Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.27 KB, 13 trang )

HỌC PHẦN:
Tổ chức và Quản lý cơ sở
Giáo dục nhà trường

CHUYÊN ĐỀ:
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức quản lý
chức năng


1.Khái niệm
Cơ cấu tổ chức quản lý là một chỉnh
thể các khâu, các bộ phận khác nhau,
được chuyên môn hóa và có những
trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có
mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và
được bố trí theo các cấp quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức.


II. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lý
• Cơ cấu tổ chức trực tuyến
• Cơ cấu tổ chức chức năng
• Cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng
• Cơ cấu tổ chức trực tuyến – tham mưu
• Cơ cấu tổ chức chính thức và không chính
thức
• Cơ cấu tổ chức ma trận
• Cơ cấu tổ chức chương trình – mục tiêu
• Cơ cấu tổ chức vệ tinh
• Cơ cấu tổ chức tạm thời.




II.Cơ cấu tổ chức chức năng
• 1. Khái niệm:
• Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ
cấu tổ chức trong đó từng chức năng
quản lý được tách riêng do một bộ
phận, một cơ quan đảm nhận. Cơ cấu
này có đặc điểm là những nhân viên
chức năng phải là những người am hiểu
chuyên môn và thành thạo nhiệm vụ
trong phạm vi quản lý của mình.


II.Cơ cấu tổ chức chức
năng
• 2. Sơ đồ cơ cấu chức năng


3. Phân tích, đánh giá
• Cơ cấu chức năng lần đầu tiên được áp
dụng với thủ lĩnh các đảng phái chính trị,
doanh nghiệp, sau đó phạm vi ứng dụng của
nó được mở rộng ra để phù hợp với khối
lượng công tác quản lý ngày càng lớn.
• Cơ cấu chức năng là một kiểu cơ cấu tổ
chức trong đó hình thành những bộ phận
lãnh đạo chức năng đã được chuyên môn
hóa.



Đặc điểm của cơ cấu chức năng

• Quyền lực lãnh đạo theo chức năng được
trao cho người đứng đầu bộ phận chức
năng.

• Người lãnh đạo vẫn phụ trách các bộ phận
nhưng có sự hỗ trợ của các bộ phận chức
năng


• Mối liên hệ giữa các nhân viên trong hệ
thống rất phức tạp

• Những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp
dưới cùng một lúc phải nhận thông tin
(mệnh lệnh) từ nhiều nguồn


Ưu điểm của cơ cấu tổ chức
chức năng
• Thu hút được các chuyên gia chức năng
vào công tác lãnh đạo

• Các chức năng do được chuyên môn hóa
trở thành sâu sắc, góp phần làm tăng hiệu
quả của việc giải quyết các vấn đề chuyên
môn cũng như các yêu cầu quản lý đề ra.



• Sự giúp việc của các bộ phận chức
năng đã giảm bớt gánh nặng về
quản lý và tạo điều kiện cho con
người lãnh đạo cao nhất có thể tập
trung vào những mảng công việc
chính
• Phân tán, phân chia quyền lực, phân
cấp trong quản lý
• Phát huy quyền dân chủ


Nhược điểm của cơ cấu tổ chức
chức năng
- Bộ máy trở nên cồng kềnh vì nảy sinh
thêm nhiều bộ phận
- Người lãnh đạo cao nhất phải phối hợp
hoạt động của những người lãnh đạo
chức năng, nhưng khó có thể phối hợp
được tất cả mệnh lệnh của họ,  cấp
dưới sẽ phải nhận nhiều mệnh lệnh.


•Do các lãnh đạo chức năng được trao
quyền nên dễ nảy sinh sự lạm dụng quyền
hạn, làm mờ dần quyền lãnh đạo của thủ
trưởng
•Người lãnh đạo cao nhất khó kiểm soát
bộ phận chức năng và cấp dưới.
•Có thể nói đây là cơ cấu tổ chức quản lý

kém hiệu quả nhất.




×