Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

xây dựng làng lụa vạn phúc thành làng nghề du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.21 KB, 90 trang )

Môc lôc



LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch
nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng
nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Việt
Nam là nước có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch làng nghề,
nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao
lưu, quảng bá đất nước, con người mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Khi văn hoá
được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về không gian, địa lý sẽ
không còn ý nghĩa, lợi ích kinh tế, văn hoá và vị thế của địa phương, quốc
gia sẽ tăng lên gấp bội.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) với hơn 1000 năm tuổi là
vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của Việt Nam. Sản phẩm lụa
nơi đây rất tinh xảo, độc đáo, là sự kết tinh sáng tạo của người nghệ nhân
Vạn Phúc. Mỗi thước lụa là một tác phẩm nghệ thuật mang dáng dấp tâm
hồn Việt Nam bình dị mà sâu lắng, đồng thời cũng chứa đựng trong nó
những ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân sinh, tín ngưỡng tôn
giáo của dân tộc. Lụa Vạn Phúc vì thế đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn
thuần để trở thành sản phẩm văn hóa, là những bảo vật được coi là biểu
tượng đẹp đẽ của truyền thồng dân tộc Việt Nam. Chính di sản văn hóa này
là chiếc chìa khóa để du khách mở ra cánh cửa tìm hiểu về lịch sử, truyền
thống và tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Với thế thuận lợi cách Hà Nội
khoảng 10km, làng lụa Vạn Phúc rất có tiềm năng để xây dựng và phát
triển thành làng nghề du lịch, đem lại những lợi ích to lớn cho người dân
làng nghề, góp phần phát triển kinh tế - du lịch địa phương và đất nước.
Chính vì lẽ đó, em mạnh dạn lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp:



XÂY DỰNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC THÀNH LÀNG NGHỀ
DU LỊCH
2.Kết cấu của đề tài
Bài khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về làng lụa Vạn Phúc và sự cần thiết phải xây
dựng làng lụa Vạn Phúc thành làng nghề du lịch
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh và du lịch
tại làng lụa Vạn Phúc
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm xây dựng và phát triển làng nghề
du lịch ở làng lụa Vạn Phúc
3.Đối tượng - phạm vi - mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làng nghề, du lịch, làng nghề du
lịch. Phạm vi nghiên cứu là làng lụa Vạn Phúc. Mục đích là nhằm đề xuất
các giải pháp, lộ trình xây dựng làng lụa Vạn Phúc thành làng nghề du lịch.
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: quan sát,
điều tra thực địa, kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,
phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý thông tin.
Em xin chân thành cảm ơn GS, TS Hoàng Văn Châu đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này.
Đây là một đề tài mới mẻ, kiến thức và hiểu biết của bản thân còn
hạn chế, vì vậy bài khóa luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô và bạn bè.


CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC
THÀNH LÀNG NGHỀ DU LỊCH
I. VÀI NÉT VỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC


1.Lịch sử làng nghề - Huyền thoại làng cổ ven sông
Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt
Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn
phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không
nói tới Vạn Phúc (thị xã Hà Ðông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu
đời và lừng danh của Việt Nam.
Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
Tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông là những mặt hàng dệt thủ công bằng tơ tằm,
rất đặc sắc và độc đáo, tiêu biểu nhất trong số những hàng dệt bằng tơ sợi ở Việt
Nam. Sản phẩm ở nơi đây đã nổi tiếng khắp trong nước, cũng như trên thị trường
quốc tế. Lụa Vạn Phúc rất bền, đẹp, lại vô cùng phong phú về màu sắc, kiểu
dáng, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đặc sắc và
độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người
dân Vạn Phúc.

Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.
Về với Vạn Phúc hôm nay, mới đến đầu làng ta đã nghe thấy tiếng
dệt lụa rộn ràng và bắt gặp một không khí nhộn nhịp, tấp nập của những
dãy cửa hàng giới thiệu lụa Vạn Phúc với những xấp vải nhiều màu sắc.
Làng lụa Vạn Phúc
Vị trí: Làng lụa Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ, thuộc Thị xã Hà
Đông, tỉnh Hà Tây.


Đặc điểm: Là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Làng dệt
lụa Vạn Phúc nằm bên bờ sông Nhuệ hiền hòa, không chỉ nổi tiếng về nghề
tằm tơ, canh cửi mà còn rất đỗi tự hào về lòng yêu nước, tính cần cù và

sáng tạo từ thưở lập quê cho đến ngày nay.
Huyền thoại làng cổ ven sông
Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề truyền thống lâu đời với thương
hiệu “Lụa Hà Đông” nổi tiếng, ra đời cách đây khoảng 1200 năm.
Tương truyền rằng Vạn Phúc xưa có tên là Vạn Bảo, vốn là trang
Vạn Bảo, thuộc xã Thượng Thanh Oai, tổng Thượng Thanh Oai, trấn Sơn
Nam; nay thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Thời Bắc thuộc, vào cuối đời
Đường, đạo Tuyên Quang có một gia đình nọ sinh được người con gái sắc
nước hương trời, thông minh tài trí, đặt tên là ả Lã. Tiếng lành đồn xa, Cao
Biền, quan đô hộ sứ, bèn tìm đến kết mối nhân duyên. Năm đó, nàng ả Lã
tròn 20 tuổi. Lấy được mỹ nhân, Cao Biền cả mừng rước nàng về Phủ trị
La Thành, phong làm Nga hoàng đệ nhị cung phi. Cao Biền thường hay
đưa tân phi du ngoạn thắng cảnh khắp nơi. Một hôm, thuyền vừa rời khỏi
La Thành, đến trang Vạn Bảo thấy phong cảnh hữu tình, sông ngòi chằng
chịt, đồng xanh mướt mát như gấm thêu, Cao Biền lệnh cho ghé lại. Ả Lã
và Cao Biền lên bờ, được quan dân nghênh đón. Ngắm cảnh vật thanh
nhàn, lương dân hòa hiếu chăm chỉ làm ăn, nàng ả Lã bèn xin được ở lại
cùng dân Vạn Bảo, dạy dân canh cửi tầm tang. Bà đã khuyến khích dân
làng lợi dụng bãi ven sông trồng dâu, nuôi tầm và học nghề dệt vải. Bà đã
đưa những nghệ nhân giỏi về dạy nghề cho dân. Từ đấy, cư dân thêm đông,
xóm làng thêm trù phú. Theo sử chép, đó là năm 868. Một thời gian sau
năm 874, Cao Biền trở về Bắc quốc, ả Lã vẫn ở lại cùng dân Vạn Bảo. Đến
khi bà mất vào ngày 13 tháng Chạp năm 896, nhân dân đã lập miếu thờ tại
ven sông Nhuệ. Bà được phong là Đương Cảnh Thành Hoàng Quốc Vương
Thiên Tử ả LÃ Đê Nương, Nga Hoàng Đại Vương, được gia phong hai mỹ
tự là Trinh Thục Từ Hòa. Bà đã được các triều đại phong kiến ban 11 sắc


phong, 2 Đạo thời Tây Sơn, 6 Đạo thời Nguyễn (hiện vẫn lưu trong đình
làng). Bà có công đặt nền móng cho người dân có nghề dệt, nhân dân tôn

kính công đức của bà và tôn làm Thành Hoàng, lập đình thờ, lấy ngày 13
tháng Chạp là ngày giỗ được nhân dân cúng tế long trọng.
Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc đã có một lịch sử từ thời Lý Trần để lại.
Tấm bia ở chùa Ngòi (Hà Đông) còn ghi lại 4 câu thơ chữ Hán có nghĩa là:
“Biết thành thạo về nghề dệt, sẽ mở mang được làng quê, nhà nhà sẽ xây
dựng được cơ nghiệp. Đời đời mãi mãi nhớ ơn”. Nhờ nghề dệt lụa, đúng là
“nhà nhà dựng xây cơ nghiệp”. Cho đến nay, làng Vạn Phúc vẫn nằm bên
dòng sông Nhuệ lượn quanh. Nhưng làng quê mà đẹp như thành phố, bốn
mùa rộn rã tiếng thoi vui.
2.Thương hiệu lụa Vạn Phúc
Nói đến mặt hàng tơ lụa, không ai là không biết đến lụa Vạn Phúc.
Thương hiệu này nổi tiếng đến mức được nhắc đến trong hầu hết các pho sử
hiện còn, và những chuyện kể về lụa Vạn Phúc thì không đếm xuể trong mọi
truyền thuyết về tơ lụa Việt Nam. Nghề dệt lụa của Vạn Phúc được ra đời
cách đây trên 1000 năm (vào đầu thể kỷ XI). Lúc đầu chỉ bằng những công
cụ thô sơ, sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. Cùng với sự phát triển của đời
sống xã hội, dần dần sản phẩm dệt đã trở thành hàng hoá gắn liền với đời
sống kinh tế của người dân Vạn Phúc. Từ đó đã kích thích việc cải tiến công
nghệ và máy móc thiết bị. Chất lượng các sản phẩm lụa tơ tằm ngày một
nâng cao.

Sang đầu thế kỷ XX, do chịu ảnh hưởng của hai nền kỹ thuật dệt:
Trung Quốc và Pháp, tác động mạnh mẽ tới quá trình cải tiến công nghệ và
thiết bị của làng nghề, các sản phẩm mới được ra đời như: Lụa vân, Lụa
the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm, v.v…. Các mặt hàng lụa tơ tằm được bán rộng
rãi trên thị trường trong nước và được xuất sang Pháp. Xưa kia người Pari
hoa lệ rất chuộng lụa Hà Đông. Năm 1931 và 1936, hai lần lụa Vạn Phúc
đã sang dự “đấu xảo” ở Mác-Xây và Pa-ri, được đánh giá là loại sản phẩm
tinh xảo của Việt Nam. Lụa Vạn Phúc đã nổi tiếng trên thị trường thế giới



từ ngày đó và rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Inđônêxia...
Từ 1958 đến 1988, sản phẩm hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu,
thu ngoại tệ về cho đất nước. Ngày nay nhiều khách nước ngoài vẫn thường
tìm đến Vạn Phúc để mua lụa.
Người Vạn phúc từ lâu đã có lệ đẹp: các cụ ở tuổi thượng thọ được
làng may áo lụa để tặng mừng thọ. Do lụa Vạn Phúc nổi tiếng, có lần Chính
phủ mua bẩy nghìn mét lụa tốt nhất, để biếu tặng các cụ trong cả nước có
từ một trăm tuổi thọ trở lên. Trong những tặng phẩm này đều có in chữ
“Lụa Vạn Phúc”.
Đến nay, nghề dệt lụa cổ truyền của Vạn Phúc vẫn không ngừng đổi
mới về trang thiết bị và mẫu mã sản phẩm, nhằm nâng cao năng xuất, chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm, ngày càng đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Hàng lụa Vạn Phúc đã được tặng Huy chương vàng tại hội chợ Giảng Võ,
Hà Nội năm 1988 - 1990; Huy chương vàng tại hội chợ Quang Trung thành
phố Hồ Chí Minh năm 1991 - 1992; Danh hiệu “sản phẩm được ưa thích do
người tiêu dùng bình chọn” tại hội chợ Haiphong - expo 2002; Đặc biệt sản
phẩm lụa tơ tằm cao cấp Vạn Phúc đạt hai Huy chương vàng tại hội chợ
Làng nghề truyền thống Hà Tây, tháng 1 năm 2003.
Từ lâu, làng Vạn Phúc đã nổi tiếng với nhiều sản phẩm đa dạng và
đã trở thành một sự lựa chọn không thể thiếu của mọi khách hàng trong và
ngoài nước khi đến Hà Tây. Du khách nào khi đặt chân đến làng lụa cũng
trầm trồ, thán phục vẻ đẹp tinh tế và tao nhã của lụa Vạn Phúc. Lụa Vạn
Phúc khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường chính nhờ vào
chất lụa: Lụa phải mềm, mỏng, nhẹ, thoáng mát nhưng không rạn, không
nhăn... Sự cầu kỳ trong cách chọn tơ, nhuộm vải, kết hợp với kỹ thuật dệt
thủ công tinh xảo, sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về màu sắc và nguyên
tắc không được đánh mất lòng tin với người tiêu dùng đã tạo nên thương
hiệu lụa Vạn Phúc. Cũng chính điều này đã giúp lụa Vạn Phúc vượt qua
nhiều sản phẩm làng nghề khác để vinh dự giành danh hiệu “Tinh Hoa Việt



Nam” - giải thưởng tôn vinh giá trị đích thực của làng nghề trong Lễ hội
Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Thương hiệu lụa Vạn Phúc ngày càng được
khẳng định qua sự gia tăng số lượng máy dệt, số mét lụa, số lượt khách
trong và ngoài nước đến tham quan mua hàng.
3.Những bước thăng trầm của làng nghề
Làng dệt lụa cổ truyền nổi tiếng Vạn Phúc chỉ cách trung tâm Hà Nội
chừng chục cây số. Hữu tình và nên thơ, Vạn Phúc đã đi vào văn chương
có dễ đến cả trăm năm nay, bởi cái vị trí tuyệt đẹp bên dòng Nhuệ giang
(thị xã Hà Đông - Hà Tây bây giờ) với lách cách tiếng thoi đưa suốt đêm
ngày.
Theo truyền thuyết (và có ghi cả trong thần phả của làng) thì dân
Vạn Phúc biết nghề dệt từ trước cả khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long
thành, chừng thế kỷ VII - VIII. Đến thế kỷ XI cùng với chính sách khuếch
trương nghề thủ công truyền thống của nhà Lý, làng Vạn Phúc đã trở thành
trại Vạn Bảo dưới sự quản lý của Quyến Khố Ty, chuyên về dệt vải hoa. Có
thể nói trải hai đời Lý - Trần (suốt từ thế kỷ X đến XV) nghề dệt cổ truyền
ở đây đã phát triển đến mức cực thịnh và cái làng nhỏ bé này đã trở thành
trung tâm chuyên dệt gấm vóc, the lụa, vân, sa-tanh... nổi tiếng đến mức cả
khúc sông Nhuệ qua làng lúc nào cũng tấp nập tàu buôn của nhiều khách
thương nước ngoài. Ngày ấy, thương hiệu Vạn Phúc cùng chất lượng số
một của các loại tơ lụa luôn là món hàng được mọi tầng lớp trung lưu,
thượng lưu kinh thành ưa chuộng và lái buôn nước ngoài giành giật. Hàng
bán chạy và lãi đến độ về sau này, chính Chúa Trịnh cũng là một trong
những nhà thầu lớn nhất nước trong việc mua gom tơ lụa Vạn Phúc để bán
lại cho thương nhân nước ngoài.
Theo sử liệu có lúc số lượng khung dệt ở Vạn Phúc lên tới gần 2000
chiếc, có gia đình trong nhà có cả chục khung dệt làm việc suốt ngày đêm.
Ngoài lao động tại chỗ, hàng năm Vạn Phúc thu hút cả mấy ngàn người từ

khắp nơi tìm về làm thuê, học nghề, có lúc lên tới trên 6000 người. Thời


gian này hàng năm Vạn Phúc cho xuất xưởng trên triệu mét lụa, tiêu thụ
khắp cả nước, sang tận Lào, Campuchia, Thái Lan. Năm 1937, lần đầu tiên
lụa Vạn Phúc được giới thiệu tại Hội chợ Mác-xây và thu được những đánh
giá rất cao... Đó là một quá khứ đầy vinh quang, một truyền thống mà bất
kỳ thương hiệu nào cũng mơ ước - tài sản tinh thần vô giá của lụa Vạn
Phúc suốt 14 thế kỷ qua.
Những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, trong bối cảnh khó khăn chung
của mọi ngành nghề thủ công, lụa Vạn Phúc vẫn được duy trì dẫu ở mức
khá khiêm tốn với vài trăm khung dệt. Bình quân hàng năm Vạn Phúc vẫn
đạt sản lượng khoảng trên 900.000 mét. Những năm 1980, lụa Vạn Phúc
hướng đến xuất khẩu với việc cải tiến máy móc, tăng cường trang thiết bị.
Kết quả là năm 1981, lần đầu tiên lụa sa tanh hoa của Vạn Phúc đã có mặt
ở Nhật Bản và đũi Vạn Phúc xuất hiện ở Trung Quốc và Hồng Kông. Mặc
dù còn hạn chế, còn bị vây bọc trong cơ chế quan liêu bao cấp cũ, có thể
nói suốt thời kỳ chiến tranh và 10 năm đầu tiên sau thống nhất đất nước,
bằng sự hỗ trợ của Nhà nước, cụ thể là các hợp đồng gia công xuất khẩu
theo hạn ngạch, lụa Vạn Phúc vẫn là một trong những thương hiệu hàng
đầu của hàng tơ lụa Việt Nam.
Sự khủng hoảng bắt đầu tới khi công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế bắt
đầu trên phạm vi cả nước. Cùng với bao làng nghề thủ công truyền thống khác,
lụa Vạn Phúc “tụt dốc” một cách thảm hại. Sự sụp đổ của Liên Xô (cũ) và việc
tan rã một loạt các nước thuộc phe XHCN, những lúng túng bước đầu trong việc
xóa bao cấp dẫn đến cách nghĩ cách làm thả nổi tuỳ tiện, đã bịt hết đầu ra của
thương hiệu lụa trứ danh này. Thị trường bị thu hẹp, xuất khẩu đình trệ, hợp đồng
gia công cho Nhà nước không còn, máy móc hư hỏng xuống cấp, không có vốn
và cũng không ai dám bỏ vốn đầu tư sản xuất... Tất cả những nguyên do đó khiến
cho nghề dệt lụa cổ truyền ngày càng sa sút và sản lượng chỉ còn chưa đầy

200.000 mét mỗi năm. Không có việc làm thường xuyên, làm không đủ sống đã
khiến cho cư dân Vạn Phúc lần lượt bỏ nghề. Việc tan rã làng nghề này, việc mất
vĩnh viễn thương hiệu này đã là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Dẫu đau lòng,


những người sống chết với lụa Vạn Phúc cũng đã có lúc nghĩ đến việc rao bán
các khung dệt cổ truyền và đã có ý kiến đòi giải thể Hợp tác xã, thanh lý tài sản,
đất đai chia nhau lấy vốn, kiếm nghề khác sinh nhai, kết thúc 13 thế kỷ nổi tiếng
của lụa Vạn Phúc. “Tự cứu mình trước khi trời cứu” trở thành mục tiêu của
những người chí cốt với thương hiệu này. Để cứu lấy nghề, cần phải có một
hướng đi thực sự, một cơ chế làm ăn mới thật hiệu quả.

Tháng 12/1989, Xí nghiệp liên hiệp dệt lụa xuất khẩu Vạn Phúc ra
đời cùng với những người tâm huyết nhất quyết tâm duy trì thương hiệu nổi
tiếng này. Hình thức bán nguyên liệu, thu mua sản phẩm đến từng người
lao động đã thay thế hình thức quản lý gia công đặt hàng và đòn bẩy của
phương thức sản xuất năng động này đã thực sự thay đổi bộ mặt của làng
nghề. Cùng với làn gió đổi mới, xí nghiệp vươn dậy với hàng loạt công
việc vừa sản xuất vừa kinh doanh, vừa trực tiếp giao dịch thương mại trong
và ngoài nước. Việc tinh giản biên chế tối đa và giao quyền tự tìm kiếm thị
trường, tự hạch toán cho từng phân xưởng đã trả lại cho lụa Vạn Phúc thế
mạnh vốn có để dần khẳng định lại thương hiệu trong thị trường nội địa và
quốc tế.
Những năm 1990 vượt khó đã qua đi với hàng loạt hiệu quả sản xuất
kinh doanh đáng mừng trả lại cho vùng ven sông Nhuệ không khí náo nhiệt
một thời của lụa Vạn Phúc. Lụa tơ tằm với các mặt hàng hoa, trơn, sa-tanh
của Vạn Phúc lần lượt xuất hiện ở nhiều đô thị lớn trong nước. Xuất khẩu
tự phát đã được thay thế bằng chiến lược xuất khẩu với việc ra đời hàng
loạt công ty thương mại chuyên về lụa Vạn Phúc, cùng các văn phòng đại
diện đặt ở Mỹ, Nhật, châu Âu và một số nước khu vực. Sản lượng hàng

năm của lụa Vạn Phúc cứ thế không ngừng tăng. Mô hình xí nghiệp đã
không còn đủ mạnh để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh mặt
hàng này. Nhiều công ty và nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời từ làng
Vạn Phúc. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20, sản lượng của lụa Vạn
Phúc đã lên tới xấp xỉ thời cực thịnh của mình (khoảng một triệu mét/năm)


và cũng thu hút hàng ngàn thợ chuyên nghiệp yên tâm với nghề bởi mức
thu nhập mỗi ngày mỗi cao hơn.
Cuộc chìm nổi của thương hiệu Vạn Phúc, sự sinh tồn của làng nghề
truyền thống này suốt 14 thế kỷ qua, phần nào đó cũng là hình ảnh chung
của hầu hết các thương hiệu và làng nghề truyền thống Việt Nam. Những gì
có thể rút ra được từ sự vươn dậy của mặt hàng tơ lụa nổi tiếng này không
chỉ là cơ chế và đầu tư mà chính là một tấm lòng đau đáu với nghề, vì nghề
của chính những người đang sống chết cùng nghề truyền thống quý giá này.
4.Vạn Phúc trên đường hội nhập và phát triển
Thế kỷ XX đã đánh dấu bước phát triển mới của làng dệt Vạn Phúc.
Khi chiến tranh kết thúc, chế độ bao cấp coi hàng tơ lụa là xa xỉ đã làm cho
nghề dệt lụa kém phát triển. Bà con phải phá khung dệt đi để dệt thảm đay,
thảm len xuất khẩu sang Liên Xô, Đông Âu. Đến khi Liên Xô, Đông Âu
sụp đổ, hết thị trường, không còn hợp tác xã, người làng lụa ngơ ngác, canh
cửi bỏ không, người đi buôn, kẻ làm ruộng, tưởng như mất nghề. Lụa Vạn
Phúc bên bờ phá sản.
Rồi cơ chế thị trường đến, người làng lụa mới như sống lại và nghề
dệt hồi sinh. Cơn lốc thời kinh tế thị trường trong những năm đầu tiên
tưởng chừng xóa sổ làng nghề truyền thống Vạn Phúc nổi tiếng, với những
thước lụa mê hoặc lòng người. Nhưng cùng với thời gian, sức sống nội tại
của một làng nghề đã chiến thắng luật chơi nghiệt ngã của cơ chế thị
trường. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, nghề dệt lụa ở
Vạn Phúc ngày càng có điều kiện để phát triển. Hiện nay, với trên 1000

máy dệt, sản lượng hàng năm từ 2,5 đến 3 triệu mét lụa các loại. Những
mặt hàng như Vân, Sa, Quế, Lụa sa tanh hoa các loại đủ màu sắc, mẫu mã
phong phú, được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước và bày bán trên 100 quầy
hàng dịch vụ thuộc 3 dãy phố lụa tại địa phương, hàng ngày được đón
nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến mua hàng.


Làng Vạn Phúc hôm nay đã trở thành phường Vạn Phúc. Hàng trăm
cửa hàng bán lụa sầm uất mọc lên san sát. Từ sáng đến đêm, khách mua
bán vào ra tấp nập. Vạn Phúc vẫn rộn ràng tiếng thoi đưa. Bên những
khung dệt chạy điện, người Vạn Phúc vẫn chăm chỉ cần mẫn. Cho dù công
nghệ diệt đã được cải tiến, nâng cao và dù đã có lúc bị sự tác động bất lợi
của thị trường, nhưng người thợ dệt Vạn Phúc vẫn quyết tâm giữ vững
nghề, giữ vững chất lượng của sản phẩm bởi đó là chữ tín của của lụa Vạn
Phúc đã được tạo dựng qua bao thế hệ. Để tiến tới sự phát triển bền vững,
lâu dài Vạn Phúc đang đầu tư xây dựng khu vực sản xuất tập trung trên
diện tích 15 ha để có cơ sở đầu tư, cải tiến đổi mới trang thiết bị kỹ thuật,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu
cầu của người tiêu dùng và tiến tới thị trường xuất khẩu, đồng thời tạo ra
mô hình cảnh quan của một làng nghề du lịch.
II. TIỀM NĂNG XÂY DỰNG LÀNG LỤA VẠN PHÚC THÀNH LÀNG
NGHỀ DU LỊCH

1.Khái niệm làng nghề du lịch
1.1.Khái niệm làng - làng nghề
1.1.1.Làng

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng
nhất của nông thôn các nước Á Đông. Tại Việt Nam, suốt nhiều thế kỷ,

làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố
cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam. Từ thời Hùng Vương,
làng được gọi là chạ. Đơn vị này có thể coi tương đương với sóc của người
Khơme, bản mường (của các dân tộc thiểu số phía Bắc), buôn (của các dân
tộc thiểu số Tây Nguyên-Trường Sơn). Làng của những người làm nghề
chài lưới được gọi là vạn hay vạn chài.
Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp
những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên


một vùng nhất định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một
vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn. Năm 1428, Lê Thái Tổ phân chia
lãnh thổ thành các đơn vị, gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã. Thời nhà Lê
đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm soát làng xã. Viên quan cai trị
làng lúc đó gọi là xã quan, sau này là Lý trưởng. Trước đây, trên làng là xã,
huyện, châu, phủ, lộ, đạo... tùy theo từng thời kỳ. Ngày nay, tổ chức trên
làng là xã, huyện, tỉnh, quốc gia; tổ chức dưới làng có xóm.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học
Làng là một khối dân cư nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống
riêng về nhiều mặt cùng tiến hành một nghề. Theo cách hiểu phổ biến nhất,
làng là vùng đất chung của cư dân nông nghiệp, sống quây quần theo tinh
thần cộng đồng và có cùng phương kế sinh nhai.
1.1.2.Làng nghề Việt Nam

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống,
hoặc làng nghề cổ truyền... thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là
những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất
nào đó; nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn
thu nhập cho dân làng.

Như vậy, làng nghề là một không gian lãnh thổ nông thôn, ở đó tồn
tại một hoặc một số nghề thủ công đóng vai trò quan trọng đối với đời sống
vật chất, tinh thần của người dân địa phương.
Lịch sử hình thành và phát triển
Thông thường các làng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi
có qui mô nhỏ. Do nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, vào thời gian nông nhàn, ở các
làng xã nông thôn xuất hiện các nghề phụ trong các gia đình, ban đầu các nghề
phụ chủ yếu là nghề thủ công làm các đồ dùng thiết yếu cho gia đình. Tuy nhiên,
do nhu cầu về những sản phẩm đó tăng lên cả về số lượng và chất lượng nên một
bộ phận dân cư tách ra khỏi nông nghiệp để chuyên môn hóa vào sản xuất sản


phẩm đó. Đến môt giai đoạn nhất định, khi nghề thủ công chiếm một tỷ lệ quan
trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi làng, khi đó làng nghề xuất hiện.

Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống
Xét về mặt định tính, làng nghề là một địa danh gắn với một cộng
đồng dân cư có nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan tỏa
mạnh mẽ. Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ với tay nghề cao, có bí quyết
nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau. Sản
phẩm có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng
hơn là nó mang lại những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch
sử, văn hóa, xã hội liên quan tới chính họ.
Xét về mặt định lượng, làng nghề là những làng mà ở đó có số người
chuyên làm nghề thủ công nghiệp và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ
nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dân số của làng. Thông thường,
tỷ lệ các hộ gia đình lao động làm nghề chiếm từ 35% trở lên, giá trị sản
xuất và thu nhập từ làm nghề chiếm trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và
thu nhập của làng trong năm.
Tuy nhiên, những tiêu chí này không phải là tuyệt đối mà chỉ có ý

nghĩa tương đối về mặt định lượng. Bởi vì ở mỗi làng nghề bao giờ cũng có
sự khác nhau về qui mô sản xuất, qui trình công nghệ, tính chất sản phẩm
và số người tham gia vào quá trình sản xuất. Do vậy, sự phát triển của các
làng nghề thường khác nhau và biến động khác nhau trong từng thời kì.
Tóm lại, khái niệm về làng nghề cần được hiểu là những làng ở
nông thôn có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao
động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
1.2.Khái niệm du lịch - làng nghề du lịch
1.2.1.Du lịch
Theo tài liệu của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã nêu:
“Du lịch được hiểu là một hoạt động du hành từ nơi ở cố định
thường xuyên đến nơi tạm trú khác để du ngoạn, nghỉ ngơi, giao lưu tình


cảm, thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, thiên nhiên mà
không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền để sinh sống.”
Theo Pháp lệnh Du lịch Việt Nam năm 1999, “Du lịch là hoạt động
của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định.”
Theo khoản 1, Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 “ Du lịch là các hoạt
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Khái niệm du lịch được đưa ra trong Luật Du lịch năm 2005 đã mở
rộng hơn so với khái niệm du lịch trong Pháp lệnh Du lịch 1999. Đó là “du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người” chứ không
chỉ là “du lịch là hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú”, các mục
đích cũng được mở rộng thêm ngoài “tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng” còn
là vì mục đích “tìm hiểu”. Chính vì vậy, việc phát triển du lịch các làng

nghề truyền thống là nhằm phục vụ mục đích “tìm hiểu” văn hóa, qui trình
và thao tác sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các khách du lịch.
Về mặt lý thuyết, hành trình du lịch bao gồm nhiều khâu như đi lại,
ăn ở, lưu trú bên ngoài nơi cư trú thường xuyên và một số hoạt động dịch
vụ bổ sung, hỗ trợ khác. Những hoạt động dịch vụ trong hoạt động du lịch
gồm dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ăn, ở, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ tổ chức
các cuộc tham quan du lịch, dịch vụ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí
trong quá trình tham quan và lưu trú, và các dịch vụ hỗ trợ bổ sung khác.
Chính vì vậy, sản phẩm du lịch là một tổng thể rất phức tạp, gồm các
thành phần không đồng nhất, đó là: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể;
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ bổ sung trong quá trình du lịch;
tạo điều kiện giúp khách du lịch tiếp cận đến chỗ du lịch; và phương pháp,
quá trình tổ chức quản lý sản phẩm du lịch.


Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể là thành phần có khả năng thu
hút khách du lịch, thúc đẩy họ đi du lịch, bao gồm tài nguyên thiên nhiên,
văn hóa, nghệ thuật, lịch sử hay công nghệ cổ truyền. Trang bị cơ sở vật
chất kỹ thuật giúp cung cấp các điều kiện cho khách du lịch: gồm nơi ăn,
chốn ở, những chương trình văn hóa, vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung
trong quá trình du lịch. Điều kiện để cho khách du lịch tiếp cận đến chỗ du
lịch gồm phương tiện vận chuyển, các thủ tục xuất nhập cảnh, giao tiếp...
Cuối cùng, phương pháp quá trình tổ chức, quản lý để tạo nên những sản
phẩm du lịch, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Như vậy, du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra
như là một tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu
vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan, xem và tham gia vào
các công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích
kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền

thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề. Khôi phục và phát
triển làng nghề; gắn kết làng nghề truyền thống với thị trường du lịch có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.2.Làng nghề du lịch
Làng nghề du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn mang đậm
nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện một hoặc một số
sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời làng nghề còn cung cấp các
dịch vụ phục vụ và thu hút khách du lịch.
Điểm khác nhau giữa làng nghề truyền thống thông thường hay
“làng nghề thương mại” và làng nghề du lịch là ở chỗ: làng nghề du lịch có
lợi thế thu hút khách du lịch (có giá trị văn hóa, lịch sử thuận tiện về mặt vị
trí địa lý…) và có các dịch vụ phục vụ khách du lịch (trưng bày bán hàng,
biểu diễn qui trình sản xuất, hướng dẫn tham quan…)
1.2.3.Mối quan hệ giữa làng nghề và du lịch


Đặc trưng của làng nghề là nét cổ truyền, không ồn ào, xô bồ, không
có cái bon chen mang đậm màu sắc thị trường. Nhưng nó cũng lại là phần
không thể tách rời của du lịch. Giữa du lịch và làng nghề có mối quan hệ
tương hỗ, bổ sung cho nhau. Làng nghề phục vụ cho du lịch và du lịch đem
khách đến thăm viếng, mua sắm tại làng nghề, giúp làng nghề tồn tại và
phát triển bền vững.
Từ khi đất nước mở cửa khách du lịch có nhu cầu đến thăm các làng nghề
(du lịch làng nghề) nhiều nên mô hình làng nghề du lịch cũng bắt đầu được chú
trọng phát triển. Việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, lấy du lịch là
một trong những động lực thúc đẩy làng nghề phát triển, và làng nghề phát triển
cũng là nền tảng phát triển du lịch làng nghề.

1.3.Điều kiện làng nghề trở thành làng nghề du lịch

Để có thể thu hút khách du lịch và trở thành làng nghề du lịch, làng
nghề phải có một số điều kiện sau:
Thứ nhất là các giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính
truyền thống của công nghệ và kỹ thuật sản xuất, đó là kết quả của một quá
trình kết tinh, truyền tải và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc thù
sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất hiện đại,
năng suất cao mà chủ yếu dựa vào bí quyết, kinh nghiệm, tài hoa của người
thợ chế tác đồ thủ công. Sản phẩm sản xuất đơn lẻ, từng chiếc, do đó mang
đậm dấu ấn tình cảm và cá tính của người thợ. Trong xu thế quốc tế hóa
mọi mặt của đời sống, giá trị văn hóa có sức hút đặc biệt đối với khách du
lịch. Bởi vậy, du lịch làng nghề là một cách tiếp cận với các giá trị văn hóa
truyền thống, tìm hiểu nhân sinh quan, thế giới quan và quan niệm của
người Việt Nam.
Thứ hai là các giá trị lịch sử, các làng nghề phải có tuổi nghề khá
cao, sản phẩm thường gắn với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
nên lưu giữ cả những yếu tố tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các làng
nghề. Bởi vậy các làng nghề du lịch thường phải gắn với các lễ hội truyền


thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên truyền thống của làng quê Việt Nam
như bến nước, dòng sông, đình làng…
Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng cao. Động cơ của khách
du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là được tận mắt quan sát quá trình
sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công, ngoài ra họ còn muốn tham gia
vào đời sống sinh hoạt thường nhật của làng quê. Quá trình này đòi hỏi
mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hướng dẫn sản xuất, cho
thuê cơ sở lưu trú tại nhà, mời khách món ăn truyền thống, thuyết minh về
phong tục của làng. Bởi vậy, du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ
giữa khách du lịch, người dân địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch.
Do vậy, có thể nói làng nghề du lịch là làng nghề thủ công truyền

thống không chỉ được khai thác ở khía cạnh sản xuất, kinh doanh sản phẩm
mà còn khai thác ở khía cạnh du lịch, do làng nghề có giá trị văn hóa, có
nghề thủ công cổ truyền, có kỹ nghệ tinh xảo, được lưu truyền từ lâu đời,
có sản phẩm độc đáo và được nhiều người biết đến. Làng nghề du lịch
được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách.
2.Tiêu chí xây dựng và phát triển làng nghề du lịch
Khi xây dựng và phát triển một làng nghề du lịch cần hướng tới xây
dựng một làng nghề hội tụ được các tiêu chí sau:
Có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội
ngũ nghệ nhân.
Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn qui trình
sản xuất cho khách du lịch xem.
Có gian trưng bày hàng hóa và bán sản phẩm làng nghề
Có công trình văn hóa, lịch sử (cây đa, bến nước, sân đình…)
Có nhân viên thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch
Có các dịch vụ phục vụ khách du lịch
Có không gian phục vụ ăn uống, đỗ xe tách biệt


Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, bảng chỉ dẫn rõ ràng phục vụ
khách tham quan.
Môi trường trong sạch sản xuất không làm ô nhiêm môi trường.
Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25% tổng thu nhập của làng nghề.
3.Vài nét về làng nghề du lịch Việt Nam
Một số chuyên gia du lịch nhận định: “Sự kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và
nghề thủ công truyền thống tại Việt Nam hầu như không có tại các nước ASEAN
khác, trừ Chiềng Mai (Thái Lan), chính là một thế mạnh để du lịch Việt Nam
khai thác, phát triển tiềm năng này”.

Hệ thống làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch

quan trọng của nước ta. Theo các chuyên gia, tiềm năng du lịch làng nghề
Việt Nam hiện nay rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ
thống di tích và truyền thống riêng. Để làng nghề du lịch phát triển tương
xứng với tiềm năng là cả một quá trình lâu dài. Phát triển du lịch làng nghề
không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn là cơ hội để quảng bá hình
ảnh đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên, vì rất nhiều nguyên nhân
mà tiềm năng này vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Ngoài những thế mạnh phát triển du lịch của Việt Nam như cảnh quan
thiên nhiên, những nét văn hoá đặc sắc dân tộc... thì phát triển làng nghề truyền
thống cũng là hình thức góp phần vào việc quảng bá du lịch, khêu gợi trí tò mò
của du khách đến với những làng nghề. Theo điều tra của Viện Asia SEED - Nhật
Bản, hiện nay Việt Nam có khoảng 1.500 làng nghề, với doanh thu hàng năm đạt
3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 0,3 tỷ USD, đạt 0,9 tỷ USD trong năm 2005.
Tuy nhiên, theo điều tra của JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì số lượng làng nghề của Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều, gồm 2017
làng nghề có truyền thống trên 100 năm thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài,
gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... Đi dọc
chiều dài đất nước hình chữ S, du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ
làng nghề truyền thống dầy đặc từ Bắc vào Nam. Du khảo hết các làng nghề
truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng bộ mặt nông


thôn Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng
Yên, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bến Tre... Vùng Đồng
bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng
nghề cả nước với những mảnh đất nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ,
đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng, đặc sản rắn Lệ
Mật... Vào miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam,
đá Non Nước, gốm Thanh Hà... Ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại
vi thành phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công

lâu đời như đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp. Các tỉnh
đồng bằng Nam Bộ có các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng Bonsai nổi
tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang... Điều đó nói nên tiềm năng đa dạng, to lớn
để phát triển du lịch làng nghề ở nước ta.

Điểm chung của các làng nghề là thường nằm ở trung tâm hoặc gần
các đô thị lớn, các trục giao thông đường bộ, đường sông, do đó rất thuận
tiện cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch làng nghề. Hiện nay, các tỉnh
thành như Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng...
đang triển khai mạnh mẽ loại hình du lịch này. Tuy nhiên, số làng nghề
được chọn là điểm đến cho du khách chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hơn 2.000
làng nghề có tiềm năng; nhìn chung hiệu quả còn chưa cao. Một số làng
nghề như gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, mộc Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ,
đá Non Nước... đã thu hút khá nhiều du khách, nhưng vẫn chỉ ở mức độ tự
phát. Hơn thế, bản thân người dân làng nghề chưa thấy hết được giá trị của
việc phát triển du lịch. Tại làng lụa Vạn Phúc, một mô hình được coi là
thành công nhưng những thông tin dành cho khách du lịch như bản đồ đi
bộ, địa chỉ “đỏ” về kỹ thuật sản xuất truyền thống vẫn chưa có, khách đến
đây vẫn mua phải lụa “dởm”. Người làng nghề vẫn chưa thực sự hiểu được
lợi ích mà ngành “công nghiệp không khói” mang lại cho họ. Hoạt động du
lịch làng nghề còn đơn điệu, chưa được tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp, khả
năng mở rộng kinh doanh du lịch còn thấp nên doanh thu chưa cao. Các dịch vụ
tại điểm du lịch làng nghề chưa phát triển dẫn đến thời gian ở lại làng nghề của


du khách là rất thấp và hạn chế nhu cầu chi tiêu của khách. Du lịch làng nghề
đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như: trình độ tổ
chức quản lý, trang thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường,
marketing, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ còn thiếu và yếu. Chất lượng sản
phẩm còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách hiện

đại, còn nhái lại những sản phẩm nước ngoài. Thông tin trên thị trường du lịch
làng nghề cho khách du lịch không đầy đủ. Mặc dù số điểm làng nghề được khai
thác khá nhiều nhưng chất lượng sản phẩm du lịch vẫn chưa đảm bảo. Nhiều
chương trình du lịch được xây dựng với lịch trình chưa hợp lý về mặt không gian
và thời gian. Sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh
thái, lễ hội chưa phù hợp gây nên tâm lý không tốt cho khách.
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự khởi sắc của loại hình du lịch
làng nghề là các công ty du lịch. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lữ hành
hiện nay mới dừng lại ở việc khai thác những tiềm năng sẵn có về thiên nhiên,
văn hoá mà chưa nghiên cứu, đầu tư, khai thác một cách khoa học, bài bản để tạo
ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Lợi ích mà các doanh nghiệp mang lại cho
cộng đồng chưa nhiều. Ấy là chưa nói đến những tác động xấu của hoạt động du
lịch đối với cộng đồng như gây ô nhiễm môi trường, đẩy giá nhiều sản phẩm lên
cao, gây những phức tạp trong bảo đảm an ninh trật tự xã hội....
Nguyên nhân trước hết là thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan
trong xây dựng, quy hoạch du lịch làng nghề. Sự biến động của thị trường, khó
khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa khiến nhiều làng nghề chỉ còn hoạt động
cầm chừng, không tạo được môi trường du lịch có sức hút mạnh. Bên cạnh đó,
các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường cảnh quan cũng chưa được chú
trọng.

4.Tiềm năng xây dựng làng nghề du lịch tại làng lụa Vạn Phúc
4.1.Tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) giờ đã trở thành làng nghề truyền
thống sầm uất, nổi tiếng trong và ngoài nước với tiềm năng phát triển rất
lớn.


Trước hết tiềm năng phát triển nghề dệt lụa cổ truyền của Vạn Phúc
thể hiện ở chỗ những nghệ nhân của làng Vạn Phúc nắm giữ những bí

quyết dệt lụa với kỹ thuật tinh tế đặc biệt. Nhờ nghề dệt lụa giỏi mà hai
năm 1931 và 1936, hai lần lụa Vạn Phúc đã sang dự “đấu xảo” ở Mác-Xây
và Pa-ri. Người thợ Vạn Phúc dệt được các loại chim, muông, hoa, lá, rất
cầu kỳ, kể cả dệt được hình “lưỡng long chầu nguyệt”, dài 20 mét trên mặt
lụa. Dệt tấm lụa là theo chiều dài, dệt từ đuôi con rồng trở lên, rồng lượn và
uốn khúc trên mặt lụa. Dệt xong con rồng thứ nhất, tiếp liền trên khung là
dệt mặt nguyệt, dệt xong mặt nguyệt, tiếp liền dệt con rồng thứ hai. Nhưng
dệt con rồng thứ hai, phải bắt đầu từ đầu, rồi mới uốn khúc, dần dần cho
đến đuôi con rồng. Khi dệt xong tấm lụa, trải ra, mặt nguyệt tròn trặn ở
giữa, hai con rồng cân đối nhau như in, không lệch nhau một ly. Những
người thợ dệt như thế, đúng là kiệt xuất, tài năng. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng,
trước hết là lụa Vân, Vân nghĩa là mây, có mây trên lụa, nhìn lụa như thấy
có mây. Lụa là thứ mượt mà, mà lại nổi vân là khó lắm. Đây là một kỹ
thuật tinh tế mà trước kia chỉ làng Vạn Phúc mới dệt được, cả nước ta
không đâu dệt nổi.
Với việc thương hiệu Lụa Vạn Phúc ngày càng khẳng định chỗ đứng
trên thị trường trong và ngoài nước thì nhu cầu về mặt hàng thủ công tinh
xảo, độc đáo này cũng ngày càng gia tăng. Hiện nay, sản lượng hàng năm
đã tăng gấp hơn 2,5 lần so với những năm 90 của thế kỷ trước mà vẫn
không đủ cung ứng cho thị trường.
Về năng lực sản xuất của làng nghề sản lượng sản xuất tăng nhanh
mỗi năm. Trong hai năm 2002 – 2003 đạt trên 2 triệu mét lụa các loại mỗi
năm.Trong những năm gần đây, mỗi năm Vạn Phúc đã sản xuất và tiêu thụ
được 2,5 triệu đến 3 triệu mét vải lụa các loại. Vạn Phúc hiện có 785 hộ
làm nghề dệt trong tổng số 1343 hộ với 11.321m 2 đất và nhà xưởng. Vạn
Phúc hiện có 1080 máy dệt nhưng vẫn còn 185 máy phải xếp xó vì thiếu
mặt bằng sản xuất. Chiến lược phát triển trong tương lai của làng nghề là


đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị nâng cao chất lượng, sản

lượng cho lụa Vạn Phúc, hạ giá thành sản phẩm, ngày càng đáp ứng thị
hiếu người tiêu dùng.
Tiềm năng phát triển nghề dệt thủ công truyền thống của Vạn Phúc
cần phải được đánh giá và đầu tư đúng mức để khai thác được tối đa hiệu
quả của làng nghề.
4.2.Tiềm năng phát triển du lịch ở làng lụa Vạn Phúc
Nằm cạnh thị xã Hà Đông, làng lụa Vạn Phúc là một điểm đến không
thể thiếu trong các chương trình du lịch. Tại đây du khách không chỉ có cơ
hội lựa chọn, mua sắm sản phẩm lụa tơ tằm Hà Đông chính hiệu mà còn
được chứng kiến các nghệ nhân làm ra những tấm lụa đủ sắc màu.
Làng lụa Vạn Phúc hấp dẫn du khách trước hết bởi sản phẩm thủ
công độc đáo và tinh xảo, để lại những ấn tượng khó quên trong lòng du
khách. Với thế mạnh của một làng nghề lâu đời, sản phẩm lụa tinh xảo, độc
đáo, là sự kết tinh sáng tạo của người nghệ nhân Vạn Phúc, của những khối
óc chuyên cần và tâm hồn yêu lao động Việt Nam từ ngàn xưa để lại. Mỗi
thước lụa là một tác phẩm nghệ thuật, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị
thẩm mỹ. Mỗi sản phẩm đều là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh
xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, mang tính cá biệt và sắc thái riêng của làng
lụa Vạn Phúc, tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, vóc dáng quê hương,
mang dáng dấp tâm hồn Việt Nam bình dị mà sâu lắng, đồng thời cũng
chứa đựng trong nó những ảnh hưởng văn hóa tinh thần, quan niệm nhân
sinh, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc. Lụa Vạn Phúc vì thế đã vượt qua giá
trị hàng hóa đơn thuần để trở thành sản phẩm văn hóa, là những bảo vật
được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thồng dân tộc Việt Nam. Chính di
sản văn hóa này là chiếc chìa khóa để du khách mở ra cánh cửa tìm hiểu về
lịch sử, truyền thống và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
Thực tế hiện nay, du khách muốn đến tận làng nghề để tham quan,
tìm hiểu về các vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hóa. Và hơn thế, nhiều



người muốn tận tay tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm ấy, thậm
chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng của du khách. Đáp
ứng được những nhu cầu đó, các làng nghề sẽ là điểm dừng chân thú vị và
độc đáo của du khách trong nước lẫn quốc tế, bởi đó là sẽ là kỷ niệm thú vị
với họ, tránh sự nhàm chán, đơn điệu cho du khách. Khi viếng thăm làng
lụa Vạn Phúc du khách được thăm quan xưởng lụa ngay kế bên cửa hàng.
Xưởng là gian nhà cũ với khoảng gần 20 khung dệt, đặc biệt các khung dệt
dù được cách tân bằng máy nhưng vẫn giữ phương thức cổ truyền tạo lên
những nét hoa văn độc đáo, những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã
đẹp. Ở đây gần như đầy đủ các công đoạn: quay tơ, làm hồ và dệt cửi,
khách tham quan có thể hình dùng phần nào quá trình cho ra một tấm lụa
đẹp.
Làng nghề truyền thống Vạn Phúc hấp dẫn du khách bởi làng nghề
vẫn mang những nét đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Bên cạnh
việc tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra các sản phẩm, du khách được thâm
nhập vào cuộc sống cộng đồng ở nông thôn, lựa chọn, mua các mặt hàng
thủ công giá cả vừa phải, thưởng ngoạn cảnh quan với vẻ đẹp đặc trưng của
làng quê Bắc bộ và nhiều sinh hoạt dân gian phong phú, sôi động. Làng
nghề truyền thống Vạn Phúc hiện nay vẫn tồn tại trong không gian sinh
hoạt cộng đồng, các hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động sinh hoạt
thường nhật của người dân. Điều này càng làm cho du khách như được hoà
mình vào cuộc sống thường nhật, một điều mà không dễ bắt gặp ở các xã
hội phát triển. Với du khách nước ngoài, làng lụa Vạn Phúc là một trong
những điểm đến thú vị trong chuyến du lịch Việt Nam. Trong dòng khách
đến làng dệt Vạn Phúc tham quan, du lịch, mua sắm lụa tơ tằm “chính
hiệu”, ông Rober Roy, quốc tịch Canada nói: “Tôi đã sống ở Việt Nam
nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi về Vạn Phúc. Cảm nhận của tôi là
hình ảnh của một làng nghề truyền thống mang đặc trưng rất Việt Nam. Đó
là vốn quý của đất nước các bạn”.



×