Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Báo cáo những vấn đề khối lượng công việc, bố trí sử dụng giáo viên tiểu học trong quá trình chuyển đổi sang dạy học cả ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.85 KB, 55 trang )

Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

BÁO CÁO
NHỮNG VẤN ĐỀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC, BỐ TRÍ SỬ
DỤNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
SANG DẠY HỌC CẢ NGÀY

Tư vấn chính sách:
1.Nguyễn Hữu Diễn
2.Nguyễn Ngọc Châu

Hà nội,10-2012

1


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
I. Bối cảnh

4


4

II. Cơ sở pháp lý của việc nghiên cứu

5
5

III.Muc tiêu nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu
V.Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu
1. Đối tượng,
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu

6
7
7
7
7

4. Các sản phẩm

8

Phần thứ hai: Tình hình triển khai thực hiện quy định liên quan đến khối lượng
công việc, bố trí sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học
I. Xác định khối lượng công việc của GV, nhân viên trong trường tiểu học.
1.Quy định pháp luật về việc xác định khối lượng công việc

10

10
10

2. Tình hình thực hiện
3. Đánh giá chung
II. Chế độ làm việc và định mức biên chế của GV, nhân viên trong trường tiểu học
1. Tình hình thực hiện qui phạm pháp luật về chế độ làm việc

12
15
19
19

2. Tình hình thực hiện về các quy định về định mức biên chế
3. Đánh giá chung về chế độ làm việc và định mức biên chế
III.Tình hình thực hiện một số cơ chế, chế độ, chính sách liên quan đến khối lượng
công việc của của giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học
1. Về cơ chế phân cấp quản lí
2. Về thực hiện chức danh giáo viên và xếp lương theo ngạch
3. Về thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá hiệu

26
31
34
34
37
38

trưởng, phó hiệu trưởng theo chuẩn
4. Về thực hiện chính sách tiền lương dạy thêm giờ và chế độ phụ cấp dạy lớp

ghép
IV.Đánh giá chung
Phần thứ ba: Các vấn đề cần tập trung giải quyết và kiến nghị
Về các nội dung cụ thể
1. Về quy mô trường, lớp, học sinh
2. Về chức năng, nhiệm vụ xác định khối lượng công việc
3. Về chế độ làm việc
2

40
43
48
48
48
48
49


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

4. Về xác định vị trí việc làm, số người làm việc
5. Vấn đề xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các hạng chức danh nghề nghiệp GV

50
50

tiểu học
6. Về cơ chế phân cấp quản lí và bố trí sử dụng nhân lực
51
7. Vấn đề phụ cấp dạy thêm giờ

51
8. Về các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực 51
hiện
52
52-55

Phần thứ tư: Phụ lục
Danh mục các tài liệu liên quan

BDCM

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bồi dưỡng chuyên môn

Bộ GD&ĐT
Bộ KH&ĐT
Bộ TC
CP
DFA
DFID
EMIS
ENTP
FDS
FSQL
GDP
GSO
HDS
IFR
MDS
PDTP

PEDC
Phòng GD&ĐT
Phòng TC
Phòng KH&ĐT
QLTC
SEQAP
Sở GD&ĐT
Sở KH&ĐT
Sở TC
SREM
TBS-EFA
TW
UBND
VBTTP
VND
USD
Vụ GDTH
Vụ KH&TC
WB

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Tài chính
Chính phủ
Bộ dữ liệu kiểm kê mức chất lượng tối thiểu cấp huyện
Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh
Hệ thống quản lý thông tin giáo dục
Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục
Dạy - học cả ngày
Mức chất lượng cơ bản ở trường

Tổng sản phầm nội địa
Tổng cục thống kê
Dạy - học nửa ngày
Báo cáo Tài chính tạm thời
Trường dạy kết hợp cả HDS và FDS
Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học
Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em khó khăn
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Phòng Tài chính
Phòng Kế hoạch và Đầu tư
Quản lý tài chính
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài chính
Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục
Hỗ trợ Ngân sách cho Chương trình giáo dục cho mọi người
Trung ương
Uỷ ban Nhân dân
Dự án đào tạo giáo viên Việt - Bỉ
Việt Nam đồng
Đô la Mỹ
Vụ Giáo dục Tiểu học
Vụ Kế hoạch và Tài chính
Ngân hàng Thế giới
3


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012


GIỚI THIỆU
Báo cáo đã được xây dựng từ kết quả nghiên cứu trong thời gian từ tháng 2/2012
đến tháng 8/2012; đã được tham vấn với sự nhất trí cao bởi Nhóm Tư vấn chuyên môn
(PWG), Tư vấn quốc tế và tại 2 Hội thảo ở miền Bắc ngày 16-17/8, miền Nam ngày
20 - 21/8/2012 với sự có mặt của 125 đại biểu bao gồm đại diện lãnh đạo của 20 sở
giáo dục và đào tạo, 20 phòng giáo dục tiểu học, 40 phòng giáo dục và đào tạo cấp
huyện và 45 hiệu trưởng và giáo viên trường tiểu học. Từ kết quả 2 Hội thảo, Nhóm
Tư vấn đã tiếp thu, hoàn chỉnh lại báo cáo làm cơ sở cho việc đề xuất khung chính
sách sẽ triển khai thực hiện trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của nghiên cứu.
Phần thứ nhất
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. BỐI CẢNH
Việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày và tổ chức dạy học cả ngày đã được các
nước trên thế gới và khu vực thực hiện từ lâu. Ở Việt Nam, các thành phố, thị xã, nơi
có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cũng đã sớm thực hiện việc tổ chức dạy học 2
buổi trong ngày và dạy học cả ngày (FDS).
Nhu cầu học sinh tiểu học (HSTH) được học 2 buổi/ngày và được học cả ngày
của phụ huynh hiện nay đã trở thành một nhu cầu cần thiết và phổ biến, không những
ở thành phố, thị xã, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển mà ngay cả ở vùng khó
khăn, miền núi, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và đã trở thành nhu
cầu của xã hội. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), đến cuối năm
2009, cả nước đã có khoảng 2,2 triệu (32,9%) HSTH được học cả ngày trong cả tuần
và 23,44% học từ 6 buổi đến 9 buổi/tuần.
Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) được Bộ
GD&ĐT phê duyệt tại Quyết định số 12/QĐ-BGDĐT ngày 04/01/2010 sẽ được thực
hiện trong vòng 6 năm từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2015. Chương trình SEQAP đã
khuyến nghị ba loại thời khóa biều khác nhau cho các trường tiểu học muốn chuyển
sang mô hình FDS. Đó là thời khóa biểu mỗi tuần học 30 tiết (T30), mỗi tuần học 33
tiết (T33) và thời khóa biểu cho mỗi tuần học 35 tiết (T35). Các trường theo mô hình
FDS với thời khóa biểu T30 sẽ yêu cầu HS học cả ngày trong 2 ngày một tuần và tiếp

tục học một buổi trong 3 ngày còn lại; với thời khóa biểu T33, sẽ yêu cầu HS học cả
ngày trong 3 ngày và tiếp tục học một buổi trong 2 ngày còn lại; các trường theo mô
hình FDS với thời khóa biểu T35 sẽ yêu cầu HS học cả ngày trong 4 ngày và học một
buổi trong ngày còn lại của tuần.
4


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
1. Thực hiện nhiệm vụ triển khai nội dung “Xây dựng khung chính sách tạo môi
trường thuận lợi để chuyển sang dạy-học cả ngày trên cả nước” tại Quyết định số
12/QĐ-BGDĐT ngày 04/01/2010 của Bộ GD&ĐT Phê duyệt nội dung văn kiện và
quyết định đầu tư Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP).
2. Để nghiên cứu về khối lượng công việc và bố trí, sử dụng GVTH, đề xuất
khung chính sách, tạo môi trường pháp lý cho việc tổ chức dạy học cả ngày, trước hết
phải rà soát lại hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung
nghiên cứu để làm căn cứ xem xét, đề xuất. Nhóm nghiên cứu đã tập trung rà soát,
nghiên cứu 1 Pháp lệnh, 3 Luật và 1 Bộ Luật, 9 Nghị định của Chính phủ, 3 Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, 7 thông tư liên tịch và 16 quyết định, thông tư của Bộ
trưởng và nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ, của Tỉnh (có danh mục các văn bản quy
phạm pháp luật ở phụ lục kèm theo). Đặc biệt, từ ngày 25/6/2012 trở đi, Nghị định số
41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn
vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 41/2012/NĐ-CP) có hiệu lực thi
hành; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý viên chức (sau đây gọi tắt là Nghị định số 29/2012/NĐ-CP) có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/6/2012.
Nghiên cứu này là việc làm hết sức cần thiết và kịp thời để triển khai thực hiện
cơ chế quản lý mới theo quy định pháp luật về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp
công lập thay thế cho cơ chế quản lý cũ, quản lý bằng biên chế và tuyển dụng, sử

dụng và quản lý viên chức theo Luật Viên chức; đây cũng là thực hiện quy trình của
khoa học quản lý khi nghiên cứu, xây dựng khung chính sách.
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định những vấn đề chính liên quan tới khối lượng công việc của GVTH và bố
trí, sử dụng GVTH khi chuyển sang dạy học cả ngày ở các trường tiểu học thông qua
việc:
Rà soát, phân tích, đánh giá hệ thống các quy định pháp luật hiện
hành và tình hình triển khai thực hiện ở các địa phương về các nội dung
liên quan.
Nghiên cứu, tiếp thu các kinh nghiệm tốt của các nước trong khu vực,
phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam về việc tổ chức dạy học
cả ngày để áp dụng.
2. Đề xuất và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ, khả thi tạo điều
kiện thúc đẩy và chuyển sang thực hiện dạy học cả ngày ở cấp tiểu học.
5


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

3. Đề xuất nội dung khung chính sách trên cơ sở xác định rõ vị trí việc làm và phân
loại vị trí việc làm, số lượng vị trí việc làm; chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công
việc của của từng vị trí; quyền hạn, tỷ lệ bố trí GV/lớp, CBQL, GV, nhân viên và
phương án bố trí, sử dụng nhân lực đảm bảo đáp ứng thực hiện dạy học cả ngày ở cấp
tiểu học trên phạm vi cả nước vào năm 2020 trở đi.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phân tích những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trường tiểu học,
khối lượng công việc của GV, bố trí, sử dụng GVTH và việc học cả ngày để chỉ ra
những ưu điểm và những hạn chế của các quy định, chế độ chính sách hiện hành có
liên quan.

2. Tổ chức khảo sát ở 5 tỉnh về những nội dung liên quan đến khối lượng công
việc, bố trí sử dụng GVTH thông qua 03 phiếu hỏi, khảo sát dành cho các đối tượng
CBQL Sở và Phòng GD&ĐT phụ trách mảng việc liên quan đến GDTH, Hiệu trưởng,
Chủ tịch công đoàn của trường, GV (tổ trưởng, khối trưởng, GV thuộc các loại hình)
trực tiếp điền vào phiếu hỏi.
Mẫu khảo sát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và mang tính đại diện. Năm
tỉnh được lựa chọn từ 36 tỉnh thuộc Chương trình SEQAP, đại diện cho 5 vùng: miền
núi Đông Bắc, miền núi Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu
Long. Mỗi tỉnh chọn 2 đơn vị cấp huyện có tổ chức dạy học 2 buổi trong ngày và dạy
học cả ngày, trong đó có 1 huyện đại diện cho những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội
từ trung bình trở lên và 1 huyện đại diện vùng khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa. Mỗi
huyện chọn 8 trường tiểu học, trong đó có 4 trường thuộc chương trình SEQAP và 4
trường không thuộc chương trình SEQAP, đại diện đủ loại hình: trường đạt chuẩn
quốc gia, trường xếp loại tiên tiến xuất sắc, trường tiên tiến và trường chưa đạt tiên
tiến. Mỗi trường khảo sát 5 giáo viên, đại diện cho các loại hình: GV dạy nhiều môn,
GV chỉ dạy ít môn cho nhiều lớp, GV dạy môn chuyên biệt (Tin học, Ngoại ngữ, Mỹ
thuật, Âm nhạc, Thể dục); khối trưởng, giáo viên chủ nhiệm. Trong số 5 tỉnh được
khảo sát, Nhóm Tư vấn đã nghiên cứu điển hình về công tác bố trí, sử dụng giáo viên
tại 3 tỉnh đại diện đang thực hiện 3 cơ chế chủ yếu về phân cấp quản lý giáo dục hiện
nay ở địa phương: Tỉnh Yên Bái, đại diện cho địa phương đã phân cấp cho các trường
tiểu học thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43/2006/ NĐCP; Tỉnh Thanh Hóa, Đăk Lăk và Bắc Giang chưa được triển khai thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo qhướng
dẫn tại Thông tư Liên tịch số 47/2011/TTLT-BGD ĐT-BNV; Tỉnh Hậu Giang đã
triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và
đào tạo theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT và phân cấp cho các
trường tiểu học thực hiện cỏ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP.
3. Thu thập, xin ý kiến tư vấn các thành viên Nhóm Tư vấn hỗ trợ chuyên môn
(PWG) và một số chuyên gia về các nội dung nghiên cứu của một số tỉnh/thành phố
6



Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

(gồm cán bộ của Sở GD&ĐT và một số Phòng GD&ĐT,hiệu trưởng trường tiểu học)
về báo cáo xử lý kết quả khảo sát và những đề xuất cần sửa đổi, bổ sung khi nghiên
cứu xây dựng khung chính sách.
4. Tổ chức hội thảo khoa học ở 2 miền để lấy ý kiến đóng góp của các cơ sở giáo
dục và cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
5. Phối hợp với Chuyên gia tư vấn Quốc tế chia sẻ thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm
quốc tế và khu vực về những vấn đề liên quan đến khối lượng công việc, bố trí, sử
dụng GVTH và vấn đề dạy học cả ngày đối với GVTH của một số nước: Trung Quốc,
Philippine, Bangladesh, Chilê để nghiên cứu, vận dụng vào Việt Nam.
6. Gửi Dự thảo báo cáo chung về khung chính sách đối với GVTH để lấy ý kiến
góp ý bằng văn bản của một số cơ sở giáo dục tiểu học thuộc Chương trình và ngoài
Chương trình, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học, các vụ, cục; chỉnh
sửa báo cáo và làm các thủ tục cần thiết để trình Lãnh đạo Bộ GD&ĐT xem xét.
V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
có liên quan đến xác định khối lượng công việc, quy định về vị trí việc làm trong đơn
vị sự nghiệp công lập, chế độ làm việc, định mức biên chế, cơ chế, chế độ chính sách
liên quan bố trí, sử dụng GV khi chuyển sang dạy học 2 buổi trong ngày và dạy học
cả ngày;
1.2 Thời lượng hoạt động giảng dạy và giáo dục của CBQL, GV, nhân viên.
2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1999 cho đến nay với đối tượng nghiên
cứu trên đây thuộc cấp học tiểu học.
3. Nội dung nghiên cứu
Việc xác định khối lượng công việc của GV phù hợp và bố trí sử dụng GV

hợp lý trong quá trình chuyển sang thực hiện dạy học cả ngày ở các trường tiểu học
là phức tạp có liên quan đến các nội dung chủ yếu sau:
3.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVTH, nhà trường tiểu học, kế
hoạch giáo dục ở trường tiểu học và xác định khối lượng công việc của cán bộ,
GVTH.
3.2 Chế độ làm việc và định mức biên chế CBQL, GV, nhân viên trường tiểu
học.
3.3 Một số cơ chế, chế độ, chính sách liên quan đến khối lượng công việc, bố
trí, sử dụng, quản lý cán bộ, GV, nhân viên trường tiểu học (Quy trình tổ chức thực
hiện, thẩm quyền, mối liên hệ trong việc sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại theo
7


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

Chuẩn nghề nghiệp của GV và Chuẩn hiệu trưởng tiểu học trong đánh giá xếp loại
công chức, viên chức và xếp ngạch lương, xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
GV theo quy định 3 ngạch tại Quyết định số 61/2005/QĐ-BNVcủa Bộ Nội vụ; chế độ,
chính sách GVTH dạy thêm giờ, dạy lớp ghép).
3.4 Tổ chức thực hiện và công tác chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày, học cả ngày,
thực hiện chế độ làm việc và định mức biên chế trong trường tiểu học; chế độ phụ
cấp dạy lớp ghép và tiền lương dạy thêm giờ đối với GVTH;…
4. Các sản phẩm
Sản phẩm nghiên cứu theo 3 giai đoạn của lộ trình xây dựng chính sách là:
4.1 Giai đoạn 1: từ tháng 02/2012 đến tháng 9/2012
Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này gồm có :
a) Báo cáo tổng hợp “Những vấn đề liên quan đến khối lượng công việc; bố trí,
sử dụng GVTH trong quá trình chuyển sang thực hiện FDS và các vấn đề cần tập
trung giải quyết».
b) Danh mục tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về

khối lượng công việc của GVTH và công tác bố trí, sử dụng GVTH.
4.2 Giai đoạn 2: từ tháng 10/2012 đến hết tháng 02/2013
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại sản phẩm a của giai đoạn 1,
nhóm tư vấn đề xuất sửa đổi, điều chỉnh, một số nội dung không còn phù hợp hoặc còn
thiếu tại Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ
GD&ĐT, Bộ Nội vụ (sau đây gọi tắt là Thông tư Liên tịch số 35) hướng dẫn định mức
biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, Thông tư 28/2009/TTBGDĐT của Bộ GD&ĐT(sau đây gọi tắt là Thông tư số 28) quy định về chế độ làm
việc của GVPT và một số văn bản pháp quy có liên quan khác và kiến nghị khung
chính sách cần xây dựng từ nay cho đến 2015, 2020 về các vấn đề liên quan.
4.3 Giai đoạn 3: từ tháng 3/2013 đến hết quý I/ 2014
Trên cơ sở sản phẩm của giai đoạn 2, nhóm tư vấn Dự thảo văn bản về khung
chính sách theo đề xuất trên (khối lượng công việc; chế độ làm việc; vị trí việc làm và
phân loại vị trí việc làm; số lượng người làm việc; bố trí, sử dụng; một số chế độ,
chính sách, cơ chế liên quan đến các nội dung trên trong đó có chức danh nghề nghiệp
giáo viên tiểu học theo xếp hạng viên chức. Lấy ý kiến đánh giá các văn bản dự thảo
trên.

8


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG TRƯỜNG, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ GIÁO
VIÊN TIỂU HỌCĐÃ ĐƯỢC KHẢO SÁT
Tỉnh, huyện,
thị xã, thành p
STT
hố trực thuộc
tỉnh
1


2

1

Tỉnh Bắc
Giang
- H. Lục Ngạn
- H. Sơn Động

2

3

4

5

*

Tổng
Trong đó
Trong đó
Tổng
số
số
giáo GV
trường
Không viên
GV

Thuộc
dạy
được
thuộc được
chuyên
nhiều
SEQAP
khảo
SEQAP khảo
biệt
môn
sát
sát

Trong đó

Tổng số
CBQL

Sở Phòng HTHP

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

16

8

8

80

62

18

28

4

8

16


8

4

4

40

32

8

12

-

4

8

8

4

4

40

30


10

12

-

4

8

Tỉnh Yên Bái
- Tp. Yên Bái

13

4

9

45

33

12

23

4


8

11

6

0

6

18

12

6

8

-

4

4

- Tx.Nghĩa Lộ

7

4


3

27

21

6

11

-

4

7

16

8

8

77

57

20

27


3

8

16

8

4

4

39

28

11

12

-

4

8

8

4


4

38

29

9

12

-

4

8

16

8

8

79

61

18

28


4

8

16

8

4

4

39

31

8

12

-

4

8

8

4


4

40

30

10

12

-

4

8

15

8

7

71

47

23

27


4

8

15

8

4

4

32

26

6

12

-

4

8

7

4


3

39

21

17

111

-

4

7

76

36

40

352

261

91

133


19

40

74

Tỉnh Thanh
Hóa
-HLangChánh
- H. Quan Hóa
Tỉnh Hậu
Giang
- Tp Vị Thanh
- Huyện Phụng
Hiệp
Tỉnh Đắk
Lắk
- Tp. Buôn Ma
Thuột
- H. BuônĐôn
Cộng 5 tỉnh
(1+2+3+4+5)

9


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

Phần thứ hai
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC, BỐ TRÍ SỬ
DỤNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC
Từ kết quả rà soát, nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng
như nghiên cứu, xem xét các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp
Bộ, cấp tỉnh và cấp huyện về các nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu như trình
bày ở trên. Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu rút ra từ 133 CBQL, 352 GV của 76
trường tiểu học (36 trường thuộc SEQAP và 40 trường không thuộc SEQAP) của 10
huyện, thị xã , thành phố của 5 tỉnh: Bắc Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Đăk Lăk và Hậu
Giang đại diện cho 5 vùng kinh tế - xã hội (có Bảng tổng hợp số lượng trường, CBQL,
GV TH được khảo sát) được trình bày kỹ ở phần 2 trong Báo cáo này sẽ là cơ sở thực
tiễn sinh động làm căn cứ cho việc phân tích, đề xuất xây dựng khung chính sách.
I. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC
1. Quy định pháp luật về việc xác định khối lượng công việc
1.1 Khối lượng công việc của người lao động trong trường tiểu học trước hết liên
quan tới vai trò, vị trí chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và hoạt động của trường
tiểu học, mục tiêu GDTH, kế hoạch GDTH để thực hiện nội dung, chương trình
GDTH.
Trường tiểu học theo Điều 30-Luật giáo dục, có trách nhiệm thực hiện mục tiêu
GDTH « Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở » (khoản 2 Điều 27 Luật giáo dục) và
thực hiện yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục « Giáo dục tiểu học phải đảm
bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có
kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể,
giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật » (khoản 1 Điều
28 Luật giáo dục). Mục tiêu GDTH và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đã
được cụ thể hóa và hướng dẫn, quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Nhà
trường tiểu học được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ
trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010

của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trường tiểu học thực hiện kế hoạch giáo dục theo quy
định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, đại trà là tổ chức dạy học 1 buổi/ngày, 5
10


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

ngày trong tuần với thời lượng là 22-25 tiết/tuần, trung bình mỗi tiết khoảng 40 phút.
Những nơi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, có nhu cầu và có sự tự
nguyện của phụ huynh học sinh và được sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền thì tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày và mỗi ngày không quá 7 tiết, có thể là 6 - 7 buổi/tuần theo
kế hoạch dạy học 30 tiết/tuần (T30) hoặc dạy học 8 buổi/ngày theo kế hoạch 33
tiết/tuần (T33) hoặc dạy 9 -10 buổi/ tuần theo kế hoạch 35 tiết/tuần (T35). Điều lệ
trường tiểu học không quy định quy mô số lớp tối thiểu và tối đa của một trường;
không quy định số học sinh tối thiểu trong một lớp mà chỉ quy định mỗi lớp không quá
35 HS và tùy theo điều kiện ở địa phương trường tiểu học có thể có thêm điểm trường
ở những địa bàn khác nhau để thuận lợi cho trẻ đến trường nhưng cũng không quy
định tối đa có bao nhiêu điểm trường; mỗi lớp có một GV chủ nhiệm lớp phụ trách
giảng dạy một hoặc nhiều môn học. Căn cứ vào số lớp của một trường và địa bàn
trường đóng để xếp trường tiểu học thành 3 hạng: hạng I, hạng II, hạng III; hạng của
trường có liên quan tới việc xác định số lượng biên chế CBQL, nhân viên của trường
tiểu học và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của CBQL.
1.2 Việc xác định khối lượng công việc của cán bộ, GV, nhân viên trường tiểu học
liên quan tới vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của họ ở trường tiểu học. Quy định
pháp luật liên quan vấn đề này như sau:
a) Người lao động trong trường tiểu học gồm có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (cán
bộ quản lý) và giáo viên (nhà giáo), nhân viên nghiệp vụ, lao công, tạp vụ. Trong đó :
« Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục » - Điều 15
Luật giáo dục; « Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức,
quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục » - Điều 16 Luật giáo dục. Theo khoản 1

Điều 70 Luật giáo dục « Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong
nhà trường, cơ sở giáo dục khác ». Như vậy, nhiệm vụ của GVTH là giảng dạy, giáo
dục HS. Nhà giáo có 5 nhiệm vụ đã được quy định tại Điều 72 Luật giáo dục và đã
được cụ thể hóa và quy định thành 6 nhiệm vụ của GVTH tại Điều 34 Điều lệ trường
tiểu học. Nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp đã được quy định tại Điều 4 trong quy định
chế độ làm việc đối với GVPT ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT của Bộ
GD&ĐT. Chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng đã được quy định tại các Điều 20,21,22 của
Điều lệ trường tiểu học. Nhà trường tiểu học và người lao động của nhà trường chịu
trách nhiệm chăm sóc và giáo dục HS của mình trong suốt thời gian từ lúc đến trường
cho đến khi HS ra về vào cuối buổi học, ngày học.
b) Theo quy định của pháp luật, trước đây, CBQL, GV, nhân viên trường tiểu học là
công chức nhà nước. Vì vậy, chức trách, nhiệm vụ của GVTH còn được quy định tại
11


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch GVTH ban hành theo Quyết định số 202/TCCP-VC ngày
08/6/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Theo Quyết định
này, GVTH chỉ có 1 ngạch áp dụng cho mọi GVTH có các trình độ đào tạo từ trung
cấp, cao đẳng đến đại học. Ngày 15/6/2005, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết
định 61/2005/QĐ-BNV ban hành tạm thời chức danh, mã số ngạch viên chức ngành
GD&ĐT, theo đó GVTH có 3 chức danh: GVTH, GV TH chính , GV TH cao cấp tùy
theo trình độ đào tạo của GV. Từ ngày 01/6/ 2012 trở đi, theo Nghị định số
29/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã bãi bỏ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2006 và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 cuả Chính phủ, GV
được phân loại viên chức theo vị trí việc làm và xếp theo các Hạng chức danh nghề
nghiệp mà không xếp theo các ngạch GV như trước đây. Theo khoản 2 Điều 3 của
Nghị định này, « theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng

lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau: a) Viên
chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng
II; c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III và d) Viên chức giữ chức danh
nghề nghiệp hạng IV ». Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các hạng đó xác định
như thế nào, chức trách nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo các ngạch
công chức, của GV, nhân viên trường tiểu học theo các hạng chức danh nghề nghiệp,
việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, thẩm quyền tuyển dụng viên chức được quy
định ra sao... sẽ thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT trong
thời gian tới.
c) Từ ngày 25/6/2012 trở đi, Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ bãi bỏ
những quy định về biên chế tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của
Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị định số
112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối
với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của
Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện cơ chế
quản lý mới này, hàng năm trường tiểu học công lập có trách nhiệm xây dựng đề án vị
trí việc làm, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Khối lượng công việc trong
trường tiểu học phải thể hiện qua xác định vị trí việc làm và phân loại vị trí việc làm
(vị trí việc làm do một người đảm nhận, vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận và vị
trí việc làm kiêm nhiệm). Việc xây dựng đề án vị trí việc làm, phương pháp xác định
vị trí việc làm, xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp như thế nào sẽ
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ quản lý
chức danh nghề nghiệp trong thời gian tới.
12


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

2. Về tình hình triển khai thực hiện các quy định trên ở các địa phương

2.1 Về quy mô trường lớp
Trong tổng số 76 trường được khảo sát (74 trường có hiệu trưởng hoặc hiệu phó
tham gia trả lời phiếu hỏi, có 02 trường không có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tham
gia trả lời phiếu mà chỉ có GV trả lời phiếu), có 18 trường (24,3%) có từ 500 đến 1228
HS; 30 trường (40,5%) có từ 300 đến 500 HS; 14 trường (18,9%) có từ 200 đến dưới
300 HS; 11 trường (14,9%) có từ 100 đến dưới 200 HS và đặc biệt Trường Tiểu học
Phú Nghiêm, Huyện Quan Hóa, Tỉnh Thanh Hóa chỉ có 74 HS. Trường Tiểu học
Nguyễn Thái Học, Thành phố Yên Bái có số HS nhiều nhất là 1228. Tính trung bình
số lớp của một trường ở 10 huyện, thành phố, thị xã dao động từ 12 lớp đến 22 lớp,
thấp nhất là Thị xã Nghĩa Lộ, Tỉnh Yên Bái, có 12,4 lớp/trường và cao nhất là Huyện
Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang có 21,9 lớp/trường. Cá biệt có một số trường có quy mô rất
nhỏ, chỉ có 5-7 lớp như ở Huyện Quan Hóa, Tỉnh Thanh Hóa; cũng có những địa bàn
do có ít lớp tiểu học không thành lập trường tiểu học riêng mà thành lập trường phổ
thông có nhiều cấp học trong đó có khối lớp tiểu học như Thị xã Nghĩa Lộ, Thành phố
Yên Bái, Tỉnh Yên Bái (Khối tiểu học có 5 lớp).
Hầu hết các trường tiểu học đều có điểm trường. Huyện Lục Ngạn trung bình
mỗi trường có 4,8 điểm trường, cá biệt một số trường tiểu học có 7-8 điểm trường như
Trường tiểu học Nam Tiến, Huyện Quan Hóa, Tỉnh Thanh Hóa và Trường tiểu học
Dương Hưu, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang. Số HS trung bình trong một lớp ở các
trường tiểu học tính trung bình theo đơn vị huyện là dao động từ 15 đến 32 HS/lớp,
thấp nhất là Huyện Sơn Động – 15,5 HS/lớp và cao nhất là Thành phố Buôn Ma Thuột
– 32,4 HS/lớp. Cá biệt có những trường có tỷ lệ HS/lớp rất thấp, như Trường tiểu học
An Bá, Huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang có 12 HS/lớp; một số trường tiểu học khác
thuộc Huyện Sơn Động và Huyện Lang Chánh, Huyện Quan Hóa cũng có số HS /lớp
từ 14-16 HS.
2.2 Về việc thực hiện kế hoạch dạy học
Căn cứ chủ trương và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các sở đã căn cứ tình hình
cụ thể của địa phương để hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh triển
khai thực hiện việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và học cả ngày ở địa phương và các
phòng GD&ĐT tham mưu với UBND cấp huyện triển khai, chỉ đạo các trường tiểu

học tổ chức thực hiện chủ trương trên. Theo số liệu khảo sát của 10 huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc 5 tỉnh, số trường tiểu học tổ chức dạy học theo chương trình T30
và T35 là khá cao, có huyện đạt tỷ lệ 100% số trường thực hiện, như Huyện Sơn Động
(Bắc Giang), Thành phố Yên Bái và Thị xã Nghĩa Lộ (Yên bái), Huyện Quan Hóa
13


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

(Thanh Hóa), Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang ). Qua trả lời phiếu của 74 hiệu trường,
có 8/74 trường (10,8%) toàn trường dạy học theo chương trình T30, 5/74 trường
(6,8%) toàn trường dạy học theo chương trình T33; 29/74 trường (39,2%) toàn trường
dạy học theo chương trình T35; còn lại 32/74 trường (43,2%) thực hiện xen kẽ có một
số lớp dạy theo chương trình T25 hoặc T30, một số lớp lại dạy theo chương trình T33
hoặc T35. (Xem số liệu Bảng tổng hợp dưới đây và Bảng 1 của 74 trường tiểu học
thuộc 5 tỉnh ở phụ lục kèm theo).
BẢNG TỔNG HỢP CHUNG VỀ QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP
VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI 5 TỈNH ĐƯỢC
KHẢO SÁT

Stt

Địa phương

Tổng
số

Trung
bình


Trung
bình

Trung
bình số

Số trg
tham

trường
tiểu

số
số
điểm
gia
lớp/trg hs/lớp trường/tr SEQAP

Số
trg

Số
trg

Số
trg

học
T30


học
T33

học
T35

8

9

10

học
1

2

3

4

5

6

Bắc Giang

259

1


Huyện Lục Ngạn

37

21.9

21.3

4.8

5

0

2+6**

2

Huyện Sơn Động

18+5*

19.3

15.5

4.4

19


2**

2+6**

II

Yên Bái

169+2*

1

Thành phố Yên Bái

2

Thị xã Nghĩa lộ

III Thanh Hóa

6+1

27.9
18.0

*

40


12.4

32.2
27.4

40

259

**

I

19

20.8

7

117**

118**

1.0

0

0

19


1.6

**

0

2+3**

730

2

560**

72

1

Huyện Lang Chánh

15

16.1

18.1

2.8

3


0

7+1**

2

Huyện Quan Hóa

18

14.3

16.1

3.1

13

0

5

170

1

TP. Vị Thanh

14


16.8

29.5

2.3

4

1**

2+8**

2

Huyện Phụng Hiệp

39

14.4

24.9

2.4

8**

3**

1+1**


V

Đắc Lắk

417

1

TP. Buôn Ma Thuột

55

Huyện Buôn Đôn

16

40

26.2
20.5
18.6

32.4
22.8

60

84


71**

IV Hậu Giang

2

25.2

**

118**

1

17

1

**

9

123**
3
2+2

15
**

( Số liệu cung cấp từ phiếu của cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT)

Chú thích:
- Số trường có ký hiệu * ở cột 3 là những trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó
có cấp tiểu học.
-

Số trường có ký hiệu ** ở cột 8 có một số lớp học theo chương trình T25.

-

Số trường ở cột 9 có ký hiệu ** có một số lớp học theo T25, một số lớp học theo
chương trình T33.
14

1


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012
-

Số trường ở cột 10 có ký hiệu ** có một số lớp học theo T25 và có một số lớp tổ chức
dạy học theo T35.

2.3 Về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
- Qua khảo sát, các trường tiểu học từ việc tổ chức dạy học một buổi/ngày, dạy
học 2 buổi/ngày chuyển sang dạy học cả ngày ngoài việc thực hiện chức trách, nhiệm
vụ của nhà trường theo quy định để thực hiện dạy học 1 buổi/ngày, đã xuất hiện thêm
nhiệm vụ mới của nhà trường là tổ chức bán trú cho HS. CBQL, GV, nhân viên của
trường phải chịu trách nhiệm là tổ chức quản lý, lo việc ăn, nghỉ, vệ sinh sức khỏe của
HS ở lại trường (trong khoảng thời gian từ 11 giờ 30 sáng đến 2 giờ chiều của mỗi
ngày) và học buổi thứ hai trong ngày. Nói một cách khác, các trường, các lớp tổ chức

học cả ngày đã phải làm nhiệm vụ của trường phổ thông bán trú, CBQL, GV, nhân
viên tùy mức độ khác nhau nhưng đều có trách nhiệm trực tiếp hoặc liên đới. Các
trường tiểu học đã phải phân công GV chủ nhiệm lớp cùng với GV dạy bộ môn làm
thêm nhiệm vụ quản lý, phục vụ HS ăn trưa, nghỉ trưa, vui chơi, sinh hoạt trong giờ
bán trú. Việc tổ chức ăn trưa cho HS thực hiện khá đa dạng, nhiều trường hợp đồng
thêm lao động để chuyên lo phục vụ cho HS bán trú. Ví dụ, Trường tiểu học Nguyễn
Công Trứ ở Thành phố Buôn Ma Thuột có 25 lớp đều thực hiện học cả ngày theo
chương trình T35 với định mức bố trí 37 GV và hợp đồng thêm 2 GV (tỷ lệ 1,56
GV/lớp kể cả GV hợp đồng ) và hợp đồng thêm 18 lao động để chuyên lo tổ chức nấu
ăn, quản lý ăn, nghỉ, bán trú cho HS. Nhiều trường tiểu học khác lại hợp đồng với tổ
chức dịch vụ bên ngoài để cung cấp suất ăn trưa cho HS hoặc phân công CBQL, GV,
nhân viên của trường luân phiên tự tổ chức nấu ăn trưa tại trường.
3. Đánh giá chung
3.1 Những kết quả đạt được
a) Nói chung, việc xác định khối lượng công việc của GVTH đã gắn với mục
tiêu của GDTH, đã xuất phát từ vị trí, vai trò chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng,
GV, nhân viên trong trường tiểu học và đã được thể chế hóa từ quy định trong luật đến
quy định cụ thể trong chương trình, kế hoạch dạy học, Điều lệ trường tiểu học. Căn cứ
các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên, cơ quan
quản lý giáo dục cấp tỉnh, cấp huyện đã cùng các ban ngành chức năng có liên quan để
tham mưu với chính quyền địa phương triển khai, tổ chức thực hiện các quy định về
quy hoạch mạng lưới trường học, tổ chức bộ máy nhà trường, quy mô trường, lớp, HS
và thực hiện chương trình kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương và đáp ứng nhu cầu học tập của HS, đúng quy định của pháp luật. Để tạo điều
kiện thuận tiện cho việc đi lại của HSTH đến trường ở những vùng đặc biệt khó khăn,
xa trung tâm, các trường tiểu học có tổ chức các điểm trường lẻ; thành lập trường phổ
15


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012


thông có nhiều cấp học trong đó có cấp tiểu học ở những nơi chưa đủ điều kiện để
thành lập trường tiểu học riêng; ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp
ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS đi học. Mỗi lớp ghép không quá 15 HS và
không quá 2 trình độ, trường hợp đặc biệt có thể ghép 3 trình độ nhưng mỗi lớp không
quá 10 HS. Các trường đã lựa chọn GV có năng lực để phân công dạy lớp ghép và GV
được bồi dưỡng về phương pháp dạy học lớp ghép thường xuyên.
b) Việc thực hiện chủ trương chuyển sang dạy học 2 buổi/ngày và dạy học cả
ngày đã được các địa phương lựa chọn chương trình thực hiện và bước đi phù hợp với
điều kinh tế - xã hội của địa phương mình, triển khai thực hiện tích cực, với quyết tâm
cao, có sự đầu tư lớn, có sự đồng thuận của xã hội, có sự đóng góp và tham gia tích
cực của phụ huynh HS, có sự năng động và trách nhiệm của hiệu trưởng, GV, nhân
viên trong trường học, được chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Chủ trương này đã thực sự góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS,
nâng cáo chất lượng học tập, tạo điều kiện thực hiện công bằng trong tiếp cận cơ hội
học tập cho các đối tượng HS.
c) Việc thực hiện quy định số lượng HS trong một lớp: Điều lệ trường tiểu học
đã quy định số HS/lớp không qúa 35 và trong Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLTBGDĐT- BNV quy định biên chế GV đối với trường tiểu học dạy 1 buổi/ngày được bố
trí không vượt quá 1,20 GV/lớp; đối với trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày được bố trí
biên chế không vượt quá 1,50 GV/lớp. Với các quy định này, đồng nghĩa với việc quy
định tỷ lệ tối đa có 29,2 HS/GV (đối với lớp học 1 buổi/ngày) và 23,3 HS/GV (đối với
lớp học 2 buổi/ngày). Theo kinh nghiệm quốc tế, xét về tỷ lệ HS/GV, thông thường
là từ 20HS/GV đến 25HS/GV và tỷ lệ có thể chấp nhận được là 30HS/GV. Các địa
phương với những mức độ khác nhau nhưng đã có nỗ lực để từng bước thực hiện theo
quy định trong giới hạn này. Kết quả khảo sát cho thấy :
- Về tỷ lệ HS/lớp, có 3 trường ở Đắc Lăk có tỷ lệ 36-41 HS/lớp (4,1%), 5
trường có tỷ lệ từ 30-35 HS/lớp (6,7%), 44 trường có tỷ lệ từ 20-30 HS/lớp (59,5%).
- Về tỷ lệ HS/GV, có 17 trường (23%) có tỷ lệ từ 20-24 HS/GV (Yên Bái 7
trường, Đắk Lăk 5 trường, Hậu Giang 5 trường), có 49 trường (66%) có tỷ lệ từ 11-19
HS/GV (xem thêm Bảng 1 của 5 tỉnh ở phụ lục kèm theo).

3.2 Những hạn chế và vấn đề phát sinh
a) Về quy mô trường, lớp học
- Để thực hiện phổ cập GDTH đúng độ tuổi thì việc mở ra các trường, lớp tạo
điều kiện thuận lợi cho HS tiếp cận GDTH là hết sức cần thiết. Trong Điều lệ trường
tiểu học không quy định số học sinh tối thiểu của một lớp học, số HS tối thiểu của một
trường và không có quy định số lớp học tối thiểu phải có để mở và tồn tại một trường
tiểu học cũng như không quy định số lớp học tối đa của một trường. Cũng chính vì
16


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

vậy, có địa phương tồn tại trường tiểu học có khoảng trên 70 HS với 5-7 lớp nên tỷ lệ
HS/lớp chỉ có khoảng 10-12. Xét về khía cạnh sư phạm, trường có ít lớp, lớp có ít HS
nhưng vẫn bố trí đủ loại hình GV, nhân viên để giảng dạy, giáo dục HS theo chương
trình, kế hoạch đã quy định thì HS có nhiều cơ hội, thời gian để nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ, giáo dục từ GV, công tác quản lý và bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, chất
lượng giáo dục tốt hơn. Nếu cứ phân bổ đúng theo định mức biên chế và thực hiện chế
độ làm việc của GV theo định mức quy định chung như các trường có nhiều lớp thì
các trường có quy mô ít lớp học sẽ khó khăn trong việc có đủ loại hình GV để dạy các
môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ, Thể dục, Tin học). Xét về góc độ
kinh tế, tuy trừờng ít lớp học và lớp ít HS nhưng chi phí tốn kém nhiều hơn bởi vì các
lớp học ít HS vẫn phải yêu cầu kinh phí để hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất (đất đai,
xây dựng phòng học, thiết bị dạy học và các nguồn lực khác), chi phí trả lương cho
cán bộ, GV, nhân viên như các trường khác.
- Vẫn còn nhiều trường có tỷ lệ bình quân HS/lớp thấp, trong số 74 trường được
khảo sát, có 22 trường có tỷ lệ từ 10 đến 19 HS/lớp (30%); cùng với việc tỷ lệ HS /lớp
thấp, quy mô số lớp học ít và phải bố trí GV với định mức cho phép dẫn đến tỷ lệ
HS/GV rất thấp. Trong số các trường được khảo sát có 8 trường (11%) có tỷ lệ thấp từ
6 đến 10 HS/GV.

- Việc mở các điểm trường lẻ ở trường tiểu học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn vẫn tiếp tục thực hiện và hết sức cần thiết nhưng nẩy sinh nhiều
khó khăn cho nhà trường, CBQL, GV và chính quyền địa phương. Khoảng cách giữa
các điểm trường thường là 6-7km, GV môn chuyên biệt vừa đảm bảo các tiết dạy ở các
điểm chính của trường và đến dạy tại các lớp ở các điểm lẻ khác là một khó khăn lớn
về thời gian, phương tiện đi lại; không tránh khỏi các lớp ở các điểm lẻ phải do một
GV chịu trách nhiệm dạy hết các môn học có trong chương trình trong đó có các môn
chuyên biệt như Thủ công, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục trong khi phần đông GV chưa
được đào tạo để dạy các môn này. Nhân viên thiết bị, thư viện, đặc biệt là nhân viên y
tế ở các điểm trường lẻ này có hay không? Nếu không có thì những công việc phục vụ
thuộc chức trách của nhân viên ở các điểm trường lẻ này do ai đảm nhiệm? GV kiêm
nhiệm những việc này có nên không?
Giải quyết mối quan hệ giữa các tỷ lệ HS/lớp, số HS/GV, số giờ giảng dạy của
GV/tuần, tỷ lệ GV/lớp, quy mô trường lớp như thế nào là phù hợp chính là giải quyết
bài toán về tối ưu hóa mối quan hệ chất lượng và chi phí, đặc biệt trong điều kiện
kinh tế - xã hội còn khó khăn, cơ chế phân bổ kinh phí cho nhà trường chủ yếu dựa
vào số HS và cơ chế phân cấp quản lý công tác nhân sự, biên chế không do ngành
giáo dục trực tiếp quản lý và điều hành là những vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định
17


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

chính sách, các cấp quản lý sớm nghiên cứu, xem xét một cách cẩn trọng để có đáp án
giải quyết khó khăn cho cơ sở.
b) Về chức trách, nhiệm vụ
- Khi chuyển sang thực hiện chương trình dạy học cả ngày, nhà trường có thêm
chức năng mới, đó là chức năng của trường phổ thông bán trú. Thực hiện chức năng
nhiệm vụ tổ chức dạy học cả ngày không những làm cho khối lượng công việc của nhà
trường tăng lên mà còn đòi hỏi nhà trường có thêm nhiệm vụ mới so với trường tổ

chức dạy học một buổi/ ngày và dạy học 2 buổi/ngày, đó là tổ chức, quản lý HS ăn,
nghỉ lại buổi trưa tại trường, đây là công việc của phụ huynh HS phải làm nếu như HS
không học bán trú. Khối lượng công việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GV, nhân
viên trong trường học có tăng lên, trách nhiệm nhiều hơn, phải lo thêm cơ sở vật chất,
chổ ăn, nghỉ của HS, GV phải làm thêm công việc như lo suất ăn trưa, phụ trách cho
HS ăn trưa, quản lý HS nghỉ trưa. Như vậy, khi nhà trường tổ chức học cả ngày thì
CBQL, GV và nhân viên phải quản lý HS cả ngày. CBQL, nhân viên y tế trường học,
kế toán phải làm nhiệm vụ giám sát việc tổ chức ăn uống, quản lý thu chi, vệ sinh học
đường và thực hiện chế độ dinh dưỡng cho HS; hiệu trưởng phải mất nhiều thời gian,
công sức cho việc xây dựng thời khóa biểu và phân công giảng dạy sao cho phù hợp
năng lực, nguyện vọng, hoàn cảnh GV và đảm bảo chế độ làm việc của GV đúng định
mức… Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học hiện nay là hết sức cần thiết,
nhưng loại hình nhân viên công nghệ thông tin trong trường học chưa được quy định.
Tóm lại, khi nhà trường tiểu học chuyển sang dạy học cả ngày, chức năng nhiệm vụ
trường tiểu học đã được bổ sung thêm việc tổ chức, quản lý và hoạt động bán trú
trong trường học. Một số công việc mới phát sinh như chuẩn bị và phục vụ cho HS
bán trú ăn trưa, nghỉ trưa, hoạt động giải trí tại trường đòi hỏi phải có người chăm lo,
phụ trách. Vậy những ai phải làm việc này ? chế độ, chính sách cho họ được giải
quyết như thế nào? theo quy định nào? có cần bổ sung loại hình cán bộ, nhân viên nào
nữa?… Yêu cầu này cần có nghiên cứu để đưa vào khung chính sách đảm bảo môi
trường pháp lý cho việc tổ chức dạy học cả ngày.
- Về khoa học tổ chức và quản lý, chức danh GV khác nhau thì vị trí, vai trò,
chức trách, nhiệm vụ, của từng ngạch GV phải khác nhau và xếp lương phảỉ khác
nhau nhưng trên thực tế hiện nay, GVTH hưởng lương theo ngạch GV (tức hưởng
lương theo trình độ đào tạo) chưa làm việc theo chức trách, nhiệm vụ khác nhau. Vì
cho đến nay, Liên Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ chưa xây dựng và ban hành tiêu chuẩn
nghiệp vụ 3 ngạch GV theo Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV. Luật viên chức đã có
hiệu lực thi hành và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/6/2012. Khoản 2 Điều 3 Nghị định này quy định « theo chức danh nghề
nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các

18


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

cấp độ từ cao xuông thấp như sau : a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I ; b)
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II ; c) Viên chức giữ chức danh nghề
nghiệp hạng III và d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV ». Với quy định
mới này, việc áp dụng 3 mã số ngạch GV như quy định tại Quyết định 61/2005/QĐBNV không còn phù hợp nữa và đã phát sinh thêm vấn đề mới; GV, nhân viên trường
tiểu học sẽ áp dụng theo chức danh nghề nghiệp và sẽ được xếp hạng. Có bao nhiêu
hạng? Mã số chức danh nghề nghiệp của GV, nhân viên tiểu học là gì ? Tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp được quy định như thế nào?Khi nghiên cứu, xây dựng khung
chính sách tạo môi trường pháp lý cho việc tổ chức dạy học cả ngày không thể không
đề cấp đến nội dung trên.
Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành từ ngày
25/6/2012 và bãi bỏ những quy định về biên chế tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP
ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp
nhà nước; Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ
chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.Vì vậy, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định
41/2012/NĐ-CP nêu trên (xây dựng Đề án vị trí việc làm, hướng dẫn cụ thể phương
pháp xác định vị trí việc làm, hướng dẫn xác định cơ cấu viên chức theo chức danh
nghề nghiệp…) đang là một nhu cầu cấp thiết mà các cơ sở, địa phương đòi hỏi Bộ
Nội vụ, Bộ GD&ĐT cùng các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng và hoàn thành sớm.
II. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, GIÁO
VIÊN, NHÂN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Tình hình thực hiện quy định pháp luật về chế độ làm việc
1.1 Quy định pháp luật về chế độ làm việc

a) Theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGD ĐT của Bộ GD&ĐT, thời
gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của GVTH như sau :
- Thời gian làm việc của GVTH trong năm là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế
hoạch thời gian năm học.
+ 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian nghỉ hằng năm của GV gồm: nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ
và các ngày nghỉ khác, cụ thể :
19


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

+ Thời gian nghỉ hè của GV thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được
hưởng nguyên lương và các phụ cấp nếu có.
+ Thời gian nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT.
+ Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
- Định mức tiết dạy trong tuần :
+ Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết/tuần.
+ Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
trường hạng I dạy 2 tiết/tuần, trường Hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường
Hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của GVTH.
+ Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với GV kiêm nhiệm các công việc chuyên
môn: Mỗi GV không kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định
mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất theo quy định sau:
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp: 3 tiết/tuần.

+ Tổ trưởng chuyên môn: 3 tiết/tuần.
+ Các chức danh: GV kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường,
trưởng ban thanh tra nhân dân giảm 2 tiết/tuần.
+ GV kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch công đoàn trường
hạng I giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác giảm 3 tiết/tuần.
+ GV kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường hưởng chế độ
chính sách theo quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005
của Thủ tướng chính phủ.
+ GV được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.
+ GV nữ tiểu học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 4
tiết.
b) Theo quy định tại Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ
tướng chính phủ về tuần làm việc 40 giờ và Thông tư số 36/1999/TT-BGDĐT ngày
27/9/1999 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc 40 giờ đối với ngành
giáo dục và đào tạo:
- Từ ngày 02/10/1999 trở đi các trường tiểu học tổ chức dạy và học hàng tuần từ
thứ 2 đến thứ 6, nghỉ thứ 7 và Chủ nhật.
+ Khi xây dựng định mức về tiết dạy trong tuần của GVTH, đã căn cứ chế độ
tuần làm việc 40 giờ để quy định 23 tiết dạy/tuần, trung bình mỗi tiết 35- 40 phút (15,3
giờ/tuần) bởi vì: giữa các tiết dạy có thời gian nghỉ giữa giờ và GV phải quản lý HS
khi nghỉ giữa giờ của 1 buổi sáng là 30 phút (150 phút /tuần); thời gian GV đến sớm
trước giờ vào học để tiếp nhận HS và phải về muộn để chờ trả HS cho phụ huynh sau
20


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

giờ tan học là 10 phút/ngày (50 phút/tuần ). Tổng số thời gian GV quản lý học sinh
ngoài giở lên lớp/tuần sẽ là 150 phút + 50 phút = 200 phút (3 giờ 20 phút). Như vậy,
thực chất là 1 tuần, GV làm việc với HS là 15,3giờ + 3,3 giờ = 18,6 giờ/tuần.

+ Ngoài việc phải trực tiếp đứng lớp và quản lý HS 18,6 giờ/tuần, GV còn phải
làm các công việc chuyên môn khác phục vụ cho việc giảng dạy và giáo dục HS. Các
công việc đó là: tham gia công tác phổ cập, xóa mù chữ (theo phân công của hiệu
trưởng); tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; soạn bài, chuẩn bị đồ dùng và
thiết bị giảng dạy; chấm bài và đánh giá kết qủa học tập của HS; dự giờ của đồng
nghiệp; hội họp theo Quy chế và Điều lệ nhà trường quy định. Số giờ đề làm các công
việc ngoài giờ lên lớp ước tính khoảng gần 22 giờ/tuần.
c) Theo quy định của Bộ Luật lao động, người sử dụng lao động và người lao
động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, không
quá 200 giờ trong một năm.
1.2 Tình hình thực hiện các quy định pháp luật
a) Về việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chế độ làm việc
Nói chung, các địa phương chỉ tổ chức, sao lục các văn bản quy định, hướng
dẫn của cấp trên để gửi cho cơ sở và yêu cầu quán triệt thực hiện các yêu cầu, nội dung
quy định theo văn bản của cấp trên, không có hướng dẫn chi tiết . Riêng Tỉnh Bắc
Giang, Liên tịch Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ có văn bản liên tịch hướng dẫn chế độ làm
việc đối với GVPT, yêu cầu hiệu trưởng các trường phổ thông có trách nhiệm phân
công lao động hợp lý và thực hiện đúng các quy định trong hướng dẫn; yêu cầu
Trưởng phòng GD&ĐT, Trưởng phòng Nội vụ các huyện, thành phố có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện của các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa
bàn theo phân cấp. Trong văn bản đã có một số nội dung hướng dẫn chi tiết cần thiết,
vận dụng phù hợp với thực tiễn của địa phương, để các cơ sở thực hiện như: “ Giáo
viên kiêm nhiệm công tác quản trị mạng, biên tập trang Websitte và quản lý hệ thống
máy vi tính được tính 4 tiết/tuần; Đối với trường không có biên chế văn thư, thủ quỹ
thì giáo viên kiêm nhiệm công tác thủ quỹ được tính 3 tiết/tuần”.
b) Các trường tiểu học đều tổ chức dạy và học từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần,
nghỉ thứ bảy và chủ nhật. Nhiều GV ngoài nhiệm vụ trực tiếp đứng lớp còn kiêm
nhiệm thêm các công việc khác theo các chức danh đã được quy định trong Điều lệ
trường tiểu học.
c) Về thực hiện định mức giờ dạy trên lớp theo chế độ làm việc và số thời gian

GV phải sử dụng trong 01 tuần cho các công việc chuyên môn ngoài số giờ trực tiếp
giảng dạy trên lớp (có Bảng tổng hợp số giờ trung bình một GV sử dụng trong 01 tuần
cho công việc, Bảng 2 của 5 tỉnh ở phụ lục kèm theo)
21


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

Qua trả lời theo phiếu khảo sát của 352 GVTH (261 GV dạy nhiều môn và 91
GV dạy môn chuyên biệt) của 76 trường tiểu học của 10 huyện, thị xã, thành phố
thuộc 5 tỉnh, cho thấy:
c.1) Số tiết dạy trung bình trên lớp của 01 GV dạy nhiều môn trong 01 tuần:
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Bắc Giang là 20,76 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 20,64 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường
là 20,70 tiết/tuần.
- Của 05 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Yên Bái là 21,40 tiết/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 20,35 tiết/tuần; trung bình chung của 13 trường là
20,75 tiết/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Thanh Hóa là 25,8 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 24,4 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
25,1 tiết/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Hậu Giang là 24,2 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 23,9 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
24,1 tiết/tuần.
- Của 07 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Đắk Lăk là 21,5 tiết/tuần, 07
trường không tham gia SEQAP là 24,5 tiết/tuần; trung bình chung của 14 trường là
23,0 tiết/tuần.


Tính chung, có 24/74 trường (32,4%) có số tiết dạy trung bình của GV


dạy nhiều môn (từ 24 đến 30 tiết/tuần) trên định mức quy định; 14/74 trường (18,9%
) có số tiết dạy trung bình là 23 tiết/tuần; 36/74 trường (48,6%) có số tiết dạy trung
bình từ 17 đến 22 tiết/tuần, chưa đạt định mức quy định. Như vậy, số trường có số
tiết dạy trung bình thấp hơn số tiết quy định (23 tiết) chiếm khoảng 48%.
c.2) Số tiết dạy trung bình trên lớp của 01 GV dạy môn chuyên biệt trong 01
tuần:
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Bắc Giang là 17,6 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 20,5 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
17,8 tiết/tuần;
- Của 05 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Yên Bái là 11,7 tiết/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 15,4 tiết/tuần; trung bình chung của 13 trường là
13,7 tiết/tuần;
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Thanh Hóa là 17,6 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 14,0 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
15,8 tiết/tuần;

22


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Hậu Giang là 17,6 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 18,4 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trườnglà
18,0 tiết/tuần;
- Của 07 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Đắk Lăk là 18,0 tiết/tuần, 07
trường không tham gia SEQAP là 21,2 tiết/tuần; trung bình chung của 14 trường là
19,9 tiết/tuần.



Tính chung, 3/66 trường (4,5%) có số tiết dạy trung bình của GV môn

chuyên biệt (từ 24 đến 30 tiết/tuần); 8/66 trường (12,1% ) có số tiết dạy trung bình là
23 tiết/tuần; 55/66 trường (83,3%) có số tiết dạy trung bình từ 07 đến 22 tiết/tuần.
Như vậy, số trường có số tiết dạy trung bình của GV chuyên biệt chưa đạt định
mức quy định là đại đa số ( khoảng 83%).
c.3) Số tiết dạy trung bình trên lớp của 01 GV bao gồm công tác kiêm nhiệm
trong 01 tuần:
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Bắc Giang là 25 tiết/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 23,5 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
24,0 tiết/tuần.
- Của 05 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Yên Bái là 22,4 tiết/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 22,3 tiết/tuần; trung bình chung của 13 trường là
22,4 tiết/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Thanh Hóa là 25,9 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 25,3 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
25,6 tiết/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Hậu Giang là 24,9 tiết/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 25,1 tiết/tuần; trung bình chung của 16 trường là
25,0 tiết/tuần.
- Của 07 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Đắk Lăk là 23,6 tiết/tuần, 07
trường không tham gia SEQAP là 25,6 tiết/tuần; trung bình chung của 14 trường là
24,6 tiết/tuần.
• Tính chung, 37/73 trường (50,7%) có số tiết dạy trung bình bao gồm cả
công tác kiêm nhiệm (từ 24 đến 31 tiết/tuần) trên định mức quy định;
14/73 trường (19,2% ) có số tiết dạy trung bình là 23 tiết/tuần;
22/73trường (30,1%) có số tiết dạy trung bình từ 19 đến 22 tiết/tuần, chưa
đạt định mức quy định. Như vậy, số trường có số tiết dạy kiêm cả công
tác kiêm nhiệm của GV cao hơn số tiết định mức chiếm khoảng 51%.
c.4) Số giờ trung bình 01 GV tham gia giáo dục ngoài giờ lên lớp (có trong kế

hoạch dạy học):
23


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Bắc Giang là 1,2 giờ/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 0,9 giờ/tuần; trung bình chung của 16 trường là 1,1
giờ/tuần.
- Của 05 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Yên Bái là 2,1 giờ/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 2,1 giờ/tuần; trung bình chung của 13 trường là 2,1
giờ/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Thanh Hóa là 1,5 giờ/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 1,7 giờ/tuần; trung bình chung của 16 trường là 1,6
giờ/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Hậu Giang là 1,3 giờ/tuần, 08
trường không tham gia SEQAP là 0,9 giờ/tuần; trung bình chung của 16 trường là 1,1
giờ/tuần.
- Của 07 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Đắk Lăk là 1,0 giờ /tuần, 07
trường không tham gia SEQAP là 1,1 giờ/tuần; trung bình chung của 14 trường là 1,1
giờ/tuần.
c.5) Số giờ trung bình 01 GV phải sử dụng trong 01 tuần cho công tác chuyên
môn, nghiệp vụ ngoài giờ trực tiếp dạy trên lớp bao gồm 6 công việc (làm công tác
phổ cập giáo dục; tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; soạn bài, chuẩn bị đồ
dùng dạy học, tham khảo tài liệu; chấm bài và đánh giá kết quả học tập của HS; dự
giờ đồng nghiệp; hội họp):
- Của 04 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Bắc Giang là 19,70 giờ/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 18,60 giờ /tuần; trung bình chung của 12 trường
là 18,87 giờ/tuần.
- Của 05 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Yên Bái là 32,0 giờ/tuần, 08

trường không tham gia SEQAP là 32,8 giờ/tuần; trung bình chung của 13 trường là
32,5 giờ/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Thanh Hóa là 24,4 giờ/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 24,1 giờ/tuần; trung bình chung của 16 trường là
24,3 giờ/tuần.
- Của 08 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Hậu Giang là 22,7 giờ/tuần,
08 trường không tham gia SEQAP là 14,0 giờ/tuần; trung bình chung của 16 trường là
18,4 giờ/tuần.
- Của 07 trường tiểu học tham gia SEQAP ở Tỉnh Đắk Lăk là 19,7 giờ/tuần, 07
trường không tham gia SEQAP là 22,5 giờ/tuần; trung bình chung của 14 trường là
21,0 giờ/tuần.
c.6) Ý kiến đánh giá về mức độ phù hợp của quy định chế độ làm việc của
GVTH quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT:
24


Báo cáo cuối cùng 02/10/2012

• Về nhiệm vụ của GV
- Có 13,2% ý kiến GV và hiệu trưởng của 37 trường tiểu học thuộc SEQAP
cho là rất phù hợp; 69,2 % cho là phù hợp; 17,6% cho là tương đối phù hợp. Có 25,6%
ý kiến của GV và hiệu trưởng của 39 trường không thuộc SEQAP cho là rất phù hợp;
63% ý kiến cho là phù hợp; 16,3 % cho là tương đối phù hợp; 5,5% cho là chưa phù
hợp.
- Nếu tính chung cả 482 ý kiến của tất cả các đối tượng, có 10,6% cho là rất phù
hợp; 66,8% cho là phù hợp; 20% cho là tương đối phù hợp; 2,5% cho là chưa phù
hợp.
• Về giáo viên chủ nhiệm lớp
- Có 11,7% ý kiến GV và hiệu trưởng của 37 trường tiểu học thuộc SEQAP
cho là rất phù hợp; 73,3 % cho là phù hợp; 14,3% cho là tương đối phù hợp. Có

13,9% ý kiến của GV và hiệu trưởng của 39 trường không thuộc SEQAP cho là rất
phù hợp; 67,5 % cho là phù hợp; 16,4 % cho là tương đối phù hợp; 2,3% cho là chưa
phù hợp.
- Nếu tính chung cả 482 ý kiến của tất cả các đối tượng, có 11,6% cho là rất phù
hợp; 72,4% cho là phù hợp; 15% cho là tương đối phù hợp; 1,1% cho là chưa phù
hợp.
• Về quy định định mức số tiết dạy trong tuần
- Có 5,9% ý kiến GV và hiệu trưởng của 37 trường tiểu học thuộc SEQAP cho
là rất phù hợp; 71,9 % cho là phù hợp; 15,2% cho là tương đối phù hợp; 7,1% cho là
chưa phù hợp. Có 10,4% ý kiến của GV và hiệu trưởng của 39 trường không thuộc
SEQAP cho là rất phù hợp; 66 % cho là phù hợp; 17,1 % cho là tương đối phù hợp;
6,6% cho là chưa phù hợp.
- Nếu tính chung cả 482 ý kiến của tất cả các đối tượng, có 7% cho là rất phù
hợp; 70,5% cho là phù hợp; 16,3% cho là tương đối phù hợp và 6,3% cho là chưa phù
hợp.
• Về chế độ giảm định mức tiết dạy cho công việc kiêm nhiệm
- Có 11,1% ý kiến GV và hiệu trưởng của 37 trường tiểu học thuộc SEQAP cho
là rất phù hợp; 64,1% cho là phù hợp; 16,6% cho là tương đối phù hợp; 8,3% cho là
chưa phù hợp. Có 12,8% ý kiến của GV và hiệu trưởng của 39 trường không thuộc
SEQAP cho là rất phù hợp; 55,1% cho là phù hợp; 17,5 % cho là tương đối phù hợp và
14,6% cho là chưa phù hợp.
- Nếu tính chung cả 482 ý kiến của tất cả các đối tượng, có 11,4% cho là rất phù
hợp; 61,2% cho là phù hợp; 16,2% cho là tương đối phù hợp; 11,3% cho là chưa phù
hợp.
25


×