Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.67 KB, 14 trang )

Mở Đầu
Sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Hoa Kỳ được nối lại
vào đầu những năm 1990 thì quan hệ kinh tế giữa hai nước đã tiến triển một
cách tích cực . khi tổng thống của nước Mỹ Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ lệnh
cấm vận kinh tế vào tháng 2/1998 thì mối quan hệ giữa hai nước mới có
những tiến triển thực sự.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng quan
hệ giữa hai nước mà còn mở rộng quan hệ Việt Nam với nhiều nước khác.
Khi hiệu lực thương mại có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng một cách đáng kể. Trong đó ngành xuất khẩu
thuỷ sản đóng một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội của
nước ta. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn còn
tồn tại nhiều khó khăn và thách thức chính vì vậy em đã chọn đề tài “Thực
trạng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ”
1
B.Nội Dung
I.Những yêu cầu của thị trường HOA KỲ đối với thuỷ sản nhập khẩu
Căn cứ theo luật bảo vệ người tiêu dùng và dán mắc thực phẩm
(FALCPA) ban hành tháng 8/2004. cục an toàn thực phẩm HOA KỲ (FDA)
yêu cầu các nhà sản xuất ( cả trong và ngoài nước ) kể từ ngày 1/1/2006 phải
ghi rõ bằng Tiếng Anh, đơn giản dễ hiểu trên nhãn các loại thực phẩm trong
đó có thực phẩm về thuỷ sản đang lưu thông tại thị trường HOA KỲ. Những
loại thuỷ sản đã được ghi nhãn mác phải an toàn vệ sinh, không mang độc tố
có ảnh hưởng đến người tiêu dùng đối với những thuỷ sản nhập khẩu từ nước
ngoài vào thị trường HOA KỲ.
Đối với Việt Nam, trước mắt là các cơ sở chế biến mặt hàng hải sản,
sản phẩm của mình vào MỸ phải quan tâm xây dựng hệ thống HACCP tại cơ
sở của mình. Sau đó phải đăng kí kiểm tra để được cấp chứng nhận của trung
tâm kiểm tra để được cấp chứng nhận của trung tâm kiểm tra chất lượng và an
toàn vệ sinh thuộc bộ thuỷ sản (NAFIQACEM). Là cơ quan nhà nước của ta


được uỷ quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.
II.Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị
trường Hoa Kỳ
1. Tình hình việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ trong
những năm qua
2
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý của ngành thuỷ sản, nhà
nước đã cho phép ngành thuỷ sản “tự cân đối, tự trang trải” và được
phép xuất khẩu tự do các sản phẩm thuỷ sản. Đây là sự mở đường
cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gia tăng. xuất khẩu thuỷ sản hơn
10 năm qua đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đi vào chiều
sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài. Năm
2005 cơ cấu thị trường tiếp tục chuyển đổi theo hướng đa dạng và
vững chắc hơn. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác thì thuỷ sản
vốn là một ngành nhỏ bé, không đồ sộ, tuy nhiên với giá trị xuất
khẩu của ngành hàng năm có chiều hướng tăng lên và đã vượt qua
giới hạn 10% của xuất khẩu quốc gia vào năm 2004 thì nói đây là
một thế mạnh thực sự của kinh tế Việt Nam.
2. Cơ cấu mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu sang Hoa KỲ
2.1 Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất sang Hoa Kỳ
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập vào Hoa Kỳ rất đa dạng và
phong phú gồm những mặt hàng chủ yếu sau:
Tôm: Đây là mặt hàng được dân chúng Hoa Kỳ tiêu dùng và ưa chuộng
với khối lượng rất lớn. từ 2003-2005, Hoa kỳ nhập khoảng 3,1 tỷ USD mỗi
năm, trong đó 50% được nhập từ châu Á. Lượng tôm nhập khẩu qua các năm
là 263000 tấn năm 2004, 300000 tấn năm 2005, nhập khẩu thường tăng mạnh
trong 6 tháng cuối năm.
Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh: Hoa kỳ có nhu cầu lớn về cá da
trơn nước ngọt thịt trắng như cá basa , cá tra tương tự như các nheo Hoa kỳ.
Cá basa và cá tra xuất sang Hoa KỲ chủ yếu từ các nước Huyana, Braxin,

Thái Lan và Việt Nam trong đó lượng nhập từ Việt Nam là 80%.
Cá ngừ nguyên con đông lạnh: từ năm1993, Hoa kỳ bắt đầu nhập khẩu
cá ngừ. Năm 1995 thị trường này nhập khẩu 130000 tấn cá ngừ nguyên liệu
trị giá 460 triệu USD để cứu hàng loạt nhà máy đóng hộp cá ngừ khỏi nguy
cơ phá sản.
3
Cá hồi nguyên con ướp lạnh:Hoa kì đứng thứ hai trên thế giới về khai
thác cá hồi với sản lượng 550 tấn năm 1995, nhưng người tiêu dùng trong
nước rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi nhân tại tại Nauy, canada và
Chilê nên nước này mỗi năm nhập khẩu tới 60000 tấn trị giá 280 triệu USD.
Điệp tươi và ướp lạnh: Hoa Kỳ là nước tiêu thụ điệp thứ ba trên thế
giới sau Trung Quốc và NHật Bản. Năm 2004 sản lượng nhập khẩu 26000
tấn, trị giá 216 triệu USD.
Nhìn chung do thói quen tiêu dùng nên cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu
vào mỹ rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại thuỷ sản nước mặn và
nước ngọt khác nhau. Do đó sức mua lớn nên khối lượng nhập khẩu vào thị
trường này rất lớn và mức tăng trưởng vẫn duy trì ở mức độ cao.
2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam,
những lô hàng đầu tiên của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Hoa Kỳ với
doanh số đạt 5,8 triệu USD; sau 5 năm (1999) con số này đã tăng lên gần 20
lần với doanh số đạt 108 triệu USD chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản
của Hoa Kỳ và chiếm 10% giá trị phần trăm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Từ
đó trở đi cho đến tháng 7 năm 2003, mặc dù chưa kí được hiệp định thương
mại Việt-Mỹ, nhưng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn tăng
đều đặn và tăng đột biến vào những năm 1995, 2002 và năm 2003 Hoa kỳ đã
vượt Nhật Bản, trở thành nước nhập khẩu hàng thuỷ sản lớn nhất của Việt
Nam.
Trong các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ, tôm
đông chiếm tỷ lệ cao nhất. theo số liệu thông báo của hải quan Hoa kỳ thì năm

2001 Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Thái Lan với khối lượng 32000 tấn và
đạt giá trị là 417,8 triiêụ USD. Kế đến là mặt hàng cá tra, cá basa, đứng thứ ba
là cá ngừ và thứ tư là các “sản phẩm khác” bao gồm cá philê đông, cua tươi ,
cá biển đông, cá nước ngọt đông, cua đông…Cơ cấu giá trị xuất khẩu 4 loại
thuỷ sản trên đây của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2005 tương ứng sau: tôm
4
79,8%; cá tra ,cá basa 4,5%; cá ngừ 4,1% và các sản phẩm khác 11,6%. Theo
thống kê của Hoa kì, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất sang Hoa kì đa dạng
về chủng loại, có tới 135 loại sản phẩm khác nhau.
Theo đánh giá của người tiêu dùng Hoa Kỳ thì các sản phẩm thuỷ sản
của ta có chất lượng tốt, mùi vị thơm ngon do đó bán được cao hơn. Năm
2003 mặc dù nền kinh tế của Hoa kì có khó khăn, song xuất khẩu thuỷ sản
Việt nam sang Mỹ vẫn có sự tăng trưởng lớn với khối lượng 71 nghìn tấn sản
phẩm, đạt doanh số 489 triệu USD, tăng so với năm 2002 tương ứng là 86,8%
và 62,4%, chiếm 27,52% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
3.Dự báo thị trường nhập khẩu thuỷ sản Hoa Kỳ đến năm 2008 và trong
thời gian tới.
Hoa Kì là thị trương nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới với mức gia tăng
nhanh và chiếm 12,6% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Nhập khẩu
thuỷ sản của Hoa kì tăng nhanh trong khi xuất khẩu không tăng dẫn đến thâm
hụt ngoại thương ngày một tăng và đã đạt đến con số kỉ lục là hơn 11 tỷ USD
năm 2005. Dự báo rằng trong thời gian từ nay đến năm 2008 và những năm
tiếp theo, dự báo giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ sẽ khoảng 12-13 tỷ
USD, cơ cấu nhập khẩu có thay đổi cơ bản sẽ nghiêng về các mặt hàng cao
cấp giá đắt và giá trung bình. Hoa Kỳ nhập khẩu hơn 100 loại mặt hàng thuỷ
sản các loại giá cả khác nhau. Sau đây là các mặt hàng nhập khẩu trong tương
lai có giá trị cao nhất.
Tôm đông: Từ lâu tôm đông là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hoa
Kì và sẽ tiếp tục có giá trị lớn nhất. Đến năm 2008 và những năm sau đó, giá
trị nhập khẩu mặt hàng này vào khoảng 4-4,3 tỷ USD. HOA kỳ vượt qua Nhật

Bản và trở thành nước nhập khẩu tôm đông lớn nhất trong thời gian tới.
Cua: cũng như tôm đông, Hoa kì cũng là thị trường nhập khẩu các sản
phẩm cua lớn nhất thế giới vào năm 2008 và những năm tiếp theo đó với sự
báo giá trị nhập khẩu cua sẽ là 1,5 tỷ USD.
5

×