Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận: quản lý môi trường làng nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.01 KB, 23 trang )

Đặt vấn đề
Làng nghề là một trong những nét đặc thù của nông thôn Việt Nam.
I.

Hoạt động sản xuất của các làng nghề không chỉ góp phần phát trienr
văn hóa, tinh thần và cải thiện đời sống vật chất của nông thôn mà còn
mang nặng dấu ấn về tinh sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống của
cha ông chúng ta từ nhiều đời nay. Sự phát triển sản xuất làng nghề đã
và đang đóng góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn, cải thiện và nâng cao mức sống của người dân làng nghề:
- Tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ đạt từ 60-80%
- Ngành nông nghiệp chỉ đạt từ 20-40%
Hoạt động làng nghề thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia:
-

Kinh tế cá thể chiếm 72%
Kinh tế tập thể 18%
Doanh nghiệp tư nhân 10%

Thu hút 11 triệu lao động, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông
thôn.Song bên cạnh những mặt tích cực mà làng nghề đem lại cũng có
mặt bất cập,hoạt động sản xuất tại các làng nghề đều mang tính tự phát,
nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu; mặt bằng sản xuất
nhỏ hẹp và đặc biệt ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi
trường (BVMT) còn thấp, do đó vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề đang
trở nên nghiêm trọng đe dọa tới môi trường sinh thái, sức khỏe và cộng
đồng dân cư và đến sự tồn tại và phát triển của chính các làng nghề.

II.

Nội dung



1


2.1.Khái quát về hoạt động của các làng nghề
a.

Làng nghề và phân loại làng nghề

Làng nghề là một nét đặc thù trong đời sống của nông thôn Việt Nam.
Đa số các làng nghề đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song
với phát triển Kinh tế -Xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước.
Như làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh) có lịch sử hơn 900 năm phát triển hay
làng Gốm Bát Tràng đã trải qua 500 năm phát triển… Làng nghề không
chỉ là trung tâm sản xuất thủ công hàng hóa mà còn là điểm sinh hoạt,
văn hóa của khu vực của vùng là nơi hội tụ những thợ thủ công có tay
nghề cao mà tên tuổi gắn liền với sự phát triển làng nghề.
Hiện trên địa bàn cả nước có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.324
làng nghề được công nhận và 3.221 làng có nghề. Các loại hình sản
xuất của làng nghề rất đa dạng, trong đó loại hình:
-

Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ

-

chiếm 20%
Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da chiếm 17%
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá chiếm 5%
Làng nghề tái chế phế liệu chiếm 4%

Làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 39%
Và một số làng nghề khác chiếm 15%
b.

Vai trò của làng nghề trong phát triển Kinh tế- Xã Hội

Sự phát triển sản xuất nghề đã và đang góp phần quan trọng trong
chuyểndịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Mức thu nhập của người lao
động sản xuất nghề cao gấp 3 - 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần
nông, tỷ lệ hộ nghèo trong số hộ sản xuất thủ công nghiệp chỉ bằng 1/3
so với mức trung bình cả nước.
2


Tạo cơ hội việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30%
lực lượng lao động nông thôn đặc biệt còn sử dụng lao động là người
cao tuổi, người khuyết tật, những người rất khó kiếm việc làm, tạo điều
kiện giảm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, hạn chế sự di dân
từ nông thôn nên thành thị ... góp phần đảm bảo an sinh, xã hội cho khu
vực nông thôn, thành thị.
Đa dạng hóa nền văn hóa và sản xuất nông thôn với sự quy tụ các tay
nghề sản xuất giỏi, có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao
trình độ.
Làng nghề truyền thống được xem như một nguồn tài nguyên du lịch,
văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng, nhiều địa phương đã phát
triển hiệu quả mô hình kết hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng
nghề, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia: kinh tế cá thể chiếm 72%,
kinh tế tập thể 18%, doanh nghiệp tư nhân 10%.


II.2.

Các vấn đề môi trường nổi bật

Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi
trường Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra những con số đáng báo động:
100% mẫu nước thải ở các làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn
cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.
Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước của Đề tài KC
08.09 (Nghiên cứu cơ sở Khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các
chính sách và biện pháp giải quyết môi trường ở các làng nghề Việt
Nam) cho thấy, có đến 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng,
3


27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Các kết quả quan trắc cho thấy
mức độ ô nhiễm của các làng nghề không những không giảm mà còn có
xu hướng gia tăng.
Một số vấn đề nổi bật tại các làng nghề:
+ Chất lượng môi trường tại các khu vực sản xuất làng nghề không
đạt tiêu chuẩn. Với 95% người lao động tiếp xúc với bụi, 85% tiếp xúc
với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hoá chất.
+ Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề khá cao nhất là nhóm
người đang ở độ tuổi lao động.
• Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người
dân tại các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn 10 năm so với
tuổi thọ trung bình toàn quốc và so với làng không làm nghề tuổi


thọ này cũng thấp hơn từ 5 đến 10 năm.

Làng nghề tái chế kim loại Châu Khê (Bắc Ninh) có trên 60%
dân cư trong vùng mắc các triệu chứng bệnh liên quan đến thần



kinh, hô hấp, ngoài da, điếc
Làng nghề chế biến rượu Vân Hà (Bắc Giang) có đến 68,5%
bệnh ngoài da, 58,8% bệnh đường ruột, 44,4% bệnh hô hấp…

+ Ô nhiễm môi trường ( ô nhiễm nước, không khí, đất) nghiêm
trọng tại các khu vực làng nghề do chất thải thải ra môi trường chưa qua
xử lý, bừa bãi…
+ Cở hạ tầng, công nghệ ứng dụng còn chưa được đầu tư quan
tâm đúng mức đặc biệt là khu xử lí chất thải.
+ Ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát do quy mô sản xuất nhỏ,
phân tán, đan xen với hộ gia đình…
+ Công tác quản lí môi trường còn nhiều bất cập, hạn chế.
4


2.3

. Hiện trạng môi trường và công tác quản lí

2.3.1. Hiện trạng môi trường và nguyên nhân
a.

Hiện trạng Môi trường

Ô nhiễm tài làng nghề tái chế Chì

Môi trường không khí
-

Ô nhiễm bụi
Từ việc sử dụng nhiên liệu là than, hóa chất chocác ngành nghề

tái chế kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng và gốm sứ đang là những
ngành gây ô nhiễm lớn nhất do có nhu cầu sử dụng, đốt cháy nhiên liệu
cao.
5


Ngoài ra tại các làng nghề khai thác đá thì bụi phát sinh từ quá
trình khai thác và chế tác đá.Hàm lượng các chất ô nhiễm thường rất
cao tại các khu vực sản xuất.Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ hoạt động
chế tác đá còn chứa một lượng không nhỏ SiO 2 (0,56 - 1,91% tại làng
nghề đá Non Nước - Đà Nẵng) rất có hại cho sức khỏe.
Cùng với đó là lưu lượng các phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu, sản phẩm ngày một tăng cao cũng góp phần đáng kể làm gia tăng
nồng độ bụi, khí SO2 và NO2… gây ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng bụi ở khu vực sản
xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt 3-8 lần so với quy
chuẩn, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần...
Tại

Bắc

Ninh:


theo

tiêu

chuẩn

TCVN

5937:2005



QCVN

05:2009/BTNMT.
Làng nghề Châu Khê

Làng nghề Văn Môn

Chỉ số SO2

Cao hơn 3,8 lần

Cao hơn 4,8 lần

Chỉ số NO2

Cao hơn 3 lần

Cao hơn 3,6 lần


-

Ô nhiễm mùi

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết
mổ phát sinh thêm ô nhiễm không chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do
sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn tạo nên các
khí như SO2, NO2, H2S, NH4, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh khó
chịu.
6


-

Ô nhiễm SO2

Tại các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các
thông số bụi, SO2, NO2.Tại làng nghề sản xuất mây tre đan không khí
thường bị ô nhiễm bởi SO 2 (phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho
các sản phẩm mây tre đan).
Ở tỉnh Thái Bình, nơi có 40/210 làng nghề làm mây tre đan, có tới 800
lò sấy lưu huỳnh thải ra lượng khổng lồ khí SO 2 từ quá trình xử lý chống
mốc cho các sản phẩm mây tre đan.
Môi trường nước
-

Ô nhiễm chất hữu cơ

Khối lượng nước thải tại các làng nghề chế biến lương thực, thực

phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, ươm tơ, dệt nhuộm là rất lớn, có nơi
lên tới 7000 m3/ ngày thường không được xử lý đã xả trực tiếp vào môi
trường.
Làng nghề dệt nhuộm có nhu cầu hóa chất rất lớn: thuốc nhuộm, axit,
xút… khoảng 85- 90% lượng hóa chất này hòa tan trong nước thải. Theo
kết quả khảo sát, tại các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ đều giàu chất
hữu cơ: hàm lượng COD, BOD5 gấp 2-15 lần TCVN.
Hoạt động sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng với 60 - 72% nước
thải (phát sinh từ khâu lọc tách bã và tách bột đen) có pH thấp, mức ô
nhiễm BOD5, COD vượt TCVN 5945-2005 loại B trên 200 lần.
7


Ví dụ: Với sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề Dương
Liễu phát sinh tới 105.768 tấn bã thải, phần không nhỏ cuốn theo nước
thải gây bồi lắng hệ thống thu gom, các ao hồ trong khu vực và gây ô
nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất.
Tại làng nghề nấu rượu Tam Đa hàng năm tiêu thụ khoảng 18.000
tấn sắn khô, sản xuất được hơn 1,2 triệu lít rượu. Sự phân huỷ các loại
xác thực vật, chất cặn bã bị ứ đọng trên hệ thống cống rãnh sinh ra H 2S,
NH3, CH4,... Các kết quả đánh giá chất lượng nước thải cho thấy, nước
thải bị ô nhiễm ở mức rất cao do các chất hữu cơ. Các chỉ số COD,
BOD, SS, Coliform, NH4+… gấp nhiều lần cho phép. Cá biệt hàm lượng
COD có điểm vượt tới 110 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Tại làng nghề sản xuất bún
-

Ô nhiễm chất thải vô cơ


8


Làng nghề tái chế ắc quy chì Đông Mai, Hưng Yên: Tại đây có hơn
60 hộ thu gom ắc quy, với số lao động tham gia trên 500 người. Do
không có các biện pháp quản lý sản xuất tốt và thiếu thiết bị xử lý ô
nhiễm về môi trường theo quy định nên đất, nước và không khí của làng
nghề này đang bị ô nhiễm khói bụi chì, nước thải a-xit trầm trọng

Một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng... có nhu cầu
nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như
các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua và các kim loại nặng. Nước thải
mạ có độ màu rất cao, đặc biệt hàm lượng các kim loại nặng như Cr 6+,
Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ 1,5 - 10 lần tiêu chuẩn cho phép.
Kết quả phân tích mẫu nước thải tại các làng tái chế kim loại ở Hà Nội,
hàm lượng 2 KLN Cu và Pb như sau:

Pb2+

Cu2+

Vượt 4,1 lần

Vượt 3,25 lần

Chất thải rắn
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý
triệt để, nhiều làng xả bừa bải gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
đất, nước, không khí.
Khu vực làng nghề sản xuất cơ khí hoặc tái chế kim loại, đất nông

nghiệp có dấu hiệu bị nhiễm kim loại nặng.
9


Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da
vụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 2 - 5
tấn/ngày (làng nghề Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương: 4 - 5
tấn/ngày). Đây là loại chất thải rất khó phân hủy nên không thể xử lý
bằng chôn lấp.
Làng nghề tái chế giấy Dương ổ - Bắc Ninh thải ra 4 - 4,5 tấn chất
thải/ngày, làng tái chế nhựa Trung Văn và Triều Khúc thải 1.123
tấn/năm...
b.

Nguyên nhân

-Kết cấu hạ tầng nông thôn yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu
của phát triển sản xuất, chất thải không thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều
làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ;
* Quy mô sản xuất nhỏ nên chất thải phát sinh không bố trí được mặt

bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến
môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của
người dân;
* Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù nên thường dẫn tới việc "giấu"

công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sửdụng; thích sản xuất
nhỏ; "ngại" áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng
phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường;
công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị tận dụng cũ kỹ và chắp vá,

đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện,
nước, kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng
ồn, bụi, nhiệt...; Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh
tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất
10


độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động
tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người
lao động.
* Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu

như không có.
* Ý thức trách nhiệm về BVMT của các hộ sản xuất kém. Chính quyền địa

phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải đầu
tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải
khắc phục, xử lý ô nhiễm". Đây chính là một nguyên nhân quan trọng
nhất dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất nghề tại nông thôn đã và
đang gây ra.
2.3.2.
a.

Hiện trạng và những hạn chế trong công tác quản lí môi

trường làng nghề
Hiện trạng

+ Công cụ luật pháp:
Hàng loạt các văn bản về phát triển bền vững và BVMT làng nghề

đã được ban hành và thực hiện như Luật BVMT 2005, hay một số văn
bản dưới luât nhưChính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ- CP
ngày 07/07/2006 về Phát triển ngành nghề nông thôn, nghị quyết 41NQ/TƯ năm 2004 của Bộ chính trị về BVMT Quốc Gia đến năm 2010,
Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam…
Một số làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn bản có
liên quan nhằm cụ thể hoá đường lối chình sách của Đảng và Chính phủ
ở địa phương mình như:

11


-Bắc Ninh: Quy chế BVMT làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đề án giảm
thiểu môi trường làng nghề Bắc Ninh.
-Hà Nam: Nghị quyết 03/28/QĐ- UBND ngày 16/01/2008 về quy
định BVMT trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó có biện pháp giải quyết
các vấn đề ô nhiễm tại các khu vực làng nghề.
+ Công cụ kinh tế:
Thu thuế, phí môi trường đối với các đối tượng vi phạm theo
nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền.
VD: Thu phí rác sinh hoạt của hộ gia đình, sản xuất…
Đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề đã được chú ý: hỗ trợ kinh
phí, giảm thuế, ưu đãi tín dụng…
+ Công cụ kỹ thuật:
Quan trắc giám sát chất lượng các thành phần môi trường.
Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng thành công, điển hình là
chuyển từ công nghệ đốt than củi sang khí gas hoặc khí hoá lỏng LPG ở
các làng nghề gốm sứ; sử dụng công nghệ phân huỷ yếm khí biogas tạo
khí đốt và phân bón chất lượng cao tại các làng nghề chế biến thực
phẩm, nông sản

+ Công cụ phụ trợ:
Nhà nước cũng đã triển khai công tác xã hội hoá BVMT làng nghề,
huy động sự tham gia tích cực của người dân, người sản xuất.
12


Nhiều tổ chức tự nguyện hoạt động BVMT với sự đóng góp tài chính
của từng hộ sản xuất đã hoạt động hiệu quả.

b.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lí

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, chưa cụ thể hoá
BVMT làng nghề.Trong luật BVMT năm 2005 đã có quy định về bảo vệ
môi truờng làng nghề nhưng hiện nay vẫn chưa có nhưng văn bản
hướng dẫn cụ thể việc thực thi các quy định đó.Hơn nữa mỗi làng nghề
đều có những đặc thù riêng về tính chất chất thải song vẫn chưa có quy
định cụ thể cho việc chấp hành BVMT làng nghề cho từng làng nghề.
Chức năng nhiệm vụ về BVMT của các bộ nghành địa phương chưa
rõ r àng và còn chồng chéo.Mặc dù đã có sự phân công trách nhiệm cho
các bộ nhưng vẫn có sự chồng chéo về vai trò và trách nhiệm trong việc
BVMT làng nghề giữa các bộ/ngành và giữa các bộ/nghành với các địa
phương.Bên cạnh đó việc phối hợp liên nghành vẫn còn nhiều hạn chế.
VD:
-Về việc quản lí phát triển các làng nghề có 2 bộ được phân công đó là
bộ NN-PTNT, bộ Công thương .
-Về quản lí môi trường tổng thể có bộ TN-MT. Tuy nhiên giữa các bộ này
chưa có sự phối hợp chặt chẽ để quản lí tốt mọi mặt cho việc phát triển
làng nghề ngày càng bền vững hơn.

Tuy đã có quy hoạch thành cụm/khu tập trung song vẫn chưa có
hệ thống xử lí nước tập trung, chưa có hệ thống quản lí môi trường
chung mà nó giống như khu giãn dân là một hình thức mở rộng ô nhiễm.
13


Việc triển khai công cụ quản lí còn nhiều yếu kém.
-Hiệu lực thực thi pháp luật còn yếu.
-Còn chậm trong việc triển khai và quán triệt các văn bản quy phạm pháp
luật về BVMT tại các làng nghề.
-Công tác kiểm tra việc thực thi pháp luật BVMT tại các làng nghề chưa
được thường xuyên và triệt để, xử phạt hành chính những hành vi gây ô
nhiểm môi trường tại các làng nghề chưa nghiêm.
-Các công cụ kinh tế chưa được triển khai.
-Tại nhiều nước, các công cụ như phí BVMT đối với nước thải,khí thải,
chất thải rắn là công cụ kinh tế quan trọng trên nguyên tắc “người gây ô
nhiểm phăi trả tiền” đã góp phần làm thay đổi ý thức và hành vi của các
chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề để giảm thiểu chất thải của mình.
-Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của chính phủ về phí BVMT
đối với nước thải đã bắt đầu có hiệu lực đối với các cơ sở công nghiệp
tại nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, việc thu phí nước thải tại các làng
nghề hầu như chưa được thực hiện. Nguyên nhân là tại các làng nghề
không chỉ có nước thải từ các hoạt động sản xuất mà kèm theo đó còn
có nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân cho nên việc
triển khai thu phí là rất khó.
-Tiếp theo là ngày 29/11/2007, chính phủ đã ban hành nghị định
174/2007/NĐ-CP về phí chất thải rắn. Cũng như với phí nước, chất thải
rắn cũng xảy ra tình trạng tương tự. Đến nay chưa thu được bất cứ
khoản phí nào từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề.


14


Phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức BVMT làng nghề cho
người dân chưa được chú trọng.
- Mặc dù đã có những biện pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh,
truyền hình, báo đài trung ương và địa phương, tuy nhiên có thể thấy
công tác này chưa được chú ý thường xuyên kịp thời. Vẫn còn nhiều
chiến dịch đi theo phong trào mà chưa đi vào bề sâu thực chất.
-Công tác giáo dục và tuyên truyền chưa được chú trọng tại các làng
nghề, các hình thức tuyên truyền còn thiếu sang tạo về hình thức và
phong phú về nội dung, chưa kết hợp tốt với các đoàn thể trong công tác
tuyên truyền và giáo dục.
-Chưa khuyến khích và hướng dẫn cụ thể và phát triển Hương ước, Quy
ước, hay quy chế về việc thực hiện làng văn hoá trong thôn xóm.
Nhân lực, tài chính và công nghệ cho BVMT làng nghề chưa đáp
ứng nhu cầu.
-Lực lượng cán bộ làm công tác về quản lí môi trường còn mỏng và
thiếu trình độ chuyên môn.
-Đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề còn chưa tương ứng.
-Việc ứng dụng công nghệ môi trường tại các làng nghề chưa được chú
trọng đúng mực.
Công tác xã hội hoá BVMT chưa được triển khai cụ thể, chưa huy
động được nguồn lực xã hội cho BVMT
-Tiềm năng cộng đồng trong việc BVMT chưa được phát huy đầy đủ.
15


Quá trình tham gia của cộng đồng vào quá trình đóng góp ý kiến ra quyết

định, hoạch định chính sách và các làng nghề còn hạn chế.Cho đến nay
sự tham gia của cộng đồng chỉ dừng lại ở mức phản kháng khi môi
trường bị ô nhiểm ảnh hưởng tới họ, hoặc khi các công trình công cộng
được triển khai gần khu dân sinh như bãi chôn lấp rác thải.
-Trách nhiệm của các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ sản xuất tại các
làng nghề về thực hiện pháp luật BVMT còn chưa cao.
Các chủ doanh nghiệp hoặc chủ sản xuất chỉ quan tâm tời sự phát triển
kinh tế, tới lợi nhuận họ thu được mà không quan tâm tới quá trình sản
xuất của họ ảnh hưởng tới môi truờng như thế nào
-Trình độ dân trí và tính cộng đồng làng nghề ảnh hưởng rất nhều tới
công tác BVMT. Song họ vẫn chưa có những kiến thức cần thiết để hỗ
trợ cho công tác BVMT làng nghề

2.4

Áp lực chính

Tình trạng ô nhiễm tại khu vực làng nghề nghiêm trọng.
Chất lượng môi trường làng nghề giảm -> bệnh, dịch tăng -> tuổi thọ
giảm.
Thiếu nhân lực và tài lực trong công tác xây dựng QLMT.
Nhanh chóng đưa ra hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn
chỉnh có nêu rõ BVMT làng nghề

16


III.

BIỆN PHÁP ĐỊNH HƯỚNG GIẢM THIỂU


3.1. Về thể chế, chính sách
Tổ chức tổng điều tra, đánh giá trên toàn quốc về thực trạng làng nghề
Việt Nam (ngay trong năm 2012) nhằm quy hoạch việc phát triển làng
nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: lập danh mục các
loại hình và cơ sở sản xuất quy mô làng nghề cần được bảo tồn và phát
triển, nhân rộng; danh mục các loại hình và cơ sở sản xuất làng nghề
tiềm tàng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải kiên
quyết đưa ra khỏi khu vực dân cư nông thôn định hướng phân bố, điều
tiết khu vực phát triển làng nghề theo lịch sử hình thành, vùng nguyên
liệu và nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia 2012 2015 về "Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường" vừa được Quốc
hội phê duyệt; trong đó, xử lý triệt để các làng nghề bị ô nhiễm là một
trong ba trọng tâm ưu tiên của Chương trình.
Ban hành các chính sách cụ thể và thỏa đáng về ưu đãi, hỗ trợ về
vốn, công nghệ sản xuất, đào tạo nhân lực, ưu đãi thuế thu nhập, thuế
xuất khẩu, tìm kiếm cơ hộimở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm, thu
hút du lịch, khám chữa bệnh định kỳ... đối với các tổ chức, cá nhân trong
làng nghề truyền thống và làng nghề thực sự "đúng nghĩa". Đầu tư kinh
phí từ các nguồn ngân sách nhà nước cấp Trung ương và địa phương
và các nguồn khác để nâng cấp cơ sở hạ tầng (điện, đường, hệ thống
thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thu gom chất
thải rắn, quy hoạch tỷ lệ cây xanh nông thôn) cho các làng nghề đã được
công nhận.
17


Xây dựng và ban hành lộ trình và hệ số áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường phù hợp cho đặc thù sản xuất làng nghề, đảm
bảo các Quy chuẩn được ban hành có tính khả thi cao và là cơ sở pháp

lý quan trọng để tiến hành công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô
nhiễm môi trường làng nghề.
III.2. Về tổ chức thực hiện

Tại Trung ương, giao một Bộ (nên là Bộ NN&PTNT) là "cơ quan đầu
mối" trong quản lý việc phát triển làng nghề và các đối tượng sản xuất
trong làng nghề. Đối với đon vị được giao đầu mối, ngoài trách nhiệm
quy hoạch, định hướng phát triển và quản lý sản xuất, còn có trách
nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc
thực hiện các biện pháp xử lý các chất thải phát sinh từ sản xuất và bảo
vệ cảnh quan, môi trường. Bộ Công thương quản lý các khu/cụm/điểm
công nghiệp tập trung. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy chuẩn về BVMT;
hướngdẫn, kiểm tra việc lập các hồ sơ, thủ tục về môi trường;
kiểm tra, giám sát tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về
BVMT; phát hiện các làng nghề ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý; tổ
chức thu phí về BVMT; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm. Bộ Công an có
trách nhiệm điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi
phạm pháp luật về BVMT. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm
phổ biến nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý môi trường phù hợp với
làng nghề.
Ở địa phương, giao UBND cấp tỉnh trên cơ sở phân công, phân cấp
hợp lý chỉ đạo quyết liệt các cấp chính quyền (trước hết là UBND cấp
xã) trong hoạt động quản lý môi trường làng nghề; tiếp tục đẩy mạnh
18


công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với các tổ chức, cá
nhân hoạt động tại các làng nghề và có hình thức xử lý cương quyết,
triệt để, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân đã và đang gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng; xây dựng quy chế phối hợp giữa ngành môi
trường và các ngành có liên quan khác ở địa phương (đặc biệt là ngành
điện, công an, thuế...) để áp dụng các hình thức cưỡng chế, xử lý phù
hợp đối với các cơ sở cố tình vi phạm các quy định của pháp luật (như
cắt điện, cắt nước, khống chế ra/vào cơ sở.. .).
Di dời triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân
cư ra các khu, cụm công nghiệp tập trung hoặc tạm dừng hoạt động cho
đến khi có biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường trước ngày 1/1/2017.
Tiếp tục phổ biến, hướng dẫn về sản xuất sạch hơn, áp dụng các
công nghệ giảm thiểu môi trường; nhân rộng các mô hình thu gom và xử
lý chất thải hiệu quả, phù hợp với điều kiện làng nghề.
Tăng cường mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội các
cấp, đặc biệt là Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,
Liên minh Hợp tác xã, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu
chiến binh trong công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thực thi các quy
định của pháp luật về BVMT. Khuyên khích sự tham gia của cộng đồng
vào giám sát công tác BVMT bằng việc yêu cầu mỗi làng nghề phải có
Hương ước, trong đó có các điều khoản cam kết BVMT để cùng thực
hiện.
Khuyến khích hình thành các Hiệp hội ngành nghề nông thôn, các tổ
chức Hợp tác xã, Tổ tự quản về BVMT... để tăng cường chia sẻ kinh
nghiệm, trao đổi thông tin, mở rộng thị trường, nắm bắt văn bản quy
19


phạm pháp luật, phổ biến tuyên truyền, thậm chí, đại diện cho quyền lọi
của các hộ sản xuất để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bảo vệ bản quyền
của các sản phẩm truyền thống.
III.3. Về nguồn lực


Bố trí cán bộ thuộc UBND cấp xã, đối với xã có làng nghề được công
nhận, để hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về
BVMT tại làng nghề.
Đa dạng hóa đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề, bố trí đủ kinh phí
để triển khai các nhiệm vụ, dự án theo đúng lộ trình đề xuất nhằm tạo sự
chuyển biến cả về nhận thức, hành động cũng nhưcải thiện tình trạng ô
nhiễm tại các làng nghề.
Có các biện pháp để bổ sung, tăng cường nguồn vốn hàng năm cho
Quỹ BVMT Việt Nam; từng bước đưa Quỹ BVMT Việt Nam trở thành một
nguồn vốn quan trọng hàng đầu cho xử lý, khắc phục ô nhiễm môi
trường làng nghề.
Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức cho các cán bộ làm
công tác quản lý môi trường làng nghề; giáo dục, truyền thông nâng cao
nhận thức và trách nhiệm về BVMT và ý thức chấp hành các quy định
của pháp luật về môi trường trong cộng đồng tại các làng nghề.
Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý môi trường làng
nghề gọn nhẹ, hiệu quả và hiệu lực. Tùy từng địa phương, tùy từng loại
sản xuất làng nghề mà có mô hình quản lý phù hợp, chú trọng vai trò và
sự tham gia của các tổ chức đoàn thể ở địa phương.

20


IV.

KẾT LUẬN

Làng nghề có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội và lịch sử
phát triển nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua, làng nghề Việt

Nam đã có những bước phát triển nhất định, đạt nhiều thành tựu và kết
quả to lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, việc phát triển làng nghề thiếu quy hoạchhợp lý, chưa được quan
tâm tới các yêu cầu BVMT đã dẫn tới việc gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng tại một số địa phương, đe dọa sự phát triển bền vững, hiệu
quả của làng nghề Việt Nam.
Đã tới lúc, cần có sự vào cuộc quyết liệt, tích cực, chủ động của các
ngành và chính quyền địa phương các cấp; nhất là các tổ chức, cá nhân
21


sản xuất làng nghề nhằm ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm và cải thiện
chất lượng môi trường làng nghề; từng bước đưa làng nghề Việt Nam
phát triển theo các nguyên tắc: Bền vững, hiệu quả, chất lượng; góp
phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới Việt Nam.

V.
-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bài giảng Quản lý Môi trường, Hồ Thị Lam Trà – Lương Đức Anh –
Cao Trường Sơn, Bộ môn Quản lý Môi trường, trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội

-

Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2005. Báo cáo hiện trạng môi trường
Quốc gia.


-

Bộ Tài nguyên & Môi trường, Thanh Xuân - làng nghề nông thôn
thách thức trước môi trường web trực tuyến
/>8200612121635380/

-

Cục Bảo vệ Môi trường, 2006. Nguyễn Thị Tươi - Ô nhiễm môi trường
22


làng nghề bài toán khó giải. Đọc từ
/>-

Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Sức khỏe người
lao động tại các làng nghề - SOS. Đọc từ:
/>
23



×