Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đáp án các câu hỏi lịch sử 12 học kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.94 KB, 16 trang )

siÊu nhÂn mẮm <3

Câu 1: Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp ở Đông Dương:
* Hoàn cảnh lịch sử : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước
thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền KT kiệt quệ. Để bù đắp những
thiệt hại do chiến tranh gây ra, Pháp tiến hành chương trình khai thác
thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam.
* Nội dung: Pháp tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế Việt Nam. Từ
1924 đến 1929, số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam,
lên khoảng 4 tỉ phrăng.
- Nông nghiệp: Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn
điền cao su. Diện tích trồng cao su
tăng và nhiều công ti cao su lớn ra đời.
- Công nghiệp: Pháp rất coi trọng việc khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than.
Ngoài ra, Pháp còn mở mang một số
ngành công nghiệp như dệt, muối, xay xát, ...
- Thương nghiệp: có bước phát triển mới, quan hệ giao lưu buôn bán
được đẩy mạnh.
- Giao thông vận tải: được mở mang để phục vụ cho công cuộc khai
thác.
- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông
Dương, phát hành tiền giấy và cho vay
lãi.
- Ngoài ra, Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế để tăng ngân sách
Đông Dương.
Câu 2: Trình bày những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội
ở VN dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp ở Đông Dương:
*Xã hội:
- Tích cực: Kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.


- Hạn chế: Cơ cấu KT vẫn mất cân đối, chỉ có tính cục bộ ở một số vùng
chuyển biến, còn lại lạc hậu, nghèo nàn, KT Đông Dương vẫn bị cột chặt
vào KT Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản
Pháp.
*Giai cấp:


- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa, một bộ phận tiểu và
trung địa chủ tham gia phong trào dân
tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị hai tầng áp bức, bóc lột của đế quốc và phong
kiến nên bị bần cùng hóa, không có lối
thoát. Nông dân là một lực lựong cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc,
chống thực dân Pháp và tay sai.
Đặc biệt, bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức có tinh thần hăng hái đấu
tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Giai cấp tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bị tư bản Pháp
chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít,
thế lực kinh tế yếu. Giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư
sản mại bản có quyền lợi gắn
với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có
khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
- Giai cấp công nhân VN: ngày càng phát triển. Năm 1929, số lượng công
nhân có trên 22 vạn người.
Giai cấp công nhân VN bị đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có
quan hệ gắn bó với nông dân,
được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng
của trào lưu cách mạng vô sản
nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc

dân chủ nước ta.
Câu 3: Hãy trình bày những hoạt động yêu nước của lãn tụ Nguyễn Ái
Quốc thời gian từ năm 1919 đến năm 1925:
- 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Vécxai Bản yêu sách của
nhân dân An Nam, đòi Pháp phải thừa nhận các quyền cơ bản của dân tộc
VN. Tuy không được chấp nhận nhưng đã gây một tiếng vang lớn.
- 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc
khẳng định con đường giành độc lập và
tự do của nhân dân VN.
- 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hôi Pháp ở Tua, Người bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế Cộng sản
và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên
cộng sản và là người tham gia sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp.
- 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp
lực lượng chống chủ nghĩa thực


dân.
- 1922, Người xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) là cơ quan
ngôn luận của Hội liên hiệp thuộc địa.
Người còn tham gia viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, ...
được biết là viết tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp.
- 6/1923, Người sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được
bầu vào Ban chấp hành. Người vừa
làm việc ở Quốc tế cộng sản vừa tham gia viết bài cho báo Sự thật, tạp chí
Thư tín quốc tế.

- 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Người trình bày lập
trường, quan điểm của mình về vị trí,
chiến lược của cách mạng thuộc địa, về mối quan hề giữa cách mạng chính
quốc và thuộc địa, về vai trò và
sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân thuộc địa.
- 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền
lí luận cách mạng, xây dựng tổ
chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân VN.
- 6/1925, Người thành lập Hội VN cách mạng thanh niên, nòng cốt là
Cộng sản đoàn và cơ quan ngôn
luận là tờ báo Thanh niên.
- 7/1925, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Á Đông để ra sức liên lạc với các dân
tộc bị áp bức cùng đánh đổ đế quốc. 1927, Hội xuất bản tác phẩm “Đường
kách mệnh” gồm những bài giảng
của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc).
 Như vậy, sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn: kết hợp chủ
nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo con đường cách
mạng vô sản. Người dốc sức truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta và những hoạt động trên của Ngườii
đã có tác dụng quyết định trong việc
chuẩn bị về chính trị , tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập chính đảng của
giai cấp vô sản VN.
Câu 4: Hãy trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội VN cách mạng
Thanh niên. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức này:
* Sự ra đời:
- 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để
trực tiếp tuyên truyền lí luận cách
mạng, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân VN.



- 6/1925, Người thành lập Hội VN cách mạng thanh niên, nòng cốt là
Cộng sản đoàn nhằm tổ chức và
lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
* Hoạt động:
- Người đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng rồi bí mật đưa
về nước truyền bá lí luận gỉai
phóng dân tộc.
- Người cho xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội.
- Đầu 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản, gồm những bài
giảg của Nguyễn Ái Quốc các
lớp huấn luyện tại Quảng Châu (Trung Quốc).
 Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách
mạng giải phóng dân tộc cho cán
bộ của Hội đã tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân
dân VN.
- Hội đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước, số hội
viên cũng tăng lên nhanh chóng.
- Cuối 1928, Hội chủ trương “vô sản hóa" đưa nhiều cán bộ của Hội đi
vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công
nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho
giai cấp công nhân.
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với tổ chức này:

Câu 5: Hãy trình bày sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cộng sản
ở VN năm 1929 và ý nghĩa của nó:
*Đông Dương Cộng sản đảng:
Sự ra đời
- Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách

mạng thanh niên ở Bắc kì, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh
thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người, tại số nhà 5D phố Hàm
Long- Hà Nội.


- Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành
lập Đảng cộng sản nhưng không được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
- Tháng 17/6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà
312 phố Khâm Thiên-Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản
đảng.
Hoạt động:
Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận
và cử ra Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
*An Nam Cộng sản đảng:
Sự ra đời:
Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng đã ảnh hưởng
tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở
Nam Kì. Tháng 8/1929 các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì
bộ VNCMTN ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng.
Hoạt động:
Tờ báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng. Vào khoảng tháng 11-1929,
An Nam Cộng sản Đảng họp đại hội để thông qua đường lối chính trị và
bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
*Đông Dương Cộng sản liên đoàn:
Sự ra đời:
Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam
cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt.
Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành
lập Đông Dương cộng sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Ý nghĩa:
- Đó là kết quả tất yếu trong quá trình vận động cách mạng VN.
- Đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân VN và chứng tỏ xu
hướng cách mạng vô sản là phù hợp với thực tiễn cách mạng VN.
Câu 6: Nêu hoàn cảnh lịch sử. nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành
lập Đảng CSVN:
a. Hoàn cảnh
- Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ, gây ảnh
hưởng đến tâm lí quần chúng và sự phát triển chung của phong trào cách
mạng nước ta.
- Yêu cầu phải thống nhất 3 tổ chức cộng sản.đặt ra một cách bức thiết.
- Trước tình hình đó , Nguyễn Ái Quốc từ Thái lan về Trung Quốc, triệu
tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức thành một Đảng duy nhất.
- Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, diễn ra tại Cửu Long ( Trung
Quốc) bắt đầu từ ngày 06/1/1930.
b. Nội dung hội nghị:


- Nguyễn Ái Quốc phê phán những hoat động riêng lẻ.
- Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy
nhất , lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
-Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo.Đây là bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- Bầu ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
c Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng:
- Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, sản phẩm của sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu
nước VN.
- Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:
+ Đảng trở thành chính Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng VN

+ Từ đây cách mạng VN có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
+ Cách mang VN trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng TG
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của cách mạng
Việt Nam.
Đại hội Đảng lần III( 9.1960 ) quyết định lấy ngày 3-2 hằng năm làm
ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Câu 7: Phân tích nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCSVN:
- Đường lối: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Trước hết
làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng , sau đó làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách
rời nhau.
- Nhiệm vụ .Đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp, vua quan phong
kiến và tư sản phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ)
- Mục tiêu : Làm cho nước Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên chính
phủ và quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp của bọn đế quốc, địa chủ,
tư sản phản cách mạng đem chia cho dân cày.
- Lực lượng : Công nông là gốc của cách mạng đồng thời phải liên kết
với Tiểu tư sản, tư sản dân tộc còn nông, trung tiểu địa chủ thì cô lập hoặc
lợi dụng họ .
- Lãnh đạo : Là Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô
sản
- Quan hệ : Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của Cách mạng thế
giới
 Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc
soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết
hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư
tưởng cốt lõi của tư tưởng này.
Câu 9: Tại sao nói ĐCSVN ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách



mạng VN? Nêu vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời
của ĐCSVN:
*Vai trò của lãnh tụ NAQ đối với sự ra đời của ĐCSVN:

*Nói ĐCSVN ra đời là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng VN vì:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vn,
là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa mác lê nin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước
- Đảng ra đời đã đặt cách mạng giải phóng dân tộc việt nam dưới sự lãnh
đạo của 1 đảng duy nhất, một đảng có đường lối cách mạng đúng đắn,
khoa học, có tổ chức chặt ché, cố đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung,
suốt đời hi sinh cho lí tưởng của đảng, cho độc lập dân tộc
- Đảng ra đời chứng tỏ giai cấp công nhân vn đã trưởng thành, đủ sức
lãnh đạo cách mạng
- Việc thành lập đảng đã kết thúc 1 thời kỳ dài cách mạng VN "dường
như trong đêm tối không tìm thấy đường ra"
- Từ đây cách mạng VN trở thành 1 bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới
- Là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những bước phát triển tiếp
theo của cách mạng và lịch sự dân tộc VN.
Câu 10: Chính quyền Xô-viết Nghệ-Tĩnh thành lập trong hoàn cảnh
nào? Những chính sách của Xô Viết Nghệ-Tĩnh là gì?
*Hoàn cảnh:
Trong bối cảnh mâu thuẫn của dân tộc VN đối với thực dân Pháp và tay
sai đang trở nên gay gắt như vậy, Đảng Cộng Sản VN vừa mới ra đời
(3/2/1930) đã nhanh chóng nắm bắt tình hình và kịp thời lãnh đạo giai cấp
công – nông cùng người dân lao động vùng lên đấu tranh chống đế quốc,
phong kiến. Sự lãnh đạo kịp thời của Đảng đã làm bùng lên cao trào cách
mạng trong năm 1930 –1931 trên khắp cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Và

tại Nghệ An, Xô viết ra đời 9-1930 ở nhiều xã, huyện. Các Xô viết đã thực
hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.
*Chính sách:
- Về chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.Thành lập
các đội tự vệ mà nòng cốt là tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân.


- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân,
thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo, tu sửa cầu cống,
đường giao thông, lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về VH-XH: chính quyền CM mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng
lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ
bạc,..bị xóa bỏ. Trật tự an ninh được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
nhau đợc xây dựng.
 Chính sách của Xô viết đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất
ưu việt của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Câu 11: Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10-1930) của
Đảng Cộng sản Đ.Dương:
- Đường lối chiến lược: CM Đ.D lúc đầu là CN tư sản dân quyền, bỏ qua
thời kì TBCN, sau đó tiến thẳng lên XHCN.
- Nhiệm vụ: đánh phong kiến và đánh đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan
hệ khăng khít.
- Lực lượng: Giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.
- Lãnh đạo: giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Quan hệ với các mạng thế giới: CM Đ.D là một bộ phận của CMTG.
 Ưu điểm: Xác định những vấn đề chiến lược, sách lược của CM Đ.D.
Hạn chế: Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của XH Đ.D, không đưa
ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng
của tiểu tư sản, khả năng lôi kéo trung, tiểu địa chủ.
Câu 12: Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào

CM 1930-1931:
1.Ý nghĩa lịch sử :
- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo
của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
- Khối liên minh công nông hình thành.
- Phong trào 1930-1931 ở Việt Nam được đánh giá cao trong phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản công nhận Đảng cộng
sản Đông Dương là một bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế cộng sản.
- Là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng choTổng khởi nghĩa
tháng Tám sau này.
2. Bài học kinh nghiệm:
Đảng ta thu được những kinh nghiệm quí báu về : Công tác tư
tưởng,xây dựng khối liên minh công nông , xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh….
Câu 13: Trình bày nội dung Hội nghị BCH TƯ Đảng tháng 11 năm
1939 và Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng (5-1941):
*Hội nghị BCH TƯ Đảng (11-1939):


- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt : đánh đổ đế quốc và tay sai,
giải phóng các dân tộc Đông Dương , làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc và bọn địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc,
chống tô cao, lãi nặng.
- Nêu khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hoà .
- Mục tiêu : Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh
trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai.
- Phương pháp đấu tranh : từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang
hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

- Thành lập « Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương ».
*Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng (5-1941) :
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt : là giải phóng dân tộc.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu giảm tô,
giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
- Sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật.
- Thành lập “Mặt trận Việt Minh”
- Giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và
Campuchia.
- Hội nghị nhấn mạnh : Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của
toàn Đảng, toàn dân.
- Hình thái khởi nghĩa vũ trang : đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới
Tổng khởi nghĩa .
Câu 14: Phân tích thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tại
sao nói thời cơ trong cách mạng tháng Tám là thời cơ “Ngàn năm có
một”:
*Phân tích thời cơ Cách mạng tháng Tám năm 1945:
1. Hoàn cảnh: (Thời cơ Tổng khởi nghĩa )
Nhật đầu hàng Đồng minh, lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố.
* Tình hình thế giới:
- Ngày 6 và 9.8.1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Ngày 9/ 8/1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật .
- Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh
không điều kiện.
* Tình hình trong nước :
- Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã , chính phủ bù nhìn Trần Trọng
Kim hoang mang cực độ.
" Điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.



* Chủ trương của ta:
- Ngày 13/8 /1945 ,Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Uỷ ban
khởi nghĩa toàn quốc .
- Ban bố "Quân lệnh số 1" chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong
toàn quốc.
- Từ ngày 14 đến 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại
Tân Trào:
+ Quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Thông qua những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối
ngoại sau khi giành được chính quyền.
- Từ 16 đến 17/8/1945, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào:
+ Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa
+ Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.
+ Cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
*Nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám là thời cơ « Ngàn năm có
một » vì :
- Chưa lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội đủ những điều kiện
thuận lợi :
.+ Đảng đã xây dựng và tập hợp được một lực lượng chính trị hùng
hậu ,lực lượng vũ trang lớn mạnh, xây dựng căn cứ địa vững chắc dưới
sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh
+ Công tác chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa đã hoàn thành
+ Đảng ta đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm qua các phong trào cách
mạng.
+ Khi Nhật đầu hàng Đồng minh , quân Nhật ở Đông Dương rệu rã ,
và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang cực độ
+ Chiến thắng phát xít của Liên Xô và quân Đồng minh cổ vũ nhân
dân ta, , tạo thời cơ cho nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.
+ Nhân dân ta sôi sục khí thế cách mạng , sẵn sàng vùng lên khởi

nghĩa khi thời cơ đến.
- Thời cơ ‘ngàn năm có một” chỉ tồn tại trong thời gian ngắn từ sau
khi Nhật đầu hàng đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân
nhật (Đầu tháng 9 /1945). Nếu phát động tổng khởi nghĩa sớm hơn, nhân
dân ta sẽ tổn hại nhiều xương máu. Nếu phát động muộn hơn, khi quân
Đồng minh đã vào Đông Dương thì CMVN sẽ mất đi thế chủ động của
mình và gặp nhiều khó khăn khác.
- Chúng ta kịp thời phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước
khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, chọn đúng thời cơ mà sức
mạnh của nhân dân ta đã tăng lên gấp bội, đã tiến hành Tổng khởi nghĩa


thành công trong phạm vi cả nước.
Câu 15: Trình bày diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
- Ngày 16/8, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị của đội Việt
Nam giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18/8/1945, có 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả
nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Ngày 19/8, Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, với sự tham gia của hàng vạn
quần chúng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu đã lần lượt chiếm các
cơ quan đầu não của địch : Phủ Khâm sai , Sở cảnh sát trung ương, Tòa thị
chính,…
- Ngày 23/8: Khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi.
- Ngày 25/8: nhân dân Sài Gòn giành thắng lợi.
- Đến ngày 28/8 , Tổng khởi nghĩa tháng 8 giành thắng lợi trong cả
nước.
- Ngày 30/8: vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
Câu 16: Nước VNDCCH được thành lập ntn? Nội dung cơ bản của
bản Tuyên ngôn độc lập:
1. Sự ra đời Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà :

- Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng về Hà
Nội.
- Ngày 28.8.1945 , Ủy ban dân tộc giải phóng cải tổ thành chính phủ
lâm thời nước VNDCCH.
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà.
Ngày này mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc, đó là một trong những ngày
trọng đại nhất, vẻ vang nhất của dân tộc.
2. Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập :
- Bản Tuyên ngôn nêu rõ : « Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái
vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây gây
dựng nên nước VN độc lập. Dân ta lại đánh dổ chế độ quân chủ mấy mươi
thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa ».
- Cuối bản Tuyên ngôn HCM khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân VN
là quyết giữ vựng nền tự do, độc lập vừa giành được : « Nước VN có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.
Toàn thể dân tộc VN quyết dem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy ».
Câu 17: Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm Cách mạng tháng Tám năm 1945:
1. Nguyên nhân thắng lợi :


* Chủ quan:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất đấu tranh
giải phóng dân tộc. Vì vậy khi Đảng Cộng Sản Đông Dương và mặt trận
Việt Minh kêu gọi thì nhân dân nhất tề đứng lên khởi nghĩa.
- Có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo với đường lối cách mạng
đúng đắn , sáng tạo.

- Đảng có quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo,rút ra nhiều bài học kinh
nghiệm về xây dựng lực lượng, lãnh đạo quần chúng …
- Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao
- Các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
* Khách quan:
Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh thắng phát xít đã
tạo cơ hội thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.
2. Ý nghĩa lịch sử:
* Trong nước:
- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc : Phá tan xiềng xích nô lệ
hơn 80 năm của thực dân Pháp, và phát xít Nhật gần 5 năm , lật nhào ngai
vàng phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta. Lập nên nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà , nhà nước do nhân dân làm chủ.
- Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên
nhân dân làm chủ nắm chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đảng cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền , chuẩn bị
điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.
* Quốc tế:
- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát-xít.
- Cổ vũ các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng .
3. Bài học kinh nghiệm:
- Đảng phải có đường lối đúng đắn , vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác- Lenin vào thực tiễn VN, nắm bắt tình hình , đề ra chủ trương
cách mạng phù hợp.
- Đảng tập hợp, tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt
trận thống nhất- Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở liên minh công nông,
phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tiến tới đánh bại chúng.
Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ,
khởi nghĩa từng phần , chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong cả
nước.

Câu 18: Hãy nêu những thuận lợi, khó khăn của nước ta sau CM
tháng Tám năm 1945:
1.Thuận lợi:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai so sánh lực lượng cách mạng và phản
cách mạng thay đổi có lợi cho ta


+ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
+ Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành.Chủ nghĩa xã hội từ
một nước là Liên Xô đang trong quá trinh hình thành hệ thống thế giới.
+ Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa (trừ Mỹ) đa suy yếu nhiều
- Có sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh - Ta đã giành được chính quyền, nhân dân ta làm chủ và quyết tâm
bảo vệ thành quả của cách mạng tháng tám..
* Khó khăn:
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc : 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc cùng
bọn tay sai tay phản động âm mưu cướp chính quyền cách mạng.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam : quân Anh dọn đường cho Pháp trở lại
xâm lược nước ta.
- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp, chống
phá cách mạng.
- Chính quyền cách mạng non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
- Kinh tế: nạn đói vẫn chưa khắc phục được, nạn lụt lớn, hơn ½ ruộng
đất không canh tác được, nhiều nhà máy vẫn nằm trong tay tư bản Pháp,
hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn.
- Văn hóa: di sản văn hóa lạc hậu, hơn 90% dân số mù chữ
- Tài chính: ngân sách nhà nước trống rỗng, chính quyền chưa quản lí
được ngân hàng Đông Dương.
 Nước ta đứng trước tình thế hiểm nghèo ngàn cân treo sợi tóc.
Câu 19: Hãy cho biết Đảng ta có những chủ trương và biện pháp gì

giải quyết khó khăn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:
1. Xây dựng chính quyền cách mạng :
- Ngày 6/1/1946, tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội
khóa đầu tiên : 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội..
- Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên, thông qua danh sách chính
phủ Liên Hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu
- 11/1946, thông qua Hiến pháp của nước VNDCCH
- Bắc bộ và Trung bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
- 5./1946 Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời , lực lượng dân quân tự
về được củng cố và phát triển.
2. Giải quyết nạn đói :
- Biện pháp trước mắt : Quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị
những kẻ đầu cơ.. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước “nhường cơm sẻ
áo”, lập “Hũ gạo cứu đói” …
- Biện pháp lâu dài: Kêu gọi nhân dân “tăng gia sản xuất”, “ Tấc đất tấc
vàng “ , giảm tô 25%, giảm thuế đất 20 % , tạm cấp ruộng đất bỏ hoang
cho dân cày...
- Kết quả: Nạn đói bị đẩy lùi.


3. Giải quyết nạn dốt :
- Biện pháp trước mắt: 9.1945 chủ tịch HCM kí sắc lệnh thành lập Nha
bình dân học vụ. : kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ.
- Biện pháp lâu dài: Khai giảng hệ thống trường học từ phổ thông đến
đại học, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo tinh thần dân tộc
dân chủ.
- Kết quả: Đã xóa nạn mù chữ cho hơn 2,5 triệu người , cuối 1946 có 76
nghìn lớp học.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính :
- Biện pháp trước mắt: Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân

dân, hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”.
- Biện pháp lâu dài: Ra sắc lệnh phát hành tiền VN , tháng 11/1946,
Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước .
- Kết quả: Nhân dân đã quyên góp cho chính phủ 370 kg vàng, 20 triệu
đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
Câu 20: Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phả bảo vệ chính
quyền cách mạng sau CM tháng Tám 1945:

Câu 21: Tại sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược bùng nổ năm 1946:
- Sau khi kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước
(14/9/1946):
+ Ta nghiêm chỉnh thực hiện
+ Thực dân Pháp bội ước, tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến
công ta ở Nam bộ , Nam Trung bộ , Hải Phòng, …nhất là ở Hà Nội.
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán lực
lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội .
Nếu không, sáng ngày 20/12/1946 chúng sẽ nổ súng.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, quyết
định phát động cả nước kháng chiến.
- Đêm 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến .
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.


Câu 22:Trình bày âm mưu của thực dân Pháp, diễn biến, kết quả và ý
nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947:
* Âm mưu, hành động của Pháp :
- Tháng 3/1947, Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương , vạch ra
kế hoạch tấn công lên Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh

xâm lược.
- Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân tiến công lên Việt Bắc.
* Chủ trương của ta:
Đảng ra chỉ thị: “ Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc
Pháp”
* Diễn biến chính:
- Cánh quân dù: Ta bao vây, tiến công giặc ở Chợ Mới, chợ Đồn, Bắc
Kạn,… buộc chúng phải rút lui khỏi chợ Đồn, chợ Rã ....( 11.1947)
- Mặt trận hướng Đông: Ta phục kích đánh địch trên đường số 4, thắng
lớn ở đèo Bông Lau( 30.10.1947). Đường số 4 trở thành “con đường
chết” của Pháp
- Mặt trận hướng Tây: Ta phục kích ,đánh địch trên sông Lô và thắng
lớn ở các trận Đoan Hùng, Khe Lau,… đánh chìm nhiều ca nô, tàu chiến.,
tiêu diệt hàng trăm tên địch.
* Kết quả : :
- Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy.
- Ngày 19.12.1947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
- Cơ quan đầu não kháng chiến được giữ vững, bộ đội chủ lực của ta
trưởng thành về nhiều mặt.
* Ý nghĩa :
- Đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới
- Buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương : chuyển từ đánh
nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.
Câu 23: Chiến dịch biên giới thu đông năm 1950 diễn ra trong hoàn
cảnh lịch sử nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa:
1.Hoàn cảnh lịch sử:
* Thuận lợi:
- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND
Trung Hoa ra đời.
- Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ

ngoại giao với ta.
* Khó khăn:
- Tháng 5/1949, với sự đồng ý của Mĩ , Pháp đề ra Kế hoạch Rơve.
Nội dung kế hoạch Rơ ve:


+ Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, hòng cắt đứt con
đường liên lạc giữa ta với quốc tế
+ Thiết lập “Hành lang Đông - Tây” ( Hải Phòng –Hà Nội - Hòa
Bình – Sơn La ).
+ Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai để nhanh chóng kết
thúc chiến tranh.
2. Chủ trương của ta:
- Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên
giới nhằm:
+ Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,
+ Khai thông biên giới Việt – Trung, mở đường liên lạc quốc tế.
+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
3. Diễn biến :
- Ngày 16/9/1950, quân ta mở màn chiến dịch ở cứ điểm Đông Khê.
Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng
ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay. Pháp hạ lệnh rút quân khỏi Cao
Bằng theo đường số 4.
- Quân ta chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4, buộc Pháp phải rút khỏi
Thất Khê, Na Sầm....
- Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi đường số 4, đường số 4
được giải phóng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
4. Kết quả, ý nghĩa:
- Kết quả :
+ Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên

+ Giải phóng và khai thông biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập dài
750 km với 35 vạn dân
+ Chọc thủng “Hành lang Đông - Tây”. Thế bao vây Việt Bắc của
địch bị phá vỡ.
+ Kế hoạch Rơve của Pháp phá sản.
- Ý nghĩa:
+ Đường liên lạc giữa ta với các nước XHCN được khai thông.
+ Bộ đội ta trưởng thành
+ Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến, ta giành thế chủ động
trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.



×