Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Các độc chất môi trường và căn bệnh ung thư.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.47 KB, 10 trang )

Nhóm 12
Chủ đề: Các độc chất môi trường và căn bệnh ung thư.

1.
2.
3.
4.
5.


1.

2.

3.
4.

1.

Mục lục
Định nghĩa và phân loại bệnh ung thư.
Nguyên nhân và quá trình hình thành ung thư.
Độc chất môi trường gây bệnh ung thư.
Một số bênh ung thư chính và tác nhân liên quan.
Một số biện pháp phòng tránh ung thư do các độc chất.
Giới thiệu
Ngày nay khi khoa học và kỹ thuật phát triển tới tầm cao mới, đời sống vật chất
và tinh thần của con người ngày càng được cải thiện thì tài nguyên thiên nhiên bị
phá hoại nhiều hơn, môi trường bị ô nhiễm nặng nề hơn, con người lại có nguy cơ
mắc nhiều căn bệnh hiểm nghèo hơn, trong số đó có căn bệnh ung thư.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người chết vì ung thư nghĩa là cứ 6s có


một người chết vì căn bệnh này và xu hướng đang ngày một tăng.
Ung thư không phải là một bệnh mà là một loạt các bệnh khác nhau. Có hơn
200 bệnh ung thư khác nhau về nguyên nhân, tăng trưởng ,chuẩn đoán, điều trị và
tiên lượng. Có ung thư mọc từ bắp thịt và xương, có loại có gốc từ da hoặc lớp lót
mặt các cơ quan, loại xuất phát từ máu, có loại phát triển nhanh, phát triển chậm.
Một số thuật ngữ liên quan
Khối u: Đó là một chỗ nổi lên trong cơ thể mà không có mục đích thiết thực nào.
Khối u có thể do viêm nhiễm, xuất huyết phù nề, hay một bọc nước. (trừ ung thư
máu).
U lành: ít có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Đó chỉ là sự tăng trưởng
không bình thường và gần như luôn luôn dược bọc bằng một lớp vỏ, không lan tràn
đến các nơi khác của cơ thể. Tuy nhiên trong một điều kiện nào đó U lành cũng có
thể biến thành U ác.
U ác: tức là ung thư gây chết người.
Di căn: Di căn nghĩa là di chuyển đến và đóng căn ở nơi mới. Đến một thời điểm
nào đó, nhóm tế bào ung tư sẽ tách ra khỏi bướu nguyên phát theo đường bạch
huyết đến nảy nở ở các hạch.
Ngoài ra nhóm tế bào ung thư còn đi theo đường mauslan tràn đến những nơi có
khi rất xa lạ với vị trí ban đầu.
Các di căn còn gọi là bướu thứ phát.
Di căn là thể trạng nguy hiểm nhất của ung thư.
I. Định nghĩa và phân loại bệnh ung thư
Định nghĩa:


a.
b.
c.
d.
e.

f.
g.

1.


2.






Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào và tổ chức khi bị kích thích bởi các
độc tố và độc chất. Khi đó, chúng phát triển vô hạn độ, không tuân theo yêu cầu
của cơ thể; và nếu loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh vẫn tiếp tục phát
triển cho đến chết
2. Phân loại
Các loại ung thư thường gặp như:
Ung thư da
Ung thư cổ tử cung
Ung thư dạ dày
Ung thư gan
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư máu
Ung thư buồng trứng
II. Nguyên nhân
Các nguyên nhân bên trong:
Yếu tố di truyền
Yếu tố nội tiết tố

Các nguyên nhân môi trường
Các tác nhân vật lý (độc chất phóng xạ): Các tia và bức xạ được phát ra từ các
chất phóng xạ tự nhiên hoặc từ nguồn phóng xạ nhân tạo. Có nhiều cơ quan bị ung
thư sau khi bị chiếu xạ nhưng loại nguyên nhân này chỉ chiếm 2-3% trong số các
trường hợp ung thư, chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư bạch cầu,
ung thư da.
Các tác nhân hóa học gây ung thư: Có trong thuốc lá, rượu, thuốc phiện, thức ăn,
nội tiết, thuốc chữa bệnh, nghề nghiệp, chiến tranh, thuốc trừ sâu…
Qua nghiên cứu các nhà khoa học kết luận rằng có đến 80-90% bênh ung thư
liên quan đến môi trường xung quanh, trong đó nhân tố hóa học chiếm 90%.
Thật vậy những năm gần đây người ta sử dụng các hóa chất trong cuộc sống
hàng ngày tăng lên đột ngột. Nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng chứa những
chất có độc tính gây nguy hại đến sức khỏe.
Các tác nhân sinh học gồm các virus gây ung thư chứa các gen gây ung thư , ký
sinh trùng, vi trùng.
3.Qúa trình hình thành ung thư
Cũng như tất cả các căn bệnh khác, ung thư phát sinh cũng phụ thuộc vào tác
động môi trường, nhiễm độc thực phẩm và tình trạng miễn dịch của cơ thể.
Qua nghiên cứu di truyền học và sinh học phân tử người ta tìm được những
gen gọi là tiền oncogen. Những gen này có nhiệm vụ điều hòa sự phát triển của













A.
a)

b)

một tế bào lành. Do sự tác động nào đó của các yếu tố nội tại hay ngoại lai , các
gen này sẽ biến thành oncogen ác. Lúc đó tế bào không được điều hòa bình thường
nữa, trở nên vô tổ chức, sinh sôi vô hạn độ. Sự biến đổi xảy ra làm cho nhiễm sắc
thể bị thay đổi bằng nhiều cách như chuyển vị, mất đoạn hay khuếch đạivà từ đó
phát sing ung thư.
Nếu có 2-7 biến dị thì đó là mở đầu một tiến triển ung thư ác tính.Tế bào ung
thư ác tính tăng bài tiết yếu tố sinh mạch, kích thích phát triển mạch cho ung thư.
Tế bào ung thư còn sản xuất ra các enzyme metalloprotease và collagenase để xâm
lấn vào các tổ chức chung quanh được dễ dàng.
Bệnh ung thư thường xuất phát từ 2 loại tổ chức chính trên cơ thể:
Từ các tế bào biểu mô của các tạng và các cơ quan. Loại này thường di căn theo
đường huyết tương tới các hạch khu vực.
Từ các tế bào của các tổ chức lien kết của cơ thể . Loại này di căn theo đường
máu đến các tạng ở xa.
4.Một số triệu chứng của bệnh.
Chảy máu hoặc tiết nhiều dịch nhờn bất thường ( ung thư buồng trứng
hoặc cổ tử cung)
Xuất hiện các u, bướu kéo dài mà không mất (ung thư vú)
Chỗ lở loét không liền lại sau 2 tuần (ung thư miệng)
Thay đổi tính chất của ruột và bàng quang, có sự bất thường trong bài tiết
(ung thư trực tràng, ruột kết)
Khan giọng và ho dai dẳng (ung thư phổi)
Chứng khó tiêu và khó nuốt (ung thư thực quản hoặc đầu và cổ)

Có sự thay đổi về mụn cóc và nốt ruồi (ung thư da) .
5.Độc chất môi trường gây ung thư.
Độc chất hóa học
Thuốc lá
* Thuốc lá có chứa trên 4000 thành phần khác nhau, trong đó có 50 chất là chất
gây ung thư.
* Hút thuốc lá thường gây ra ung thư phổi, môi, mũi, họng, thực quản, thanh
quản, dạ dày, tụy, bàng quang, gan, thận, hậu môn…
* Nhờ sự hoạt hóa của enzym cytochrom P450 ở microsome tế bào, các chất
carcinogen độc trong thuốc lá được chuyển hóa thành các chất ưa nước, ưa điện đễ
đào thải ra ngoài.Mặt khác chúng dễ dàng kết hợp với DNA nhân tế bào thành
những chất kết hợp DNA mới gây biến dị và tạo ung thư
Rượu





c)



d)

e)



f)


Rượu là nguyên nhân gây ung thư cao chỉ thua thuốc lá. Uống rượu liên quan đến
ung thư miệng, họng thanh quản, thực quản và gan.
Khi rượu được đưa vào trong cơ thể người, quá trình chuyển hóa của rượu có
sinh ra acetaldehyd (Aa), là một carcinogen trong các mô động vật, là chất gây
biến dị vi khuẩn và các tế bào động vật có vú. Sau thời gian nghiện rượu mãn tính,
Aa có nồng độ cao trong máu tăng nguy cơ gây ung thư gan và các tổ chức khác
trong cơ thể. Aa có khả năng làm DNA đột biến, gây ung thư.
Thuốc phiện
Thuốc phiện là tác nhân gây ung thư thực quản và ung thư bàng quang với tỷ lệ
rất cao.
Trong thuốc phiện có chứa morphine – một alkaloid chủ yếu của opium có thể
làm thay đổi động dược học và sự phân phát các chất nitrosamin, trong đó có Nnitrosamine, một carcinogen duy nhất có đủ tiềm năng gây ung thư thực quản ở
động vật.
Chất độc dioxin: Là một loại cực độc có mặt trong hầu hết các môi trường thành
phần, ít tan trong nước, tồn tại nhiều và lâu ở đất, trầm tích (có khi đến 30-40
năm), xâm nhiễm qua con đường thực phẩm, vào thực vật, rồi vào tôm cá, vào rau
quả và cuối cùng vào con người. Cũng có thể ngộ độc trực tiếp do hô hấp, hay qua
da do tiếp xúc, hay qua nước uống. Nếu liều lượng cao có thể gây độc cấp tính, nếu
liều lượng thấp gây độc mãn tính, nhất là gây ung thư.
Các thực phẩm: Các độc chất từ thuốc trừ sâu và phân hóa học. Chúng tồn dư
trong môi trường đất, nước rồi tích lũy vào sản phẩm nông nghiệp như lúa, khoai,
rau quả. Chúng cũng có mặt trong thực phẩm dưới vai trò là chất bảo quản, diệt
nấm mốc hoặc là tạp chất sinh ra trong quy trình nuôi trồng, sản xuất hoặc chế
biến thực phẩm.
Thịt đỏ (ăn nhiều thịt đỏ có nghĩa ăn nhiều protein có chứ nhiều các amin, vào
trong ruột sẽ sinh ra nhiều thành phần nitrosamine là những chất dễ sin hung thư
đại tràng. Mỡ động vật (Mỡ chứa nhiều lipit và các axit béo chưa no. Ăn nhiều sẽ
gây hàm lượng cao chuỗi dài các axit béo chưa no ở lipit màng và hậu quả là có
nồng độ cao cơ chất trong phản ứng peroxide hóa lipit sinh MA. Là tác nhân gây
ung thư ở người nhất là ung thư vú, ung thư đại tràng).

Thực phẩm nấm mốc: Qúa trình bảo quản các loại ngũ cốc như: đậu phộng, bắp,
một số hạt có dầu, lúa mì, gạo, khoai mì… không đảm bảo thường dẫn tới tình
trạng sinh nấm mốc như aspergillus flavus… Những nấm mốc đó sẽ sinh ra một



g)





h)

-

-

-

loại độc tố vi nấm có tên là aflatoxin B1.Loại độc tố này tích lũy trong cơ thể ngươì
và gia súc, là nguồn nguy cơ cao gây ung thư gan nguyên phát.
Những nấm mốc sẽ sinh ra một loại độc tố tên aflatoxin B1, tích lũy trong cơ thể
là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát.
Hormone gây ung thư: Estrogen, tamoxifen.
1 Estrogen: Yếu tố chủ đạo gây ung thư
Estrogen nội sinh: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Estrogen có thể gây
và phát động các khối u tuyến vú.
Estrogen ngoại lai: Những thuốc uống chống thụ thai COC làm tăng nguy
cơ ung thư vú ở những phụ nữ trẻ tuổi. Còn những phụ nữ tiền mãn kin có thể làm

tăng nguy cơ ung thư vú nếu COC cung cấp một lượng estrogen và progestrogen
lớn hơn tự nhiê vnào lúc này.
2 Tamoxifen
Nguồn gốc: là tác nhân được áp dụng trong điều trị ung thư vú có dược
học phức tạp vì nó bao gồm cả bản chất esrtrogen và chống estrogen.
Là chất khởi xướng ung thư gan ở người.
Một số chất độc gây ung thư sinh ra từ môi trường:
- Các chất khí thải của động cơ và các lò đốt công nghiệp sử dụng nhiên liệu
than, củi, xăng... Bụi chì từ khói xe, SO2, N2O, Clo từ khói thải nhà máy, bụi
phấn, thậm chí cả nước hoa quá liều nữa. Bụi xi măng, chứa nhiều hạt silic có kích
thước từ 1-5 micro mét. Những chất khí này khi vào phổi sẽ nằm lại trong các phế
nang, phế quản, gây ung thư phổi, ung thư thanh quản…
- Nhựa Polychlorobipheyl (PCB) trong dầu nhờn, cồn dán, xi đánh giày, chất hút
bụi, thuốc trừ sâu, dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường sẽ bị phân hủy thành
nhiều chất dioxin cực độc hại dẫn đến ung thư ác tính.
- Bụi amian : trong không khí hay sợi amian trong nước từ các mái nhà lợp tôn
phibroximăng theo nước mưa chảy xuống, là nguyên nhân gây ung thư phế quản,
phổi, biểu mô.
Chất fenol: có trong dầu vỏ hạt điều, là một chất độc trong môi trường
nước và cả trong môi trường không khí, nó có mặt trong khói khi đốt vỏ hạt điều
có khả năng gây ung thư.
Crom:Nguồn gốc từ công nghệ mạ, sản xuất xi măng. Bụi Crom cháy được
khi cháy sinh khí độc và có thể nổ trong không khí. Crom(III) hấp tthu qua dạ dày
và ruột nhiều hơn. Crom(VI) có thể thấm qua màng tế bào do đó gây viêm loét da,
viêm gan, viêm thận, thủng vách ngăn giữa 2 lá mía, ung thư phổi, ung thư họng.
Asen có trong ngành luyện kim, xử lý quặng, sản xuất thuốc BVTV, thuốc
da. Asen thường có trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại. Asen gây ung thư


biểu mô da, phế quản, phổi, các xoang… do Asen và các hợp chất của Asen có tác

dụng lên nhóm sulfhydryl phá vỡ quá trình photphorin hóa
Ngoài ra: Khí NO, Đioxin, Benzen, Sự clo hóa nước uống, Đồ dùng hóa chất sử
dụng trong nhà, sợi thủy tinh, Cao su, Thuốc trừ sâu, ……














B.Độc chất sinh học.
Virus gây ung thư: Virut gây ung thư mang đến những yếu tố đi truyền, gọi là
oncogene. Sản phẩm oncohene liên kết với sản phẩm của gen áp chế ung thư- do
đó ức chế gen áp chế ung thư, làm mất điều hòa âm tính của sinh sản tế bào dẫn
đến ung thư
Ký sinh trùng và vi trùng có lien quan đến ung thư:
Ký sinh trùng: Chỉ có sán Schistosoma, loại sán này thường có mặt với ung thư
bàng quang và một số ít ung thư niêu quản ở những người Ả Rập vùng Trung
Đông
Vi trùng: Loại vi khuẩn đang được đề cập đến vai trò gây viêm da mãn tính và
ung thư dạ dày là vi khuẩn helicobarter pylori.
Estrogen( kích tố nữ): Nếu có quá nhiều các chất này trong cơ thể thì nguy cơ
mắc các bệnh ung thư vú cao.

C.Độc chất phóng xạ.
Tia phóng xạ gây ung thư
Cơ chế gây ung thư của tia phóng xạ: Có 3 loại tia phóng xạ ảnh hưởng
lên con người: alpha, beta, gamma, ngoài ra còn có tia X. Các tia phóng xạ gây ung
thư theo cơ chế tạo gốc tự do- các gốc tự do này oxy hóa thành các thành phần tế
bào tạo thành một chuỗ liên tiếp các phản ứng để đi đến phá hủy tế bào và tạo các
chất độc với gen.
Phóng xạ nhân tạo
Nguồn: Mỏ uranium, chất thải bệnh viện, nổ bom nguyên tử, rò rỉ hay nổ lò
phản ứng hạt nhân.
Tia phóng xạ chủ yếu gây ung thư tuyến giáp, ung thư Phổi, ung thư
bạch cầu…
Phóng xạ tự nhiên
Nguồn: Có nguồn gốc từ vũ trụ và các đồng vị phóng xạ trong không khí, nước
và đất.
Bức xạ vũ trụ chủ yếu là các tia anpha, các hạt proton được tạo ra từ các vành
đai phóng xạ quanh trái đất, mặt trời và thiên hà. Do đó càng lên cao, bức xạ đó
càng mạnh nên khar năng bị ảnh hưởng bởi phóng xạ tự nhiên là rất thấp.
Tia cực tím gây ung thư:
Bức xạ cực tím chia làm 3 dải: UVA, UVB, UVC.
UVA(320-400nm):gây tác hại trên DNA, dễ biến dị tế bào.






UVB(290-320nm): kích thích các tế bào tạo sắc tố melanin làm rám nắng, đỏ
da. Nó tác động trực tiếp lên DNA lamf tế bào lão hóa sớm và tế bào bị biến đổi.
UVC(200-290nm): là tia nguy hiểm nhất nhưng đã được tầng ozzon lọc đi.

Tia cực tím tác động trực tiếp lên DNA tế bào biểu bì da, tạo cầu nối chéo với
phân tử pyrimidine gây ức chế tổng hợp DNA . Do đó các base đổi biến dị, dẫn đến
gen biến dị dễ gây ung thư da.
Phần lớn các tia cức tím được chặn lain bởi tầng ozon, ngăn không cho đi vào khí
quyển. Nhưng hiện nay, tầng ozon đang dần bị phá hủy bởi các hóa chất thải ra từ
hoạt động công nghiệp nên nguy cơ ung thư da ngày càng tăng cao.
Những nghề nghiệp có thể gây ung thư



















1.






Nông nghiệp, hải sản, trồng nho và khai thác, sử dụng thuốc trừ sâu có arsen
(thạch tín) hoặc khai thác Asen.
Ung thư: phổi, da, trung biểu mô của màng phổi, màng bụng.
Tác nhân: Asen, Aninan.
Sản xuất aminan, khai thác uranium, sản xuất nguyên liệu bọc
Ung thư: Phổi, da, trung biểu mô của màng phổi, màng bụng.
Tác nhân: radon, amian, bức xạ ion hóa.
Khai thác dầu khí, công nhân ép sáp
Ung thư bìu
Tác nhân: Hidrocacbon đa vòng.
Luyện kim: Công nhân đúc đồng, sản xuất cromat, ferocrom, mạ crom, sản xuất
thép, tinh chế niken.
Ung thư phổi, xoang mũi.
Tác nhân: Asen, niken, crom..
Công nghiệp hàng hải: xe cộ vận chuyển: Ung thư phổi, trung biểu mô
mangfphooir và màng bụng.\
Công nghiệp hóa chất: Ung thư phổi, gan, xoang cạnh mũi, bàng quang.
Công nghiệp thuốc trừ sâu, diệt cỏ: ung thư phổi do tác nhân Asen.
Công nghiệp khí: Công nhân sản xuất than cố và khí.
Ung thư phổi, bàng quang và bìu
Công nghiệp cao su, xây dựng, công nghệ da, công nghệ gỗ và giấy,…….
IV. Các bệnh ung thư chính và tác nhân lien quan.
Ung thư đại tràng, trực tràng: là bệnh hay gặp ở các nước phát triển và
là loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất (14%), mức độ tử vong thứ 2 sau ung thư phổi.
Việt nam ung thư đại trực tràng đứng thứ 5. Nguyên nhân có liên quan đến vệ sinh
môi trường.
Ngộ độc aminan từ thức ăn nước uống từ mái nhà lợp tôn phibroximang.
Ăn nhiêu thịt và mỡ động vaattj, ít rau xanh và chất xơ.

Rối loạn vi khuẩn đường ruột do dùng nước niễm vi khuẩn Ecoli
2. Ung thư phế quản và phổi































Là ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản và phế nang.
Là nguyên nhân gây tử vong hành đầu ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới.
Là loại ung thứ đứng thứ 3 (11%), nhưng tỷ lệ tử vong là cao nhất trong
các loại ung thư.
Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất, chiếm 90%.
Các tác nhân khác chiếm 10% như: amian, phóng xạ, ether chloromethyl,
hydrocacbon đa vòng, nikel, ….
3. Ung thư dạ dày: chiếm 5% các loại ung thư, đứng vị trí thứ 4. Ở nước ta ung
thư dạ dày đứng vị trí thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi, đứng ở vị trí thứ 2 ở nữ
giới, sau ung thư vú.
Nguyên nhân:
Chế độ ăn nhiều muối, những thức ăn khô, thức ăn hun khói, chứa nhiều
nitrosamine
Vi khuẩn helicobacter pylori
4. Ung thư gan: xuất phat từ các tế bào biểu mô của nhu mô gan bao gồm
ung thư biểu mô tế bào gan (chiếm đa số) và ung thư biểu mô tế bào ống mật trong
gan. Chiếm vị trí thứ 8 trong các loại ung thư. Ở Việt Nam ung thư gan đứng thứ 3
ở nam giới và thứ 6 ở nữ giới.
Nguyên nhân: Uống nhiều rượu
Độc tố vi nấm aflatoxin B1
Crom, hormone estrogen
Virut viêm gan B
5. Ung thư vòm họng: Là ung thư đứng hàng đầu trong các ung thư khu
vực đầu cổ. Ở Việt Nam, ung thư vòm họng đứng thứ 4 ở nam giới và thứ 5 ở nữ
giới.
Nguyên nhân: * Virut Epstein-Barr.
*Ăn uống các thứ ăn qua khâu lên men như rượu, bia, cà,…
* Thuốc lá

6. Ung thư vùng khoang miệng: Chiếm 40% ung thư vùng đầu cổ, xuất
phát từ lớp biểu mô gai của niêm mạc môi, lợi, hàm, hàm ếch, amidan, đáy lưỡi.
Nguyên nhân: Rượu, thuốc lá, ăn trầu, Virut papilloma.
7. Ung thư thanh quản: Chiếm 20% ung thư vùng đầu cổ, 1% so với tất
cả các loại ung thư. Thường xuất phát từ niêm mạc của dây thanh, nắp thanh nhiệt,
nếp phễu-thanh nhiệt.
Nguyên nhân: Rượu, thuốc lá, Amidan
8. Ung thư thực quản: Chiếm 1% trong số các loại ung thư, hiếm gặp ở
nước ta. Là một khối u ác tính xuất phát từ ống thực quản hầu hết là tế bào biểu mô
dạng thương bì, trừ đoạn 1/3 dưới thực quản hay gặp ung thư biểu mô tuyến.
Nguyên nhân: Rượu mạnh, thuốc lá, bột giặt, thói quen ăn uoongss nóng,
chất nitrosamine.







9.Ung thư vú: Là loại ung thư đứng hàng đầu trong các loại ung thư đứng
hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ, chiếm vị trí thứ 2(12%) trong các loại
ung thư
Nguyên nhân:
Mất thăng bằng estrogen – progesterone, dùng quá nhiều thuốc thánh thai.
Chế độ ăn nhiều chất béo, thiếu vitamin A, ít chất sơ.
Hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với DDT.
Có thể do virus MTV.
10. Ung thư cổ tử cung: là ung thư thường gặp ở phụ nữ chiếm 12%các bệnh
ác tính ở phụ nữ, có đặc trưng là phát triển chậm và khu chú tại chỗ. Ở giai đoạn
muộn rất khó điều trị.

11. Ung thư giáp trạng: chiếm 1% trong các loại ung thư , lien quan đến các
tia phóng xạ.
12. Ung thư da: Chủ yếu gồm 2 loại: ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư
biểu mô tế bào gai.




Ảnh hưởng của bức xạ cực tím do phơi nắng quá dài hoặc các bức xạ ion.
Tiếp xúc lâu với nhựa đường, paraffin, nhựa, than đá, dầu nhờn, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ…
13. Ung thư hệ thống tạo huyết

1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

V. Một số biện pháp phòng tránh ung thư do các độc chất
Chế độ ăn uống: hạn chế ăn thịt đỏ và mỡ thay vào đó là thức ăn chứa
nhiều chất xơ và vitamin.
Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá và thuốc phiện
Cấm sử dụng các loại thuốc BVTV có khả năng gây ung thư trong công
nghiệp và thức hiện kiểm tra nghiêm ngặt tình trạng sử dụng.
Các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định của luật bảo vệ môi trường,

việc xả thải phải tuân theo các tiêu chuẩn, do đó phải có các công nghệ để xử lý
chất thải, trong đó có chất thải độc hại
Người sử dụng lao động và người lao động phải thực hiện nghiêm ngặt và
đúng quy định các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp.
Lưu trữ và sử dụng các hóa chất an toàn.
Thực hiện phòng bệnh ung thư bằng cách tiêm vawcxin phòng các virut có
khả năng gây ung thư: viêm gan siêu vi B…
Cá nhân nên thực hiện khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện ra dấu hiệu
ung thư để có biện pháp chữa trị hiệu quả từ đầu.




×