Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

so sánh khả năng sinh bào tử của nấm xanh metarhizium anisopliae sorokin trên nền cơ chất gạo và đánh giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của hungary và một chủng việt nam lên sùng khoai lang cylas formicarius fabricius trong điều kiện phõng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH BÀO TỬ CỦA NẤM XANH
Metarhizium anisopliae SOROKIN TRÊN NỀN CƠ CHẤT
GẠO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC NĂM CHỦNG NẤM
XANH CỦA HUNGARY VÀ MỘT CHỦNG VIỆT NAM
LÊN SÙNG KHOAI LANG
Cylas formicarius FABRICIUS
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGs. Ts. TRẦN VĂN HAI

HỒ NHẬT MINH

Ths. TRỊNH THỊ XUÂN

MSSV: 3073306

Cần Thơ – 2012

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài: “So sánh khả năng
sinh bào tử của nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin trên nền cơ chất gạo và đánh
giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của Hungary và một chủng Việt Nam lên sùng khoai
lang Cylas formicarius Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm”.

Do sinh viên HỒ NHẬT MINH thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. TRẦN VĂN HAI

Ths. TRỊNH THỊ XUÂN

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài: “So
sánh khả năng tăng sinh bào tử của nấm xanh Metarhizium anisopliae trên nền cơ
chất gạo và đánh giá hiệu lực của năm chủng nấm xanh của Hungary và một
chủng của Việt Nam lên sùng khoai lang Cylas formicarius Fab.”.
Do sinh viên HỒ NHẬT MINH thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày tháng

năm

Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức ...........................
Ý kiến hội đồng:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng
DUYỆT KHOA

năm

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƢD

iii


LƢỢC SỬ CÁ NHÂN
------- o O o ------


Họ tên sinh viên: HỒ NHẬT MINH
Sinh ngày 23 tháng 07 năm 1989, Tỉnh Hậu Giang.
Con ông HỒ QUỐC DŨNG và bà TRẦN THỊ TƢ
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2007, tại Trường PTTH Châu Văn Liêm,
TP. Cần Thơ
Đã vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2007 thuộc Khoa Nông Nghiệp & SHƯD,
ngành Bảo vệ thực vật, khóa 33.
Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Nghiệp chuyên ngành Bảo vệ thực vật năm 2012.

iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Ông, Bà, Cha, Mẹ những người đã dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
PGs. Ts. TRẦN VĂN HAI và Ths. TRỊNH THỊ XUÂN đã tận tình hướng dẫn,
gợi ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt biết ơn!
Thầy cố vấn học tập Lăng Cảnh Phú đã truyền đạt những kinh nghiệm học tập
quý báu cho em trong những năm tháng còn ngồi trên ghế giảng đường đại học.
Anh Nguyễn Chí Long đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Các thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ, đã
truyền đạt những kiến thức hữu ích giúp em hoàn thành chuyên ngành học của mình.
Chân thành cám ơn!
Các bạn lớp Bảo vệ thực vật K33 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm
luận văn tốt nghiệp.

HỒ NHẬT MINH

v


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….1
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU……………………………………………..3
1.1. Nấm xanh Metarhizium anisopliae...........................................................................3
1.1.1. Phân loại, hình thái học và lịch sử nghiên cứu.......................................................4
1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm xanh Metarhizium anisopliae....................................4
1.1.3. Quy trình xâm nhiễm của nấm M. anisopliae........................................................5
1.1.4. Độc tố diệt côn trùng của nấm xanh.......................................................................7
1.1.5. Nhu cầu về dinh dưỡng........................................................................................10
1.1.6. Ảnh hưởng của những tác nhân phi sinh học.......................................................10
1.1.7. Tình hình ứng dụng nấm xanh.............................................................................11
1.2. Sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius).....................................................12
1.2.1. Phân loại và ký chủ..............................................................................................12
1.2.2. Đặc điểm hình thái...............................................................................................13
1.2.3. Tập quán sinh sống..............................................................................................14
1.2.4. Gây hại.................................................................................................................15
CHƢƠNG 2.PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP...............................................16
2.1. Phương tiện.............................................................................................................16
2.2. Phương pháp...........................................................................................................17
2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sự hình thành và phát triển bào tử của nấm Metarhizium
anisopliae trong môi trường gạo với các phương pháp sản xuất khác nhau..................17

vi



2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự hình thành và phát triển bào tử của nấm Metarhizium
anisopliae trong môi trường gạo được chủng bằng kim tiêm trong điều kiện phòng thí
nghiệm............................................................................................................................19
2.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực của chủng nấm xanh M. anisopliae từ phòng
NEDO và 5 chủng Ma – H1, H2, H3, H4, H5 từ Hungary trong điều kiện phòng thí
nghiệm............................................................................................................................20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................22
3.1. Khảo sát sự hình thành và phát triển bào tử của nấm Metarhizium anisopliae trong
môi trường gạo với các phương pháp sản xuất khác nhau.............................................22
3.2. Khảo sát sự hình thành và phát triển bào tử của nấm xanh M. anisopliae trong môi
trường gạo được chủng bằng kim tiêm trong điều kiện phòng thí nghiệm...................24
3.3. Khảo sát hiệu lực của chủng nấm xanh M. anisopliae từ phòng NEDO và 5 chủng
Ma – H1, H2, H3, H4, H5 từ Hungary trong điều kiện phòng thí nghiệm....................26
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................33
4.1. Kết luận...................................................................................................................33
4.2. Đề nghị....................................................................................................................33

vii


DANH SÁCH HÌNH
STT

Tên hình

Hình 1.1

Các bước xâm nhiễm của nấm M. anisopliae vào ký chủ

7


Hình 1.2

Thành trùng sùng khoai lang

13

Hình 1.3
Hình 3.1

Trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng sùng khoai lang và vị trí cư
trú của sùng trên thân và củ khoai lang và ấu trùng sùng trên củ
khoai lang
Chuẩn bị các môi trường sản xuất nấm xanh

Hình 3.2

Nấm xanh phát triển trên các môi trường tại thời điểm 5 NSKC

30

Hình 3.3

Kim tiêm và dung dịch huyền phù nấm xanh

31

Hình 3.4

Chủng nấm vào môi trường bằng kim tiêm


31

Hình 3.5

Tơ nấm M. anisopliae phát triển trên SKL

32

Hình 3.6

Sùng khoai lang bị chết bởi nấm xanh M. anisopliae của VN
(trái) và Hungary (phải)

32

Trang

15

30

viii


DANH SÁCH BẢNG
STT

Tên bảng


Bảng 1.1

Phổ ký chủ của M. anisopliae

4

Bảng 2.1

Thành phần môi trường cơ chất của từng nghiệm thức

18

Bảng 3.1

Mật số bào tử nấm M. anisopliae trên các nền cơ chất được xử lý
khác nhau

22

Bảng 3.2. Mật số bào tử phát triển trên nền cơ chất gạo với dung dịch dầu ăn
khi được chủng bằng kim tiêm

24

Bảng 3.3. So sánh mật số bào tử giữa phương pháp chủng nấm truyền thống
và phương pháp chủng nấm bằng kim tiêm

25

Bảng 3.4. Độ hữu biệu của các chủng nấm M. anisopliae lên sùng khoai lang

trong điều kiện phòng thí nghiệm, bộ môn BVTV.

26

Bảng 3.5. Tỉ lệ mọc nấm các chủng nấm M. anisopliae trên sùng khoai lang
trong điều kiện phòng thí nghiệm, bộ môn BVTV.

Trang

28

ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

Ma

Metarhizium anisopliae

NSKC

Ngày sau khi cấy

NT

Nghiệm thức


SKL

Sùng khoai lang

TN

Thí nghiệm

VN

Việt Nam

x


HỒ NHẬT MINH, 2012. “So sánh khả năng sinh bào tử của nấm xanh Metarhizium
anisopliae Sorokin trên nền cơ chất gạo và đánh giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của
Hungary và một chủng Việt Nam lên sùng khoai lang Cylas formicarius Fabricius trong
điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

TÓM LƢỢC
Thí nghiệm được thực hiện nhằm mục đích (i) nghiên cứu và chọn cách áp dụng cơ chất phù
hợp trong sản xuất chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae được thực hiện trong phòng
thí nghiệm với các nghiệm thức nấu gạo với tỷ lệ 300ml nước + 20ml dầu ăn, gạo vởi tỷ lệ
150ml nước + 10ml dầu ăn, ngâm gạo với nước và ngâm gạo với nước có hòa tan 5% CaCO3
trong 45 phút vào tháng 2/2012 tại phòng thí nghiệm phát triển chế phẩm sinh học NEDO, bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, (ii) so sánh tốc độ tăng sinh bào tử khi sản xuất chế phẩm giữa hai
phương pháp cấy truyền thống và phương pháp chủng nấm bằng kim tiêm (iii) so sánh hiệu

quả của một chủng nấm xanh Việt Nam và năm chủng nấm từ Hungary đối với sùng khoai
lang trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả đạt được:
(i) Phương pháp xử lý nấu gạo nấu thành cơm, gạo ngâm với 5% CaCO3 và gạo nguyên chất
có bổ sung dầu ăn cho khả năng sinh bào tử cao nhất và tương đương nhau dao động từ 1,06
đến 1,69 x 109 bào tử/g sau 25 ngày sản xuất.
(ii) Đối với phương pháp sản xuất chế phẩm nấm xanh truyền thống và phương pháp chủng
bằng kim tiêm ngoài tủ cấy cho thấy mật số bào tử của hai phương pháp trên đều tương
đương sau 20 ngày sản xuất, mật số đạt mức 1,42 x 109 bào tử/g đối với phương pháp cấy
truyền thống và 1,64 x 109bào tử/g đối với phương pháp cấy bằng kim tiêm.
(iii) Chủng nấm M. anisopliae của Việt Nam cho hiệu quả phòng trị sùng khoai cao nhất
100% sau 6 ngày xử lý và tỷ lệ mọc nấm trở lại đạt 100%. Ba chủng nấm H1, H2, H3 đạt hiệu
quả diệt sùng là 100% sau 10 ngày xử lý.
Từ khóa: dầu ăn, môi trường gạo, nấm xanh M. anisopliae, sùng khoai

xi


MỞ ĐẦU
Nấm xanh Metarhizium anisopliae là một trong những loài nấm đầy tiềm năng và cũng
là loài nấm được sử dụng rộng rãi nhất trong các chương trình phòng trừ sinh học trên
thế giới (Augusto và Marilene, 2010). Hơn 30 sản phẩm trừ côn trùng sinh học từ M.
anisopliae đã được sản xuất ở khoảng 16 quốc gia để kiểm soát côn trùng gây hại
(Marcos và Stephen, 2007). Theo Ansari et al. (2007) việc ứng dụng M. anisopliae để
phòng trị nhộng của loài bù lạch Frankliniella occidentalis trên hoa là hiệu quả hơn
hẳn so với thuốc hóa học (tỉ lệ chết lên đến 70-90% so với 20-50% ở thuốc hóa học).
Ở Việt Nam, nấm M. anisopliae đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc phòng
trừ côn trùng gây hại. Tại phòng thí nghiệm phát triển chế phẩm sinh học NEDO bộ
môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ,
đã sản xuất được nấm M. anisopliae dạng chế phẩm. Để góp phần vào cải tiến và hoàn
thiện hơn sản phẩm này, việc tìm ra một môi trường cơ chất sao cho có thể tối đa hóa

lượng bào tử cũng như tối thiểu hóa chi phí sản xuất là một yêu cầu rất cần thiết.
Tại Hungary, có 5 chủng nấm M. anisopliae có hiệu quả cao chống lại côn trùng được
phân lập từ côn trùng gây hại trên rễ bắp và gửi về phòng thí nghiệm NEDO, là những
chủng nấm có tiềm năng trong ứng dụng phòng trừ sinh học ở Việt Nam đồng thời giúp
đa dạng hóa các tác nhân gây bệnh côn trùng, cho nên cần phải được tiến hành nghiên
cứu hiệu lực phòng trừ trên các loài côn trùng bản địa.
Vì vậy, đề tài “So sánh khả năng sinh bào tử của nấm xanh Metarhizium anisopliae
Sorokin trên nền cơ chất gạo và đánh giá hiệu lực năm chủng nấm xanh của Hungary và
một chủng Việt Nam lên sùng khoai lang Cylas formicarius Fabricius trong điều kiện
phòng thí nghiệm” nhằm để tìm ra một loại cơ chất hữu hiệu hơn trong công việc sản

1


xuất chế phẩm quy mô bán công nghiệp và so sánh chủng nấm M. anisopliae của Việt
Nam với 5 chủng nấm M. anisopliae từ Hungary.
Đề tài được thực hiện với mục đích chính như sau:
- Nghiên cứu môi trường thích hợp cho việc sản xuất chế phẩm nấm xanh M.
anisopliae thu được lượng bào tử nhiều nhất trong thời gian ngắn và khả năng duy trì
mật số bào tử cao.
- So sánh hiệu quả tăng sinh bào tử của chế phẩm nấm xanh bằng hai phương pháp
chủng nấm truyền thống và chủng nấm bằng kim tiêm.
- So sánh hiệu lực của 5 chủng nấm M. anisopliae từ Hungary và một chủng nấm M.
anisopliae bản địa trên sùng khoai lang Cylas formicarius Fabricius.

2


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1.

Nấm xanh Metarhizium anisopliae

1.1.1. Phân loại, hình thái học và lịch sử nghiên cứu
* Lịch sử phát hiện nấm gây bệnh côn trùng
Từ năm 2700 trước công nguyên nhà triết học Hy Lạp Aristote đã tìm hiểu về hiện
tượng ong bị chết hàng loạt, 200 năm sau các nhà khoa học đã chứng minh được côn
trùng và một số động vật không xương sống khác bị chết là do bị nhiểm một số loại vi
nấm. Năm 1815, Agrostino Bassi nhà bệnh lý học đầu tiên đã mô tả khá tỉ mỉ về bệnh
nấm trắng muscadin (nấm bạch cương) trên tằm, có thể phân biệt được mô tả của ký
chủ với nấm ký sinh và đưa ra biện pháp ngăn ngừa. Đến năm 1835 ông đã xác định
được nấm trắng muscardin là nguyên nhân chính gây bệnh cho tằm (Phạm Thị Thùy,
2004). Từ năm 1885 đến 1890 Louis Pasteur đã định danh được nấm trắng gây bệnh
được trên tằm là Beauveria basiana và những thí ngiệm nghiêm cứu của ông là nền
tảng cho việc nghiêm cứu dung nấm để trừ côn trùng hại cây trồng (Nguyễn Lâm Dũng,
1981; Phạm Thị Thùy, 2004; Trần Văn Mão, 2004). Metschnikoff (1845-1916) đã phát
hiện và phân lập được Entomophthora anisopliae trên sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì
(Anisopliae austrinia), qua 6 lần đổi tên đến năm 1883, Sorokin N. đặt tên là
Metarhizium anisopliae. Sau đó vài loài được mô tả bởi Petch 1931, 1935, qua nhiều
năm kiểm tra đến năm 1976, Tulloch đề nghị tên gọi nấm M. anisopliae với hai dạng
dưới loài là M. anisopliae var. anisopliae Sorokin và M. anisopliae var. major
(Johstom) qua phân lập và từ một số mẫu côn trùng thuộc bộ cánh vẩy (Lepidotera) và
cánh bằng (Isoptera) (Tigano et al.,). Đến nay trên thế giới đã mô tả được hơn 700 loài
nấm gây bệnh côn trùng hầu hết thuộc nấm bất toàn Deuteromycetes và
Entomophthorales trong tổng số 100.000 loài nấm được biết (Phạm Thị Thùy, 2004;
Crop Protection Compendium, 2001).
* Phân loại nấm xanh Metarhizium anisopliae
3



M. anisopliae lần đầu tiên được công bố bởi Metschnikoff năm 1879 dưới tên khoa học
là Entomophthora anisopliae và sau đó được đổi tên thành Metarhizium anisopliae bởi
Sorokin vào năm 1883. Sau một thời gian dài, dạng sinh sản hữu tính của giống
Metarhizium không được tìm thấy, do đó, M. anisopliae được phân loại vào ngành phụ
lớp nấm bất toàn Deuteromycota; lớp Hyphomycetes; bộ Hypocreales (Gisbert, 2007).
1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm xanh Metarhizium anisopliae
Sự hiện phân bố rộng lớn của M. anisopliae trên thế giới có nghĩa loài nấm này đã
được phân lập thường xuyên từ nhiều loài côn trùng (Gisbert, 1993). Veen (1968)
(trính dẫn từ Gisbert, 2007) đã đưa ra một danh sách ký chủ bao gồm hơn 200 loài côn
trùng ở bảy bộ khác nhau (bảng 1.1).
Mặc dù phổ ký chủ của M. anisopliae là rộng lớn, nhưng những dòng nấm đặc thù chỉ
có thể gây bệnh chỉ trên các loài côn trùng chuyên biệt (Augusto và Marilene, 2010).
Vài nhóm gene (genetic group) của M. anisopliae ở khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt
đới, đặc biệt là các dòng nấm M. anisopliae var. majus, M. flavoviride và M. album cho
kết quả có hiệu quả chuyên biệt đối với côn trùng thuộc bộ Coleoptera, Orthoptera và
Hemiptera (Rombach et al. 1986; Bidochka & Small 2005).
Bảng 1.1. Phổ ký chủ của M. anisopliae (Veen, 1968).
Ký chủ của M. anisopliae
Orthoptera

11 loài

Dermaptera

1 loài

Hemiptera

21 loài


Lepidoptera

27 loài

Diptera

4 loài

Hymenoptera

6 loài

Coleoptera

134 loài

4


1.1.3. Quy trình xâm nhiễm của nấm M. anisopliae
Gisbert (2007) đã chỉ ra quy trình xâm nhiễm của M. anisopliae bao gồm 6 bước chính,
đó là (1) bào tử nấm tiếp xúc phần vỏ da ngoài của côn trùng; (2) sự nẩy mầm sợi nấm
và hình thành đĩa áp; (3) sợi nấm mọc xuyên qua lớp vỏ ngoài của côn trùng; (4) chiến
thắng các phản ứng miễn dịch của cơ thể côn trùng; (5) lan toả trong cơ thể côn trùng
bằng hyphal bodies hoặc blastospores; (6) mọc ngược ra ngoài cơ thể ký chủ khi ký
chủ chết, bắt đầu hình thành bào tử mới.
Bước 1: bào tử nấm tiếp xúc với phần vỏ da ngoài của côn trùng: đây là bước cốt yếu
để nấm xâm nhiễm vào ký chủ, quá trình này diễn ra sự tương tác kỵ nước
(hydrophobic interaction) giữa protein bào tử nấm với bề mặt lipid bao bọc vỏ ngoài

côn trùng (Fang et al., 2007). Tại đây, M. anisopliae tiết ra các lypase để phân hủy lớp
vỏ lipid này (Silva et al., 2005). Sự nẩy mầm sợi nấm và tiến trình xâm nhiễm thành
công tùy thuộc vào nhiều nhân tố như tính mẫn cảm của ký chủ đối với mầm bệnh,
điều kiện môi trường như nhiệt độ, ẩm độ phù hợp. Ngoài ra, những đặc tính như thành
phần sinh hóa kháng vi sinh ở các chuỗi acid béo, aldehydes, wax esters, ketones hoặc
alcohols của vỏ ngoài côn trùng cũng ảnh hưởng đến sự nẩy mầm bào tử. Tuy nhiên,
lớp vỏ ngoài côn trùng có thể có những đặc điểm sinh hóa đặc trưng giúp bào tử nấm
nhận diện, như các acid amin tự do hoặc các chuỗi peptides, và những yếu tố này giúp
kích hoạt quá trình tiếp xúc, nẩy mầm bào tử. Nhìn chung, sự nẩy mầm của M.
anisopliae diễn ra vào khoảng 20 giờ đầu tiên sau khi tiếp xúc.
Bước 2: sự nẩy mầm sợi nấm và hình thành đĩa áp: trước khi xâm nhập vào cơ thể ký
chủ, bào tử nấm hình thành một đĩa áp. Quá trình này, nấm sẽ tiết ra các enzyme
proteases, chitinases và lipase để phân hủy các cấu trúc protein, chitin và lipid trên
phần vỏ ngoài ký chủ.
Bước 3: sợi nấm mọc xuyên qua lớp vỏ ngoài của côn trùng: sau khi phân hủy lớp vỏ
ngoài, sợi nấm bắt đầu mọc sâu vào phần cơ thể ký chủ, bắt đầu tiến trình xâm nhiễm.
5


Bước 4: chiến thắng các phản ứng miễn dịch của cơ thể côn trùng: khi tiến sâu vào cơ
thể ký chủ, nấm sẽ gặp phải các cơ chế tự phòng vệ do hệ miễn dịch của ký chủ tạo ra.
Theo Augusto Schrank và Marilene H.Vainstein (2010), nấm có hai cơ chế chính để
chiến thắng hệ miễn dịch của côn trùng: (1) phát triển một dạng sinh trưởng đánh lừa
sự nhận biết của hệ thống miễn dịch; (2) tiết ra các hợp chất để đàn áp hệ thống miễn
dịch (Wang và Leger, 2006).
Bước 5: lan toả trong cơ thể côn trùng bằng hyphal bodies hoặc blastospores: sau khi
xâm nhập thành công vào cơ thể ký chủ, nấm sẽ sản sinh ra các blastospores hoặc
hyphal bodies vào huyết dịch. Lúc này, M. anisopliae tiết ra một lượng lớn acid
trehalose, vì trehalose là loại đường chính trong huyết dịch côn trùng, M. anisopliae có
thể dùng đây làm nguồn dinh dưỡng và đồng thời làm giảm lượng dinh dưỡng cung

cấp cho ký chủ (Augusto và Marilene 2010). Trong quá trình xâm nhiễm toàn bộ cơ thể
của côn trùng, dinh dưỡng trong huyết dịch và thể mỡ cũng bị nấm làm cho cạn kiệt.
Điều này dẫn đến cái chết của ký chủ và sự xâm nhiễm cũng bắt đầu kết thúc. Trong
quá trình gây bệnh, nấm cũng tiết ra các độc chất vào cơ thể ký chủ. Quá trình này thay
đổi tùy theo loại ký chủ, tính độc hại của chủng nấm gây bệnh và điều kiện môi trường
bên ngoài.
Bước 6: sợi nấm mọc ngược ra ngoài cơ thể ký chủ khi ký chủ chết, bắt đầu hình thành
bào tử mới: Sau khi ký chủ chết và dưới điều kiện độ ẩm cao, sợi nấm sẽ phát triển ra
khỏi cơ thể ký chủ và hình thành bào tử. Nếu như ở điều kiện khô hạn, nấm sẽ tiếp tục
lưu tồn trong xác chết dưới dạng hyphal bodies.

6


Hình 1.1. Các bƣớc xâm nhiễm của nấm M. anisopliae vào ký chủ

(Augusto và Marilene, 2010)
Hình ảnh được chụp trên ký chủ là ve bét bị nấm M. anisopliae ký sinh. Ảnh được
chụp trên kính hiển vi điện tử SEM (1) Bào tử tiếp xúc với bề mặt lớp vỏ da ngoài của
ký chỉ; (2) bào tử trong giai đoạn nẩy mầm; (3) bào tử mọc sợi nấm và hình thành đĩa
áp; (4) sợi nấm bắt đầu xâm nhập vào cơ thể bằng cách đâm xuyên qua phần vỏ ký
chủ; (5) blastospores và hyphae bodies (quan sát bằng kính hiển vi quang học; (6) ký
chủ bị tơ nấm xâm nhiễm; (7) sợi nấm bắt đầu mọc ngược ra khỏi cơ thể ký chủ (8) ảnh
của ve bét sau khi bị nấm mọc phủ khắp cơ thể.
1.1.4. Độc tố diệt côn trùng của nấm xanh
Tumura (1964), Cuyama (1966) đã phát hiện trong huyết tương của côn trùng bị nhiễm
nấm M. anisopliae và trong dịch nuôi cấy nấm này có sự hiện diện của độc tố. Độc tố
7



diệt côn trùng của nấm M. anisopliae gồm một số ngoại độc tố có tên là destruxin A và
destruxin B, là một phức hợp có nhiều đồng phân, là sản phẩm thứ cấp depxipeptit.
Destruxin A có công thức nguyên tử là C29H47O7N5 có điểm sôi là 1880C. Destruxin B
có công thức cơ bản gồm nguyên tử là C30H50O7N5, có điểm sôi là 2340C. Cấu trúc cơ
bản gồm 5 aminoacid và một –hytroxy acid. Destuxin gây chán ăn, gây ngộ độc cho
côn trùng sau khi hấp thụ vào da (Amiri et al., 1999). Một số destruxin làm tê liệt côn
trùng (Dumas et al., 1996) và một số destruxin khác gây ức chế miễn dịch (Cerenius et
al., 1990). Từ những năm 1961-1962, Kodaira đã tách được một số destruxin A và
destruxin từ dịch nuôi cấy M. anisopliae. Trong khoảng thời gian từ năm 1965-1970,
Tamura và cộng sự đã tách được những độc tố trên từ môi trường Czapek – Dox có
chứa 0,5% pepton và từ 1 lít dịch nuôi cấy có thể nhận được từ 13-15 mg độc tố
destruxin A và B. Đến năm 1971 đã tổng hợp nhân tạo được destruxin B (trích dẫn bởi
Phạm Thị Thùy, 2004).
Năm 1981, Pais và cộng sự (Pais et al., 1981) đã xác định được 14 loại depsipeptiide từ
môi trường nuôi cấy nấm Metarhizium anisopliae. Trong đó có 5 loại đã được biết
trước đó là destruxin A, B, C, D, và desmethyldestruxin B. Cấu trúc của các hợp chất
mới được đặt tên là Destruxin E, A1, A2, B1, B2, C2, D1, D2 và E1. Các khác biệt
nằm ở chuỗi peptide, ví dụ như chứa pipecolic acid thay vì isoleucine. Trong khi
Strasser et al., (2000), Vey và et al., (2001) cho rằng có hơn 28 loại destruxin thuộc
các nhóm A (9), Nhóm B (10), nhóm C (3), nhóm D (3), nhóm E (7), nhóm F (1) và 1
nhóm mới (gồm 2 pseudodestruxin). Liu et al., (2004) cũng cho biết có hơn 35 loại
destruxin khác nhau đã được xác định đặc điểm.
Các loại destruxin có rất nhiều hoạt tính sinh học và các hoạt tính này đã được mô tả
chia tiết bởi Roberts (1989), Strasser et al., (2000), Vey et al., (2001), Pedras et al.,
(2002). Các hoạt tính quan trọng nhất của các loại destruxin:
(1)

Tác động lên côn trùng và có liên quan tới tính độc

(2)


Tác động lên các tế bào khác nhau cũng như các dòng tế bào khác nhau
8


(3)

Tác động lên động vật có xương sống

(4)

Tương tác với thực vật

Hoạt tính diệt côn trùng của các loại destruxin đã được thử nghiệm trên nhiều loài côn
trùng khác nhau. Theo Pedras et al.,(2002), các nghiên cứu đã được tiến hành với các
loại sâu hại: Bemisia argentifolii, Bombyx mori, Brevicoryne brassicae, Cetonia aurata,
coristoneura fumiferana, Coptotermes formosanus, Culex pipiens, Drosophila
melanogaste, Empoasca vitis, Epilachna sparsa, Galleria mellonella, Manduca sexta,
Musca domestica, Plutella xylostella, Rhagoletis pomonella, Rhopalosiphum padi và
Schistocerca gregaria. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tính nhạy cảm của các loại
côn trùng với destruxin khác nhau rất nhiều khi chất này được tiêm vào khoang máu. Ở
loại côn trùng cánh vẩy, triệu chứng xảy ra là triệu chứng uốn ván, và nếu sử dụng ở
các liều cao hơn sẽ gây ra chứng liệt tetanic.
Destruxin E được xem là loại độc tố có hoạt tính diệt côn trùng nhóm chích hút cao
nhất, Robert và Riba (1989) cho biết khoảng 50% cá thể rệp bị chết khi sử dụng
destruxin E ở liều lượng 0,4mm/cm2. Tính ăn của rệp hại bắp cải Brevicoryne
brassicae bị giảm khi cho 8,8 ppm destruxin E vào thức ăn. Hoạt tính diệt côn trùng
của destruxin E cũng được chứng minh bởi Poprawski et al.,(1994), nhộng của
Empoasca vitis rất nhạy cảm với destruxin E khi phun trên lá khoai tây hay phun trực
tiếp lên côn trùng. Ấu trùng Pieris brassicae và Agrotis segetum tuổi 1 cùng được thử

nghiệm phun dịch trích destruxin chết hơn 70%,trong khi đó destruxin A được báo cáo
là có ít hoạt tính nhất đối với các loại côn trùng này. Trong các thí nghiệm khác nhau,
các tính chất làm côn trùng chán ăn khi dùng các loại destruxin A, B và E liều thấp
cũng được ghi nhận bởi Amiri et al.,(1999). Krasnoff et al.,(1996). Nguồn thức ăn là
lá bắp cải có phun destruxin A, B và E sẽ làm giảm tính ăn của ấu trùng Plutella
xylostella và Phaedon cochleariae một cách đáng kể. Cũng trích báo cáo này,
destruxin B được ghi nhận là không có hoạt tính ở nồng độ 400ppm.

9


1.1.5. Nhu cầu về dinh dƣỡng
Dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh bào tử và tính
hiệu quả của nấm M. anisopliae (Farooq et al., 2005). Khả năng gây bệnh và hiệu lực
của nấm có nguồn gốc từ một ký chủ chết tỏ ra hiệu quả so với các ký chủ mẫm cảm,
trong khi đó M. anisopliae được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo có thể làm giảm
tính độc của nấm (Butt, 2002). Tuy nhiên, để có thể thương mại hóa M. anisopliae, sản
xuất quy mô lớn đòi hỏi phải được thực hiện trên cơ chất nhân tạo (Farooq et al., 2005).
Farooq et al (2005) đã đưa ra môi trường phù hợp cho sự phát triển và tính độc của M.
anisopliae. Bào tử sản sinh nhiều nhất ở môi trường có tỉ lệ Carbon:Nitơ 35:1, giống
với môi trường SDA. Trong khi đó, nấm được nuôi cấy trong môi trường nghèo dinh
dưỡng sẽ bị giảm tính độc hại. Theo Trần Văn Hai và cs., (2006) khi so sánh sự phát
triển của nấm trên các môi trường PDA, Czapek-Dox-Agar (CDA), SabouraudDextrose- Agar- Yeast (SDAY1) và Sabouraud-Dextrose-Agar-Yeast trộn với một số
vi chất (SDAY2) cho thấy môi trường SDAY 2 là môi trường thuận lợi nhất cho nấm
M. anisopliae phát triển.
1.1.6. Ảnh hƣởng của những tác nhân phi sinh học


Nhiệt độ.


Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của bào tử và sự phát triển của hyphal
bodies, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ phát triển của sự hình thành bào tử
(Entz, 1985). Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1996) và Viện Sinh Học
Nhiệt Đới (1997) đã chỉ ra rằng khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm M. anisopliae phát
triển là khoảng từ 25-300C, kém phát triển từ 10-150C.


Ẩm độ

Ẩm độ là một nhân tố rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực mà còn ảnh
hưởng đến sự sống của nấm bệnh. Thông thường, môi trường phù hợp cho nấm phát

10


triển là trong điều kiện độ ẩm tương đối phải cao. Ngoài ra, Ẩm độ thích hợp cho M.
anisopliae phát triển là trong phạm vi 80-90% (Gisbert. 2007).


Điều kiện chiếu sáng

Theo Nguyễn Thị Lang (2002) thì ánh sáng đóng vai trò then chốt trong sự phát triển
của nấm ký sinh, ảnh hưởng tới sợi nấm, sự phóng thích và sự tồn tại của bào tử. Đối
với nấm M. anisopliae ánh đèn neon kích thích sự sinh sản nhiều bào tử, nhất là ánh
sáng có màu xanh đậm. Ngoài ra, kết quả của Viện Bảo Vệ Thực Vật cũng chỉ ra rằng
điều kiện ánh sáng yếu trong ngày, khoảng 6-8 giờ là đủ cho nấm phát triển tốt.
1.1.7. Tình hình ứng dụng nấm xanh


Trên thế giới


Theo Tanada và Kaya (1993), Shah và Pell (2003); Phạm Thị Thùy (2004); thì trong số
các loài nấm đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn
nông nghiệp để diệt trừ sâu hại là các loài nấm thuộc ngành Deuteromycota (lớp
Hyphomycetes, bộ Moniliales gồm các giống: Beauveria, Metarhizium, Nomuraea,
Paecilomyces, Verticillium, Hirsutella, Aspergillus…)
Lotong và Suwanarit (1983) đã mô tả việc nuôi cấy nấm trong bọc poly propylene kích
thước 16 x 25 cm, chứa 10g cơm đã được chủng nấm Aspergillus flavus hoặc A. oryzae
được ủ ở 300C. Hiện tại có 2 nhà máy địa phương của Thái Lan đang sản xuất chế
phẩm nấm Metarhizium trong bọc nilon có kích thước 40 x 60 cm (Bartlett và Jaronski
được trích dẫn bởi Kunimi, 2005).
Năm 1990-1913, M. anisopliae còn được dùng để phòng trị ve sầu bọt, Tomaspis varia
tại Trinidad (Steinhaus, 1949), và rất hiệu quả để tiêu diệt kiến vương Oryctes
rhinoceros gây hại trên dừa (Friederichs, 1913 trính dẫn từ Zimmermann, 2007).


Trong nƣớc

Ở nước ta, bước đầu cũng đã nghiên cứu các loại nấm ký sinh côn trùng để phòng trừ
sâu hại. Điển hình như ở Hưng Yên, năm 1993 đã sử dụng nấm xanh Metarhizium
11


anisopliae để phòng trừ sâu đo chỉ sau 7–10 ngày hiệu quả khoảng 70–89%. Tại Tây
Ninh và Hòa Bình, đã sử dụng nấm M. anisopliae và M. flavoviride của Viện Bảo Vệ
Thực Vật vào những năm 1993–1998 để phòng trừ và dập tắt dịch châu chấu đạt hiệu
quả từ 68,5 – 94% sau 2–6 tuần. Nấm xanh Metarhizium anisopliae đã được các cơ
quan, viện nghiên cứu nông nghiệp, trường đại học nghiên cứu ứng dụng và đã đạt
được những thành tựu to lớn. Điển hình như ở Thanh Hóa và Sơn La (1996–1998), tại
Bắc Giang (1998– 000), tại Hà Tĩnh (2003) đã sử dụng nấm trắng Beauveria bassiana

của Viện Bảo Vệ Thực Vật đã dập tắt dịch sâu róm thông hại cây rừng đạt hiệu quả 7097,8% sau 2-3 tháng. Tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã sử
dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae để phòng trừ rầy nâu, bọ xít, sâu ăn lá đạt hiệu
quả cao với tên sản phẩm là Ometar và Biovip (Nguyễn Thị Lộc, 2006); Tại Cần Thơ,
từ năm 2005-2007, bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng, Đại Học Cần Thơ đã sử dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae, nấm trắng
Beauveria bassiana và nấm tím Paecilomyces sp. để phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm, rệp
sáp và bọ cánh cứng hại dừa đạt hiệu quả khá cao từ 60-70% sau 7-12 ngày.
Mặt khác, cùng với sự cải tiến quy trình cho phù hợp với điều kiện của nông hộ thì
trường ĐHCT đã đưa ra quy trình ứng dụng nấm xanh trong phòng trị rầy nâu, với diện
tích áp dụng (2008-2010) trên 5000ha lúa thuộc các tỉnh ĐBSCL và một số tỉnh miền
Đông Nam Bộ (Trịnh Thị Xuân, 2009). Ngoài ra thì sự kết hợp giữa pheromone giới
tính và nấm ký sinh (Metarhizium và Beauveria) trong quản lý sùng khoai lang tại Cù
Lao Dung (Sóc Trăng) và Bình Tân (Vĩnh Long) đã cho hiệu quả khá tốt, làm giảm tỷ
lệ khoai lang bị sùng khá cao (Phạm Kim Sơn, 2010).
1.2.

Sùng khoai lang (Cylas formicarius Fabricius)

1.2.1. Phân loại và phổ ký chủ
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì sùng khoai lang còn được gọi là bọ
Hà, có tên khoa học là Cylas formicarius Fabricius thuộc họ vòi voi (Curculionidae),

12


bộ cánh cứng (Coleoptera). Tuy nhiên, tác giả John (2008) thì cho rằng sùng khoai
lang thuộc họ Brentidae.
Sùng khoai lang hiện diện rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, tấn công trên khoai lang
và một số loại cây thuộc họ Bìm Bìm. Sùng khoai lang được ghi nhận ở các nước Đông
Nam Á, các nước châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Sùng khoai lang ở Việt Nam gây hại

chủ yếu trên cây khoai lang và xuất hiện ở hầu hết các địa điểm tròng khoai lang
(Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
1.2.2. Đặc điểm hình thái
Thành trùng dài từ 5-8mm, đầu đen, miệng dài, mắt kép lồi ra hai bên đầu. Râu đầi dài
có 10 đốt, đốt cuối có màu đỏ. Bụng và cánh có màu xanh đen, ngực có màu đỏ. Chân
dài, hay chạy và ít khi bay (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Thành trùng đực có đốt râu cuối hình ống dài, con cái có hình trứng. Trứng hình bầu
dục, dài 0,5-0,7mm, thời gian ủ trứng từ 5-10 ngày. Ấu trùng thon dài, đầu nâu, thân
trắng, không chân, bụng chia đốt, cơ thể dài khoảng 5-8,5mm, ấu trùng có 5 tuổi, thời
gian phát triển từ 15-20 ngày. Nhộng màu trắng, dài 4-8mm, thời gian nhộng 4-10
ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).

Hình 1.2. Thành trùng sùng khoai lang
(nguồn: http://cookislvàs.bishopmuseum.org/MM/MX5/5AUt116_Cyla-form_MoACollCK1_GM1_MX.jpg truy cập ngày 29/04/2012)

13


1.2.3. Tập quán sinh sống
Trong quyển Bách khoa toàn thư về côn trùng, xuất bản năm 2008 tại Mỹ, tác giả John
l. Capinera có đề cập:
Sùng cái dùng miệng để tạo những khoang nhỏ trong củ hoặc thân khoai, sau đó để
trứng vào những khoang đó. Trứng được đẻ riêng lẻ, được đính trong vị trí đẻ trứng và
được bịt kín bởi phân của con cái, giúp cho trứng khó bị phát hiện. Hầu hết các trứng
có xu hướng được đẻ gần vị trí giao nhau giữa thân và củ. Đôi khi thành trùng bò
xuống qua vết nứt của đất, vào trong củ để đẻ, giúp trứng yên vị trong củ.
Khi trứng nở, ấu trùng thường đục vào bên trong củ hoặc thân cây. Những ấu trùng nở
ở thân thường đục xuống phía củ. Ấu trùng tạo những đường hầm quanh co, trực tiếp
ăn và thải phân tại đó. Khi chuyển qua giai đoạn nhộng, thành trùng tạo kén bên trong
rễ hoặc thân. Nhộng lúc đầu có màu trắng, sau chuyển dần sang xám.

Thông thường thành trùng nở ra khỏi nhộng sẽ thoát ra khỏi thân hoặc rễ bằng cách
đục lỗ ra ngoài, những đôi khi chúng tiếp tục lưu trú trong củ, nơi dồi dào nguồn thức
ăn.
Sùng khoai lang thường hoạt động về đêm, con trưởng thành thường nhanh chóng giả
chết nếu như bị quấy nhiễu. Theo Miyatake (2001) thì thức ăn ảnh hưởng mật thiết đến
sự giả chết của thành trùng sùng khoai lang. Khi thành trùng sùng khoai lang không có
nhu cầu ăn, tỉ lệ giả chết cao hơn đáng kể so với khi sùng đói ở cả hai giới tính đực và
cái. Tuy nhiên, con cái có khả năng giả chết lâu hơn con đực trong trường hợp cả hai
giới tính đều thiếu thức ăn như nhau. Sự khác nhau này là do con cái có khả năng chịu
đói tốt hơn con đực.
Thành trùng rất hiếm khi bay và thường bay với khoảng cách ngắn, thấp. Sùng khoai
lang di chuyển chủ yếu bằng hình thức bò, nhiệt độ càng cao sùng khoai lang bò càng
nhanh, trái lại, những ngày mưa sùng thường ngưng hoạt động (Nguyễn Đức Khiêm,
2006). Con cái thường ăn cả ngày và ăn nhiều hơn trước khi bắt cặp, bắt đầu tìm vị trí
đẻ trứng sau khi giao phối. Mồi nhử pheromone đã được xác định và tổng hợp nhân tạo.
14


×