý giỏi, không những sẽ đưa ra
được một quy trình quản lý vốn chặt chẽ mà còn tận dụng được những cơ hội kinh doanh
mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó,
trình độ tay nghề của người lao động cũng rất quan trọng trong viêc nâng cao năng suất

lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng tài sản… từ đó tác động đến hoạt động
tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chế độ dành cho người lao động: tác động đến người lao động thông qua các chế
độ lương, thưởng…phù hợp chính là một cách thật sự hiệu quả để người lao động nâng
cao động lực làm việc, tăng năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng vốn từ đó cũng được
nâng cao.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh: chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hạn chế hơn khả
năng ứ đọng vốn ở các khâu trong quá trình sản xuất, khả năng tăng vòng quay vốn, thu
hồi vốn cũng dễ dàng hơn là chu kỳ sản xuất kinh doanh dài.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Việc lựa chọn nguồn vốn: lựa chọn nguồn vốn trước hết phải để ý đến chi phí sử
dụng nguồn vốn đó, sau đó mới để ý đến khả năng huy động vốn. Chi phí huy động vốn
sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, một yếu tố trong tỷ suất lợi nhuận trên
vốn của doanh nghiệp.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD.
1.3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD.
- Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VKD có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu, số doanh thu
tạo ra trên 1 đồng VKD càng lớn thì hiệu quả sử dụng VKD càng cao.
- Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trước(sau) thuế vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
Để có thể đưa ra một sự đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp thì cần
phảm xem xét trên cơ sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu.
1.3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ.
- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ bỏ ra thì tạo nên bao nhiêu đồng doanh thu
thuần trong kỳ.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng VCĐ tham gia trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước(sau) thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: phản ánh quan hệ tỉ lệ giữa giá trị từng nhóm,
từng loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. Chỉ
tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở
doanh nghiệp.
1.3.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Chỉ tiêu vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được bao nhiêu vòng. Nó cho biết khả

năng quản lý VLĐ của doanh nghiệp.
- Số ngày thực hiện một vòng quay VLĐ.
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được 1 lần
luân chuyển( hay là độ dài thời gian 1 vòng quay của VLĐ ở trong kỳ).
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ.

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, 1 đồng VLĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước(sau) thuế.
- Chỉ tiêu kết cấu VLĐ: phản ánh kết cấu của VLĐ theo các tiêu thức phân loại khác
nhau. Việc xem xét kết cấu VLĐ nhằm đánh giá mức phù hợp của cơ cấu để từ đó phát
hiện những điểm không hợp lý của cơ cấu và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
- Các hệ số khả năng thanh toán: phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp bằng TSLĐ hay các khoản mục có trong TSLĐ như:

Để có cái nhìn tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng vốn ở doanh nghiệp, chúng
ta phải sử dụng kết hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ. Có như thế, chúng
ta mới giảm thiểu được sai sót khi đưa ra nhận định về hiệu quả sử dụng VKD của doanh
nghiệp.
1.3.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
- Cần đưa ra một cơ chế quản lý tài sản và vốn chặt chẽ trong đó quy trách nhiệm
của từng cá nhân và tổ chức trong việc sử dụng tài sản.
- Phải thiết lập, đánh giá, lựa chọn được các dự án đầu tư phát triển tốt. Sau đó cần
phải cân nhắc, lựa chọn những loại máy moc thiết bị trang bị cho kế hoạch đó.
- Xác định hợp lý nhu cầu vốn cho kế hoạch sản xuất, để từ đó có biện pháp huy
động vốn phù hợp, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn làm tăng chi phí sử dụng vốn,
làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức huy động vốn đầy đủ và kịp thời.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13



Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Để thực hiện điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Đối với VCĐ: Doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao và mức
khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi đầy đủ và kịp thời vốn đầu tư ứng trước vào
TSCĐ. Bên cạnh đó, cần đánh giá và đánh giá lại TSCĐ để có điều chỉnh kịp thời giá trị
TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn. Đồng thời
cần quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ.
Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động
kinh doanh góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn: cần lập hồ sơ, đánh số, mở sổ quản
lý theo dõi đối với từng tài sản, theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải cso cá nhân hoặc bộ
phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình
sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có vào hoạt động kinh
doanh.
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ không để tình trạng hư hỏng bất
thường làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp chủ động và có trách
nhiệm tiến hành nhượng bán, thanh lý TSCĐ không dùng hoặc lạc hậu, hư hỏng hoặc đã
khấu hao hết để nhanh chóng thu hồi vốn.
Cần chú trọng đến công tác đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ một cách
kịp thời và thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Đối với VLĐ: cần tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm, tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm tiêu thụ của thị trường, từ đó xác định kết cấu hợp
lý các mặt hàng, xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán cho
doanh nghiệp.

Đối với hàng tồn kho, cần xây dựng định mức vật tư, xác định mức tồn trữ hợp lý,
thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, tổ chức tốt việc dự trữ, bảo
quản vật, hàng hóa, lựa chọn người cung ứng phù hợp.
Đối với các khoản phải thu: cần mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngoài
doanh nghiệp, chuẩn bị sẵn các chứng từ cần thiết đối cới các khoản nợ sắp đến kỳ hạn
thanh toán, thực hiện các biện pháp kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn, chủ động áp
dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn kinh doanh:
mua bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Trên đây là một số biện pháp cơ bản mang tính định hướng chung để nâng cao hiệu
quả sử dụng VKD cho mọi loại hình doanh nghiệp. Để các biện pháp này mang lại hiệu
qủa cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết cách vận dụng một cách đồng bộ và hợp lý vào
những đặc điểm riêng của mình để đưa ra những giải pháp sao cho phù hợp.

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương 2. Thực trạng về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử
dụng vốn tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng.
2.1. Khái quát về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bê tông và xây
dựng Sông Hồng.

Tổng công ty xây dựng Sông Hồng được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang
Công ty cổ phần theo quyết định số: 2750/2000/QĐ-BGTVT ngày 20/9/2000 của Bộ giao
thông vận tải. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng là công ty trực thuộc
Tổng công ty xây dựng Sông Hồng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000198 cấp ngày 29/12/2000 tại
Phòng kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng là doanh nghiệp hạng 1 – Hạch
toán độc lập trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Hồng (Bộ GTVT). Công ty có đội
ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật giỏi, công nhân tay nghề cao, được trang bị đầy đủ phương
tiện, dụng cụ thi công chuyên ngành tiên tiến, có kinh nghiệm thi công xây dụng các công
trình, thuỷ lợi, điện, nước, công trình công nghiệp, xử lý các loại nền móng công trình,
sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn trong cả nước. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao
thông.


-





Trụ sở chính công ty: Thôn Hoàng Xá, Xã Liên Mạc, Huyện Từ Liêm, HN
Điện thoại: 04.37515230
Fax: 04.37515110
Thành lập ngày 20/9/2000
Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng các công trình giao thông, công trình thủy lợi,
công nghiệp, khu đô thị
Ngành nghề đăng ký kinh doanh khác: sửa chữa thiết bị thi công, kinh doanh vận tải.
Người đứng đầu công ty : Giám đốc.
Số liệu năm 2000 :Tổng số vốn kinh doanh khi thành lập : 4.134.000.000 đồng, trong đó:
Vốn cố định : 3.447.000.000 đồng.
Vốn lưu động : 687.000.000 đồng.
Vốn kinh doanh được hình thành từ các nguồn :
Nhà nước cấp : 1.695.000.000 đồng , chiếm 41% tổng số vốn góp.
Công ty tự bổ xung : 2.439.000.000 đồng, chiếm 59% tổng số vốn góp.
- Số liệu năm 2013: Tổng số vốn kinh doanh : 12.650.000.000 đồng,trong đó:

Vốn cố định : 9.590.000.000 đồng.

Vốn lưu động: 3.060.000.000 đồng.
- Mệnh giá cổ phần : 10.000đồng/1 cổ phần.
Kể từ khi hình thành và phát triển đến nay, với sự năng động của tập thể cán bộ
công nhân viên và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty trong những năm gần đây công
ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự
phát triển đó là phù hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam ta
hiện nay.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông
Hồng.
- Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn, dưới nước.
- Xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp, dân dụng, thi công các loại nền móng
-


công trình.
Gia công, lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cụm dân cư đô thị.
Sửa chữa thiết bị thi công.
Kinh doanh vận tải hàng hóa.

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

• Các công trình lớn công ty đã xây dựng đạt huy chương vàng chất lượng cao như:
- Xây dựng Nhà ga T1 Nội Bài – Hà Nội, Ép cọc.
- Nền móng nhà làm việc Công An TP Hà Nội, Nhà điều hành Ban Quản lý vốn –
Bộ Tài chính – Hà Nội, Cầu + đường dẫn cụm cầu Nậm Miệng – Lào Cai.
- Ép cọc , san nền Nhà máy điện tử HANEL.
- Cầu + đường Nội Bài – Bắc Ninh- Quốc lộ 18.
- Cầu + đường Gói thầu R5 – Hải phòng – Quốc lộ 10.
- Cầu Khe lá- đường Hồ chí Minh – 3 nhịp – dầm dự ứng lực 33m.
- Cầu Khe Mít- đường Hồ chí Minh – 3 nhịp – dầm dự ứng lực 33m.
- Cầu Khe Su - đường Hồ chí Minh – 3 nhịp – dầm dự ứng lực, Cầu Trung Hà - Việt
Trì, cải tạo nâng cấp Quốc lộ 32 Phú Thọ BT ASPHALT.
- Và một số công trình cao cấp khác ở: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc
Ninh, Bắc Giang, vv ..

Với sự năng động của tập thể CBCNV công ty và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng
công ty trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng trưởng và phát triển với nhịp
độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là hợp với xu hướng đang phát triển của
ngành xây dựng Việt Nam ta hiện nay.

2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của
công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng.

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

HĐQT

Giám đốc

SV: Ngô Như Quỳnh
PGĐ
Kỹtếthuật
Phòng
Kinh
Phòng tài chính
Đội

tông
kỹ thuật
- kế toán

Lớp: CĐ QTKD5 – K13
PGĐ
Phòng vật tư Kinh doanhPhòng hành
Đội xây dựng

-thiết bị
chính


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần bê tông và xây dựng
Sông Hồng.
Bảng 2.1 : Cơ cấu cổ đông.
Stt

Tên cổ đông

Loại
phần

cổ Số cổ phần

Giá trị cổ phần Tỷ lệ
(ngđ)
(%)

1.

Phạm Ngọc Lưu(GĐ)

Phổ thông


1.240

1.240.000

30

2.

Phạm Ngọc Dũng(PGĐ)

Phổ thông

413

413.000

10

3.

Đỗ Mạnh Hưng(PGĐ)

Phổ thông

289

289.000

7


4.

Các cổ đông còn lại

Phổ thông

497

497.000

12

2.1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, kết
cấu khác nhau, thời gian thi công dài… nên việc tổ chức sán xuất, tổ chức bộ máy quản
lý có những đặc điểm riêng.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Tổ chức bộ máy quản lý :
-


-

-

-

-

-

Chủ tịch hội đồng quản trị – kiêm giám đốc công ty: Là người đứng đầu Công ty đại diện
cho công nhân viên chức chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty, nhiệm vụ đối với nhà nước, đảm bảo đời sống cho cho cán bộ công
nhân viên chức.
Phó giám đốc kinh doanh : chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về các phần việc
được phân công, là người giúp việc cho giám đốc công ty các công việc như : trực tiếp
theo dõi kế hoạch sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế.
Phó giám đốc kỹ thuật : giúp việc cho giám đốc công ty điều hành doanh nghiệp theo
phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
phân công và ủy quyền. Phụ trách về công tác ký thuật, chất lượng công trình trong toàn
công ty.
Phòng kinh tế – kỹ thuật : Tham mưu cho Hội đồng quản trị về kế hoạch. Giao nhiêm vụ
cho các đội thi công, theo dõi và thực hiện kế hoạch được giao.
Phòng tài chính kế toán: Tổng hợp tình hình thu chi tài chính, cập nhật chứng từ sổ sách,
cho vay và thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội. Thực hiện đúng chế độ
chính sách của Nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương, báo
cáo định kỳ và quyết toán công trình.
Phòng kỹ thuật thi công thiết bị và vật tư: Có trách nhiệm tham mưu cho trưởng ban chỉ
huy công trình về công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình.
Chỉ đạo giám sát các đội về kỹ thuật, đảm bảo thicông đúng quy trình, nghiệm thu từng

hạng mục công trình, tổng nghiệm thu toàn bộ công trình và bàn giao đưa vào sử dụng.
Phòng hành chính:
+ Tham mưu, tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và
bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách.
+ Làm đầu mối liên lạc mọi thông tin của giám đốc công ty.
+ Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
+ Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người lao động.
+ Lập kế hoạch, kiểm tra, theo dõi, duy trì việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động trong
toàn công ty theo quy chế.
- Đội bê tông và đội xây dựng: Tổ chức thi công công trình theo hợp đồng đã ký kết
và theo thiết kế được phê duyệt, làm thủ tục thanh toán quyết toán từng giai đoạn và toàn
bộ công trình.
2.1.4. Mô hình sản xuất của công ty.
Khảo sát thi công
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thi công

Hoàn thiện

Nghiệm thu


Bàn giao

Hình 1.2. Mô hình sản xuất của công ty
-Giai đoạn khảo sát thi công : Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình thi công

một công trình, nó quyết định trực tiếp đến quá trình tồn tại của công trình. Ở giai
đoạn này, ngay sau khi nhận bàn giao tuyến, công ty sẽ thành lập đội khảo sát thiết kế,
được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ khảo sát thiết kế cho dự án. Đội khảo sát sẽ
tiến hành ngay công tác đo đạc, kiểm tra cọc mốc và các cọc trên toàn tuyến, từ đó
thiết kế và chọn phương án thi công hợp lý.
-Giai đoạn thi công : đào đất, đắp nền đường, thi công lớp cấp phối đá găm, tưới nhựa
thấm, thi công lớp bê tông nhựa và thi công lề đường,...
-Giai đoạn hoàn thiện : thực hiện các công tác hoàn thiện cần thiết nhằm đảm báo tính
thẩm mỹ của công trình.
-Giai đoạn nghiệm thu : tiến hành kiểm tra thực tế các khoản mục công trình đúng như
thiết kế được duyệt thì tiến hành nghiệm thu.
-Giai đoạn bàn giao : khi công trình đã nghiệm thu xong thì tiến hành bàn giao đưa vào sử
dụng.
2.1.5. Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bê tông và xây dựng
Sông Hồng.
• Bảng 2.2 : Bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh
Nguồn: BCTC công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng
ĐVT : 1000đ
So sánh
Chỉ tiêu

Mã 2011
số

2012


2013

Năm 2012 so
với 2011
Số tiền
(ngđ)

SV: Ngô Như Quỳnh

Tỷ lệ
(%)

Năm 2013 so
với 2012
Số tiền
(ngđ)

Lớp: CĐ QTKD5 – K13

Tỷ lệ
(%)


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh
1. Doanh thu BH,
CC dịch vụ

01


2. Các khoản giảm
trừ

02

3.Giá vốn hàng
bán

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7.102.313 8.060.906 8.850.150 958.593

13,5

789.244

9,8

11

6.286.371 7.193.690 7.860.018 907.319

15,41

766.328

11,28

4. Lợi nhuận gộp
về BH và CC dịch

vụ

20

815.942

867.216

990.132

51.274

6,28

122.916

14,17

5. Doanh thu tài
chính

21

52.663

61.307

70.456

8.644


16,4

9.149

14,9

6. Chi phí tài chính 22

45.550

50.260

61.750

4.710

10,33

11.490

22,86

7. Chi phí QLDN

25

211.004

236.057


320.450

25.053

11,9

64.393

25,15

8. LN thuần từ
hoạt động KD

30

612.051

642.206

678.388

30.155

4,93

36.182

5,63


9. Thu nhập khác

31

14.104

16.255

19.540

2.151

15,25

3.285

20,2

10. Chi phí khác

32

2.439

3.521

5.250

1.082


44,32

1729

49,11

11. Lợi nhuận khác 40

11.665

12.734

14.290

1.069

9,16

1.556

12,22

12. Tổng LN trước
thuế

50

623.716

654.940


692.678

31.224

5,01

37.738

5,76

13. Chi phí thuế
TNDN

51

155.929

163.735

173.169

7.806

5,01

9.434

5,76


14. Lợi nhuận sau
thuế TNDN

60

467.787

491.205

519.509

23.418

5,01

28.303

5,76

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhận xét : Hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm qua nhìn chung đã đạt được những

kết quả tương đối tốt nhưng vẫn còn nhiều điểm bộc lộ sự yếu kém và được thể hiện cụ
thể qua các chỉ tiêu.
Doanh thu BH, CC dịch vụ năm 2012 là 8.060.906.000đ tăng 958.593.000đ tương
ứng tăng 13,5% so với năm 2011. Đến năm 2013, chỉ tiêu này chỉ tăng được thêm
789.244.000đ tương ứng 9,8% so với năm 2012, tuy vẫn tăng nhưng không nhiều.
Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 907.319.000đ tương ứng tăng 15,41% so với
năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này tăng so với năm 2012 là 766.328.000đ tương ứng
11,28%. Điều này khiến cho lợi nhuận gộp về BH và CC dịch vụ năm 2012 tăng
51.274.000đ so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 đã tăng thêm 122.916.000đ.
Doanh thu tài chính năm 2012 so với 2011 tăng 8.644.000đ tương ứng tăng 16,4%
nhưng đến năm 2013 chỉ tiêu này chỉ tăng thêm 9.149.000đ tương ứng 14,9%. Bên cạnh
đó chi phí tài chính lại tăng nhiều năm 2012 tăng 10,33% so với năm 2011 đến năm 2013
tăng tới 22,86%. Do khủng hoảng kinh tế nên việc đầu tư vào chứng khoán và việc chi trả
các chi phí đi vay hay chi phí góp vốn khiến các khoản chi phí tài chính tăng lên nhiều.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 25.053.000đ tương ứng 11,9% so với
năm 2011. Chỉ tiêu này năm 2013 còn tăng 22,86% so với năm 2012. Việc các khoản chi
phí không ngừng tăng trong khi doanh thu chỉ tăng nhẹ dẫn đến việc lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 30.155.000đ tương ứng tăng
4,93% và năm 2013 so với năm 2012 tăng 36.182.000đ tương ứng với 5,63%.
Các thu nhập khác kiếm được từ việc bán thanh lý tài sản cố định hay các khoản
thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước được hoàn lại tăng từ 14.104.000đ năm 2011 lên
16.255.000đ năm 2012, đến năm 2013 là 19.540.000đ. Nhưng chi phí khác cũng không
giảm mà lại tăng lên đáng kể. Năm 2011, chỉ tiêu chi phí khác chỉ là 2.439.000đ nhưng
đã tăng lên 3.521.000đ, con số này tiếp tục tăng lên 5.250.000đ vào năm 2013. Từ đó ta
thấy việc quản lý của công ty cần được chú trọng hơn để giảm thiểu những chi phí không
cần thiết.
Tổng lợi nhuận trước thuế cũng chỉ tăng 31.224.000đ tương ứng 5,01% năm 2012
so với 2011. Chỉ tiêu này tăng thêm 37.738.000đ tương ứng 5,76% năm 2013.
Lợi nhuận sau thuế cũng không cao chỉ đạt 467.787.000đ năm 2011, lên
491.205.000đ năm 2012 và lên mức 519.509.000đ năm 2013.

Thu nhập bình quân CBNV/tháng năm 2012 tăng 330.000đ tương ứng 10,5% so
với năm 2011. Đến năm 2013 tăng 260.000đ tương ứng 7,5%.
• Bảng 2.3. Tổ chức nhân sự tại công ty.
SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chênh lệch
Số lượng CNV
Năm
2012

Năm
2013

Số
CNV

Tỷ lệ Số
(%)
CNV

Tỷ lệ


Trình độ 4
Cán bộ đại học
khoa
học kỹ Trình độ 5
trung
thuật
cấp

5

5

1

25

0

0

6

4

1

20

-2


-3,33

Công
thuật

kỹ 65

69

73

4

6,15

4

5,8

Tổng số lượng 74
CNV

80

82

6

8


2

2,5

Trình độ 1
đại học

2

0

1

-2

Trình độ 2
trung
cấp

1

0

-1

-1

CN kỹ 5
thuật


4

4

-1

0

Trình độ 0
đại học

1

0

1

-1

Trình độ 0
trung
cấp

0

2

0

2


CN kỹ 2
thuật

0

0

-2

0

3.460

3.720

330

Công nhân viên

Được
tuyển
thêm

Nghỉ
việc

nhân

Năm

2011

Năm 2012 so Năm 2013 so
với 2011
với 2012

Thu nhập bình 3.130
quân
CBNV/tháng

SV: Ngô Như Quỳnh

10,5

260

(%)

7,5

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Nhận xét: Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có sự thay đổi theo từng năm.
Cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học năm 2012 tăng 1 người so với năm

2011 tương ứng tỷ lệ 25%, đến năm 2013 số cán bộ này được giữ nguyên không có sự
thay đổi.
Cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ trung cấp năm 2012 tăng 1 người so với
năm 2011 tương ứng 20% nhưng đến năm 2013 số cán bộ này lại bị giảm 2 người, do
khủng hoảng kinh tế nên việc đào thải cán bộ công nhân viên là điều không thể tránh
khỏi, công ty sẽ cắt giảm một số nhân sự để đảm bảo các khoản chi là tối thiểu nhất.
Công nhân kỹ thuật thì không ngừng tăng lên, từ năm 2011 đến năm 2013 mỗi
năm công ty lại tuyển thêm 4 công nhân kỹ thuật để đảm bảo việc thi công các công trình
đúng tiến độ và có được hiệu quả cao nhất có thể.
Dựa vào bảng ta thấy năm 2012 so với năm 2011 thì cán bộ khoa học kỹ thuật
trình độ đại học có số nhân viên được tuyển thêm và nghỉ việc bằng nhau, đến năm 2013
số nhân viên này cũng không được tuyển thêm hay nghỉ việc mà được giữ nguyên. Cán
bộ khoa học kỹ thuật trình độ trung cấp năm 2012 tuyển ít hơn năm 2011 1 người và
không có ai nghỉ việc, đến năm 2013 tiếp tục tuyển ít hơn 1 người nhưng lại có đến 2
nhân viên nghỉ việc. Còn công nhân kỹ thuật được tuyển đều qua từng năm, số công nhân
kỹ thuật nghỉ việc cũng không có.
• Các chính sách về nhân sự của công ty:
- Người lao động được ký hợp đồng lao động, trích nộp cho người lao động đầy đủ các chế
độ: BHXH, BHYT, BHTN,…
- Lương thu nhập của người lao động bao gồm : lương cơ bản và lương năng suất tương
ứng với năng suất, lương cơ bản theo hiệu quả lao động.
- Khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc xứng đáng, kịp thời và
công khai.
- Thưởng cho người lao động vào các ngày lễ, Tết trong năm.
-Người lao động được công ty tài trợ tiền ăn trưa theo số ngày làm việc thực tế trong
tháng.
- Người lao động được trang bị đồng phục và bảo hộ lao động.
-Tổ chức các lớp học về an toàn lao động và cho cán bộ CNV được đi tham quan, nghỉ
mát và chăm lo đời sống vật chất tinh thần.(quà tặng cưới hỏi, ốm đau, hiếu hỷ, ngày
quốc tế thiếu nhi, quốc tế phụ nữ…).

• Do công ty chuyên về xây dựng nên nhiều khi công việc không có đều, nhiều người
lao động sẽ phải nghỉ không lương.

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.2. Tình hình VKD và hiệu quả sử dụng VKD.
2.2.1. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng VKD của công ty.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông
Hồng ngày càng phát triển hơn. VKD ngày càng lướn được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau. Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn của công ty thì việc xem xét tổ
chức, bố trí cơ cấu vốn và nguồn vốn là điều cần thiết. Từ đó ta cso thể đánh giá được cơ
cấu đó đã hợp lý hay chưa, có phát huy được tác dụng tối đa của đồng vốn hay không, có
ảnh hưởng thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
• Bảng 2.4. Cơ cấu vốn của công ty.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty.
ĐVT: 1000đ.
Stt Chỉ
tiêu

Năm 2011

Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch năm Chênh lệch năm
2011 với 2012
2012 với 2013
Số tiền

Tỷ lệ Số tiền
(%)

10.360.000 11.540.000 12.650.000 1.180.000 11,4

Tỷ lệ
(%)

1.

Vốn
kinh
doanh

2.

Vốn cố 7.252.000
định

8.770.400

9.590.000


1.518.400 20,94

819.600

9,35

3.

Vốn
lưu
động

2.769.600

3.060.000

-338.400

290.400

10,48

3.108.000

-10,89

1.110.000 9,62

Nhận xét :

SV: Ngô Như Quỳnh

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ta thấy vốn cố định năm 2011 là 7.252.000.000đ đến năm 2012 là 8.770.400.000đ
nhưng đến năm 2013 số vốn chỉ tăng nhẹ lên mức 9.590.000.000đ. Bên cạnh đó, vốn lưu
động năm 2011 là 3.108.000.000đ nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 2.769.600.000đ
do kinh tế bất ổn nên nguồn vốn lưu động cũng giảm tương đối. Đến năm 2013 nguồn
vốn lưu động tăng thêm 290.400.000đ là 3.060.000.000đ.
Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Sông Hồng là một công ty chuyên về xây
dựng, với đặc thù này thì công ty thì công ty nên có số vốn lưu động lớn hơn để dễ dàng
trong việc xoay chuyển nguồn vốn trong sản xuất. Nhưng công ty lại có số vốn cố định
lớn hơn, điều này cũng không gây khó khăn lắm vì như vậy công ty sẽ tránh được nhiều
những rủi ro trong quá trình luân chuyển vốn vì không bị phụ thuộc quá nhiều vào vốn
lưu động.
• Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty.
ĐVT:1000đ.
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012


Năm 2013

Năm 2012 với Năm 2013
2011
2012
Sô tiền

Tỷ
lệ

Số tiền

với

Tỷ lệ

I. Theo phạm vi
1. Nguồn vốn
bên trong

5.912.400

2. Nguồn vốn
bên ngoài

4.447.600

- Vay ngắn hạn

3.110.200


- Vay dài hạn

1.337.400

6.693.200

7.590.000

780.800

13,2 897.000

13,4

4.846.800

5.060.000

399.200

8,9

213.200

4,4

3.350.000

3.950.000


239.800

7,7

600.000

18

1.496.800

1.110.000

159.400

11,9 -386.800

-25,8

8.190.000

8.700.000

940.200

13

6,2

II. Theo thời

gian huy động
1. Nguồn vốn
thường xuyên

7.249.800

SV: Ngô Như Quỳnh

510.000

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Quản lý Kinh doanh

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2. Nguồn vốn
tạm thời

3.110.200

Tổng nguồn vốn

10.360.000 11.540.000 12.650.000 1.180.000 11,4 1.110.000 9,62

3.350.000

3.950.000


239.800

7,7

600.000

18

Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy vốn kinh doanh của công ty chủ yếu được hình thành từ
nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp năm 2012 tăng 780.800.000đ tương ứng tăng
13,2% so với năm 2011, năm 2013 tăng thêm 13,4% lên mức 7.590.000.000đ. Nguồn vốn
này có được là do sự góp vốn của các cổ đông và của công nhân viên trong công ty.
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp luôn chiếm trên 50% tổng số vốn của toàn doanh
nghiệp cho thấy doanh nghiệp có nguồn vốn khá ổn định khi không phụ thuộc quá nhiều
vào các khoản vốn vay.
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn. Vay ngắn
hạn hay là nguồn vốn tạm thời. Năm 2012 nguồn vốn từ việc vay ngắn hạn tăng
239.800.000đ tương ứng 7,7% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 vay ngắn hạn tăng
thêm 600.000.000đ tương ứng 18% so với năm 2012. Điều này cho thấy số nguồn vốn
vay ngắn hạn của công ty đang tăng lên. Nguồn vốn từ việc vay dài hạn năm 2012 tăng
159.400.000đ tương ứng 11,9% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 số vốn từ việc vay
dài hạn lại giảm 386.800.000đ tương ứng giản 25,8%. Điều này cho thấy công ty đang
giảm thiểu việc đi vay dài hạn.
Tính theo thời gian huy động: Nguồn vốn thường xuyên luôn chiếm trên 60%
tổng nguồn vốn của doanh nghiệp và tăng dần trong các năm cho thấy nguồn vốn của
công ty có tính chất ổn định, không phụ thuộc nhiều vào khoản nợ hay nguồn vốn tạm
thời.



Bảng 2.6. Tình hình nợ phải trả của công ty
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty.

Stt Chỉ tiêu

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm 2012 so Năm 2013 so với
với 2011
2012
Số tiền

I
1

Nợ ngắn 3.110.200 3.350.000 3.950.000 239.800
hạn
Vay
ngắn

1.410.100 1.520.000 1.820.000 109.900


SV: Ngô Như Quỳnh

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

7,7

600.000

18

7,8

300.000

19,74

Lớp: CĐ QTKD5 – K13


×