I. SỰ RA ĐỜI - TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY PHÁT
TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ - FPT.
I.1 SỰ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ – FPT.
Có thể có nhiều lý do, nhiều yếu tố tạo nên sự ra đời của thực thể công ty công
nghệ - FPT.Nhưng có một điều gần như được khẳng định đó là: FPT ra đời như là
một tất yếu của sự kết hợp giữa yêu cầu, đòi hỏi của đất nước và khát vọng vươn lên
của trí thức trẻ Việt Nam.
I.1.1 FPT - Con đẻ của xu hướng đổi mới.
Công ty FPT ra đời gắn liền với tình hình xã hội nước ta trong những năm 80
của thế kỷ này.
Sau chiến thắng vĩ đại của mùa xuân 1975 đất nước ta đã hoàn toàn độc lập,
thống nhất, hoà bình, tạo ra thời cơ thuận lợi cho nước Việt Nam phát triển giàu
mạnh, tiến lên XHCN. Tuy nhiên vào cuối những năm 70 và cả thập niên 80 đất
nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong công cuộc xây dựng CNXH:
- Hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại, sản xuất và lưu thông chưa
phát triển, nền kinh tế và cơ sở vật chất của nước ta bị kiệt quệ và bước đầu phải
khắc phục hậu quả này.
- Sự giúp đỡ vô tư và toàn diện của các nước XHCN về của cải vật chất
không còn dồi dào như trước nữa. Đất nước có nhiều tiềm năng nhưng chưa được
khai phá do cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu.
- Kinh nghiệm lãnh đạo, tổ chức quản lý kinh tế vĩ mô của ta còn thiếu, mà có
thể nói là chưa có kinh nghiệm, chủ yếu là tự tìm đường lối và đi lên.
- Áp dụng một cách máy móc mô hình CNXH của Liên Xô. Thực hiện cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp không khuyến khích sản xuất lưu thông, tinh
thần sáng tạo của mỗi công dân mà ngược lại kìm hãm sự phát triển của đất
1
nước.Thực hiện đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặngtiến lên sản xuất lớn
trong khi cơ sở vật chất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, do đó đã đẩy nước ta vào
tình trạng khó khăn, bế tắc.
- Thiên tai bão lụt thường xuyên, mùa màng thất bát, lương thực lúa gạo thiếu
đói đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Và đến năm 1986 đất nước ta lâm vào
cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hổi trầm trọng, lạm phát lên tới 774,7%.
Trước tình hình đó năm 1986, Đại hội VI của Đảng đã họp đề ra đường lối đổi
mới toàn diện mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Đảng
và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách tích cực trong đó có chính sách
cho phép các ngành, đoàn thể, xã hội, các cơ quan nghiên cứu khoa học... được tự lo
đời sống và sau là để có vốn hoạt động. Sau đó nghị định 268 của Chính phủ đã cụ
thể hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước mở đường tạo khả năng cho việc kết hợp
thực hiện nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng với sản xuất kinh doanh.
đường lối này là một cơ hội rất tốt cho các cơ quan khoa học, đặc biệt là Viện Khoa
Học Việt Nam ( KHVN) kịp thời nắm bắt. Trong Viện KHVN có thể nói Viện Cơ
học là một trong những đơn vị đầu tiên nắm bắt đúng tư tưởng , triển khai nhanh
chóng phục vụ nghiên cứu và sản xuất.Trong Viện Cơ học có nhiều phòng nghiên
cứu và đã lập nhiều tổ, nhóm chuyên môn. Một trong các tổ chuyên môn đó là nhóm
Trao đổi Nhiệt và Chất(TĐNC), không lâu sau đó trở thành tiền thân của công ty
FPT.
I.1.2 Sự thai nghén từ một ý tưởng khoa học.
Trong cuộc sống có rất nhiều ý tưởng khác nhau nhưng chỉ có ý tưởng hợp xu
hướng mới là ý tưởng khoa học.
Nhóm TĐNC thuộc viện Cơ học đựợc thành lập tháng 6/1986. Những người
tham gia đầu tiên trong nhóm chỉ có Trương Gia Bình, Phạm Hùng, Nguyễn Hồng
Phan và Lê Thế Hùng, sau đó đến 1986 - 1988 có thêm một số thành viên. Mục đích
2
thành lập nhóm ban đầu chủ yếu là thực hiện các hợp đồng với mong muốn là kiếm
được tiền nuôi nhau để tiếp tục làm khoa học. Trên thực tế, nhóm TĐNC cũng đã
làm được một số việc và đã có thành công nhất định cả về nghiên cứu khoa học và
ứng dụng khoa học vào thực tiễn,góp phần tạo ra phong trào nghiên cứu khoa học để
chuyển từ việc nghiên cứu mang nặng tính chất kinh viện để đến với thực tiễn, giúp
cho những người lãnh đạo có căn á để suy ngẫm vf tổ chức hoạt động nghiên cứu
khoa học hiêụ quả. Họ đã tạo ra được một ấn tượng ban đầu về khả năng hoạt động
thực tiễn của các cán bộ nghiên cứu khoa học cơ bản. Trong điều kiện thời kỳ bao
cấp chuyển sang mở cửa thì có rất nhiều điều mới mẻ mở ra, nhìn đâu cũng thấy cơ
hội mới nên các thành viên trong nhóm TĐNC mong muốn làm cái gì đó to lớn có ý
nghĩa trong khoa học. Cùng với nảy sinh ý tưởng này, việc nhóm TĐNC thực hiện
hợp đồng trao đổi thiết bị với Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô và để thực hiện các
hợp đồng khác có tàm cỡ quốc tế thì nhóm TĐNC không thể giữ nguyên hình thức
tổ chức và phương thức hoạt động như cũ được, cần phải có một tổ chức riêng, có
tên riêng tương xứng, phù hợp và có tư cách pháp nhân. Tất cả các yếu tố trên tổng
hợp lại vào chính thời điểm giữa 1988 tạo ra cơ hội để một công ty khoa học ra đời
dựa trên cơ sở tổ chức của nhóm TĐNC.
I.1.3 Đặt tên khai sinh.
Mùa hè năm 1988 nhất là sau đại hội tin học Việt nam lần thứ nhất, công việc
xúc tiến để thành lập công ty đã được đặt ra khẩn trương. Có hai vấn đề lớn trơức
mắt phải giải quyết đó là lực lượng và giải quyết công việc của FPT như thế nào.
Đến mùa hè năm 1988, bộ khung của công ty đã được hình thành theo ba nhóm:
Nhóm viện cơ học, nhóm cơ điện lạnh và nhóm tin học. Trong đó nhiệm vụ của
nhóm tin học trước mắt là “Test” máy tính trước khi xuất sang Liên xô.
Vào cuối mùa thu năm 1988 những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” cho
thành lập công ty đã chín muồi và ngày 13/9/1988, viện trưởng viện nghiên cứu
3
công nghệ quốc gia đã ký quyết định số 80-88 QĐ/VCN thành lập công ty lấy tên là
“Công ty công nghệ chế biến thực phẩm”, gọi tắt là “Công nghệ thực phẩm” do
Trương Gia Bình làm giám đốc, viết tắt tên công ty là FPT – The Food Processing
Technology Company.
Số thành viên lúc đầu của công ty FPT là 13 thành viên
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 30A Hoàng Diệu
Mục tiêu lâu dài của công ty là hoạt động trong lĩnh vực tin học ứng dụng.
I.2 SỰ TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY FPT.
Quá trình thành và phát triển của công ty FPT được chia là hai giai đoạn.
Giai đoạn 1: Công ty lấy tên là công nghệ chế biến thực phẩm FPT (1988-1990)
Giai đoạn 2: 1990 – nay: Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT.
I.2.1. Thời kỳ 1988 - 1990.
Đây chính là giai đoạn vượt qua thử thách của công ty FPT, thành lập các bộ
phận chính trong công ty.
01/ 12/ 1988 công ty được tiếp nhận phòng thí nghiệm hỗn hợp Việt xô và
thành lập nhóm trao đổi nhiệt chất (TĐNC), có nhiệm vụ triển khai các hoạt động
công nghệ thực phẩm của công ty FPT, thiết kế lắp đặt các dây chuyền công nghệ
chế biến nông sản thực phẩm, và năm 1990 phòng này được trở lại viện cơ học.
12/10/1988 bộ phận cơ điện lạnh thành lập xí nghiệp cơ điện lạnh trực thuộc
công ty FPT.
01/11/1988 thành lập trung tâm dịch vụ tin học ISC.
01/11/1988 thành lập phòng tổng hợp.
Lúc đầu công ty thực hiện nhiệm vụ theo hai định hướng: Công nghệ chế biến
thực phẩm và tin học.
20/11/1988 công ty chuyển trụ sở về 224 Đội Cấn.
1989:
4
- Kết nạp bộ phận Điện tử công suất “PROFEL”.
- Mở văn phòng đại diện tại Moscow, ký và thực hiên hợp đồng máy tính lớn
đầu tiên với viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
- Ký và thực hiện hợp đồng máy tính với Việt nam Airlines.
1990:
13/3: Thành lập chi nhánh FPT thành phố HCM với 3 bộ phận chính là đội bảo
vệ, bộ phận phần mềm và trung tâm giảng dạy vi tính.
I.2.2 Thời kì tiếp tục đổi mới và phát triển.
Năm 1990: Công ty chuyển trụ sở về Trường PHTH Giảng Võ.
16/8 Thành lập Trung tâm đào tạo.
27/10 Công ty đổi tên thành công ty Phát triển đầu tư cong nghệ - FPT (The
Coporation For Financing and Promoting Technology). Giai đoạn này thì hưóng chủ
đạo trong sản xuất kinh doanh là tin học.
Năm 1992:
Ngày 15/1 Trụ sở của công ty được chuyể ra 25 Lý Thường Kiệt.
Ngày 3/9 : - Thành lập Phòng kinh doanh.
- Công ty công bố sản phẩm phần mềm kế toán doanh nghiệp (Balance).
Năm 1993:
Ngày 29/3 Thành lập Trung tâm chế bản điện tử
Ngày 25/6 Công ty có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo nghị
định 388/CP, đồng thời đăng ký lại kinh doanh xuất nhập khẩu với số vốn 200.000
USD (trong đó có cả các quỹ từ những năm trước để lại tạo thành nguồn vốn). Đến
tháng 9/1993 FPT được chấp nhận có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp.
Năm 1994: Công ty trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ môi trường quản lý.
Ngày 18/8 Thành lập phòng tài vụ.
5
Ngày 31/12 Trung tâm hệ thống thông tin, Xí nghiệp giải pháp phần mềm,
Trung tâm máy tính và thiết bị văn phòng, Trung tâm phân phối máy tính và thiết bị
văn phòng được thành lập.
Năm 1995:
26/6 Thành lập trung tâm môi trường.
Năm 1996: Công ty chuyển đại bộ phận về 37 Láng Hạ hiện là trụ sở ngày nay
của công ty và bộ máy của công ty cơ bản được hoàn thiện. Trong năm Công ty đã
có rất nhiều hoạt động kinh doanh nổi bật góp phần đem lại thành ông lớn cho công
ty như: Triển khai hệ thống mạng Internet Quốc Gia giai đoạn I, ra đời mạng Thông
tin trí tuệ Việt Nam... Và trở thành công ty tin học số 1 tại Việt Nam.
Năm 1997: Công ty tiếp tục hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý và thành lập
Trung tâm Dịch vụ trực tuyến. Công ty chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP) và thông tin Internet (ICP) đầu tiên ở Việt Nam. Do đó Công ty ngày
càng phát triển mạnh, uy tín ngày một nâng cao làm cho bạn bè cảm phục.
Năm 1998: Bước vào năm thứ 10, hoạt động của Công ty trong bối cảnh ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ Châu Á , đầu tư nước ngoài
chững lại Công ty xác định dựa vào sức mạnh nội lực của chính mình là chủ yếu.
Với biểu tượng “sao công nghệ” Công ty cố gắng bảo vệ kế hoạch kinh doanh của
mình và đã cho ra đời một số sản phẩm như: CDROM từ Sài Gòn đến Hồ Chí Minh,
Smartbank (Phần mềm dành cho các Ngân hàng thương mại)...Công ty giữ được uy
tín với khách hàng...
Năm 1999: Công ty xác định mục tiêu chiến lược cho giai đoạn phát triển tiếp
theo của mình là “toàn cầu hoá” trong đó công nghiệp phần mềm với trọng tâm là
phần mềm xuất khẩu, đóng vai trò quyết định. Với mục tiêu này Công ty đã đạt
doanh số phần mềm hơn 1,5 tỉ USD và đưa sản phẩm phần mềm xuất khẩu sang thị
mới (thị trường Bắc Mỹ) Công ty tiếp tục kiện toàn tổ chức thành lập một số trung
6
tâm: Trung tâm phần mềm chiến lược, trung tâm bảo đảm chất lượng, Trung tâm
phát triển thương mại quốc tế... Mở chi nhánh công ty tại Ấn Độ...
Năm 2000: Công ty tiếp tục kiện toàn tổ chức để đáp ứng yêu cầu của thị
trường, tiếp tục đầu tư phát triển đặc biệt vì mục tiêu xuất khẩu phần mềm, thực hiện
gia công xuất khẩu phần mềm với Mỹ...Sản phẩm của Công ty đạt chất lượng ISO-
9001 do BVQI (Anh) cấp... Doanh thu của toàn Công ty tăng mạnh từ 543 tỷVNĐ
(1999) lên 833 tỷ VNĐ (2000). Công ty được bạn đọc tạp chí PC world lần thứ 3
liên tiếp bình chọn là Công ty tin học được khách hàng tín nhiệm nhất.
7
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY FPT.
II.1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY FPT.
8
TT cung cấp
Điện thoại di động
Trần Quốc Ho ià
Tổng giám đốc
Trương Gia Bình
Phó Tổng giám
đốc
Lê Quang Tiến
TT Đề án &
Chuyển giao CN
Phan Ngô Tống Hưng
Phòng HCQT
Lại Hương
Huyền
TT phân phối các SP
CNTT
Tô Minh Tuấn
TT Hệ thống thông tin
Đỗ Cao Bảo
Phó Tổng giám đốc
Bùi Quang Ngọc
Phó Tổng giám đốc
Phan Ngô Tống
Hưng
Phòng Kế Toán
Nguyễn Điệp
Tùng
TT phần mềm số 3
Bùi Quang Ngọc
TT Internet
Trương Đình Anh
TT Phân phói dự án
Nguyễn Thu Hương
TT tích hợp hệ thống
Lê Quốc Hữu
TT Hệ thống thông tin
Đỗ Cao Bảo
Phòng KHKD
Ho ng Nam Tià ến
Tổ thư ký
TT Đảm bảo
chất lượng
Lê Thế Hùng
TT Xuất khẩu
Phần mềm
Nguyễn Th nh Namà
TT Đ o tà ạo
lập trình viênQT
Nguyễn Khắc Thanh
Phòng nhân sự
Trần Thu Hà
II.2: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY.
II.2.1 Chức năng.
Công ty FPT là công ty tin học có chức năng kinh doanh các thiết bị tin học, viễn
thông, chuyển giao công nghệ, thiết bị điện, thiết bị công nghiẹp và môi trường...Các
mặt hàng, sản phẩm của công ty có hàm lượng công nghệ cao và thường thay đổi
theo sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật công nghệ và thị trường. Do vậy công ty
thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng kinh doanh để đáp
ứng yêu cầu thị trường.
II.2.2 Nhiệm vụ.
Công ty FPT có Nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước,
thực hiện kinh doanh theo đúng mặt hàng đã đăng ký kinh doanh, tuân thủ đầy đủ
các chế độ của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ xã hôi, bảo toàn, phát triển và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh.
II.2.3 Đặc điểm kinh doanh.
Kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ tin học là nền tảng cho sự phát triển của
công ty FPT.
II.3: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY.
Ban giám đốc.
Ban giám đốc bao gồm có Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và một số Giám
đốc chuyên trách. Ban giám đốc có chưc năng giám đốc điều hành mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
9
Nhiệm vụ và quyền hạn của ban Giám đốc:
• Tổng Giám đốc:
+Lập chính sách và xác định các mục tiêu của công ty FPT.
+ Xác định và phê duyệt cơ cấu tổ chức, các quá trình và tài liệu của hệ
thống các phòng ban trong công ty.
+ Cung cấp hệ thống các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì,
cải tiến hệ thống FPT.
+ Phê duyệt các kế hoạch hoạt động của công ty, chi nhánh căn phòng đại
diện và các bộ phận trong công ty.
+ Điều hành các cuộc họp, xác định trách nhiệm và quyền hạn cho các cán
bộ quản lý trong công ty, xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích nhân
viên.
• Các Phó tổng giám đốc và Giám đốc chuyên trách.
+ Xác định chiến lựơc và lập kế hoạch kinh doanh bộ phận trình lên cấp trên.
+ Xem xét các kế hoạch kinh doanh của các chi nhánh, văn phòng đại diện
trực thuộc.
+ Kiểm soát và theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi
lĩnh vực quản lý.
+ Báo cáo về hoạt động của mình và đảm bảo cơ sở vật chất của công ty cho
Tổng giám đốc.
+ Phê duyệt , kiểm soát các hợp đồng, dự án thuộc lĩnh vực quản lý.
+ Các trách nhiệm bộ phận khác..
Phòng kế hoạch kinh doanh.
Nhiệm vụ của phòng là lập kế hoạch triển khai các hoạt động xúc tiến. Lập,
thực hiện theo dõi và xử lý các hoạt động mua hàng cấp công ty. Lập, duy trì và cập
nhật hệ thống thông tin hàng hoá, hệ thống các hồ sơ người cung ứng thầu , phụ cấp
công ty...
10