Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
1
Khoa Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
2
Khoa Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
GTGT
TK
Tên đầy đủ
Giá trị gia tăng
Tài khoản
TSCĐ
Tài sản cố định
CCDV
Cung cấp dịch vụ
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
HĐ GTGT
DT
Hóa đơn giá trị gia tăng
Doanh thu
NSNN
Ngân sách Nhà nước
HTKK
Hỗ trợ kê khai
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
QĐ 48
Quyết định 48
HH,DV
Hàng hóa, dịch vụ
CK TM
Chiết khấu thương mại
BTC
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Bộ tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
3
Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là hình thức động viên thu nhập chủ yếu và quan trọng của tài chính
nhà nước, thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của bộ nhà nước. Bộ máy nhà
nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn tài chính để trang trải cho các chi phí
hoạt động của nó và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà xã hội giao phó.
Để thực hiện được việc đó nhà nước đã quy định các khoản đóng góp, đó cũng
là hình thức phôi thai của thuế. Trong các sắc lệnh thuế hiện nay thì thuế
GTGT chiếm một vị trí khá quan trọng. Trong những năm qua nhà nước đã có
nhiều điều chỉnh để phù hợp hơn với nền kinh tế đang phát triển của đất
nước. Phương pháp hạch toán tại các doanh nghiệp cũng được hoàn thiện
hơn. Tuy nhiên, loại thuế này vẫn còn những điểm đáng quan tâm và bàn
luận. Mặt khác, em cũng muốn tìm hiểu thêm về tài khoản thuế này đề phục
vụ cho việc học tập và đi làm sau này. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện
công tác tổ chức kế toán thuế GTGT tại công ty CP đầu tư thương mại và
dịch vụ Trường Thịnh”để làm luận văn tốt nghiệp.
Do hạn chế về mặt thời gian, tài liệu tham khảo,...nên luận văn của em
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài luận văn này được hoàn chỉnh
hơn.
Nội dung luận văn bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán thuế GTGT tại doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CP đầu
tư thương mại và dịch vụ Trường Thịnh
Chương 3: Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao công tác kế toán
thuế GTGT tại Công ty CP đầu tư thương mại và dịch vụ Trường Thịnh
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
4
Khoa Kế toán – Kiểm toán
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI DOANH
NGHIỆP
1.1Tổng quan về thuế GTGT:
1.1.1 Khái niệm về thuế GTGT
Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào sự tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.
Thuế này do các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ nộp, nhưng người tiêu
dùng là đối tượng chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Về thực chất đây
là một loại thuế đánh vào người tiêu dùng.
1.1.2 Vai trò và đặc điểm của thuế GTGT:
1.1.2.1 Vai trò của thuế GTGT trong quản lý nhà nước về kinh tế
- Tác động tích cực đến việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá bởi vì
thuế GTGT đã khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu tức là Nhà nước chỉ
thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu
thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế
doanh thu.
- Thuế GTGT góp phần khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong
nước, sắp xếp lại cơ cấu kinh tế bởi theo quy định của Luật thuế GTGT hàng hóa
xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là được hoàn toàn bộ số thuế GTGT đã nộp ở
đầu vào do đó có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu,
tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
- Tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua
bán hàng hóa phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định.
- Góp phần hoàn thiện chính sách thuế ở nước ta, phù hợp với sự vận động và
phát triển của nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và
trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
5
Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT:
- Thuế GTGT là thuế dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp.
- Thuế GTGT có tính trung lập cao, không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ
chức và phân chia các chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thuế GTGT có tính lũy thoái trong việc thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế GTGT có tính chất lãnh thổ chỉ áp dụng cho người tiêu dùng trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại gián thu đánh vào thu nhập của người
tiêu dùng, người chịu thuế tiêu dùng.
- Thuế GTGT có thuế suất căn cứ vào loại hàng hóa, dịch vụ chứ không phân
biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ.
1.1.3 Đối tượng chịu thuế GTGT và đối tượng không chịu thuế GTGT:
1.1.3.1 Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân
nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.
1.1.3.2 Đối tượng không chịu thuế
- Các loại máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu nhằm
tăng cường năng lực sản xuất.
- Hàng hóa là các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân mới
qua sơ chế.
- Hàng hóa dịch vụ không phải phục vụ hoạt động SXKD và tiêu dùng thông
thường như hàng nhập khẩu phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc phòng, hàng viện trợ
nhân đạo, hàng nhập khẩu phục vụ cho giáo dục đào tạo,...
- Hàng hóa dịch vụ được cung cấp không nhằm mục đích kinh doanh như vận
tải, công cộng, thoát nước, y tế, giáo dục, bảo hiểm nhân thọ.
- Hàng hóa, dịch vụ được SXKD bởi các nhóm đối tượng có thu nhập thấp.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
6
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Hàng hóa, dịch vụ Nhà nước có chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ cho phát triển
trong giai đoạn đầu tư như sau: môi giới chứng khoán, phần mềm máy tính,…
1.1.4 Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế GTGT; không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh
(gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu
thuế GTGT từ nước ngoài (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế.
Tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác
kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt
Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phẩn.
- Hợp tác xã.
- Tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự
nghiệp khác.
- Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: bao gồm những người có
kinh doanh độc lập, hộ gia đình, cá nhân hợp tác với nhau để cung sản xuất kinh
doanh nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
7
Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.1.5 Căn cứ tính thuế: Là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.
1.1.5.1 Giá tính thuế
1. Đối với hang hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có
thuế GTGT. Đối với hang hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biết là giá bán đã có
thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng có thuế GTGT
2.Đối với hang hóa nhập khẩu là gia nhập khẩu tại của khẩu cộng (+) với thuế
nhập khẩu ( nếu có), cộng ( +) với thuế tiêu thị đặc biệt ( nếu có), công với thuế bảo
vệ môi trường ( nếu có). Giá nhập khẩu được xác định theo quy dịnh về giá tính
thuế hang nhập khẩu
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính
thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế
phải nhập sau khi đã miễn giảm
3.Đối với hang hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính thuế
theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hang hóa đó, không bao gồm khoản
lãi trả góp, trả chậm.
- Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp
thuế có doanh thu bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu.
1.1.5.2 Thuế suất
Có 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từng loại hàng hóa,
dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu:
* Thuế suất 0%:Áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu kể cả hàng hóa gia công
xuất khẩu.
* Thuế suất 5%:Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cần khuyến
khích sản xuất kinh doanh còn đang gặp khó khăn.
* Thuế suất 10%:Là mức thuế phổ biến, áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ
thông thường còn lại ngoài những hàng hóa, dịch vụ đã chịu thuế suất 0%, 5%.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
8
Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.1.6 Phương pháp tính thuế GTGT
1.1.6.1 Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
* Đối tượng áp dụng:
Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo luật doanh
nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác đã thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán và hóa đơn chứng từ theo quy định, trừ các đối tượng tính thuế theo phương
pháp trực tiếp.
* Thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT
đầu ra
_
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế suất thuế GTGT
của hàng hóa dịch vụ
=
đó
Thuế suất quy định cho
Thuế GTGT
Trị giá mua chưa thuế
=
X loại hàng hóa, dịch vụ
đầu vào
của hàng hóa, dịch vụ
đó
- Cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng hóa,
Thuế GTGT
đầu ra
Giá tính thuế của hàng
hóa dịch vụ chịu thuế
X
dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT hàng hóa dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán
hàng hóa, dịch vụ phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền
người mua phải thanh toán.
- Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và
thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh
toán của hàng hóa dịch vụ ghi trên hóa đơn chứng từ.
- Nếu hàng hóa, dịch vụ mua vào được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh
toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở có thể căn cứ vào giá trên để xác định giá
chưa có thuế GTGT được khấu trừ.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
9
Khoa Kế toán – Kiểm toán
* Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng đồng thời để sản xuất
kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ khấu trừ số thuế
đầu vào tương ứng của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa
dịch vụ chịu thuế GTGT còn số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ sẽ tính vào
chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong
tháng nào thì được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế GTGT phải nộp của
tháng đó, không phân biệt hàng hóa dịch vụ đó đã xuất dùng hay còn trong kho
nhưng tối đa không được quá 06 tháng từ thời điểm mua kê khai của tháng phát
sinh.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai,
khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ
sung tối đa là 06 tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
* Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế
giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía
nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước
ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh
hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào,
trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từng lần theo hóa đơn có giá
trị dưới 20 triệu đồng.
- Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định như trên
để được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT đầu vào còn phải có hợp đồng ký kết với
bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
10
Khoa Kế toán – Kiểm toán
hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu.
* Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn
GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT ghi
giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT)
- Không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã
số thuế của người bán nên không xác định được người bán.
-Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống
(không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực
tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.
- Hóa đơn trên 20 triệu không thanh toán qua ngân hàng.
- Hóa đơn bị bỏ sót quá 06 tháng không kê khai thuế.
1.1.6.2 Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
* Đối tượng áp dụng:
- Cá nhân sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thuộc các hình thức
đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều
kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu
trừ thuế.
* Thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ bán =
ra
Trong đó:
GTGT
của
hàng
hóa, X
dịch vụ chịu
thuế
Giá thanh toán của _
hàng hóa, dịch vụ bán
ra
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Thuế
suất
thuế
GTGT
của hàng hóa,
dịch vụ đó
Giá vốn hàng hóa,
dịch vụ mua vào
tương ứng
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
11
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Giá thanh toáncủa hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế ghi trên hóa
đơn bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản
phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.
- Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra được xác định bằng trị giá hàng hóa,
dịch vụ (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng
vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ.
* Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với
từng cơ sở kinh doanh như sau:
- Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng
từ của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định
được đúng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh
toán nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được
xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia
tăng được quy định như sau:
+ Thương mại (phân phối, cung cấp hàng hoá): 10%.
+ Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%.
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu
nguyên vật liệu: 30%
- Đối với cá nhân, hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ
hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh
doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế GTGT được xác định bằng
doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu
1.1.6.3 Thời điểm xác định thuế GTGT:
1. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu
được tiền.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
12
Khoa Kế toán – Kiểm toán
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước
tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,
xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến
độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu
được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,
hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1.1.7 Đăng ký, kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT
1.1.7.1 Đăng ký thuế GTGT
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT kể cả các cơ sở trực thuộc
phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của
cơ quan thuế. Các tổng công ty, công ty và các cơ sở kinh doanh có các đơn vị chi
nhánh trực thuộc đều phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế nơi
đóng trụ sở.
- Việc đăng ký nộp thuế theo quy định này nhằm tránh bỏ sót các cơ sở kinh
doanh, tránh việc thu thuế trùng lặp giữa các cơ quan thuế đối với cùng một cơ sở
kinh doanh và là cơ sở để cơ quan thuế theo dõi, quản lý hoạt động kinh doanh của
cơ sở kinh doanh.
- Theo quy định, cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế
giá trị gia tăng chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
+ Trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
13
Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Trường hợp sát nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi
kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày
trước khi tiến hành các hoạt động trên.
1.1.7.2 Kê khai thuế GTGT
- Hàng tháng, doanh nghiệp phải lập tờ khai thuế GTGT, kèm theo bảng kê hóa
đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định để nộp cho cơ
quan thuế quản lý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày của tháng tiếp theo(Theo thông tư
06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012).
-Trường hợp trong tháng doanh nghiệp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu
ra thì vẫn phải kê khai và nộp tờ khai hàng tháng cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh
phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ kê khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác
của việc kê khai.
- Khai thuế đối với hàng hóa XNK (bao gồm thuế GTGT, thuế tiêu thu đặc biệt
(TTĐB), thuế XNK, thuế bảo vệ môi trường (BVMT) liên quan đến hàng hóa XNK)
được thực hiện theo từng lần phát sinh. Trường hợp đăng ký tờ khai hải quan một lần
để XNK nhiều lần theo quy định của pháp luật về hải quan thì việc khai thuế, tính
thuế thực hiện theo từng lần thực tế XNK tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho hàng
hóa XNK.
- Đối với cơ sở kinh doanh buôn bán kê khai và nộp thuế theo từng chuyến
hàng với chi cục thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi, số thuế phải nộp
đối với hàng hóa buôn chuyến tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
- Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế GTGT khác nhau
phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất theo quy định với hàng hóa dịch vụ,
nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và
nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của háng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất,
kinh doanh
1.1.7.3 Nộp thuế GTGT
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
14
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Đối tượng nộp thuế GTGT có trách nhiệm nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn
vào Ngân sách nhà nước theo thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ
tài chính.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sau khi nộp tờ khai
thuế GTGT cho cơ quan thuế thì phải nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước. Thời
hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo.
Trong một kỳ tính thuế nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thừa kỳ trước
được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo; nếu kỳ trước nộp thuế thiếu thì
phải nộp đủ số thuế thiếu của kỳ trước, và tiền nộp phạt chậm là 0.07%/ngày x số
thuế nộp thiếu vào NSNN. Thuế GTGT nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt
Nam.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh số bán hoặc mua hàng hóa, dịch vụ
thanh toán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân
liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
doanh thu hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ để xác định thuế
GTGT phải nộp.
1.1.7.4 Hoàn thuế GTGT
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn
thuế GTGT nếu trong 03 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được
khấu trừ hết theo Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012.
Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thờigian
xin hoàn thuế.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế
GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ
từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng.
3. Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển
đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT
đầu vào chưa đuợc khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
15
Khoa Kế toán – Kiểm toán
4. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
16
Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.2 Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp
1.2.1 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.2.1.1
Kế toán thuế GTGT đầu vào
- Sơ đồ hạch toán: (phụ lục 01)
PHỤ LỤC 01
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐẦU VÀO
(Áp dụng đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 133
33312
33311
Thuế GTGT của hàng nhập Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
khẩu được khấu trừ
111,112
311,336,341
111, 112, 331
Thuế GTGT được hoàn lại
111,112,331
Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu vào của hàng mua
trả lại cho người bán,giảm giá hàng
bán
152, 153, 211, 156,…
138,152,153,156
211,213,242,641
642
Trị giá mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
Thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ
142,242
Thuế GTGT đầu vào không được khấu
trừ phân bổ dần
632,641,642
Khi phân bổ thuế GTGT vào chi phí
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
17
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (mẫu số 01/GTKT-3LL), bảng kê hóa
đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ (mẫu số 03/GTGT). chứng từ nộp thuế GTGT
ở khâu nhập khẩu, sổ theo dõi số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp,...
- Tài khoản sử dụng:
TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, có 2 TK cấp 2:
+ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
+ TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừcủa TSCĐ.
Có 2 TK cấp 3:
+ TK 13311 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa,dịch vụ
+ TK 13312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
- Kết cấu TK 133:
Bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vàođược khấu trừ và không được khấu trừ.
- Số thuế GTGT của hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán hoặc người mua trả lại người bán.
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.
Dư nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, hoàn lại.
- Phương pháp kế toán:
1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ..., ghi:
Nợ TK 152,153,156,211,611,217,...
Nợ TK 133(1),133(2) - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331,...-Tổng giá thanh toán.
2. Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư XDCB...ghi:
NợTK 241, 142, 242,...- Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133(1) - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331,... - Tổng giá thanh toán.
3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (không qua kho), ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133(1) - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có các TK 111, 112, 331,...- Tổng giá thanh toán.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
18
Khoa Kế toán – Kiểm toán
4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ,...ghi:
Nợ TK 152,156,211,....
Nợ TK 3332,3333,3338 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Có TK 111, 112, 331,...
Riêng đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh như sau:
- Nếu hàng nhập khẩu dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
Nợ TK 133(12) - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 333(12) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 33312
Có TK 111,112.
5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá
do kém, mất phẩm chất...ghi:
NợTK 111, 112, 331 - Tổng giá thanh toán.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 152, 153, 156, 211,...-Giá mua chưa có thuế GTGT.
6. Đối với thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì
được khấu trừ toàn bộ:
6.1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
NợTK 152, 153, 156, 2111,2113 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111, 112, 331,...
6.2. Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu
vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong
kỳ. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ sẽ phản ánh như
sau:
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ, tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133(1) - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có trị giá lớn được tính
vào giá vốn hàng bán ra của các kỳ kế toán sau, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
19
Khoa Kế toán – Kiểm toán
không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của các kỳ kế toán sau,
ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn;
hoặc:Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Định kỳ, tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn hàng
bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 142, 242,....
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
20
Khoa Kế toán – Kiểm toán
1.2.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra
+ Sơ đồ hạch toán: (Phụ lục 02)
PHỤ LỤC 02
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN THUẾ GTGT ĐẦU RA
(Áp dụng đối với DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
TK 3331
111, 112
111, 112, 131
Nộp thuế GTGT vào NSNN
Thuế GTGT đầu ra
133
511, 711
DT bán HH,DV, thu nhập khác
Khấu trừ thuế GTGT
đầu vào
711
Thuế GTGT đầu ra phải nộp
của DT chưa thực hiện
Giảm thuế
3387
111,112,131
111, 112
DT chưa thực hiện
Hoàn thuế
111,112,131
521,531,532
CK TM,trị giá hàng hóa bị
trả lại,giảm giá hàng bán
Thuế GTGT của hàng bán bị trả
lại, CK TM, giảm giá hàng bán
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
21
Khoa Kế toán – Kiểm toán
+ Chứng từ sử dụng:Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT-3LL), bảng kê bán lẻ
hàng hóa, dịch vụ (mẫu 06/GTGT), bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ
bán ra (mẫu 02/GTGT), sổ theo dõi thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp.
+ Tài khoản sử dụng:
TK333-Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, có 9 TK cấp 2:
3331,3332,3333,3334,3335,3336,3337,3338,3339.
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp, có 2 TK cấp 3:
- TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
- TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
+ Kết cấu tài khoản:
Bên nợ:
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp.
- Số thuế GTGT phải nộp vào NSNN.
- Số thuế GTGT hàng bán bị trả lại.
Bên có:
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ trao đổi, biếu tặng, sử
dụng nội bộ.
- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập khác.
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu.
Số dư bên có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.
Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách.
+ Phương pháp kế toán:
1.Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụthuộc đối tượng chịu thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
2. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ghi:
NợTK 111, 112, 131,... (Tổng số tiền phải thanh toán)
Có TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Lãi trả chậm).
3. Trường hợp bán hàng thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
22
Khoa Kế toán – Kiểm toán
3.1. Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý: Khi có quyết toán với đơn vị nhận đại
lý bán hàng về số hàng đã bán, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và số thuế
GTGT phải nộp, ghi:
Nợ các TK 111 , 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
3.2. Kế toán ở đơn vị đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
- Khi bán được hàng nhận đại lý, phản ánh số tiền bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111 , 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Số hoa hồng được hưởng)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
4. Trường hợp hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp(Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).
- Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
1.2.1.3 Kế toán khấu trừ thuế GTGT
Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT
đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT
đầu ra , ghi:
Nợ TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
23
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi:
Nợ TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 111, 112,. . .
1.2.1.4 Kế toán hoàn thuế GTGT
* Nếu số thuế GTGT được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong
kỳ, ghi:
Nợ TK 3331(1) - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 711 - Thu nhập khác.
* Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
NợTK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
* Khi nhận được tiền hoàn thuế, ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 1331,1332 – Thuế GTGT được khấu trừ.
1.2.2 Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.2.2.1 Đối tượng áp dụng
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức
khác (bao gồm cả các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự
nghiệp và các tổ chức khác) không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước
ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát
triển và khai thác dầu khí.
Đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hoá, dịch vụ để tiến hành
hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và khai thác mỏ dầu, khí đốt, bên Việt Nam
chịu trách nhiệm khấu trừ và nộp thay theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định. Trường
hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thì số thuế đã nộp theo tỷ lệ do Bộ Tài chính được trừ vào số thuế phải nộp.
c) Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý.
Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá
quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì áp dụng tính thuế đối
với các hoạt động này theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
1.2.2.2. Xác định thuế GTGT phải nộp
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
24
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng GTGT của
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất áp dụng đối với hàng hoá,
dịch vụ đó.
a) Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng
hoá, dịch vụ bán ra trừ (-) giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán
hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà
bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá,
dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh số bán với
doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường
hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua
vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau:
Giá vốn hàng bán ra bằng (=) Doanh số tồn đầu kỳ, cộng (+) doanh số mua trong kỳ,
trừ (-) doanh số tồn cuối kỳ.
- Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công
trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải,
dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công
trình, hạng mục công trình.
- Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-)
chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động
vận tải.
- Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn
uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ (-) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài
dùng cho kinh doanh ăn uống.
- Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, giá trị gia tăng là số chênh lệch
giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý bán ra.
- Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý áp dụng phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế
GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương
pháp tính thuế riêng.
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội
25
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường hợp không hạch toán được riêng thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh
trong kỳ, trong đó doanh số hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT là toàn bộ doanh thu
của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nộp theo phương pháp khấu trừ; tổng doanh
thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ bao gồm: Doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT; doanh số hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và chênh lệch giữa
giá bán và giá mua của hoạt động mua bán, kinh doanh vàng, bạc, đá quý (không bao
gồm chênh lệch âm (-)).
- Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động
kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động
kinh doanh đó.
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp
trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố
định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng.
- Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý
thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp
không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không
đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ
sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết
chuyển tiếp sang năm sau. Cơ sở kinh doanh khai thuế GTGT theo tờ khai 03/GTGT
ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với cơ sở kinh doanh (trừ các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ
thuế, hộ, cá nhân kinh doanh) bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn của hàng hoá,
dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh
thu bán hàng hoá, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ
hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định bằng doanh thu
nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu.
Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu làm căn cứ xác định giá trị gia tăng được
quy định như sau:
Bùi Thị Duyên – CĐ KT7- K13
Chuyên đề tốt nghiệp