Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.76 KB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------   ------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, thành
phố Bắc Giang

Tên sinh viên

: Nguyễn Văn Tiệp

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: KT 51B

Niên khoá

: 2006 - 2010

Giảng viên hướng dẫn

: Th.s Đỗ Trường Lâm

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này


là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một đề tài nghiên cứu nào.
Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà nội, ngày 19 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Văn Tiệp

1
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này tôi đã
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp này
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Tập thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã Dĩnh
Kế và bà con làm nghề tráng bánh đa trên địa bàn xã, nhất là những hộ dân của
thôn Phố, thôn Chợ, thôn Sau đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong suốt quá
trình thực tập tại địa phương.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất của mình
tới thầy giáo ThS. Đỗ Trường Lâm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Và cuối cùng tôi muốn nói lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè luôn là nguồn
động viên to lớn đối với tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực
tập tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Văn Tiệp

2ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
* Đề tài: “ Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế , thành
phố Bắc Giang”
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống và phát
triển làng nghề.
- Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ của các hộ làm bánh đa ở xã Dĩnh
Kế, thành phố Bắc Giang trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa ở xã
Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế,
thành phố Bắc Giang.
* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số
liệu truyền thống chọn điểm nghiên cứu là các thôn: thôn Phố, thôn Chợ và thôn
Sau.
Phương pháp phân tích và xử lý thông tin sử dụng công cụ chính là Excel,
sử dụng cây vấn đề để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng, sử dụng phương pháp
thống kê mô tả và thống kê so sánh để đánh giá thực trạng và phân tích các yếu
tố ảnh hưởng. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức để đưa ra
định hường từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
* Kết quả nghiên cứu chính

* Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa
xã Dĩnh Kế
- Xã Dĩnh Kế vốn là một xã thuần nông trong vài năm gần đây quá trình
đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên

iii 3


sản xuất nông nghiệp đã có hướng thu hẹp dần thay vào đó là các ngành dịch vụ
và ngành nghề nông thôn.
- Một số hộ đã mạnh dạn thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng đầu tư cho
sản xuất trở thành hộ quy mô lớn sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Hoạt động tráng bánh đa diễn ra không liên tục nguyên nhân là do đây
chỉ là một giai đoạn trong quá trình sản xuất, ngoài ra các hộ sản xuất còn phải
làm khô bánh, quạt nướng, giao bánh đa cho các nhà hàng hay bán trực tiếp cho
người tiêu dùng. Đặc biệt do thị trường tiêu thụ không ổn định khi có đặt hàng
thì sản xuất dồn dập còn khi thiếu đơn đặt hàng thì chỉ sản xuất cầm chừng.
Cũng bởi vậy mà các hộ vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp mà chưa hoàn toàn
tập chung sản xuất bánh đa, mặc dù sản xuất bánh đa có hiệu quả kinh tế hơn hẳn
so với làm nông nghiệp.
- Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa tại
địa phương đã thu được những kết quả như sau: yếu tố thị trường có sự tác động
quan trong hơn cả đối với sự phát triển làng nghề ngoài ra còn chịu ảnh hưởng
của một số yếu tố khác như: vốn, lao động đất đai, thời tiết, hình thức sản xuất,
quá trình đô thị hoá.
* Những phương hướng cho phát triển nghề làm bánh đa của xã Dĩnh Kế
Căn cứ dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Phương hướng
để phát triển là:
- Tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
- Chú ý quan tâm tới mẫu mã, nhãn hiệu và đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn

thực phẩm.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật kết hợp với tay nghề của người thợ để đạt
hiệu quả cao trong sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

4


- Chính quyền địa phương có các giải pháp về tín dụng hỗ trợ vốn để sản
xuất hoặc hỗ trợ các hộ tiếp cận với vốn vay có lãi suất thấp.
* Căn cứ đề xuất giải pháp: Căn cứ vào các chính sách phát triển ngành
nghề nông thôn của nhà nước và địa phương, đặc biệt căn cứ chủ yếu vào thực
trạng phát triển của nghề làm bánh đa xã Dĩnh Kế cụ thể là những yếu tố ảnh
hưởng và khó khăn đang tồn tại hiện nay.
* Giải pháp phát triển nghề làm bánh đa của xã Dĩnh Kế
- Giải pháp chung
+ Về vốn: huy động vốn nhàn rỗi trong dân để tạo quỹ cho các hộ sản xuất
vay vốn, hướng dẫn các hộ xây dựng kế hoạch kinh doanh và làm thủ tục vay
vốn ngân hàng.
+ Về thị trường: Đầu tư nhiều hơn cho khâu tiêu thụ tiếp thị sản phẩm, tìm
kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ mới trong và ngoài tỉnh.
+ Về lao động: Thực hiện dạy nghề, truyền nghề để có thêm nhiều lao
động đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất .
- Giải pháp cho từng nhóm hộ: Đối với nhóm hộ quy mô lớn cần tập
chung phát triển mở rộng thị trường, cùng liên kết với nhau để giới thiệu sản
phẩm, lưu ý tới nhãn hiệu và chất lượng sản phẩm. Đối với hộ quy mô trung bình
và quy mô nhỏ cần đầu tư vốn mở rộng sản xuất hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về hị
trường đầu vào.

5



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................7
3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã Dĩnh Kế qua
các năm...............................................................................................40
............................................................................................................46

v

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2007 - 2009 Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về tình hình số hộ và lao động của xã Dĩnh Kế
(2007- 2009)......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.1 Tình hình nhân khẩu, lao động, đất đai và trình độ văn hoá của
chủ hộ................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Tình hình vốn sản xuất của hộ.......Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ...Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của hộ...Error: Reference source
not found
Bảng 4.5 Chi phí bình quân cho 100 chiếc bánh đa Error: Reference source not
found
Bảng 4.6 Chi phí bình quân của các nhóm hộ.........Error: Reference source not
found
Bảng 4.7 Kết quả sản xuất kinh doanh bánh đa của hộ (tính cho 1 ngày)
...........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8 Cơ cấu thu nhập của hộ (trong 1 năm)....Error: Reference source not

found
Bảng 4.9 Hiệu quả sản xuất bánh đa theo quy mô sản xuất (tính bình quân
cho các nhóm hộ).............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.10 Nhu cầu về vốn của các nhóm hộ. Error: Reference source not found
Bảng 4.11 Các khách hàng mua bánh đa chủ yếu của hộ........Error: Reference
source not found

7


Bảng 4.12 Số hộ làm bánh đa và làm mì trong 3 năm (2007- 2009).........Error:
Reference source not found
Bảng 4.13 Phân tích SWOT............................Error: Reference source not found

vi

8


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ bánh đa của xã Dĩnh Kế..Error: Reference source not
found
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ chung các yếu tố tác động tới kết quả và hiệu quả sản xuất
...........................................................................Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa xã Dĩnh Kế
…………………………………………………………………………………..56
Sơ đồ 4.4 Kênh cung cấp đầu vào chính cho các hộ sản xuất..Error: Reference
source not found

9

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ
CN – TTCN
CN – TTCN – TMDV

Bình quân
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Thương

CN – TTCN – XD

mại dịch vụ
Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp- Xây

CNH – HĐH
CNNT
ĐTH – HĐH
NNNT
QMN
QML
QMTB
TNHH
TP
SXNN
UBND

dựng

Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá
Công nghiệp nông thôn
Đô thị hoá- Hiện đại hoá
Ngành nghề nông thôn
Quy mô nhỏ
Quy mô lớn
Quy mô trung bình
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Sản xuất nông nghiệp
Uỷ ban nhân dân

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nghề truyền thống và sản phẩm của nó tạo nên bản sắc của mỗi nền
kinh tế. Không nền kinh tế nào không có bản sắc riêng, giữ gìn, kế thừa cả về
kinh tế, xã hội, văn hoá. Do những quy định về kinh tế, xã hội, tâm lý, tập quán
và những điều kiện tự nhiên ở nông thôn Việt Nam đã tồn tại những làng nghề

10


truyền thống với bề dày lịch sử với nhiều loại sản phẩm nổi tiếng bởi tính độc
đáo và độ tinh xảo.(Trần Minh Yến, 2005).
Trong thời gian chiến tranh và cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các làng
nghề truyền thống ít được chú ý giữ gìn và phát triển, có nhiều làng nghề không
phát triển được, bị mai một và dần chuyển sang sản xuất thuần nông hay chuyển
sang một nghề khác hoàn toàn mới. Từ năm 1986 đến nay cùng với qua trình đổi
mới kinh tế các làng nghề truyền thống dần được phục hồi mở rộng và phát triển
do vậy ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong phát triển kinh tế đất

nước. Đó là sự đóng góp quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập
và cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời góp phần làm thay đổi bộ mặt
nông thôn duy trì bản sắc văn hoá dân tộc. Trong lịch sử lâu dài, trong hiện tại
cũng như trong tương lai, các làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng
đối với đời sống kinh tế ở nông thôn. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn theo định hướng
CNH- HĐH.
Bắc Giang hiện có 33 làng nghề với trên 6400 hộ tham gia, chiếm 65%
tổng số hộ trong tỉnh, thu hút gần 21 ngàn lao động tham gia. Thu nhập từ các
làng nghề tại các làng chiếm 80% tổng thu nhập. Ngoài các nghề truyền thống,
một số đị phương đã phát triển ngành nghề mới như tre chắp sơn mài, thêu ren,
sản xuất tăm lụa, chạm khắc đá…(Nguyễn Thị Yên, 2007).
Nghề làm bánh đa đã xuất hiện và được các hộ nông dân ở đây sản xuất từ
lâu đời. Bánh đa Kế của làng Dĩnh Kế (Bắc Giang) nổi tiếng là đặc sản vùng
sông Thương. Chiếc bánh to, dầy, vàng ruộm, thơm lừng bởi những hạt vừng
phủ trên mặt, bùi bùi, ngọt nhẹ, không chỉ là món quà quê được nhiều người ưa
thích mà bánh đa Kế còn nổi tiếng với bạn bè ngoài nước: Nga, Singapore.
Nghề làm bánh đa cũng đã mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân.

11


Việc duy trì, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống được chính quyền địa phương
hết sức quan tâm bởi nó còn tạo việc làm và thu nhập cho các hộ nông dân.
Trước nhu cầu phát triển ngành nghề của các hộ nông dân, từng bước góp phần
CNH- HĐH nông thôn thì cần đưa ra những giải pháp thúc đẩy ngành nghề nông
thôn phát triển, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng
bền vững. Tuy nhiên quá trình phát triển làng nghề ở địa phương cũng gặp một
số khó khăn về thị trường, vốn sản xuất… Ngoài ra còn chịu tác động của quá
trình đô thị hóa mở rộng thành phố ở Bắc Giang.

Trước những lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát
triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu nghề làm bánh đa ở địa phương, hoạt động của các hộ làm nghề
trong xã. Tìm hiểu thực trạng sản xuất và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển làng nghề từ đó đưa ra giải pháp phát triển làng nghề ở địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về làng nghề, làng nghề truyền thống và phát
triển làng nghề.
Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ của các hộ làm bánh đa ở xã Dĩnh
Kế, thành phố Bắc Giang trong thời gian qua.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghề làm bánh đa ở xã
Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang.
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế,
thành phố Bắc Giang.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

12


Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động ngành nghề của các hộ nông dân
với chủ thể là các hộ nông dân làm bánh đa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu phát triển nghề làm bánh đa ở
lĩnh vực kinh tế, hiệu quả kinh tế của các hộ làm nghề.
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Dĩnh Kế, TP
Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 12/ 01/ 2010 Đến

10/ 05/ 2010.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quá trình phát triển nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế những năm qua như
thế nào?
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các hộ làm bánh đa ở xã Dĩnh Kế
như thế nào?
- Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của nghề làm bánh đa ở xã Dĩnh
Kế?
+ Số lao động trong ngành nghề biến động như thế nào trước và sau khi
diễn ra quá trình đô thị hoá.
+ Địa phương đã có những chính sách nào phát triển làng nghề ? Nó tác
động tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các hộ làm nghề như thế nào?
+ Các hộ làm nghề huy động vốn sản xuất từ đâu? Có những thuận lợi và
khó khăn gì?
+ Bánh đa được tiêu thụ ở những thị trường nào?
+ Hình thức tổ chức sản xuất của làng nghề như thế nào? Ảnh hưởng như
thế nào tới sản xuất ?

13


- Những giải pháp nào cần đưa ra để phát triển nghề làm bánh đa ở xã
Dĩnh Kế?

14


PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát chung về làng nghề và làng nghề truyền thống

2.1.1.1 Làng nghề
Theo Trần Minh Yến (Viện khoa học xã hội Việt Nam): “Làng nghề là
một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành từ hai yếu tố làng và
nghề, tồn tại trong không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm những hộ gia
đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế xã
hội và văn hoá.
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và
phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hoá nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nhà nước và nông thôn Việt
Nam đối với những đặc trưng của nền văn hoá lúa nước và nền kinh tế hiện vật,
sản xuất nhỏ tự cấp tự túc. Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng mà ở
đó có một số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng
nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số dân của làng”
Tóm lại, khái niệm làng nghề cần được hiểu là những làng ở nông thôn có
các ngành phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ số lao động và tỷ trọng thu
nhập so với nghề nông.
2.1.1.2 Làng nghề truyền thống
Dựa vào các đặc điểm của làng nghề và nghề truyền thống có thể khái
quát về làng nghề truyền thống như sau: “ Làng nghề truyền thống trước hết là
những làng nghề thủ công truyền thống lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có
một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ
nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt là các

15


thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế trong gia tộc”( Trần Minh Yến
, 2005).
Trong các làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề
cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối,

tức là việc dạy nghề chỉ thực hiện bằng phương pháp truyền nghề . Song sự
truyền nghề này không phải là một sự sao chép. Mỗi làng nghề thậm chí đối với
một thợ thủ công khi tiếp thu nghề luôn có một sự cải tiến, sáng tạo làm cho sản
phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác,
làng khác.
2.1.1.3 Làng nghề chế biến nông sản
Làng nghề chế biến nông sản bên cạnh mang những đặc điểm chung của
làng nghề còn có những nét riêng ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm từ
lâu đã mang đặc trưng là làng nghề truỳền thống, là cụm làng nghề với quy mô
sản xuất theo hộ gia đình phân tán và sản xuất ra những mặt hàng với quy mô
sản xuất theo hộ gia đình phân tán và sản xuất ra những mặt hàng khác nhau. Về
mặt hình thức sản xuất, một số hộ có vốn đầu tư mua nguyên nhiên liệu đến khâu
tiêu thụ sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho việc sản xuất được mua
từ những nơi lân cận. Quy trình sản xuất đơn giản với hầu hết các công đoạn thủ
công nên không đòi hỏi các lao động có kỹ thuật cao và đa phần lao động tham
gia sản xuất là trong hộ gia đình. Không chỉ tạo ra những sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt đời thường của nhân dân, rất nhiều trong số các làng nghề chế
biến lương thực thực phẩm đã tạo nên những sản phẩm độc đáo đậm nét đặc
trưng văn hoá và bản sắc dân tộc phục vụ co nhu cầu thưởng thức như Cốm
Vòng, Đậu Mơ, Tương Bần…. (Trần Minh Yến, 2005).
2.1.2 Đặc điểm làng nghề chế biến nông sản

16


Làng nghề chế biến nông sản nói riêng và làng nghề truyền thống nói
chung có những đặc điểm sau:
- Về đặc điểm kỹ thuật công nghệ:
Hầu hết các làng nghề chế biến nông sản trước đây đều sản xuất theo lối
truyền thống thô sơ lạc hậu chủ yếu là lao động thủ công. Ngày nay hầu hết đã

có sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống với hiện đại trong quá trình sản xuất,
năng suất hơn gấp nhiều lần so với trước đây, sản phẩm được sản xuất ra hàng
loạt với năng suất và chất lượng cao, giảm bớt sự nặng nhọc và độc hại cho
người lao động, ví dụ các làng nghề làm bún, bánh…Trước đây việc xay xát bột ,
khuấy bột đều được tiến hành thủ công, gần đây đã trang bị máy móc vào sản
xuất làm cho năng suất lao động cao gấp 15- 20 lần trước đây.
- Đặc điểm về sự gắn bó với sản xuất nông nghiệp với nông thôn:
Nghề chế biến nông sản nước ta ra đời và phát triển từ làng sản xuất nông
nghiệp, vì vậy trong lịch sử lâu đời nó là mối quan hệ hai chiều chặt chẽ được
thể hiện dưới nhiều mức độ và sắc thái khác nhau. Sự gắn bó với nông nghiệp và
nông thôn của làng nghề được hiểu là: Các cơ sở sản xuất được phân bố tại chỗ
trên địa bàn nông thôn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn như: tiêu thụ nguyên vật liệu, cung cấp vật tư sản phẩm hàng hoá làm ra,
thu hút lao động nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và dịch vụ cùng phát
triển, góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
- Đặc điểm lao động :
Đặc điểm nổi bật trong các làng nghề là sử dụng lao động thủ công là
chính, đặc trưng cơ bản cho người thợ thủ công là :
+ Là người đảm nhiệm nhiều khâu công việc như: sản xuất, chế biến, phục
vụ… Kể cả cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.

17


+ Cá nhân trực tiếp làm một nghề chuyên và nhận thu nhập cho mình từ
nghề đó.
+ Là người vừa đảm nhiệm vai trò là người thợ chính, vừa gánh vác mọi
công việc của gia đình cũng như xã hội.
+ Thể hiện tay nghề nhất định, và một tài khéo léo riêng biệt thông qua lao
động bằng tay nghề hay bằng máy móc.

- Đặc điểm thị trường
+ Thị trường cung ứng nguyên vật liệu: đối với làng nghề trước đây chủ
yếu lấy nguyên liệu tại chỗ nên thị trường đầu vào tương đối nhỏ hẹp. Ngày nay
do nhu cầu nguyên nhiên liệu cho sản xuất tăng lên nên việc trao đổi buôn bán
nguyên liệu được mở rộng ra các vùng khác.
+ Thị trường công nghệ: Cũng mang những đặc điểm riêng, việc tạo ra
công cụ sản xuất là khả năng vốn có của thợ thủ công, họ có thể làm ra những
công cụ từ đơn giản đến phức tạp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình.
Ngày nay, dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật, thị trường công nghệ trong
làng nghề truyền thống đã có những bước phát triển mới theo hướng “hiện đại
hoá công nghệ sản xuất truyền thống” thay thế công nghệ thủ công lạc hậu bằng
công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
+ Thị trường vốn: tuy đã được hình thành nhưng vẫn còn nhỏ bé so với
sức phát triển của sản xuất. Các nguồn vốn tự có, vốn chiếm dụng, vốn đi vay là
những nguồn vốn chủ yếu, có tác động quan trọng tới sự mở rộng quy mô sản
xuất và duy trì sự phát triển của làng nghề.
+ Thị trường lao động: Được hình thành, phát triển và có những yếu tố
mới, trước đây lao động chủ yếu là của địa phương và mang tính chất thời vụ.
Hiện nay do nhu cầu sản phẩm ngày càng lớn của thị trường nên ở mỗi làng nghề

18


đã có một bộ phận lớn lao động thường xuyên tham gia làm nghề quanh năm,
nhiều nơi nguồn lao động còn đươc mở rộng sang các vùng khác, tỉnh khác.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Loại thị trường này rất quan trọng, nó
đóng vai trò quyết định tới sự sống còn của một nghề hoặc của một làng nghề.
Tuy nhiên hầu hết vẫn là thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, sản phẩm của làng nghề chủ
yếu chỉ được tiêu thụ ở một số vùng nông thôn.

Ngày nay khi sản phẩm phát triển đã xuất hiện những chợ buôn bán lẻ các
sản phẩm của làng nghề tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế và
không ổn định do mức thu nhập và sức mua của người dân còn thấp.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nông thôn đã có sự chuyển
dịch trong quan hệ sản xuất, đã tác động mạnh đến sự phát triển sản xuất kinh
doanh của các làng nghề. Từ hình thức sản xuất tập thể chuyển sang sản xuất gia
đình, có ưu thế trong việc tận dụng thời gian lao động vào sản xuất đặc biệt là
việc điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu thị trường, nhiều loại sản phẩm truyền
thống đã trở thành những sản phẩm nổi tiếng được thị trường chấp nhận và vươn
ra nhiều vùng của đất nước.
- Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh:
Trong lịch sử phát triển của làng nghề nói chung và làng nghề chế biến
nông sản nói riêng có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình,
tổ chức hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, nhưng hiện
nay phổ biến nhất vẫn là hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, đây vừa là một
đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế lại vừa là một đơn vị sinh hoạt. Trong điều
kiện hiện nay hình thức hộ gia đình vẫn là một hình thức phù hợp với sự phát
triển của sản xuất làng nghề sản xuất có quy mô nhỏ, khả năng đổi mới công
nghệ không lớn, kinh doanh theo phương thức tự sản tự tiêu. (Trần Minh Yến,
2005)

19


2.1.3 Khái niệm về phát triển và phát triển làng nghề
2.1.3.1 Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế, nó không
chỉ bao gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà cả bao gồm
những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể được
hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất

định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. (Trần
Văn Chử, 2002)
Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào đổi
mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ
chức sản xuất phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân
tài, vật lực hiện có. (Trần Anh Phương, 2008)
Phát triển kinh tế theo chiều rộng: là tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn
tương ứng với sự gia tăng lao động (Trần Văn Chử, 2002).
2.1.3.2 Phát triển làng nghề
Trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế có thể cho rằng phát triển làng
nghề là sự tăng lên về quy mô làng nghề và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất
của làng nghề.
Sự tăng lên về quy mô làng nghề được hiểu là sự mở rộng về sản xuất của
từng làng nghề và số lượng làng nghề tăng lên theo thời gian và không gian (làng
nghề mới), trong đó làng nghề cũ được củng cố, làng nghề mới được hình thành.
Từ đó giá trị sản lượng làng nghề không ngừng tăng lên, nó thể hiện sự tăng
trưởng của làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải đảm bảo hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường.

20


2.1.4 Các yếu tố chung ảnh hưởng tới sự phát triển làng nghề chế biến nông
sản
Quá trình phát triển của làng nghề chịu tác động của rất nhiều nhân tố.
Những nhân tố có sự biến đổi trong từng thời kỳ và theo chiều hướng khác nhau.
Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những
nhân tố kìm hãm sự phát triển của làng nghề, sau đây là một số nhân tố:
Một là, yếu tố thị trường: Đây là yếu tố chủ yếu và vô cùng quan trọng có

ảnh hưởng tới sự phát triển của một làng nghề, sản xuất càng phát triển thì càng
thể hiện rõ sự chi phối của quan hệ cung cầu và quy luật cạnh tranh. Sản phẩm
muốn đứng vững trên thị trường thì phải phù hợp với nhu cầu thị trường, từ đó
ngành sản xuất mới mong tồn tại và phát triển được. Ngược lại, nếu sản phẩm đó
không phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ lập tức bị thị trường đào thải dẫn
đến ngày càng bị mai một và thậm chí sẽ mất đi.
Hai là trình độ kỹ thuật công nghệ: Trong cơ chế thị trường hiện nay sự
phát triển của làng nghề đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất
lượng và giá cả. Nhận thức được điều đó nhiều làng nghề chế biến nông sản đã
đẩy mạnh đổi mới công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất để nâng cao năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hoá và hạ giá thành sản phẩm. Tuy
nhiên hiện nay rất nhiều làng nghề chế biến nông sản vẫn mang nặng tính chất
thủ công thô sơ lạc hậu nên yếu tố công nghệ vẫn là một trong những yếu tố cản
trở quá trình phát triển sản xuất của các làng nghề.
Ba là kết cấu hạ tầng: bao gồm hệ thống đường dây điện, cấp thoát nước
bưu chính viễn thông. Thực tế cho thấy rõ là làng nghề chỉ có thể phát triển
mạnh ở những nơi có kết cấu hạ tầng đảm bảo đồng bộ, đây là những nhân tố tác
động tạo điều kiện khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của làng nghề. Tuy
nhiên hiện nay yếu tố này chưa được đảm bảo đối với hầu hết các làng nghề chế

21


biến nông sản nông thôn do đó đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của
làng nghề.
Bốn là nguồn nhân lực hiện nay ở hầu hết các làng nghề chế biến nông sản
truyền thống vẫn còn một số nghệ nhân tâm huyết với nghề truyền thống muốn
giữ gìn và phát triển nghề nhưng bên cạnh đó nguồn lao động trẻ tuy dồi dào
nhưng phần lớn không nhiệt tình với nghề hay bị hạn chế về trình độ chuyên
môn và trình độ văn hoá cũng là một lực cản của sự phát triển sản xuất theo

hướng CNH – HĐH.
Năm là, nguồn vốn: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đối với hầu hết các nghề chế biến nông sản thì nguồn
vốn cần thiết cho sản xuất không phải là lớn nhưng vẫn là một vấn đề khó khăn
cho một bộ phận lớn các hộ sản xuất, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước
và địa phương, đặc biệt là đề ra những chính sách phù hợp với đặc điểm sản xuất
của các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề chế biến nông sản nói
riêng.
Sáu là, nguồn nguyên vật liệu: trước đây nguồn mguyên vật liệu cung cấp
cho làng nghề chỉ mang tính nhỏ hẹp địa phương, hiện nay nguồn nguyên vật
liệu cung cấp cho làng nghề ngày càng phong phú và thuận tiện đáp ứng được
nhu cầu ngày càng lớn của sản xuất.
Bảy là, về cơ chế chính sách: Hiện nay nhà nước ta đã có nhiều chính sách
khuyến khích làng nghề nông thôn nói riêng và kinh tế nông thôn nói chung phát
triển và đặc biệt là trong những năm gần đây làng nghề liên tục được khuyến
khích và tạo điều kiện phát triển. Do đó đã góp phần rất lớn vào sự phát triển
làng nghề. Tuy nhiên vẫn chưa có một hệ thống chính sách đồng bộ cho một làng
nghề truyền thống nói chung và làng nghề chế biến nông sản nói riêng. Đây là

22


vấn đề được đảng và nhà nước quan tâm trong thời gian tới. (Trần Minh Yến,
2005).
2.1.5 Vị trí và vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn
Sự phát triển của làng nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá góp phần
đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên nhiều mặt, có thể kể đến
như:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp

hoá: Mục tiêu cơ bản của CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là tạo ra cơ cấu
kinh tế mới hợp lý hiện đại ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế này mang những đặc
điểm, tính chất của quá trình công nghiệp hoá đáp ứng đựoc yêu cầu đặt ra của
quá trình công nghiệp hoá. Do đó một sự tất yếu là phải chuyển dịch nền kinh tế
nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản xuất tự cấp tự túc là chủ yếu sang nền kinh
tế nông thôn công nghiệp hoá với cơ cấu nông - công nghiệp - dịch vụ và sản
xuất nhiều sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình vận động phát triển, các làng
nghề chế biến nông sản đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng
của CN- TTCN và dịch vụ thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, lao động từ sản xuất
nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn.
Sự phát triển của các làng nghề chế biến nông sản còn có tác dụng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, đó là khi nghề chế biến
nông sản phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn, đa dạng
hơn và chất lượng cao hơn. Do vậy trong nông nghiệp sẽ hình thành những khu
vực nông nghiệp chuyên môn hoá, tạo ra năng suất lao động cao hơn và tạo ra
nhiều sản phẩm hàng hoá hơn.
Bên cạnh đó, sản xuất trong các làng nghề là quá trình liên tục đòi hỏi một
sự thường xuyên dịch vụ trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, do

23


đó giúp dịch vụ nông thôn phát triển với nhiều hình thức đa dạng và phong phú,
đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động.
- Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động nông
thôn đó là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay. Trong tình hình hình hiện nay
số người trong độ tuổi lao động luôn tăng qua từng năm, số người thất nghiệp
ngày càng nhiều ở nông thôn thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn cần được chú trọng.
Những năm gần đây hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp trong đó bao

gồm các nghề chế biến nông sản đã thu hút hơn 10 triệu lao động, chiếm khoảng
30% lực lượng lao động nông thôn. Nhiều làng nghề thu hút trên 60% lao động
tham gia vào sản xuất nghành nghề phi nông nghiệp.
Sự phát triển của các làng nghề kéo theo sự hình thành và phát triển của
nhiều nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc
làm mới và thu hút nhiều lao động. Nghề chế biến lương thực, thực phẩm không
chỉ có tác dụng thúc đẩy nghề trồng các loại cây phục vụ chế biến phát triển mà
còn tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Ngoài ra cũng thúc đẩy các
dịch vụ khác như tín dụng, ngân hàng phát triển cùng với sự phát triển sản xuất
của các làng nghề.
- Tăng giá trị sản phẩm hàng hoá: Sự phục hồi và phát triển các làng nghề
truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn. Với quy mô nhỏ bé nhưng được phân bố rộng khắp các vùng nông thôn,
hàng năm làng nghề sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đóng góp
đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và từng địa phương nói riêng.
Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lao động, hạn chế di dân tự
do: khác với sản xuất công nghiệp và một số ngành khác, đa số các làng nghề
không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn, hơn nữa đặc điểm sản xuất trong các làng

24


×