Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo cáo thực tập cơ sở ngành công ty cổ phần đầu tư nam dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.69 KB, 39 trang )

Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất
định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển
trong điều kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt được tâm lý, nhu
cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú,
đa dạng chủng loại.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng
đến khâu tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc độ luân chuyển
vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để
tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Hơn thế nữa nhu cầu tiêu dùng thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo
ra doanh thu có lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch
toán kế toán là quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế,
kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động , sáng tạo
tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản
xuất kinh doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh.
Thực tập cơ sở ngành được thiết kế vào cuối năm học thứ 3, trong 4 tuần sau khi
sinh viên đã được học những kiến thức cơ bản của ngành và một phần kiến thức chuyên
sâu ngành. Nó giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức và kĩ năng đã được học trên
giảng đường vào thực tế thông qua những hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố
kiến thức và kĩ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu ở
năm thứ 4 được thuận lợi. Đợt thực tập này là bước đệm giúp sinh viên chuẩn bị lựa chọn
chuyên đề thực tập tốt nghiệp, rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội và xây dựng mối quan hệ
tốt với cơ sở thực tập.


Để thực hiện tốt báo cáo này em đã được sự chỉ bảo nhiệt tình từ giáo viên hướng
dẫn trực tiếp là cô Nguyễn Phương Anh, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban lãnh đạo
công ty Nam Dương cũng như các cô chú, anh chị ở các bộ phận của công ty.
Nội dung bài báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty CPĐT Nam Dương
Phần 2: Thực trạng hoạt động công ty CPĐT Nam Dương
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 1

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Phần 1
Công tác tổ chức quản lí của công ty Cổ phần đầu tư Nam Dương
1.1.



















Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CPĐT Nam Dương

1.1.1. Giới thiệu tổng quát
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Dương ( tên cũ: Công Ty Cổ Phần XNK
Nam Dương)
Tên tiếng anh: Nam Duong Investment Joint Stock Company
MST: 0304433421
Vốn điều lệ : 10.000.000.000 VND
Tổng số nhân viên công ty ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam : 600 nhân viên
Địa chỉ: R4-93 Hưng Gia 2, Phú Mỹ Hưng, Q7, TP Hồ Chí Minh ( địa chỉ cũ:
135/17/25 Nguyễn Hữu Cảnh - P.22 – Q. Bình Thạnh – TP.HCM)
Thành lập vào ngày: 13/06/2006
VP Đại diện tại Hà Nội: Tòa nhà Lilama, Tầng 11, Đường Lê Văn Lương (kéo dài),
Từ Liêm, Hà Nội (đơn vị thực tập)
VP Đại diện tại Đà Nẵng: 526/1 Trần Cao Vân, Thanh Khê, TP Đà Nẵng
VP Đại diện tại Hải Phòng: 66 Trần Khánh Dư, Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Điện thoại: 04.35561588

Fax: 04.35561595
Email:
Website: www.namduongcorp.com.vn
Các sản phẩm:
Sữa bột: XO, Majesty và I Am Mother,…
Tã giấy: Bosomi,…
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Dương là doanh nghiệp được thành lập dựa trên
nền tảng vững chắc của bên đối tác là tập đoàn Namyang. Từ năm 2006, Namyang đã
chọn Nam Dương là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Namyang tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo qui định của
UBND cấp thành phố và pháp luật hiện hành.
Tháng 12 năm 2010 Công Ty Cổ Phần XNK Nam Dương đổi tên thành Công ty
Cổ Phần Đầu Tư Nam Dương.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Theo một nghiên cứu mới đây của Mạng lưới Hành động vì Dinh dưỡng Trẻ nhỏ
(IBFAN), Việt Nam đứng thứ 21 trong số 33 quốc gia ở Châu Á và Châu Phi trong việc
hỗ trợ và thực hiện thực hành dinh dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Các
thực hành dinh dưỡng được đánh giá trong nghiên cứu dựa này trên những khuyến cáo
của các tổ chức quốc tế uy tín, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nhi
đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF).

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 2

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Thực hành dinh dưỡng kém trong 2 năm đầu có thể tác động lâu dài và ảnh hưởng
rất lớn tới sự tăng trưởng, phát triển, thành tích học tập và ngay cả khả năng kinh tế của
trẻ sau này.
Việt Nam đang phát triển kinh tế và rất quan tâm đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ
em và bà mẹ, do vậy mang lại cho trẻ em nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong hai năm đầu
đời là rất quan trọng. Nếu chúng ta đẩy mạnh các thực hành dinh dưỡng hợp lý cũng như
củng cố thực thi các chính sách liên quan, trẻ em Việt Nam sẽ trở nên khỏe mạnh hơn,
cao lớn hơn, thông minh hơn và phát triển hơn để góp phần Việt Nam trở thành một nước
phát triển mạnh về kinh tế và xã hội. Và một khi chúng ta cam kết nâng cao dinh dưỡng
cho trẻ nhỏ, chúng ta có thể đảm bảo rằng Việt Nam sẽ đứng ở vị trí cao hơn trong danh
sách các nước hỗ trợ và thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
Được thành lập vào ngày 13 tháng 06 năm 2006, trải qua hơn 5 năm xây dựng và
phát triển, tới nay Công ty Nam Dương đã dần trở thành một công ty lớn mạnh, có các đối
tác lớn như: Tập đoàn bơ sữa Nam Yang, Tập đoàn Deahan Pulp, Công ty Inkmate, Công
ty Nanum CnC, Hãng phim truyền hình MBC ( Hàn Quốc), công ty Cổ phần dược phẩm
Traphaco. Hiện Nam Dương đang quản lý độc quyền một số thương hiệu lớn cho toàn
khu vực Đông Nam Á như I am mother, XO, Bosomi với mạng lưới phân phối phủ rộng
khắp, lực lượng nhân viên hùng hậu, Công ty Nam Dương đang dần trở thành một tập
đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam.
Có tới 75 đối tác phân phối trên 63 tỉnh thành, trong đó chiếm 80% là những NPP
uy tín và có thương hiệu mạnh. Sở hữu hệ thống kênh siêu thị và khách hàng trọng điểm
trên toàn quốc. Doanh số tăng trưởng 80%/năm trong vài năm vừa qua và với 642 nhân
viên được trải khắp trên toàn quốc.
Hiện tại hệ thống phân phối của Nam Dương gồm:
 63 là số tỉnh thành trong hệ thống phân phối hiện tại.
 75 là số nhà phân phối.

 250 là số lượng siêu thị.
 700 là số cửa hàng trọng điểm.
 15.000 là số lượng các cửa hàng bán lẻ.
Có mặt sản phẩm của Nam Dương.
Một trong những thế mạnh của Nam Dương là chuyên quản lý cho các thương hiệu
hàng tiêu dùng uy tín.
Nhờ chính sách này, Nam Dương luôn chủ động trong việc áp dụng các chính sách
marketing cho sản phẩm. Công ty đồng thời có thể đưa tới người tiêu dùng chính sách
chăm sóc khách hàng tận tình nhất, và chịu trách nhiệm tuyệt đối về chất lượng sản phẩm
tới tận tay người tiêu dùng. Tới thời điểm hiện tại, Nam Dương đã trở thành nhà phân
phối độc quyền với các đối tác sản xuất lớn tại Hàn Quốc như Namyang, Ink-mate, Deaha
Pulp….
Với nhu cầu thực tế và tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, công ty dự định
trong thời gian tới sẽ tiếp tục đưa các sản phẩm khác như cà phê, nước trái cây... của
Namyang vào thị trường Việt Nam.

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 3

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Nam Dương phát triển theo định hướng trở thành một tập đoàn kinh doanh theo mô

hình khép kín: phân phối bán lẻ, kho vận, truyền thông, sản xuất.
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của công ty Nam Dương năm 2011 và 2012
Đvt: VND

STT
1

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ

Năm 2011

Năm 2012

103.403.177.920

113.743.495.712

5.181.001.359

10.483.058.272

2

Các khoản giảm trừ

3


Doanh thu thuần

98.222.176.561

103.260.437.440

4

Giá vốn hàng bán

47.156.670.100

51.356.364.310

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp hàng hóa dịch vụ

51.065.506.461

51.904.073.130

6

Doanh thu hoạt động tài chính

53.967.920

58.285.355


6.622.762.990
6.622.762.990

6.679.762.990
6.679.762.990

19.755.001.762

21.600.655.320

7
8

Chi phí hoạt động tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
Lợi nhuận tuần từ hoạt động
kinh doanh

9

Tổng lợi nhuận trước thuế

19.755.001.762

21.600.655.320

10

Lợi nhuận sau thuế


14.816.251.322

16.200.491.155

Tổng vốn:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
Số công nhân viên:
- Số lượng
- Trình độ

40.000.000.000
10.000.000.000
30.000.000.000

52.000.000.000
12.000.000.000
40.000.000.000

523
THPT trở lên

642
THPT trở lên

11
12

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPĐT Nam Dương)


1.2.

Nhiệm vụ chính và nhiệm vụ khác của Công ty CPĐT Nam Dương

1.2.1. Chức năng
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Dương có chức năng: là nhà phân phối độc quyền
các sản phẩm như sữa bột, bột dinh dưỡng và sản phẩm đặt trị của Namyang tại Việt
Nam.
1.2.2. Nhiệm vụ
 Kết hợp chặt chẽ với các NPP để giải quyết các khó khăn và cùng nhau phát triển thị
trường.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 4

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

 Thực hiện tốt chế độ tiền lương ngày càng nâng cao và cải thiện chính sách tiền lương
nhằm tăng năng xuất lao động.
 Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã dăng ký và mục đích thành lập doanh nghiệp.
 Thực hiện phân phối lao động hợp lý, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động,
thực hiện chế độ BHXH, BHYT, phúc lợi tập thể,… luôn nâng cao trình độ văn hóa, kỷ

thuật chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên.
 Tuân thủ pháp luật, hoạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ kế toán thống kê nhà
nước quy định và luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

1.3.

Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CPĐT Nam Dương
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó TGĐ
Kinh doanh

Phòng
Kinh
doanh

Phòng
thực hiện
marketing

Phó TGĐ
Tài chính

Phòng
Tài
Chính

Phòng
kế toán


Phó TGĐ
NCPT

Phòng
IT

Phó TGĐ
Nhân sự

Phòng
Chăm
sóc
KH

Phòng
nhân
sự

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty)

1.4.

Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban

1.4.1. Tổng giám đốc (TGĐ)
Là người quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật. Thực hiện chức năng
quản lý hoạt động của công ty theo nhiệm Nhà nước giao.
Là người trực tiếp điều hành công ty, sẽ được quyền ký các hợp đồng, tổ chức và

chỉ đạo việc quản lý công ty hàng ngày.
1.4.2. Phó TGĐ kinh doanh
Là người điều hành công ty theo sự phân công và ủy nhiệm của TGĐ, tham mưu
cho TGĐ về các vấn đề cần thiết, bàn bạc, góp ý và giải quyết trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh.
1.4.3. Phó TGĐ tài chính
Là người tham mưu cho TGĐ trong lĩnh vực tài chính, đầu tư tài chính, quản lý vốn
và quỹ tiền mặt của công ty.Xây dựng và triển khai các chỉ tiêu tài chính.
Phân tích và tham gia thẩm định tính khả thi của các dự án đầu tư trước khi đề xuất ban
lãnh đạo Công ty đầu tư dự án về phương diện tài chính.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 5

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Tham mưu cho Ban lãnh đạo Công ty trong việc kiểm soát tài chính toàn Công ty và
nghiệp vụ về thủ tục tài chính, kế toán, kiểm soát nội bộ…
1.4.4. Phó TGĐ NCPT
Hoạch định, triển khai, điều hành, kiểm soát các hoạt động các phòng ban chức
năng thuộc phạm vi quản lý. Điều hành, kiểm soát kế hoạch năng lực nguồn tài nguyên,
phân bổ các nguồn lực và dự trù ngân sách. Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát,
đánh giá thực hiện mục tiêu chiến lược. Điều chỉnh, thay đổi chiến lược khi cần thiết.

Theo dõi sát các chi phí, nỗ lực giám sát chất lượng, cải tiến dịch vụ, sản phẩm.
1.4.5. Phó TGĐ nhân sự
Lập kế hoạch nhân sự hàng năm. Lập kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng, lưu
giữ hồ sơ CBCNV công ty. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động.
Đề xuất với tổng giám đốc công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, kết thúc,
thuyên chuyển cán bộ.
Theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, Tham mưu,
giúp việc cho tổng giám đốc công ty các biện pháp nâng cao đời sống CBCNV.
1.4.6. Phòng kế toán
Điều hành trực tiếp trong phòng kế toán là kế toán trưởng là người chịu trách
nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty.
Phòng kế toán phải đảm bảo các chứng từ sổ sách một cách đầy đủ và phù hợp với
nhu cầu của công ty. Trình các chứng từ của tháng, quý, năm cũng như lập báo cáo kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh lên ban giám đốc. Hàng kỳ tiến hành phân tích, so
sánh, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong kỳ kế hoạch, tình hình thực
hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của nhà nước...
1.4.7. Phòng kinh doanh
Lập dự án, kế hoạch đầu tư kinh doanh, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động
kinh doanh.Thực hiện khảo sát, thăm dò nhu cầu khách hàng và thực hiện các hoạt động
nghiên cứu thị trường. Cung cấp cho Ban Tổng Giám đốc những số liệu cần điều chỉnh,
bổ sung trước khi nhóm họp, thanh quyết toán, ký kết, thanh lý các hợp đồng…
Phòng thực hiện marketing:
Tham mưu các hoạt động marketing cho Ban Tổng Giám đốc, Chủ động tìm kiếm,
tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ của Công ty, đồng thời
hướng dẫn thực hiện các thủ tục mua bán cho khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên
quan hoàn tất quy trình mua bán…
1.4.8. Phòng nhân sự
Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, bố trí nhân sự một cách lợp lý, khoa
học.tham mưu cho ban giám đốc việc đào tạo, điều phối lao động cũng như việc tuyển
dụng hay thôi việc theo đúng chế độ quy định. Quản lý công tác tổ chức cán bộ công nhân

viên và lao động của Công ty …
1.4.9. Phòng tài chính
Là bộ phận quản trị Công ty , giữ gìn mọi tài sản của doanh nghiệp, và quan
hệ đối nội, đối ngoại đảm bảo an toàn cho Công ty .

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 6

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Quản lý và lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc
thiết bị công nghệ thông tin, hệ thống mạng, website,… đảm bảo hoạt động tốt, an toàn,
hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo.

1.5.

Tổ chức và hạch toán kế toán tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Nam Dương

1.5.1. Sơ đồ phòng kế toán tại công ty
Bộ phận kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng kế toán là nơi tập hợp
tất cả các dữ liệu từ các bộ phận khác chuyển về kế toán. Tại các bộ phận cũng như các
chi nhánh không có hệ thống kế toán riêng, do đó nhiệm vụ của bộ phận là thu thập thông

tin, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong toàn bộ công ty và tổng hợp chúng sau đó gửi
lên phòng kế toán theo định kỳ.
Hình 1.2: Sơ đồ phòng kế toán
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp

Kế toán
thanh toán

Kế toán
tiền lương

Thủ quỹ

Kế toán
thanh toán
ngân hàng

(Nguồn: Phòng nhân sự của công ty)

1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận

Kế toán trưởng:
Cùng TGĐ lãnh đạo bộ máy kế toán công ty, kiểm tra, ký duyệt những chứng từ
ghi sổ của các phần hành kế toán.
Chịu sự lãnh đạo của TGĐ, chịu trách nhiệm quản lý tài chính và kế toán của công
ty. Kế toán trưởng chuẩn bị hệ thống kế toán được chấp nhận tại Việt Nam và chịu sự
giám sát của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Tổ chức hướng dẫn và thi hành các chính sách, chế độ kế toán mới sửa đổi, ban
hành,…

Kế toán thanh toán:
Quản lý việc thu, chi tiền mặt tại công ty, kiểm tra và báo cáo tình hình thu, chi
tiền mặt mỗi ngày.
Lập hóa đơn bán hàng, hạch toán doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính, chi phí
tài chính tại công ty. Theo dõi và thanh toán tiền tạm ứng cho nhân viên, định kỳ lập báo
cáo tạm ứng,….

Kế toán tiền lương:
Lập bảng tiền lương và BHXH-BHYT-BHTN hàng tháng cho nhân viên. Thực
hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo
hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra
tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.Tính toán chính xác, kịp

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 7

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải

trả cho nhân viên.

Thủ quỹ:
Là người giữ một lượng tiền nhất định của công ty, thu chi khi có lệnh, đồng thời
ghi chép sổ quỹ tiền mặt và hàng ngày báo cáo tổng quỹ.

Kế toán thanh toán ngân hàng:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán ngân hàng. Theo dõi các khoản
vốn vay của công ty.Thực hiện các báo cáo định kỳ tuần, tháng về tiền gửi, tiền vay,
thanh toán qua ngân hàng, thực hiện việc cập nhật theo dõi.
Quản lý việc thu chi tiền tại ngân hàng thong qua giấy báo nợ, giấy báo có, sổ phụ của
ngân hàng.

Kế toán tổng hợp:
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ của các phần hành kế toán, kế toán tổng hợp đối chiếu
số liệu và tiến hành lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo.
1.5.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán “ nhật ký chung” với sự hỗ trợ của phần mềm vi
tính.
Công ty áp dụng phần mềm ASOFT để ghi vào sổ và xử lý số liệu các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, hệ thống máy tính được nối mạng tại công ty, điều này làm giảm nhẹ
công tác kế toán rất nhiều và rất tiện để các cấp lãnh đạo có thể nắm bắt được thông tin
chính xác kịp thời.
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ kế toán. Trước hết ghi nghiệp vụ
phát sinh vào nhật ký chung. Căn cứ vào số liệu ghi trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái
theo từng tài khoản phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát
sinh được ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, cuối kỳ, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo báo tài chính.


Trình tự ghi chép sổ sách kế toán

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 8

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Hình 1.3: Trình tự ghi chép sổ kế toán
Chứng từ gốc

Sổ nhật kí chung

Sổ chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi
tiết ngày 31/12

Bảng cân đối
phát sinh


Báo cáo tài chính

Ghi chú:

: Ghi hằng ngày
: Kiểm tra,, đối chiếu
: Cuối tháng, cuối kỳ
1.5.4. Chế độ chính sánh kế toán tại công ty
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
Công ty áp dụng chuẩn mực và chế dộ kế toán Việt Nam (Quyết định 15)
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trị giá hàng tồn kho được xác định theo phương
pháp thực tế đích danh. Tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Cuối
tháng tiến hành kiểm kê để đối chiếu số liệu.
Hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty là hệ thống tài khoản kế toán được ban
hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT, ngày 01/11/1995, và quyết định 15 ban
hành do Bộ Tài Chính ban hành. Ngoài ra công ty còn sử dụng tài khoản cấp chi tiết để
thuận lợi cho công tác quản lý ghi chép.
Chuyển đổi ngoại tệ: sổ sách kế toán của công ty được ghi chép bằng đồng Việt
Nam (VNĐ), các nghiệp vụ phát sinh bằng loại ngoại tệ khác được quy đổi sang đồng
Việt Nam theo tỷ giá hiện thời tại ngày phát sinh nghiệp vụ, mọi khoản lãi, lổ do chuyển
đổi ngoại tệ đều được phản ánh vào báo cáo thu nhập, đối với các khoản nợ dìa hạn,
chênh lệch do thay đổi tỷ giá sẽ được phản ánh trên tìa khoản “chênh lệch tỷ giá hối
đoái”.
Doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi hàng hóa và
dịch vụ phải được khách hàng chấp nhận.

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai


Page 9

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Phần 2
Thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Dương
2.1.


Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

Hoạt động bán hàng
Đối với công ty thương mại, hoạt động bán hàng đóng vai trò quyết định phát triển
lưu thông hàng hoá và việc chuyển hàng hoá thành tiền tệ. Doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển phải có vốn để thực hiện chu chuyển khi hàng hoá trở thành tiền tệ tức là doanh
nghiệp không chỉ thu hồi vốn mà có thêm phần lợi nhuận.
Ngoài việc sử dụng những hình thức bán hàng cổ điển như bán buôn công nghiệp,
bán lẻ cho các đại lý, công ty còn sử dụng nhiều hình thức bán hàng mới nhằm thu hút sự
quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của mình.
Hình thức bán hàng ngày càng phong phú đa dạng, nên công ty luôn tìm cho mình
một cách bán hàng hợp lý, áp dụng một cách triệt để như bán hàng qua điện thoại, bưu
điện, thư tín,… đặc biệt là sử dụng mạng internet vào hoạt động bán hàng.

Số lượng tiêu thụ, giá bán, phạm vi và tổng doanh thu tiêu thụ

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2011 và năm 2012
Đvt: vnđ
Số lượng
Năm

2011

Giá bán/
1sp

Miền Bắc

XO – Mom 400g
XO Mom 800g
XO – 400gr
XO – 800gr
XO – Kid 350 gr
XO – Kid 660gr
Majesty XO 400gr
Majesty XO 800gr
Tã giấy

229.000
433.000
266.000
498.000
245.000
425.000
291.000
549.000

160.084

15.890
11.680
39.140
38.124
13.049
14.906
6.818
5.810
9.572

920
1.283
2.098
3.142
2.998
989
690
513
3.961

15.310
11.425
29.320
21.980
19.021
15.920
5.590
4.194

8.211

XO – Mom 400g
XO Mom 800g
XO – 400gr
XO – 800gr
XO – Kid 350 gr
XO – Kid 660gr
Majesty XO 400gr
Majesty XO 800gr
Tã giấy

240.000
445.000
278.000
509.000
259.000
437.000
302.000
559.000
189.091

16.410
13.920
35.126
32.320
12.492
11.285
6.341
4.123

18.321

1.834
1.992
3.275
4.253
3.012
1.258
524
623
5.532

13.334
14.252
31.063
34.543
19.415
14.267
6.423
4.257
16.425

Tên sản phẩm

Miền
Trung

Miền Nam

Tổng


2012

Tổng

Tổng
7.355.480.000
10.560.004.000
18.768.428.000
31.496.508.000
8.591.660.000
13.521.375.000
3.811.518.000
5.773.833.000
3.524.354.920
103.403.177.920
7.231.362.000
13.061.012.000
19.310.992.000
36.198.044.000
8.555.155.000
11.394.250.000
3.866.808.000
4.924.641.000
7.427.115.712
113.743.495.712

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty CPĐT Nam Dương)
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai


Page 10

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

2.2.

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động và phương pháp quản lí
tài sản lưu động trong công ty

2.2.1. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
-

Khái niệm
Vốn lưu động (VLĐ) là sự thể hiện bằng tiền của tài sản lưu động (TSLĐ)
- Thành phần vốn lưu động
+ Vốn bằng tiền.
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
+ Các khoản phải thu.
+ Các khoản hàng tồn kho.
+ Các TSLĐ khác : Các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển.
- Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
+ Phương pháp trực tiếp.
+ Phương pháp gián tiếp.

+ Phương pháp tính bằng tỉ lệ % trên doanh thu.
+ Phương pháp hồi quy.
- Công ty sử dụng công thức sau để xác định nhu cầu vốn lưu động
Vnc = V0bq x

M1
M0

x (1 + t%)

Trong đó:
Vnc là nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
V0bq là số dư VLĐ bình quân năm báo cáo
M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
M0 là tổng mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t% là tỷ lệ giảm ( hoặc tăng ) số ngày luân chuyển VLĐ của năm kế hoạch so với
năm báo cáo.
2.2.2. Phương pháp quản lí TSLĐ
a) Quản lí vốn bằng tiền
- Khái niệm vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ thực hiện do đơn vị sở hữu tồn tại
dưới hình thức giá trị, thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là loại tài sản mà doanh nghiệp nào
cũng cần và sử dụng cho sự tồn tại và phát triển của mình.
- Tầm quan trọng quản lí vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao. Nó là yếu tố quyết định khả
năng thanh toán của một doanh nghiệp, ương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định
đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương ứng mới đảm bảo cho tình hình tài
chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường.
- Vốn bằng tiền để đáp ứng các nhu cầu

+ Nhu cầu giao dịch
+ Nhu cầu dự phòng rủi ro
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 11

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

+
+
+

Nhu cầu đầu cơ
Một số biện pháp quản lí vốn bằng tiền của Công ty Nam Dương
Lập kế hoạch tiền mặt hàng tháng.
Xác định một mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu (vì tiền mặt không sinh ra lãi nên công
ty luôn cố gắng để tối thiểu mức dự trữ tiền mặt).
+ Tăng tốc độ thu hồi tiền, giảm tốc độ chi tiêu.
+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lí tiền mặt.
b) Quản lý hàng tồn kho
- Khái niệm hàng tồn kho
Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh
doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ cho

khách hàng.
- Mục tiêu quản lí hàng tồn kho
Luôn đáp ứng đủ hàng tồn kho để sử dụng cho tiêu thụ nhưng phải tiết kiệm chi
phí và đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình được công ty Nam Dương sử dụng là mô hình tối
thiểu chi phí đối với hàng tồn kho.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
+ Phương pháp Kê khai thường xuyên (được Công ty Nam Dương sử dụng)
+ Phương pháp Kiểm kê định kỳ
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Có thể tính theo nhiều phương pháp nhưng phải tôn trọng nguyên tắc nhất quán.
+ Phương pháp giá đích danh (được Công ty Nam Dương sử dụng).
+ Phương pháp giá đơn vị bình quân
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho của công ty là phương pháp nhập trước xuất
trước.
- Thống kê khối lượng hàng nhập vào để bán:

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 12

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Bảng 2.2: Số lượng hàng nhập kho để bán năm 2011

STT

Đơn vị
tính

Tên hàng

Miền
Bắc

Số lượng
Miền
Trung

Miền
Nam

Nhà cung cấp

1

XO – Mom 400g

Hộp

21.451


1.150

20.668

Tập đoàn Namyang

2

XO Mom 800g

Hộp

15.768

1.605

15.423

Tập đoàn Namyang

3

XO – 400gr

Hộp

52.839

2.623


39.582

Tập đoàn Namyang

4

XO – 800gr

Hộp

51.467

3.927

29.673

Tập đoàn Namyang

5

XO – Kid 350 gr

Hộp

17.616

3.747

25.678


Tập đoàn Namyang

6

XO – Kid 660gr

Hộp

20.123

1.236

21.492

Tập đoàn Namyang

7

Majesty XO 400gr

Hộp

9.204

863

7.546

Tập đoàn Namyang


8

Majesty XO 800gr

Hộp

7.843

641

5.661

Tập đoàn Namyang

9

Tã giấy

Gói

12.922

4.951

11.084

Tập đoàn Namyang

209.233


20.743

176.807

-

Tổng

Bảng 2.3: Số lượng hàng nhập kho để bán năm 2012

STT

Tên hàng

1
2
3
4
5
6

XO – Mom 400g
XO Mom 800g
XO – 400gr
XO – 800gr
XO – Kid 350 gr
XO – Kid 660gr
Majesty XO
400gr
Majesty XO

800gr
Tã giấy
Tổng

7
8
9

Hộp
Hộp
Hộp
Hộp
Hộp
Hộp

Miền
Bắc
21.333
18.096
45.664
42.016
16.239
14.670

Số lượng
Miền
Trung
2.384
2.590
4.257

5.528
3.916
1.635

Miền
Nam
17.334
18.527
40.382
44.905
25.239
18.547

Hộp

8.243

681

8.350

Hộp

5.360

809

5.534

Gói


23.817
195.438

7.191
28.991

Đơn vị
tính

Nhà cung cấp
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang
Tập đoàn Namyang

21.355 Tập đoàn Namyang
200.173
-

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Nam Dương)

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 13


Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

2.3. Công tác quản lí tài sản cố định trong công ty
2.3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định
Bảng 2.4: Bảng cân đối TSCĐ năm 2012
Đvt: vnđ
Tăng trong kì
Tên
TSCĐ

Có đầu kì

TSCĐ
hữu
hình
Thiết bị
dụng cụ
quản lí
(2114)
Phương
tiện vận
tải
truyền

dẫn
(2113)
TSCĐ
vô hình
Thiết bị
dụng cụ
quản lí
(2135)
Tổng

Tổng số

Loại
đã


Loại
hiện
đại
hơn

Giảm trong kì
Loại
không
Tổng số
cần
dùng

Loại
cũ bị

hủy
bỏ

Có cuối kì

4.889.879.367

325.121.015

03

05

339.840.586

05

02

4.875.159.796

3.018.529.150

325.121.015

03

05

150.575.112


04

02

3.193.075.053

1.871.350.217

0

00

00

189.265.474

01

00

1.682.084.743

0

25.378.121.788

00

01


0

00

00

25.378.121.788

0

25.378.121.788

00

01

0

00

00

25.378.121.788

25.703.242.803

03

06


339.840.586

05

02

30.253.281.584

4.889.879.367

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CPĐT Nam Dương)

2.3.2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2012
-

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ
Hiệu suất TSCĐ
Doanh thu thuần
Hiệu suất TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
=

103.260.437.440

= 5,8766

17.571.580.480
Chỉ tiêu này cho ta thấy cứ một đồng TSCĐ tạo ra được 5,6766 đồng doanh thu.
- Tỉ lệ hao mòn TSCĐ

Giá trị hao mòn lũy kế
Tỉ lệ hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ cuối kì
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 14

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

996.465.694

=

30.253.281.584

= 0,0329

Chỉ tiêu này càng tiến tới 1 chứng tỏ TSCĐ DN đã quá cũ cần thực hiện đổi mới và hiện
đại hóa TSCĐ vậy với tỉ lệ hao mòn là 0,0329 công ty Nam dương đã làm tốt công tác đổi
mới và hiện đại hóa TSCĐ.
- Hệ số trang bị TSCĐ
Nguyên giá TSCĐBQ
Hệ số trang bị TSCĐ =

Số lượng công nhân viên
17.571.580.480
=

642

= 27.370.064

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi lao động được trang bị 27.370.064 đơn vị giá trị TSCĐ, chỉ tiêu
này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị kĩ thuật cho người lao động của công ty càng
nhiều và ngược lại.

2.4. Công tác quản lí lao động tiền lương trong công ty
2.4.1. Cơ cấu lao động
Theo số liệu năm 2012, Công ty CPĐT Nam Dương có đội ngũ lao động là 642
cán bộ công nhân viên. Tăng so với năm 2011 là 119 người. Con người là một yếu tố
quan trọng quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp. Hàng năm công ty đã rất chú ý
đến vấn đề đạo tạo và phát triển nhân sự. Công ty khuyến khích người lao động đi học
thêm để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra công ty luôn chú ý tổ chức những
chuyến nghỉ mát nhằm gây dựng tinh thần thoải mái khuyến khích nhân viên làm việc
hăng say hơn. Chính những việc làm đó đã tạo nên nguồn sức mạnh cho công ty, giúp
công ty phát triển ổn định và bền vững.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao đông của công ty CPĐT Nam Dương năm 2011 và năm 2012
(Đvt: Người)

Số lượng
Năm 2011

Loại lao động


Nam
Trên ĐH
Phân theo trình ĐH-CĐ
độ học vấn
Trung cấp – tương đương
Trung học phổ thông
Tổng

Năm 2012

Nữ

Nam

Nữ

17

15

41

30

148

137

192


156

60

82

68

96

30

34

27

32

255

268

328

314

(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty CPĐT Nam Dương)

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai


Page 15

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

2.4.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động
Hiện nay Công ty CPĐT Nam Dương đang áp dụng định mức lao động theo biên
chế.
a) Nguyên tắc
Khi xác định biên lao động theo nhiệm vụ kinh doanh không được tính những lao
động làm sản phẩm không phụ thuộc nhiệm vụ kinh doanh được giao. Những hao phí lao
động cho các loại công việc này được tính mức lao động riêng như tính cho đơn vị sản
phẩm.
Phương pháp định mức lao động theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp kinh
doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm. Áp dụng
phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận
trực tiếp và gián tiếp của toàn doanh nghiệp.
b) Phương pháp tính
- Công thức tổng quát như sau:
Lđb = Lyc + Lpv + Lbs + Lql
Trong đó:
Lđb: là lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người;
Lyc: là định biên lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
Lpv : là định biên lao động phụ trợ và phục vụ;

Lbs : là định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày , giờ nghỉ theo quy
định của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp, phụ trợ và phục vụ
Lql : là định biên lao động quản lý
- Tính Lyc :
Được tính theo định biên lao động trực tiếp hợp lý cho từng bộ phận tổ, đội, phân
xưởng, chi nhánh, cửa hàng hoặc tổ chức tương đương trong đơn vị thành viên của doanh
nghiệp. Định biên của từng bộ phận được xác định trên cơ sở nhu cầu, khối lượng công
việc, và tổ chức lao động, đòi hỏi phải bố trí lao động yêu cầu công việc, hoàn thành quá
trình vận hành kinh doanh
- Tính Lpv:
Được tính theo khối lượng công việc phụ trợ và phục vụ kinh doanh, trên cơ sở đó
xác định Lpv bằng định biên hoặc tỷ lệ % so với định biên lao động trực tiếp(Lyc)
- Tính Lbs: Định biên lao động bổ sung được tính cho 2 loại doanh nghiệp:
• Doanh nghiệp không phải làm việc cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần,
định biên lao động bổ sung tính như sau:
Số ngày nghỉ chế độ theo quy định
Lbs = ( Lyc + Lpv) x
(365- 60)
- Số ngày nghỉ theo chế độ quy định theo pháp luật lao động bao gồm:
+ Số ngày nghỉ phép được hưởng lương tính bình quân cho 1 lao động định biên
trong năm.
+ Số ngày nghỉ việc riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho một lao
động định biên theo thống kê kinh nghiệm của năm trước liền kề.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 16

Mã SV: 0541270204



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

+ Số thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại nguy hiểm (quy đổi ngày) tính bình quân trong năm cho một
lao động định biên.
+ Thời gian cho con bú theo chế độ(quy đổi ra ngày) tính bình quân trong năm cho 1
lao động định biên.
• Doanh nghiệp phải làm việc cả ngày Lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần, định biên lao
động bổ sung tính như sau:
Số ngày nghỉ chế
độ theo quy định
Lbs = (Lyc + Lpv) x

Số lao động định biên
làm nghề, công việc đòi
60
+ hỏi phải làm việc vào ngày x
Lễ, Tết và nghỉ hàng tuần
(365 - 60)

(365 - 60)
2.4.3. Năng suất lao động
Năng suất lao động là cái quyết định của một doanh nghiệp. Năng suất càng cao thì
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó càng cao, doanh thu thu được càng
lớn. Những doanh nghiệp có nhiều lao động có năng suất lao động cao thì doanh nghiệp
đó không ngừng lớn mạnh và phát triển mạnh mẽ.

Năng suất lao động bình quân dựa trên doanh thu và số lượng lao động tại công ty:
Tổng DT cuối kì
⇒ Năng Suất LĐBQ năm 2012 =
Số CNV bình quân
119.743.495.712
=
= 195.267.803,8 (đ/người)
642
Năng suất LĐBQ năm 2012 của công ty đạt 195.26.803,8 đồng/người điều đó cho
thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty CPĐT Nam Dương rất cao. Nhân viên
làm việc có chăm chỉ có hiệu quả. Công ty vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
2.4.4. Tổng quỹ lương, tiền lương bình quân
Trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp , thì sử dụng chi phí
như thế nào cho hợp lý cũng là một vấn đề khiến nhà quản lý phải quan tâm.Chi phí tiền
lương chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp nên nó cũng
ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp
ngoài việc phải tiết kiệm chi phí, thì doanh nghiệp cũng phải nhận thức và đánh giá đầy
đủ chi phí này. Việc tiết kiệm chi phí tiền lương không phải là giảm bớt tiền lương của
người lao động mà là tăng năng suất lao đông sao cho một đồng trả lương thì sẽ tạo ra
nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn.
Để đánh giá rõ hơn hiệu quả kinh doanh của công ty đồng thời đánh giá mức độ
đóng góp của lao động trong công ty và chính sách đội ngũ lao động của công ty. Ta theo
dõi tình hình chi phí tiền lương được thực hiện trong năm 2012 của Công ty CPĐT Nam
Dương:

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 17


Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Bảng2.6: Bảng chi phí lương năm 2012
Đơn vị: vnđ

Doanh thu bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
113.743.495.712

Lao
động
bình
quân
(người)
642

Tổng quỹ
lương

Tỷ suất tiền
lương /
doanh thu
(%)


Mức lương bình
quân (1 người /
tháng)

23.500.000.000

2.790.000

2,1

(Nguồn: Phòng nhân sự)

Qua các chỉ số trên ta có thể thấy mức lương trung bình của người lao động tại
công ty là 2.790.000 VND so với mức lương trung bình ở các công ty khác là khá cao.
Ngoài mức lương cố định như vậy công ty còn áp dụng một số hình thức khen thưởng
khác như: thưởng thêm về tiêu thụ sản phầm làm vượt chỉ tiêu , thưởng làm thêm giờ,
thưởng cuối năm…
Qua đó ta thấy chính sách tiền lương của công ty khá tốt nó xúc tiến tăng năng suất
của công nhân viên. Mức lương phù hợp với công việc cũng là một trong những yếu tố
quan trọng giúp giữ chân nhân tài, tránh mất thêm chi phí đào tạo cán bộ.
2.4.5. Các hình thức trả lương
Việc trả lương, trả thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích
người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan
trọng vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của Công ty. Đảm bảo đời sống cho nhân
viên Công ty yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của nhân viên Công ty.
Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho
người lao động.
a) Phân loại
- Trả lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ

ngày làm việc thực tế của tháng. Lương thời gian áp dụng cho nhân viên văn phòng
và nhân viên làm việc hành chính tại các bộ phận khác.
- Trả lương sản phẩm: là hình thức trả lương cho người lao động, căn cứ vào số
lượng sản phẩm bán được.
- Mức lương thử việc: 70% lương tối thiểu của công ty.
b) Cách tính lương của các hình thức trả lương
- Tính lương sản phẩm: Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng sản
phẩm bán ra.
- Tính lương thời gian
Lương thời gian bằng mức lương cơ bản của từng vị trí (mức lương tối thiểu nhân
bậc lương) chia cho số ngày hành chính trong tháng nhân với thời gian làm việc (tăng ca
bình thường * 1.5, tăng ca chủ nhật * 2.0…).
Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng cho nhân viên toàn Công ty (cũng là mức
lương tối thiểu nhà nước quy định) là 1.050.000 VND. Công ty chia làm 02 ngạch là
ngạch quản lý và ngạch nhân viên. Ngạch quản lý gồm Giám đốc, giám đốc điều hành,
các trưởng, phó phòng. Ngạch nhân viên gồm 3 mức nhân viên khác nhau: nhân viên văn
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 18

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

phòng, nhân viên hành chính khác, nhân viên bán hàng tại của hàng và nhân viên lái xe

chở hàng.
Bảng2.7:Bậc lương nghạch quản lý

Chức vụ

Bậc lương

Giám đốc
Giám đốc điều hành
Trưởng phòng
Phó phòng

8.5
6.5
3.5
3.0

Bảng2.8: Bậc lương nghạch nhân viên

Chức vụ

Bậc lương

Nhân viên văn phòng
Nhân viên hành chính khác
Nhân viên bán hàng tại cửa hàng
và nhân viên lái xe chở hàng

2.5
2.5

2.0

Ghi chú: Bậc lương được tăng theo thâm niên với tốc độ tăng khoảng 8% tùy vào kết quả
kinh doanh của Công ty

- Tính lương
+ Việc tính toán lương cho người lao động dựa vào thời gian làm việc trên thẻ chấm
công, được đối chiếu với bảng chấm công khi cần thiết.
+ Việc tính toán lương dựa trên nguyên tắc chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian
trả lương cho người lao động đúng theo quy định.
+ Người lao động được nhận phiếu lương chi tiết hàng tháng, được quyền đối chiếu
với bảng lương tổng do Trưởng bộ phận trực tiếp giữ (bản copy).
+ Tiền lương trả cho người lao động. Mỗi tháng một lần, vào ngày 05 đến ngày 10
của tháng.
+ Đối với lương tính theo tiêu thụ sản phẩm, được trả làm hai lần (mỗi lần trả sau khi
kết toán số lượng vào ngày 15, ngày 30 của tháng, lương sản phẩm được trả chậm
nhất không quá 7 ngày sau ngày kết toán).

2.5.

Công tác quản lí chi phí và tính giá vốn hàng bán trong công ty

Để xác định đúng đắn KQKD trước hết cần xác định đúng đắn giá trị vốn hàng
bán. Trị giá vốn HB được sử dụng để xác định KQKD là toàn bộ chi phí kinh doanh liên
quan đến quá trình bán hàng bao gồm: Giá vốn hàng xuất kho, CPBH, CPQLDN,…phân
bổ cho số hàng đã bán.

Tính trị giá vốn hàng xuất kho để bán

Đối với doanh nghiệp sản xuất: Trị giá vốn thành phẩm xuất kho để

bán hoặc thành phẩm không nhập kho đưa đi bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế
của sản phẩm hoàn thành.

Đối với doanh nghiệp thương mại: Trị giá vốn hàng xuất kho để bán
bao gồm trị giá mua thực tế và chi phí mua của số hàng đã xuất.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 19

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành



Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho
Trị giá vốn
Trị giá mua
Chi phí mua
thực tế của
=
thực tế của +
phân bổ cho
hàng xuất kho
hàng xuất kho

hàng xuất kho

Trị giá vốn của hàng đã bán
Sau khi đã tính được trị giá vốn hàng xuất kho và chi phí liên quan của số hàng đã
bán, kế toán tổng hợp lại để tính trị giá vốn hàng đã bán
Giá vốn hàng bán = Trị giá vốn hàng + Chi phí liên quan
xuất kho đã bán
(CPQLDN, CPBH,…)

Tính GVHB của Công ty CPĐT Nam Dương
Công ty CPĐT Nam dương lấy giá ghi trên phiếu xuất kho để hạch toán GVHB.
Công ty sử dụng phương pháp xuất kho nhập trước xuất trước.
Ví dụ:
Ngày 02/01/2012 công ty xuất kho sữa bột theo chứng từ 0160596DV trị giá
3.337.286 VNĐ
Nợ TK 6321
3.337.286
Có TK 15611
3.337.286
Ngày 04/01/2012 công ty xuất kho tã giấy theo chứng từ 0160599GV trị giá
22.161.835 VNĐ
Nợ TK 6321
22.161.835
Có TK 15611
22.161.835

2.6.

Những vấn đề về huy động vốn và sử dụng vốn trong công ty


Dưới giác độ vật chất mà nói thì vốn được phân ra làm 2 loại: vốn thực và vốn tài
chính. Theo hình thái biểu hiện thì vốn được chia làm 2 loại là: vốn hữu hình và vốn vô
hình. Còn căn cứ vào phương thức luân chuyển ta chia ra thành: vốn cố định và vốn lưu
động.
Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp gồm 2 nguồn cơ bản đó là: Vốn chủ sở
hữu (VCSH) và vốn vay. Vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các
thành viên trong công ty liên doanh hoặc cổ đông trong công ty cổ phần. Vốn vay gồm:
tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín dụng thương mại.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất.

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 20

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Bảng 2.9: Bảng xử lí số liệu
Đvt: vnđ

STT
1
2

3
4

Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế
14.816.251.322
16.200.491.155
Vốn chủ sở hữu
29.816.251.322
32.67.676.550
Nợ phải trả
122.230.030.433
149.286.652.363
Vốn vay ngắn hạn
89.063.506.533
12.000.000.000
Vốn sản xuất kinh doanh bình
5
152.046.281.800
181.964.328.913
quân
(Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán)
2.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn trong công ty năm 2012
Lợi nhuận sau thuế
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
=
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
16.200.491.155

=

0,089

=

181.964.328.913

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn kinh doanh khá tốt tuy chỉ
đạt được 8,9%
Vốn chủ sở hữu
- Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
=
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
=

32.677.676.550

= 0,1796

181.964.328.913
Nợ phải trả
-

Tỉ suất nợ phải trả

=
=

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân

149.286.652.363
181.964.328.913

=

0,8204

Chỉ tiêu này cho ta biết trên một đồng vốn kinh doanh có 0,8204 đồng vốn vay.
Vốn vay ngắn hạn
-

Hiệu quả sử dụng vốn vay ngắn hạn

=

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
12.000.000.000
=

181.964.328.913

=

0,066

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty CPĐT Nam Dương trong năm 2012
còn thấp, hiệu quả sử dụng VCSH chỉ đạt 17,96% trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn vay
ngắn hạn chỉ đạt 6,6%.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai


Page 21

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

2.6.2. Tình hình huy động vốn của công ty
Vốn huy động của công ty có thể từ nhiều nguồn khác nhau nhưng công ty Nam
Dương chủ yếu vay vốn từ 2 ngân hàng thương mại là:
- Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBB) – chi nhánh HCM.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh HCM
Ngoài ra công ty còn huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân viên trong công ty và
còn thiết lập nghiệp vụ mua bán chịu, gối vốn đối với 2 đối tác lớn là Tập đoàn bơ sữa
Nam Yang và Tập đoàn Deahan Pulp.

2.7.

Những vấn đề về đòn bẩy tài chính, doanh lợi và rủi ro của công ty

2.7.1. Tổng quan về đòn bẩy tài chính, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tổng hợp
a) Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ
rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở
hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của

vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng
vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại
này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia
tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là
một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
b) Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là sự kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trong
việc điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ
trọng chi phí cố định cao hơn so với chi phí biến đổi, ngược lại đòn bẩy kinh doanh sẽ
thấp khi tỷ trọng chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi. Khi đòn bẩy kinh doanh cao,
chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận,
nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến
động. Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ rủi ro trong kinh doanh. Về thực chất, đòn
bẩy kinh doanh phản ánh tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phát sinh do sự
thay đổi về sản lượng tiêu thụ.
c) Đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định
cao hơn chi phí biến đổi. Những đòn bẩy kinh doanh chỉ tác động tới lợi nhuận trước thuế
và lãi vay, bởi lẽ tỷ số nợ không ảnh hưởng tới độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.
Còn độ lớn của đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào tỷ số mắc nợ, không phụ thuộc
vào kết cấu chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó, đòn bẩy tài chính
tác động tới lợi nhuận sau thuế và lãi vay. Vì vậy, khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh
chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế để khuếch đại doanh lợi vốn
chủ sở hữu khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể kết hợp đòn bẩy kinh doanh
và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai


Page 22

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

2.7.2. Tác động của đòn bẩy hoạt động đến doanh lợi và rủi ro của công ty
a) Độ bẩy hoạt động
Bảng 2.10: Bảng xử lí số liệu
Đơn vị : VND

Chỉ tiêu
Doanh thu
Tỷ lệ thay đổi của doanh thu
Chi phí hoạt động
EBIT
Chi phí lãi vay
Tỷ lệ thay đổi của EBIT

Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
98.105.481.897 103.403.177.920 113.743.495.712
5,54%
10%
12.145.167.767 26.377.764.750 28.280.418.370

6.622.762.990 6.679.762.990
117,19%
7,21%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)



Độ bẩy hoạt động năm 2012

DOL = Tỷ lệ thay đổi của EBIT = 7,21%
Tỷ lệ thay đổi của doanh thu
10%

DOL =

Độ bẩy hoạt động năm 2011
Tỷ lệ thay đổi của EBIT
Tỷ lệ thay đổi của doanh thu

=

= 0.721

117,19%
5,54%

= 21,1534

Nhận xét:

Trong năm 2012 độ lớn của đòn bẩy kinh doanh thấp hơn rất nhiều so với năm
2011. Độ lớn của đòn bẩy hoạt động thể hiện độ nhậy của lợi nhuận đối với sản lượng
hàng hóa tiêu thụ nhưng ở đây năm 2012 độ bẩy hoạt động chỉ đạt 0,721. Như vậy công
ty sử dụng đòn bẩy hoạt động không hiệu quả.
b) Tác động của đòn bẩy tài chính đến doanh lợi và rủi ro của công ty
Tỉ lệ thay đổi của ROE
DFL =
Tỷ lệ thay đổi của EBIT

Công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi nên ta tính DFL theo công thức:

Độ bẩy tài chính năm 2012
EBIT
28.280.418.370
DFL =
=
= 1,3092
28.280.418.370 - 6.679.762.990
EBIT - I

Độ bẩy tài chính năm 2011
DFL = 1,3352
Nhận xét:

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 23

Mã SV: 0541270204



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh
-

Báo cáo thực tập cơ sở ngành

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2012 tăng so với năm 2011 là 1.902.653.620 tương
ứng tăng 7,21%.
Chi phí lãi vay năm 2012 tăng 57.000.000đ so với năm 2011 tăng tương ứng 0,86%.

Chi phí lãi vay của công ty tăng nhẹ nhưng bù lại tỉ lệ lợi nhuận trước thuế
và lãi vay năm 2012 so với 2011 là 7,21% > 0,86%. Như vậy công ty đã sử dụng tốt đòn
bẩy tài chính.

2.8.

Những vấn đề về chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của
công ty
Bảng 2.11: Bảng xử lý số liệu
(Đơn vị:VNĐ)

STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Chỉ tiêu
Tài sản lưu động & đầu tư ngắn
hạn
Đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tài sản cố định
Đầu tư dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
TSLĐ&ĐTNH bình quân
ĐTNH bình quân
Tổng TS bình quân
Hàng tồn kho
Các khoản phải thu bình quân

Các khoản phải trả bình quân
Giá trị hàng mua có thuế
EBIT
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tiền và các khoản tương đương
tiền
Hàng tồn kho bình quân

Năm 2011
120.719.263.779

Năm 2012
151.817.572.245

12.037.910.472
122.230.030.433
152.046.281.800
3.958.697.471
29.816.251.322
98.222.176.561
120.719.263.779
12.037.910.472
152.046.281.800
92.190.306.684
11.362.185.903
112.988.215.120
-

13.997.729.535

72.983.145.830
181.964.328.913
29.256.815.890
32.677.676.550
103.260.437.440
151.817.572.245
13.997.729.535
181.964.328.913
120.123.808.731
11.387.589.744
135.758.341.398
-

26.377.764.750

28.280.418.370

19.755.001.762
14.816.251.322
1.560.113.133

21.600.655.320
16.200.491.155
2.311.578.233

92.190.306.684

120.123.808.731

(Nguồn: BCKQKD và bảng CĐKT)


Qua báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy:
− Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 tăng 1.845.653.558 đồng tương ứng 9,34% so
với năm 2011.
− Doanh thu của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 10.330.922.660 đồng
tương ứng với 10%.
 Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 1.384.239.833 đồng so với năm 2011 là do
công tác tiêu thụ sản phẩm tốt doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng.
Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 24

Mã SV: 0541270204


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
Khoa quản lí kinh doanh

Báo cáo thực tập cơ sở ngành


Ta thấy trong năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 4.199.694.210
đồng tương ứng tăng 8,9% so với năm trước.

Chi phí lãi vay cũng tăng 57.000.000 đồng tương ứng 0.86%
nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn năm trước chuyển thành nợ dài hạn mà công ty
cũng đang có một vài dự án mở rộng kinh doanh nên trong năm 2012 đã vay thêm vốn từ
ngân hàng thương mại làm lãi vay cũng theo đó mà tăng lên.
Bảng 2.12 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh


STT

Chỉ tiêu

Công thức tính

Năm
2011

Năm
2012

Các tỷ số về khả năng thanh toán
1
2

1
2
3
4

Tỷ số khả
TSLĐ&ĐTNH
năng thanh
0,988
Nợ ngắn hạn
toán chung
Tỷ số khả
TSLĐ&ĐTNH – Hàng tồn kho

năng thanh
0,233
Nợ ngắn hạn
toán nhanh
Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Tỷ số cơ cấu
TSLĐ&ĐTNH
tài sản lưu
0,794
Tổng TS
động
Tỷ số cơ cấu
TSCĐ&ĐTDH
tài sản cố
0,026
Tổng TS
định
Nguồn vốn CSH
Tỷ suất tài
Tổng nguồn vốn
0,196
trợ
Nguồn vốn CSH
Giá trị TSCĐ

Tỷ số tự tài
trợ

2,083
0,434


0,834
0,161
0,179

7,532

1,117

Doanh thu thuần
TSLĐ&ĐTNH bình quân

0,814

0,68

Doanh thu thuần
Tổng TS bình quân

0,646

0,567

Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân

1,065

0,86


-

-

Các tỷ số về khả năng hoạt động
1
2

Tỷ số vòng
quay tài sản
lưu động
Tỷ số vòng
quay tổng tài
sản

3

Số vòng quay
hàng tồn kho

4

Thời gian thu

Sinh viên: Dương Trần Hải
Lớp: TCNH3 – K5Ngo Dai Hai

Page 25

Mã SV: 0541270204



×