Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ Y HỌC TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH VỀ MŨI HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN, DỄ KIẾM, DỄ LÀM TẠI NHÀ PHÙ HỢP VỚI MỖI NGƯỜI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.24 KB, 21 trang )

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
------------------------------CHUYÊN ĐỀ Y HỌC
TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH
VỀ MŨI HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN,
DỄ KIẾM, DỄ LÀM TẠI NHÀ
PHÙ HỢP VỚI MỖI NGƯỜI.

NĂM 2015

/>

LỜI NÓI ĐẦU
Mùa đông, thời tiết lạnh khiến cho hệ miễn dịch của
chúng ta yếu đi, kéo theo nhiều chứng bệnh, phổ biến
nhất là cảm cúm, ho, sốt và ngạt mũi. Mũi không chỉ là
đường lưu thông không khí mà còn có thể lọc sạch, làm
ấm và làm ẩm không khí. Do đó nếu hốc mũi bị tắc do
viêm nhiễm, phải thở bằng miệng thì không khí hít vào sẽ
không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm nên rất
dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản
và phổi. Xin mách các bạn một số cách có thể giúp bạn
điều trị các chứng bệnh trên rất hiệu quả mà không cần
đến gặp bác sĩ.
Các nguyên nhân gây nghẹt mũi gồm viêm mũi cấp, viêm
mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, lệch vách
ngăn, khối u trong mũi, chấn thương. Tùy từng nguyên nhân
sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Vì thế khi bị nghẹt
mũi, nên đến bác sĩ tai mũi họng để được khám và xác định
bệnh, tránh để bệnh kéo dài. Nghẹt mũi khiến bạn vô cùng
khó chịu và bực bội. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp
bạn đánh bay nghẹt mũi hiệu quả:


/>

Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc tham khảo và
phát triển tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ Y HỌC
TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH
VỀ MŨI HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN,
DỄ KIẾM, DỄ LÀM TẠI NHÀ
PHÙ HỢP VỚI MỖI NGƯỜI.
Chân trọng cảm ơn!

/>

CHUYÊN ĐỀ Y HỌC
TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH CHỮA BỆNH
VỀ MŨI HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN,
DỄ KIẾM, DỄ LÀM TẠI NHÀ
PHÙ HỢP VỚI MỖI NGƯỜI.
Mùa đông,thời tiết lạnh khiến cho hệ miễn dịch của
chúng ta yếu đi, kéo theo nhiều chứng bệnh, phổ biến
nhất là cảm cúm, ho, sốt và ngạt mũi. Xin mách các bạn
một số cách có thể giúp bạn điều trị các chứng bệnh trên
rất hiệu quả mà không cần đến gặp bác sĩ.
Các nguyên nhân gây nghẹt mũi gồm viêm mũi cấp, viêm
mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, lệch vách
ngăn, khối u trong mũi, chấn thương. Tùy từng nguyên nhân
sẽ có phương pháp giải quyết khác nhau. Vì thế khi bị nghẹt
mũi, nên đến bác sĩ tai mũi họng để được khám và xác định
bệnh, tránh để bệnh kéo dài. Nghẹt mũi khiến bạn vô cùng
khó chịu và bực bội. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp

bạn đánh bay nghẹt mũi hiệu quả:

/>

1. Uống trà gừng
Thời tiết giao mùa dễ khiến bạn mắc phải những bệnh về
đường hô hấp, trong đó phổ biến là cảm cúm, sổ mũi, nghẹt
mũi. Vì thế, uống trà gừng sẽ có tác dụng giúp bạn giải tỏa
mệt mỏi, và thông mũi khi bị nghẹt.

Cách làm: bạn cho gừng vào nước và đun sôi. Sau đó vớt bã
gừng ra, bỏ thêm đường, mật ong vào nước trà và cho thêm
chút nước chanh. Bạn uống thường xuyên cho đến khi nước
mũi chảy ra nhiều và hết ngạt.
Ngoài trà gừng, bạn có thể dùng trà xanh, trà bạc hà hoặc
thậm chí là uống nước nóng. Các loại trà này không chỉ làm

/>

ấm cơ thể, tăng sức đề kháng mà còn hỗ trợ làm thông
khoang mũi và giảm các triệu chứng viêm.
2. Ngửi hành, tỏi
Hành, tỏi không chỉ có nhiều tác dụng trong việc nấu nướng
mà nó còn là một phương thuốc rẻ và hữu hiệu chữa nghẹt
mũi. Nếu sức khỏe bạn bình thường bạn sẽ cảm thấy khó chịu
với mùi hương khá nồng của hành tây hay mùi hôi của tỏi.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hành tây và tỏi có thể đẩy
lùi chứng ngạt mũi nhanh chóng mà không có bất kỳ tác dụng
phụ nào.


/>

Cách làm: Bạn chỉ cần cắt nhỏ hành tây và tỏi, cho vào khăn
mỏng, dùng để ngửi nhiều lần trong ngày cho tới khi hết ngạt
mũi.
3. Ăn thực phẩm cay
Những loại thực phẩm cay như ớt, tiêu, mù tạt… đóng vai trò
tương đối quan trọng trong việc giúp bạn làm giảm sự khó
chịu khi bị nghẹt mũi. Đó là vì khi ăn thực phẩm cay, chất
nhầy trong khoang mũi sẽ tăng tốc độ dịch chuyển, giúp đẩy
lùi chứng ngạt mũi dễ dàng.

/>

Cách làm: Bạn chỉ cần cho thêm hạt tiêu hoặc ớt vào món ăn
để cải thiện tình hình nghẹt mũi nhé.
4. Xông mũi
Biện pháp xông hơi không chỉ phát huy tác dụng khi bạn bị
cảm mà còn rất công hiệu khi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, khi sử
dụng cách xông hơi này, bạn chỉ cần xông phần mặt để mũi
được hít hơi nóng vào làm thông mũi. Nói một cách chính
xác là xông mặt, bởi bạn cần hít sâu hơi nước ấm để giúp làm
thông mũi.
Cách làm: Bạn đun nước nóng, đổ vào một chậu nhỏ rồi cho
một chút giấm hoặc tinh dầu bạc hà, khuynh diệp vào. Trùm
khăn kín đầu và hít hà hơi nóng cho tới khi bát nước nguội
bớt. Liệu pháp xông mũi sẽ có tác dụng làm giảm xung huyết,
các dịch trong mũi mềm ra, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ thở
hơn.
5. Nhỏ nước muối

Đây là biện pháp tương đối dễ làm và an toàn mà nhiều người
sử dụng. Bạn có thể mua dung dịch nước muối ở hiệu thuốc
hoặc có thể tự chế tại nhà. Tuy nhiên, khi chế nước muối tại
nhà bạn phải đảm bảo dùng muối sạch.
/>

Cách làm: Bạn lấy 1 muỗng muối cho vào một cốc nước đun
sôi để nguội rồi hoà tan. Đợi nước lắng đọng, chắt lấy nước
trong, sau đó đổ vào ống nhỏ giọt hoặc ống xịt và nhỏ lên
mũi. Có thể nhỏ nhiều lần trong một ngày. Làm từ 3-4 ngày
cho tới khi bạn cảm thấy tác dụng của nó. Nước muối sẽ giúp
chống khuẩn, làm lãng nước mũi đặc và thông mũi nhanh
chóng.

6.Ngủ thông minh hơn: Khi bị nghẹt mũi, hãy gối cao hơn
bình thường một chút, sao cho cổ và đầu bạn tạo thành góc

/>

15 độ chênh với giường, bạn sẽ cảm thấy dễ bạnu hơn rất
nhiều.
7.Uống nhiều nước: Bạn nên uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày
hoặc tiêu thụ các loại thức uống lỏng như nước canh, nước
rau luộc, nước ép trái cây, trà thảo dược để trị chứng nghẹt
mũi.
8.Tắm nước ấm giúp trị nghẹt mũi : Đây là một cách chữa
ngạt mũi khá đơn giản mà không phải ai cũng biết đâu nhé.
Mẹo chữa ngạt mũi bằng cách pha nước ấm, nếu nhà bạn có
bồn tắm thì càng tốt, ngâm mình trong nước ấm có pha chút
tinh dầu bạc hà hoặc có gừng giã nhỏ sẽ là một cách hay để

xông hơi, giúp cơ thể tiết ra các chất bẩn, lưu thông mạch
máu, tinh thần sảng khoái, đẩy lùi bệnh tất. Thở đúng cách,
hơi nước ấm bay lên sẽ làm mũi bạn dịu lại và thông dần, bạn
sẽ cảm thấy mình hít thở một cách thoải mái, tự nhiên hơn.
9.Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài
giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khấy đều và uống
mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ tắc mũi và
chống ho hiệu quả.

/>

10.Lá húng quế: Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt
mũi là hãy nhai từ 2-4 lá húng quế, bạn cũng có thể uống trà
húng quế cũng mang lại lợi ích tương tự.
Bệnh tật dễ dàng tấn công bạn khi cơ thể hoặc đầu óc bạn
đang trong trạng thái mệt mỏi.
11. Tinh dầu khuynh diệp
Tinh dầu khuynh diệp được bán phổ biến ở các cửa hàng
bán tinh dầu có khả năng chống tức ngực và làm thông lỗ
mũi khi bị ngạt bằng cách hít thật sâu loại dầu này. Andrea
Candee, tác giả của cuốn “Gentle Healing for Baby and
Child” khuyên rằng, mỗi khi bị khó thở do ngạt mũi, bạn nhỏ
vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào trong một chiếc lọ nhỏ và
thỉnh thoảng lại mở nắp ra và hít thật sâu vài lần. Hoặc có thể
nhỏ 10-15 giọt vào nước tắm ấm. Và nhớ rằng hãy hít thở
thật sâu trong lúc tắm để nhận được hiệu quả tốt nhất.
12.Nước chanh hoà mật ong
1 thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước
ấm. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh
chóng loại bỏ tắc mũi và chống ho hiệu quả.

13.Chườm khăn nước nóng lên tai
/>

Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai
trong vòng khoảng 10-15 phút. Ở tai có những dây thần kinh
cự kỳ nhỏ có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ
cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

14. Xông nước muối
Lấy một bát nước nóng và bỏ 2 thìa muối vào, kề mũi gần bát
và hít hơi nước bốc lên. Hơi nước muối sẽ giúp thông mũi và
đẩy nước mũi nhầy ra ngoài.
15 - Ăn súp thịt gà
Người Việt Nam thường ăn cháo hành tía tô để trị cảm cúm.
Tuy nhiên ở nhiều nước trên thế giới họ lại ăn súp gà để điều
trị cảm cúm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thông mũi cực kì
hiệu quả. Nếu cho thêm ít tỏi và ớt cộng thêm ít nước chanh
thì càng tăng thêm hương vị và chống bệnh hiệu nghiệm.
16 - Massage mũi
Lấy ngón cái và ngón trỏ hoặc hai nhón trỏ vuốt nhẹ nhàng
lên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày cho
đến khi bạn có thể thở dễ dàng.

/>

17 - Làm ẩm không khí trong nhà
Không khí thiếu độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân
làm bạn ngạt mũi, đặc biệt là khi thời tiết bước vào thu và
đông. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm cho căn phòng hợp lý. 28
độ C được coi là mức nhiệt độ lý tưởng để chống ngạt mũi.

18 - Nhỏ nước tỏi
Tỏi bóc vỏ, nghiền lấy nước. Hoặc bạn cũng có thể trộn thêm
với mật ong và nước ép cây lô hội. Sau đó, lấy tăm bông
nhúng vào hỗn hợp đó và đặt lên lỗ mũi từ 5-10 phút.
Muốn áp dụng cách này để chữa ngạt mũi cho bé yêu của
bạn, bạn cho tỏi đã bóc vỏ vào 1 cái khăn xô, đập dập, buộc
lại và cho bé yêu của bạn ngửi. Nó sẽ giúp bé yêu của bạn dễ
thở hơn.
19 - Xông hơi hành
Lấy vài củ hành bóc vỏ dập nát (hoặc hành lá rửa sạch thái
nhỏ), bỏ vào ấm và đổ một cốc nước (hoặc giấm) vào đun
sôi. Sau đó đổ ra bát và xông mũi. Cách này sẽ nhanh chóng
làm tan nước nhầy của mũi và thông ngạt mũi
20 - Nói không với thuốc lá

/>

Những người hút thuốc hoặc bị ảnh hưởng bởi khói thuốc
thường dễ bị tổn thương ở tuyến xoang và bị sưng ở màng
xoang, kết quả là bị mắc bệnh xoang mãn tính, gây khó thở
cho bạn. Do vậy, nếu muốn chống ngạt mũi, bạn nên ngừng
hút thuốc.
21.Chườm khăn nước nóng lên tai: Đây là mẹo mà nhiều
người thường sử dụng. Trước khi đi ngủ, bạn lấy khăn thấm
nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút. Nó sẽ
làm chứng ngạt mũi dịu đi. Lý do là ở tai có những dây thần
kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt
độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.
22.Tránh thực phẩm nhiều đường: Tránh xa những loại
thực phẩm có nhiều đường và cacbonhydrat vì nó sẽ làm

chứng nghẹt mũi của bạn trầm trọng hơn. Tốt nhất hãy ăn
nhiều rau, ngũ cốc nguyên chất và các loại cá.
23. Làm sạch không khí trong nhà: Dị ứng với không khí
bẩn từ vật nuôi trong nhà, bụi bẩn cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên hiện tượng nghẹt mũi. Bạn có thể sử
dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà,
đồng thời đặt máy phun hơi nước để đảm bảo đủ độ ẩm
không khí trong nhà bạn.
/>

Các cách chữa thông mũi khác:
– Cắt dọc cuống hành, lấy miếng hành mỏng còn tươi dán
phía dưới lỗ mũi chừng 5-10 phút.
– Tỏi: cắt 1 miếng tỏi cho vừa lỗ mũi, nhét vào mũi vài lần sẽ
khỏi ngạt mũi.
– Ngửi dầu bạc hà: Khi bị ngạt mũi, lấy dầu bạc hà ngửi, đây
là cách thông dụng và đơn giản nhất.

2. Để biết cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi, cần tìm hiểu
xem tỏi có tác dụng gì?
Đối với người Việt Nam thì tỏi là một phụ gia quen thuộc
trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, tỏi còn là một trong những loại
thuốc tự nhiên diệu kỳ nhất mà con người còn lưu giữ cho tới
ngày nay.
Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin – có tác
dụng tiêu diệt các vi-rut gây bệnh, tinh dầu tỏi có nhiều chấy
glucogen, aliin, fitonxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm.
Tỏi dùng để điều trị các bệnh về viêm nhiễm ở ngoài da, các
bệnh vể tiêu hóa và hô hấp đem lại hiệu quả bất ngờ.


/>

Bạn đã thử áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
chưa?
Những tác dụng của tỏi đã được biết từ ngàn xưa. Từ xa xưa,
mọi người đã biết tỏi để chữa bệnh cúm. Tỏi cũng được dùng
để tăng sức bền và còn là một loại kháng sinh tự nhiên có tác
dụng giảm cholesterol trong máu, ngừa ung thư và giảm
huyết áp.
Tỏi còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn
chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ
cholesterol. Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự
phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

/>

Tỏi rất an toàn dù ở bất kỳ hình thức nào (nguyên tép, giã...).
Tuy nhiên, chỉ nên dùng khoảng 1 hoặc 2 tép tỏi hằng ngày
thì sẽ rất tốt cho sức khỏe của mình. Bạn có thể sử dụng tỏi
tươi hay tỏi bột để thêm vào các món súp, thịt, rau hay salad,
hoặc thậm chí ăn sống.
Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ được công dụng
hữu ích mà tỏi mang lại. Còn đối với bệnh viêm mũi dị ứng
thì tỏi có tác dụng làm giảm dần các triệu chứng thường gặp
như: hắt hơi, nghẹt mũi,... Và bạn cũng nên tìm hiểu liệu
pháp này để chấm dứt tình trạng bệnh của mình
3. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Cách làm: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , pha theo tỷ lệ 1
phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm
vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi

ngày 3 lần.

/>

Kháng sinh tự nhiên trong tỏi sẽ đẩy lùi những vi khuẩn gây
viêm mũi dị ứng
4. Rượu tỏi
Cách làm: Tỏi đã bóc vỏ đem thái nhỏ hoặc giã nát, cho vào
chai ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng, để chỗ thoáng mát
trong 10 ngày và thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu
sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nghệ và uống được. Mỗi
ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối với liều lượng khoảng
40 giọt (1 muỗm cafe).

/>

Rượu tỏi thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng và
viêm xoang


Có thể dùng tỏi giã ra rồi vắt lấy nước, trộn đều với dầu
vừng nửa nọ, nửa kia. Dùng nước muối để vệ sinh mũi, lau
sạch và dùng bông thấm thuốc này nhét vào mũi.



Có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Nên dùng
khoảng 2 tép tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tình trạng
nghẹt mũi và hắt hơi được cải thiện đáng kể.




Ngoài tác dụng chữa viêm mũi dị ứng, tỏi còn có tác
dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm xoang mũi.

/>

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi rất đơn giản nhưng mang
lại hiệu quả cao
Lưu ý: bạn không nên ăn quả nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi
nếu đang mắc bệnh về máu vì tỏi thể làm loãng máu. Cũng
không nên lạm dụng tỏi khi đang dùng các thuốc trị bệnh tiểu
đường, chẳng hạn như các loại thuốc uống làm hạ đường
huyết, hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa hay chuẩn bị phẫu
thuật vì tỏi có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu.
Các bài thuốc trên cần bạn phải bỏ ra khá nhiều thời gian để
thực hiện, ngoài ra khả năng tái bệnh lại cũng rất cao. Vì
vậy, để điều trị dứt điểm căn bệnh viêm mũi dị ứng này, bạn
cần một bài thuốc đặc trị đã được nhiều người kiểm định.
Chúc bạn mau chóng tạm biệt căn bệnh này!!!
/>

SƯU TẦM & BIÊN SOẠN.

/>


×