Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra thường xuyên lần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.01 KB, 2 trang )

SỞ GD & ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Môn: Hóa học 11
Thời gian làm bài: 45 phút;
(25 câu trắc nghiệm)

Họ và tên:.....................................................................
Lớp: .............................................................................
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 26,88 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 a mol/l thu được 157,6 gam kết tủa. Giá trị
của a là
A. 0,4 mol/l.
B. 0,3 mol/l.
C. 0,5 mol/l.
D. 0,6 mol/l.
Câu 2: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. H2S.
B. Na2SO4.
C. Ba(OH)2.
D. HCl.
Câu 3: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH3. Biết % khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X
là 56,34%. Nguyên tử khối của X là
A. 32.
B. 31.
C. 52.
D. 14.
Câu 4: Một nguyên tố X có tổng số electron ở phân lớp p là 17. Nguyên tố X là
A. lưu huỳnh.
B. brom.
C. clo.


D. agon.
Câu 5: Phat biểu không đúng là
A. N2O5 là anhiđrit của axit nitric.
B. HNO3 là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng trong công nghiệp hóa học.
C. Dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. Axit nitric là chất lỏng không màu, mùi hắc và tan có hạn trong nước.
Câu 6: Hòa tan 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp
khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X thu được m
gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 38,34.
B. 97,98.
C. 106,38.
D. 34,08.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung
dịch X chỉ chứa hai muối sunfat và khí NO duy nhất. Giá trị của a là
A. 0,06.
B. 0,12. C. 0,04.D. 0,075.
Câu 8: Dãy gồm các chất khi tan trong nước đều là các chất điện li mạnh là
A. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
B. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, HCl.
D. HCl, H3PO4, KOH, Fe(NO3)3.
Câu 9: Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 loãng lần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4,
H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 10: Cho 31,84 gam hỗn hợp hai muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch
AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa. Công thức của hai muối là

A. NaCl và NaBr.
B. NaBr và NaI.
C. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI.
D. NaF và NaCl.
Câu 11: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH3.
B. HCl.
C. NH4Cl.
D. H2O.
Câu 12: Sục từ từ khí Cl2 vào dung dịch KBr cho đến dư. Phát biểu đúng là
A. Không quan sát được hiện tượng gì.
B. Dung dịch thu được chỉ chứa KCl.
C. Thấy dung dịch chuyển dần sang màu vàng.
D. Lúc đầu thấy dung dịch bị chuyển dần sang màu vàng rồi đậm dần, sau đó nhạt dần đến không màu.
Câu 13: Trộn 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,01M và H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 aM.
Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và dung dịch có pH = 13. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 0,2M và 2,33 gam.
B. 0,15M và 4,46 gam.
C. 0,2M và 3,495 gam.
D. 0,15M và 2,33 gam.
Câu 14: Lượng SO3 cần để thêm vào dung dịch H2SO4 10% để được 100 gam dung dịch H2SO4 20% là
A. 24,5 gam.
B. 6,66 gam.
C. 2,5 gam.
D. 8.88 gam.
Câu 15: Lớp electron liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất là
A. lớp ngoài cùng.
B. lớp trong cùng.
Trang 1/2 - Mã đề thi 132



C. lớp sát lớp ngoài cùng.
D. lớp ở giữa.
Câu 16: Phát biểu không đúng là
A. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một chu kì không hoàn toàn giống nhau.
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số lớp electron bằng nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một phân nhóm chính có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm bao giờ cũng giống nhau.
Câu 17: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hóa và tính
khử là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 18: Khi bị nhiệt phân, dãy muối cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và oxi là
A. Mg(NO3)2, fe(NO3)2, AgNO3.
B. KNO3, Mg(NO3)2, Cu(NO3)2.
C. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3.
D. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2.
Câu 19: Cho hỗn hợp các khí N2, NO2, CO2, SO2, H2, Cl2 qua dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng ta thu được hỗn
hợp khí gồm
A. N2, NO2, H2.
B. N2 và H2.
C. N2, Cl2 và H2.
D. N2, Cl2, SO2.
Câu 20: Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ, thu được một dung dịch
muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là
A. Mg.
B. Ca.
C. Zn.

D. Ba.
Câu 21: Dẫn hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 6,2 đi qua bình đựng bột Fe nung nóng thì thu được
hỗn hợp khí Y. Biết hiệu suất tổng hợp NH3 chỉ đạt 40%. Khối lượng phân tử trung bình của Y là
A. 15,12.
B. 14,76.
C. 13,48.
D. 18,23.
Câu 22: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H3PO4 vào dung dịch Ca(OH)2 thấy
A. xuất hiện kết tủa trắng rồi tan ngay.
B. không có hiện tượng gì.
C. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch trong suốt.
D. xuất hiện kết tủa trắng không tan.
Câu 23: Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NaHCO3, CH3COOH, CH3COONa, NH4Cl, NaOH. Số dung dịch có môi
trường kiềm (pH > 7) là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 24: Phát biểu đúng là
A. Vì có liên kết ba trong phân tử nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học.
B. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của N trong các hợp chất và ion: AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2- lần lượt là: -3, -4, -3, +5, +3.
Câu 25: Trong các loại phân bón: NH4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3. Loại phân có hàm lượng đạm cao nhất

A. (NH2)2CO.
B. (NH4)2SO4.
C. NH4Cl.
D. NH4NO3.
-----------------------------------------------


----------- HẾT ----------

Trang 2/2 - Mã đề thi 132



×