Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu Luận Tìm Hiểu Phương Pháp Học Tập Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Kết Quả Của Sinh Viên Các Lớp Đại Học Kế Toán Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.74 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
_ LỜI CẢM ƠN.......................................................................................2
_ LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................3
_ CHƯƠNG I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu......................................5
1. Những vấn đề cơ bản............................................................5
2. Vai trò của đề tài nghiên cứu ................................................5
3. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................6
_ CHƯƠNG II: Thực trạng......................................................................6
1. Thực trạng..............................................................................6
2. Những thuận lợi và khó khăn..............................................16
_ CHƯƠNG III: Nội dung.....................................................................17
1. Nội dung.............................................................................17
2. Các dự báo, giải pháp và kiến nghị.....................................18
_ KẾT LUẬN........................................................................................19

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình điều tra nghiên cứu, nhờ vào sự chỉ bảo tận tình
của thầy Phạm Thanh Hải về các phương pháp thu thập thông tin cũng như
cách viết cấu trúc của một bài tiểu luận ( báo cáo) đã giúp tôi có cái nhìn rõ nét
hơn về môn Điều tra Xã hội học này. Và từ đó, tôi đã có thể tự tay viết được
những bài tiểu luận ( báo cáo) hoàn chỉnh mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót.
Cám ơn thầy rất nhiều vì những điều thầy đã truyền đạt cho lớp và nhà
trường đã tạo điều kiện cho tôi được học môn học này, bởi nó giúp ích cho tôi
rất nhiều trong quá trình làm việc sau này.
Tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn chung
nhóm đã ở bên cạnh tôi và các bạn ở hai lớp Đại học Kế Toán 1 và 2 đã giúp
tôi trong quá trình đi thu thập thông tin, góp phần làm bài viết này trở nên hòan


thiện hơn.

2


LỜI NÓI ĐẦU
Để bắt kịp nhịp độ phát triển ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi mỗi
người phải có một trình độ nhất định và để đạt được trình độ đó, ngoài sự nỗ
lực của mỗi người thì phương pháp học tập cũng rất quan trọng. Hiện nay, xã
hội cũng rất chú trọng trong các phương pháp giảng dạy cũng như phương
pháp học tập của học sinh, sinh viên. Có phương pháp học tập đúng thì đó sẽ là
nền tảng để chúng ta có thể học và làm việc được một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ tính cấp thiết của phương pháp học tập đối với học sinh,
sinh viên cũng như ý nghĩa thực tiễn của nó, giúp những người chủ tương lai
của đất nước có những phương hướng đúng đắn và đóng góp cho sự phát triển
của xã hội. Bắt đầu từ những điều cơ bản như phương pháp học tập có ảnh
hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên. Chúng tôi đã tiến hành
cuộc điều tra nghiên cứu và phân tích về phương pháp học tập của sinh viên
trong các trường Đại học. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc điều tra nghiên cứu,
giúp cho cuộc điều tra trở nên dễ dàng hơn và phù hợp với điều kiện trong giới
hạn cho phép của mình, chúng tôi đã chọn các sinh viên của trường Đại học
Lao động – Xã hội (cơ sở II) để nghiên cứu.
Để có thể đi sâu hơn trong vấn đề này, chúng tôi không thể điều tra tòan
bộ sinh viên của trường mà chỉ chọn ra những lớp đạt kết quả cao để nghiên
cứu. Và điều này sẽ cho chúng ta thấy rõ xu hướng áp dụng các phương pháp
học tập đối với sinh viên hiện nay.
Mục đích của cuộc nghiên cứu ở đây là nhằm:
_ Thấy được các phương pháp học tập của sinh viên
_ Tìm hiểu xem các phương pháp học tập đó có mang lại kết quả cao
hay không.

_ Thấy rõ thực trạng chung của sinh viên hiện nay, để từ đó đề xuất
thêm những phương pháp học tập khác hiệu quả hơn.
_ Giúp sinh viên thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc áp dụng
đúng phương pháp học tập.
Các mục tiêu trên là những mục tiêu cụ thể của từng vấn đề có liên quan
đến kết quả học tập. Đáp ứng được những mục tiêu này sẽ giúp chúng ta hoàn
thành được mục tiêu chung ( mục tiêu cơ bản) của đề tài nghiên cứu: “Tìm
hiểu phương pháp học tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả của sinh viên
các lớp Đại học Kế Toán trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II) học kì I
năm học 2009 – 2010”. Căn cứ vào những mục tiêu trên cũng như phương
hướng của cuộc điều tra, chúng ta sẽ thấy được nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu
này là nhằm: “Làm rõ ảnh hưởng của các phương pháp học tập đối với kết quả
học của sinh viên các lớp Đại học Kế Toán hiện nay”

3


Sau khi xem xét và hình thành được những mục tiêu và nhiệm vụ
nghiên cứu, chúng ta cần xác định được đâu là khách thể, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu.
Nhìn vào kết quả học tập sau học kì I của các sinh viên năm nhất (2009
– 2010) của trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II), chúng ta có thể thấy
được khách thể của cuộc nghiên cứu là: “Sinh viên các lớp Đại học Kế Toán”.
Bởi vì qua thống kê cuối học kì I năm 2009 – 2010 thì kết quả học tập của
ngành Kế Tóan cao hơn ngành Quản trị Nhân lực và ngành Công tác Xã hội.
Còn đối tượng nghiên cứu ở đây phải là cái mà vấn đề nghiên cứu cần hướng
đến và tìm cách giải quyết, cho nên đối tượng nghiên cứu sẽ là: “ kết quả học
tập” mà chúng tôi muốn tìm hiểu dựa trên khách thể của cuộc điều tra nghiên
cứu là: “Sinh viên các lớp Đại học Kế Toán”. Ngoài đối tượng và khách thể
nghiên cứu, chúng ta còn phải xác định được phạm vi của đề tài cần tìm hiểu,

để giúp cho cuộc điều tra diễn ra nhanh chóng, chính xác và thu thập thông tin
được đầy đủ hơn cũng như giúp chúng ta hiểu sâu hơn nội dung của cuộc
nghiên cứu này. Cho nên phạm vi nghiên cứu phải được giới hạn về mặt không
gian và thời gian, vậy phạm vi nghiên cứu ở đây chính là: “Các lớp Đại học Kế
Toán trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II) học kì I năm học 2009 –
2010”.
Sau khi xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cũng như là đối tượng,
khách thể và phạm vi nghiên cứu chúng ta cần có một phương pháp điều tra
thích hợp để tiến hành thu thập thông tin. Làm thế nào để chọn được phương
pháp điều tra thích hợp trong rất nhiều các phương pháp như: phương pháp
phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương
pháp thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu tình huống,… Trong điều kiện
nguồn kinh phí còn hạn hẹp và độ dài bề mặt thời gian không cho phép cũng
như sau khi xem xét ưu và nhược điểm của các phương pháp trên, chúng tôi
quyết định lựa chọn phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Ankét để làm
phương pháp thu thập thông tin trong cuộc điều tra nghiên cứu này. Ngòai ra,
sau khi thu thập thông tin xong, chúng ta phải sử dụng các phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp và thống kê số liệu thì mới thấy được kết quả của cuộc
nghiên cứu.
Bài viết này gồm ba phần, trong đó phần hai bao gồm ba chương là
phần quan trọng nhất của đề tài. Nói lên những vấn đề cốt lõi và nội dung của
đề tài được nghiên cứu.

4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Những vấn đề cơ bản
Những thay đổi không ngừng của xã hội về phương thức làm việc, đã
bắt đầu có những ảnh hưởng không nhỏ đến cách suy nghĩ và phong cách làm

việc của nhiều người. Trong số đó, học sinh, sinh viên là đối tượng lớn nhất mà
xã hội hướng đến. Đối với đa số học sinh, sinh viên phương pháp học tập thật
sự là rất cần thiết. Càng lên cao, tầm quan trọng của phương pháp học tập càng
lớn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Vậy nên đối với sinh viên thì đây là vấn
đề cần được phổ biến ngay từ những năm đầu khi bước vào môi trường Đại
học.
Trong cuộc nghiên cứu về phương pháp học tập giúp mang lại kết quả
cao của sinh viên các lớp Đại học Kế Toán học kì I năm học 2009-2010, chúng
tôi nhận thấy hầu hết các sinh viên khi mới vào trường vẫn chưa được phổ biến
về phương pháp học tập hiệu quả. Mà chủ yếu ở đây là do sinh viên tự tìm hiểu
và chọn lấy cách học phù hợp cho mình. Nhưng học như vậy thì chỉ là học theo
quán tính, theo thói quen từ lúc học phổ thông của người học mà thôi. Có thề
nó mang lại lợi ích trong nhất thời, nhưng về lâu dài thì sẽ không còn tác dụng
nữa mà ngược lại còn gây ra tác dụng phụ cho người học. Đó là nhiều sinh
viên phải nghỉ học giữa chừng vì càng lên cao, khối lượng kiến thức càng nhều
và lúc này cách học cũ đã trở thành rào cản để sinh viên có thể tiếp thu được
kiến thức cho mình.

2. Vai trò của đề tài nghiên cứu
Nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp học và sự cần thiết của nó,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài này để mở một cuộc điều tra nghiên cứu. Thông
qua cuộc điều tra này sẽ giúp chúng ta:
_ Xác định lại các giả thiết trên về phương pháp học tập
_ Thấy được các phương pháp học tập mà sinh viên đang áp dụng
_ Thông qua kết quả học tập của sinh viên các lớp Đại học Kế Toán học
kì I năm học 2009-2010 để đánh giá được mức độ quan trọng của phương pháp
học tập đối với hầu hết các sinh viên của trường.
_ Từ kết quả của đề tài, có thể đề xuất thêm nhiều phương pháp học tập
khác để làm phong phú hơn cho phương pháp học tập của sinh viên.
_ Giúp sinh viên tự nhìn lại phương pháp học của chính mình. Nếu sinh

viên đã có phương pháp học đúng thì có thể vận dụng kết hợp thêm nhiều
phương phá khác để mang lại hiệu quả cao hơn. Còn ngược lại thì phải chủ
động thay đổi phương pháp học khác cho phù hợp.

5


3. Sự cần thiết của đề tài
Dường như hiểu và nắm rõ được phần nào nhu cầu tất yếu của xã hội
nên các sinh viên đã cố gắng vận dụng các phương pháp học tập và đạt kết quả
cao trong học kì I năm học 2009 – 2010. Nhưng kết quả đó chỉ chiếm một phần
nhỏ trong số các sinh viên của trường và tập trung lại thì ta thấy hầu hết các
trường hợp đạt kết quả cao lại rơi vào các lớp Đại học Kế Toán.
Đứng từ nhiều góc độ khác nhau, có rất nhiều ý kiến hoặc lí do để giải
thích vấn đề trên như: ngành Kế Toán dễ học và dễ đào tạo; sinh viên thi đầu
vào khối A nhiều, thích hợp cho việc tính tóan; cách học của các sinh viên
ngàng này khác những ngành khác;… Tuy nhiên, chúng ta không thế nhìn
nhận vấn đề một cách đơn giản như vậy mà phải đi sâu vào tìm hiểu nguyên
nhân một cách rõ ràng và cụ thể. Và để có thể đưa ra kết luận hòan tòan chính
xác về kết quả trên thì việc tiến hành mở một cuộc điều tra nghiên cứu là rất
phù hợp và thật sự cần thiết.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG
1. Thực trạng
Đứng trước sự phát triển không ngừng của xã hội, hòa cùng dòng chảy
đó thì yêu cầu của xã hội đặt ra cũng ngày càng lớn hơn. Ngòai kiến thức
chuyên môn, các sinh viên cần phải rèn luyện và lựu chọn cho mình phương
pháp học tập một cách khoa học. Tuy nhiên, đối với các sinh viên nói chung và
sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II) nói riêng, vẫn còn các
sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường đại học chưa nắm được phương pháp

học tập đúng đắn. Và đây chính là thực trạng chung của xã hội hiện nay.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp học giúp mang lại hiệu quả cao
như: phương pháp tư duy sáng tạo, phương pháp tự nghiên cứu tài liệu, phương
pháp học đi đôi với thực hành,…Các phương pháp này sẽ giúp cho sinh viên
phát triển tư duy cũng như hình thành được một thói quen học tập và làm việc
cho bản thân. Các sinh viên có thể tự chọn cho mình một phương pháp học
thích hợp hoặc có thể sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Vậy để
biết được các phương pháp học tập, cũng như tìm hiểu rõ kết quả đạt điểm cao
của sinh viên các lớp Đại học Kế Toán học kì I năm học 2009-2010, chúng ta
hãy cùnh nhau đi sâu vào phân tích các số liệu của cuộc điều tra.
Dưới đây là các số liệu chúng tôi thu thập được sau khi tiến hành điều
tra 67 sinh viên của hai lớp Đại học Kế Toán 1 và 2.

6


_Với câu hỏi: “Bạn dành thời gian cho việc học bao nhiêu giờ mỗi ngày?”.
Chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Bảng 1.1.
Không dành thời
gian cho việc học

1h

2h

3h

4h


Câu trả lời khác

7,46%

20,9%

17,91%

19,4%

29,85%

4,48%

Biểu đồ 1.1

Những câu trả lời nhận được về câu hỏi trên cho thấy các sinh viên dành
thời gian cho việc học là khác nhau. Số sinh viên dành thời gian cho tự học ở
nhà với 4h/ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,85%. Trong khi đó, số sinh viên
không dành thời gian cho việc tự học chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 7,46%. Tại sao
lại có sự khác biệt về tỉ lệ sinh viên dành thời gian cho việc tự học như vậy?
Đó là do đa số các sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học,
nhận thấy các giờ tự học ở nhà có ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như các
sinh viên này có sự nỗ lực vì mục tiêu của bản thân nên việc dành nhiều thời
gian cho việc học là điều hiển nhiên. Đối với các sinh viên không dành thời
gian cho việc tự học (0h/ngày) chiếm tỉ lệ 7,46% thì đây là một bộ phận nhỏ
các sinh viên không xem trọng vai trò của việc học và còn dành nhiều thời gian
để đi làm thêm và thời gian để ăn ngủ, giải trí,… Điều này được thể hiện qua
câu hỏi: “Bạn dành thời gian cho việc tự học như vậy là vì:”
Bảng 1.2.

Bận đi làm
thêm

Giải trí

Ăn, ngủ

Bạn thích học
môn đó

Câu trả lời
khác

13,43%

14,93%

20,9%

19,4%

31,34%

7


Biểu đồ 1.2

Các số liệu cho trong bảng 1.2 đã chứng minh cho những nhận xét về
thời gian tự học ít hoặc không giành thời gian cho tự học của các SV như đã

nêu ở bảng 1.1
_Đối với câu hỏi: “ Bạn có tự tìm kiếm tài liệu hay không?” Thì trong
câu hỏi này chúng tôi nhận được hai câu trả lời như sau:

71,64%

Không
28,36%

Bảng 1.3
Biểu đồ 1.3

Dựa vào các số liệu từ bảng 1.3 đã cho thấy hầu hết các sinh viên đã bắt
đầu làm quen với phương pháp tự học ở đây là tự tìm kiếm tài liệu học tập,
chiếm tỉ lệ 71,64%. Trong khi đó vẫn còn các sinh viên không tự tìm kiếm tài
liệu cho việc học, chiếm tỉ lệ 28,36%. Các kết quả này hòan tòan tương đồng
với câu hỏi: “Bạn dành thời gian cho việc học bao nhiêu giờ mỗi ngày?”. Bởi

8


vì có dành thời gian cho việc tự học nhiều (4h/ngày , chiếm tỉ lệ 29,85%) thì
chúng ta mới có thời gian để tìm kiếm tài liệu (chiếm tỉ lệ 71,64%). Và tất
nhiên nếu không dành thời gian cho việc học (chiếm 7,64%) thì sẽ không có
thời gian cho việc tìm kiếm tài liệu (chiếm tỉ lệ 25,37%). Để thấy rõ điều này
chúng ta có thể nhìn vào bảng số liệu so sánh sự tương quan của hai câu hỏi
trên qua bảng tóm tắt sau:
Bảng 1.4
Bạn dành thời gian tự học ở nhà trung bình:
Không dành thời gian tự học (0 h/ngày)

4h/ngày
7,46%
29,85%
Bạn có tự tìm kiếm tài liệu không?
Không

25,37%
74,63%
Biểu đồ 1.4
74,63%
80%
70%
60%
50%
40%
25,37%

30%

29,85%
BẠN CÓ TÌM KIẾM
TÀI LIỆU KHÔNG?
DÀNH THỜI GIAN TỰ
HỌC TRUNG BÌNH BAO
NHIÊU GIỜ 1 NGÀY?

20%
10%

7,46%


0%

0h KHÔNG

4h CÓ

_ Và với câu hỏi: “Phương pháp học tập của bạn là gì?” Thì đây là câu hỏi
quan trọng nhất trong các câu hỏi đã được nêu ra. Nó giúp chúng ta thấy được
câu trả lời một cách thực tế và cụ thể nhất thông qua các số liệu đã thu thập
được và thống kê qua bảng bên dưới:

9


Bảng 1.5
Thường xuyên
nghe giảng bài
trên lớp

Dành nhiều thời
gian tự học

Tham gia nhóm
học tập

Hình thức khác

34,33%


38,8%

11,94%

14,93%

Biểu đồ 1.5

Qua bảng số liệu trên (bảng 1.5), ta nhận thấy phương pháp học tập của
các sinh viên ở đây chủ yếu là dành nhiều thời gian tự học, chiếm tỉ lệ 38,8%
và thường xuyên nghe giảng bài trên lớp, chiếm tỉ lệ 34,33%. Như vậy sinh
viên hiện nay có phương pháp học tập tương đối đúng đắn nhưng đó chỉ mới là
bước đầu mà thôi. Bởi hiện nay, xu hướng về phương pháp học tập được xã hội
chú trọng đó là tham gia nhóm học tập hoặc kết hợp đồng thời nhiều phương
pháp học khác lại với nhau. Nhưng trên thực tế và qua bảng số liệu các phương
pháp học này lại ít được sinh viên áp dụng và chỉ chiếm tỉ lệ 11,94%. Và các
hình thức học khác như thuyết trình trên lớp , thảo luận nhóm, sử dụng Internet
làm công cụ cho việc học,… Còn rất hạn chế và chỉ chiếm 14,93%.
Ngòai ra, với câu hỏi: “Bạn có thường xuyên tham gia các diễn đàn trên
mạng không?”. Thì chúng tôi nhận được câu trả lời như sau.
Bảng 1.6

25,37%

Không
74,63%
10


Biểu đồ 1.6


Vậy là ở đây các sinh viên vẫn chưa thấy được các lợi ích từ việc tham
gia các diễn đàn học tập, có thể nói những sinh viên không tham gia (chiếm
74,63%) với rất nhiều lí do như: không biết hoặc là do không có mạng và
không có thời gian. Còn lại thì rất ít sinh viên tham gia (chiếm 25,37%) là vì
nhận thấy diễn đàn là nơi học tập, giao lưu rất bổ ích và thú vị.
Chúng ta có thể thấy được mối liên quan giữa nguyên nhân và kết quả
của việc này qua câu hỏi ở trên: “Bạn có thường xuyên tham gia các diễn đàn
trên mạng không?” và câu hỏi “Vì sao bạn có (không) thường xuyên tham gia
các diễn đàn trên mạng?”. Sự tương quan giữa hai câu hỏi này được thể hiện
trong bảng sau:

Bảng 1.7
Có (25,37%) vì:

Không ( 74,63%) vì:

11


_ Bổ ích thú vị: 22,39%
_ Nhưng ít phổ biến: 2,98%

_ Không biết: 7,46%
_ Không có mạng và thời gian:
49,26%
_ Không trả lời: 17,91%

Biểu đồ 1.7a


Biểu đồ 1.7b

Qua một quá trình học tập và áp dụng các phương pháp trên, hầu hết
sinh viên đã nhận thấy rằng phương pháp học đó của mình có mang lại hiệu
quả, chiếm tỉ lệ 65,67% và các sinh viên khác thì có ý kiến ngược lại 34,33%.
Điều này sẽ được chứng minh qua câu hỏi:” Bạn có nhận thấy phương pháp
học của mình mang lại hiệy quả không?”. Kèm theo tỉ lệ câu trả lời
“Có”,”Không” được cho trong bảng sau:
Bảng 1.8

Biểu đồ 1.8



Không

65,57%

34,33%

12


Vậy 34,33% những sinh viên chọn câu trả lời “Không” ở đây có thể là
do các sinh viên dành ít thời gian tự học ở nhà (1 h/ngày, chiếm tỉ lệ 20,9%),
hoặc do sử dụng các phương pháp học tập nhóm (chiếm 11,94%) và các
phương pháp khác (14,93%) còn hạn chế, ít tham gia các diễn đàn học tập qua
Internet (chiếm 25,37%).
Tóm lại, dựa vào các phương pháp học tập đã nghiên cứu ở trên, chúng
ta sẽ thấy được sự ảnh hưởng của nó lên kết quả học tập ở học kì I năm học

2009 - 2010 của sinh viên lớp Đại học như sau:
Về học lực
Bảng 1.9
Xuất sắc

Giỏi

Khá

Trung bình
Khá

Trung bình

Yếu-Kém

0%

5,97%

46,27%

34,33%

10,45%

2,98%

Biểu đồ 1.9


Những số liệu này đã cho chúng ta thấy được thực trạng của vấn đề cần
nghiên cứu. Những sinh viên đạt học lực khá chiếm tỉ lệ nhiều nhất và đạt
46,27%, tỉ lệ này phù hợp với phương pháp học của sinh viên là tự nghiên cứu
ở nhà và thường xuyên nghe giảng trên lớp (hai phương pháp này chiếm tỉ lệ
cao nhất trong tất cả các phương pháp mà chúng tôi đã nêu). Còn các sinh viên

13


giỏi thì chỉ chiếm tỉ lệ 5,97 %. Điều này là do một số sinh viên nhận thấy việc
vận dụng các phương pháp học tập không đơn thuần chỉ là nghe giảng trên lớp
hay dành nhiều thời gian tự học mà phải áp dụng linh họat nhiều phương pháp
học khác như: thuyết trình trên lớp, thảo luận nhóm,…
Bên cạnh những sinh viên đạt học lực khá, giỏi thì vẫn còn một số sinh
viên có học lực yếu kém (chiếm 2,98 %) và trung bình (chiếm 10,45 %). Các
sinh viên này là những sinh viên không dành thời gian cho việc tự học, mà chỉ
quan tâm đến những điều khác như giải trí, ăn ngủ, hay đi làm thêm,… Việc đi
làm thêm ở đây không phải là xấu, nhưng xét về mặt nào đó thì lại có ảnh
hưởng rất nhiều đến việc học của sinh viên.
Về kết quả rèn luyện
Bảng 2.1
Xuất sắc

Giỏi

Khá

5,97%

34,33%


53,73%

Trung bình
Khá
2,98%

Trung
bình
1,49%

Yếu – kém
1,49%

Biểu đồ 2.1

14


Nhìn vào kết quả rèn luyện của các sinh viên các lớp Đại học Kế Toán
học kì I năm học 2009-2010. Thông qua bảng 2.1 ta có nhận xét là kết quả rèn
luyện đạt lọai khá, giỏi chiếm tỉ lệ khá cao. Trong đó kết quả khá đạt tỉ lệ cao
nhất, chiếm 53,73 % , còn giỏi chiếm 43, 33 %. Số sinh viên có điểm rèn luyện
trung bình, yếu- kém chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ có 1,49 %. Ta có thể so sánh sự
tương quan giữa kết qủa học tập và kết quả rèn luyện trong bảng dưới:
Bảng 2.2

Xuất sắc

Giỏi


Khá

Trung bình
Khá

Trung
bình

Yếu –
kém

Kết quả
học tập

0%

5,97 %

46,27 %

34,33%

10,45%

2,98%

Kết quả
rèn luyện


5,97%

34,33%

53,73%

2,98%

1,49%

1,49%

Biểu đồ 2.2

Bảng số liệu trên cùng với biểu đồ cho chúng ta thấy giữa kết quả học
tập và rèn luyện có mối liên hệ với nhau. Những sinh viên có học lực như thế
nào thì thường có điểm rèn luyện tương ứng là như vậy. Chẳng hạn, qua biểu
đồ bảng số liệu trên, tỉ lệ về học lực và hạnh kiểm khá đều chiếm tỉ lệ cao nhất.

15


Trong đó học lực khá chiếm 46,27% về học tập và hạnh kiểm khá chiếm
53,73% về kết quả rèn luyện. Và tương tự, tỉ lệ về học lực và hạnh kiểm yếukém ở đây chiếm tỉ lệ thấp nhất, lần lượt là 2,98% và 1,94%. Tuy nhiên không
phải tất cả sinh viên đạt học lực tốt thì có điểm rèn luyện tốt tương ứng. Chẳng
hạn, nhìn vào số liệu trên, về học lực không có sinh viên nào đạt lọai xuất sắc,
nhưng về hạnh kiểm thì lại chiếm 5,97%. Lí do ở đây là một số sinh viên đảm
nhận công việc làm ban cán sự lớp nhưng về học tập thì không phải ai cũng đạt
lọai xuất sắc.
Qua sự nhận sét và phân tích các bảng số liệu, chúng ta có thể thấy được

thực trạng chung của sinh viên đối với phương pháp học hiện nay cũng như sự
ảnh hưởng không nhỏ của các phương pháp đó đối với kết quả học tập của các
sinh viên.

1. Những thuận lợi và khó khăn
Trong bất kì một cuộc điều tra nghiên cứu nào cũng có những thuận lợi
kèm theo những trở ngại và khó khăn. Đối với công trình nghiên cứu này cũng
vậy, những thuận lợi mà chúng tôi gặp được trong quá trình điều tra nghiên
cứu số liệu đó là: được sự hướng dẫn của giảng viên về các phương pháp thu
thập thông tin cũng như là được tự do lựa chọn đề tài nghiên cứu. Nhờ vào việc
xác định đúng phương pháp nên thông tin chúng tôi thu thập được rất nhanh
chóng, tiết kiệm được nhiều kinh phí. Hầu hết là các câu hỏi đóng nên khả
năng đo lường định lượng là rất phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi có thời gian
để chuẩn bị bảng hỏi chu đáo hơn, đảm bảo tính khuyết danh cao của người
được hỏi. Ngòai ra, trong lúc đi điều tra chúng tôi còn có cơ hội để tiếp cận
trực tiếp và giải thích cho người được hỏi về những vấn đề mà họ không hiểu,
cũng như có thể nêu được mục đích và ý nghĩa của cuộc điều tra này và yêu
cầu họ điền vào bảng hỏi.
Tuy nhiên để đánh giá một cách đầy đủ một cuộc điều tra nghiên cứu
nào thì cũng cần phải tìm hiểu và quan tâm tới mặt khó khăn và hạn chế của
nó. Thứ nhất là việc thu hồi bảng hỏi thường khó khăn, ít khi nhận lại đủ số
lượng bảng hỏi so với số phiếu đã gửi đi (chúng tôi chỉ nhận được 67/100
phiếu đã gửi). Thứ hai là một số câu hỏi không được trả lời và gây khó khăn
cho chúng tôi trong việc xử lí số liệu và thống kê. Thứ ba tính đầy đủ của
thông tin bị hạn chế do có nhiều câu hỏi đóng nên không thề dự trù được lượng
thông tin cần thiết. Và cuối cùng, nếu bảng câu hỏi dài sẽ gây cho người đọc
tâm lí chán nản ngay khi mới cầm bảng câu hỏi và ngại trả lời. Điều này sẽ làm
giảm tính tích cực, và tăng tính đại khái ở họ. Nhưng đối với nhược điểm này,
chúng tôi đã cố gắng khắc phục bằng cách xây dựng bảng câu hỏi ngắn gọn và
rõ ràng hơn, khỏang 25 câu nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin cần tìm hiểu.


16


Thấy được những thuận lợi và khó khăn là một điều quan trọng để
chúng tôi đưa ra những phương án tốt nhất nhằm tận dụng các thuận lợi một
cách triệt để cho cuộc điều tra cũng như hạn chế hoặc tránh được những khó
khăn không đáng có.

CHƯƠNG III. NỘI DUNG
1. Nội dung
Cùng với những số liệu đã thu thập và phân tích, chúng ta thấy nó phản
ánh phần nào xu hướng học tập của sinh viên. Tuy các phương pháp học tập
của mỗi sinh viên là khác nhau , nhưng đã nói lên một điều là các sinh viên khi
mới bắt đầu bước vào môi trường Đại học thì không thể tránh khỏi những bỡ
ngỡ ban đầu, nhưng càng về sau thì họ sẽ bắt đều quen dần với phương pháp tự
học mới và sẽ có những tiến bộ vượt bậc hơn. Nhưng đó phải là những sinh
viên có sự nỗ lực rất lớn và quyết tâm đi hết con đường mình đã chọn, còn nếu
không thì họ sẽ không tìm thấy phương pháp học cho chính mình. Và kết quả
học tập họ đạt được sẽ thể hiện rõ điều đó.
Với kết quả học tập của sinh viên các lớp Đại học Kế Toán học kì I năm
học 2009-2010 thì ta thấy ở đây các sinh viên đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc
học và họ nắm bắt lấy phương pháp học tập rất nhanh nên khi bước vào học kì
đầu tiên của năm thứ nhất, họ đã đạt được kết quả khá cao, với số sinh viên
giỏi là 5/158 chiếm tỉ lệ 3,16% , 52/158 sinh viên khá chiếm tỉ lệ 32,9%. Trong
khi đó, cùng một thời gian học như nhau nhưng ở các lớp khác thì sinh viên đạt
học lực cao nhất chỉ là học lực khá mà thôi và không có sinh viên đạt lọai giỏi
hay xuất sắc.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy các phương pháp học tập mà đa số sinh
viên lựa chọn nhiều nhất là:

_ Dành nhiều thời gian tự học ở nhà
_ Thường xuyên nghe giảng trên lớp
_ Tự tìm kiếm tài liệu
_ Tham gia nhóm học tập
Và một số ít các hình thức khác như thuyết trình trên lớp, thảo luận
nhóm, tham gia diễn đàn học tập trên mạng Internet,…

17


2. Các dự báo, giải pháp và kiến nghị
2.1.Dự báo
Bước sang học kì mới, sinh viên sẽ rút được kinh nghiệm của học kì
trước cũng như đã làm quen được với những phương pháp học tập mới và tốt
hơn. Nên kết quả HKII này dự đóan sẽ cao hơn học kì trước, có thể là sẽ có
sinh viên đạt lọai xuất sắc.
Cùng với sự lãnh đạo của nhà trường, sự giúp đỡ của thầy cô và sự nỗ
lực của bản thân mỗi sinh viên thì những gì đặt ra cho một học kì mới hứa hẹn
sẽ được hòan thành và có thể vượt mức dự kiến ban đầu.

2.2. Các giải pháp và kiến nghị
Để giải quyết bất cứ một vấn đề nào thì bao giờ chúng ta cũng phải đi từ
cái cơ bản đến cái phức tạp nhất. Như vậy đối với thực trạng chung của sinh
viên hiện nay, trước hết là chúng ta phải bắt đầu phổ biến các phương pháp học
tập hiệu quả ở trên lớp cũng như khi về nhà của mỗi sinh viên khi mới bắt đầu
vào môi trường Đại học. Các sinh viên ngòai việc nghe giảng trên lớp cần đi
sâu vào tìm hiểu các vấn đề mà giảng viên đã nêu ra bằng cách tìm kiếm tài
liệu trên thư viện, qua Internet,… Sau đó nếu gặp những vấn đề gì khúc mắc
thì có tthể hỏi thầy cô, bạn bè,… Như vậy sẽ giúp cho sinh viên nhớ lâu và
nắm bắt được trọng tâm của bài học. Hiện nay ở một số trường đã xem các

phương pháp học tập như là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên của
những khóa đầu tiên. Vậy thì trường chúng ta cũng có thể kết hợp nhiều môn
học khác kèm theo môn học này để tạo nền tảng cho sinh viên khi bước vào
trường.
Bên cạnh đó, cần phát giáo trình sớm để sinh viên có thể tự nghiên cứu
và thư viện thì nên mở cửa lâu hơn, cả những ngày thứ bảy, chủ nhật. Vì đây là
những ngày sinh viên có thời gian rảnh rỗi nhiều nhất. Nếu thư viện không mở
cửa vào những ngày này thì vô hình chung đã làm cho nhiều sinh viên mất đi
cơ hội học tập.
Ngòai họat động học tập trên lớp, cần tổ chức cho sinh viên tham gia
các họat động xã hội hoặc giao lưu với sinh viên trường khác để sinh viên có
thể mở rộng kiến thức cũng như tạo được sự đòan kết giữa sinh viên nói riêng
và giữa các trường nói chung. Nếu có thêm những họat động ngọai khóa như
vậy sẽ giúp sinh viên có hứng thú và có tinh thần học tập hơn, từ đó sinh viên
sẽ tự để ra mục tiêu cho bản thân và sẽ đạt được kết quả khả quan hơn là kết
quả ở học kì I năm học 2009-2010.

18


Đề xuất thành lập các buổi tọa đàm định hướng cho sinh viên về
phương pháp học tập cũng như rèn luyện kĩ năng để sinh viên có thêm kiến
thức và kinh nghiệm…
Có thể đưa ra những tấm gương thành công tiêu biểu trong công việc để
sinh viên học tập và làm theo. Đặc biệt là nên có những phần thưởng xứng
đáng cho những sinh viên học tập tốt và có sự hỗ trợ kịp thời cho những sinh
viên có hòan cảnh khó khăn. Đây sẽ là nguồn động lực để sinh viên có thể học
tập hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Bài viết này trình bày kết quả của cuộc nghiên cứu về phương phá p học
tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên các lớp Đại
học Kế Toán học kì I năm học 2009-2010. Và thông qua cuộc phỏng vấn bằng
bảng hỏi chúng tôi cũng đã thu nhận được nhiều ý tưởng mới để kết quả học
tập được tốt hơn. Nhiều sinh viên cho rằng để khắc phục tình hình học tập ở
học kì I thì có thề nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô hoặc là thay đổi
phương pháp học tập cũ và thay vào đó là những buổi thảo luận nhóm sôi nổi,
những cuộc tranh luận nho nhỏ thông qua thuyết trình trên lớp sẽ giúp sinh
viên năng động hơn,… Các giải pháp và kiến nghị đưa ra rất khả thi và có thể
tạo điều kiện cho các kế họach được thực hiện tốt. Tuy nhiên, điều này vẫn còn
có sự hỗ trợ từ tất cả mọi người để cuộc điều tra này thực sự có ý nghĩa hơn./.

.

19



×