Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Download Đề cương ôn tập môn CÔNG NGHỆ KHOAN DẦU KHÍ Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.68 KB, 14 trang )

Câu 1:Căn cứ vào đâu để chọn chiều cao tháp khoan?
tháp khoan được đặc trưng bởi chiều cao,sức chịu tải,kích thước sàn làm việc dưới đất và sàn
làm việc trên cao.vật liệu chế tạo thép là thép chuyên dùng.
thông thường tải trọng làm việc càng lớn thì tháp có chiều cao càng tăng cho phép kéo thả
được cần dựng dài,giảm được thời gian nâng thả.tuy vạy tháp càng cao cũng có điều bất lợi vì
cần dựng dài quá dễ bị uốn cong khi dựng thẳng đứng do trọng lượng bản thân,ren zamốc đầu
cần đặt trên giá đỡ dễ bị biến dạng .Hơn thế nữa còn tăng vốn đầu tư giá thành xây lắp.
thực tế người ta chế tạo tháp theo tiêu chuẩn như sau:




tháp cao 28m cho các giếng sâu 1200:-1300m
tháp cao 41:- 42m cho các giếng sâu 1300:-3500m
tháp cao 53m cho các giếng sâu >3500m

vì vậy khi chọn tháp khoan theo tiêu chuẩn tải trọng thẳng đứng và chiều cao của tháp.Hai
tiêu chuẩn này phụ thuộc vào chiều sâu của giếng.giếng càng sâu thì tháp càng cao để giảm
thời gian kéo thả,tăng tốc đọ thi công giếng khoan.tuy vậy để đảm bảo an toàn tháp chỉ cao vs
giá trị nào đó.

Câu 2:Điều kiện cần và đủ để choong khoan phá hủy đất đá đáy
giếng?
Để tăng hiệu quả cắt và tăng tốc độ khoan trong đá mềm người ta sẽ bố trí các chop xoay lệch
trục so vs trục của choong.các răng của choòng được chế tạo theo những hình dạng khác
nhau.cụ thể loại răng thép để khoan trong đá mềm có tốc độ quay cao.bề mặt răng đều được
phủ lớp cacbuavonfram để tăng độ cứng và chống mòn.các loại choong khoan trong đá mềm
có răng dài,nằm xa nhau để tạo điều kiện tăng chiều sâu cắm ngập vào đất đá và phá vỡ các
mảng lớn.các choong khoan trong đất đá cứng trung bình và nửa cứng thì các răng bố trí gần
nhau hơn.
răng cũng có các góc hơi lớn hơn để chịu tải trọng lớn đủ để thắng sức kháng nén của đá.đối


vs đất đá thì choong cần phải có răng vững chắc,nằm gần nhau,chóp xoay lớn để chịu tải
trọng lớn .ngày nay nhờ tiến bộ của ngành luyện kim và hình dạng các răng nhọn định hình
cho phép chế tạo ra các loại choong phù hợp vs phần lớn các loại đất đá khi khoan.


Câu 3:sự khác biệt giữa phương pháp khoan roto và khoan tuabin?
*khoan tuabin:Đặc điểm của khoan tuabin là tốc độ quay của choong luôn thay đổi tùy theo
tải trọng và độ cứng của đất đá khoan qua.mômen quay choong và tốc độ tỷ lệ nghịch vs
nhau,tải trọng tác dụng lên choong càng lớn tốc độ quay càng giảm.
ưu điểm:
- không phải chi phí công suất để quay cột cần khoan
- Do công suất của tuabin sinh ra được truyền trực tiếp lên choong nên choong có thể quay vs
vận tốc rất lớn.vì vậy có thể đạt vận tốc cơ học khoan cao so vs khoan roto
- cột cần khoan ít chịu tải hơn,ít mòn hơn nên giảm được sự cố về cần khoan trong quá trình
làm việc
- có thể sự dụng khoan tua bin để khoan giếng khoan xiên định hướng và khoan ngang rất
hiệu quả
- giảm tiếng ồn so vs khoan roto do đó cải thiện điều kiện lao động
nhược điểm
-tua bin làm việc vs số vòng quay lớn ít phụ hợp vs đa số loại choong chóp xoay(vì choong
chóp xoay làm việc vs tải trọng lớn,vòng quay nhỏ)
- vùng làm việc ổn định số vòng quay của tuabin hẹp,nếu ra khỏi vùng này tuabin ngừng hoạt
động
- cần có máy bơm công suất lớn để bơm chất lỏng xuống dẫn động tuabin,đặc biệt vs các
khoan giếng sâu việc này rất khó thực hiện
- việc điều chỉnh tốc độ quay của choong rất khó khăn phức tạp
- quá trình bảo dưỡng tốn nhiều thời gian hơn so vs bàn roto
* Khoan roto
- chức năng:
+ đóng vai trò là bộ truyền trung gian,biến chuyển động quay của trục nằm ngang thành

chuyển động quay của trục thẳng đứng để truyền mômen quay bên trên về mặt xuống choong
khoan
+ chịu tải trọng của bộ dụng cụ khoan và ống chống


+ tiếp nhận các phản lực từ đáy trong các quá trình khoan
ưu điểm
- kết cấu đơn giản ít phải bảo dưỡng
- thời gian cho sự chuẩn bị và kết thúc các thao tác trong quá trình kéo thả dụng cụ khoan và
tiếp cần rất nhanh gọn
nhược điểm
- không dùng để khoan lấy mẫu do phải kéo bộ dụng cụ khoan lên khỏi đáy khi tiếp cần nên
dễ làm vỡ mẫu sập thành giếng khoan trong đất đá không ổn định
- không sử dụng được vs tần số khoan cao
- gây ồn trong quá trình làm việc

Câu 4:máy bơm khoan thường là máy bơm loại nào?tại sao?
máy bơm khoan thường dùng là loại máy bơm YH Б-600A công suất 600kW,YH Б -950A
máy bơm của Uralmash,ba pittong công suất 950kW.
vì đặc trưng của loại máy bơm này là chỉ tiêu tối ưu của cơ cấu thanh truyền,việc chế tạo chắc
chắn phần cơ và phần thủy lực,được trang bị ổn áp ở đường vào và đường ra,có hệ thống bôi
trơn cho các chi tiết làm việc ,các van quay côngxon tạo thuận lợi cho việc thay thế chi tiết
phần thủy lực cũng như van an toàn tự động

Câu 5:định nghĩa thông số chế độ khoan?ảnh hưởng của chúng đến
hiệu quả công tác khoan?
Chế độ khoan là tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu khoan.
các yếu tố đó thường gọi là thông số chế độ khoan gồm:
- áp lực đáy (tải trọng lên choòng:Gc
-tốc độ quay của choòng ;n

-lưu lượng nước rửa: Q
- chất lượng nước rửa(tỷ trọng độ nhớt,độ thải nước.ứng suất cắt tĩnh,...)
chế độ khoan nào đạt đến chỉ tiêu cao nhất về khối lượng và chất lượng thì gọi là chế độ
khoan hợp lý (tối ưu).trong thực tế thường phải khoan lấy mẫu,khoan trong điều kiện phức


tạp(sập lỗ, mất nước...) hoặc khoan mở lỗ khoan lệch sang lỗ mới...chế độ khoan dùng trong
các trường hợp đó gọi là chế đọ khoan đặc biệt
***ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả công tác khoan:
-áp lực đáy:phá hủy đất đá ở đáy lỗ khoan là quá trình ấn đột của răng choong vào đất đá và
sự chuyển dời trên mặt phẳng đáy của choong khoan.độ ngập của răng choong phụ thuộc vào
tải trọng chiều trục độ cứng của đất đá hình dạng và độ mòn của răng.tải trọng càng lớn thì
chiều sâu ngập càng lớn.như vậy tải trọng càng tăng thì vận tốc cơ học càng tăng.
-số vòng quay:khi khoan bằng choong chóp xoay,nếu tăng số vòng quay nên n thì độ sâu
ngập của răng choong giảm xuống.ngược lại khi tăng số vong quay lên sẽ làm tăng số lần và
đập của răng choong xuống đất đá.Do đó,tùy thuộc vào yếu tố khác nhau sẽ làm tăng hiệu
suất làm việc của choong,nhưng lại làm giảm tuổi thọ của nó rất nhiều.
như vậy:khi tăng tốc độ quay của choong chóp xoay thì tốc độ cơ học khoan có thể tăng hoặc
giảm xuống tùy theo yếu tố nào có ưu thế hơng trong điều kiện đã cho.
Câu 6:khi tăng tốc độ quay choong(n)thì vận tốc động cơ học có tăng hay ko? câu 5 ở trên

Câu 7:căn cứ vào đâu để lựa chọn tỉ trọng dung dịch khoan ? giải
thích?
căn cứ vào :chế độ dòng chảyáp suất đấy,nhiệt độ,vận tốc cơ học,áp suất khoan,mùn khoan
áp suất đáy và nhiệt độ mà tính chất của dung dịch khoan thay đổi,ảnh hưởng không tốt đến
xác định tỷ trọng và độ nhớt của dung dịch khoan trên mặt cũng như trong điều kiện đáy
mùn khoan có tỉ trọng lớn hơn dung dịch khoan,cho nên mọi sự tích tụ mùn khoan trong
giếng khoan đều làm tăng thêm tỷ trọng của dung dịch khoan.áp suất khoan phụ thuộc
vàovận tốc cơ học ,năng suất bơm kích thước và sự phân bố hạt mùn
Vận tốc cơ học sẽ lớn thời gian khoan sẽ giảm.ảnh hưởng của tỷ trọng dung dịch được giải

thích bằng áp suất chênh lệch ở đáy làm mùn khoan khó tách ra và đất đá còn bị nén chặt nhất
lầ đất đá mềm

Câu 8:thế nào là khoan dưới cân bằng?để khoan cân bằng người ta
điều chỉnh thông số nào?
khoan dưới cân bằng là kỹ thuật khoan dưới áp suất cân bằng.1 số mỏ có xu hướng suy kiệt
áp suất,kèm theo hiện tượng mất dung dịch trầm trọng,nên cần áp dụng kỹ thuật này


dựa vào định nghĩa trên :để khoan cân bằng thì cần điều chỉnh áp suất cao lên đến trạng thái
cân bằng

Câu 9:tại sao nói dung dịch khoan có khả năng gia cố tạm thời
thành giếng?
Trong quá trình khoan do sự chênh lệch giữa áp suất cột dung dịch và áp suất vỉa mà 1 phần
nước tách ra khỏi dung dịch đi vào khe nứt,lỗ hổng của đất đá ở thành giếng và để lại trên
thành giếng những hạt keo.chúng liên kết vs nhau tạo thành lớp vỏ bùn ở thành giếng
khoan.lớp vỏ bùn này giống như 1 ống chống tạm thời giữ cho đất đá không bị sập lở.độ dày
và tính chất lớp vỏ bùn phụ thuộc vào chất lượng dung dịch.nếu dung dịch có chất lượng
tốt,chứa nhiều hạt keo chúng sẽ liên kết trật tự, chặt xít trên thành giếng khoan,tạo lớp vỏ bùn
mỏng nhưng rắn chắc,hạn chế nước thấm vào vỉa,ngăn sập nở bó hẹp thành giếng khoan.

Câu 10:vì sao trong công tác khoan khi nâng hạ cột cần khoan vs tốc
độ quá lớn thì dễ gây ra hiện tượng mất dung dịch hoặc sập nở
thành giếng khoan?
khi tốc độ quá lớn thì ảnh hưởng rất nhiều đến tải trọng đáy,lực ly tâm,lực uốn xoắn,áp
lực,...tải trọng đáy vượt quá giá trị tới hạn .những yếu tố trên có thể làm cho cột cần khoan
cong võng,bị mất ổn định thì tải vì thế định tâm không tốt,sai lệch sẽ va đập vào thành giếng
làm sập nở thành giếng hoặc mất dung dịch khoan
trong chuyển động quay,dưới tác dụng của lực ly tâm,nếu số vòng quay vượt quá giá trị tới

hạn thì sẽ rời khỏi vị trí thẳng đứng tạo ra cung uốn

Câu 11:Để khai thác dầu khí ngoài biển trong thực tế người ta sử
dụng các loại giàn nào?phạm vi ứng dụng?
ở biển tùy theo mực nước mà người ta sử dụng các loại giàn khoan khác nhau:
- xà lan khoan (badge)
-giàn tự nâng(jack-up)
-giàn bán tiềm thủy (semi-submersible)
-tàu khoan(drill-ship)
phạm vi ứng dụng:
->đối vs mực nước biển dưới 100m người ta có thể sử dụng các giàn khoan cố định


- xà lan được sử dụng trong các vung sông nước,biển nội địa,mặt nước yên tĩnh và nông(35m)
-giàn tự nâng người ta có thể khoan vùng nước sâu 20-120m
-các giàn bán tiềm thủy được sử dụng trong khoan thăm dò và khai thac trên vùng biển sâu từ
60 đến 1200m
-tàu khoan có thể vận hành có chiều sâu mức nước từ 30 đến 2000m,đôi khi đến 2800m

Câu 12.Trình bày các bộ phận chính của cột cần khoan, chức năng
mỗi bộ phận?
1. Cần chủ đạo:






Là khâu nối giữa cần khoan và đầu thuỷ lực.
Cần chủ đạo tạo lên một môi trường trung gian nhận chuyển động quay từ bàn Roto

truyền cho choòng qua một cột cần khoan.
Tạo tải trọng lên choong
Điều khiển hướng đi theo quỹ đạo giếng
Cho phép dung dịch tuần hoàn

2. Cần khoan:





Đây là bộ phận chính của cột cần khoan,
khâu nối giữa dụng cụ đáy và các thiết bị bề mặt
dẫn nước rửa cho động cơ tubin
truyền tải trọng cho choong, kéo thả dụng cụ khoan.

3. Za mốc nối cần khoan:






Dùng để nối các đoạn cần khoan với nhau
Za mốc nối cần khoan gồm 2 chi tiết: za mốc đực và za mốc cái.
Việc dùng đầu nối za mốc nhằm mục đích:
Bảo vệ ren cần khoan bởi vì chúng bị mài mòn rất nhanh do tháo lắp liên tục
Giảm thời gian tháo vặn cần khoan vì bước ren za mốc lớn hơn bước ren của cần.

4. Cần nặng:





Cần nặng được lắp trên choòng khoan, nhằm giữ hướng thẳng đứng phần dưới của lỗ
khoan nhờ độ cứng vững của nó lớn hơn cần khoan và khe hở cũng bé hơn.
Dùng để truyền tải trọng cho choòng khoan bằng một phần trọng lượng của nó.
Không nhiễm từ: trong các loại thiết bị sử dụng từ.


5. Đầu nối chuyển tiếp:



Là đầu nối giữa những chi tiết có đường kính khác nhau với nhau.
Nhóm đầu nối chuyển tiếp trung gian để nối các phần trong cột cần khoan như giữa
cần khoan và cần nặng, giữa cần nặng có đường kính khác nhau với nhau, giữa cần
nặng và choòng v.v.

6. Định tâm cần khoan:






Đinh tâm là một chi tiết của bộ dụng cụ dùng để định tâm cột cần khoan tại vị trí đặt
định tâm.
Công dụng:
Ngăn ngừa sự cong lệch giếng khoan khi thi công.

đảm bảo sự đông trục giữa cột cần khoan và giếng khoan đặc biệt trong khoan tuabin.
Định tâm được đặt ở phần nén bộ dụng cụ, trong vị trí cần nặng có xu hướng bị uốn và
định tâm thực hiện vai trò như trụ đỡ trung gian.

7 – MWD : Bộ thiết bị đo trong khi khoan
8 – BHA: Bộ khoan cụ đáy

Câu 13. Nguyên tắc thiết kế cấu trúc ống chống, hãy vẽ cấu trúc
giếng có 2 cột ống chống trung gian?
1, Nguyên tắc:
 Cần tính đến các điều kiện phức tạp địa chất công nghệ, điều kiện môi trường làm việc.
 Các điều kiện thiết yếu có thể trình bày như sau: Tính toán lựa chọn chiều dày thành
ống £ và nhóm độ bền vật liệu (mác thép) Mt của ống chống khi đã biết đường kính
ống Doc, chiều dài ống Loc, đã biết giá trị áp suất dư ngoài và áp suất dư trong
 Tính toán độ bền kéo của ống chống cho hợp lý:
 Ống chống đạt độ bền kéo khi thỏa mãn đk:
N3 = QK / QT ≥ 1,3
Trong đó: tải trọng kéo đứt mối nối: QK
Hệ số an toàn kéo của mối nối: N3
Tải trọng lớn nhất tác dụng lên mối nối của cùng 1 cột ống chống.



Tính toán ứng lực tới hạn bóp méo ống chống:
Ống chống đạt độ bền về bóp méo khi thỏa mãn đk:
N1 = Pbm / Pdn ≥ 1,3


Trong đó: Pbm: áp suất làm bóp méo ống chống
N1: hệ số an toàn đối với áp lực dư bên ngoài

Pdn: áp suất dư bên ngoài cột ống chống.




Tính toán ứng lực gây nổ ống:
Ống chống đạt độ bền nổ khi thỏa mãn đk:
 N2 = Pno / Pdt ≥ 1,3

Trong đó: Pno : áp suất nổ ống chống
Pdt : P dư bên trong cột ống
N2 : hệ số an toàn với áp lực dư bên trong

Câu 14. Làm sạch và vận chuyển mùn không tốt ảnh hưởng thế nào
đến quá trình phá huỷ ở đáy? Em hãy đề xuất 2 phương án để tăng
hiệu quả làm sạch và vận chuyển mùn khoan?
1 – Ảnh hưởng thế nào đến quá trình phá huỷ ở đáy:
 Do trọng lượng bản thân, các hạt mùn khoan lắng xuống gấy ra hiện tượng kẹt lỗ
khoan.
 gây hiện tượng bó hẹp thành lỗ khoan nhất là đối với các tầng sét
 làm cho độ nhớt của dung dịch khoan tăng cao, khiến choong nhanh bị mòn do nhiệt
độ vỉa cao, độ ma sát của choong với đất đá lớn do không được bôi trơn tốt.
 tốc độ cơ học khoan giảm do mùn đọng dưới đáy nhiều.
2 - phương án để tăng hiệu quả làm sạch và vận chuyển mùn khoan:
 Rửa sạch đáy lỗ khoan - kịp thời đưa mùn khoan lên mặt đất theo khoảng không vành
xuyến giữa thành lỗ khoan và cần khoan:
 Năng suất máy bơm lớn, lượng dung dịch bơm vào đáy lỗ khoan càng nhiều, đáy lỗ
khoan rửa sạch thì tốc độ khoan càng tăng.
 Dung dịch có độ nhớt thấp, độ linh động cao càng làm sạch đáy lỗ khoan.


Câu 15: Độ dày vỏ sét càng mỏng càng tốt hay càng dày càng tốt?
Để điều chỉnh nó người ta điều chỉnh thông số nào?


1 - Độ dày vỏ sét càng mỏng càng tốt: tránh được hiện tượng bó hẹp thành lỗ khoan, nếu
vỏ sét càng dầy thì sẽ làm thu hẹp đường kính lỗ khoan, khi kéo cần khoAn lên thì chúng bị
dồn lại ngày càng nhiều dẫn đến kẹt cần khoan.
2 - điều chỉnh thông số: dùng dung dịch sét có chất lượng cao, tạo lớp vỏ sét mỏng chặt sít
trên thành lỗ khoan, ( nên dùng dung dịch sét có thông số độ thải nước phù hợp với các yếu
tố trong quá trình khoan)

Câu 16: .Trong khoan định hướng người ta thường sử dụng phương
pháp khoan nào? Tại sao?
1 - thường sử dụng phương pháp khoan: Dùng động cơ đáy, thường sử dụng hơn cả là
phương pháp khoan định hướng bằng tuốc bin.
2 – Tại vì:






Trong phương pháp này thì cột cần khoan k quay, nên cột cần khoan chịu tải nhẹ, ứng
suất uốn có giá trị nhỏ nên hạn chế tình trạng đứt cân khoan.
Cho phép khoan ở độ sâu lớn
Cột cần khoan k quay làm giảm sự mài mòn cho các bộ phận của cột cần khoan và
cácc chi tiết quay trên mặt
Do sử dụng động cơ đáy nên dễ điều chỉnh hướng của mũi khoan
Có thể đạt vận tốc cơ học khoan cao


→ thường được sử dụng trong khoan định hướng với năng suất cao và tiến hành dễ dàng.




Ngoài ra còn các phương pháp cũng đem lại hiệu quả khá cao nhưng ít được sử dụng
như: khoan nghiêng bằng Rô tơ; khoan nghiêng định hướng bằng tua bin; khoan định
hướng bằng phương pháp khoan Rô tơ
Định vị trong khi khoan hiện đang được sử dụng rộng rãi trong việc khoan giếng dầu.
Hầu như tất cả các giếng khoan hiện nay đều ứng dụng phương pháp này để khoan
định hướng. Nó có vai trò hết sức quan trọng trong công tác điều chỉnh giếng khoan đi
đúng theo những vỉa sản phẩm mỏng.

Câu 18. Thế nào là mở vỉa? yêu cầu của công tác mở vỉa?
1 – Mở vỉa:
 Bắn mở vỉa là qui trình đục thủng các lỗ trên thành ống chống, vành đá ximăng và
thông sâu vào thành hệ nhằm tạo kênh dẫn vào đáy giếng.




Để có dòng sản phẩm,phải tạo kênh dẫn liên thông từ vỉa vào đáy giếng khai thác.
Theo kênh dẫn này, chất lưu sẽ đi vào giếng.

2 – yêu cầu công tác mở vỉa:
 Bắn mở vỉa sao cho hợp lý sẽ dẫn tới sản lượng khai thác lớn nhưng vẫn duy trì áp suất
vỉa và tăng hệ số thu hồi dầu.










làm giảm độ thấm xung quanh lỗ bắn. Sự giảm độ thấm này chủ yếu do sự bít nhét các
mảnh vụn trong q trình bắn mở vỉa. Vì vậy, chú ý nhất là làm thế nào để làm sạch
những vật liệu vụn còn sót lại bít nhét trong các lỗ bắn phá.
xác định các thông số bắn mở vỉa một cách chính xác nhất có thể:
Mật độ lỗ bắn
Chiều sâu xâm nhập
Đường kính lỗ bắn
Góc pha

Câu 19. Mục đích và yêu cầu của việc trám xi măng giếng khoan
1 – Mục đích:
 Trám xi măng là bơm vữa xi măng thích hợp ở một chiều sâu nào đó của
giếng khoan hoặc trong khoảng không hình xuyến giữa thành giếng khoan và
cột ống chống
 Cách ly tầng khai thác với các tầng lân cận.
 Đảm bảo chắc chắn về mặt cơ học cột ống chống trong thành hệ.
 Bảo vệ cột ống chống khỏi rỉ sét, hư hại do các chất lỏng có trong các
tầng đất đá khoan qua.
 Tạo đáy kín cho các thiết bị kiểm tra và an toàn lắp đặt ở đầu giếng.
 Trám ximăng dưới áp suất gọi là trám lèn chặt, trong các giếng khoan, ống
chống đôi khi được đục thủng nhằm mục đích:
 Phun ximăng thêm qua lỗ đục thủng để gia cố hoặc tu sửa việc trám ximăng
một giai đoạn của các cột ống này.
 Bịt một tầng chứa đã khai thác hết.

 Cách ly một lớp của các vùng lân cận nhằm mục đích hạn chế tỷ lệ nước
hoặc khí đồng hành trong khai thác dầu.
 Trong khi khoan, người ta còn đặt các nút trám ximăng ở giếng khoan trần
nhằm mục đích:
 Bít nước vỉa xâm nhập, cô lập các vùng làm mất dung dịch khoan.
 Làm cầu xi măng để khoan xiên giếng mới.




Tuân thủ các qui trình hủy giếng khoan.

2 Yêu cầu:






Vữa ximăng được bơm trực tiếp vào ống hoặc qua cột cần khoan và ép trực tiếp vào
khoảng không hình xuyến giữa phần ngoài của cột ống và thành giếng khoan qua cột
ống trám xi măng hoặc qua cột cần khoan sao cho cột vữa xi măng này dâng lên đến
một chiều cao xác định trước.
Vữa ximăng thường được trộn trên mặt đất một cách liên tục, sau đó được bơm bằng
bơm pittông cao áp để ép vữa vào trong giếng khoan.
Việc điều chỉnh tỷ trọng vữa ximăng được thực hiện nhờ thay đổi lưu lượng nước chảy
về bể trộn. Ximăng khô được cung cấp nhờ phương pháp trọng lực từ một tháp silô.
Các thiết bị trám ximăng giếng khoan biển hiện đại còn có thiết bị cung cấp ximăng
bằng đường ống dẫn thấp áp đến bể trộn.


Câu 20.Chức năng nhiệm vụ của bàn Roto?








Đóng vai trò là bộ truyền trung gian, biến chuyển động quay của truc nằm ngang thành
chuyển động quay của trục thảng đứng (cột cần khoan) để truyền momen quay từ trên
bề mặt xuống choong khoan.
Thân rôto chịu tải trọng của bộ dụng cụ khoan hoặc ống chống và truyền cho nền móng
Tiếp nhận các phản lực từ đáy trong quá trình khoan
Trong công tác khoan dầu khí tùy theo yêu cầu mà có thể thiết kế truyền động cho roto
bằng 2 phương án: dùng động cơ dãn động riêng hoặc từ hộp tốc độ của bộ tời qua bộ
truyền xích hay các đăng.
Kích thước danh nghĩa được đặc trưng bằng đường kính lôc bàn Roto trong đó đặt ống
lỗ vuông để treo bộ khoan cụ và làm quay đầu vuông dẫn khi quay

Câu 21. So sánh ưu và nhược điểm giữa 2 phương pháp khoan Roto
và Top driver
1 Ưu điểm top drive: 

Không phải dùng cần chủ đạo.










2

Thao tác lắp với bộ khoan cụ làm việc ở mọi độ cao.
Có thể tiếp cần dựng.
Làm quay bộ khoan cụ khi nâng và tuần hoàn dung dịch.
Lấy lõi khoan dài.
Không cần tháo rời bộ khoan cụ giữa hai giếng khoan khai thác khi việc dịch chuyển
thiết bị khoan có thể thực hiện với tháp khoan đứng và cần dựng trong tháp.
Có khả năng tác động ngẫu lực tĩnh trong thời gian không xác định.

Nhược điểm:
 Phải lắp đặt một hệ thống dẫn hướng trong tháp để làm mất mômen cản.
 Phải gia cố kết cấu do có lực xoắn phụ.
 Phải có các ống mềm hoặc cáp tải điện phụ trong tháp khoan.
 Tăng đáng kể khối lượng ở trên cao.
 Tăng giá thành thiết bị và nhất là phải bảo dưỡng cẩn thận hơn nhiều so với hệ
thống bàn rôto và cần chủ đạo

Khoan Roto:
ưu điểm
- kết cấu đơn giản ít phải bảo dưỡng
- thời gian cho sự chuẩn bị và kết thúc các thao tác trong quá trình kéo thả dụng cụ khoan và
tiếp cần rất nhanh gọn
nhược điểm
- không dùng để khoan lấy mẫu do phải kéo bộ dụng cụ khoan lên khỏi đáy khi tiếp cần nên
dễ làm vỡ mẫu sập thành giếng khoan trong đất đá không ổn định

- không sử dụng được vs tần số khoan cao
- gây ồn trong quá trình làm việc

Câu 22.Các phương pháp ổn định cột cần khoan trong giếng khoan?
1 – Phương pháp ổn định cột cần khoan trong trường hợp có áp lực đáy làm mất ổn định:



Dưới tác dụng của một số tải trọng cần khoan có thể mất ổn định
Nói chung sự mất ổn định của cột cần khoan là do tải trọng đáy, lực ly tâm, lực uốn,
xoắn và áp lực... Quan trọng nhất vẫn do tải trọng đáy và lực ly tâm làm cho cột cần
tạo thành một đường cong trong không gian.







Trong quá trình khoan cần phải tạo áp lực đáy xuống choòng bằng một phần trọng
lượng của cột cần. Nếu tải trọng này vượt quá một giá trị tới hạn thì cột cần khoan sẽ bị
mất ổn định và bị võng ở phần dưới cột cần. Nếu cần khoan quay thì lực ly tâm còn hỗ
trợ thêm cho độ võng tăng lên.
Để nghiên cứu độ võng của cột cần khoan chúng ta chỉ đề cập đến tác dụng của tải
trọng chiều trục do trọng lượng riêng bản thân cột cần ở vùng giếng thẳng đứng.
Trong thực tế khi khoan tải trọng đáy được chọn lớn hơn rất nhiều so với tải trọng giới
hạn. Có thể nói rằng, cần khoan làm việc bị uốn võng. Nhưng độ võng cực đại bị giới
hạn bởi đường kính giếng khoan và đường kính cần nặng. Khi tải trọng đáy đạt tới giá
trị tới hạn, cần khoan sẽ rời khỏi trạng thái ổn định. Cần sẽ chạm vào thành giếng
khoan ở một điểm nằm trong khoảng giữa choòng và điểm trung hoà. Nếu tiếp tục tăng

tải trọng đáy thì sẽ xuất hiện 2 hay nhiều nửa cung uốn.

2 Ổn định cột cần khoan trong chuyển động quay:


Khi khoan Roto cột cần khoan quay, phần dưới chịu nén. Dưới tác dụng của lực ly tâm,
nêu số vòng quay vượt quá một giá trị tới hạn thì sẽ rời khỏi vị trí thẳng đứng và tạo ra
cung uốn.



×