Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ VỪA ĐẨY MẠNH PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VỪA TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.46 KB, 39 trang )

YÊU CẦU CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ VỪA ĐẨY MẠNH PHÂN
CÔNG LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VỪA
TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH KHU VỰC PHÒNG THỦ TỈNH HÀ TÂY
2.1. Một số yêu cầu cơ bản
Việc đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây là nhằm khai
thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong lĩnh vực CN,TTCN. Từ đó
góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế, tạo nên sự tích luỹ ngày càng lớn của kinh
tế địa phương. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
khắc phục nghèo nàn lạc hậu. Gắn kinh tế của tỉnh với nền kinh tế cả nước và tăng
khả năng hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng và tăng cường sức mạnh KVPT
các cấp trên địa bàn vững chắc. Để đạt được mục đích trên, quá trình đẩy mạnh
phân công lao động trong CN,TTCN và xây dựng KVPT Hà Tây cần phải thực
hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:
2.1.1. đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN và tăng cường sức
mạnh KVPT tỉnh Hà Tây phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, chính
quyền các cấp và cơ quan quân sự địa phương
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, Hà Tây phải thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó chú trong đẩy mạnh phân công lao động
trong CN,TTCN gắn liền với giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố quốc
phòng an ninh vững chắc. Quá trình đó trước hết phải được đặt dưới sự lãnh đạo
của các cấp uỷ đảng, chính quyền và cơ quan quân sự địa phương. Đây là yêu cầu
cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp phát triển kinh tế,
củng cố quốc phòng và tăng cường sức mạnh khu vực phòng. Thực tiễn chứng tỏ
rằng, giữ vững sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế –xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh thì sẽ giành được thắng lợi to
lớn. Ngược lại, khi nào, nơi nào buông lỏng sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng thì
khi đó, nơi đó kết quả của các mặt hoạt động bị hạn chế, thậm chí đi ngược lại với
mong muốn. Hoặc là, mặc dù có sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, nhưng lãnh đạo
theo kiểu rập khuôn, máy móc, giáo điều, không xuất phát từ thực tiễn thì kết quả
cũng bị hạn chế, bị thất bại. Nhận thức rõ vấn đề đó trong những năm qua, Tỉnh uỷ,


Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã ra các nghị quyết, chỉ thị, quán triệt và tổ chức
thực hiện các nghị quyết của đảng bộ tỉnh về phát triển CN,TTCN và nhiệm vụ
quốc phòng an ninh như: Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ tỉnh về
“khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển CN,TTCN, tạo điều
kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào các khu, cụm điểm công nghiệp, thủ công
nghiệp”. Tháng 9 năm 2002 BCH đảng bộ tỉnh khoa IX, kỳ họp thứ 9 đã đề ra
phương hướng về: “phát triển CN,TTCN, đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001 –
2010”. Đặc biệt Tỉnh uỷ, HĐN tỉnh, UBND tỉnh đã thống nhất lấy năm 2004 là
“năm phát triển công nghiệp” tạo tiền đề vững chắc cho kế hoạch phát triển công
nghiệp giai đoạn 2005 – 2010 với những mục tiêu cụ thể là: đưa tiến trình
CNH,HĐH nền kinh tế của tỉnh phát triển lên một giai đoạn mới, làm chuyển biển
nhận thức của nhân dân, cán bộ đảng viên, đưa CN,TTCN trở thành ngành kinh tế
chủ lực của tỉnh. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển CN,TTCN tập trung xây
dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp. Kịp thời ban hành các quy chế của tỉnh cho
phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuẩn bị một số công
trình trọng điểm, tạo bước đột phá cho phát triển CN,TTCN và tăng nguồn thu cho
ngân sách. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp từ 21% trở lên, góp phần
chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, đưa tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP của tỉnh lên trên 36%[ tr
2]. Trong thời kỳ đổi mới, các chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự tạo điều
kiện cho công nghiệp phát triển tốt, quá trình đó được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND, ban chỉ đạo phát triển công nghiệp của tỉnh. Sở
công nghiệp Hà Tây đã tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND đề ra quy hoạch, kế hoạch
phát triển CN,TTCN trong từng giai đoạn một cách vững chắc.
Về mặt quốc phòng, an ninh Ban thường vụ Tỉnh uỷ và UBND đã cụ thể hoá
các yêu cầu chung về KVPT, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương, cơ chế lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng an ninh
trongtình hình mới. Nôi dung xây dựng KVPT tỉnh, huyện, xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên và quản lý nhà nước về quốc phòng được bồi dưỡng
cho cán bộ chủ chốt từ cấp huyện (thị) và một số ban ngành cấp tỉnh. Trường quân

sự tỉnh hàng năm mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, quân sự cho cán bộ
chủ chốt các xã, phường, thị trấn, các doanh nghiệp công nghiệp trung ương và địa
phương đóng trên địa bàn. Thế nhưng, chưa thấy có nghị quyết chỉ thị …nào của
các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp và cơ quan quân sự về việc đẩy mạnh phân
công lao động trong CN,TTCN nói riêng, phát triển CN,TTCN nói chung gắn với
tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh. Vì vậy, để đẩy mạnh phân công lao động trong
CN,TTCN gắn với tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh Hà Tây, nhất thiết phải tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý của các cấp chính quyền và sự
tham mưu đắc lực của cơ quan quân sự tỉnh Hà Tây.
2.1.2. Đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây không chỉ
tính đến yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mà
còn tính đến yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây dựng KVPT tỉnh
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, cả hoạt động kinh tế và
hoạt động quốc phòng đều thống nhất chung ở mục đích thực hiện thắng lợi mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thế nhưng, do kinh tế và
quốc phòng là những hoạt động chịu sự chi phối của hệ thống các quy luật khác nhau,
nên nếu không có sự chú ý kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích quốc phòng trong mỗi hoạt
động thì rất dễ dẫn tới tình trạng kinh tế phát triển song quốc phòng lại không được
củng cố hoặc ngược lại. Chính vì thế, ở Hà Tây việc kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế và
quốc phòng nói chung, quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói
riêng cần phải bảo đảm không chỉ tính đến yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của
ngành, của bản thân doanh nghiệp, mà còn phải tính đến yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh, xây dựng KVPT. Đây là yêu cầu cần thiết, quan trọng nhằm bảo đảm sự phát
triển đồng bộ, thống nhất cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Yêu
cầu này đặt ra cần phải tính toán ngay trong xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội nói chung, trong quy hoạch phát triển công nghiệp và đẩy mạnh phân bố
lực lượng lao động trong CN,TTCN nói riêng. Làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
của các đơn vị, doanh nghiệp công nghiệp không ngừng phát triển. Đồng thời đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu quốc phòng – an ninh và xây dựng KVPT tỉnh. Vì thế, quá
trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở địa phương phải được giải quyết

một cách đồng bộ gắn với hoạt động quốc phòng an ninh trên từng hướng phòng thủ
của tỉnh, gắn với thế trận của QKTĐ cũng như cả nước. Trên thực tế, tình trạng chưa
chú ý đến sự kết hợp yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với
yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng KVPT còn diễn ra khá phổ biến.
Trước hết, biểu hiện ở sự nhận thức chưa đúng về vấn đề này của nhiều người dân, của
một số không ít cán bộ, công nhân trong ngành công nghiệp cũng như các chủ doanh
nghiệp. Thậm chí, một số chủ doanh nghiệp, cán bộ cơ sở địa phương còn có nhận thức
cho rằng đất nước đã hoà bình rồi cần tập trung xây dựng kinh tế trước, sau đó mới đến
các nhiệm vụ khác. Nhận thức đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quốc
phòng địa phương và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở các doanh
nghiệp và cơ sở địa phương [ tr3]. Trong xây dựng kế hoạch sử dung lực lượng lao
động ở không ít doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cũng như một số địa phương cơ sở vẫn còn tình trạng chỉ
nhấn mạnh đến sự phát triển sản xuất kinh doanh, mà ít chú ý đến yêu cầu, nhiệm
vụ quốc phòng. Các doanh nghiệp nhà nước (kể cả trung ương và địa phương) trên
địa bàn cũng ít quan tâm đến việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với
kinh tế.
Cho nên, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc
phòng an ninh đòi hỏi quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN không
chỉ tính đến nhu cầu về lao động, phát triển các chuyên ngành ở lĩnh vực CN,TTCN mà
còn tính đến lao động ở các chuyên ngành gần với nhu cầu quân sự. Có như vậy, khi
yêu cầu tăng cường sức mạnh của KVPT về mặt nhân lực, về sản xuất vật chất trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN có thể nhanh chóng chuyển bộ phận lao động có trình
độ chuyên môn, tay nghề gần với chuyên môn quân sự đang hoạt động ở lĩnh vưc
CN,TTCN sang hoạt động theo yêu cầu của KVPT tỉnh. Ngược lại, quá trình đẩy mạnh
phân công lao động trong CN,TTCN chỉ tính đến yêu cầu phát triển kinh tế của chính
ngành CN,TTCN, không biết đến nhu cầu của KVPT trong tương lai thì khi cần thiết
bộ phận lao động trong CN,TTCN chuyển sang hoạt động theo yêu cầu nhiệm vụ quốc
phòng KVPT phải mất thời gian dài để đào tạo trình độ chuyên môn, tay nghề. Điều đó,
không đáp ứng được tính khẩn trương, sự mau lẹ của hoạt động quân sự, quốc phòng,

bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, ngay từ thời bình mọi hoạt động nói chung, đẩy mạnh
phân công lao động trong CN,TTCN nói riêng đều phải có quy hoạch, kế hoạch
vừa đáp ứng yêu cầu của sản xuất, vừa tính đến khả năng nhanh chóng đáp ứng
yêu cầu của KVPT, của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN trong mọi
tình huống.
2.1.3. Xây dựng KVPT tỉnh Hà Tây vừa đáp ứng yêu cầu của KVPT, vừa bảo
đảm yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của CN,TTCN nói chung, đẩy mạnh
phân công lao động trong CN,TTCN của địa phương nói riêng
Xây dựng KVPT tỉnh Hà Tây vững mạnh là yêu cầu tất yếu khách quan do
đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh, do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong điều kiện hiện nay, quá trình xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh
KVPT tỉnh phải vừa đáp ứng yêu cầu của KVPT, vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất,
kinh doanh của CN,TTCN nói chung, đẩy mạnh phân công lao động trong
CN,TTCN nói riêng. Đây là một yêu cầu khách quan, cơ bản bảo đảm sự phối hợp
nhịp nhàng, đồng bộ giữa việc xây dựng củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn,
tạo điều kiện phát triển kinh tế nói chung, CN,TTCN nói riêng phát triển mạnh mẽ.
Một trong những nội dung quan trọng bảo đảm đáp ứng yêu cầu KVPT là vấn đề
xây dựng lực lượng, xây dựng lực lượng thường trực cũng như các lực lượng khác
của KVPT, đặc biệt là lực lượng tự vệ phải tính đến yêu cầu sản xuất kinh doanh
của công nghiệp nói chung, đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói
riêng, nếu không chú ý sự kết hợp này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, đồng
bộ trong việc củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh với bảo đảm yêu cầu sản
xuất kinh doanh trong CN,TTCN trên địa bàn. Hoặc dẫn đến tình trạng được mặt
này nhưng lại chưa được mặt khác. Điều đó đặt ra và đòi hỏi mọi hoạt động xây
dựng KVPT tỉnh Hà Tây phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp CN,TTCN
phát triển. Tránh tình trạng nhân danh do yêu cầu của tăng cường sức mạnh của
KVPT để “gây khó dễ” cho doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của ngành CN,TTCN gặp khó khăn. Mọi yêu cầu về nhân lực của KVPT tỉnh phải
được tính toán khoa học, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn xác đáng.
Những dự báo về nguồn nhân lực của KVPT không chính xác, thiếu tính thực tiễn

đều gây lên sự lãng phí về kinh tế và những ảnh hưởng xấu khác tới nguồn nhân
lực của xã hội nói chung, đến đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN nói
riêng.
Xây dựng lực lượng nói chung, lực lượng vũ trang nói riêng là một trong
những nội dung cơ bản của xây dựng KVPT tỉnh. Lực lượng vũ trang nhân dân
trong KVPT tỉnh Hà Tây bao gồm: bộ đội chủ lực (cấp trên chi phối), bộ đội địa
phương; lực lượng dân quân, tự vệ; lực lượng an ninh nhân dân. Trong đó lực
lượng tự vệ được tổ chức trong các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn là tương
đối lớn. Lực lượng vũ trang trong KVPT tỉnh có nhiệm vụ trong thời bình giữ gìn
trật tự an ninh, bảo vệ địa bàn. Đồng thời trở thành lực lượng răn đe đối với mọi
âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, khi có chiến tranh và trở thành lực
lượng nòng cốt cho chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ
trên, yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang trong KVPT tỉnh phải bảo đảm số lượng
quân thường trực hợp lý, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, lực lượng tự vệ
phải rộng khắp, được quản lý chặt chẽ, huấn luyện sát với yêu cầu chiến đấu, luôn
phiên tham gia diễn tập theo nhiệm vụ diễn tập tác chiến của KVPT tỉnh. Song
song với nhiệm vụ đó là yêu cầu bảo đảm nguồn nhân lực cho sản xuất kinh doanh
của CN,TTCN. Việc sử dụng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp
CN,TTCN của Hà Tây theo yêu cầu của KVPT cần được quán triệt sâu sắc. Mục
tiêu, phương hướng phát triển công nghiệp được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xác định từ
nay đến năm 2010 là: “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo
hướng phát triển mạnh kinh tế công nghiệp để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ. Huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ
cao, bền vững. Tập trung hoàn chỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội, quy hoạch ngành. Triển khai thực hiện các dự án của trung ương và của
tỉnh trên địa bàn. Thực hiện cải cách hành chính, tiếp tục cải thiện môi trường đầu
tư để thu hút các dự án đầu tư vào tỉnh” [ tr9].
Từ mục tiêu và phương hướng đó, dự kiến đến năm 2010 số lượng lao động
sử dụng trong CN,TTCN trên địa bàn tỉnh sẽ cần từ 300 đến 380 ngàn lao động.
Đây là vấn đề đòi hỏi việc xây dựng KVPT tỉnh cần tính đến yêu cầu bảo đảm phát

triển sản xuất kinh doanh và sử dụng nguồn lao động của ngành. Từ đó đặt ra yêu
cầu công tác sử dụng lực lượng kể cả thường trực, lẫn lực lượng tự vệ phải có kê
hoạc cụ thể, tính toán những thời điểm phù hợp để bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu
củng cố, tăng cường sức mạnh KVPT, vừa bảo đảm yêu cầu sản xuất kinh doanh
và đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN trên địa bàn trước đòi hỏi của sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh trong tình
hinh mới.
2.1.4. Các cấp, các ngành, các lực lượng, nhất là lực lượng trực tiếp có liên
quan đến xây dựng khu vực phòng thủ và phát triển sản xuất trong công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến đẩy mạnh phân công lao
động trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng khu vực phòng thủ
tỉnh vững mạnh
Việc đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN theo yêu cầu của quá
trình CNH,HĐH ở Hà Tây không chỉ nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát
triển kinh tế mà còn phải gắn liền với giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố
quốc phòng - an ninh vững chắc. Điều đó được quy định bởi mối quan hệ chặt chẽ
giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh. Vì vậy, nếu
không có ý thức quan tâm đúng mức quá trình kết hợp kinh tế với quốc phòng an
ninh trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, đẩy mạnh phân công lao động
trong CN,TTCN nói riêng thì quá trình đẩy mạnh phân công lao động có thể đem
lại kết quả lớn về sự tăng trưởng kinh tế, nhưng có khi lại làm thiệt hại đến lợi ích
quốc phòng an ninh. Kết quả của việc kết hợp giữa đẩy mạnh phân công lao động
trong CN,TTCN với tăng cường sức mạnh KVPT đến đâu, như thế nào phụ thuộc
vào nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các lực lượng quan tâm, thực
hiện và giải quyết mối quan hệ ấy ra sao. Không thể có kết quả tốt giữa vừa đẩy
mạnh phân công lao động trong CN,TTCN với vừa tăng cường sức mạnh KVPT
mà lại thiếu sự quan tâm của con người hoạt động ở hai lĩnh vực đó. Kết quả chỉ
đạt được một mặt là kinh tế phát triển nhưng sức mạnh KVPT không được tăng
cường và ngược lại khi những con người có trách nhiệm hoạt động trong ngành
CN,TTCN hoặc ở lĩnh vực quốc phòng, an ninh có nhận thức và hành động thiếu

tính toàn diện. Để có kết quả tổng hợp tốt cả về hiệu quả kinh tế, cả về sức mạnh
KVPT đòi hỏi các cấp, các ngành, các lực lượng đặc biệt là lực lượng trực tiếp có
liên quan đến xây dựng KVPT và phát triển CN,TTCN cần thường xuyên quan tâm
đến vừa đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN vừa phải tăng cường sức
mạnh KVPT tỉnh Hà Tây. Đây là đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ sự quan tâm của các
cấp, các ngành trong tỉnh, nhất là các cơ quan, lực lượng trực tiếp phát triển sản
xuất CN,TTCN và xây dựng KVPT. Đó là đảng uỷ, UBND các cấp, Sở công
nghiệp tỉnh, phòng công nghiệp các huyện, lãnh đạo các doanh nghiệp công
nghiệp, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cơ quan quân sự huyện, thị xã … cùng các địa
phương nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Thạch Thất, Quốc Oai,
Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên …
Đảng ta đã chỉ rõ, xây dựng phát triển kinh tế và củng cố tiềm lực quốc
phòng là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các cấp, các ngành, các lực lượng trong
xã hội. Đối với Hà Tây phải coi đây là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân, toàn
quân trong tỉnh. Vì vậy, để tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh và xây dựng
sức mạnh KVPT, ngoài cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm là Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh và cơ quan quân sự các huyện, thị xã, thì các cấp, các ban ngành, các địa
phương trong tỉnh phải coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên tiến hành cùng
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhận rõ vấn đề đó ngay từ những năm đầu của
thập kỷ 90 (thế kỷ trước) Tỉnh uỷ đã ra nghị quyết số 10/TU ngày 27 tháng 4 năm
1992 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng xây dựng tỉnh thành KVPT vững chắc.
Các huyện, thị, các sở, ban ngành đều ra nghị quyết và chỉ thị về nhiệm vụ xây
dựng KVPT vững chắc của cấp mình. Song, chỉ thế thôi cũng chưa đủ, mà cần phải
cụ thể hoá tinh thần kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng KVPT, trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trước mắt là từ nay đến năm
2010 việc kết hợp phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh và ngược lại
phải thường xuyên được coi trọng. Với chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh Hà Tây, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về CN,TTCN
trên địa bàn. Sở công nghiệp Hà Tây cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể trong
ngành để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng tỉnh Hà Tây thành KVPT vững

chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế gắn với củng cố KVPT tỉnh.
Cần tổ chức quán triệt yêu cầu nhiệm vụ về xây dựng Hà Tây thành KVPT vững
chắc đối với các đơn vị trực thuộc sở, các phòng công nghiệp huyện, thị xã do tỉnh
quản lý. Đồng thời, Sở tiến hành khảo sát điều tra thực trạng ngành công nghiệp để
nắm vững năng lực sản xuất của ngành. Có văn bản yêu cầu các đơn vị sản xuất
CN,TTCN ra soát quân số dự bị động viên, kiện toàn tổ chức dân quân, tự vệ của
đơn vị. Sở công nghiệp yêu cầu các đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh của mình phải kết hợp với quốc phòng, cần chú trọng các phương án sản
xuất trong thời chiến; Việc huy động trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, vật chất,
nhân lực phục vụ cho diễn tập, tác chiến xây dựng KVPT theo quy định và phục vụ
cho quốc phòng khi có chiến tranh xảy ra.
Tóm lại, những yêu cầu nêu trên hợp thành một thể thống nhất, định hướng
cho quá trình đẩy mạnh phân công lao động trong CN,TTCN ở Hà Tây. Nó đòi hỏi
quá trình phân công lao động trong CN,TTCN gắn với xây dựng KVPT tỉnh vững
mạnh phải thực hiện đồng bộ, không tuyệt đối hoá yêu cầu này, xem nhẹ yêu cầu
khác. Tính hiện thực của các yêu cầu trên chỉ thể hiện và cụ thể hoá qua hệ thống
giải pháp trong thời gian tới.
2.2. Một số giải pháp chủ yếu
2.2.1. Công tác quy hoạch ngành và định hướng phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tây gắn với tăng cường sức mạnh khu vực phòng thủ
tỉnh phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn
Theo chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng
chính phủ, quy hoạch đã được xác định là một trong những khâu quan trọng của
quy trình kê hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Nếu chiến lược là căn cứ cho quy
hoạch thì quy hoạch sẽ là căn cứ để phát triển kinh tế, xã hội. Việc xây dựng và
thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế là biểu hiện cụ thể của việc thực
thi các quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của đảng. Công tác quy hoạch, kế
hoạch là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng
quản lý của mình. Từ đó cho thấy, công tác quy hoạch kinh tế, xã hội nói chung,
công tác quy hoạch ngành và dịnh hướng cho CN,TTCN của tỉnh Hà Tây gắn với

tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh nói riêng là một yêu cầu cần thiết, bắt buộc trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh. Thông
qua việc tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch mà tỉnh xác định được các tiềm
năng, các tiềm lực của nền kinh tế và của ngành công nghiệp. Qua đó khai thác các
nguồn lực đó để tính toán cung cầu, định hương phát triển CN,TTCN gắn với tăng
cường sức mạnh KVPT phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thời đề ra các
biện pháp kỹ thuật, công nghệ và các biện pháp về vốn và tổ chức quản lý phù hợp,
sát với thực tiễn để thúc đẩy phát triển CN,TTCN và đẩy mạnh phân công lao động
của ngành trong địa phương gắn với tăng cường sức mạnh KVPT tỉnh.
Song công tác quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung và các
địa phương trên địa bàn tỉnh hiện nay đã và đang nảy sinh nhiều điểm bất cập. Có
thể thấy bất cập đó ngay trong quá trình lập quy hoạch. Mặc dù quy hoạch phát
triển CN,TTCN được coi là căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành
trên phạm vi toàn tỉnh và các địa phương (huyên), nhưng thực tế những quy hoạch
đã được lập vẫn mang nặng tính cục bộ “địa phương”, tính cát cứ, khu biệt theo địa
bàn huyện, thị xã. Quy hoạch phát triển công nghiệp của mỗi huyện, thị xã thường
được xây dựng theo lợi thế và quan điểm của từng vùng, thiếu gắn kết với sự phát
triển công nghiệp của địa phương khác trong vùng lân cận và toàn tỉnh. Đến nay,
quy hoạch phát triển CN,TTCN của các huyện cơ bản đã hoàn thành và đã được
phê duyệt. Thậm chí một số huyện đã bắt đầu chỉnh sửa quy hoạch cho phù hợp
với tỉnh hình thực tế. Trong khi đó quy hoạch phát triển ngành công nghiệp theo
địa bàn và vùng lãnh thổ trong toàn tỉnh vẫn đang trong quá trình thẩm định kéo dài,
ảnh hưởng xấu đến việc làm căn cứ cho kế hoạch phát triển CN,TTCN của từng
huyện trong tỉnh. Đặc biệt, việc thực hiện quy hoạch hiện nay đang là những vấn đề
khá bức xúc. Nhiều quy hoạch đã được lập cách đây nhiều năm đến nay không còn
phù hợp với thực tiễn và đang bị phá vỡ, vì khi lập quy hoạch chưa dự báo hết mọi
khả năng nảy sinh do sự biến động của cơ chết thị trường. Trong những năm gần
đây, thế giới và khu vực luôn có sự biến động bất ngờ về chính trị, kinh tế, tài chính
… làm ảnh hưởng không tốt và hạn chế cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Trong khi nhu cầu phát triển kinh tế công

nghiệp của mỗi tỉnh, thành píô ngày càng cao hơn theo sự phát triển của cơ chế thị
trường, thì một số cơ chế, chính sách nói chung và về phát triển CN,TTCN theo địa
bàn, vùng lãnh thổ nói riêng vẫn chưa được đáp ứng một cách đồng bộ, thống nhất.
Tình trạng đó dẫn đến nhiều nơi đã mạnh dạn “xé rào”, “nhổ rào” để chớp lấy cơ hội
phát triển. Ở Hà Tây, bên cạnh một số địa phương đã làm đúng mục tiêu mà quy
hoạch phát triển công nghiệp đã xác định, thì nhiều địa phương đã và đang có hội
chứng tìm cách này hay cách khác cố đưa dự án vào quy hoạch, “xin làm” dự án
nằm ngoài quy hoạch, làm cho quy hoạch phải chạy theo dự án. Vì thế, chất lượng
quy hoạch không được bảo đảm và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, còn hiện tượng
các huyện đua nhau xây dựng nhà máy lắp ráp xe máy, lập các khu, cụm, diểm
CN,TTCN (kể cả những huyện nghề thủ công không có hoặc kém phát triển) để dẫn
đến tình trạng đảo lộn trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khó khăn
trong công tác giải phóng mặt bằng. Vậy mà các cơ quan chuyên trách của tỉnh thực
hiện kiểm tra, giải quyết thiếu triệt để, đồng thời tỉnh cũng chưa kịp đề ra quy chế
mới cho quy hoạch trong cơ chế thị trường hiện nay. Điều đó đặt ra và đòi hỏi công
tác quy hoạch ngành và định hướng phát triển CN,TTCN ở Hà Tây gắn với tăng
cường sức mạnh KVPT tỉnh phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn cao. Theo
đó, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thường xuyên làm tốt công tác điều tra, khảo sát để lập quy hoạch
ngành công nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế công nghiệp của địa
phương và yêu cầu xây dựng KVPT tỉnh
Về công tác quy hoạch, trước tiên cần điều tra, khảo sát để nắm vững số
lượng, chất lượng, chủng loại các ngành nghề, các dự án và khu vực đầu tư nước
ngoài; số lượng, chất lượng nguồn lao động sẽ sử dụng; khả năng, hiệu quả việc
triển khai thành lập các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung; khả năng phát triển
tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thống ở các địa phương.
Trên cơ sở đó, tiến hành sắp xếp lại hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp trung
ương, địa phương, các ngành nghề truyền thống, các làng nghề thủ công cho từng
địa phương trong tỉnh. Công tác này phải được thực hiện từng bước, nghiên cứu kỹ
càng, tỷ mỷ xem xét kỹ khả năng phát triển kinh tế và yêu cầu xây dựng KVPT

tỉnh. Các cơ quan chức năng của tỉnh, trước hết là Sở công nghiệp kết hợp với Bộ
chỉ huy quân sự tỉnh cần xây dựng quy hoạch tổng quan cho phát triển CN,TTCN
gắn với xây dựng KVPT của toàn tỉnh và cho toàn huyện. Quy hoạch xây dựng,
mở rộng các khu, cụm, điểm công nghiệp, khu vực các dự án đầu tư nước ngoài kể
cả của trung ương nằm trên địa bàn và phát triển các làng nghề truyền thống.
Trước mắt, xác định phương hướng phát triển các ngành nghề truyền thống, các
khu công nghiệp trọng điểm như An Khánh (Hoài Đức), khu công nghệ cao Phú
Cát (Quốc Oai) Hoà Lạc (Thạch Thất), chuỗi đô thị công nghiệp Miếu Môn –
Xuân Mai – Hoà Lạc – Sơn Tây, khu công nghiệp Yên Nghĩa (Chương Mỹ), khu
công nghiệp sản xuất đồ uống ở Thường Tín…. Đồng thời, cần xác định phương
hướng phát triển các làng nghề thủ công truyền thống cho từng địa phương. Trên
cơ sở đó đề xuất, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách đổi mới làng nghề, lập
quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho việc khôi phục những làng nghề thủ công truyền
thống đã bị mai một và xây dựng một số làng nghề mới. Lập quy hoạch và kế
hoạch cụ thể trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lao động công nghiệp,
đào tạo nghề, tập huấn nghề cho người lao động. Chú trọng các yếu tố phân vùng
phát triển và mối quan hệ giữa công nghiệp ở đô thị, ở các khu tập trung với các
cụm, điểm công nghiệp, ngành nghề thủ công truyền thống. Từ đó, các cụm công
nghiệp, các làng nghề thủ công ở các địa phương, các vùng sẽ có kế hoạch làm gia
công và làm vệ tinh cho những xí nghiệp công nghiệp hiện đại trong các khu công
nghiệp tập trung.
Thứ hai, sắp xếp và quy hoạch lại các khu công nghiệp tập trung đã được xây
dựng từ trước
Đối với những khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng từ trước, nên sắp
xếp và quy hoạch lại hợp lý hơn. Mở rộng quy mô sản xuất, củng cố phát triển các
loại hình doanh nghiệp, xây dựng các mô hình doanh nghiệp mới. Tăng cường phối
hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư nước ngoài
và các doanh nghiệp ngoài tỉnh để đẩy mạnh phát triển CN,TTCN. Nghiên cứu xây
dựng các mô hình mới theo hướng chuyển nông dân thành công nhân nông nghiệp
có cổ phần trong doanh nghiệp công - nông, thương nghiệp. Đẩy mạnh việc doanh

nghiệp ký hợp đồng mua sản phẩm của nông dân. Tích cực mở rộng thu hút đầu tư
nước ngoài và liên kết với các công ty của nhà nước. Xây dựng các cụm, điểm
doanh nghiệp chuyên ngành, nhằm đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển các
chuyên ngành CN,TTCN chủ yếu của tỉnh vững chắc đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Đối với các địa phương có các làng nghề thủ công truyền thống, tiến tới hình
thành mỗi xã có một cụm công nghiệp và dịch vụ. Những khu, cụm công nghiệp
nào không thể mở rộng diện tích được thì tập trung đầu tư chiều sâu để thay đổi
trang thiết bị, công nghệ, cải tạo nhà xưởng, cải tạo vệ sinh môi trường nhằm hiện
đại hoá toàn bộ khu sản xuất; tận dụng đầm lầy và đất hoang hoá …để xây dựng
mặt bằng sản xuất CN,TTCN.
Thứ ba, việc quy hoạch phát triển CN,TTCN trên địa bàn tỉnh phải theo
hướng hình thành các cụm, trung tâm công nghiệp tập trung bảo đảm thuận lợi cho
phát triển kinh tế và xây dựng KVPT tỉnh
Từ nay đến năm 2010, Hà Tây vẫn xác định CN,TTCN là ngành kinh tế chủ
lực để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Để đạt được mục tiêu trên, công nghiệp
Hà Tây cần tập trung phát triển 5 ngành sản phẩm chủ yếu. Đó là: chế biến nông
sản thực phẩm, đồ uống; ngành sản phẩm vật liệu xây dựng và phân bón, hoá chất;
ngành sản phẩm cơ khí điện tử, tin học phục vụ sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng;
ngành sản phẩm dệt may da giày; các ngành nghề thủ công truyền thống. Đồng
thời, phát huy cả 3 khu vực tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề trong nông thôn,
doanh nghiệp vừa và nhỏ vào các cụm công nghiệp ở các huyện, thị xã, các doanh
nghiệp lớn vào các khu công nghiệp, công nghệ cao. Vì vậy, trước hết Hà Tây cần
tập trung hoàn chỉnh và bổ sung các quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng các khu, cụm,
điểm công nghiệp, làng nghề, cải thiện cơ chế thu hút đầu tư, quản lý cụm, điểm
công nghiệp, quản lý doanh nghiệp sau đầu tư. Quy hoạch chi tiết vùng Miếu Môn,
Xuân Mai, vùng Thường Tín, Phú Xuyên, vùng Ứng Hoà, Mỹ Đức… Nghiên cứu
bổ sung thêm một số khu, cụm, điểm công nghiệp ở các địa phương. Nâng cấp một
số cụm công nghiệp thành khu công nghiệp ở những nơi có điều kiện. Quy hoạch
phát triển CN,TTCN theo hướng hình thành các cụm, khu công nghiệp tập trung,

các cụm, điểm tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương có làng nghề thủ công truyền
thống. Tách khu dân cư ra khỏi khu sản xuất, đầu tư chiều sâu, xây dựng mặt bằng
và hệ thống cấp, thoát nước trong khu vực của làng nghề để tránh ô nhiễm môi
trường sinh thái. Hình thành khu sản xuất tập trung theo cụm công nghiệp và dịch
vụ hợp lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề tiểu, thủ công nghiệp phát
triển. Với ưu thế của khu công nghiệp tập trung trong các làng nghề truyền thống
phát huy hiệu quả của sản xuất kinh doanh, khai thác triệt để mọi lợi thế, tiềm năng
về tài nguyê, lao động trong vùng. Việc hình thành các khu, cụm, trung tâm công

×