Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Báo cáo đề xuất chế độ làm việc, số lượng người làm việc trong trường tiểu học khi chuyển sang dạy học cả ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.43 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BÁO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
(SEQAP)

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, SỐ LƯỢNG NGƯỜI
LÀM VIỆC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
KHI CHUYỂN SANG DẠY HỌC CẢ NGÀY

Hà nội, tháng 06 năm 2014

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 1


MỤC LỤC
STT
I
II
1
2
3
4
5
6
7
III
1
2
3
4


5
IV
1
2
3

Phụ
lục

Nội dung
CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Chế độ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và giảm định mức tiết dạy đối
với giáo viên kiêm nhiệm công việc chuyên môn
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác
Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
Chế độ quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
Chia 2 nhóm trường tiểu học
Số lượng người làm việc quản lý, điều hành cho từng vị trí
Số lượng người làm việc của vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ
Số lượng người làm việc gắn với hoạt động nghề nghiệp
Cách tính tổng số người làm việc của một trường tiểu học
NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI TRÌNH
Đối với các Cục, vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính

Đối với UBND cấp tỉnh và huyện, ngành GD&ĐT địa phương
1. Bảng đề xuất chế độ làm việc ( Phụ lục 1)
2. Bảng đề xuất số lượng người làm việc ( Phụ lục 2)
3. Bảng tổng hợp số giờ làm việc trung bình của 1 GV / 1 tuần ( Phụ lục 3)
4. Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm
theo Thông tư số 28/2009/TT-BGD ĐT ngày 21/10/2009
5. Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nôi vụ hướng dẫn định mức biên chế viên
chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
6. Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định
về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp

Trang
4-6
6
6
7-8
9
9-10
10
11
11
11
11
12
12-13
14-17
17
17
17-21

22-25
25-26
27-29
30-33
34
35-42

43-36
47-53

547. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ Về
tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hiệu lực thi hành từ ngày
01/6/2012
8. Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của chính phủ Quy
định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực thi
hành từ ngày 25/6/2012
9. Biên bản hội thảo tham vấn tổ chức ngày 25-26/02/2014 tại Thành phố
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 2


Hồ Chí Minh, ngày 18-19/03/ 2014 tại Đà Nẵng, ngày 07-08/04/2014 tại Hà
Nội
10. Tổng hợp ý kiến tham vấn tại hội thảo về chế độ làm việc trong trường
tiểu học ( bao gồm 3 hội thảo 3 miền, 175 đại biểu)
11. Tổng hợp ý kiến tham vấn tại hội thảo về số lượng người làm việc trong
trường tiểu học ( bao gồm 3 hội thảo 3 miền, 175 đại biểu)
12. Báo cáo “ Những vấn đề khối lượng công việc, bố trí sử dụng giáo viên
tiểu học trong quá trình chuyển sang dạy học cả ngày”. Báo cáo ngày
02/10/2012
13. “Báo cáo đề xuất vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của

một số vị trí việc làm trong trường tiểu học” . Tháng 9/2013
14. Báo cáo “ Đề xuất về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu
học”
15. Thông tin về khối lượng công việc, phân bổ giáo viên tiểu học, tiêu
chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học của một số nước khu vực, thế giới,

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 3


I. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT
1. Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGD ĐT
ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 50/2012/TTBGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ
sung Điều 40; bổ sung Điều 40a của Thông tư số 41/2010/TT-BGD ĐT ngày
30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư Liên tịch số
35/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ
thông công lập ( sau đây xin gọi tắt là định mức biên chế ban hành theo Thông tư
Liên tịch số 35/2006/TTLT); Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ
thông ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BGD ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây xin gọi tắt là chế độ làm việc của giáo
viên ban thành theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT):
2. Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn khối lượng công việc, bố trí sử dụng giáo
viên tiểu học trong quá trình chuyển đổi sang dạy học cả ngày (trong đó có nội
dung đánh giá khối lượng công việc của nhà trường, chế độ làm việc của cán bộ,
giáo viên ban hành theo Thông tư 28 và định mức biên chế cán bộ, giáo viên ban
ành theo Thông tư Liên tịch 35) tiến hành tại giai đoạn 1 từ tháng 2/2012 đến tháng
10/2012. Kết quả này đã được lấy ý kiến tham vấn tại Hội thảo 2 ngày ở Hà Nội và
Thành phố Hồ CHí Minh với 125 đại biểu. Trong đó có đại diện lãnh đạo của 20
sở giáo dục và đào tạo, 20 phòng giáo dục tiểu học, 40 phòng giáo dục và đào tạo
cấp huyện và 45 hiệu trưởng và giáo viên trường tiểu học trên phạm vi cả nước

cùng kết quả nghiên cứu của Dự án Phát triển giáo viên tiểu học về tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch giáo viên tiểu học;
3. Tham khảo tài liệu và ý kiến tư vấn của JMR CaMeRon- Tư vấn quốc tế về “
Thông tư 35/2006- các phương án hành động” 9/2012; Tư liệu “Tiêu chuẩn và
năng lực chuyên môn của giáo viên-một số so sánh quốc tế của hệ thống giáo dục
của Mỹ (Bang Iowa, Michigan, Califonia), Vương quốc Anh (Anh và Scotland),
Úc”;
4. Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị
trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 14/2012/TT-BNV
ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP;
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ Quy định về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày
18/12/2012 của Bộ Nội vụ Quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức
danh nghề nghiệp đối với viên chức;
5. Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 4


6. Căn cứ chế độ tuần làm việc 40 giờ/ tuần và chương trình và hướng dẫn sư phạm
xây dựng nội dung chương trình và thời khóa biểu dạy học cả ngày;
7. Căn cứ Nghị định 68/ 2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện
chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị
sự nghiệp;
8. Căn cứ Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về
bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
9. Căn cứ Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt chuẩn chất
lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số
59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

10. Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày
04/11/2013 (Nghị quyết 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế và định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa
phổ thông thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW;
11. Căn cứ kết quả nghiên cứu của giai doạn 2 về vị trí việc làm, mô tả công việc và
khung năng lực của các vị trí việc làm trong trường tiểu học. Đây là kết quả của
việc nghiên cứu, tham vấn, tiếp thu ý kiến góp ý về xác định vị trí việc làm, mô tả
công việc, khung năng lực của từng vị trí việc làm trong trường tiểu học tổ chức
dạy học cả ngày của:
• Các đại diện lãnh đạo Phòng TCCB, Phòng GDTH, lãnh đạo và chuyên viên 6
phòng GD&ĐT và 180 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên 48 trường tiểu
học của 3 tỉnh thuộc chương trình SEQAP đại diện cho 3 miền là Lạng Sơn,
Long An và Bình Phước;
• Các thành viên Nhóm tư vấn chuyên môn (PWG);
• Các đại biểu tham dự Hội thảo thuộc 20 tỉnh, đại diện cho các tỉnh tham gia
Chương trình SEQAP tổ chức tại Hà Nội ngày 18-19/8/2013( 10 tỉnh), tại
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22-23/8/2013 (10 tỉnh) do SEQAP tổ chức và
Hội thảo toàn quốc gồm 63 tỉnh, thành phố trong cả nước do Cục
NG&CBQLCSGD phối hợp với SEQAP tổ chức tại Hải Dương ngày 0609/8/2013 ( 32 tỉnh), tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26-29/8/2013(31 tỉnh).
Kết quả nghiên cứu này đã được Nhóm nghiên cứu trình bày tại Báo cáo tháng
9/2013;
12. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu giai đoạn I và tiếp thu ý kiến tham vấn, góp ý sau 6
Hội thảo nhỏ tổ chức trong tháng 10 và tháng 11/2013 tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lâm
Đồng, Đồng Tháp về đề xuất chế độ làm việc, xác định số lượng người làm việc
trong trường tiểu học khi chuyển sang tổ chức dạy học cả ngày của 140 hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên của 73 trường tiểu học (28 trường tham gia
chương trình SEQAP và 45 trường chưa tham gia chương trình SQAP) và 32 cán
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 5



bộ quản lý cấp Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Nhóm nghiên cứu đã dự thảo “Báo
cáo đề xuất chế độ làm việc và số lượng người làm việc trong trường tiểu học khi
chuyển sang tổ chức dạy học cả ngày” tháng 2 năm 2014 để xin ý kiến tham vấn
các đại biểu tại 3 hội thảo tổ chức ngày 25-26/02/ 2014 tại Thành phố Hồ Chí
minh, ngày 18-19/03/2014 tại Đà Nẵng và ngày 07-08/04/2014 tại Hà Nội.
13. Sau khi phân tích, tổng hợp, xử lý và tiếp thu các ý kiến thảo luận, tham vấn; căn
cứ những nội dung đã được sự đồng thuận cao của 175 đại biểu đến từ 33 tỉnh
thuộc chương trình SEQAP và Thành phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng tham dự tại 3
Hội thảo Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà nội (bao gồm 36 lãnh đạo
Phòng TCCB, phòng GDTH Sở GD&ĐT, 34 lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện, 26
chuyên viên TCCB các Phòng GD&ĐT, 13 lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện, 35 hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học, 30 giáo viên tiểu học), Nhóm nghiên cứu
đã chỉnh sửa dự thảo tháng 2/2014 và hoàn chỉnh thành dự thảo Báo cáo đề xuất
tháng 5/2014 ( Các Biên bản tổng hợp ý kiến tại hội thảo Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 25-25/02/ 2014, tại Thành phố Đà Nẵng ngày 18-19/03/2014 và tại Thành
phố Hà Nội ngày 07-08/04/2014; Bảng tổng hợp ý kiến tham vấn 175 đại biểu
tham dự 3 Hội thảo trên trình bày tại các Phụ lục 7,8,9 kèm theo);
14. Tiếp thu ý kiến tham vấn các thành viên Nhóm tư vấn chuyên môn và ý kiến góp
ý của lãnh đạo, chuyên viên Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Lãnh
đạo và các điều phối viên, tư vấn, cán bộ của SEQAP tại Hội thảo ngày 11/06/2014
do SEQAP tổ chức.
II. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Chế độ làm việc có ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố chính quyết
định số lượng người làm việc của các vị trí triệc làm. Trên cơ sở phân tích, đánh
giá những hợp lý cần tiếp tục thực hiện và những vấn đề còn bất cập, cần điều
chỉnh bổ sung chế độ làm việc của giáo viên tiểu học ban hành tại Thông tư
28/2009/TT-BGDĐT cho phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và định hướng thực
hiện đổi mới chương, trình giáo dục tiểu học sau năm 2015 để thực hiện đổi mới
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu Nghị quyết 29-NQ/TW và yêu

cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Thực hiện lộ trình chuyển từ dạy học 1 buổi /
ngày sang tổ chức dạy học cả ngày trong phạm vi cả nước vào năm 2020. Tiếp thu
ý kiến tham vấn sau các cuộc hội thảo, kinh nghiệm quốc tế và khuyến cáo của các
nhà tài trợ, các chuyên gia quốc tế về vấn đề tăng thời gian làm việc trực tiếp giữa
giáo viên và học sinh. Để phù hợp với bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm
theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ về vị trí
việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nhóm nghiên cứu xin đề xuất như sau:
1. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 6


Giữ nguyên những quy định tại Điều 5 của Quy định Chế độ làm việc đối với
giáo viên phổ thông ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.
2. Định mức tiết dạy đối với giáo viên
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi cán bộ quản
lý, giáo viên phải giảng dạy trong một tuần.
Thực hiện lộ trình chuyển sang tổ chức dạy học cả ngày trên phạm vi cả
nước vào năm 2020, Nhóm nghiên cứu đề xuất điều chỉnh nội dung quy định tại
khoản 1 Điều 6 về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học của Thông tư
28/2009/TT-BGDĐT như sau:

Giai đoạn từ năm học 2015-2016 cho đến năm học 2019-2020:
Đây là giai đoạn thực hiện lộ trình thí điểm chương trình, sách giáo khoa
mới ở cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, các lớp chưa thực hiện chương trình thí điểm
vẫn thực hiện chương trình Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học cần nhiều thời gian cho công việc
thí điểm. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp thu, thực
hiện nội dung, chương trình, sách giáo khoa mới, thực hiện đổi mới phương pháp

quản lý, dạy học, nhận xét, đánh giá học sinh rất nặng nề.
2.1 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần
Tổng số giờ giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh trên lớp 23 tiết/ tuần
(bằng 15,3 giờ /tuần) cộng với thời gian giám sát, quản lý học sinh trên sân trường
là 3 giờ / tuần (thời gian quản lý học sinh nghỉ giữa giờ, thời gian giáo viên đến
sớm trước giờ vào học để tiếp nhận học sinh và thời gian giáo viên về muộn sau
giờ tan học để trả học sinh) tổng cộng 18,3 giờ/ tuần; số giờ còn lại 21,7 giờ/ tuần
giáo viên dành cho các công việc chuyên môn, nghiệp vụ khác ngoài giờ ở
trường(soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, tư liệu và thiết bị dạy học, tham khảo tài liệu
phục vụ bài giảng; chấm bài và đánh giá học sinh; dự giờ của đồng nghiệp; học tập
và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để phát triển năng lực nghề nghiệp; làm
công tác nghiệp vụ phổ cập, xóa mù chữ; sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và một
số công việc chuyên môn khác …).
Trên cơ sở định mức tiết dạy 23 tiết/ tuần của giáo viên tiểu học, quy định
định mức tiết dạy của giáo viên dạy lớp ghép, dạy ở trường, lớp dành cho người
tàn tật, khuyết tật, trường phổ thông dân tộc bán trú thấp hơn định mức chung để
phù hợp với đặc thù từng loại hình trường lớp, tính chất công việc. Cụ thể như sau:
2.2 Định mức tiết dạy của giáo viên dạy lớp ghép 3 trình độ là 20 tiết/tuần, dạy
lớp ghép 2 trình độ là 21 tiết/tuần;
2.3 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường, lớp dành cho người tàn
tật, khuyết tật là 21 tiết/tuần;
2.4 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán trú
là 21 tiết/tuần;

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 7


2.5 Giáo viên-Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trường
hạng I dạy 3 tiết/tuần, trường hạng II dạy 8 tiết/tuần, trường hạng III dạy 12
tiết/tuần, trường tiểu học hạng II, III có từ 5 điểm trường trở lên dạy 03 tiết/tuần.


Giai đoạn từ năm học 2020-2021 trở đi:
Đã có 5 năm thực hiện thí điểm nội dung, chương trình, tài liệu, sách giáo khoa
mới ở cấp tiểu học, bắt đầu từ năm học 2020-2021 các lớp học ở cấp tiểu học bước
sang thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Cán bộ quản lý, giáo viên đã
được tập huấn, bồi dưỡng để dạy theo nội dung, chương trình, sách giáo khoa mới
và quen dần trong quản lý, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý,
đánh giá, nhận xét học sinh theo yêu cầu mới. Lực lượng giáo viên tiểu học được
đào tạo từ các trường sư phạm theo yêu cầu mới để giảng dạy nội dung, chương
trình, sách giáo khoa mới đã được bổ sung. Nhà nước đã có chế độ, chính sách tiền
lương mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo yêu cầu của Nghị quyết
29-NQ/TW. Để giáo viên có nhiều thời gian hơn trực tiếp làm việc với học sinh,
đánh giá và giúp đỡ học sinh sát hơn. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập khu vực
và thế giới, từng bước tiếp cận định mức tiết dạy các nước trong khu vực và thế
giới (Hiện nay, định mức tiết dạy giáo viên của các trường ở khu vực độ thị ở
Trung Quốc là từ 24-27 tiết/tuần với 45 phút/tiết, ứng với 18 - 20,25 giờ/tuần; các
nước khác là khoảng 20-25 giờ /tuần; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cũng dạy với
định mức như giáo viên). Vì vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đến khả
năng điều chỉnh định mức tiết dạy giáo viên tiểu học lên như sau:
2.6 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 24 tiết/tuần.
Tổng số giờ giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh trên lớp 24 tiết/ tuần,
trung bình mỗi tiết 40 phút bằng 16 giờ trong một tuần, cộng với thời gian giám
sát, quản lý học sinh trên sân trường 3 giờ / tuần như trình bày ở trên, tổng cộng 19
giờ/ tuần; số giờ còn lại 21 giờ/ tuần giáo viên dành cho các công việc chuyên
môn, nghiệp vụ khác ngoài giờ ở trường.
Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chế độ làm việc, định
mức biên chế giáo viên tiểu học theo Thông tư 28 và Thông tư Liên tịch 35 năm
2012, trung bình mỗi giáo viên tiểu học trong 1 tuần, thời gian trực tiếp giảng dạy
ở trường và kiêm nhiệm thêm các công việc chuyên môn khác là 24,4 tiết, bằng
16,27 giờ, vì vậy giai đoạn sau năm 2020 thực hiện định mức tiết dạy của giáo viên

24 tiết / tuần có thể thực hiện được (xem thêm phụ lục số 3 kèm theo);
Trên cơ sở định mức tiết dạy 24 tiết/ tuần của giáo viên tiểu học, quy định
định mức tiết dạy của giáo viên dạy lớp ghép, dạy ở trường, lớp dành cho người
tàn tật, khuyết tật, trường phổ thông dân tộc bán trú sẽ thấp hơn định mức chung để
phù hợp với đặc thù từng loại hình trường, lớp và tính chất công việc. Cụ thể là:
2.7 Định mức tiết dạy của giáo viên dạy lớp ghép 3 trình độ là 21 tiết/tuần,
dạy lớp ghép 2 trình độ là 22 tiết/tuần;
2.8 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường, lớp dành cho người tàn
tật, khuyết tật là 22 tiết/tuần;
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 8


2.9 Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trường phổ thông dân tộc bán
trú là 22 tiết/tuần;
2.10 Giáo viên-Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
trường hạng I dạy 3 tiết/tuần, trường hạng II dạy 8 tiết/tuần, trường hạng III dạy 12
tiết/tuần, trường tiểu học hạng II, III có từ 5 điểm trường trở lên dạy 03 tiết/tuần.
3. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Nhóm nghiên cứu đề xuất định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng theo hướng tăng lên và định mức tiết dạy của phó hiệu trưởng có sự phân
biệt khác nhau theo hạng trường. Với phương án về định mức tiết dạy của giáo
viên như trên, có phương án tương ứng điều chỉnh nội dung quy định như sau:
• Giai đoạn từ năm học 2015-2016 cho đến năm học 2019-2020:
Định mức tiết dạy của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng vẫn thực hiện như quy
định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, hiệu trưởng dạy 2 tiết/
tuần, phó hiệu trưởng dạy 04 tiết/ tuần.
• Giai đoạn từ năm học 2020-2021 trở đi:
Hiệu trưởng dạy 3 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng trường hạng I, hạng II, hạng III
dạy theo thứ tự là 4 tiết/tuần, 5 tiết / tuần, 6 tiết/tuần.
Thực hiện phương án này là tạo điều kiện để hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

có thêm lượng thời gian cần thiêt làm việc trực tiếp với học sinh, nắm được nội
dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm giáo dục các nước trong
khu vực, thế giới và ý kiến góp ý của giáo viên.
(có128/175 đại biểu, chiếm 73% đồng tình hiệu trưởng dạy 3 tiết/ tuần, có 165/175
đại biểu, chiếm 94 % đồng tình nâng định mức tiết dạy/ tuần của phó hiệu trưởng
lên với các mức khác nhau theo hạng trường).
4. Chế độ giáo viên làm công tác chủ nhiệm và giảm định mức tiết dạy
đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
4.1 Chế độ giáo viên làm công tác chủ nhiệm
Căn cứ nhiệm vụ và mô tả công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp, Nhóm
nghiên cứu đề xuất chế độ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đối với cấp tiểu
học để thay thế nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư số 28/2009/TTBGDĐTnhư sau:
a) Thời gian trong một tuần giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công việc chủ
nhiệm lớp được tính 03 tiết đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 1 buổi trong
ngày và 04 tiết/ trong một tuần đối với các trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi/
ngày và dạy học cả ngày.
b) Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường,
là người thay mặt hiệu trưởng trực tiếp quản lý học sinh, làm cầu nối liên hệ giữa
nhà trường và gia đình học sinh, là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ
chức, quản lý lớp học, giảng dạy và giáo dục học sinh, hình thành nhân cách cho
học sinh ở cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông, là giáo viên chịu trách nhiệm
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 9


chính trong việc đánh giá, phát triển năng lực của học sinh, động viên, giúp đỡ học
sinh tiến bộ, tự tin trong rèn luyện. Vì vậy, để có nhiều thời gian hơn cho giáo viên
chủ nhiệm lớp làm việc trực tiếp với học sinh và có chế độ đãi ngộ đối với giáo
viên chủ nhiệm lớp, chúng tôi đề nghị không thực hiện chế độ giảm trừ số tiết làm
công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn dạy đủ định mức tiết dạy

trong tuần như giáo viên không làm chủ nhiệm lớp và thực hiện chế độ trả phụ
cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Mức phụ cấp trách nhiệm như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp dạy học 2 buổi trong ngày và cả ngày hưởng mức
2, hệ số 0,3 mức lương tối thiểu chung của Nhà nước, trả hàng tháng theo lương và
trả cho các tháng trong năm học mà giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp dạy học 1 buổi trong ngày hưởng mức 3, hệ số
0,2 mức lương tối thiểu chung của Nhà nước, trả hàng tháng theo lương và trả cho
các tháng trong năm học mà giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp.
(có 168/175 đại biểu, chiếm 96% nhất trí thời lượng giáo viên chủ nhiệm lớp
dạy 1 buổi/ ngày là 3 tiết/ tuần; dạy 2 buổi/ ngày và cả ngày là 4 tiết / tuần; giáo
viên chủ nhiệm lớp hưởng phụ cấp trách nhiệm, không thực hiện chế độ giảm trừ
tiết định mức).
4.2 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với tổ trưởng chuyên môn
Theo quy định hiện hành, tổ trưởng chuyên môn được giảm 3 tiết/tuần và
được hưởng phụ cấp chức vụ. Việc thực hiện giảm trừ định mức tiết dạy đối với Tổ
trưởng chuyên môn như hiện nay đã tạo ra những bất hợp lý khi thực hiện định
mức biên chế giáo viên, nhất là trường có quy mô nhỏ, trường ở miền núi; mặt
khác tổ trưởng đã hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Vì vậy, nhiều địa phương và
phần lớn cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học đều cho ý kiến tổ trưởng chuyên môn
đã hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nên không thực hiện chế độ giảm trừ định mức
tiết dạy (có 156/175 đại biểu, chiếm 89% nhất trí với đề xuất của nhóm nghiên
cứu).
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất bỏ quy định chế độ giảm trừ định mức
tiết dạy đối với tổ trưởng chuyên môn tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 28/2009/TTBGD ĐT.
4.3 Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công
việc chuyên môn khác
Nhóm nghiên cứu đề xuất tiếp tục thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 8
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn
nghệ, thể dục toàn trường, phòng thiết bị, thư viên (nếu các công tác này chưa có
người chuyên trách) được tính giảm từ 2- 3 tiết / tuần tùy khối lượng công việc và

do hiệu trưởng quyết định.
5. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác
Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
- Giữ nguyên quy định tại các khoản 1, 2, 5 của Điều 9 Thông tư
28/2009/TT-BGDĐT.
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 10


Tiếp thu ý kiến tham vấn của cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu
học đã được khảo sát và để thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông
tư 28/2009/TT-BGDĐT, Nhóm nghiên cứu đề xuất:
- Điều chỉnh nội dung quy định tại khoản 3 Điều 9 như sau: Giáo viên kiêm
nhiệm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 03 tiết / tuần
đối với trường hạng I, giảm 02 tiết/ tuần đối với các hạng trường còn lại.
- Điều chỉnh nội dung quy định tại khoản 4 Điều 9 như sau: Giáo viên kiêm
trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 03 tiết / tuần đối với trường
hạng I và trường có từ 05 điểm trường trở lên, giảm 02 tiết/ tuần đối với các hạng
trường còn lại.
- Để tránh hiểu sai, vận dụng sai nội dung quy định tại khoản 5 của Điều 9
này, nhóm nghiên cứu đề nghị khoản 5 của Điều 9 nên diễn đạt lại như sau:
“ 5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên
không làm kiêm nhiệm quá 02 chức vụ công tác quy định tại Điều 9 này và được
hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất”.
6. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
- Giữ nguyên quy định tại khoản 1, 2 của Điều 10 của Thông tư số
28/2009/TT-BGDĐT.
7. Chế độ quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
- Giữ nguyên như quy định tại khoản 1 và các điểm b, c, d khoản 2 Điều 11
của Quy định chế độ làm việc ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.
- Điều chỉnh thời gian quy đổi tại điểm a, khoản 2 của Thông tư

28/2009/TT-BGD ĐT như sau: “a. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo
dục phổ thông được huy động làm cộng tác viên thanh tra thì thời gian làm việc
một buổi được tính bằng 03 tiết (hoặc giờ dạy) định mức”. Lý do của việc điều
chỉnh là để phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định mới của pháp luật tại khoản
1 Điều 7 của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12//2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục.
- Bổ sung hoạt động chuyên môn sau đây do giáo viên kiêm nhiệm cũng
được tính số tiết quy đổi: “ d. Giáo viên kiêm nhiệm công tác quản trị mạng, biên
tập trang Websitte và quản lý hệ thống máy vi tính được tính 04 tiết/tuần (đối với
trường không có nhân viên công nghệ thông tin)”.
Bảng đề xuất chi tiết trình bày tại Phụ lục số 1 kèm theo.

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 11


III. SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hợp lý cần tiếp tục thực hiện và
những vấn đề còn bất cập, cần điều chỉnh bổ sung về định mức biên chế viên chức
ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ban hành tại Thông tư Liên tịch số
35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV như đã trình bày tại Báo cáo kết quả nghiên cứu và
khảo sát thực tiễn khối lượng công việc, bố trí, sử dụng GVTH tháng 10/2012 của
SEQAP.
- Căn cứ chế độ làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên như đã
đề xuất ở mục II của báo cáo này và đề xuất về danh mục vị trí việc làm, mô tả
công việc của từng vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định số 41/2012/NĐ-CP
ngày 08/05/2012 của Chính phủ về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
và hướng dẫn tại Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ.
- Để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn, lộ trình thực hiện chuyển từ dạy học
1 buổi/ ngày sang thực hiện dạy học cả ngày trên phạm vi cả nước; phù hợp với
quy định mới của pháp luật và sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như yêu

cầu hội nhập khu vực và quốc tế, Nhóm nghiên cứu xin đề xuất các phương án về
xác định số lượng người làm việc cho từng vị trí việc làm như sau:
Chia các trường tiểu học thành 2 nhóm và thực hiện việc xếp hạng trường
trong từng nhóm theo quy định tại điểm 4 phần I của Thông tư Liên tịch
35/2006/TTLT để xác định số lượng người làm việc cho từng vị trí:
Nhóm trường thứ nhất bao gồm những trường tổ chức dạy học 1 buổi/
ngày và những trường có dưới 50% số lớp học 2 buổi/ngày và dạy học cả ngày;
Nhóm trường thứ hai bao gồm những trường có từ 50% số lớp trở lên tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày và dạy học cả ngày.
1. Về số lượng người làm việc quản lý, điều hành
Cơ bản là giữ nguyên số lượng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học
như quy định tại điểm a, mục 1 phần II của Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT,
chỉ bổ sung vào quy định hiện hành như sau:
Đối với nhóm trường thứ nhất
- Trường hạng I có không quá 2 phó hiệu trưởng. Trường hạng II, III có một
phó hiệu trưởng.
- Trường tiểu học có từ 5 điểm trường trở lên có thêm 1 phó hiệu trưởng.
Đối với nhóm trường thứ hai
- Trường tiểu học hạng I có không quá 3 phó hiệu trưởng.
- Trường tiểu học hạng II có không quá 2 phó hiệu trưởng; trường hạng III
có 1 phó hiệu trưởng.
- Trường tiểu học hạng III có từ 5 điểm trường trở lên có thêm 1 phó hiệu
trưởng.
2. Số lượng người làm việc của các vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 12


2.1 Bổ sung các vị trí việc làm hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐCP và
số lượng người làm việc kèm theo phạm vi áp dụng cho từng vị trí việc làm đó vào

văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế thông tư Liên tịch 35/2006/TTLT.
2.2 Để đảm bảo chế độ làm việc 24/24 giờ theo quy định tại Nghị định
06/2013/NĐ-CP ngày 06/01/2013 của Chính phủ, trường tiểu học hạng I và trường
hạng II, III có từ 5 điểm trường trở lên của cả hai nhóm trường đều có không quá
03 nhân viên bảo vệ; trường tiểu học hạng II, III có không quá 2 nhân viên bảo vệ.
Việc tuyển dụng bảo vệ thực hiện hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Nhân
viên bảo vệ ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công việc của vị trí việc
làm bảo vệ còn phải kiêm nhiệm công việc điện, nước và công việc khác theo phân
công của hiệu trưởng.
2.3 Số lượng người làm việc và các vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ được
tuyển dụng theo nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ của
nhóm trường thứ nhất cơ bản vẫn thực hiện như quy định tại điểm c mục 1 phần II
của Thông tư Liên tịch 35/2006/TTLT. Trường tiểu học hạng I có 5 nhân viên,
trường hạng II, III có 3 nhân viên.
2.4 Số lượng người làm việc và các vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ được
tuyển dụng theo nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ của
nhóm trường thứ hai được điều chỉnh, bổ sung nội dung quy định tại điểm c, mục
1 phần II của Thông tư Liên tịch 35/2006/TTLT như sau:

Trường tiểu học hạng I, có 06 nhân viên chuyên trách các vị trí việc
làm sau: Thư viện trường học; Thiết bị trường học; Y tế trường học; Kế toán
trường học; Văn thư và Thủ quỹ- thủ kho; Công nghệ thông tin.

Trường tiểu học hạng II và hạng III, có 04 nhân viên chuyên trách các
vị trí việc làm sau: Thư viện và thiết bị trường học; Y tế trường học kiêm thủ kho;
Kế toán trường học; Văn thư kiêm thủ quỹ. Công việc quản trị mạng, biên tập
trang Websitte và quản lý hệ thống máy tính do giáo viên kiêm nhiệm.
2.5 Các trường tiểu học dạy học cả ngày (có tổ chức bán trú cho học sinh)
có thêm nhân viên nuôi dưỡng và nhân viên hỗ trợ bán trú.
- Số lượng nhân viên nuôi dưỡng được xác định như sau:

+ Đối với khu vực thành phố, thị xã, dưới 60 học sinh bán trú có 1 nhân
viên nuôi dưỡng (trong trường hợp nhà trường không hợp đồng được với các trung
tâm cung cấp dịch vụ suất ăn trưa cho học sinh); có từ 60 đến 120 học sinh bán
trú…
+ Đối với khu vực các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,
dưới 35 học sinh bán trú có 1 nhân viên nuôi dưỡng và từ 35 đến 70 học sinh bán
trú có 2 nhân viên nuôi dưỡng…
+ Đối với các khu vực còn lại, có dưới 50 học sinh bán trú có 1 nhân viên
nuôi dưỡng; có từ trên 50 học sinh đến 100 học sinh bán trú có 2 nhân viên nuôi
dưỡng…
- Số lượng nhân viên hỗ trợ trong các trường tổ chức dạy học cả ngày được
xác định như sau:
+ Đối với trường hạng I, mỗi trường có không quá 3 người.
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 13


+ Đối với trường hạng II, III, mỗi trường có không quá 2 người.
Cơ chế tài chính và tuyển dụng nhân viên nuôi dưỡng và nhân viên hỗ
trợ bán trú thực hiện như sau:
Việc tuyển dụng do hiệu trưởng nhà trường ký hợp đồng công việc với nhân
viên nuôi dưỡng và nhân viên hỗ trợ bán trú. Đối với các trường tiểu học thuộc
nhóm 2 đóng trên địa bàn các xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn,
kinh phí chi trả tiền công cho các nhân viên này đề nghị nhà nước cấp ngân sách
chi trả. Đối với các trường đóng trên các địa bàn còn lại, kinh phí chi trả tiền công
cho các nhân viên này thực hiện xã hội hóa.
3. Số lượng người làm việc gắn với hoạt động nghề nghiệp
3.1 Định mức số giáo viên /lớp và số lượng giáo viên
a) Định mức số giáo viên/lớp
- Căn cứ kế hoạch giáo dục tại Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT, trung bình
của 5 lớp ở cấp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) có 23,6 tiết học và hoạt động tập thể,

01 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp; 3,6 tiết tự chọn, tổng cộng bằng 28,2
tiết/tuần;
- Định mức số giáo viên trong một lớp ở cấp tiểu học là số giáo viên cần
thiết để làm công tác giảng dạy tất cả các môn học, hoạt động giáo dục tập thể và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có trong kế hoạch giáo dục thuộc chương
trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành.
- Cách tính định mức số lượng giáo viên/ 1 lớp như sau:
Lấy tổng số tiết học, số tiết hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp của kế hoạch giáo dục của một lớp thực hiện chia cho số tiết dạy theo
định mức/tuần của một giáo viên.
Căn cứ phương án đề xuất định mức tiết dạy của giáo viên tại điểm 2 mục II
và chế độ giáo viên công tác chủ nhiệm lớp tại phần 4.1, điểm 4 mục II của báo
cáo này, nhóm nghiên cứu đề xuất phương án kèm theo về định mức số lượng giáo
viên trên lớp ở cấp tiểu học như sau để Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
lựa chọn, quyết định:
• Giai đoạn từ năm học 2015-2016 cho đến năm học 2019-2020:
Thực hiện định mức tiết dạy của giáo viên là 23 tiết/tuần và:
- Nếu không thực hiện giảm trừ số tiết định mức làm chủ nhiệm lớp, giáo viên
chủ nhiệm vẫn dạy đủ 23 tiết/ tuần và chỉ hưởng phụ cấp trách nhiệm công tác chủ
nhiệm thì định mức giáo viên / lớp cụ thể là nội dung trình bày ở phương án 1 của
bảng dưới đây;
- Nếu thực hiện chế độ giảm trừ số tiết chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm chỉ
dạy 20 tiết/ tuần ( đối với lớp học 1 buổi/ ngày ) và dạy 19 tiết/ tuần (đối với lớp dạy
2 buổi/ ngày và cả ngày) thì định mức giáo viên / lớp là nội dung trình bày ở
phương án 2 của bảng đề xuất dưới đây.

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 14


Đề nghị Liên Bộ ưu tiên lựa chọn phương án 1, trong trường hợp không giải

quyết được chế độ trả phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm thì đề nghị Liên
Bộ cho thực hiện phương án 2 (Sử dụng khái niệm định mức GV/ lớp theo quy định
tại Thông tư Liên tịch 35).
Bảng đề xuất định mức giáo viên/ lớp thực hiện từ năm học 2015-2016
Đến năm học 2019-2020

STT

1
1
2
2.1
2.2
2.3

Kế hoạch giáo dục mà lớp học đang
thực hiện (bao gồm tổng số tiết học,
hoạt động tập thể, hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp trong một
tuần)
2
Lớp học một buổi trong ngày
Lớp học hai buổi trong ngày và cả
ngày:
Theo kế hoạch 30 tiết/ tuần ( T30)
Theo kế hoạch 33 tiết/ tuần ( T33)
Theo kế hoạch 35 tiết/ tuần ( T35)

Phương án 1:
GV dạy 23 tiết/tuần,

không tính 3 hoặc 4 tiết
chủ nhiệm lớp vào tổng
số tiết của kế hoạch
giáo dục, trả phụ cấp
trách nhiệm cho GV
chủ nhiệm
3
1,23

Phương án 2:
GV dạy 23 tiết/tuần,
tính 3 hoặc 4 tiết chủ
nhiệm lớp vào tổng số
tiết của kế hoạch giáo
dục, không trả phụ
cấp trách nhiệm cho
GV chủ nhiệm
4
1,35

1,30
1,43
1,52

1,48
1,61
1,70

• Giai đoạn từ năm học 2020-2021 trở đi:
Thực hiện định mức tiết dạy của giáo viên là 24 tiết/tuần và:

- Nếu không thực hiện giảm trừ số tiết định mức làm chủ nhiệm lớp, giáo viên
chủ nhiệm vẫn dạy đủ 24 tiết/ tuần và chỉ hưởng phụ cấp trách nhiệm công tác chủ
nhiệm thì định mức giáo viên / lớp cụ thể là nội dung trình bày ở phương án 1 của
bảng dưới đây.
- Nếu thực hiện chế độ giảm trừ số tiết chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm chỉ
dạy 21 tiết/ tuần ( đối với lớp học 1 buổi/ ngày ) và dạy 20 tiết/ tuần (đối với lớp dạy
2 buổi/ ngày và cả ngày) thì định mức giáo viên/lớp là nội dung trình bày ở phương
án 2 của bảng đề xuất dưới đây.
Đề nghị Liên Bộ ưu tiên lựa chọn phương án 1, trong trường hợp không giải
quyết được chế độ trả phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm thì đề nghị thực
hiện phương án 2 (Sử dụng khái niệm định mức GV/ lớp theo quy định tại Thông tư
Liên tịch 35).

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 15


Bảng đề xuất định mức giáo viên/ lớp thực hiện từ năm học 2020-2021 trở đi

Stt

1
1
2
2.1
2.2
2.3

Kế hoạch giáo dục mà lớp học đang
thực hiện (bao gồm tổng số tiết học,
hoạt động tập thể, hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp trong một tuần)
2
Lớp học một buổi trong ngày
Lớp học hai buổi trong ngày và cả
ngày
Theo kế hoạch 30 tiết/ tuần ( T30)
Theo kế hoạch 33 tiết/ tuần ( T33)
Theo kế hoạch 35 tiết/ tuần ( T35)

Phương án 1:
GV dạy 24 tiết/tuần,
không tính 3 hoặc 4 tiết
chủ nhiệm lớp vào tổng
số tiết của kế hoạch
giáo dục, trả phụ cấp
trách nhiệm cho GV
chủ nhiệm
3
1,18

Phương án 2:
GV dạy 24 tiết/tuần,
tính 3 hoặc 4 tiết chủ
nhiệm lớp vào tổng số
tiết của kế hoạch giáo
dục, không trả phụ cấp
trách nhiệm cho GV
chủ nhiệm
4
1,30


1,25
1,38
1,46

1,42
1,54
1,63

b) Số giáo viên tính theo định mức GV/lớp của toàn trường được tính như
sau:
- Tổng số lớp của toàn trường là A= B + C + D + E, trong đó:
+ B là số lớp học 1 buổi/ngày (nếu có);
+ C là số lớp học theo kế hoạch giáo dục T30 (nếu có);
+ D là số lớp học theo kế hoạch giáo dục T33 (nếu có);
+ E là số lớp học theo kế hoạch giáo dục T35 (nếu có).
- Tổng số giáo viên của toàn trường tính theo định mức GV/lớp là: M
M = B (nếu có) x tỷ lệ gv/lớp 1 buổi/ngày + C (nếu có) x tỷ lệ gv/lớp T30
+ D (nếu có) x tỷ lệ gv/lớp T33 + E (nếu có) x tỷ lệ gv/lớp T35.
3.2 Mỗi trường tiểu học có 01 Giáo viên- Tổng phụ trách Đội (bao gồm tất
cả các hạng trường, loại hình trường);
3.3 Trường tiểu học đang được Phòng Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ
và hiện đang có 01 giáo viên chuyên trách công tác phổ cập –xóa mù chữ;
3.4 Trường tiểu học đang được Phòng giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ
điều động và đã điều động 01 giáo viên làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng
theo khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức
và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hành
theo Quyết định số 09/2008/QĐ- BGDĐT ngày 24/3/2008 của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT:

Ba giáo viên quy định tại điểm 3.2, 3.3, 3.4 ở trên không tính trong tổng số
giáo viên tính theo định mức giáo viên/lớp nhân với số lớp của trường;
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 16


3.5 Về số giáo viên bổ sung để thực hiện chế độ giảm định mức tiết dạy:
Trong mỗi một năm học, tùy theo hạng trường và đặc điểm, khả năng đội
ngũ giáo viên của từng trường, hiệu trưởng phân công công việc cho cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên theo các vị trí việc làm chuyên trách và kiêm nhiệm của
toàn trường. Căn cứ chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm
các công việc chuyên môn, công tác Đảng, đoàn thể, các tổ chức khác trong nhà
trường và một số đối tượng khác cũng như việc thực hiện quy đổi các hoạt động
chuyên môn khác ra tiết dạy ( sau đây gọi chung là chế độ giảm định mức tiết dạy,
với tổng số tiết giảm trừ cho cả trường là A); căn cứ tổng số tiết dạy mà các hiệu
trường, phó hiệu trưởng, Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải dạy theo định mức
quy định tại phần II của Báo cáo này (sau đây gọi tổng số tiết định mức mà các các
chức danh trên phải dạy của một trường là B), mỗi trường tiểu học đều có tổng số
tiết dạy dư ra so với định mức tiết dạy của toàn trường là bằng C= A-B. Tổng số
tiết dư ra này không giống nhau ở các trường, không ổn định trong các năm học
của từng trường, chưa được tính trong định mức số lượng giáo viên / lớp. Vì vậy:
Nhóm nghiên cứu đề xuất không tính bổ sung số lượng giáo viên để thực
hiện bù vào chế độ giảm trừ có tổng số tiết dư ra (C= A- B) này mà thực hiện
chế độ cấp kinh phí bổ sung quỹ tiền lương tương ứng với số tiết định mức dư
ra để có đủ kinh phí chi trả tiền dạy thêm giờ cho cán bộ quản lý, giáo viên.
3.6 Về số giáo viên dạy thay cho giáo viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ kế
hoạch
Nhóm nghiên cứu đề xuất tiếp tục thực hiện quy định hiện hành về quy định
đối với nữ giáo viên trong độ tuổi nghi sinh con tại điểm b mục 1 phần II của
Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT. Cụ thể là: Đối với nữ giáo viên còn trong độ
tuổi sinh con của toàn trường (chưa sinh từ 01 đến 02 con), số thời gian nghỉ thai

sản theo chế độ được tính để tính bổ sung quỹ tiền lương của trường để trả cho
người trực tiếp dạy thay.
4. Cách tính tổng số người làm việc của một trường tiểu học:
Nhóm nghiên cứu đề xuất cách tính Tổng số người làm việc của một trường
tiểu học được tính bằng Tổng số của các thành phần sau:
Tổng số người làm ở vị trí quản lý, điều hành ở điểm 1 + Tổng số người làm
việc ở vị trí công việc hỗ trợ, phục vụ xác định ở điểm 2 + Tổng số người làm việc
gắn với hoạt động nghề nghiệp xác định ở điểm 3 bao gồm: 3.1; 3.2; 3.3 (nếu
có); 3.4 (nếu có).
Bảng đề xuất chi tiết trình bày tại Phụ lục số 2 kèm theo.

Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 17


IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI TRÌNH
1. Đối với các vụ, cục chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. 1 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và triển khai thực hiện “ Hướng dẫn sư
phạm xây dựng nội dung chương trình và thời khóa biểu dạy học cả ngày của
SEQAP” kiến nghị Vụ Giáo dục Tiểu học cùng SEQAP tiến hành tổng kết, đánh
giá để hoàn chỉnh và trình Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các địa phương thực hiện chương trình và
kế hoạch giáo dục và thời khóa biểu dạy học hai buổi/ ngày và cả ngày trên phạm
vi cả nước.
1.2 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của nhóm Chính sách
SEQAP bao gồm: i) Báo cáo Những vấn đề về khối lượng công việc, bố trí sử
dụng giáo viên tiểu học trong quá trình chuyển đổi sang dạy học cả ngày; ii) Báo
cáo đề xuất vị trí việc làm , khung năng lực của một số vị trí việc làm trong trường
tiểu học; iii) Báo cáo đề xuất về chế độ làm việc, số lượng người làm việc trong
trường tiểu học khi chuyển sang dạy học cả ngày và những kiến nghị”, kiến nghị
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và đào tạo Bộ Giáo dục và Đào tạo

cùng các Vụ chức năng của Bộ xem xét trình Lãnh đạo Bộ:
a) Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về chế độ làm việc của giáo viên
tiểu học trong Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành
theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo như đã trình bày tại phần II của Báo cáo này.
b) Đưa nội dung của đề xuất “vị trí việc làm, khung năng lực của một số vị
trí việc làm, số lượng người làm việc trong trường tiểu học,” “cơ cấu các hạng
chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học”
làm cơ sở để xây dựng “Thông tư Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc
trong trường tiểu học” theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số
41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc
làm trong đơn vị sự nghiệp công lập để thay thế phần quy định về cán bộ, giáo
viên, nhân viên tiểu học trong Thông tư Liên tịch số 35; thỏa thuận với Bộ Nội vụ
để ban hành “Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mô tả công việc,
khung năng lực của từng vị trí việc làm trong trường tiểu học”;Thông tư quy định
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học”.
c) Có Tờ trình và dự thảo công văn kèm theo trình Lãnh đạo Bộ xét duyệt
gửi Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung đối tượng giáo viên tiểu học làm chủ nhiệm lớp
được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hệ số 0,2 đối với giáo viên chủ nhiệm
lớp học 1 buổi / ngày, hệ số 0,3 mức lương tối thiểu chung của Nhà nước đối với
giáo viên tiểu học chủ nhiệm lớp tổ chức dạy học cả ngày và 2 buổi/ngày
(không thực hiện chế độ giảm trừ số tiết làm chủ nhiệm lớp như hiện hành) như đã
trình bày tại điểm 4.1 mục II của Báo cáo này.
Lý do đề nghị giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công việc chủ nhiệm lớp được
hưởng phụ cấp trách nhiệm là:
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 18


i) Cơ sở pháp lý để xây dựng Tờ trình và Công văn trình Lãnh đạo Bộ Giáo

dục và Đào tạo và các Bộ Nội vụ, Tài chính phê duyệt là: Tại chi tiết d2, điểm d
(phụ cấp trách nhiệm công việc), khoản 8 Điều 6 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP
ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang, phụ cấp gồm 4 mức tương ứng với 4 hệ số 0,1;
0,2; 0,3; 0,5. Theo điểm 2 mục IV của Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05
tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách
nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức có ghi: “ Việc bổ sung đối
tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hoặc điều chỉnh mức phụ cấp trách
nhiệm quy định tại Thông tư này, các Bộ, ngành có văn bản đề nghị gửi về Bộ Nội
vụ để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính xem xét giải quyết”;
ii) Xét về tính chất công việc kiêm nhiệm, công việc cụ thể của giáo viên chủ
nhiệm lớp đã được mô tả ở Báo cáo xác định vị trí việc làm và khung năng lực của
vị trí việc làm và do giáo viên kiêm nhiệm đòi hỏi trách nhiệm cao, có vai trò hết
sức quan trọng trong nhà trường, là người thay mặt hiệu trưởng trực tiếp quản lý
học sinh, làm cầu nối liên hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh. Khác với cấp
học khác, giáo viên chủ nhiệm ở cấp tiểu học là người có số tiết trực tiếp dạy,
hướng dẫn học sinh hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo
kế hoạch dạy học phải đạt ít nhất bằng số tiết định mức tiết dạy theo chế độ làm
việc của giáo viên cho lớp mình chủ nhiệm, là người chịu trách nhiệm chính trong
việc tổ chức, quản lý lớp học, giảng dạy và giáo dục học sinh, hình thành nhân
cách cho học sinh ở cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông, chịu trách nhiệm
chính trong việc đánh giá, phát triển năng lực của học sinh, động viên, giúp đỡ học
sinh tiến bộ, tự tin trong rèn luyện và học tập. Công việc của giáo viên chủ nhiệm
đã được xác định tại chế độ làm việc có thời lượng chiếm ít nhất 3 tiết /tuần đối với
dạy 1 buổi trong ngày và 04 tiết/ tuần đối với lớp dạy học 2 buổi/ ngày, dạy học
cả ngày và cũng đã được xác định trong cơ cấu tính định mức số lượng giáo viên/
lớp ở cấp tiểu học. Nay không thực hiện chế độ giảm trừ số tiết định mức công tác
chủ nhiệm như trên để tính tăng định mức số lượng giáo viên / lớp mà chỉ tính trả
bằng phụ cấp trách nhiệm công việc trong 9 tháng của một năm học;
iii) Xét về góc độ hiệu quả kinh tế, nếu thực hiện trả phụ cấp trách nhiệm cho

giáo viên chủ nhiệm lớp tiểu học và không thực hiện chế độ giảm trừ 3 tiết/tuần
đối với dạy 1 buổi /ngày và giảm 04 tiết / tuần đối với dạy 2 buổi/ ngày và dạy học
cả ngày thì sẽ giảm bớt ngân sách nhà nước và hợp lý hơn so với phương án thực
hiện chế độ giảm trừ số tiết định mức làm chủ nhiệm lớp /tuần. Nếu thực hiện chế
độ giảm trừ số tiết định mức tiết dạy cho công việc chủ nhiệm thì sẽ tăng số
lượng giáo viên để thực hiện tổng số tiết định mức giảm trừ này, số giáo viên này
sẽ được tuyển dụng và trả lương cho cả 12 tháng cho mỗi năm học. Các số liệu cụ
thể sau đây sẽ minh chứng cho so sánh nêu trên.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2011-2012 cả
nước có 15.337 trường tiểu học công lập với 274.733 lớp tiểu học, 363.192 giáo
viên, tỷ lệ bố trí 1,33 GV/lớp. Điều này cũng có nghĩa là có 274.733 giáo viên
kiêm công tác chủ nhiệm. Hiện nay, với khoảng 50% số lớp tổ chức dạy học một
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 19


buổi/ ngày và 50% lớp tổ chức dạy học 2 buổi / ngày và cả ngày thì trung bình mỗi
tuần số tiết định mức cho công việc chủ nhiệm lớp là 3,5 tiết/ tuần/ 01 giáo viên
chủ nhiệm. Như vậy, mỗi tuần cả nước cần có 274.733 giáo viên chủ nhiệm X
3, 5 tiết giảm trừ định mức = 954. 562 tiết định mức. Mức lương tối thiểu chung
của Nhà nước hiện hành là 1.150.000 đồng, mức phụ cấp trách nhiệm công việc
chủ nhiệm lớp dạy 1 buổi/ ngày và cả ngày tính trung bình là 0,25 mức lương tối
thiểu chung của Nhà nước và trả hàng tháng cho giáo viên, và trả trong 9 tháng của
năm học, lương trung bình của một giáo viên tiểu học mới tuyển dụng mỗi tháng là
khoảng 3 triệu đồng, ta có thể so sánh về chi phí trả cho giáo viên như sau:
• Nếu thực hiện phương án định mức tiết dạy giáo viên 23 tiết/tuần và thực
hiện chế độ giảm định mức tiết dạy cho giáo viên chủ nhiệm lớp thì cả nước sẽ
tăng số lượng giáo viên để bù vào là: 954.562 tiết/tuần : 23 tiết/ tuần bằng
41.503 giáo viên. Kinh phí trả lương tăng thêm giáo viên mỗi năm là:
41.503 giáo viên X 3 triệu đồng/ tháng X 12 tháng = 1.494.108 triệu đồng (gần
bằng 1.494 tỷ đồng). Thực hiện chế độ trả phụ cấp trách nhiệm công viêc chủ

nhiệm lớp cho mỗi giáo viên kiêm nhiệm trong 9 tháng của mỗi năm học, kinh phí
cần là: 272.732 giáo viên chủ nhiệm X 0,25 X 1.150.000 đồng X 9 tháng
= 705.694.050.000đ ( gần bằng 706 tỷ đồng/ năm học)
Số tiền giảm bớt mỗi năm là 1.494 tỷ đồng - 706 tỷ đồng = 788 tỷ đồng.
• Nếu thực hiện phương án định mức tiết dạy giáo viên 24 tiết/tuần và thực
hiện chế độ giảm định mức tiết dạy cho giáo viên chủ nhiệm lớp thì cả nước sẽ
tăng số lượng giáo viên để bù vào là: 954.562 tiết/tuần: 24 tiết/tuần bằng 39.773
giáo viên. Kinh phí trả lương tăng thêm giáo viên là: 39.773 giáo viên X 3 triệu
đồng/ tháng X 12 tháng = 1.431.823 triệu đồng ( gần bằng 1.432 tỷ đồng/ năm).
Thực hiện chế độ trả phụ cấp trách nhiệm công viêc chủ nhiệm lớp cho mỗi giáo
viên kiêm nhiệm trong 9 tháng của mỗi năm học, kinh phí cần là:
272.732 giáo viên chủ nhiệm X 0,25 X 1.150.000 đ X 9 tháng=705.694.050.000đ
( gần bằng 706 tỷ đồng/ năm học).
Số tiền giảm bớt mỗi năm là 1.432 tỷ đồng - 706 tỷ đồng = 726 tỷ đồng.
iiii) Xét về tính khả thi và để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi mà
định mức số lượng giáo viên / lớp trên phạm vi cả nước đang có là 1,38 GV/ lớp,
phương án trả tiền phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp khả thi hơn
phương án thực hiện chế độ giảm trừ số tiết định mức làm công tác chủ nhiệm lớp
để tăng thêm định mức số lượng GV/ lớp dẫn đến tăng lớn số lượng giáo viên toàn
ngành. Bởi vì:
• Theo phương án trả tiền phụ cấp trách nhiệm chủ nhiệm lớp
- Nếu thực hiện phương án định mức tiết dạy giáo viên là 23 tiết/ tuần thì sẽ
có định mức 1,23 GV/ lớp dạy 1 buổi/ ngày; tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày và cả
ngày thì định mức 1,30 GV/ lớp với kế hoạch giáo dục T30; 1,43 GV/ lớp với kế
hoạch giáo dục T33 và 1,52 GV/ lớp với kế hoạch giáo dục T35.
- Nếu thực hiện định mức tiết dạy giáo viên/ tuần là 24 tiết thì định mức số
lượng giáo viên / lớp dạy 1 buổi/ ngày là 1,18 GV/ lớp và tổ chức dạy học 2 buổi/
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 20



ngày và cả ngày với kế hoạch giáo dục T30 có định mức 1,25 GV/ lớp; với T33
định mức 1,38 GV/ lớp và T35 thì định mức số lượng giáo viên/ lớp sẽ là 1,46.
Trong cả 2 phương án thực hiện định mức tiết dạy 23 tiết/ tuần hoặc 24 tiết/
tuần thì kinh phí chi trả cho phụ cấp trách nhiệm công việc chủ nhiệm lớp của cả
nước trong một năm học chỉ là gần bằng 706 tỷ đồng (nếu có 50% số lớp học 2
buổi / ngày và 50% lớp học 1 buổi/ ngày), gần bằng 782 tỷ đồng ( nếu có 75% số
lớp học 2 buổi/ ngày và 25% số lớp học 1 buổi/ ngày vào năm 2017-2018 và mức
lương tối thiểu vẫn là 1.150.000đ ) và gần bằng 1.113 tỷ đồng (nếu 95%-100% số
lớp đều tổ chức dạy học 2 buổi / ngày và dạy học cả ngày áp dụng từ năm 20192020, mức lương tối thiểu dự tính 1.500.000đ).Với khoản kinh phí này ngân sách
Nhà nước có thể cân đối từ phần ngân sách như giải trình tại điểm iii) ở trên cho
nên đáp ứng được, trong khi định mức giáo viên trên lớp dạy học 2 buổi/ ngày và
cả ngày với kế hoạch giáo dục T35 cao nất là 1,52 vì vậy tính khả thi cao hơn.
• Khi thực hiện chế độ giảm trừ số tiết chủ nhiệm lớp vào định mức tiết
dạy và không trả tiền phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm thì:
- Nếu thực hiện định tiết dạy 23 tiết / tuần cộng với 03 tiết định mức công
tác chủ nhiệm lớp (đối với lớp dạy 1 buổi/ ngày) và 04 tiết định mức công tác chủ
nhiệm lớp (đối với lớp dạy 2 buổi/ ngày và cả ngày) thì lớp dạy học 1 buổi/ ngày
có định mức 1,35 GV/ lớp; lớp dạy học 2 buổi/ ngày với kế hoạch giáo dục T30 có
định mức 1,48 GV/lớp; với T33 có định mức 1,61 GV/ lớp và với T35 định mức
sẽ là 1,70 GV/ lớp.
- Với định mức tiết dạy giáo viên là 24 tiết / tuần cộng với 03 tiết định mức
công tác chủ nhiệm lớp (đối với lớp dạy 1 buổi/ ngày) và 04 tiết định mức công
tác chủ nhiệm lớp (đối với lớp dạy 2 buổi/ ngày và cả ngày) thì lớp dạy học 1 buổi/
ngày có định mức 1,30 GV/lớp; lớp dạy học 2 buổi/ ngày và cả ngày, với kế hoạch
giáo dục T30, định mức là 1,42 GV/ lớp, với T33 định mức 1,54 GV/ lớp và với
T35 thì định mức sẽ là 1,63 GV/lớp.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, tính khả thi của 2 phương án này là thấp
hơn 2 phương án trên.
Qua tham vấn 32 cán bộ quản lý cấp phòng, sở GD&ĐT của 3 tỉnh Hòa
Bình, Lâm Đồng, Đồng Tháp và 140 hiệu trưởng, giáo viên tiểu học của 73 trường

tiểu học ( 28 trường tham gia SEQAP và 45 trường chưa tham gia SEQAP) do
Nhóm nghiên cứu chính sách tổ chức lấy ý kiến vào cuối tháng 10, giữa tháng
11/2013 cho thấy có 87,5% cán bộ quản lý cấp sở và phòng giáo dục và đào tạo và
81,4% hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên lựa chọn phương án trả phụ cấp
trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả tham vấn 175 đại biểu tham dự
tại 3 hội thảo tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25-26/02/2014 và tại Đà
Nẵng ngày 18-19/03/ 2014, tại Hà Nội ngày 07-08/ 04 / 2014, cho thấy có 96% ý
kiến đồng tình với việc bỏ chế độ giảm trừ định mức tiết dạy mà thực hiện chế độ
trả phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy phương án trả phụ
cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm là phù hợp với sự lựa chọn của cán bộ
quản lý, giáo viên hiện nay.
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 21


• Khi thực hiện bỏ chế độ giảm trừ 3 tiết định mức tiết dạy, chỉ trả phụ
cấp chức vụ cho tổ trưởng chuyên môn
Cả nước hiện có khoảng 15.330 trường tiểu học công lập, tính trung bình
mỗi trường tiểu học có khoảng 2, 5 tổ trưởng chuyên môn thì cả nước có khoảng
15.330 trường X 2, 5 tổ trưởng/ 1 trường = 38.250 tổ trưởng chuyên môn. Tổng
số tiết định mức do không thực hiện chế độ giảm trừ trong một tuần của cả nước
sẽ là 3.250 người X 3 tiết/ tuần = 114.750 tiết/ tuần.
- Nếu thực hiện phương án có định mức tiết dạy của giáo viên là 23 tiết/ tuần
thì tổng số tiết do không thực hiện giảm trừ tương ứng với số giáo viên là
114.750 tiết/ tuần : 23 tiết/ tuần = 4.989 giáo viên;
- Nếu thực hiện phương án có định mức tiết dạy của giáo viên là 24 tiết/ tuần
thì tổng số tiết do không thực hiện giảm trừ tương ứng với số giáo viên là
114.750 tiết/ tuần : 24 tiết/ tuần = 4.781 giáo viên.
2. Đối với các bộ, ngành
2.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Xem xét để ban hành Thông tư điều chỉnh, bổ sung một số chế độ làm

việc của giáo viên tiểu học tại một số Điều, khoản của “Quy định chế độ làm việc
đối với giáo viên phổ thông” ban hành theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT
ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung điều chỉnh, bổ
sung đã trình bày tại phần đề xuất về chế độ làm việc, phần II của Báo cáo này.
Chế độ làm việc là một căn cứ quan trọng để xác định định mức số giáo viên / lớp
và cần giải quyết đồng bộ với việc giải quyết số lượng người làm việc;
b) Xem xét để có công văn chính thức gửỉ Bộ Nội vụ, Bộ tài chính đề nghị
giải quyết chế độ phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác
chủ nhiệm lớp, không thực hiện chế độ giảm trừ số tiết làm công tác chủ nhiệm
như hiện nay theo điểm 2 mục IV của Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05
tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách
nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức;
c) Xem xét để sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ
chức dạy học 2 buổi/ ngày và tổ chức dạy học cả ngày, trong đó có quy định rõ về
nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục, cơ chế, điều kiện thực hiện, trách
nhiệm của các cấp, các ngành, cơ sở giáo dục, lực lượng xã hội, phụ huynh học
sinh;
2.2 Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính
a) Liên Bộ Nội vụ, Tài chính xem xét, chấp thuận đề nghị của Bộ Giáo dục
và Đào tạo để có văn bản pháp quy bổ sung đối tượng giáo viên chủ nhiệm lớp cấp
tiểu học được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày
05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách
nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức. Kinh phí dự trù chi trả cho
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 22


chế độ phụ cấp trách nhiệm công tác chủ nhiệm ở cấp tiểu học trong 1 năm học
trong cả nước là khoảng 706 tỷ đồng (trả phụ cấp hàng tháng, trả trong 9 tháng / 1
năm học cho giáo viên chủ nhiệm các lớp tiểu học ở trường tiểu học công lập). Lý
do và cơ sở của việc tính toán dự trù như đã trình bày tại ý c), điểm 1.2 mục 1 phần

IV trang 15-16 của Báo cáo này;
b) Đề nghị Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xem xét
chấp thuận đề nghị về cơ chế tài chính, tuyển dụng đối với nhân viên nuôi dưỡng,
nhân viên hỗ trợ bán trú ở trường tiểu học tổ chức dạy học cả ngàynhư sau:
b.1 Kinh phí chỉ trả tiền công cho nhân viên hợp đồng nuôi dưỡng, hỗ trợ bán
trú các trường đóng tại các xã thuộc chương trình 135 của Chính phủ do ngân sách
Nhà nước cấp, các trường đóng trên địa bàn khác thực hiện xã hội hóa để có nguồn
kinh phí chi trả. Trong trường hợp các trường tiểu học của các xã thuộc chương trình
135 không hợp đồng được, tự huy động giáo viên, nhân viên làm thêm giờ để thực
hiện chức trách, công việc của nhân viên nuôi dưỡng và nhân viên hỗ trợ bán trú thì
nhà trường vẫn được Nhà nước cấp ngân sách theo số định suất quy định cho mỗi
trường để chi trả cho giáo viên, nhân viên làm thêm giờ;
- Hiện nay, cả nước có 2.333 thuộc chương trình 135 của 49 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (theo phê duyệt tại quyết định 2405/QĐ-TTg ngày
10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ). Dự tính trung bình, mỗi trường tiểu học học
cả ngày hợp đồng công việc 2, 5 nhân viên nuôi dưỡng, mức chi trả tiền công là 1,5
triệu đồng/ tháng. Tổng số kinh phí dự trù do Nhà nước cấp để chi trả tiền công là:
2.333 trường X 2, 5 người X 1, 5 triệu đồng X 9 tháng / người = 78.738,75 triệu (
khoảng 79 tỷ đồng)/ năm;
- Dự tính trung bình mỗi trường tiểu học học cả ngày hợp đồng công việc 2
nhân viên hỗ trợ bán trú, mức chi trả 1,2 triệu đồng / 1 người / 1 tháng / 1 trường.
Tổng số kinh phí dự trù do Nhà nước cấp để chi trả tiền công là:
2.333 trường X 2 người/ 1 trường X 1, 2 triệu đồng/ tháng X 9 tháng =50.392,8
triệu đồng/ năm ( khoảng 50 tỷ đồng/ năm);
Tổng số tiền dự trù trên do Nhà nước cấp chi trả tiền công cho 2 loại hợp
đồng công việc này mỗi năm là : 79 tỷ đồng + 50 tỷ đồng = 129 tỷ đồng.
Khoản kinh phí này có thể cân đối được từ phần kinh phí do thực hiện chế độ
trả phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm mà không thực hiện chế độ
giảm trừ số tiết chủ nhiệm lớp như đã trình bày taị điểm iii) trang 18-19 tiết c
mục 1.2, mục 1 phần IV của báo cáo này.

b.2 Thực hiện chính sách miễn, giảm , trợ cấp hỗ trợ cho học sinh thuộc
diện chính sách xã xã hội, hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà
nước để tạo điều kiện cho những học sinh này được tham gia học cả ngày.
c) Giải pháp bố trí cán bộ, giáo viên dạy thêm giờ vượt định mức quy định
nhưng nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép là giải pháp không thể thiếu, là
giải pháp tích cực để sử dụng khả năng lao động có chuyên môn, chuyên sâu đúng
nghề nghiệp của người lao động. Giải pháp này càng quan trọng hơn khi mà tại
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 23


nhiều địa phương, nhiều trường còn thiếu giáo viên cho nhu cầu tổ chức dạy, học
cả ngày; khi mà đời sống của GV còn nhiều khó khăn, nhiều giáo viên sẵn sàng
dạy thêm giờ để có thêm thu nhập. Vì vậy, đề nghị Liên Bộ Nội vụ, Tài chính thực
hiện đổi mới cơ chế tài chính, cơ chế mới về bố trí, sử dụng giáo viên, cấp đủ kính
phí theo định mức và số lượng người làm việc theo vị trí việc làm cần có của nhà
trường chứ không phải cấp kinh phí theo số lượng người hiện có; xem xét, chấp
thuận đề xuất về việc cấp kinh phí bổ sung quỹ tiền lương tương ứng với số tiết
định mức dư ra do thực hiện chế độ giảm trừ định mức tiết dạy theo chế độ làm
việc để có đủ kinh phí chi trả tiền dạy thêm giờ cho cán bộ quản lý, giáo viên các
trường tiểu học như đã trình bày tại điểm 3.5 mục 3 phần III của Báo cáo này;
d) Đề nghị Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ xem xét và sử dụng kết quả
nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu chính sách của SEQAP Bộ Giáo dục và Đào tạo
về đề xuất xác định vị trí việc làm, mô tả công việc, khung năng lực của từng vị trí
việc làm, chế độ làm việc và số lượng làm việc trong trường tiểu học và cơ cấu các
hạng chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
để: làm cơ sở xây dựng (phần quy định liên quan đến giáo dục tiểu học) “Thông tư
Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ quy định danh mục khung vị trí việc
làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công
lập” theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08
tháng 12 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự

nghiệp công lập thay thế quy định trong thông tư Liên tịch số 35; Bộ Nội vụ thỏa
thuận để Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư “Quy định về bản mô tả công
việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm”; Thông tư ban hành cơ cấu các
hạng chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu
học”.
Về số lượng người làm việc trong trường tiểu học khi thực hiện lộ trình tiến
tới năm 2020 cả nước thực hiện kế hoạch giáo dục học 2 buổi / ngày và dạy học cả
ngày, Nhóm nghiên cứu xin giải trình thêm về sự khả thi của đề xuất như sau để
Liên Bộ xem xét, quyết định:
Cả nước hiện có khoảng 15.337 trường tiểu học, có 272.732 lớp,
7.100.950 học sinh công lập. Giả sử rằng, số trường tiểu học công lập trên cả nước
vẫn ổn định khoảng 15.300 trường với khoảng 273.000 lớp, 7.100.000 học sinh
công lập cho đến năm 2018 và năm học 2020-2021 có khoảng 275.000 lớp công
lập. Thực hiện lộ trình tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày và cả ngày trên phạm vi cả
nước vào năm 2020, nếu năm học 2015-2016 có khoảng 50%, đến năm học 20172018 có khoảng 75% và đến năm học 2020- 2021 có khoảng 95% số trường và
lớp dạy học 2 buổi/ ngày và cả ngày. Tính trung bình mỗi trường tiểu học có
khoảng 2, 5 tổ trưởng chuyên, cả nước sẽ có khoảng 15.330 trường X 2, 5 tổ
trưởng/ 1 trường = 38.250 tổ trưởng chuyên môn.
• Khi thực hiện bỏ chế độ giảm trừ 3 tiết định mức tiết dạy, chỉ trả phụ
cấp chức vụ cho tổ trưởng chuyên môn thì:
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 24


Tổng số tiết định mức do không thực hiện chế độ giảm trừ trong một tuần
của cả nước sẽ là 3.250 người X 3 tiết/ tuần = 114.750 tiết/ tuần.
- Nếu thực hiện phương án có định mức tiết dạy của giáo viên là 23 tiết/ tuần
thì tổng số tiết do không thực hiện giảm trừ tương ứng với số giáo viên là
114.750 tiết/ tuần : 23 tiết/ tuần = 4.989 giáo viên;
- Nếu thực hiện phương án có định mức tiết dạy của giáo viên là 24 tiết/ tuần
thì tổng số tiết do không thực hiện giảm trừ tương ứng với số giáo viên là

114.750 tiết/ tuần : 24 tiết/ tuần = 4.781 giáo viên.
Đây là số vị trí việc làm giáo viên có thể tiết kiệm được tương ứng với 2
phương án về định mức tiết dạy GV/ lớp.
d.1 Nếu thực hiện phương án định mức tiết dạy giáo viên là 23 tiết/ tuần thì
sẽ có định mức 1,23 GV/ lớp dạy 1 buổi/ ngày; tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày và
cả ngày thì định mức 1,30 GV/ lớp với kế hoạch giáo dục T30; 1,43 GV/ lớp với
kế hoạch giáo dục T33 và 1,52 GV/ lớp với kế hoạch giáo dục T35. Các định mức
này cao hơn định mức hiện hành 0,03 gv/ lớp (với các lớp dạy 1 buổi/ ngày) và cao
hơn 0,02 gv/ lớp (với các lớp dạy học 2 buổi/ ngày) theo kế hoạch giáo dục T35.
Theo cách tính như trình bày ở phần d.1 trên đây, với tỷ lệ 50% số trường và lớp
học 2 buổi/ ngày và cả ngày, thực hiện định mức gv/ lớp theo đề xuất, cả nước sẽ
có nhu cầu tăng thêm khoảng 6.820 giáo viên đứng lớp. Do có thể giảm được
4.989 giáo viên vì không giảm trừ 3 tiết tổ trưởng chuyên môn, cho nên cả nước sẽ
cần tăng thêm 6.820 giáo viên - 4.989 giáo viên = 1.831 giáo viên. Cũng theo đề
xuất trình bày tại điểm 2 mục III của báo cáo này, đối với trường tiểu học tổ chức
dạy học 2 buổi / ngày và cả ngày, số nhân viên của các trường tiểu học sẽ tăng
thêm 01 nhân viên/ 01 trường thì sẽ tăng thêm 7.650 nhân viên. Như vây, đến
năm học 2016-2017, trên phạm vi cả nước nhu cầu cả giáo viên đứng lớp và nhân
viên trường học sẽ tăng thêm khoảng 16.301 người. Trong bối cảnh Nhà nước
yêu cầu từ nay đến năm 2016 không tăng thêm biên chế thì phương án này không
khả thi bằng phương án d1 trên đây.
d.2 Nếu thực hiện phương án giáo viên tiểu học dạy 24 tiết/ tuần, các lớp
thực hiện kế hoạch giáo dục 1 buổi/ ngày có định mức 1,18 GV/ lớp, dạy 2 buổi /
ngày với T30 có định mức 1,25 GV/ lớp; với T33 định mức 1,38 GV/ lớp và T35
thì định mức số lượng giáo viên/ lớp sẽ là 1,46. Các định mức này trong khung
cho phép của quy định hiện hành 1,50 gv/ lớp, thấp hơn 0,02 GV/ lớp (với lớp
dạy 1buổi/ ngày) và 0,04 GV/ lớp (với lớp dạy 2 buổi/ ngày và cả ngày). Với tỷ lệ
50% số trường và lớp học 2 buổi/ ngày và cả ngày, thực hiện định mức gv/ lớp
theo đề xuất, cả nước có thể giảm được khoảng 8200 giáo viên đứng lớp. Cùng
với việc có thể giảm được 4.781 giáo viên do không giảm trừ 3 tiết tổ trưởng

chuyên môn, cả nước sẽ tiết kiệm được 8.200 giáo viên + 4.781 giáo viên = 12.981
giáo viên. Cũng theo đề xuất trình bày tại điểm 2 mục III của báo cáo này, đối với
trường tiểu học tổ chức dạy học 2 buổi / ngày và cả ngày, số nhân viên của các
trường tiểu học sẽ tăng thêm 01 nhân viên/ 01 trường thì sẽ tăng thêm 7.650 nhân
viên. Như vậy, cho đến năm học 2016-2017, trên phạm vi cả nước, số lượng nhân
viên tăng lên còn thấp hơn số lượng giáo viên giảm so với định mức hiện hành. Xét
Báo cáo đề xuất đã tiếp thu ý kiến ngày 11/ 06/14 sau hội thảo tham vấn Nhóm PGW [Type text] Page 25


×