Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại thành phố cần thơ (tháng 9112011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN NHƯ QUỲNH

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÙN AO LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
XÀ LÁCH TRONG MÙA MƯA TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(THÁNG 9-11/2011)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG NGHIỆP SẠCH

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÙN AO LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
XÀ LÁCH TRONG MÙA MƯA TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(THÁNG 9-11/2011)


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. Trần Thị Ba

Nguyễn Như Quỳnh

ThS. Võ Thị Bích Thủy

MSSV: 3093032
Lớp: Nông Nghiệp Sạch – K35

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÙN AO LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
XÀ LÁCH TRONG MÙA MƯA TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(THÁNG 9-11/2011)

Do sinh viên NGUYỄN NHƯ QUỲNH thực hiện.


Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông Nghiệp Sạch với đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÙN AO LÊN SỰ SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
XÀ LÁCH TRONG MÙA MƯA TẠI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(THÁNG 9-11/2011)
Do sinh viên NGUYỄN NHƯ QUỲNH thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức ..............................................
Cần Thơ, ngày…… tháng……. năm 2012
Thành viên hội đồng

.....................................


......................................

......................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp và SHƯD

...............................................................

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trình bài trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Như Quỳnh

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Như Quỳnh

Giới tính: Nữ


Ngày sinh: 19/05/1991

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Bạc Liêu
Họ và tên Cha: Nguyễn Minh Dũng

Sinh năm: 1966

Nghề nghiệp: Cán bộ

Họ và tên Mẹ: Phan Thị Út

Sinh năm: 1964

Nghề nghiệp: Buôn bán

Quê quán: Cái Dầy – Châu Hưng – Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
Quá trình học tập
 1996 – 2001: Trường tiểu Châu Hưng A, Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
 2001 – 2005: Trường trung học cơ sở Thực Hành Sư Phạm Bạc Liêu
 2005 – 2008: Trường trung học phổ thông Chuyên Bạc Liêu
 2009 –2013: Trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông Nghiệp Sạch khóa 35,
khoa Nông nghiệp & SHƯD

v


LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn cha mẹ tôi những người đã yêu thương, ủng hộ tôi vô điều kiện

suốt bao nhiêu năm.
Các anh chị em đã mang lại một sức mạnh, nhiệt huyết trong tôi.
Cảm ơn cô Trần Thị Ba, thầy Bùi Văn Tùng và cô Võ Thị Bích Thủy đã giúp
tôi học được nhiều kiến thức thực tế về chuyên môn, sự chân thành, nhiệt tình trong
công việc, trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn thầy Châu Minh Khôi cố vấn học tập đã hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn tất cả Quý Thầy cô của tôi đã truyền đạt những kinh nghiệm và kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Mỹ An, chị đã luôn bên nhóm Luận Văn
đề tài Xà lách, giúp đỡ chúng tôi rất chân thành và nhiệt tình.
Cảm ơn Bác Sáu và gia đình đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn hai người bạn thân Duyên, Phiến người đã chia sẽ tầm nhìn và liên
tục khuyến khích, thúc đẩy tôi tiến về phía trước. Cảm ơn những anh chị, những
người bạn cùng làm luận văn trong và ngoài nhà lưới đã bên tôi và giúp tôi trong
khoảng thời gian tôi thực hành thí nghiệm và hoàn thành tôt luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.

vi


Nguyễn Như Quỳnh, 2012, “Hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại thành phố Cần Thơ (tháng 911/2011)”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch, khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần
Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------TÓM LƯỢC
Đề tài “Hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng, năng suất và chất
lượng xà lách trong mùa mưa tại thành phố Cần Thơ (tháng 9-11/2011)”, được thực
hiện nhằm xác định hiệu quả phân vi sinh Biogro có sử dụng bùn ao làm chất mang
lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau xà lách. Thí nghiệm được bố trí theo

thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, gồm 4 nghiệm thức là 4 loại
phân khác nhau: (1) Đối chứng phân hữu cơ vi sinh COVAC 1 tấn/ha và phân cá 10
lít/ha; (2) Bùn ao khô 6,9 tấn khô/ha; (3) Bùn ao đã xử lý vi sinh 8,3 tấn khô/ha; (4)
Phân vi sinh Biogro 0,7 tấn/ha. Trên nền phân hóa học 71-46-64 NPK (kg/ha).
Kết quả nghiên cứu cho thấy phân vi sinh Biogro có tác dụng tích cực trong
việc cải thiện khả năng sinh trưởng, năng suất xà lách, góp phần làm giảm chi phí
đầu tư và tăng lợi nhuận. Nghiệm thức sử dụng phân vi sinh Biogro có trọng lượng
cây (24,55g/cây), năng suất lý thuyết (33,36 tấn/ha ), năng suất thương phẩm (19,99
tấn/ha) luôn đạt cao nhất và thấp nhất là đối chứng (21,45 g/cây, 29,83 tấn/ha và
18,31 tấn/ha, tương ứng). Hiệu quả kinh tế nghiệm thức sử dụng phân vi sinh
Biogro cao nhất, cho lợi nhuận 62.575.510 đồng/ha và đối chứng đạt thấp nhất
(52.045.510 đồng/ha). Hàm lượng Nitrate trong thân và lá xà lách dao động từ 5,856,57 mg/kg đều dưới ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới (1500 mg/kg).

vii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Tóm lược................................................................................... vii
Mục lục ..................................................................................... viii
Danh sách bảng ......................................................................... x
Danh sách hình .......................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................ 2
1.1 Giới thiệu tổng quát về cây xà lách ................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc............................................................................... 2
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng . ................................................................. 2

1.1.3 Đặc tính thực vật..................................................................... 3
1.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh............ ..................................... 3
1.2 Phân hữu cơ - vi sinh........................................................................ 5
1.3 Phân bùn ao...................................................................................... 6
1.3.1 Giới thiệu về bùn ao nuôi cá tra............................................... 6
1.3.2 Nguồn gốc tích lũy bùn trong ao nuôi ..................................... 6
1.3.3 Thành phần chủ yếu trong bùn ao ........................................... 7
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về phân bùn ao ....................................... 8
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP....................................... 10
2.1 Phương tiện ...................................................................................... 10
2.1.1 Địa điểm và thời gian ............................................................. 10
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn ................................................. 10
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm................................................................. 10
2.2 Phương pháp .................................................................................... 11
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................... 11
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ................................................................... 13
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi..................................................................... 14
2.2.4 Phân tích số liệu ..................................................................... 16
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................... 17
3.1 Ghi nhận tổng quát ........................................................................... 17
3.2 Chỉ tiêu về sinh trưởng ..................................................................... 17
3.2.1 Chiều cao cây......................................................................... 17
3.2.2 Số lá ...................................................................................... 18

viii


3.2.3 Kích thước lá.......................................................................... 19
3.2.4 Đường kính thân .................................................................... 20
3.3 Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất.................................. 21

3.3.1 Trọng lượng trung bình cây.................................................... 21
3.3.2 Năng suất thực tế.................................................................... 22
3.3.3 Năng suất lý thuyết ................................................................ 23
3.4 Một số chỉ tiêu chất lượng ................................................................ 24
3.5 Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 25
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 27
4.1 Kết luận............................................................................................ 27
4.2 Đề Nghị............................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 28
PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian làm thí nghiệm tại
địa bàn thành phố Cần Thơ, 2011.

10

2.2


Loại và liều lượng phân bón lót trước khi trồng.

14

2.3

Loại và liều lượng phân tưới thúc sau khi trồng.

14

3.1

Chiều cao cây xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường
Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011).

18

3.2

Số lá cây xà lách (lá/cây) qua các ngày sau khi gieo tại phường
Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

19

3.3

Chiều dài lá xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường
Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

19


3.4

Chiều rộng lá xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo tại phường
Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

20

3.5

Đường kính gốc thân cây xà lách (cm) qua các ngày sau khi gieo
tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 911/2011)

21

Độ Brix, hàm lượng Nitrate và hàm lượng vật chất khô của xà
lách lúc thu hoạch tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng,
Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011).

25

Hiệu quả kinh tế của sản xuất xà lách tại phường Hưng Thạnh,
quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

26

3.6

3.7


x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Các loại phân trong thí nghiệm: a) Đối chứng (ND), b) Bùn ao
khô (BT), c) Bùn ao đã xử lý vi sinh (BX) và d) Phân vi sinh
Biogro (BI)

11

2.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại
phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 911/2011)”

12

2.3

Ruộng thí nghiệm xà lách được che lưới cước trắng cách mặt đất
60 cm


13

3.1

Trọng lượng trung bình cây xà lách tại phường Hưng Thạnh,
quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

22

3.2

Năng suất thực tế của cây xà lách tại phường Hưng Thạnh, quận
Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

23

3.3

Năng suất lý thuyết tổng của cây xà lách tại phường Hưng
Thạnh, quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ (tháng 9-11/2011)

24

xi


MỞ ĐẦU
Xà lách, một loại rau ăn lá quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn, giá trị
dinh dưỡng cao, dễ trồng, dễ sử dụng, dễ chế biến là những ưu điểm không chỉ thu

hút người tiêu dùng mà còn thu hút người nông dân sản xuất. Sử dụng bùn ao làm
phân bón lót cho xà lách là một trong những phương pháp tận dụng bùn ao làm
phân bón hỗ trợ sản xuất rau màu, vừa giảm chi phí sản xuất, vừa cải tạo đất, tốt cho
sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất mà còn đảm bảo năng suất cao và tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên chỉ một lượng rất ít hộ nông dân nuôi trồng thủy sản kết hợp biết
đến phân bùn ao. Phân bùn ao vẫn chưa được sử dụng phổ biến vì chất lượng chưa
ổn định và khối lượng bùn nếu dùng làm phân bón là khá lớn vì thế rất khó khăn
trong việc vận chuyển. Đề tài “Hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng, năng
suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại thành phố Cần Thơ (Tháng 911/2011)” được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh
trưởng, năng suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa. Bên cạnh đó góp phần hạn
chế tối đa những tác động tiêu cực của bùn ao nuôi thủy sản đối với môi trường.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ XÀ LÁCH
1.1.1 Nguồn gốc
Xà lách, tên khoa học Lactuca sativa L. var. Capitata L., họ Cúc
(Compositae), tên tiếng Anh là Lettuce. Theo tiếng la tinh “Lactuca sativa” có nghĩa
là “nhựa màu trắng đục”.
Dạng tổ tiên hoang sơ nhất của xà lách xuất hiện vào khoảng 4.500 năm
trước công nguyên (Trần Khắc Thi và ctv., 2003; Valenzuela và ctv., 2008 và Wien,
1999). Xà lách đã được các học giả Hi Lạp phân thành nhiều loại khác nhau và
cũng đã hiện diện tự hào trong những bức họa ở những lăng mộ cổ Ai Cập. Nhà
thám hiểm Christopher Columbus đã giới thiệu xà lách đến “thế giới mới” (châu
Mỹ) trong cuộc hành trình thứ hai của mình (Fruit and veggie guru, 2008; Paul,
1997 và Ryder, 2002). Từ đó xà lách được trồng ở châu lục này. Đến hôm nay xà
lách được trồng phổ biến và hiện diện khắp nơi trên thế giới.

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng
Xà lách chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho con người như: các
loại vitamin A, B, C, D, E và các loại khoáng chất: Sắt, canxi, phốt pho, natri, kali,
sulphat, carotene… Đáng ngạc nhiên hơn cả là với thành phần dưỡng chất đa dạng
như vậy nhưng xà lách lại là một món ăn bình dân giá rẻ có thể sử dụng trong các
bữa ăn hàng ngày và là món ăn khai vị kích thích tiêu hóa rất tốt với rất nhiều công
dụng. Các chuyên gia y học đã xác định được xà lách có thể giải nhiệt, lọc máu,
cung cấp các khoáng chất, giảm đau, gây ngủ, làm dịu cơn ho, lợi sữa... Trong dịch
chiết xuất từ xà lách có chất lactuarium làm dịu sự kích thích thần kinh.
Với 100g tươi xà lách cung cấp 247% vitamin A hàng ngày, và 4443 mcg
beta-carotene. Các hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, tốt cho da, và cũng rất
cần thiết cho thị lực. Xà lách giàu chất flavonoid giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư


3

phổi và khoang miệng. Không những thế, xà lách còn là một nguồn vitamin K,
folate, vitamin C phong phú, có vai trò tiềm năng trong sự gia tăng khối lượng
xương bằng cách thúc đẩy hoạt động trong xương, giúp cơ thể phát triển sức đề
kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm (www.nutrition and you.com, 2009).

1.1.3 Đặc tính thực vật
Theo Cho Yang Hee (2012), xà lách có rễ cọc, rễ rất phát triển và phát triển
rất nhanh, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20-30 cm do đó rễ cây không chịu được
tình trạng ngập úng và cần một lớp đất mặt có độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng để rễ hút
thức ăn dễ dàng. Thân xà lách thuộc loại thân thảo, là loài rau ăn lá quanh năm. Xà
lách có số lượng lá rất lớn, lá ngoài có màu xanh đến xanh đậm, lá trong có màu
xanh nhạt đến trắng đậm.
Ở giai đoạn sinh trưởng đầu, thân thường rất ngắn, các lá sắp xếp quanh thân
theo chiều xoắn ốc (Lã Đình Mỡi và Dương Đức Huyến, 1999). Các lá bên trong

mềm và có chất lượng cao hơn các lá bên ngoài (Mai Thị Phương Anh và ctv.,
1996).
1.1.4 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc bốc thoát hơi nước, sự hấp thu dung dịch đất,
sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các tiến trình sinh lí khác trong tế bào
thực vật (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Nhiệt độ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất của cây. Nhiệt
độ ảnh hưởng đến sự hút nước và dinh dưởng của cây trong đó nhiệt độ rễ là quan
trọng nhất và nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ không khí, nhiệt độ tối hảo vào khoảng
20-30 0C. Nhiệt độ rễ ảnh hưởng bởi mật độ, nhiệt độ không khí, bề mặt thảm thực
vật, phản ứng của cây bị hạn hẹp ở nhiệt độ thấp và gia tăng ở nhiệt độ cao hơn
(Edwards và ctv., 1983)


4

Xà lách nhạy cảm ở nhiệt độ cao, nhiệt độ quá cao sẽ làm cho chúng không
phát triển, khi hạt ở 27 0C hạt sẽ không nảy mầm và trở nên miên trạng
(H.D.Tindall, 1983). Tuy nhiên, trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, khối lượng
thân lá tăng trưởng rất nhanh, nhiệt độ cao một chút lúc này có lợi cho quá trình
quang hợp cũng như một số quá trình khác như hô hấp, hút nước của cây… (Tạ Thu
Cúc,1999).
* Ánh sáng
Ánh sáng giữ vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng là thành phần không thể thiếu trong quá trình quang hợp của cây. Cây rau rất
nhạy cảm đối với sự thay đổi của thành phần ánh sáng, cường độ ánh sáng, và thời
gian chiếu sáng (Trần Thị Ba và ctv., 2001). Nếu thiếu ánh sáng sẽ làm giảm khả
năng sinh trưởng và năng suất cây trồng (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
Xà lách là loại thích hợp ở ánh sáng yếu, để cây sinh trưởng bình thường và

năng suất cao yêu cầu thời gian chiếu sáng 10-12 giờ/ngày (Mai Thị Phương Anh,
1996). Phần lớn cường độ ánh sáng tối hảo của xà lách khoảng 20.000-34.000 lux
(Trần Thị Ba và ctv., 1999).
* Ẩm độ
Ẩm độ trong không khí cũng như ẩm độ trong đất tác động đến các giai đoạn
sinh trưởng của rau như: tỷ lệ nảy mầm hạt, sinh trưởng sinh dưỡng, sự ra hoa, kết
hạt, thời gian chín, chất lượng rau, sản lượng hạt, sâu bệnh hại và khả năng bảo
quản. Về cơ bản ẩm độ có vai trò trong quá trình phân chia tế bào, duy trì và phát
triển tế bào (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Phần lớn các loại rau rất mẫm cảm
với hiện tượng ngập úng, khi mức độ nước có mặt trong đất quá cao bộ rễ dễ bị tổn
thương (Trần Văn Lài và ctv., 2002).
Cây xà lách thuộc nhóm rau hút nước yếu và tiêu hao nước nhiều (Trần Thị
Ba và ctv.,1999). Độ ẩm thích hợp của đất là từ 70-80% (Nguyễn Văn Thắng và
Trần Khắc Thi, 1996; Trịnh Thu Hương, 2003).
* Đất và dinh dưỡng
Xà lách không kén đất chỉ yêu cầu thoát nước, pH = 5,8-6,6 là thích hợp
(Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999; Trịnh Thu Hương, 2003), bộ rễ xà


5

lách nói chung ăn nông nên tính chịu hạn và chịu nóng kém, do đó đất trồng rau
phải là đất chân cao, dễ tiêu nước (Huỳnh Thị Dung và ctv., 2007). Theo Cho Yang
Hee (2012), xà lách ưa đất cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng và nhiều chất hữu
cơ.
Xà lách là loại rau hút ít dinh dưỡng (Tạ Thu Cúc, 2005), tuy nhiên do là loại
rau ăn lá nên nhu cầu về đạm của xà lách cao hơn so với các loại rau khác (Hoàng
Minh Châu, 1998). Đạm là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của xà
lách (Tạ Thị Thu Cúc, 2005). Bên cạnh N, P, K là những yếu tố rất cần thiết thì các
nguyên tố vi lượng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của

cây. Theo Trần Khắc Thi (2003), 1000 m2 đất trồng xà lách cần bón 11kg N, 5 kg
P2O5 và 5 kg K2O.
1.2 PHÂN HỮU CƠ - VI SINH
Phân hữu cơ là một tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật
liệu có nguồn gốc hữu cơ như các loại phân chuồng, phân xanh… (Nguyễn Công
Vinh, 2002) đang trong quá trình phân hủy ở các mức độ khác nhau được sử dụng
để làm phân bón cho cây trồng (Đường Hồng Dật, 2002). Phân hữu cơ nói chung có
chứa đầy đủ các dưỡng chất có thể thay thế phân hóa học nhưng phân hữu cơ là
dạng cung cấp dinh dưỡng chậm và ổn định. Các chất hữu cơ khi được bón vào đất
thường ở dưới dạng chất đường bột, protein và chất béo. Quá trình phân hủy phải
trải qua nhiều giai đoạn (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Phân hữu cơ–vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu
hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa
một hay nhiều chủng vi sinh vật sống có hoạt lực cao được tuyển chọn với mật độ
đạt tiêu chuẩn qui định (TCVN 6169:1996). Các vi sinh vật này được sản xuất qua
kỹ thuật lên men trên môi trường sau đó trộn với xác bã thực vật hoặc than bùn nên
phân thường có màu nâu thẩm hoặc đen (Nguyễn Đăng Nghĩa ctv., 2005). Thông
qua những hoạt động của nhóm vi sinh vật này tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất
và cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Đối với phân hữu
cơ-vi sinh quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp sẽ ngắn hơn so với phân


6

hữu cơ do được bổ sung thêm một số loại vi sinh vật hữu ích như vi sinh vật cố định
đạm, vi sinh vật phân giải lân khó tan, vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây trồng,
vi sinh vật đối kháng,… (Đỗ Thị Thanh Ren và Ngô Ngọc Hưng, 2004). Tuy nhiên
phân hữu cơ-vi sinh khi đã được bón vào đất vẫn cần một khoảng thời gian nhất
định để đạt được hiệu quả tối ưu.
1.3 PHÂN BÙN AO

1.3.1 Giới thiệu về bùn ao nuôi cá tra
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), tổng sản lượng thủy
sản 06 tháng đầu năm đạt 1.338 nghìn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, sản lượng cá tra ước đạt 557.922 tấn với diện tích nuôi đạt khoảng 4.669
ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng sự tích tụ các chất thải hữu cơ dưới
đáy ao tạo nên những độc tố gây hại, cạn kiệt nguồn oxi ảnh hưởng xấu đến quy
trình nuôi cá thâm canh ở những vụ kế tiếp. Bùn ao cá tra nuôi thâm canh là loại
chất thải chứa nhiều độc tố, cần được xử lý để bảo vệ cá nuôi. Việc tận dụng chất
thải này làm nguồn phân bón hữu cơ là điều vừa tránh được sự ô nhiễm môi trường
vừa sản xuất phân hữu cơ hữu ích (Thông tin khoa học và công nghệ thành phố Cần
Thơ, 2012).
1.3.2 Nguồn gốc tích lũy bùn trong ao nuôi
Theo Trương Quốc Phú (2006), trong ao nuôi thủy sản, vật chất lắng tụ ở đáy
ao bao gồm các chất vô cơ như phù sa, và các vật chất hữu cơ như thức ăn thừa, xác
chết của sinh vật… Lượng thức ăn dư thừa để lại trong ao khác nhau tùy theo đối
tượng nuôi và mô hình canh tác. Lượng thức ăn bổ sung vào các ao nuôi thủy sản
càng lớn, thức ăn thừa và chất thải của cá lắng đọng xuống nền đáy càng nhiều
(Burford & Williams, 2001; Lê Bảo Ngọc, 2004). Theo Trương Thị Nga et al.,
(2009), để tạo ra 1 kg cá tra thì sẽ thải ra môi trường 3 kg chất thải và chất bẩn. Với
mức độ thâm canh ngày càng cao như hiện nay thì lượng vật chất hữu cơ tích lũy
trong ao nuôi cá tra là rất lớn. Với sản lượng trung bình 300- 500 tấn/ha thì mỗi vụ


7

nuôi thải ra môi trường khoảng 10 tấn N; 5 tấn P2O5 ; và 370 tấn vật chất khô (Cao
Văn Thích, 2008).

1.3.3 Thành phần chủ yếu trong bùn ao
* Chất hữu cơ

Theo Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005), thành phần chất hữu cơ có vai
trò rất lớn đối với đất trồng, là kho dinh dưỡng của cây và điều tiết nhiều tính chất
lý, hóa, sinh của đất và cây. Trong đất chứa từ 2-3% chất hữu cơ là trung bình, từ 35% khá giàu hữu cơ và lớn hơn 5% là giàu chất hữu cơ. Ở đất bạc màu thì thành
phần chất hữu cơ dưới 1%, đất phù sa thì thành phần chất hữu cơ từ 1,8-2,5%. Qua
kết quả nghiêm cứu của Cao Văn Thích (2008), cho thấy hàm lượng hữu cơ trong
bùn ao chiếm khoảng 10,5-11,7%. Dựa vào chỉ tiêu đánh giá chất hữu cơ trong đất
của Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005) như trên thì hàm lượng hữu cơ trong bùn
ao thuộc loại khá giàu đến giàu chất hữu cơ.
* Đạm tổng số
Thành phần đất ở nước ta có hàm lượng đạm tổng số từ 0,1-0,2% (Hội Khoa
Học Đất Việt Nam, 2000). Qua kết quả nghiên cứu phân tích hàm lượng đạm tổng
số của Huỳnh Tuyết Ngân (2010), ở ba ao nuôi cá tra vào giữa vụ đạm tổng số là
0,21% và cuối vụ đạt 0,25%, so với hàm lượng đạm tổng số trong đất thì hàm lượng
đạm tổng số trong bùn ao cao hơn. Hàm lượng đạm tổng số trong ao nuôi dao động
từ 10,7 – 12,9 x10-3 mg.kg-1 (Cao Văn Thích, 2008). Theo Lê Bảo Ngọc (2004),
bùn ao nuôi cá tra có tổng đạm tỷ lệ thuận với vật chất hữu cơ có trong bùn ao.
* Lân tổng số
Cũng theo Hội Khoa Học Đất Việt Nam (2000), đất phù sa hệ thống sông
Cửu Long có hàm lượng lân tổng số từ 0,05-0,1% vẫn thấp hơn nhiều so với hàm
lượng lân tổng số trong bùn ao được phân tích trong nghiên cứu của Huỳnh Tuyết
Ngân (2010) dao động từ 0,12-0,45%.
Hàm lượng lân trong bùn ao cao là do việc tích lũy vật chất hữu cơ từ thức
ăn dư thừa. Theo Boyd (1985), phần lớn lân trong ao nuôi bị hấp thụ bởi bùn ao chỉ


8

có 10 -12 % là hòa tan vào nước. Theo Cao Văn Thích (2008), hàm lượng lân tổng
số của bùn ao dao động từ 0,7 – 0,8 x 10-3 mg.kg-1.
1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÙN AO

Theo nghiên cứu của Trương Quốc Phú và Trần Kim Tính (2012), thành
phần hóa học bùn ao nuôi cá tra thâm canh cho thấy hàm lượng chất hữu cơ, đạm
tổng số và lân tổng số trong bùn ao cá tra khá cao, hàm lượng yếu tố đa, vi lượng ở
mức trung bình và hàm lượng kim loại nặng rất thấp. Vì vậy có thể dùng bùn ao
nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng.
Theo Quách Quốc Tuấn (2008), tận dụng chất thải ao nuôi cá tra và xác bã
thực vật để sản xuất phân hữu cơ – vi sinh cho canh tác lên 2 đối tượng cây trồng
rau mồng tơi và khổ qua theo hướng rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Long. Kết quả cho
thấy phân hữu cơ vi sinh từ xác bã thực vật và bùn ao nuôi cá tra có tác dụng tốt lên
sinh trưởng và năng suất của cây rau, làm giảm thấp dư lượng nitrat có trong rau.
Riêng đối với khổ qua canh tác bằng phân hữu cơ vi sinh có năng suất tổng và năng
suất thương phẩm đều tăng từ 20% đến 37% so với canh tác bằng phân hóa học. So
sánh kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Tính (2009) trong việc thử nghiệm bùn ao
nuôi cá trê để sản xuất rau an toàn tại ấp Mỹ Phụng, Xã Mỹ Khánh, huyện Phong
Điền, Tp Cần Thơ. Hàm lượng đạm trong đất bùn ao nuôi cá trê được nạo vét lên
sẵn thuộc loại trung bình, còn hàm lượng lân thuộc loại giàu. Năng suất trung bình
các loại rau củ cải, hành lá, rau muống, xà lách, mồng tơi còn thấp, năng suất của
mô hình (10,5 tấn/ha) chỉ đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng rau của 2 người và hình
thức thì không bằng các loại rau được bán ở ngoài thị trường.
Qua kết quả nghiên cứu của Phan Văn Lập (2009), tận dụng chất thải ai nuôi
cá tra và xác bã thực vật để sản xuất phân hữu cơ - vi sinh và đánh giá hiệu quả của
loại phân này tại Cần Thơ. Phân hữu cơ vi sinh có thể thay thế 50% - 75% lượng
phân hóa học mà không làm giảm chỉ tiêu về tỉ lệ năng suất thương phẩm/ năng suất
tổng của ba loại, rau muống, củ cải và đậu bắp. Hay theo tác giả 10 tấn phân hữu cơ
vi sinh tương đương với 80-30-20 NPK kg/ha. Về chất lượng phân hữu cơ – vi sinh
được sản xuất thử nghiệm từ nguồn nguyên liệu là bùn ao nuôi cá tra với các chỉ


9


tiêu pH và Carbon tổng đều đạt tiêu chuẩn, các chỉ tiêu nitơ tổng, lân dễ tiêu , kali
trao đổi thấp và cần được bổ sung.
Theo Trần Văn Sanh xã Hòa Khánh, huyện Phú Tân cho biết khi sử dụng
hợp lý nguồn phân thải ao cá tra, năng suất khoai cao đã tăng lên hơn 3,5 tấn/1000
m 2, ngoài ra còn giảm được hơn phân nửa lượng phân. Trước đây, khi chưa có
nguồn phân của ao cá tra, năng suất rẫy khoai cao của anh chỉ đạt tối đa là 2,5
tấn/1000 m2. Việc sử dụng bùn ao cá tra làm phân bón sẽ rất tốt với cây trồng do
trong bùn đáy ao có chứa nhiều thành phần, trong đó chứa hầu hết các nguyên tố
dinh dưỡng cần thiết cho cây. Phương pháp xử lý bùn ao nhằm hạn chế tác động
xấu của việc thải bùn từ ao nuôi thủy sản ra môi trường kết hợp tận dụng bùn ao
làm phân bón hỗ trợ sản xuất hoa màu và cây ăn quả, đã góp phần làm giảm chi phí
phân bón cho việc trồng hoa màu và cây ăn quả nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao
và tăng lợi nhuận. (Hội thảo “Các giải pháp về xử lý và ứng dụng bùn đáy của ao cá
tra, Đại học Cần Thơ, 2012).


10

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
- Thời gian: tháng 09 đến tháng 11 năm 2011.
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn
Theo số liệu của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ
năm 2011, nhiệt độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm không cao lắm (từ 27
- 27,90C). Ẩm độ trung bình từ 82-86%, sự chênh lệch ẩm độ tương đối thấp (4%).
Có vài đợt mưa lớn giữa tháng 10 và tháng 11.
Bảng 2.1 Tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian làm thí nghiệm tại

thành phố Cần Thơ, 2011.
Thời gian
(tháng)

Nhiệt độ trung
bình (0C)

Số giờ nắng
(giờ)

9
10
11

27,0
27,9
27,0

155,4
234,4
182,0

Lượng mưa
(mm)
152,0
101,3
204,4

Ẩm độ
(%)

86
82
85

2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
- Giống xà lách TN 102: do công ty giống cây trồng Trang Nông phân phối,
giống được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây xòe tán rộng lá
chia thùy, màu xanh vàng, thời gian thu hoạch từ 30-37 ngày sau khi gieo, năng suất
bình quân 13-15 tấn/ha.
- Các loại phân bùn ao sử dụng trong thí nghiệm: bùn ao khô, bùn ao đã xử
lý vi sinh và phân vi sinh Biogro sử dụng bùn ao làm chất mang.
- Phân hữu cơ vi sinh COVAC, phân cá Super fish (Do Công ty TNHHTM
& DL Phú Hảo phân phối).


11

- Phân bón hóa học: Urea, DAP, KCl.
- Thuốc trừ sâu bệnh: Basudin 10H, Proplant 722SL, Thần hổ (chất bám
dính),…
- Vật liệu khác: thước dây, thước kẹp, cân, Brix kế, túi ni lông, ...

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4
nghiệm thức với 4 lần lặp lại. Bốn nghiệm thức là 3 loại phân bùn ao và 1 nghiệm
thức đối chứng là phân hữu cơ vi sinh COVAC kết hợp phân cá.
1) Đối chứng: phân hữu cơ vi sinh COVAC 1 tấn/ha và phân cá 10 lít/ha
(ND).
2) Bùn ao khô: 6,9 tấn khô/ha (BT).

3) Bùn ao đã xử lý vi sinh: 8,3 tấn/ha (BX).
4) Phân vi sinh Biogro: 0,7 tấn/ha (BI).

a)

b)

c)

d)

Hình 2.1 Các loại phân trong thí nghiệm: a) Đối chứng (ND), b) Bùn ao khô (BT), c)

Bùn ao đã xử lý vi sinh (BX) và d) Phân vi sinh Biogro (BI)


12

8m
1,25 m

ND

1

BX

2
Lặp lại I


BT

3

BI

4

BT

5

BI

6
Lặp lại II

BX

7

ND

8

ND

9

BT


10

BI

11

BX

12

BT

13

BI

14

Lặp lại III

Lặp lại IV
BX

15

ND

16


Ghi chú: diện tích mỗi lô là 14,5 m2 (mặt liếp 10 m2 + lối đi 4,5 m2)
“ND”: đối chứng; “BT”: bùn ao khô; “BX”: bùn ao đã xử lý vi sinh; “BI”: phân vi
sinh Biogro

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Hiệu quả của phân bùn ao lên sự sinh trưởng,
năng suất và chất lượng xà lách trong mùa mưa tại Tp.Cần Thơ (Tháng 911/2011)”


13

2.2.2 Kỹ thuật canh tác
* Chuẩn bị đất: Đất tơi xốp, thoát nước tốt. Liếp cao ráo, thoáng mát, liếp
rộng 1,25 m, cao 20 cm, lối đi 20 cm.
* Gieo hạt: lượng hạt giống xà lách 8 kg/ha, phương pháp gieo sạ.
* Chăm sóc:
- Sau khi gieo cây con tiến hành che lưới phía trên liếp trồng nhằm giảm tác
động xấu của thời tiết đến xà lách, sử dụng lưới cước trắng và che cách mặt đất 60
cm (Hình 2.3).

Hình 2.3 Ruộng thí nghiệm xà lách được che lưới cước trắng cách mặt đất 60 cm.
- Tỉa cây: 18 - 20 ngày sau khi gieo, chừa cây cách cây khoảng 4 cm x 4 cm.
- Tỉa lá chân: tỉa bỏ tất cả các lá vàng úa hoặc bị bệnh để cây được thông
thoáng, ít sâu bệnh hại.
- Bón phân: Nền phân hóa học như sau: 71-46-64 NPK kg/ha.
+ Bón lót: toàn bộ phân bùn đáy ao và phân COVAC với liều lượng như
đã trình bày ở Bảng 2.2
+ Tưới thúc toàn bộ phân hóa học và phân cá (Bảng 2.3), cân và pha phân
riêng cho từng lô (hòa tan từng loại phân sau đó pha chung các loại để tưới). Tưới
phân vào chiều mát, tưới nước ướt đều liếp rồi mới tưới phân hóa học.



×