Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo thực tập theo chuyên đề công ty xây dựng và PTNT 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.27 KB, 39 trang )

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Quản lý kinh doanh

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
Về CHUYÊN

MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên: Phạm Thị Thoa

Mã số sinh viên: 0541270052

Lớp: ĐH TCNH 1 – K5

Ngành: Tài chính – ngân hàng

Địa điểm thực tập: Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Nguyệt Dung
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

1

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động


VLĐ

Vốn lưu động

VCĐ

Vốn cố định

CSH

Chủ sở hữu

DTT

Doanh thu thuần

GTGT

Giá trị gia tăng

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

2

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập cơ sở ngành ngày hôm nay em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, quý thầy cô trường ĐH CNHN cùng các thầy cô bộ môn Tài
chính – Ngân hàng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài
báo cáo tốt nghiệp này. Không những thế, tất cả những kiến thức, kinh nghiệm của
thầy cô là hành trang quý báu giúp cho em rất nhiều trong công việc sau này.
Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn đến sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo – Thạc sỹ
Nguyễn Thị Nguyệt Dung đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Ngoài ra, em cũng xin cảm ơn đến Ban giám đốc công ty CP Xây dựng và PTNT
6 đã cho phép tôi thực tập tại công ty, các anh chị trong phòng Kế toán đã tạo điều
kiện giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận

lợi cho em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình học tập trên lớp và trong thời gian thực tập
nhưng do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, rất mong sự góp ý của quý thầy cô và mọi người quan tâm đến đề tài
này để bài báo cáo được hoàn thiện và đầy đủ hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Thoa

3

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, với sự hội nhập vào sân chơi chung của nền kinh tế
thị trường và trong quá trình đổi mới đất nước phát triển, việc chuyển đổi nền kinh tế
sang hoạt động theo cơ chế thị trường của đất nước kéo theo nhiều doanh nghiệp được
thành lập. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận và có thể đứng vững trên thương trường,
các doanh nghiệp cần phải quản lý tốt tình hình tài chính của mình.
Là sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, được học và nghiên
cứu tại Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Chúng em đã được dẫn dắt và giảng
dạy tận tình của đội ngũ các thầy cô giáo trong Khoa Quản Lý Kinh Doanh. Qua 3
năm học tập chúng em đã học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tiếp thu được những lý

luận, học thuyết, nắm bắt một cách tổng quan các kiến thức cơ bản về nền kinh tế xã
hội, kiến thức cơ sở ngành và một phần kiến thức chuyên sâu.
Được sự giới thiệu của Ban lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cùng
với sự hướng dẫn cụ thể của ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Dung Khoa Quản Lý Kinh
Doanh, em đã được thực tập tại Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng và PTNT 6. Trong
4 tuần vừa qua, em đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế vào một số
kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ đã học tại cơ sở thực tập. Từ đó giúp em có cái nhìn
tổng quan nhất về tình hình tài chính của Công ty.
Trong đợt thực tập vừa qua, em rất cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị
trong Phòng Kế toán Tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo
này. Em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn, góp ý và chỉnh sửa tận tình của cô Nguyễn
Thị Nguyệt Dung cùng các thầy cô trong Khoa Quản Lý Kinh Doanh, gia đình, bạn bè
đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành báo cáo của mình.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của em gồm 3 phần sau:
Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của Công ty Xây Dựng và PTNT 6
Phần 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện
Để hoàn thành bài báo cáo này, em đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian kiến
tập ngắn và khả năng bản thân còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên báo cáo
này không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, chỉ bảo của các Thầy, cô giáo, các anh, chị trong Phòng Kế toán tài chính của
Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6 để em hiểu vấn đề một cách sâu sắc, sát thực tế
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

4

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 1: CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PTNT 6
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và
PTNT 6
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6 thuộc loại hình Công ty Cổ phần, có quy
mô vừa và nhỏ, hoạt động với đầy đủ tư cách pháp nhân,hạch toán kinh tế độc lập, có
con dấu riêng, có bộ máy kế toán, sổ sách kế toán riêng. Công ty được thành lập vào
ngày18/02/2008theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0103022284.
-

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PTNT 6
Thuộc loại hình: Công ty Cổ phần.
Địa chỉ: Số 36/120, đường Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa,
Hà Nội
Số điện thoại: (04)62.81.81.68 --- Fax: (04)62.81.81.68
Đăng ký kinh doanh số 0103022284do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
18/02/2008
Mã số thuế: 0102620877
Giám đốc: Phạm Xuân Giang
Vốn điều lệ: 3.000.000.000
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:


-

Xây dựng, lắp ráp kết cấu thép, gia công cơ khí, thiết kế công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở;
Gia công lắp đặt điện nước, điện lạnh, trang trí nội thất;
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng không nung;
Kinh doanh máy móc, dụng cụ thiết bị xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp;
Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
Cho thuê xe ô tô tự lái, vận chuyển hàng hóa hành khách…
1.1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển

Bước đầu, công ty đi vào hoạt động đã gặp không ít khó khăn do chưa ổn định về
tổ chức và chưa đầu tư chiều sâu. Vì vậy, năm 2008, năm 2009 công ty chỉ thi công
xây dựng các công trình nhỏ và lợi nhuận rất thấp. Năm 2011, Sau khi ổn định tổ chức
bộ máy, Công ty đã có sự phát triển và tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm vượt bậc về
mọi mặt tạo tiền đề cho sự phát triển trong các năm tiếp theo. Năm 2011, mở rộng các
ngành nghề kinh doanh dịch vụ ( cho thuê xe ô tô tự lái, vận chuyển hàng hóa hành
khách..). Đây là năm bổ sung và kiện toàn cán bộ quản lý, công nhân viên để phù hợp
với thực trạng của doanh nghiệp. Thời gian này, công ty đã liên tiếp thăng thầu các
công trình xây dựng có giá trị lớn, mang lại những khoản lợi nhuận cao cho sự phát
triển của công ty, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho đội ngũ cán bộ
công nhân viên toàn công ty.

5

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6
Từ sau khi chính thức thành lập, Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6 chủ yếu
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo nội dung đã đăng ký, bao gồm các hoạt
động trên lĩnh vực sau:
-

Thiết kế kết cấu các dự án, công trình dân dụng. giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ
tầng;
Xây dựng, lắp ráp, gia công cơ khí;
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;
Lắp đặt điện nước, điện lạnh, trang trí nội thất;
Cho thuê cấc dụng cụ thiết bị xây dựng công nghiệp…
Mua bán, ký gửi hàng hóa;
Cho thuê xe ô tô tự lái và nhận vận chuyển hàng hóa, hành khách…

6

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


1.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Đơn vị: Triệu đồng
STT
1
2
3

4

5

CHỈ TIÊU
Doanh thu
Lợi nhuận:
- LN trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế
Tổng vốn:
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
Số công nhân viên:
- Trên Đại học
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Lao động phổ thông
Số tiền thuế đã nộp vào
NSNN

Năm 2010

907

Năm 2011
3544

Năm 2012
4984,5

31,5
21,5
6010,5
2448
3562,5
124
3
6
5
12
98

50
34
6827
3378,5
3448,5
145
3
6
6
14

116

87
59
7402,5
2966
4436,5
153
3
7
7
17
119

297,5

430

980,25

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
-

-

-

Về doanh thu: Tăng liền trong 3 năm. Năm 2011, doanh thu tăng 290,74% so

với năm 2010, tương ứng tăng 2637 triệu đồng. Năm 2012, doanh thu tăng
40,65% so với năm 2011, tương ứng tăng 1440,5 tỷ đồng.
Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau trước thuế năm 2012 là 87 triệu đồng, tăng lên so
với năm 2011 và năm 2010 lần lượt là 71% và 176,19%. Lợi nhuận sau thuế
năm 2012 là 59 triệu đồng tăng tương đối so với năm 2011 và năm 2010 lần
lượt là 73,53% và 174,42%.
Về tổng vốn: Nhìn chung tổng vốn của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm
2012, tổng vốn tăng 8,43% so với năm 2011 tương ứng tăng 575,5. Trong đó,
vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn là 59,93% ( năm 2012 ). Vốn cố định năm
2012 lại có xu hướng giảm 12,21% so với năm 2011 tương ứng giảm 412,5
triệu đồng.
Về số lượng lao động: Cơ cấu lao động của công ty có biến động nhẹ, trong đó
tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu là 77,78% (năm 2012).
Về số tiền thuế đã nộp vào NSNN: Nhìn chung có xu hướng tăng dần qua các
năm chứng tỏ công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận tăng cao.

7

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
1.1.3.1. Bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 01:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
GIÁM ĐỐC

Phòng
Vật tư
thiết bị
kiêm kỹ
thuật

Phòng tổ
chức
hành
chính và
văn
phòng

Phòng
tài chính
kế toán

1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận
• Giám đốc:
Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức
thực hiện các quyết định, tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương
án đầu tư của Công ty.
• Phòng vật tư thiết bị kiêm kỹ thuật:
Thực hiện công tác điều hành và quản lý xe các loại, vật tư thiết bị. Đề ra
các biện pháp thi công, chất lượng công trình: tiến độ thi công, định mức
tiêu hao vật tư, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng trang thiết bị hiện

đại, tiên tiến.
Phối hợp cùng với các phòng ban khác lập dự toán công trình, giúp Công
ty tham gia đấu thầu và giám sát thi công.
• Phòng tổ chức hành chính và văn phòng:
Giải quyết các công việc liên quan đến công tác tổ chức đào tạo, sắp xếp
nhân lực, công tác tiền lương, chính sách BHXH, BHYT cho người lao
động, bảo hộ lao động và công tác văn phòng trong Công ty, soạn thảo Hợp
đồng kinh tế.
• Phòng tài chính – kế toán:
Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính; thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo đúng chế độ, chính sách của
Nhà nước và các quy định của Công ty; chịu trách nhiệm thanh toán vốn,
đảm bảo cho Công ty có vốn liên tục để hoạt động.

8

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

1.1.3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty
Sản phẩm xây dựng là những công trình, nhà cửa xây dựng và sử dụng
tại chỗ, mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây
dựng lâu dài.
Quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của công ty nói chung có

đặc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau,
mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bố rải rác ở các địa
điểm khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các công trình đều phải tuân theo
một quy trình công nghệ sản xuất như sau:
Đấu thầu
Ký hợp đồng với bên A
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A

Bàn giao và thanh quyết toán công trình với bên A
1.1.3.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Sơ đồ 2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN XÂY DỰNG VÀ PTNT 6
Kế toán trưởng
Kiêm kế toán tổng hợp

Kế toán vốn bằng tiền kiêm KT thanh toán

Kế toán vật tư kiêm kế toán đội xây dựng

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh, Công ty đã
áp dụng phương thức tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu trực tuyến chức năng và mô
hình kế toán gọn nhẹ.
-

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới kế
toán trong đơn vị toàn công ty, lập kế hoạch tổ chức giám sát và đánh giá tình
hình hiệu quả quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý. Điều hành mạng lưới kế
toán hoàn thành tốt nhiệm vụ đúng pháp luật và quy chế quản lý của công ty,
9


Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

-

-

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

chỉ đạo tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo toàn bộ theo quy định của
Nhà nước.
Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán thanh toán: Phụ trách về tiền mặt, công tác
Ngân hàng và công nợ:
• Theo dõi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, tạm ứng hoàn trả trong đơn vị. Hàng
quý lập kế hoạch tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào tài khoản tiền gửi
phát hành séc, ủy nhiệm chi.
• Theo dõi tình hình công nợ với các đơn vị khách hàng mua và bán.
• Lập phiếu thu chi, theo dõi công nợ nội bộ, bên ngoài và việc tạm ứng, hoàn
trả tạm ứng.
Kế toán vật tư kiêm kế toán đội xây dựng:
• Theo dõi tình hình biến động về vật tư, tài sản của công ty để lập kế hoạch
kịp thời cho việc cung cấp NVL đầu vào cho các đội xây dựng đúng tiến độ
công việc.
• Phụ trách về kho, theo dõi bảng nhập – xuất – tồn kho NVL, chi tiết NVL
dùng cho các công trình để tập hợp giúp kế toán trưởng trong việc tính giá
thành.

• Tiến hành tập hợp chứng từ hàng tháng của các đội xây dựng để kế toán
tổng hợp hạch toán trên phần mềm MISA.
1.1.3.5. Hình thức kế toán:

Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6 áp dụng theo chế độ kế toán Doanh
nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1/ kết thúc 31/12. Công ty sử dụng phần mềm
kế toán MISA để hỗ trợ công tác kế toán.
SƠ ĐỒ XỬ LÝ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN KẾ TOÁN
Chứng
từ gốc

Mã hóa
thông tin

Nhập số liệu
vào máy

Sổ kế toán và báo cáo tài chính
-

Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái tài khoản
Các sổ chi tiết tài khoản
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo quyết toán thuế


Máy xử lý và
đưa ra thông tin

Sổ kế toán và báo cáo quản trị
-

-

Sổ chi tiết tiền mặt ở quỹ; Sổ chi tiết tiền
gửi ở từng Ngân hàng.
Sổ chi tiết công nợ theo dõi chi tiết công
nợ, Sổ tổng hợp công nợ.
Báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm theo từng công trình, sản phẩm của
đơn vị.
Báo cáo tổng hợp tồn kho theo công việc.

10

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
2.1.1. Các hạng mục công trình hoàn thành trong những năm gần đây
-

Các công trình xây lắp:
+ Nhà A2 phục vụ công tác di dân GPMB phường Phú Thượng – quận Tây Hồ
+ Nhà M2A Khu đô thị mới ngã năm Sân bay Cát Bi – Hải Phòng
+ Khu nhà biệt thự - Khu đô thị mới Nghĩa Đô – Dịch Vọng – Cầu Giấy – Hà
Nội
+ Xây dựng nhà phân phối Trạm biến áp 110 KV – Mỹ Đình – Hà Nội
+ Khu nhà ở để bán 151A Nguyễn Đức Cảnh – Hoàng Mai – Hà Nội
+ Xây dựng phân xưởng bút và đóng gói và hệ thống kỹ thuật ngoài nhà –
Công ty VPP Hồng Hà – Long Biên – Hà Nội
+ Khu nhà thấp tầng TT3, TT4 Khu đô thị mới Mễ Trì – Hà Nội
+ Nhà B chung cư cao tầng số 6 Đội Nhân – Ba Đình – Hà Nội
+ Nhà xưởng sản phẩm xuất khẩu – Công ty CP VPP Hồng Hà
+ Nhà văn phòng Khu công nghiệp Tràng Duệ - Hải Phòng
+ Phần xây lắp và mua sắm lắp đặt thiết bị ( bao gồm cả phòng chống mối và
PCCC ) thuộc Dự án xây dựng Trường THPT Tây Hồ giai đoạn 2
+ Thi công xây lắp phần móng, xử lý nền, phần thân nhà, chống sét, phòng
chống mối mọt, cung cấp và lắp đặt hệ thống PCCC, máy bơm nước của hai
khối nhà mẫu số 01 M1A và M1B thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng, Q. Long
Biên, Hà Nội
- Các công trình thủy lợi:
+ Kênh thoát nước kênh kim đôi 9 Khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh
+ Các công trình hạ tầng, giao thông, cầu đường
+ Dự án nâng cấp đường Xuân La – Gói thầu số 3 tại phường Xuân La – Tây
Hồ - Hà Nội
+ San lấp mặt bằng Khu công nghiệp Tràng Duệ - Hải Phòng
+ Thi công xây dựng tuyến đường trục trung tâm ( 32 m ) Khu công nghiệp

Tràng Duệ - Hải Phòng
+ Xây dựng nền mặt đường – Hệ thống thoát nước mưa ( tuyến đường N2 )
Khu công nghiệp Tràng Duệ - Hải Phòng
- Các dự án đầu tư và quản lý của Công ty:
+ Dự án xây dựng trụ sở làm việc mới – Hoàng Mai – Hà Nội

2.1.2. Phân tích kết quả công tác tiêu thụ và các giải pháp
Những thuận lợi và khó khăn:
 Thuận lợi:
+ Tuy bước vào lĩnh vực đầu tư và xây dựng chưa lâu nhưng công ty đã tạo được uy
tín đối với các nhà đầu tư, đối tác với những công trình về chung cư, giao thông,
thủy lợi...
11

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

+ Được sự quan tâm và ủng hộ của các cơ quan ban ngành thành phố và địa phương
tạo sự thuận lợi nhất cho công ty trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đầu tư địa
ốc.
+ Tiếp thu và ứng dụng được những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
+ Với sự đa dạng về ngành nghề từ nhận thầu các công trình lớn tới nhỏ, các dịch vụ

lắp ráp, cho thuê xe vận tải...
+ Đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được đào tạo nâng cao chuyên môn quản lý,
thích ứng nhanh chóng với tình hình biến động trên thị trườn.
+ Cơ chế hoạt động của Công ty Cổ phần linh hoạt, Hội Đồng Quản Trị được sự tin
tưởng của Đại hội đồng cổ đông nên tạo được sự đồng thuận từ cấp trên xuống cấp
dưới.
+ Thế mạnh về đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, kinh doanh nhà xưởng cho thuê, đầu
tư xây dựng chung cư, văn phòng...ngày càng được Công ty khẳng định và trở
thành chiến lược đầu tư dài hạn của công ty.
 Khó khăn:
+ Thị trường bất động sản có nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực
kinh doanh của công ty, nhiều thầu công trình phải hủy bỏ.
+ Nhiều doanh nghiệp về đầu tư, xây dựng ra đời trở thành đối thủ cạnh tranh của
công ty về chất lượng, giá cả...
+ Thiếu một lực lượng Marketing có kinh nghiệm vững mạnh để tổng hợp và khai
thác triệt để các thế mạnh tiềm năng của công ty.
+ Thiên tai hàng năm vẫn thường xuyên đe dọa, ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thành
công trình.
+ Ngoài ra, Công ty còn gặp một ít khó khăn trong thủ tục vay vốn Ngân hàng.

2.2. Công tác quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6 ghi nhận TSCĐ theo giá gốc. Trong quá
trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị
còn lại. Khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ghi nhận
theo bảng sau:
Bảng 2: Thời gian khấu hao TSCĐ
Đơn vị: năm
STT

Tài sản


Thời gian khấu hao

1

Máy móc, thiết bị

3 – 5 năm

2

Thiết bị, công cụ, dụng cụ quản lý khác

3 – 5 năm

3

Tài sản vô hình

3 – 5 năm
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính

12

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

2.3. Cơ cấu TSCĐ
Một bộ phận không kém phần quan trọng trong cơ cấu tài sản đó là TSCĐ. Nó
quyết định đến tư liệu lao động, chúng ta nghiên cứu cơ cấu TSCĐ qua bảng sau.
Bảng 3: Cơ cấu TSCĐ
Năm 2010
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Lượng

Tỷ trọng
(%)

Lượng

Tỷ trọng
(%)

Lượng

Tỷ trọng
(%)

1.Nhà cửa


490

17,95

657,5

18,77

568,5

18,73

2.Máy móc, thiết bị

1561,5

57,22

2084,5

59,51

1616,5

53,27

3.Thiết bị và dụng cụ
quản lý


152,5

5,59

210

5,99

240

7,91

4.Phần vận tải

502,5

19,24

551

15,73

609,5

20,09

Tổng TSCĐ

2729


100

3503

100

3034,5

100

Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Qua số liệu trên ta thấy TSCĐ qua các năm tăng giảm không ổn định. Nhìn
chung, TSCĐ thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ. Điều này hoàn
toàn phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Trong năm 2011,
TSCĐ tăng, chủ yếu là do nhà cửa và máy móc thiết bị. Thiết bị và dụng cụ quản lý,
phương tiện vận tải đều tăng nhưng tăng ít. Năm 2012, tuy TSCĐ có giảm so với năm
2011 nhưng nhìn chung TSCĐ giảm là do nhà cửa và máy móc thiết bị giảm. Trong
khi thiết bị quản lý và phương tiện vận tải lại tăng lên. Nguyên nhân, Công ty đã và
đang trang bị thêm một số máy móc hiện đại nhất, các phương tiện vận tải có trọng tải
lớn, vận chuyển nhanh, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Nhìn chung trong năm
2011 và 2012, nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tăng lên đáng kế là vì
trong 2 năm việc nhập kho hàng hóa nhiều. Trong khi, nhà cửa công ty ít không đủ đáp
ứng nên công ty đã đầu tư thêm nhà cửa mới. Bên cạnh đó, máy móc thiết bị tăng lên
cho thấy hàng hóa sản xuất công ty tăng. Vì vậy mà các phương tiện vận chuyển sẽ
tăng dần lên để đáp ứng kịp thời quá trình vận chuyển.

13

Sinh viên: Phạm Thị Thoa


Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

2.4. Công tác quản lý lao động và tiền lương trong doanh nghiệp
2.4.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Công ty hàng năm tuyển dụng một số lượng lao động nhất định và tổ chức theo
hình thức: trình độ, giới tính và thời hạn hợp đồng.
Bảng 4: Cơ cấu lao động ( tính đến ngày 31/12/2012 )
Chỉ tiêu

Năm 2010
Số lượng

Năm 2011
%

Số lượng

( người )

Năm 2012
%

( người )


Số lượng

%

( người )

Trình độ:
Trên Đại học

3

2,42

3

2,07

3

1,96

Đại học

6

4,84

6

4,14


7

4,58

Cao đẳng

5

4,03

6

4,14

7

4,58

Trung cấp

12

9,68

14

9,66

17


11,11

Lao động phổ thông

98

79,0
3

116

79,9
9

119

77,77

Nam

94

75,8
1

118

81,3
8


127

83,01

Nữ

30

24,1
9

27

18,6
2

28

16,99

Dài hạn

35

28,2
3

42


28,9
7

45

29,41

Ngắn hạn

89

71,7
7

103

71,0
3

108

70,59

Giới tính:

Hợp đồng:

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
2.4.2. Chính sách đối với người lao động
• Chính sách đào tạo:

- Công ty thường xuyên huấn luyện cho người lao động về công tác bảo hộ - an
toàn lao động và các Bộ luật liên quan. Hằng năm, công ty đều tổ chức đào tạo
công tác chuyên môn cho CBCNV.
- Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ với mục đích nâng
cao năng lực quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm góp phần
hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Công ty đã quy định cụ thể trình độ văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn đối với
chức danh quản lý và thời gian phấn đấu với mục đích nâng cao năng lực,
trình độ quản lý.
14

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

15

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


• Chính sách tiền lương thưởng, trợ cấp, phúc lợi:
- Công ty thực hiện đúng quy định của Nhà nước về chính sách tiền lương, thưởng cũng
như các chế độ phúc lợi xã hội cho nhân viên. Công ty đã xây dựng và ban hành quy
chế quản lý và phân phối tiền lương sau khi cổ phần hóa.
- Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, khắc phục tình trạng phân phối bình
quân, đánh giá đúng mức độ đóng góp của từng vị trí công tác trong công ty.
- Gắn liền tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, khuyến
khích mọi người nâng cao hiệu suất công tác.
- Thực hiện đúng Bộ Lao Động, thực hiện các chính sách cho người lao động như mua
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
- Hằng năm, công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV, trang bị phương tiện
bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn chức danh công việc.
- Tổ chức tặng quà cho CBCNV vào những dịp lễ Tết, trung thu…
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên thông qua các
chương trình văn thể mỹ. Hằng năm, công ty tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát theo
thỏa ước lao động tập thể với kinh phí trích từ quỹ phúc lợi.
Bảng 5: Thu nhập bình quân của người lao động
Đơn vị: Triệu đồng
Năm thực hiên
2010
2011
2012

Thu nhập bình quân
3639
3645
4102

2.5. Công tác quản lý chi phí, doanh thu và lời nhuận

2.5.1. Công tác quản lý chi phí
Do công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng nên sản phẩm
của công ty mang có tính chất phức tạp, có giá trị lớn. Vì vậy, công ty đã tổ chức hạch
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trực tiếp cho các công trình, các hạng mục.
Đối với công trình, hạng mục chưa hoàn thiện thì toàn bộ chi phí sản xuẩt tập
hợp đều được coi là sản phẩm dở dang.
Bảng 6: Các chi phí của công ty
Đơn vị: Đồng Việt Nam
Chênh lệch
Số lượng
%
1.031.697.742
9,23
225.441.752
80,17
4.591.532
1,04

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Chi phí khác

Tổng chi phí

11.182.084.202
281.219.100
441.524.670

12.213.781.944
506.660.852
446.116.202

146.955.688

229.571.620

82.615.932

56,22

4.521.374
12.056.305.034

6.210.335
13.402.340.953

1.688.961
1.346.035.919

37,36
11,16


Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
16

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh
Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012

Qua bảng trên ta thấy:
Năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty tăng 9,23% so với năm 2011 tương ứng
tăng 1.031.697.742 đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác
tăng lên do công ty đầu tư vào mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại và thực hiện
các chính sách Marketing nhằm quảng bá hình ảnh công ty. Chi phí bán hàng tăng nhẹ
nhưng nằm trong vòng kiểm soát của công ty.
2.5.2. Chỉ tiêu doanh thu – lợi nhuận
Bảng 7: Chỉ tiêu doanh thu – lợi nhuận
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011/2010
Chỉ tiêu

2010

2011

DT thuần


907

3544

LN sau thuế
Hệ số doanh lợi
sau thuế (3=2/1)

21,5

34
0,009
0

0,024

2012
4984,
5
59
0,01

Năm 2012/2011

%

Chênh
lệch


%

Chênh
lệch

290,74

2637

40,64

1440,5

58,14

12,5

73,53

25

-6,25

-0,015

33,33

0,003

Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trong năm 2011, tổng doanh thu thuần tăng
290,74% so với năm 2010, tương ứng với số tiền là 2637 triệu đồng. Bước sang năm
2012, doanh thu thuần tuy tăng 40,64% so với năm 2011 tương đương tăng 1440,5
triệu đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên đáng kể. Năm
2011 tăng 12,5 triệu so với năm 2010. Mặc dù công ty còn non trẻ đã làm ăn có lãi
chứng minh cho một tương lai sáng lạng. Sang năm 2012, dù lợi nhuận tăng lên so với
năm 2011 nhưng mức tăng của nó chưa cao. Như vậy, công ty chưa sử dụng hiệu quả
nguồn tài chính của mình.
Nhìn chung, doanh thu thuần tăng lên qua các năm nhưng với tốc độ tăng nhanh
hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của Công ty. Bên cạnh đó, mức doanh lợi của
công ty cũng tăng lên; mặc dù trong năm 2011 mức doanh lợi có giảm mạnh so với
năm 2010, giảm 62,5% so với năm 2010 tương đương giảm 0,015. Sang năm 2012 dù
công ty có cải thiện hiệu quả làm ăn của mình nhưng mức tăng không đáng kể. Hệ số
doanh lợi trước thuế tăng 0,003 so với năm 2011.
Hệ số doanh lợi phản ánh một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tuy vậy, tỷ số này chưa cao nhưng là một con số đáng
mừng, báo hiệu một tương lai sáng cho công ty đang có xu hướng tăng lên.

17

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh


2.6. Những vấn đề về huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
2.6.1. Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp
-

-

Vốn là một phạm trù kinh tế,điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp,
ngành nghề kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ nào trong nền kinh tế thuộc hình thức sở
hữu khác nhau. Vốn sản xuất là hình thái giá trị của toàn bộ nền sản xuất được
doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý có kế hoạch vào việc sản xuất những
sản phẩm của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và
các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm:
+ Tài sản hiện vật: nhà kho, cửa hàng, hàng hóa dự trữ…
+ Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quý.
+ Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác.

2.6.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp
2.6.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010

2011

Năm
2011/2010


2012

%
1.VCĐ bình quân
2.Doanh thu thuần
3.Lợi nhuận trước thuế
4.Hiệu suất sử dụng
VCĐ (2/1)
5.Hàm lượng VCĐ (1/2)
6.Hiệu quả sử dụng
VCĐ (3/1)

Năm
2012/2011

Chênh
lệch

%

Chênh
lệch

2448
907
31,5

3378,5
3544

50

2966
4984,5
87

38,01 930,5 -12,21 -165
290,74 2637 40,64 1440,5
58,73 29,365 74
37

0,37

1,05

1,68

183,78

0,68

2,70

0,95

0,95

-64,81

-1,75 -37,89 -0,36


0,013

0,015

0,030

15,38

0,002

60
100

0,63
0,015

Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Phòng Tài chính – Kế toán
2.6.2.2. Đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ
Nhìn chung, VCĐ bình quân tăng giảm không đều, năm 2011 tăng 38,01% tương
đương 930,5 triệu đồng. Mức tăng này là do Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị
cho xây dựng nên TSCĐ đã tăng lên trong năm 2011. Tuy vậy, sang năm 2012, VCĐ
bình quân lại giảm xuống 12,21% tương đương giảm 412,5 triệu đồng.
Qua bảng số liệu trên, nhìn chung lợi nhuận trước thuế là qua 3 năm đều tăng,
năm 2011 tăng 58,73% tương đương số tiền 18,5 triệu đồng so với năm 2010. Năm
2012, mức tăng là 74% tương đương 37 triệu đồng gấp đôi năm 2010, một con số đáng
mừng. Điều này báo hiệu công ty đang trên đà phát triển, lợi nhuận ngày càng cao.
18


Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế tăng nhanh, trong khi VCĐ bình quân tăng
chậm hơn. Vì vậy hiệu quả sử dụng VCĐ ngày càng tăng, năm 2011 tăng 15,38% so
với năm 2010, năm 2012 tăng 100% tăng gấp đôi năm 2011 tương ứng 0,015 đồng.
Như vậy ta có thể thấy:
Năm 2010, trung bình một đồng VCĐ tạo ra 0,013 đồng lợi nhuận. Năm 2011,
trung bình một đồng VCĐ tạo ra 0,015 đồng lợi nhuận, tăng 15,38% so với năm 2010.
Năm 2012, trung bình một đồng VCĐ tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận tăng 100% so với
năm 2011.
2.6.2.3. Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định
Qua 3 năm hoạt động, ta thấy chỉ tiêu này đang tăng dần qua các năm. Năm
2011, tăng 183,78% so với năm 2010. Bước sang năm 2012, chỉ tiêu này giảm so với
năm 2011.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm cho ta biết:
Năm 2010: Trung bình một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra
0,37 đồng doanh thu. Năm 2011, trung bình một đồng VCĐ tham gia sản xuất kinh
doanh tạo ra 1,05 đồng doanh thu. Năm 2012 là 1,84 đồng doanh thu.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ tăng dần qua các năm. Chỉ tiêu này càng cao
càng tốt. Ta thấy, doanh thu thuần tăng nhanh trong khi VCĐ bình quân tăng lên chậm
và đang có xu hướng giảm dần. Vì vậy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ ngày càng
được tăng lên cũng như sự sáng suốt trong bộ máy quản lý của công ty đã chấp nhận
mạo hiểm thanh lý một số máy móc lỗi thời, lạc hậu và thay vào đó là những thiết bị

hiện đại, tối tân nhất, mang lại kết quả thật đáng mừng.
Tuy vậy, TSCĐ trong tổng tài sản của công ty có sự chênh lệch giảm TSCĐ và
TSLĐ đang tăng lên. Trong khi TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên
thì TSCĐ lại giảm dần. Vì vậy, Công ty cần phải điều chỉnh sao cho có sự cân đối hơn
nữa giữa TSCĐ và TSLĐ để có hiệu quả cao.
2.6.2.4. Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này ngược với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này năm
2010 là rất cao. Lượng vốn cố định cần đầu tư để thu thêm được một đồng doanh thu
năm 2010 là 2,7 đồng. Tuy nhiên, qua 3 năm hoạt động chỉ tiêu này đã giảm dần. Năm
2010, đầu tư 2,7 đồng thì năm 2012 giảm xuống còn 0,95 đồng và ngày càng tiếp tục
giảm trong tương lai.
2.6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiêu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chúng ta cần phân tích
các chỉ tiêu sau:
Bảng 9: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6
Đơn vị: Triệu đồng
1.
2.
3.
4.

Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Tổng tài sản lưu động
Tổng vốn bằng tiền
Các khoản phải thu

2010
7036,5
4307,5

85
2955

2011
7897
4394
91
2881

2012
7906,5
4872
94,5
3425,5

19

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

5. Tổng nợ phải trả
6. Tổng nợ ngắn hạn
7. Hệ số nợ (5/1) %
8. Tỷ suất thanh toán hiện hành (2/6) %

9. Tỷ suất thanh toán nhanh (3+4/6) %
10. Tỷ suất thanh toán tức thời (3/6) %

2016,5
2016,5
28,65
213,61
150,75
4,21

2843,5
2843,5
36
154,52
104,52
3,2

2789
2789
35,27
174,68
126,21
3,39

Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Qua các năm từ 2010 – 2012, ta thấy hệ số nợ của công ty đều tăng lên, trong
năm 2012, mặc dù có giảm xuống nhưng không đáng kể. Chỉ tiêu về khả năng thanh
toán hiện hành và thanh toán nhanh của công ty đều tăng 1. Điều này nghĩa là trong 3
năm công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 1 năm. Mặc

dù qua các năm chỉ tiêu này có giảm nhưng vẫn còn cao. Từ đó ta thấy khả năng chiếm
dụng vốn của công ty không cao, lượng tiền mặt của công ty còn nhiều. Việc giữ một
lượng tiền nhiều như vậy sẽ không sinh lời, vòng quay vốn chậm, làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn của công ty.
Hệ số thanh toán của công ty cao là vì các khoản phải thu của công ty lớn để trả
nợ một đồng nợ ngắn hạn thì công ty phải bỏ ra một lượng lớn các khoản phải thu.
Trong khi công ty đã và đang thi công các công trình có vốn đầu tư lớn thì kỳ thu tiền
bình quân thường dài trên 1 năm, có khi lên 2 năm, nên một phần ảnh hưởng tới khả
năng thanh toán của công ty.
Qua phân tích trên, nhìn chung hệ số nợ của công ty trong 3 năm qua đều tăng
lên trong khi khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh là cao thì khả năng
thanh toán tức thời chưa được cao. Sau 3 năm, tỷ lệ thanh toán tức thời giảm dần, nói
chung khả năng thanh toán của công ty là ở mức bình thường. Vì các khoản nợ ngắn
hạn của công ty ở mức trung bình nên công ty cần phải đi chiếm dụng vốn của khách
hàng hơn nữa sao cho hiệu quả sử dụng vốn cao.
2.6.4. Các giải pháp nhằm huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả
-

-

Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ TSCĐ
Đề xuất những biện pháp sử dụng hợp lý vốn lưu động:
+ Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động
+ Giảm thiểu vốn tồn kho dự trữ
+ Tăng khả năng thanh toán
+ Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý tài sản
+ Thúc đẩy công tác thu hồi nợ
+ Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt
+ Tăng công nợ phải trả của công ty
Đổi mới công tác kế toán thống kê kiểm toán và bộ máy tổ chức quản lý nguồn

vốn
Tiến hành công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty
Thực hiện cơ chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng vốn
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn
20

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

21

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

2.7. Những vấn đề về đòn bẩy tài chính, doanh lợi và rủi ro của doanh
nghiệp
2.7.1. Tổng quan về đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp, đòn bẩy hoạt động
CHỈ TIÊU


CÔNG THỨC TÍNH
Đòn bẩy tài chính
Lợi nhuận sau thuế ( NI )

1. Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủsở hữu ( ROE )
2. DFL

Vốn chủ sở hữu ( E )
Tỷ lệ thay đổi của ROS ( hay EPS )
Tỷ lệ thay đổi của EBIT
Đòn bẩy hoạt động

3. Độ bẩy hoạt động
DOL

Tỷ lệ thay đổi của EBIT
Tỷ lệ thay đổi của sản lượng ( hoặc doanh thu )
DOL
Tỷ lệ thay đổi ROE

4. Đòn bẩy tài chính DFL

Tỷ lệ thay đổi EBIT
DFL =

5. Đòn bẩy tổng hợp
DTL


Tỷ lệ thay đổi của ROE
Tỷ lệ thay đổi của doanh thu hay sản lượng tiêu thụ
DTL = DOL x DFL

a) Khái niệm:
Là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định trong tổng chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp. Ở đây chúng ta chỉ xét trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các
chi phí đều thay đổi.
b) Ý nghĩa:
Đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản trị tài chính doanh
nghiệp. Khi biết trước sự ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận hoạt động
( EBIT ), doanh nghiệp có thể chủ động quyết định chính sách doanh thu và chi
phí của mình cho phù hợp nhất. Tuy nhiên cũng không phải độ bẩy hoạt động
càng cao có lợi cho doanh nghiệp vì trong trường hợp có sự sụt giảm nhẹ của
doanh thu cũng có thể dẫn đến sự thua lỗ của doanh nghiệp. Vì vậy doanh
nghiệp cũng cần cân nhắc mức độ đòn bẩy phù hợp, tránh mạo hiểm cao.
c) Độ bẩy hoạt động ( DOL )
Là tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận ( EBIT ) so với tỷ lệ thay đổi của doanh thu tiêu
thụ hay sản lượng.
d) Quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động và điểm hòa vốn
Nếu sản lượng càng vượt xa mức sản lượng tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận hoạt
động hoặc càng lớn hoặc càng lỗ, ngược lại đòn bẩy hoạt động càng nhỏ. Độ bẩy
22

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Quản Lý Kinh Doanh

hoạt động tiến đến vô cùng khi số lượng sản xuất và tiêu thụ tiến gần tới mức sản
lượng của điểm hòa vốn. Ngược lại thì độ bẩy hoạt động tiến gần tới 1.
e) Quan hệ của đòn bẩy hoạt động với rủi ro của doanh nghiệp
Hai yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh
thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuyếch đại sự ảnh hưởng
của các yếu tố này lên EBIT của doanh nghiệp. Do đó không nên đồng nghĩa rủi
ro hoạt động với rủi ro doanh nghiệp.
f) Đòn bẩy tài chính ( DFL )
Là mức độ theo đó nguồn tài trợ có chi phí cố định ( nợ và cổ phiếu ưu đãi ) được
sử dụng trong nguồn vốn của công ty với mục đích làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu ROE hat thu nhập trên cổ phần ( EPS ).
g) Đòn bẩy tổng hợp
Là sự kết hợp hai loại đòn bẩy trên, cũng là một thước đo cho phép đánh giá mức
độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao hàm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
2.7.2. Các giải pháp đưa ra nhằm tăng doanh lợi và hạn chế rủi ro của doanh
nghiệp
-

Cần sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình, giảm thiểu chi phí tới mức thấp nhất
Đa dạng hóa các danh mục đầu tư cơ bản
Cần đánh giá, định mức rủi ro và tỷ suất sinh lời của các dự án đầu tư xem dự
án có khả thi và phù hợp với công ty mình không.
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tài chính để xác định dòng tiền vào, dòng tiền ra,
giá trị hiện tại thuần tròn tương lai, khả năng thu hồi vốn, thời gian hoàn vốn
đầu tư...

2.8. Những vấn đề về chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp
2.8.1. Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp
Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
I.Nợ phải trả
- Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn
- Nợ khác
II. Nguồn vốn
CSH
-Nguồn vốn quỹ
- Nguồn kinh phí
Tổng nguồn vốn

Năm 2010
Tỷ trọng
Lượng
(%)

Lượng

Năm 2011
Tỷ trọng 2011/20
(%)
10

Lượng

Năm 2012

Tỷ trọng
2012/201
(%)
1

2016,5
2016,5

28,66
28,66

2843,5
2843,5

36
36

827
827

2789
2789

35,27
35,27

-54,5
-54,5

5020

5020

71,34
71,34

5053,5
5053,5

64
64

33,5
33,5

5117,5
5117,5

64,73
64,73

64
64

7036,5

100

7897

100


860,5

7906,5

100

9,5

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Cho đến ngày 31/12/2010, tổng nguồn vốn của Công ty là 7036,5 triệu đồng,
trong đó vốn CSH là 5020 triệu đồng tương đương 71,34% tổng nguồn. Thông qua
23
Sinh viên: Phạm Thị Thoa
Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Bảng cân đối kế toán của Công ty ta thấy trong năm 2011, tổng nguồn vốn tăng tới
7897 triệu tức là tăng 860,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng từ 2016,5
lên 2843,5 triệu đồng ( tăng 827 ) triệu đồng. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn có tăng
nhưng cũng chậm hơn so với năm 2011 từ 7897 đến 7906,5 triệu đồng tức là tăng 9,5
triệu đồng, bởi Công ty đã trả được một số khoản nợ ngắn hạn do công ty làm ăn hiệu
quả. Trong khi đó, nguồn vốn CSH tiếp tục tăng 64 triệu đồng.
Chúng ta thấy qua 3 năm hoạt động, nhìn chung, Nợ phải trả và vốn CSH của
Công ty đều tăng lên 1658,5 triệu đồng, trong đó vốn CSH tăng lên 208 triệu đồng. Nợ

phải trả tăng 1450,5 là do Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất do các khoản nợ tăng
lên mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Qua 3 năm thì trong năm 2012, quy mô sản xuất của
Công ty giảm do nợ phải trả giảm đi ( giảm 54,5 triệu đồng ) so với năm 2011. Trong
khi, vốn CSH lại tăng lên 64 triệu đồng, nhìn chung công ty chiếm dụng vốn của
khách hàng.
Trong 3 năm hoạt động, sự tăng nguồn vốn là do sự tăng của các khoản nợ vốn
chủ sở hữu tăng nhẹ. Qua đó, ta thấy nợ nhiều phản ánh khả năng thanh toán hiện hành
của Công ty thấp.
Bảng 11: Cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2010
Chỉ tiêu

1.TSC
Đ

Lượng

Tỷ
trọng
(%)

2729

2.TSLĐ 4307,5
Tổng
tài sản

7036,5


Năm 2011

Năm 2012
Lượng

Tỷ
trọng
(%)

2012/
2011

774

3034,5

38,38

-468,5

55,65

86,5

4872

61,62

478


100

860,5

7906,5

100

9,5

Lượng

Tỷ trọng
(%)

2011/
2010

38,78

3503

44,35

61,22

43,94

100


7897

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng số liệu vốn của công ty được đầu tư hết vào 2 loại tài sản là TSCĐ và
TSLĐ. Năm 2010, giữa TSCĐ và TSLĐ mức chênh lệch trên 2 tỷ đồng. Trong đó,
TSCĐ chiếm 38,78% và còn lại là TSLĐ. Sang năm 2011, mức tăng TSCĐ là đáng kể.
TSCĐ chiếm 44,35% trong tổng số tài sản tương đương với tăng 774 triệu đồng.
Trong khi TSLĐ chỉ tăng lên chút ít, tỷ trọng phần trăm để giảm xuống so với năm
2010 chỉ còn 55,65%.
Năm 2012, TSCĐ đã giảm xuống và chỉ chiếm 38,38% trong tổng tài sản tương
đương giảm 468,5 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011, Công ty
đã đầu tư vào TSCĐ, những máy móc thiết bị hiện đại nên năm 2012, Công ty lại tăng
TSLĐ lên bởi Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, TSLĐ
trong các năm đều tăng lên đáng kể. Năm 2012, tăng 478 triệu so với năm 2011 và
chiếm 61,62% trong tổng tài sản.
24
Sinh viên: Phạm Thị Thoa
Lớp: TCNH1 – K5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Quản Lý Kinh Doanh

Nhìn chung, tổng tài sản của Công ty trong 3 năm đều tăng lên. Mức tăng cao
nhất là năm 2011 tăng 860,5 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng rất chậm so
với năm 2011, chỉ tăng 9,5 triệu đồng.
TSLĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản đang có sự dịch dần
về chênh lệch của TSLĐ và TSCĐ, TSLĐ ngày càng nhiều, chứng tỏ Công ty đang

đầu tư ngày càng nhiều vào cơ sản xuất. Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất cao.
Bảng 12: Cơ cấu TSLĐ của công ty Cổ phần Xây dựng và PTNT 6
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tiền

Năm 2010
Tỷ trọng
Lượng
(%)
85
1,97

Năm 2011
Tỷ trọng
Lượng
(%)
91
2,07

Năm 2012
Tỷ trọng
Lượng
(%)
94,5
1,94

Các khoản phải thu

2905


68,60

2881

65,57

3425,5

70,31

Hàng tồn kho
TSLĐ khác
Tổng cộng TSLĐ

1207,5
60
4307,5

28,03
1,4
100

1367
55
3494

31,11
1,25
100


1284,5
67,5
4872

26,36
1,39
100

Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Vốn bằng tiền tại quỹ của Công ty trong 3 năm đều ít, mặc dù số tiền này có tăng
nhưng không đáng kế. Lượng tiền mặt ít kéo theo chi phí cơ hội thấp. Qua đó, nó ảnh
hưởng đến tình hình thanh toán tức thời của công ty kém, nếu trong trường hợp cùng
một lúc, nếu có nhiều chủ nợ đến đòi tiền thì công ty sẽ khó có khả năng thanh toán
cho khách hàng được.
TSLĐ khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số TSLĐ. Khoản này tăng dần qua
các năm nhưng mức tăng của nó thấp một phần do công ty tăng các khoản thế chấp và
tạm ứng. Ngoài ra, ta còn xem xét đến hàng tồn kho của Công ty cũng chiếm một tỷ lệ
lớn trong cơ cấu tài sản. Trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng gửi
bán chiếm tỷ trọng lớn.
Các khoản phải thu của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao năm 2010 chiếm
68,60% trong tổng TSLĐ. Sang năm 2011, tỷ trọng này giảm xuống còn 65,57% trong
tổng tài sản. Năm 2012, lại tăng lên 70,31% vì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn
qua các năm nên nó có liên quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng, khách hàng của
công ty. Lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng thì việc khách hàng
chiếm dụng vốn của công ty là điều kiện để khuyến khích bán được hàng. Trong con
mắt khách hàng thì công ty có một ấn tượng lớn. Để vừa đạt kết quả cao trong việc thu
hút khách hàng vừa thu hồi được công nợ, đòi hỏi công ty phải có chính sách phù hợp
để cân đối được hai phía khách hàng và công ty.

Bảng 13: Bảng chỉ tiêu về khă năng sinh lời của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

25

Sinh viên: Phạm Thị Thoa

Lớp: TCNH1 – K5


×