Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.1 KB, 50 trang )

I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm chính sách tỷ giá
Khái niệm: Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính
phủ mà đại diện thường là NHTW thông qua một chế độ tỷ giá nhất
định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can
thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá
biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách
kinh tế quốc gia.
2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá
+ Ổn định giá cả
P = α . PD + (1- α ) . E. P*M
P: Mức giá cả của hàng hóa chung của nền kinh tế
α: Tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước
1- α: Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu
PD: Mức giá hàng hóa sản xuất trong nước tính bằng nội tệ
P*M: Mức giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
E: Tỷ giá ( số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ)
Khi phá giá nội tệ = > E ↑ => E . P*M ↑ => P ↑
Khi nâng giá nội tệ = > E ↓ => E . P*M ↓ => P ↓
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm đầy đủ
Y=C+I+G+X–M
Y: Sản lượng nền kinh tế
C: Tiêu dùng

X: Xuất khẩu

M: Nhập khẩu

1



I: Đầu tư
Trong các điều kiện nhất định:
Phá giá nội tệ => X↑ M ↓ => Y ↑, U ↓
+ Cân bằng cán cân vãng lai
CA = TB + SE + IC + Tr
CA : Cán cân vãng lai

SE: Cán cân dịch vụ

TB: Cán cân thương mại

IC: Cán cân thu nhập

Tr: Chuyển giao vãng lai 1 chiều
E tác động trực tiếp đến nhập khẩu, xuất khẩu => tác động lên CA
Chính sách định giá thấp nội tệ: X↑ M ↓ => Cải thiện CA từ
thâm hụt về cân bằng
Chính sách định giá thấp nội tệ: X ↓ M ↑ => Cải thiện CA từ
thâm hụt về cân bằng => Điều chỉnh CA từ thặng dư về cân bằng
hay thâm hụt
Chính sách tỷ giá cân bằng => Cân bằng X, M => CA cân
bằng tự động
3. Các công cụ của chính sách tỷ giá
Nhóm công cụ trực tiếp
+ Phá giá tiền tệ là việc chính phủ đánh tụt giá đồng nội tệ so
với các ngoại tệ trong chế độ tỷ giá cố định. Biểu hiện là tỷ giá
được điều chỉnh tăng so với mức mà chính phủ đã cam kết

2



+ Nâng giá tiền tệ: là việc Chính phủ tăng giá đồng nội tệ so
với đồng ngoại tệ khác trong chế độ tỷ giá cố định. Biểu hiện là tỷ
giá được điều chỉnh giảm so với mức mà chính phủ đã cam kết.
+ Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối:
NHTW thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một
tỷ giá cố định hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một
mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra. Hoạt động can thiệp trực tiếp
của ngân hàng trung ương tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền có thể
tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền
kinh tế vì vậy đi kèm hoạt động can thiệp này của NHTW thì phải
sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung
hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ ở lưu thông
+ Biện pháp kết hối: là biện pháp Chính phủ yêu cầu các DN
sau khi có ngoại tệ phải bán lại cho các NHTM (một phần hoặc
toàn bộ) để tránh tình trạng nắm giữ làm căng thẳng tình hình tỷ
giá. Mục đích chính là tăng Cung ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giảm
áp lực phá giá nội tệ.
+ Quy định hạn chế: đối tượng được mua ngoại tệ, hạn chế
mục đích, số lượng và thời điểm mua ngoại tệ. Mục đích giảm cầu
ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và giữ tỷ giá ổn định
Nhóm công cụ gián tiếp

3


+ Lãi suất tái chiết khấu: Khi NHTW
khấu,

mức lãi suất tái chiết


mặt bằng lãi suất thị trường, thu hút vốn ngoại tệ, làm tăng

giá đồng nội tệ .
+ Thuế quan:

thuế quan cao có tác dụng hạn chế NK, Cầu

ngoại tệ giảm , nội tệ tăng giá
+ Hạn ngạch:

Hạn ngạch làm hạn chế NK, có tác dụng

tương tự thuế quan
+ Giá cả: Chính phủ có thể áp dụng Trợ giá XK, lượng hàng
hóa XK tăng, tăng cung ngoại tệ. Nội tệ lên giá.
Chính phủ bù giá cho hàng NK. Tăng nhập khẩu, làm đồng
nội tệ lên giá
Các công cụ đặc biệt
+ Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ: Khi

ngoại

tệ khan hiếm trên BOP, NHTW có thể tăng dự trữ bắt buộc đối với
huy động vốn bằng ngoại tệ của các NHTM. NHTM hạ lãi suất huy
động ngoại tệ, người dân sẽ bán ngoại tệ để nắm giữ nội tệ. Làm
tăng cung trên BOP
+ Quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.
+ Quy định trạng thái ngoại tế đối với các NHTM
II. Chính sách tỷ giá của Việt Nam từ năm 2009 đến nay

1. Chính sách tỷ giá năm 2009
1.1. Diễn biến tỷ giá và chính sách tỷ giá năm 2009

4


1.1.1. Giai đoạn từ đầu năm 2009 đến tháng 24/11/2009 : tỷ
giá liên tục tăng
Xu hướng của năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND
với USD, tỷ giá ở NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động mà
NHNN công bố.
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thịtrường liên ngân hàng và thị
trường tự do. Cụ thể: Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động
trong khoảng 17.450 - 17.700, cách giá trần khoảng từ 0 – 200
đồng, còn TT tự do cao hơn tỷ giá

LNH khoảng 100 đồng -Từ

tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng
18.180 - 18.500 . -Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá
rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD,có lúc đạt đỉnh 20.000.
Đầu năm 2009, tỷ giá trên thị trường tự do xa rời tỷ giá tỷ
chính thức, do áp lực cung cầu trên thị trường ngoại tê. Nhập siêu
có xu hướng tăng trở lại, hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá lên
của người dân, DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua
sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng, khiến giá USD trên thị trường
tăng mạnh. Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho cácDN
bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian
vayđược mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số DN có
ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay

tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi
triển khaigói kích cầu. Do việc khan hiếm nguồn USD các doanh

5


nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải thụ phí khi
mua tại ngân hàng thương mại. tâm lý hoang mang mất lòng tin vào
VND làm tằng càu và giảm cung USD đã đẩy tỷ giá thị trường tự
do tăng lên hàng ngày.

Trước tình hình này, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều biện
pháp: quyết định mở rộng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5%, áp
dụng từ ngày 24/03/2009 nhằm giảm bớt sự chênh lệch tỷ giá giữa
thị trường tự do và thị trường chính thức; kiểm soát chặt chẽ hoạt
động kinh doanh ngoại hối của các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm
các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định quản lý
ngoại hối về thực hiện niêm yết và giao dịch; tăng cường công tác
tuyên truyền ổn định tâm lý người dân và triển khai các biện pháp
tạo sự đồng thuận giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), thống

6


nhất giảm lãi suất huy động USD và hạ mặt bằng lãi suất cho vay
ngoại tệ nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu ngoại
tệ, duy trì lãi suất VND ở mức hợp lý để tạo sự hấp dẫn cho việc
nắm giữ VND. Kể tư ngày 1/6/2009 lãi suất cho vay ngoại tệ từ 33.5%/năm nhằm giúp giảm áp lực dư nợ VND.

1.1.2. Giai đoạn từ 25/11/2009 đến cuối năm 2009 : tỷ giá

bắt đầu giảm về mức 18.500 USD/VND
Đến quý IV/2009, tình hình mất cân đối cung - cầu ngoại tệ
lại xuất hiện trở lại vào tháng 11/2009.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của thông
tin về mức thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng ( tình trạng
nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng ở 3 tháng cuối năm đã tăng
mạnh, chiếm 30% giá trị nhập khẩu đầu năm, mặc dù xuất khẩu
tăng tháng 11 nhưng nhập siêu lên tới 2 tỷ USD, mức cao nhất cả
năm), dự trữ ngoại hối suy giảm, mà đặc biệt là dưới tác động của
cơn sốt giá vàng. Giá vàng trong nước tăng cao đã khiến cầu ngoại
tệ tăng đột biến do giới đầu cơ đẩy mạnh hoạt động thu mua USD
để mua vàng, có thời điểm đẩy giá USD lên tới 20.000 VND/ 1
USD và mức chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường tăng mạnh từ
mức xấp xỉ 800 VND đầu tháng 11/2009 lên gần 1.700 VND/ 1
USD vào tuần thứ 3 tháng 11/2009.

7


Trước tình hình giá USD tự do tăng mạnh dưới ảnh hưởng của
cơn sốt giá vàng, NHNN đã lập tức công bố cho nhập khẩu vàng
nhằm giảm sức ép lên cung vàng; qua đó, hạ bớt sức nóng của đồng
USD trên thị trường tự do. Thêm vào đó, NHNN quyết định can
thiệp trực tiếp và mạnh tay vào tỷ giá khi điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng tăng 5,44% từ mức 17.034 VND ngày
25/11/2009 lên 17.961 VND/ 1 USD áp dụng cho ngày 26/11/2009;
thu hẹp biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±5% xuống mức
±3% và tăng lãi suất cơ bản tiền đồng lên 8%. NHNN cũng cam kết
hỗ trợ bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) có trạng thái
ngoại tệ từ âm 5% trở xuống. Bên cạnh các quyết định trên của

NHNN, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 2578/TTg-KTTH
yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ
dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các TCTD được
phép hoạt động ngoại hối để góp phần giảm áp lực đè nặng lên
nguồn cung ngoại tệ.
Với việc triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trên, thị trường
ngoại hối Việt Nam đã ổn định trở lại, hiện tượng găm giữ và tích
trữ ngoại tệ đã dần được khắc phục.
1.2. Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2009
Chính sách điều hành tỷ giá của NHNN còn cứng nhắc, đợt
phá giá ngày 26/11/2009 được cho là hợp lý nhưng khá muộn màng.
Đồng Việt Nam tiếp tục mất giá trên thị trường tự do thể hiện qua

8


việc tỷ giá trên thị trường tự do vào thời điểm cuối anwm 2009 vẫn
ở mức cao khoảng 19.400 VND cho 1 USD và các NHTM vẫn giao
dịch ở mức trần. Những biện pháp đúng đắn và phù hợp trên của
NHNN đã giúp thị trường ngoại hối trong Quý III/2009 diễn biến
tương đối ổn định, tính thanh khoản được cải thiện đáng kể. Tình
hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường tự do có xu hướng bớt căng
thẳng.
NHNN đã thực thi nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường
vàng, qua đó giúp hạ nhiệt thị trường ngoại hối. Tuy nhiên có lẽ
đây chỉ là những biện pháp tạm thời và tính thế chứ không phải là
những biện pháp mang tính lâu dài giúp ổn định thị trường ngoại
hối.
Thông tin, số liệu liên quan đến tỷ giá, cung cầu ngoại tệ,
lượng vàng và ngoại tệ dự trữ trong dân, vốn là những thông tin

khá nhạy cảm đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngoại tệ đang tăng
nóng, chưa được nhất quán khi công bố giữa các cơ quan quản lý
nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Chính điều này đã khiến
cho người dân mất dần niềm tin vào giá trị VND, làm cho thị
trường ngày càng biến động hơn.

2. Chính sách tỷ giá năm 2010
2.1. Diễn biến tỷ giá và chính sách tỷ giá năm 2010
2.1.1. Giai đoạn từ đầu năm 2010 đến tháng 6/2010

9


Giá USD trên thị trường tự do giao dịch ở mức cao hơn tỷ giá
chính thức ở quý 1, và có xu hướng giảm và rời mốc trần tỷ giá ở
quý 2. Cụ thể:
Sau khi thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát mạnh thị trường
ngoại hối cuối năm 2009, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đã
dần hạ nhiệt, tuy nhiên chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và
thị trường chính thức vẫn ở mức khá cao, khoảng 1000 VND trên
một USD giao dịch cho đến những ngày đầu tháng 2
Ngày 11/02, NHNN bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ
17.941 lên mức 18.544. Động thái này của NHNN vào những ngày
giáp Tết, thời điểm nguồn cung ngoại tệ thường dồi dào đã giúp
cho giá USD trên thị trường tự do tiếp tục giảm xuống và sát với tỷ
giá giao dịch của các NHTM vào cuối quý I năm 2010 ( hình 1).
Cùng với việc nâng tỷ giá này, NHNN đã thực hiện hàng loạt
các biện pháp hành chính nhằm giảm áp lực lên thị trường ngoại
hối như: giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, mở
rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên

các tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng,
đóng cửa các sàn vàng, và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/ năm. Cụ
thể, NHNN ra quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh giảm mạnh
dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% kể từ kỳ dự trữ bắt
buộc tháng 2/2010. Bên cạnh đó , mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng

10


USD của tổ chức kinh tế (trừ TCTD) tại TCTD cũng được NHNN
điều chỉnh xuống còn 1%/năm.
Kết quả là, trong sáu tháng đầu năm 2010 tín dụng ngoại tệ đã
tăng 27% trong khi tín dụng VND chỉ tăng 4.6%. Đồng thời, kiều
hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII( đầu tư gián tiếp nước
ngoài đều tăng lên trong hai quý của đầu năm 2010 so với cùng kỳ
năm 2009 khi còn khủng hoảng). Tất cả các yếu tố trên đã góp phần
tăng cung và giảm cầu ngoại tệ nhờ đó giảm khoảng cách giữa tỷ
giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức trong quý II và nửa đầu
quý III năm 2010 ( xem hình 3 )
2.1.2. Giai đoạn từ cuối tháng 6/2010 đến cuối năm 2010
Sau một thời gian ổn định trong quý 2, giá USD có xu hướng
tăng mạnh bắt đầu từ cuối tháng 6, kéo dài hết tháng 7 và tiếp tục
tăng trong tháng 8 khi đạt mức 19.300 – 19.330 vào ngày 17/08.
Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường ngoại hối về
sự phá giá của VND. Nguyên nhân của kỳ vọng này là : (i) cung
ngoại tệ tăng lên chủ yếu do các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch
lãi suất giữa tiền gửi ngoại tệ và tiền gửi VND; (ii) nhiều biện pháp
hành chính của NHNN chỉ mang tính tạm thời và có thể bị đảo
ngược; (iii) lo lắng về cầu ngoại tệ sẽ tăng cao khi nhiều khoản vay
ngoại tệ của các doanh nghiệp nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất

đến hạn; và (iv) hành vi đầu cơ của người dân do giảm sút niềm tin
vào tiền đồng.

11


Có lẽ do nhận thức được mối đe dọa này, vào ngày
17/08/2010, NHNN đã đột ngột tăng tỷ giá thêm 2,1% lên 18.932
VND/USD mặc dù áp lựcthị trường vẫn chưa rõ ràng và khoảng
cách giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá chính thức vẫn đang ở mức
thấp khoảng 500 VND/USD. Ngay lập tức, các NHTM tăng tỷ giá
của họ lên kịch trần. Những diễn biến về cung cầu ngoại tệ tại thời
điểm đó cho thấy, động thái điều chỉnh tỷ giá ngày 17/08 của
NHNN nhiều khả năng nhằm mục đích ngắn hạn trước mắt đó là
khơi thông nguồn cung ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng, từ đó góp
phần làm giảm căng thẳng trên thị trường ngoại hối, tránh áp lực
cho nguồn dự trữ ngoại hối hiện

đang khá mỏng. Thêm vào đó,

nghiên cứu của Phạm T.H Anh và Nguyễn Hồng Ngọc ( 2009) về
lựa chọn chính sách tỷ giá cho thấy tỷ giá thực song phương VND
và USD tại thời điểm cuối năm 2009 ở mức khá thấp khoảng 0,8,
còn tỷ giá thực đa phương là 0,97. Điều đó có nghĩa la hiện VND
bị định giá quá cao, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh thương mại
quốc tế của Việt Nam.
Việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng sẽ có thể góp phần đưa
VND về với giá trị thực vốn có của nó. Ngoài ra, việc VND giảm
giá có thể kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giải ngân.
Động thái của NHNN có thể đã giúp giảm áp lực và ổn định

tỷ giá nếu không có những yếu tố bất lợi diễn ra trong những tháng
cuối năm 2010. Yếu tố đầu tiên và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất

12


là việc giá vàng quốc tế tăng cao kỷ lục dẫn đến giá vàng trong
nước còng tăng cao hơn do đầu cơ. Đông thời, sau một vài tháng
tăng với tốc độ chậm, lạm phát lại bắt đầu tăng nhanh từ tháng 9
năm 2010 khiến cho CPI của năm 2010 tăng lên 11,75% so với 7%
năm 2009.
- Tỷ giá thị trường tự do tháng 10 vượt mốc 20.000
Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng vào ngày
17/08, giá USD trên thị trường tự do dao động khá ổn định quanh
mức 19.500. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9, USD trên thị trường tự
do lại bắt đầu bước vào một đợt tăng giá mới và kéo dài cho đến
tận cuối tháng 10. Gía USD trên thị trường tự do liên tục tăng
mạnh và vượt mức 20.000 vào ngày 19/10. Diễn biến này cho thấy
cung cầu trên thị trường ngoai hối đang có dấu hiệu căng thẳng
thực sứ chứ không phài là “ cân bằng” hay “ mua ròng ngoại tệ”
như công bố ngày 8/10 của NHNN.
Sự tăng mạnh của cầu USD tại thời điểm này là do một số
nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, do giá vàng trong nước có thời
điểm chênh lệch với giá vàng thế giới từ 800.000 – 1.000.000 đồng
đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh chênh lệch giá gom USD nhập
lậu vàng ở nước ngoài về bán, khiến cho cầu USD tăng mạnh. Hoạt
động này đã từng diễn ra vào đầu tháng 1 năm 2009 làm cho giá
USD thị trường tự do tăng vọt, dẫn đến động thái phá giá VND
5,16% vào ngày 26/11/2009 . Thứ hai, trong tháng 8 và 9, Việt


13


Nam liên tục tái xuất vàng ( tháng 8: 744 triệu USD, tháng 9: 450
triệu USD, 9 tháng: 2,78 tỷ USD ). Mặc dù các doanh nghiệp khá
được giá trong tháng 8,9 khi xuất vàng, nhưng từ đó cho đến nay
giá vàng liên tục tăng kỷ lục. Nếu phải nhập vàng lại phục vụ cho
nhu cầu trong nước thì sẽ khó tránh khỏi các doanh nghiệp phải
gom nhiều ngoại tệ hơn để mua vàng. Thứ ba, nhập siêu vẫn tiếp
tục gia tăng trong các tháng cuối năm. Ngoài ra, áp lực gom mua
USD trả nợ cho các khoản tín dụng ngoại tệ ( vốn đã tăng mạnh
trong quý 1, 2 và thậm chí tiếp tục tăng trong quý 3) cũng gây sức
ép tới tỷ giá tại thời điểm này. Trong khi cầu USD tăng mạnh thì
nguồn cung trên thị trường dường như lại bị hạn chế do nguồn FDI
giải ngân trong tháng 8 và 9 có xu hướng giảm. Không những thế,
các doanh nghiệp XNK có nguồn thu ngoại tệ có xu hướng nắm giữ
USD không muốn bán lại cho ngân hàng do lo ngại tỷ giá tăng vào
cuối năm, khó có thể mua vào. Thêm vào đó, mặc dù lượng kiều hối
trong tháng 9 có xu hướng tăng nhưng lượng kiều hối chuyển qua
và bán lại cho các NHTM không nhiều, chỉ chiếm dưới 3% tổng
lượng mua ngoại tệ của các NHTM.
Trước diễn biến này, NHNN đã tuyên bố sẽ không điều chỉnh
tỷ giá trong ngắn hạn, nhưng họ sẽ sớm cung ứng một lượng USD
nhất định cho các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các
mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, tại thời điểm này lượng cung ngoại
tệ của NHNN ra thị trường sẽ khó có thể giải tỏa sự căng thẳng

14



USD hiện tại do lượng dự trữ ngoại hối đang khá mỏng. Không
những thế, NHNN đã ban hành Thông tư 22/2010 về quản lý huy
động và cho vay bằng vàng đối với các TCTD. Theo quy định của
Thông tư này, kể từ ngày 29/10, TCTD sẽ chỉ được phép huy động
vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì hình
thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây. Ngoài ra, ngân hàng sẽ
chỉ được cho phép khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất( chế
tác) và kinh doanh vàng trang sức. Việc cho vay để sản xuất và
kinh doanh vàng miếng hoàn toàn bị cấm. Ngoài ra, TCTD sẽ
không được phép chuyển số vốn huy động bằng vàng thành VND và
các hình thức bằng tiền khác để kinh doanh ( trước đây, ngân hàng
được phép chuyển 30% số vàng này thành tiền để bổ sung vào
nguồn vốn cho vay). Thông tư này được kỳ vọng sẽ khiến cho các
NHTM sẽ không có cơ sở để tăng lãi suất huy động vàng vốn được
xem như là một trong những nguyên nhân khiến cho người dân có
tâm lý tích trữ vàng, tạo nên chênh lệc lớn giữa giá vàng trong
nước và giá vàng quốc tế, từ đó gây căng trên thị trường ngoại tệ tự
do. Điều này có thể sẽ giúp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong
và quốc tế, từ đó giảm căng thẳng trên thị trường ngoại tệ.
- Tỷ giá thị trường tự do vượt mốc 21.000 trong tháng
11/2010 song song với việc giá vàng trong nước và giá vàng thế
giới lập kỷ lục

15


Đà tăng giá mạnh của USD trong tuần cuối tháng 10 được tiếp
nối trong những ngày đầu của tháng 11 bằng việc chạm mốc 21.000
vào ngày 4/11 ( hình 1). Biến động này đã đẩy chênh lệch giữa giá
USD trên thị trường tự do và giá trần theo quy định của NHNN đã

lên đến 1.300 – 1.500/1 USD giao dịch trong tuần đầu tiên trong
tháng 11.
Trước những diễn biến đầy phức tạp của giá USD trên thị
trường tự do, trong buổi họp báo sáng 4/11 Ủy ban giám sát tài
chính cho biết, Chính phủ tái khẳng định sẽ không phá giá từ giờ
cho đến cuối năm. Thêm vào đó, để hạ nhiệt tỷ giá trên thị trường
ngoại tệ tự do, Chính phủ dự kiến bơm mạnh ngoại tệ phục vụ vào
các ngành sản xuất lương thực thực phẩm, phân bón … phục vụ nhu
cầu nhập khẩu thiết yếu ( dự kiến khoảng 200-500 triệu USD ) . Thị
trường tự do phản ứng khá tích cực trước thông báo này được khi
giá USD trên thị trường tự do giảm từ mức đỉnh 21.000 ( buổi
sáng ) xuống còn 20.700 – 20.800 (vào đầu buổi chiều), rồi xuống
mức 20.400, thậm chí có lúc chỉ còn 20.300.
Tuy nhiên việc giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày
8/11 lên mức đỉnh 1.420 USD/1 ounce đã khiến cho giá vàng trong
nước tăng theo. Lợi dụng điều này, nhiều cửa hàng vàng đã tăng
mạnh giá mua – bán, tạo sự khan hiếm hàng giả tạo để đẩy chênh
lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới lên mức kỷ lục 1,8 triệu

16


động trong buổi sáng ngày 9/11. Cùng với đó là giá USD trên thị
trường tự do cũng bị đẩy lên mức cao kỷ lục 21.350.
Trước sự chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và thế
giới vào cuối buổi sáng ngày 9/11, NHNN đã tuyên bố sẽ cho nhập
vàng nhằm bình ổn thị trường vàng cũng như thị trường ngoại tệ tự
do. Động thái này của NHNN đã có tác động khá tích cực tới thị
trường vàng và ngoại tệ tự do khi giá vàng giảm từ mức đỉnh 38,2
triệu đồng/1 lượng xuống dao động quanh mức 36,7 triệu đồng/ 1

lượng, và xuống 35,8 triệu đồng/ 1 lượng vào ngày 12/11. Đồng
thời, USD trên thị trường tự do cũng giảm nhẹ tuy vẫn duy trì ở
mức khá cao khoảng 21.000 – 21.500 bởi lẽ:
Động thái của NHNN tiếp tục cho phép một số DN nhập vàng
không hạn chế thời gian có thể khiến cho giá vàng trong nước sát
với giá vàng thế giới nhưng nó khó có thể khiến cho thị trường
ngoại tệ giảm nhiệt bởi vì các doanh nghiệp có giấy phép nhập
khẩu vàng se phải gom USD để nhập;
Những căng thẳng trên thị trường ngoại tệ không thể giải
quyết chỉ bằng thông điệp sẽ cung ngoại tệ, mà chính là số lượng
ngoại tệ mà NHNN có thể cung ra bao nhiêu khi mà lượng dự trữ
ngoại hối hiện nay là khá mỏng.
Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá cộng với lạm phát có xu
hướng tăng cao đã khiến cho người dân nắm giữ vàng và ngoại tệ

17


thay vì VND cũng khiến cho thị trường ngoại tệ nóng hơn bao giờ
hết.
Nhập siêu tăng mạnh trong tháng 11 lên cao nhất kể từ tháng
2/2010 cũng là nguyên nhân gây nên sức ép tới tỷ giá cho dù các
nguồn tài trợ cho thâm hụt thương mại năm 2010 có tăng mạnh.
Các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng chuyển lợi nhuận kinh
doanh vào cuối năm cũng thể khiến cho cầu USD tăng, làm cho tỷ
giá khó giảm.
Như vậy, sự biến động mạnh với nhiều trạng thái khác nhau
của USD trong năm 2010 đã gây nên bất ổn cho nền kinh tế đồng
thời khiến mất cân đối vĩ mô như tình trạng nhập siêu, lạm phát…
ngày càng trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn. Cụ thể, lạm

phát không thể đạt mục tiêu khi lên tới 2 con số trong năm 2010,
còn thâm hụt thương mại trong 11 tháng năm 2010 ( nếu loại bỏ
xuất khẩu vàng ước tính khoảng 2,8 tỷ USD) cũng lên tới 13,6 tỷ
( tương đương với 21,2% tổng kim ngạch xuất khầu ), vượt mục
tiêu 13,5 tỷ USD nhập siêu cho cả năm
2.2. Đánh giá về chính sách tỷ giá năm 2010
Trước những diễn biến của tỷ giá năm 2010, NHNN đã có một
số chính sách, biện pháp nhằm hạn chế những căng thẳng trên thị
trường ngoại hối như:
Điều chỉnh nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2 lần: từ
17.941 lên 18.544 vào ngày 11/02/2010 (tương đương với việc

18


VND bị phá giá 3,3%), và từ 18.544 lên 18.932 vào ngày
17/08/2010 ( tương đương với việc VND bị phá giá 2%);
NHNN yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ, hạn chế cấp
ngoại tệ dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong
nước đã sản xuất được;
Tuyên bố sẵn sàng bơm ngoại tệ cho nền kinh tế, và cung ứng
đủ ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước
chưa sản xuất được;
Ban hành Thông tư 22/2010 về quản lý huy động và cho vay
bằng vàng đối với cac TCTD; đánh thuế suất 10% đối với hoạt
động xuất khẩu vàng kể từ ngày 1/1/2011.
Đồng thời cấp thêm quota nhập khẩu vàng cho các DN kinh
doanh vàng bạc để giảm bớt căng thẳng cung cầu làm giảm chênh
lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài, vốn là một nhân tố
thường gây nên những bất ổn thị trường ngoại tệ tự do.

Nhìn lại những biện pháp và cách thức mà NHNN thực hiện
trong năm 2010 nhằm bình ổn thị trường ngoại hối có thể thấy một
số điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, trong những năm trước đây, NHNN thường chỉ điều
chỉnh tỷ giá khi giá USD trên thị trường tự do cao hơn rất nhiều so
với tỷ giá chính thức (thường từ 1.000 – 1.500 VND). Điều đó có
nghĩa là chỉ khi sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối
quá căng thẳng thì NHNN mới thay đổi. Tuy nhiên, trong năm

19


2010, NHNN đã khá chủ động trong việc điều chỉnh tỷ giá bình
quân liên ngân hàng nhằm ứng phó với biến động của tỷ giá USD.
Cụ thể, cả 2 lần NHNN điều chỉnh tỷ giá trong năm 2010 đều là
những lúc thị trường ngoại hối tự do không quá căng thẳng, chênh
lệch tỷ giá tự do và chính thức chỉ khoảng 300. Tuy nhiên, có một
vấn đề đó la NHNN lại điều chỉnh tỷ giá khá ” nhỏ giọt “ khi mỗi
lần chỉ điều chỉnh từ 2-3%. Chính động thái phá giá dần dần từng
bước, chứ không phá giá mạnh một lần lại khiến cho các nhà đầu tư
(đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài), cũng như các doanh nghiệp lo
ngại khi tiến hành giải ngân vốn hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các nhà đầu tư
nước ngoài hay các DN thường có tâm lý “ trông chờ “, “ nghe
ngóng “ động thái của NHNN về tỷ giá – khiến cho sự mất cân đối
trên thị trường ngoại tệ khó giải quyết hơn bao giờ hết. Cụ thể, đối
với các nhà đầu tư nước ngoài, việc giải ngân trước và sau khi phá
giá cũng có thể khiến cho nhà đầu tư đó bị thua thiệt rất nhiều do
tỷ giá biến động, thậm chí lãi có thể sẽ biến thành lỗ do vấn đề về
tỷ giá, khiến cho họ “ khá chần chừ “ trong việc giải ngân. Trong

khi đó, các DN có nguồn thu ngoại tệ lại muốn “ găm giữ “ chờ giá
USD lên mới bán.
Thứ hai, nhằm tránh sự liên thông giữa giá vàng thế giới, giá
vàng trong nước và tỷ giá USD tự do, NHNN đã thực thi nhiều biện
pháp nhằm bình ổn thị trường vàng, qua đó giúp hạ nhiệt thị trường

20


ngoại hối. Tuy nhiên có lẽ đây chỉ là những biện pháp tạm thời và
tính thế chứ không phải là những biện pháp mang tính lâu dài giúp
ổn định thị trường ngoại hối. Điều đó được thể hiện khá rõ khi Việt
Nam cũng đã từng đối mặt với hiện tượng này vào tháng 11/2009.
Tại thời điểm đó, trước sức ép của tỷ giá, bên cạnh những giải pháp
khác NHNN đã phải đưa ra một vài biện pháp liên quan đến thị
trường vàng đó là cấp thêm quota nhập khẩu vàng, cấm sàn vàng
hoạt động. Tưởng chừng những biện pháp đố có thể phần nào ngăn
chặn sự liên thông giữa các thị trường này nhưng nó lại tiếp tục
diễn ra năm 2010 và gây ra những xáo động khá mạnh trên thị
trường ngoại hối tự do.
Thứ ba, các thông tin, số liệu liên quan đến tỷ giá, cung cầu
ngoại tệ, lượng vàng và ngoại tệ dự trữ trong dân, vốn là những
thông tin khá nhạy cảm đặc biệt trong bối cảnh thị trường ngoại tệ
đang tăng nóng, chưa được nhất quán khi công bố giữa các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Chính điều này
đã khiến cho người dân mất dần niềm tin vào giá trị VND, làm cho
thị trường ngày càng biến động hơn.
3. Chính sách tỷ giá năm 2011

3.1. Diễn biến tỷ giá và chính sách tỷ giá năm 2011

3.1.1. Giai đoạn từ đầu năm 2011 đến tháng 3/2011
- Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn định quanh mốc 21.000,
trong khi NHNN cố gắng kiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18.932.

21


Trong những ngày đầu năm 2011, do chênh lệch giá vàng
trong nước và thế giới tiếp tục tăng cao đã đẩy giá USD trên thị
trường tự do tăng lên trên mức 21.000. Trước sức ép liên tục về
phá giá VND, nhưng NHNN vẫn tiếp tục kiềm giữ duy trì tỷ giá
bình quân liên ngân hàng tại mức 18.932, trong khi các ngân hàng
thương mại (NHTM) niêm yết tỷ giá tại mức trần 19.500. Diễn biến
này khiến cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và tự do
(paralell market premium) đẩy lên tới 1.500-1.600VND (tương
đương khoảng 8% so với tỷ giá chính thức). Đà tăng tỷ giá trên thị
trường tự do chỉ chững lại vào cuối tháng 1, nhưng sau ñó lại có xu
hướng tăng mạnh trong các ngày sát và sau kì nghỉ Tết nguyên đán
2011.
Sự tăng mạnh của giá USD tự do tại thời điểm đó có thể do
chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới (hơn 1
triệu VND/lượng). Bên cạnh đó, sự kì vọng của giới đầu cơ về khả
năng NHNN sẽ tiến hành phá giá VND ngay sau Tết cũng có thể
được coi là nguyên nhân khiến cho giá USD tự do tăng. Diễn biến
tỷ giá USD/VND trong những ngày đầu năm mới 2011 cho thấy
giới đầu cơ đang trông chờ nhiều vào các tín hiệu của NHNN về
điều hành chính sách tỷ giá.
- Thời điểm sát Tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011: Tỷ giá
tự do tăng mạnh lên trên 22.300 sau khi NHNN phá giá.


22


Theo chu kỳ, thị trường ngoại hối trong nước thường có dấu
hiệu căng thẳng vào thời điểm cuối năm, và đặc biệt vào cuối năm
2010 và đầu năm 2011, nguyên nhân chính do lạm phát bắt đầu có
dấu hiệu tăng nhanh, nhập siêu ở mức cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ
của người dân và doanh nghiệp khá trầm trọng dẫn đến các nguồn
ngoại tệ không tập trung vào hệ thống ngân hàng, tình trạng đô la
hóa trở nên phổ biến.
Trước tình hình đó, ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân
hàng thêm 9,3% (tương đương với việc VND bị phá giá 8,5%) và
giảm biên độ giao dịch xuống +/-1%.

23


Tuy nhiên, động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN lại dường
như không có mấy tác động tích cực tới thị trường tự do khi mà giá
USD liên tục tăng kể từ ngày 11/2 cho đến cuối tháng 2, đặc biệt
biến động khá mạnh trong ngày 17/2 khi giá bán ñược niêm yết
vượt 22.000, đạt kỉ lục 22.300 vào ngày 19/2.
Sự tăng mạnh đột biến của giá USD có thể bắt nguồn từ chênh
lệch giá vàng thế giới và trong nước vẫn đang duy trì ở mức khá
cao, cộng thêm với tâm lý đầu cơ của người dân cũng như sự e ngại
về giá trịcủa VND. Không những thế, thông tin dự trữ ngoại hối tại
thời điểm đó chỉ còn khoảng 10 tỷUSD và những quan ngại về tình
hình lạm phát cao có thể là những nguyên nhân góp phần khiến cho
giá USD tự do liên tục tăng mạnh.

3.1.2 Trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 8/2011
Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá của NHTM sau
khi NHNN thi hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá.
Cùng với việc kiểm soát chặt thị trường ngoại tệ tự do,
NHNN cho biết sẽ cụ thể hóa giải pháp tiến tới xóa bỏ hoàn toàn
hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do cũng như
đưa hoạt động của thịtrường vàng vào khuôn khổ như đã đề ra
trong Nghị quyết 11 thông qua việc ban hành các quy định về giao
dịch vàng (dự kiến được ban hành trong Quý 3).
Trong Quý 2, NHNN tiếp tục ban hành các văn bản pháp lý
nhằm bình

ổn thị trường ngoại hối, hạn chế tình trạng USD hóa

24


nền kinh tếvà hướng tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh
thổViệt Nam khi áp trần lãi suất huy động USD là 3% (Thông tư
09, ngày 9/4) và sau đó là 2% (Thông tư 14, ngày 2/6); Quyết định
750 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 4%
lên 6% (ngày 9/4) và sau đó tăng lên 7% (ngày 1/6). Với các biện
pháp nhằm hạn chế huy động và cho vay bằng ngoại tệ này của
NHNN ñã giúp khơi thông nguồn ngoại tệ do người dân nhận thấy
nắm giữ USD không có lợi bằng VND nên có xu hướng bán USD để
gửi tiết kiệm bằng VND, giúp tăng nguồn cung ngoại tệ trên thị
trường ngoại hối. Không những thế, NHNN đã mở rộng đối tượng
phải kết hối ngoại tệ khi ban hành Thông tư 13 (có hiệu lực
từ1/7/2011). Chính vì vậy, không có gì là khó hiểu khi trong quý 2,
cùng với đà giảm của tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các NHTM

liên tiếp giảm tỷgiá mua và bán xuống dưới mốc trần tỷgiá (+1%)
theo quy định của NHNN, thậm chí có thời điểm gần sát với giá
sàn, dao động quanh 20.500-20.700 (Hình 1). Đây là lần đầu tiên
kể từ tháng 5/2010, tỷgiá của các NHTM rơi khỏi mốc trần của
NHNN. Cùng với diễn biến trên thị trường chính thức, tỷ giá trên
thị trường tự do cũng tiếp tục suy giảm, biến động tương đối cùng
chiều với tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết tại các
NHTM. Sự ổn định trên các thị trường ngoại tệ được kéo dài cho
đến đầu tháng 8/2011 khi mà sự tăng giá kỉ lục của giá vàng thế
giới đẩy giá vàng trong nước tăng cao, đã khiến cho giá USD tại

25


×