Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

So sánh khả năng sinh trưởng của giống bưởi sa điền (trung quốc) và giống bưởi phục hòa cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.11 KB, 69 trang )

1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nóng ẩm nhiệt đới rất thuận lợi cho các loại
cây trồng khác nhau sinh trưởng và phát triển. Trong nhiều loại cây trồng
khác nhau ấy thì cây ăn quả là cây trồng chiếm vị thế quan trọng trên thế giới.
Cây ăn quả là một loại cây có giá trị kinh tế cao, trồng cây ăn quả có giá
trị kinh tế lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Một số điều tra cho
thấy thu nhập từ cây ăn quả gấp 2 - 4 lần so với cây lúa, cá biệt có những
vùng cao gấp 10 lần trên cùng 1 đơn vị diện tích.
Cây có múi là tên gọi chung của các loại cây ăn quả thuộc họ cam
Rutaceae, họ phụ cam quýt Aurantiodeae mà chủ yếu là chi Citrus bao gồm:
cam, chanh, quýt, bưởi, chanh yên, bưởi chùm…
Cây có múi là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần thịt
quả có chứa 6 -12 % đường (chủ yếu là đường saccarozơ) hàm lượng vitamin
C từ 40 - 90 mg/100g tươi, các axít hữu cơ từ 0,4 - 1,2 % trong đó có nhiều
loại axít có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm.
Cây Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck ) là cây ăn quả nhiệt đới được
trồng rất phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới. Bưởi rất phong phú về chủng
loại cũng như màu sắc tép bưởi (trắng, hồng, đỏ) và vị của tép bưởi (chua,
ngọt, ngọt thanh, dôn dốt). Nhờ sự đa dạng này bưởi đáp ứng được thị hiếu rất
khác nhau của người tiêu dùng.
Ở Việt Nam bưởi được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc
biệt đã hình thành những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản như : bưởi
Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường (Hà Tĩnh),
bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh ), bưởi Thanh Trà (Huế), bưởi Năm
Roi, bưởi Da xanh…. mỗi loại có hương vị riêng đặc trưng cho các vùng miền của
đất nước và ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Cây bưởi đang trở
thành cây ăn quả có ưu thế trong sản xuất quả tươi của các vùng kinh tế.
1


2
Cao Bằng không phải là một trong những tỉnh sản xuất cây có múi lớn
nhưng lại có nhiều loại quả có múi được thị trường ưa chuộng như cam Trưng
Vương, quýt Hà Trì hay bưởi Phục Hòa .v.v. Bưởi Phục Hòa là một giống
bưởi ngon, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào tỉnh Cao Bằng từ
những năm 60 của thập kỷ trước. Hiện nay bưởi Phục Hòa được trồng phổ biến
khắp các địa phương trong tỉnh và nơi trồng nhiều nhất la huyện Phục Hòa.
Năm 2008, Bộ môn rau hoa quả của Khoa Nông học, Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã đi thăm quan vùng bưởi nổi tiếng của Trung Quốc
và thu thập được giống bưởi ngon, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong
xuất khẩu quả ở Trung Quốc. Đó là bưởi Sa Điền, đưa về lưu giữ và nhân
giống ở thành phố Thái Nguyên, với mục đích là tìm hiểu khả năng sinh
trưởng của giống bưởi này tại một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã lựa chọn Cao Bằng là một
trong các tỉnh miền núi biên giới gần Trung Quốc làm địa điểm nghiên cứu và
thực hiện đề tài: “So sánh khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa Điền
(Trung Quốc) và giống bưởi Phục Hòa - Cao Bằng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
So sánh khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa Điền với giống bưởi
Phục Hòa, để từ có cơ sở đánh giá khả năng thích ứng của giống bưởi Sa Điền
mới nhập nội trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- So sánh về khả năng ra lộc và động thái tăng trưởng của các đợt lộc.
- So sánh khả năng tăng trưởng và đặc điểm hình thái cây.
- So sánh về khả năng chống chịu với các loại sâu, bệnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Đối với học tập: giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học
vào thực tế, biết cách thực hiện đề tài và hoàn thành chuyên đề thực tập

tốt nghiệp.
2
3
- Đối với nghiên cứu khoa học: giúp sinh viên tiếp cận các phương pháp
nghiên cứu khoa học,nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tạo cho minh
tác phong làm việc đúng đắn, nghiêm túc, sáng tạo, rút ra được những kinh
nghiệm quý báu từ thực tế mà trong sách vở không có được.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Có cơ hội học hỏi thêm những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất;
nâng cao năng lực nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bản thân.
- Nếu giống bưởi Sa Điền mới nhập nội thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
vùng nghiên cứu là cơ sở để công nhận giống tốt và khuyến cáo cho sản xuất.
3
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây họ Cam quýt có những nhu cầu nhất định về môi trường và về dinh
dưỡng. Mỗi một vùng nhất định, do tính phong phú đa dạng của điều kiện
sinh thái, đã sinh ra nhiều chủng loại và có nhiều có nhiều biến dị để chọn lọc.
Quá trình chọn lọc tự nhiên có những chủng loại Cam quýt có đặc tính quý
đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Do đặc tính thích ứng của giống cây ăn quả có múi với điều kiện tự
nhiên, môi trường (chủ yếu là điều kiện khí hậu) và qua các quá trình di thực
bằng con đường nhân giống vô tính. Nhiều giống còn duy trì được một số đặc
tính tốt của cây mẹ nơi nguyên sản. Ngoài ra, nó còn thể hiện một số đặc tính
tốt hơn.
Công tác chọn tạo giống có ý nghĩa trong việc tìm ra các giống quý
mang đặc tính riêng của từng vùng. Nó được coi là một nguồn gen quý (hay
như một thứ đặc sản) của mỗi vùng nhất định có thể duy trì và nhân rộng ra

sản xuất.
Nhiều tài liệu cho biết: trên thế giới cây ăn quả có múi cũng như cây
bưởi được phân bố trải dài từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam bán cầu. Như
vậy là bưởi có thể trồng được ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới; tuy nhiên ở mỗi
giống do đậ điểm di truyền của chúng mà chúng chỉ sinh trưởng tốt, cho năng
suất cao và chất lượng tốt ở một số vùng sinh thái nhất định. Do vậy việc
nghiên cứu các đặc trung đặc tính của bưởi Sa Điền (Trung Quốc) trước khi
nhân ra trên diện rộng là việc làm rất cần thiết.
2.2. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm và các biện pháp kỹ thuật đối với cây
ăn quả có múi
2.2.1. Nguồn gốc
Trong các loại cây ăn quả, cùng với cây nho, cây cam quít có lịch sử
trồng trọt lâu đời nhất. Có nhiều kết quả nghiên cứu nói về nguồn gốc của
cam quít (Bùi Huy Đáp, 1960 [3]; Trần Thế Tục, 1996 [10];… phần lớn đều
thống nhất cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua
4
5
Himalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền Nam
Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc.
Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo (theo tác giả Bùi Huy
Đáp, 1960 [3]) có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn
Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này tới trồng ở vùng biển Caribe,
sau đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm 900 sau công nguyên và tiếp
theo mới đến các nước ở châu Âu. Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác
định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của bưởi (Citrus grandis), xuất
hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền tây Ấn Độ, tiếp theo là trồng ở Bang
Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và trở thành một trong những sản
phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ. Các giống quít cũng được xác định có
nguồn gốc ở miền nam châu Á, gồm miền nam Trung Quốc, bán đảo Đông
Dương, sau đó được những người đi biển mang đến trồng ở Ấn Độ.

Tóm lại, cam quít có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của
cam quít trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc
chiến tranh trước đây.
2.2.2. Phân loại
Theo tác giả Swingle, W. T và Reece, P. C. (1967) (trích theo tác giả
Bùi Huy Đáp, 1960 [3]) cây bưởi thuộc:
Bộ: Aurantiodeae
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài: maxima
Bưởi hiện nay có hai loài phổ biến, đó là:
Bưởi (C. grandis): Quả to nhất trong các loài cam quít, vị chua hoặc
ngọt, bầu có từ 13 - 15 noãn, eo lá khá lớn, hạt nhiều. Hiện nay các giống
bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi, và được trồng chủ yếu ở các nước
nhiệt đới như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc Việt Nam có rất
nhiều giống bưởi nổi tiếng (Vũ Công Hậu, 1996 [4]) như bưởi Đoan Hùng,
bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, v.v
Bưởi chùm (C. paradisi): Được đánh giá là dạng con lai tự nhiên của
bưởi (C. grandis) (theo Bùi Huy Đáp, 1960 [3]), vì vậy hình thái bưởi chùm
5
6
khá giống với bưởi (C.grandis) nhưng lá nhỏ hơn, eo lá cũng nhỏ hơn, quả
nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm có những giống ít hạt
(giống Duncan), phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phôi nên cũng có
thể sử dụng làm gốc ghép. Quả bưởi chùm là món ăn tráng miệng rất được ưa
chuộng ở châu Âu, người ta gọt nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi để cả cùi cắt
thành các lát nhỏ dùng sau bữa ăn. Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil,
riêng bang Florida Mỹ chiếm 70 % sản lượng bưởi chùm của thế giới. Ở Việt
Nam vào những năm 60 đã nhập nội một số giống bưởi chùm như Duncan,
marsh, forterpink, v.v cho năng suất khá, tuy nhiên bưởi chùm chưa được ưa

chuộng thực sự ở Việt Nam.
2.2.3. Một số đặc điểm thực vật học
Bưởi là cây ăn quả thân gỗ lâu năm, tán rộng, lá xanh quanh năm, cây
trưởng thành có than, tán lớn, hạt đơn phôi,…
* Rễ: Rễ cam quít nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm
Micorhiza sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như những lông hút
ở các cây trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ
chất hữu cơ cho cây, cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần Thế Tục, 1996)
[10].
* Thân cành: Trong một năm cam quít có thể ra nhiều đợt lộc tuỳ vào
từng vùng sinh thái, giống, tuổi cây và những tác động kỹ thuật của con người,
thông thường có từ 2 - 4 hoặc 5 đợt lộc. Loại cành mẹ và số đợt lộc trong năm
liên quan khá nhiều đến hiện tượng ra quả cách năm. Ở những loài cây càng
nhiều đợt lộc trong năm, tuổi thuần thục của cành mẹ để có thể sinh ra cành quả
càng ngắn thì hiện tượng ra quả cách năm càng ít hoặc không có, đó cũng là lý
do có thể giải thích vì sao quất và một số giống chanh có thể cho quả quanh năm.
+ Cành xuân nảy mầm vào tháng 2, 3, 4.
+ Cành hè nảy mầm vào tháng 6, 7, 8.
+ Cành thu nảy mầm vào tháng 9, 10.
+ Cành đông nảy mầm vào tháng 11, 12.
Cành cam quýt có 3 loại: cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành quả.
- Cành mẹ: Sinh ra cành quả nó có thể là cành xuân, cành hè, hoặc cành
năm trước.
6
7
- Cành dinh dưỡng: Cành không ra hoa, quả, chỉ có lá xanh có nhiệm
vụ chính là quang hợp, thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng, sang năm
có thể là cành mẹ.
- Cành quả: Tuỳ giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3- 25cm
thông thường từ 3 - 9cm. Cành quả có lá thường đậu quả tốt hơn cành quả

không có lá.
* Lá: Cam quýt vốn có lá kép song đến nay dấu vết còn lại là eo lá dưới
gốc lá đơn, lá là một trong những chỉ tiêu để phân loại giữa các giống, tuổi
thọ của lá thay đổi phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và điều kiện dinh dưỡng
của cây.
Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của lá là 15 - 24 tháng, ở vùng á nhiệt
đới có thể dài hơn.
Tuỳ theo giống và tuỳ theo mùa, lá có thể khác nhau về hình dạng, độ
lớn, mầu sắc, mật độ khí khổng, mật độ túi tinh dầu.
Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lượng, nhất là với trọng lượng quả.
* Hoa: Hoa cam quít phần lớn có mùi thơm. Xét về hình thái có 2 loại
hoa: hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình (Bùi Huy Đáp (1960) [3]). Hoa đầy đủ
có cánh dài màu trắng và có công thức cấu tạo: K
5
C
5
A
(20-40)
G
(8-15)
, thường thì số
nhị gấp 4 lần số cánh hoa và xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa dị hình: là những
hoa bị thiếu khuyết 1 trong các bộ phận của hoa.
* Quả: Khi còn xanh chứa nhiều axit đến khi chín thì lượng axit giảm,
hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần :
+ Vỏ quả: gồm vỏ ngoài và vỏ giữa.
+ Thịt quả: bộ phận chính của thịt quả là các con tép, màu sắc thịt quả
phụ thuộc vào sắc tố vàng da đỏ. Trong dịch nước quả còn có các hạt dầu
thơm quyết định hương vị quả.
Quả có 2 đợt rụng sinh lý

- Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3-4) quả còn nhỏ khi rụng
mang theo cả cuống.
- Đợt 2: Khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
7
8
* Hạt: Tuỳ theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu
sắc và phôi hạt. Các loại quả thuộc cây có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng
cây bưởi là hạt đơn phôi.
2.2.4. Yêu cầu điều kiện sinh thái
* Nhiệt độ
Bưởi có thể trồng ở vùng nhiệt độ từ 12 - 39
o
C, trong đó nhiệt độ thích
hợp nhất là từ 23 - 29
o
C. Nhiệt độ thấp hơn 12,5
o
C và cao hơn 40
o
C cây
ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động
sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả (Vũ Công Hậu, 1996) [4])
Nhiệt độ tốt nhất cho sinh trưởng các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 -
20
o
C, trong mùa hè từ 25 - 30
o
C, còn cho hoạt động của bộ rễ từ 17 - 30
o

C.
Nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 30
o
C thì sự hút nước và các chất dinh
dưỡng tăng và ngược lại, do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá.
Đối với thời kỳ phân bố mầm hoa nhiệt độ phải thấp hơn 25
o
C trong
vòng ít nhất 2 tuần, hoặc phải gây hạn nhân tạo ở những vùng nhiệt đới nóng.
Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4
o
C. Trong ngưỡng nhiệt độ nhỏ
hơn 20
o
C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25-30
o
C quá trình nở hoa ngắn
hơn (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996) [10].
Nhiệt độ thấp trong mùa đông có ảnh hưởng đến sự phát sinh cành hoa
có lá và cành hoa không có lá. Cành hoa không lá tỷ lệ đậu quả tới khi thu
hoạch là rất thấp so với cành hoa có lá, do vậy nếu nhiệt độ mùa đông quá
thấp cành hoa không lá sẽ nhiều hơn và như vậy tỷ lệ đậu quả sẽ thấp.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự thụ phấn gián tiếp thông qua hoạt đông của
ong và trực tiếp ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của ống phấn. Sự nảy mầm
của hạt phấn khi rơi vào đầu nhụy và tốc độ sinh trưởng của ống phấn trong
vòi nhụy nhanh hơn khi nhiệt độ cao từ 25 - 30
o
C và chậm khi nhiệt độ dưới
20
o

C. Sinh trưởng của ống phấn xuyên suốt hết vòi nhụy đến noãn từ 2 ngày
đến 4 tuần phụ thuộc vào giống và điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên, thời gian
càng kéo dài cũng sẽ làm tỷ lệ đậu quả thấp.
Sự rụng quả sinh lý (thời kỳ quả non có đường kính từ 0,5 - 2,0cm) là
một rối loạn chức năng có liên quan tới vấn đề cạnh tranh của câc quả non về
hydratcacbon, nước, hoocmon và sự trao chất khác, song nguyên nhân quan
8
9
trọng nhất được nhấn mạnh đó là nhiệt độ mặt lá lên tới 35 - 40
o
C và hạn.
Nhiệt độ thích hợp cho phát triển của quả từ 14 - 40
o
C, tốt nhất là ở nhiệt độ
xung quanh 32
o
C, nhiệt độ từ 29 - 35
o
C tích luỹ đường tốt nhất và cỏ quả
cũng đạt tới màu sắc tốt nhất.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài và chất lượng bên trong
của quả. Ở những vùng nóng không có mùa đông hàm lượng diệp lục cao trên
vỏ quả làm cho quả luôn có màu xanh, nhưng nếu nhiệt độ không khí và đất
giảm xuống 15
o
C thì chất diệp lục trên vỏ quả bị biến mất và các hạt lục lạp
biến đổi thành các hạt sắc tố màu vàng, vàng cam hoặc màu đỏ. Sự tổng hợp
carotenoid giảm nếu nhiệt độ trên 35
o
C hoặc dưới 15

o
C nhưng vẫn làm cho
diệp lục biến mất. Ở những vùng nóng có hàm lượng chất khô hoà tan cao
hơn và hàm lượng axit giảm (Trần Thế Tục và cộng sự, 1996) [10].
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển cũng như
năng suất chất lượng của bưởi, bởi vậy việc chọn vùng trồng bưởi trước hết
phải xem xét yếu tố nhiệt độ xem có phù hợp hay không.
* Đất
Bưởi có thể trồng nhiều trên nhiều loại đất, tuy nhiên trồng trên đất xấu
việc đầu tư sẽ cao hơn và hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn trồng trên đất tốt.
Đất tốt đối với bưởi thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau
- Đất phải giàu mùn (hàm lượng từ 2 - 2,5% trở lên), hàm lượng các
chất dinh dưỡng NPK, Ca, Mg… phải đạt mức độ trung bình trở lên (N: 0,1
-0,15%; P
2
O
5
dễ tiêu từ 5 - 7 mg/100 g đất; K
2
O dễ tiêu từ 7 - 10 mg/100 g
đất; Ca, Mg từ 3 - 4 mg/100 g đất.
- Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6,5.
- Tầng đất canh tác: dầy trên 1 m.
- Thành phần cơ giới: cát pha hoặc đất thịt nhẹ (cát thô đến đất thịt nhẹ
chiếm 65 - 70%), thoát nước (tốc độ thấm của nước từ 10 - 30 cm/h).
- Độ dốc từ 3 - 8
o
.
Các vùng trồng bưởi nổi tiếng ở nước ta phần lớn nằm trên đất phù sa
hoặc đất phù sa cổ, có lý tính và độ phì khá.

9
10
* Nước
Bưởi là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước vì rễ của bưởi
phụ thuộc loại rễ nấm (hút chất dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó
nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm
rụng lá, quả non.
Các thời kỳ cần nước của bưởi là: bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa
và phát triển quả. Lượng nước cần hàng năm của 1 ha cam, quýt từ 9,000 -
12,000 m
3
, tương đương với lượng mưa 900 - 1,200 mm/năm (Trần Thế Tục
và cộng sự, 1996) [10].
* Ánh sáng
Bưởi là cây ưa ánh sáng tán xạ có cường độ 10.000 - 15.000 Lux, ứng
với 0,6 Cal/cm
2
và tương ứng với ánh sáng lúc 8 giờ và 16 - 17 giờ những ngày
quang mây mùa hè. Sở dĩ như vậy là do cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp
đến sự đồng hoá CO
2
, cường độ ánh sáng mạnh làm giảm sự đồng hoá CO
2

bức xạ tăng trên mặt lá. Dưới các điều kiện cực trị, nhiệt độ mặt lá có thể cao
hơn nhiệt độ không khí từ 7 - 10
o
C và có thể lên đến 15
o
C. Nhiệt độ tối thích

trên bề mặt lá cho đồng hoá CO
2
dao động từ 28 - 30
o
C. Ở vùng ẩm độ không
khí cao, khi nhiệt độ không khí lớn hơn 35
o
C làm hạn chế nghiêm trọng tới
hoạt tính của ribolose 1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenas (Rubisco) và gây
ra sự đóng khí khổng vào giữa ban ngày. Nhiệt độ thấp hơn mức tối thích cũng
làm giảm sự đồng hoá CO
2
do giảm hoạt tính của men (Trần Thế Tục và cộng
sự, 1996) [10].
* Gió
Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt tới việc lưu thông không khí,
điều hoà độ ẩm, giảm hại sâu bệnh, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió
lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây đặc biệt những vùng hay bị gió
bão sẽ làm cây gãy cành rụng quả ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Quả có múi ngày càng được trồng rộng rãi trên thế giới và được người
tiêu dùng rất ưa chuộng. Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới có sự
phát triển khá cao thể hiện qua bảng sau :
10
11
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất quả có múi trên thế giới từ năm 2006-2010
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2006 8,233 142,819 117,591
2007 8,633 134,019 115,698
2008 8,697 140,190 121,936
2009 8,684 141,434 122,833
2010 8,645 143,076 123,694
(Nguồn: Thống kê của FAO, 2012) [12]
Bảng 2.2. Sản lượng một số loại quả có múi ở một số nước trên thế giới
năm 2011 (tấn)
Loại cây
Địa danh
Cam Quýt Chanh Bưởi
Thế giới 69.416.336 21.311.892 14.244.782 6.957.837
Brazil 19.112.300 1.122.730 1.020.350 72.100
Mỹ 7.478.830 539.770 800.140 1.123.090
Mêhicô 4.051.630 409.442 1.891.400 400.934
Ấn Độ 6.268.100 3.098.900 260.300
Trung Quốc 5.003.289 10.121.000 1.058.105 2.868.750
Pháp 600 25.316 600 5.566
Thái Lan 3.72.700 280.190 171.074 294.949
Italia 2.393.660 240.628 522.377 7.125
Ai Cập 2.401.020 796.867 318.111 2.237
Việt Nam 729.400 22.600
(Nguồn: Thống kê của FAO, 2012) [12]
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có

múi nói chung và cây bưởi nói riêng đã tăng lên rõ rệt. Nhờ đó, cuộc sống
người nông dân ngày càng được cải thiện và đi lên kéo theo đó nhu cầu về
tiêu thụ cũng tăng lên. Theo thống kê của FAO trong vòng 20 năm trở lại đây,
diện tích và sản lượng cây có múi ngày càng tăng. Hiện nay, có 3 khu vực sản
xuất chính là Châu Á, Mỹ và khu vực Địa Trung Hải.
11
12
Vành đai trồng cây có múi kéo dài từ 40
0
vĩ độ Bắc xuống đến 46
0
vĩ độ
Nam. Nghĩa là cây có múi được trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Những
nước trồng cây có múi nổi tiếng hiện nay phải kể đến một số nước Địa Trung
Hải và Châu Âu như: Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Vùng Bắc
Mỹ như: Hoa Kỳ, Mêhicô, Vùng Nam Mỹ như: Brazin, Vnezuela,
Argentina, Vùng Châu Á chủ yếu là: Trung Quốc, Nhật Bản, Ngoài ra,
còn vùng Bắc phi và Úc.
Theo số liệu thống kê của FAO, trong 5 năm gần đây diện tích, năng
suất, sản lượng quả có múi có xu hướng tăng lên. Diện tích cây ăn quả có múi
năm 2006 là 8,233 triệu ha đến năm 2010 tăng lên 8,645 triệu ha. Với năng
suất năm 2006 đạt 142,819 tạ/ha đến năm 2010 tăng lên đạt 143,076 tạ/ha.
Còn sản lượng năm 2006 đạt 117,591 triệu tấn thì đến năm 2010 sản lượng
quả có múi tăng lên 123,694 triệu tấn.
Theo phân vùng địa lý trên thế giới hiện nay có các vùng trồng cam
quýt chính sau:
* Vùng cam quýt Địa Trung Hải:
Vùng này bao gồm các nước như: Tây Ban Nha, Italia, Ai Cập, Maroc,
Isareal… Đây là vùng phát triển khá mạnh và sớm nhất do đây là vùng có nền
công nghiệp sớm nhất. Vì vậy, nhu cầu của người dân cũng cao.

Vùng này có những nước sản xuất và xuất khẩu cam quýt nhiều năm
đứng đầu thế giới như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Năm 2010, sản
lượng quả có múi của Italia là: Cam (2.393.660), quýt (240.628), chanh
(522.377), bưởi (7.125) (đơn vị tấn).
* Vùng cam quýt Châu Mỹ:
Các nước sản xuất nhiều như: Mỹ, Cuba, Mêhicô,…Ở Nam Mỹ có:
Achentina, Brazil… Năm 2010, sản lượng cam quýt của Mỹ là: Cam đạt
7.478.830, quýt đạt 539.770, chanh đạt 800.140, và bưởi đạt 1.123.090 (đơn
vị tấn).
* Vùng cam quýt Châu Á:
Bao gồm các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Malayxia,
Pakistan, Thái Lan, Việt Nam Năm 2010, sản lượng cam quýt của Trung
12
13
Quốc là: Cam đạt 5.003.289, quýt đạt 10.121.000, chanh đạt 1.058.105, bưởi
đạt 2.868.750 (đơn vị tấn).
Đây chính là vùng quê hương của cam quýt song tốc độ phát triển kinh
tế chậm nhất là sự phát triển của công nghiệp nên nghề trồng cam quýt cũng
chậm phát triển.
Ngoài 3 vùng trồng cam quýt chính trên, còn một số vùng của Châu Úc
như Australia, Niuzilan cũng đang trên đà phát triển. Cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, hiện nay, cam quýt đã bắt đầu được trồng trong nhà
kính, nhà lưới ở một số nước có khí hậu lạnh như Nauy, Thụy Điển, Phần
Lan Tuy nhiên, sản lượng của những nước này không nhiều, chủ yếu phục
vụ nhu cầu thị trường trong nước.
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ bưởi trên thế giới
Trong những năm 2000, hàng năm, thế giới xuất khẩu khoảng 983547
tấn bưởi trị giá 618731 nghìn USD, nhập khẩu 964032 tấn có giá trị 773926
nghìn USD. Đến năm 2009, số lượng bưởi xuất khẩu trên thế giới là là
1237035 tấn trị giá 813655 nghìn USD, nhập khẩu 1108249 tấn bưởi có giá trị

là 941960 nghìn USD.
Bảng 2.3. Tình hình xuất nhập khẩu bưởi trên thế giới
Năm
Xuất khẩu Nhập khẩu
Số lượng
(tấn)
Giá trị
(1000 USD)
Số lượng
(tấn)
Giá trị
(1000 USD)
2005 983547 618731 964032 773926
2006 1122297 667264 967247 798197
2007 1284073 831933 1142984 933667
2008 1143292 823491 1123144 995496
2009 1237035 813655 1108249 941960
(Nguồn: Thống kê của FAO, 2012) [12]
13
14
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Cam quýt ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Từ thế kỷ XX, diện tích trồng
cây có múi có bước phát triển vượt bậc so với trước đây. Nhất là từ những
năm 60, nhiều nông trường chuyên trồng cam quýt ở miền Bắc như Sông
Con, Vân Du, Sông Lô, với diện tích khoảng 3000ha. Sau khi giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước, vành đai trồng cam quýt được trải dài từ Bắc
tới Nam. Theo thống kê của FAO, tình hình sản xuất quả có múi ở nước ta từ
năm 2006 - 2010 như sau:
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất quả có múi ở Việt Nam từ năm 2006-2010

Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2006 64,000 100,938 646,000
2007 67,237 100,765 677,511
2008 65,956 106,151 700,132
2009 66,629 107,622 717,076
2010 63,500 118,425 752,000
(Nguồn: Thống kê của FAO, 2012) [12]
Sự phân bố vùng trồng cây có múi ở nước ta tập trung ở cả miền Bắc,
Trung và Nam với tổng diện tích năm 2010 là 63,500 nghìn ha. Trong đó, chia
làm 8 vùng sinh thái khác nhau trồng các loại cây có múi khác nhau. Phân bố
diện tích ở các vùng như: Đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây
Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,
vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Với tổng sản lượng
cam quýt năm 2010 đạt 752,000 nghìn tấn và năng suất trung bình đạt
118,425 tạ/ha.
Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam:
- Vùng cam quýt miền núi và trung du phía Bắc:
14
15
Bao gồm các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Sơn La, Tuyên Quang Khu vực này thuộc vùng á nhiệt đới chủ yếu là vùng
núi cao và có độ cao so với mặt nước biển là 300m cho nên khí hậu phân mùa
rất rõ rệt. Đất đai của vùng khá đa dạng, đất mùn đá vôi là loại đất khá điển

hình ở đây rất thích hợp để phát triển cây cam quýt. Nhìn chung, miền Bắc
Việt Nam có tiềm năng lớn về đất đai cũng như khí hậu để phát triển nghề
trồng cam quýt.
Tuy nhiên, cam quýt ở phía Bắc còn những hạn chế cơ bản sau: Địa hình
đất dốc, lượng mưa phân bố không đều làm đất nhanh bị nghèo kiệt do rửa trôi,
xói mòn. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở một số tỉnh còn hạn
chế Nếu khắc phục được những trở ngại trên thì vùng này sẽ trở thành vùng
sản xuất quan trọng với cam quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung.
- Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền Trung:
Gồm các tỉnh như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Đây là vùng
trồng cam quýt có ưu thế về tiềm năng đất đai được nhà nước đầu tư xây dựng
các nông trường. Do đó ở đây, có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có
kinh nghiệm. Tuy nhiên, khí hậu của vùng tương đối khắc nghiệt như mưa về
mùa nóng, khô về mùa đông. Nên phần nào hạn chế đến sự sinh trưởng và
phát triển của cam quýt. Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật không ổn định
và đồng đều giữa các địa phương trong vùng cũng ảnh hưởng đến sự phát
triển của nghề trồng cam quýt.
- Vùng trồng cam quýt Đồng bằng Sông Cửu Long:
Bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Vùng
trồng cam quýt sông Cửu Long có lịch sử trồng cam quýt lâu đời gắn liền với
lịch sử khai hoang vùng này. Trình độ của người dân trong vùng về trồng cam
quýt khá cao đặc biệt là chế độ chăm sóc như: Khắc phục hiện tượng ra hoa
cách năm, điều khiển quá trình ra hoa sớm hay muộn, trồng với mật độ hợp lý
tận dụng tối đa ánh sáng, dinh dưỡng, nước, khoảng không gian tạo sự cân
bằng khá hoàn chỉnh giữa cây với môi trường sinh thái vùng đồng bằng.
15
16
Đây là vùng sản xuất cam quýt có diện tích và sản lượng lớn nhất cả
nước. Vùng cam quýt đồng bằng Sông Cửu Long tập trung giống khá phong
phú như cam giấy, cam sành, cam mật, bưởi đường, bưởi long tuyền, bưởi

Năm Roi, Đặc biệt là giống bưởi Năm Roi quả to vừa phải, ngọt, vị chua
nhẹ, không hạt phù hợp cho xuất khẩu.
Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu long phát triển mạnh mẽ nhờ khí
hậu, đất đai phù hợp với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, vùng cam
quýt này còn một số khó khăn là nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao,
thời tiết nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh phá hoại nhiều làm giảm năng
suất và chất lượng quả.
2.3.2.2. Tình hình tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới, hiện nay bưởi ở nước
ta không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều
nước khác. Năm 2009, nước ta xuất khẩu ra nước ngoài 1246 tấn bưởi trị giá
33 nghìn USD. So với năm 2005, số lượng bưởi nước ta xuất khẩu tăng 49 lần
và giá trị thu được tăng lên 33 lần.
Bảng 2.5. Tình hình xuất nhập khẩu bưởi ở Việt Nam
Năm
Xuất khẩu số lượng
(tấn)
Xuất khẩu giá trị
(1000 USD)
2005 25 33
2006 256 205
2007 256 693
2008 1009 900
2009 1246 1152
Nguồn: Thống kê của FAO, 2012) [12]
* Tình hình sản xuất bưởi của tỉnh Cao Bằng
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường trong
những năm qua, cây ăn quả ở Cao Bằng đã có những bước phát triển đáng kể.
Dưới hình thức phân tán và tập trung trang trại thì toàn tỉnh đã trồng trên
16

17
2299 ha cây ăn quả nằm rải rác ở 11 huyện, thị xã và diện tích trồng đang dần
tăng qua các năm (theo số liệu thống kê của FAO).
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất bưởi ở Cao Bằng
Năm
Vùng
2008 2009 2010
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Cả tỉnh 255 884 264 876 265 912
Bảo Lâm 35 139 40 155 40 142
Bảo Lạc 30 95 30 93 34 99
Hạ Lang 9 19 8 16 8 18
Hòa An 37 105 33 99 32 88

Nguyên Bình 46 105 44 101 43 119
Thạch An 28 104 30 82 29 103
Quảng Uyên 14 76 14 69 14 84
Thông Nông 14 70 14 71 13 63
Các huyện khác 42 171 51 208 52 196
(Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cao Bằng)
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng và diện tích cây bưởi so với mấy năm
trước đây ngày một tăng. Theo thông kê của Sở NN&PTNT Cao Bằng, từ
năm 2008 đến năm 2009, diện tích và sản lượng bưởi đều giảm nhưng đến
năm 2010 diện tích và sản lượng bưởi tăng lên. Do một số huyện thay đổi cơ
cấu cây trồng dẫn đến việc thay đổi diện tích và sản lượng bưởi. Năm 2008,
diện tích bưởi toàn tỉnh là 255 ha với sản lượng 884 tấn nhưng đến năm 2010
diện tích là 265 ha và sản lượng đạt 912 tấn.
Diện tích và sản lượng lớn của vùng tập trung ở huyện Bảo Lâm, Bảo
Lạc, Hòa An, Nguyên Bình. Diện tích trồng lớn nhất là Nguyên Bình với diện
tích là 43 ha với sản lượng là 119 tấn. Còn đứng đầu về sản lượng của vùng là
17
18
huyện Bảo Lâm với diện tích 40 ha và đật sản lượng 142 tấn (2010). Còn khu
vực thị xã Cao Bằng có diện tích là 7 ha đạt sản lượng là 42 tấn.
Tóm lại: trong những năm gần đây diện tích bưởi của nước ta có biến
động tăng - giảm nhẹ, nhưng năng suất bưởi có xu hướng tăng nên sản lương
liên tục tăng qua các năm, đặc biệt đã hình thành một số vùng trồng bưởi hàng
hóa cho xuất khẩu như bưởi da xanh ở Mỏ Cày – Bến Tre. Thời gian gần đây
bưởi da xanh là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các tỉnh miền nam (Việt
Nam), với số lượng xuất khẩu và giá trị liên tục tăng theo năm đã thu về
nguồn ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế nước nhà. Đó là cơ sở để chúng tôi
nghiên cứu giống bưởi quý có giá trị là giống bưởi Sa Điền.
18
19

Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: nghiên cứu giống Bưởi Sa Điền (Trung Quốc) và giống
bưởi Phục Hòa - Cao Bằng sau trồng 9 tháng tuổi.
- Phạm vi nghiên cứu: so sánh khả năng sinh trưởng và chống chịu
sâu bệnh của giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc) và giống bưởi Phục Hòa
tại Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 01/07/2011 - 30/12/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao bằng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện sản xuất bưởi của thị xã Cao Bằng
- Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của giống bưởi Sa Điền (Trung
Quốc) và giống bưởi Phục Hòa (Cao Bằng)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp hiện hành của Viện Rau quả trung ương
ấn hành.
3.3.1. Điều kiện thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí trên vườn của Công ty Cổ phần Giống cây
trồng Cao Bằng, ở Km 13, quốc lộ 3 (Cao Bằng – Thái Nguyên) vườn thí
nghiệm rất bằng phẳng, thuận tiện cho tưới tiêu và có cùng điều kiện chăm
sóc như nhau.
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gốm 2 công thức với 3 lần nhắc lại, mỗi lấn nhắc lại 10
cây. Tổng số cây thí nghiệm là 60 cây (2 x 3 x 10). Khoảng cách giữa các cây
là 4 m x 4m, diện tích thí nghiệm là 960m
2
.
Công thức 1: giống bưởi Sa Điền (Trung Quốc)
Công thức 2: giống bưởi Phục Hòa (Cao Bằng)

3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
+ Tình hình ra lộc:
- Thời điểm ra lộc: khi có 10% tán cây xuất hiện lộc
19
20
- Thời gian lộc rộ: khi cây có 50% tán cây xuất hiện lộc
- Thời gian kết thúc: Khi > 80% tán cây ngừng ra lộc.
+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm): mỗi cây đo 2 - 4 lộc đại
diện. Đo từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng tận cùng, 5 ngày đo một lần.
+ Tổng số lộc/cây: đánh dấu để đếm toàn bộ số lộc/đợt/cây.
+ Kích thước (độ dài, đường kính) và số lá/cành lộc đã thành thục: mỗi cây
theo dõi 4 cành đại diện khi đã thành thục, quay về 4 hướng; đo chiều dài từ gốc
cành đến mút cành; đo đường kính ở vị trí gốc cành và đếm số lá.
+ Khả năng tăng trưởng hình thái cây:
- Chiều cao cây (cm): cố định một vật cứng sát gốc cây. Đo bằng thước
dài, đặt một đầu sát mặt đất đo đến đỉnh tán cây.
- Đường kính tán (cm): đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo
hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình.
- Đường kính gốc thân (cm): đo bằng thước Palme, đo cách mặt đất 10 cm.
+ Đặc điểm hình thái lá cây: theo dõi mỗi đợt lộc một lần khi lộc đã
thành thục. Mỗi công thức quan sát và đo 30 lá.
+ Khả năng phân cành: quan sát và đếm số cành cấp I, cấp II trên mỗi cây.
+ Theo dõi tình hình sâu và bệnh hại trên vườn thí nghiệm: theo dõi
phương pháp theo dõi sâu bệnh hại của Viện Bảo vệ thực vật: quan sát trực
tiếp trên vườn thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại và mức độ
hại của sâu, bệnh hại chính.
- Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng):
Phân theo 3 cấp hại như sau:
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 lộc, cây).

Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 lộc, cây).
- Đối với sâu đục thân: theo dõi số lỗ đục/cây và phân thành 3 cấp:
Cấp 1: Nhẹ (cây có 1 - 2 vết đục trên thân hoặc 1 cành bị héo, cây vẫn
xanh tốt).
20
21
Cấp 2: Nhẹ (cây có 3 - 5 vết đục thân hoặc 2 đến 4 cành bị đục, cây
phát triển trung bình).
Cấp 3: Nặng (dùng tay lắc nhẹ, cây bị gẫy do vết đục của sâu, tán cây
vàng héo).
- Đối với bệnh loét sẹo cam, quýt: theo dõi tỷ lệ bộ phận bị bệnh (cành,
lá, lộc, quả, chùm hoa) so với số cành, lá, lộc điều tra
Theo dõi vào thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng. Sau đó phân cấp
hại dựa vào tỷ lệ bị bệnh:
Cấp 1: Vết bệnh đến 5% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 3: > 5 - 10% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 5: > 10 - 15% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 7: > 15 -20% diện tích lá, quả có vết bệnh.
Cấp 9: > 20% diện tích lá, quả có vết bệnh.
3.3.4 Tổng hợp, tính toán số liệu
Theo phương pháp số học thông dụng và sử dụng phần mềm Excel hỗ trợ.
21
22
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất bưởi của tỉnh
Cao Bằng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Thị xã Cao Bằng

có tổng diện tích nhỏ, được bao bọc xung quanh bởi huyện Hòa An. Tổng
diện tích đất tự nhiên của thị xã là 10760,93 ha, có 8 đơn vị hành chính. Trong
đó, có 4 phường Sông Hiến, Sông Bằng, Tân Giảng, Hợp Giang và 4 xã
Ngọc Xuân, Đề Thám, Hòa Chung, Duyệt Trung. Thị xã Cao Bằng là trung
tâm giao lưu kinh tế-văn hóa chính của các huyện trong tỉnh.
* Điều kiện khí hậu, thời tiết
Điều kiện khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh
trưởng, phát triển của các loại cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng.
Nếu điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ tạo cho cây sinh trưởng, phát triển
tốt, từ đó sẽ tạo tiền đề cho năng suất cao, ngược lại nếu điều kiện thời tiết,
khí hậu không thuận lợi sẽ làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém dẫn đến
sâu bệnh phá hoại nhiều, từ đó, làm cho cây giảm năng suất, sản lượng và
phẩm chất của giống.
Khi tìm hiểu về điều kiện thời tiết khí hậu tỉnh Thị xã - Cao Bằng,
chúng tôi có bảng số liệu 4.1
Thị xã Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới Bắc Á. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa Đông
(từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 9. Tháng 4
và tháng 10 là tháng chuyển tiếp khí hậu giữa hai mùa. Yếu tố nổi bật của khí
hậu là nhiệt độ và ẩm độ.
- Nhiệt độ: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa mùa Hè và mùa Đông lên tới
30
0
C. Nhiệt độ thấp nhất là 1
0
C và cao nhất là 38
0
C. Nhiệt độ trung bình năm
2011 là 27,3
0

C, nhiệt độ cao nhất của năm là 34,2
0
C, nhiệt độ thấp nhất của năm
là 18,5
0
C. Theo Trần Như Ý và cộng sự [6] thì cây ăn quả có múi sinh trưởng tốt
22
23
trong điều kiện nhiệt độ 12 – 35
0
C, thích hợp nhất là tư 23 - 29
0
C.Đối chiếu với
nhiệt độ thị xã Cao Bằng thì hoàn toàn phù hợp với cây bưởi.
Bảng 4.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu của thị xã Cao Bằng năm 2011
Chỉ tiêu
Tháng
Tổng lượng
mưa (mm)
Ẩm độ
trung bình
(%)
Nhiệt độ
trung bình
(
0
C)
Nhiệt độ
tối
thấp

(
0
C)
Nhiệt độ
Tối
cao
(
0
C)
1 125,5 85 20,3 13 27,2
2 19,0 74 25,6 14,6 35,4
3 84,6 81 20,7 13,8 32.3
4 98,7 80 28 18 35,6
5 250,0 85 30 22,6 37
6 305,0 86 32,1 24,1 36,7
7 228,3 85 33,6 25,1 38
8 212,0 86 31 23,9 35,7
9 260,8 86 32 22 37
10 58,5 79 27,2 18,5 34,5
11 52,0 77 27,2 16 33
12 40,0 74 19,4 10,2 27,5
Trung bình 144,5 81.5 27,3 18,5 34,2
- Lượng mưa: Lượng mưa trong khu vực không trải đều theo thời gian và
hầu như chỉ tập trung vào các tháng mùa hè. Lượng mưa trung bình năm 2011 là
1734,1 mm. Theo Trần Như Ý và cộng sự [6] lượng mưa thích hợp cho cây ăn
quả có múi từ 1900 – 2400 mm/năm; Theo Trần Đăng Thổ và công sự [11]
lượng mưa thích hợp cho cây bưởi Sa Điền từ 1400 – 2000 mm/năm.Như vậy
lượng mưa trung bình năm của tỉnh Cao Bằng (1734,1 mmm/năm)) là rất thích
hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. Tuy nhiên lượng mưa phân bố
không đồng đều giữa các vùng và các mùa, điển hình từ tháng 5 – 9 lượng mưa

23
24
rất lớn (dao động từ 212 – 305 mm/tháng), từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau
lượng mưa lại quá thấp. Do vậy, sản xuất bưởi cũng như các loại cây ăn quả có
múi khác cần phải thiết kế hệ thống tiêu thoát nước tốt và có biện pháp giữ ẩm
vào mùa khô.
- Gió: Hướng gió thổi là hướng Đông Bắc, thỉnh thoảng có gió lốc. Một
năm có 1-2 lần gió lốc, kèm theo mưa lớn hoặc mưa đá. Gây thiệt hại lớn cho
sản suất nông nghiệp.
- Điều kiện thủy văn: Do đặc điểm cấu trúc địa hình của huyện có các
con sông như là sông Bằng Giang, Sông Hiến, sông Hoàng Ngà, Các con
sông này đều chảy từ biên giới Việt Trung chảy qua địa bàn thị xã rồi chảy về
trung Quốc.
Ngoài ra, thị xã còn có các hệ thống sông suối nhỏ, phân bố dải rác trên
khắp địa bàn. Nhìn chung, các con sông đều đã được khai thác phục vụ đời
sống và sản suất của nhân dân. Thủy chế của các sông suối mang đặc trưng
của sông suối miền núi, khá phức tạp mùa mưa lượng mưa dồn nhanh vào các
con sông chính tạo nên dòng chảy lớn và siết. Mưa to cuốn trôi một lượng lớn
phù sa, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
* Điều kiện đất đai và địa hình
Địa hình của thị xã Cao Bằng thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam với độ cao trung bình trên 200m so với mực nước biển. Địa hình của thị
xã Cao Bằng gồm nhiều núi đất, núi đá rải rác bao bọc thị xã. Trong đó, địa
hình núi đất chiếm khoảng 55% diện tích tự nhiên của toàn thị xã, có độ cao
hơn 300m so với mực nước biển. Thị xã có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa có diện tích khoảng 180 ha, được phân bố dọc theo bờ các
con sông suối.
- Đất xám có diện tích 650,41 ha, đất tích vôi 600,35 ha, được phân bố
ở các xã, phường trong thị xã.
- Đất bị xói mòn, rửa trôi khoảng 459,33 ha. Ngoài ra, thị xã còn có

một số diện tích đất sông suối và mặt nước khác.
4.1.4. Tình hình sản xuất cây ăn quả của thị xã Cao Bằng
Trong những năm qua, được sự ưu đãi của điều kiện khí hậu, đất đai
cùng với sự hỗ trợ của tỉnh. Thị xã Cao Bằng đã hình thành các vùng trồng
24
25
cây ăn quả, với nhiều loại cây khác nhau như Mận, Nhãn, Bưởi… Nhiều cây
ăn quả mang tính chất hàng hóa đã được hình thành và mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho người dân. Việc trồng cây ăn quả đã và đang được người dân chú
trọng và phát triển trở lại.
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại quả chủ yếu của
thị xã Cao Bằng
Chỉ tiêu Năm Tổng Cam Quýt Bưởi Vải Nhãn Xoài
Diện tích
(ha)
2007 34,3 2,5 2,0 5,3 12,0 11 1,5
2008 36,9 2,6 2,6 5,8 12,3 12 1,6
2009 37,85 2,6 2,65 5,9 12,5 12,2 2,0
Năng suất
(tạ/ha)
2007 171,9 22,5 23,0 47,4 32,0 33 14,0
2008 174,0 23,0 25,0 47,0 33,0 32 13,5
2009 171,6 23,0 25,5 46,5 32,4 31,2 13
Sản lượng
(tấn)
2007 172,9 1,1 1,2 26,0 78 66 0,6
2008 175,1 1,2 1,2 26,0 78 68 0,7
2009 175,6 1,1 1,3 27,0 78,5 67 0,75
Nguồn:(thống kê của UBND tỉnh Cao Bằng)
Qua bảng 4.2 ta thấy: Trong những năm gần đây diện tích các loại cây

ăn quả đều có xu hướng tăng dần theo thời gian, điều này chứng tỏ thị xã Cao
Bằng đang quan tâm mở rộng sản xuất cây ăn quả, tuy nhiên tổng diện tích
các loại quả vẫn còn khiêm tốn. Trong các loại quả thì vải và nhãn được tròng
nhiều nhất với 24,7 ha (năm 2009), chiếm 34.8% diện tích trồng cây ăn quả
của thị xã. Diện tích các loại quả có múi không nhiều và bưởi được trồng với
diện tích lớn nhất, năm 2009 diện tích tròng bưởi của thị xã là 5,9 ha chiếm
8,3 diện tích trồng cây ăn quả của toàn thị xã.
4.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bưởi thí nghiệm
4.2.1. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc
Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc là một trong những chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng của giống. Hàng năm các đợt lộc
mà ra nhiều, ra sớm và ra nhiều đợt lộc, kích thước lộc lớn và nhiều lá
25

×