Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đáp án các câu hỏi Lịch sử 11 kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.4 KB, 7 trang )

Câu 1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của
thực dân Pháp.
- Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song
chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
+ Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế
quan tỏa cảng”.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại: sai lầm, cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứtt khối đoàn
kết dân tộc.
- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê
Văn Khôi, Nông Văn Vân …
*Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên vì một số lí do sau:
- Thứ nhất, Đà Nẵng có một vị trí chiến luợc quan trọng, đây là một hả
cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, mặt khác, nếu chiếm đuợc
Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp thực hiện kế hoạc “Đánh nhanh
thắng nhanh” trong cuộc tấn công xâm luợc Việt Nam.
- Thứ hai, Pháp không thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế,
bởi vì huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng
thủ chắc chắn, đặc biệt là bờ biển, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu
chiến không thể ra vào thuận lợi, dễ dàng như ở Đà Nẵng.
- Thứ ba, hậu phương của Đà Nẵng có vùng đồng bằng Nam-Ngãi trù
phú, là cơ hội cho Pháp có thể lợi dụng cơ hội để thực hiện đuợc âm mưu
“Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
- Thứ tư, Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng
100km, nếu chiếm đuợc Đà Nẵng thì chỉ cần vuợt qua đèo Hải Vân là có thể
tấn công đuợc Huế, đây là con đuờng ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao
tốn tiền và nhân lực nhất cho Pháp có thể thực hiện đuợc ý đồ đánh chiếm và
thu phục vuơng triều Nguyễn.
- Hơn nữa, tại đây có nhiều nguời theo đạo Thiên chúa và nhiều giáo sĩ,


gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,…hoạt động từ truớc, họ là những nguời
đi tiên phong, vạch đuờng cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm
lựơc.


 Chính thế chiều ngày 31/8/1858 liên quân Pháp-TBN đã dàn trận truớc
cửa biển Đà Nẵng. Sáng hôm sau, ngày 1/9/1858 liên quân Pháp-TBN với
lực lượng khoảng 3000 quân, đuợc bố trí trên 14 tàu chiến, đã nổ súng tấn
công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc tấn công xâm lược VN.
Câu 2: Âm mưu của Pháp khi tấn công vào Gia Định vì:
- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam.
- Gia Định có vị trí quan trọng và giao thông thuận lợi.
- Chiếm đuợc Gia Định sẽ cắt đuợc con đuờng tiếp tế lương thực của triều
Nguyễn.
- Gia Định xa TQ sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
- Đánh xong Gia Định, sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên
Campuchia và làm chủ lưu vực sông Mê-Kông.
* Nói 1860 triều đình có cơ hội đánh bại hoàn toàn quân Pháp nhưng lại
bỏ qua vì:

Câu 3: Âm mưu của Pháp khi tấn công Bắc Kì 1873 là:
- Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long
đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy đang gây rối ở HN, thực dân Pháp ở Sài
Gòn phái Đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.
*Diễn biến và ý nghĩa trận Cầu Giấy lần thứ nhất 1873:
-Diễn biến: Sau khi đánh chiếm thành HN, Gác-ni-ê đem quân xuống đánh
Nam Định, việc canh phòng HN sơ hở. Thừa lúc đó, quân ta do Hoàn Tá
Viêm chỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ

Sơn Tây kéo về HN, hình thành trận tuyến bao vây quân địch. Nghe tin đó,
Gác-ni-ê phải tức tốc đưa quân từ Nam Định trở về. Ngày 21/12/1873, Lưu
Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành HN khiêu chiến. Gác-ni-ê đem quân đuổi
theo. Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại khu vực Cầu Giấy, toán quân Pháp,


trong đó có cả Gác-ni-ê đã bị tiêu diệt.
- Ý nghĩa:
Về phía Pháp:
+ Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ
khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.
+ Lúc này, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện,
quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì.
Về phía ta:
+ Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân
hăng hái chống giặc, rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành
lập…
+ Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang
Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực
lượng sẵn sàng đánh Pháp. Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi
có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở
Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh
và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874,
nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
Câu 4: Thái độ đấu tranh chống Pháp của nhân dân và triều đình
1858-1884 là:
*Triều đình:
- Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong
kiến Việt Nam suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không
còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Vì vậy

mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc. cuối cùng dẫn đến thiếu
quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm, đi nguợc lại quyền lợi của nhân dân
đặc biệt qua hai hiệp uớc Nhâm Tuất.
- Xuất phát từ nhận thức khác nhau, một bộ phận vua quan triều đình có
cái nhìn thiển cận: nhận định sai lầm về âm mưu của thực dân Pháp xâm
lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số quan
lại nhận thức rất rõ về dã tâm của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến
cùng.
- Triều đình nhà Nguyễn không thống nhất được quan điểm nên đã ảnh
hưởng đến vấn đề thời cơ.( trong quá trình chống Pháp, ta có rất nhiều cơ
hội mà hoàn toàn nắm bắt được để tiêu diệt kẻ thù nhưng triều đình Huế đã
không làm được điều này.)
- Khi đối mặt với kẻ thù triều đình luôn do dự, không có đường lối kháng
chiến rõ ràng nên cuối cùng đầu hàng giặc từng bước.Điều đó dẫn đến hậu
quả của hai hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.. Vì thế, nhà Nguyễn không thể
phát động một cuộc kháng chiến toàn diện, bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng


kẻ thù và khiến nứoc ta từ một nứoc phong kiến độc lập trở thành một nuớc
thuộc địa nữa phong kiến, nhân dân ta từ những nguời tự do trở thành những
nô lệ.
*Phía nhân dân: Dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại
xâm nên cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều đình đã
vấp phải những phản ứng quyết liệt của nhân dân. Thái độ của nhân dân từ
khi Pháp nổ súng xâm lược đến khi Pháp mở rộng chiếm đóng đều luôn
thống nhất, trước sau như một, cả nước sôi sục phong trào đánh Pháp. Trong
lúc triều đình Huế hoang mang dao động kí hàng ước thì phong trào đấu
tranh của quần chung vẫn diển ra sôi nổi. Phong trào chống Pháp dâng cao
hầu hết ở các nơi, nhất là ở các tỉnh Định Tường, Gia Định. Điển hình có các
cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trình Thoại, Phạm Văn Đạt, đội quân Cờ

đen Lưu Vĩnh Phúc và chiến thắng vang dội là hai trận Cầu Giấy gây khó
khăn cho Pháp không ít.
Câu 5: Phong trào Cần Vuơng nổ ra trong hoàn cảnh là:
- Sau hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt phong trào đấu tranh chống Pháp
của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
- Sự bất bình và phẫn uất trong nhân dân, đặc biệt trong các sĩ phu, văn
thân yêu nước dâng cao.
- Phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương là cơ sở và
nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động.
- Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn
công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Cuộc tấn công bị thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị),
rồi lấy sanh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương Kêu gọi nhân dân cả
nước đứng lên chống Pháp, cứu nước.
- Chiếu Cần Vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống xâm lược
của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm rộ, sôi nổi trong suốt những năm
cuối thế kỉ XIX.
Câu 6: So sánh hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vuơng:
*Khác nhau:
1858-1888
1888-1896
Lãnh đạo
Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi,
Các văn thân sĩ phu yêu
các văn thân sĩ phu yêu nuớc.
nước.
Lực luợng
Đông đảo quần chúng nhân dân,
Đông đảo quần chúng nhân
tham gia

có cả dân tộc thiểu số.
dân, có cả dân tộc thiểu số.
Địa bàn
Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ.
Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ
thành các trung tâm khởi
nghĩa lớn, ở trung du và miền


núi như Hưng Yên, Thanh
Hoá..
Khởi nghĩa
Khởi nghĩa Mai Xuân Thuởng,
Khởi nghĩa Ba Đình, Hương
tiêu biểu
Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
Khê,….
*Giống nhau:
- Đều là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hành
để khôi phục vương quyền.
- Thu hút đươc sự tham gia ủng hộ của nhân dân, văn thân sĩ phu yêu nước.
- Đều nổ ra với hình thức khởi nghĩa vũ trang.
- Tuy thất bại nhưng gây nhiều khó khăn cho Pháp.
*Liên hệ lịch sử địa phương:

Câu 7: Nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình
nhất trong phong trào Cần Vương là vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, địa bàn rộng, lan rộng ra khắp
4 tỉnh Bắc, Trung Kì (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
- Thời gian tồn tại hơn 10 năm.

- Lực luợng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân và các dân tộc thiểu
số.
-Chế tạo được loại vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp.
- Có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều
tổn thất.
- Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân.
- Về quân sự, biết sử dụng những phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ
động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với quân địch.
- Khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng là mốc đánh dấu kết thúc phong trào
đấu tranh yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Câu 8,9: Những diễn biến về cơ cấu KT, XH Việt Nam dưới tác động
của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ Í của thực dân Pháp là:
* Về kinh tế .


- Nông nghiệp: nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp. Năm 1897, Pháp
ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho
chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở
Bắc và Trung Kì.
- Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành
công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa
phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
- Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản
Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.
*Về xã hội:
- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất
của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần
chống Pháp .
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen, tạp

dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến
các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động
lực cách mạng to lớn.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những
giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã
hội mới
+ Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh
ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền,
các xí nghiệp …, số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng
công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”,
chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống
Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
+ Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ
xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp
người đầu tiên của tư sản Việt Nam.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo,
nhà báo, học sinh, sinh viên … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận
động cứu nước.
Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những
lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những
điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu
hướng mới.

Câu 10: Phân tích sự giống và khác nhau giữa 2 xu hướng bạo động và
cải cách đầu TK XX:


- Giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn.
+ Người thực hiện đều là trí thức phong kiến ưu tú muốn giành độc lập.

+ Đều ảnh hưởng luồng tư tưởng mới ở bên ngoài.
+ Đều có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
- Khác nhau:
Chủ
trương

Biện
pháp

Phan Bội Châu
-“Nợ máu chỉ có thể trả bằng
máu”, kiên trì chủ trương dùng
bạo lực giành độc lập.
-“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi
phục nước Việt Nam, thành lập
nước Cộng hoà Dân quốc Việt
Nam”
- Tổ chức phong trào Đông Du,
đưa học sinh sang Nhật học,
chuẩn bị cho công cuộc đánh
Pháp cứu nước.
- Bạo động, ám sát.

Phan Châu Trinh
- Đấu tranh ôn hoà, công khai,
dựa vào Pháp để đánh đổ vua
quan phong kiến hủ bại, xem đó
là điều kiện tiên quyết để giành
độc lập.
- Kêu gọi dân quyền, dân sinh,

dân khí.
- Cổ động thực nghiệp, kêu gọi
kinh doanh.
- Mở trường theo lối mới để
nâng cao dân trí.
- Vận động đổi mới “phong
hoá”, cải cách lối sống, bài trừ
mê tín dị đoan.



×