Tải bản đầy đủ (.pptx) (127 trang)

PHÂN TÍCH tình hình doanh nghiệp từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 127 trang )

PHÂN TÍCH tình hình doanh nghiệp từ đó hoạch định
chiến lược kinh doanh

Công ty Cổ phần Xây Dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình


1.1. Giới thiệu về công ty

1.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty


1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.2. Một số kết quả kinh doanh trong những
năm gần đây

Năm

So sánh (% )

Chỉ tiêu
2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

Bình quân



4.081.777.770.923

3.473.725.788.812

3.567.997.030.524

85,1

102,71

93,91

157.034.305.350

43.730.323.515

89.129.584.296

27,85

203,82

115,84

130.888.432.550

23.708.219.944

68.776.917.208


18,11

290,1

154.11

Doanh thu bán hàng,
cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế


1.2. Phân tích môi trường kinh doanh

1.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp

1.2.1.1. Môi trường vĩ mô
1.2.1.1.1. Môi trường kinh tế
a. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004-2014


a. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 có mức tăng cao nhất và năm 2009 có mức tăng thấp nhất.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát

triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong năm 2007, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao trong khu vực.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới -> mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chưa bằng hai phần ba so với mức
trước khủng hoảng.
Trong khi đó, trước thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 7,8%/ năm.

Mặc dù kinh tế Việt nam có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, nhưng khi xem xét cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ
khoảng trên dưới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng
32% từ 2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ.


a. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP

Biểu đồ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các quý 2015


a. Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP

Cơ hội
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi , thị trường bất động sản cũng đang ấm dần lên. Thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng kéo
theo là nhu cầu về bất động sản tăng cao trên nhiều phân khúc thị trường . Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức dành cho công ty , làm sao để
tìm ra lối đi riêng và khẳng định được tên tuổi của mình trong nền kinh tế đầy khó khăn hiện nay


b. Ảnh hưởng của tỉ lệ thất nghiệp
Việt Nam, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm trong 3 tháng đầu năm 2015 tiếp tục gia tăng. Cả nước có 1,16 triệu người trong độ tuổi LĐ bị thất
nghiệp (tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014), tỷ lệ thất nghiệp 2,43%, tăng đáng kể so với quý 4/2014 (2,05%) và cùng kỳ năm 2014 (2,21%).
Đáng chú ý, năm nay tỷ lệ thất nghiệp cao nhất rơi vào nhóm CĐ chuyên nghiệp và CĐ nghề (tương ứng 7,2% và 6,69%). Nhóm ĐH và trên ĐH có tỷ lệ

thất nghiệp 3,92%. Thất nghiệp trong thanh niên vẫn chậm được cải thiện với tỷ lệ 6,6%, tăng nhẹ so với quý 4/2014.
Nguyên nhân là thời kỳ dân số vàng bắt đầu chững lại, dân số già hóa đã tác động đến thị trường lao động.


b. Ảnh hưởng của tỉ lệ thất nghiệp
Thất nghiệp giảm rất có ý nghĩa, bởi trong ba yếu tố đầu vào thì vốn phải đi vay. Phải trả cả vốn và lãi (thậm chí còn là lãi kép, tức là lãi suất tính bằng
ngoại tệ và tỷ giá VNĐ/ ngoại tệ tăng); thiết bị – công nghệ còn phải đi mua, mà không phải lúc nào cũng mua được công nghệ nguồn (thậm chí còn mua
phải thiết bị - công nghệ cũ, lạc hậu), trong khi lao động là nội lực hiện có số lượng khá dồi dào (thậm chí đến mức dư thừa). Thất nghiệp giảm còn có ý
nghĩa là việc làm tăng, cũng có ý nghĩa thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán gia tăng, làm gia tăng tiêu thụ - một yếu tố quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế nói chung và là yếu tố tác động mạnh đến cầu bất động sản


c. Ảnh hưởng của lãi suất
Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp
dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Đến thời điểm gần đây , lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm đáng kể đặc biệt là khi Chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt kinh tế, áp
lãi suất trần tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị nhằm tăng năng lực cạnh tranh,
chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, việc chính phủ buộc các ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đối với các khoản vay cá nhân và không cho vay đầu
cơ bất động sản. Điều này tác động tích cực đến thị trường bất động sản ở chỗ hạn chế lượng cầu ảo, tạo được cơ sở để doanh nghiệp có thể
thấy được nhu cầu thực tế, cầu thanh toán của khách hàng, từ đó có được chiến lược kinh doanh đúng đắn trong thời gian tới.


d. Ảnh hưởng của tỉ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Lạm phát tăng cao dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp.

CPI tháng 7 tháng đầu năm 2015 ở mức thấp nhất trong 10 năm qua



d. Ảnh hưởng của tỉ lệ lạm phát
Từ năm 2012 trở lại đây, lạm phát có xu hướng ổn định dưới mức 7% (6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013). Cùng với việc ban
hành Nghị quyết 11/NQ-CP khẳng định kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu ưu tiên hàng đầu, cộng với áp lực
lạm phát từ phía cầu cũng như phía cung đã giảm bớt, lạm phát dần được kiểm soát ổn định.

Mức lạm phát 11 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 chỉ ở mức 4,3%. CPI trung bình 11 tháng năm 2014 tăng 4,3%, bằng
một nửa tỉ lệ tăng trung bình trong 10 năm gần đây.

Như vậy, nhìn tổng thể trong giai đoạn 2011-2014 thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong việc kiểm soát giá cả. Với mức lạm
phát giao động khoảng 6%, Việt Nam đã nhường lại vị trí là nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực cho Indonesia (8,32%)
và trở thành một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất.


d. Ảnh hưởng của tỉ lệ lạm phát

Năm 2015,lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực-thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý
bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 7/2015 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 2,04% so với cùng kỳ.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2015 so với tháng 6 năm 2015 tăng 0,13% có mức tăng khá tương đồng với lạm phát chung do tỷ lệ
đóng góp CPI chung của các nhóm hàng loại trừ khi tính lạm phát cơ bản với các mặt hàng còn lại là tương đương.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2015 so với cùng kỳ tăng 2,04%, bình quân 7 tháng so cùng kỳ năm trước tăng 2,22% cao hơn mức
0,9% và 0,86% của lạm phát chung do mặt bằng giá các mặt hàng tính lạm phát chung thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.


d. Ảnh hưởng của tỉ lệ lạm phát

Cơ hội

Việc duy trì một mức lạm phát ổn định ở thấp hợp lý góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kéo theo xu hướng cải thiện rõ ràng
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lãi suất hạ thấp, thanh khoản tốt lên, tỷ giá ổn định và dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời thúc đẩy doanh
nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

CPI ở thấp ổn định còn góp phần cải thiện mức sống thực tế của người dân, nỗi lo tăng giá không còn ám ảnh, đời sống được ổn định, đồng
nghĩa với cầu về bất động sản về bất động sản của người dân sẽ tăng không những về số lượng bất động sản mà còn đa dạng về loại bất động
sản, điều đó đem lại nhiều cơ hội cho công ty.


e. Ảnh hưởng của dòng vốn FDI


e. Ảnh hưởng của dòng vốn FDI
6 tháng đầu năm 2015, Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5.49 tỷ USD giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Về giải ngân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện ước tính đạt 6,3 tỷ USD; tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái

Đứng thứ nhất, Ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 76%
Đứng thứ hai, ngành kinh doanh bất động sản (chiếm 8,5%).


f. Ảnh hưởng của ngành du lịch
6 tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,8 triệu lượt, giảm 11,3% so với cùng kỳ. Đây là tháng thứ 13 liên tiếp
lượng khách quốc tế đến Việt Nam lao dốc và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lượng khách đến bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không đều giảm, nhất là đường biển khi chỉ đạt 73,5% so với cùng kỳ
năm trước (khoảng hơn 29.800 lượt khách).

Về mục đích lưu trú, khách du lịch cá nhân và khách du lịch theo đoàn tiếp tục là các nhóm khách lớn nhất trong năm 2014 với tỉ lệ
tương ứng là 35,3% và 26,3%. Tỉ lệ khách dự hội nghị giảm 3,3% so với năm trước


Thị trường có thêm nhiều khách sạn 5 sao nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại giảm. Giá phòng của các khách sạn 5 sao ở
Việt Nam đã giảm 6,4% trong năm ngoái, trong khi các khách sạn 4 sao lại tăng 3,6%.


g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Nguyên nhân của sự đi xuống này là do cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn chưa tốt, tính liên kết giữa các doanh nghiệp ngành du lịch
kém, người nước ngoài chưa được sở hữu nhà ở, phí visa đắt đỏ, thủ tục phức tạp…

Việc Luật Kinh doanh bất động sản có thay đổi từ 1/7/2015, cho phép người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam có thể sẽ là
động thái tốt cho cả ngành du lịch nghỉ dưỡng phát triển.


g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường văn phòng cho thuê
Hà Nội:
Không có cung văn phòng hạng A gia nhập thị trường, nhiều nguồn cung văn phòng hạng B gia nhập thị trường trong năm nay
Dư thừa cung do lượng lớn dự án văn phòng đang trong giai đoạn hoàn thiện, đặc biệt tại khu vực phía Tây -> mức giá thuê giảm
Có khoảng 715.000m2 diện tích văn phòng thuộc tất cả các hạng sẽ gia nhập thị trường trong vòng 2 năm tới


g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường văn phòng cho thuê
Thành phố Hồ Chí Minh:
So với quý trước, tổng nguồn cung đã giảm 1% nhưng so với cùng kỳ năm trước thì lại tăng 1%.

Tỷ lệ lấp đầy của cả hai hạng tiếp tục tăng trong quý này. Các tòa nhà hạng B khu trung tâm có tỷ lệ lấp đầy trung bình tương đối
cao. Tỷ lệ lấp đầy khu vực ngoài trung tâm vẫn duy trì mức cao hơn so với trong khu trung tâm suốt 4 quý qua. Giá thuê trung bình
ở cả 2 hạng duy trì ổn định so với quý trước và cùng kì năm ngoái.


Trong 6 tháng đầu năm 2015, thị trường văn phòng TP. Hồ Chí Minh chào đón hơn 100,000 m2 diện tích văn phòng từ 1 dự án văn
phòng hạng A và 3 dự án Hạng B


g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường bán lẻ

Hà Nội:
Không có nguồn cung mới gia nhập thị trường trong Quý 2.2015. Trung tâm thương mại của Keangnam Landmark 74 hiện được
thông báo đang sửa chữa và có vẻ như sẽ tạm ngưng hoạt động cho đến cuối năm nay. Giá thuê được dự báo là sẽ có xu hướng
giảm trong dài hạn do nguồn cung hiện tại đang dư thừa đồng thời có các nguồn cung mới sắp gia nhập thị trường, đặc biệt là các
khối đế bán lẻ từ các dự án căn hộ phức hợp sẽ khiến cho tỷ lệ trống tăng lên tương ứng.

Tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm vẫn ổn định so với quý trước. Tổng nguồn cung của trung tâm
thương mại và khối đế bán lẻ sẽ tăng trong tương lai nhưng đáng chú ý là phần lớn diện tích khối đế bán lẻ sẽ tập trung tại các quận
ngoài trung tâm (quận Từ Liêm, Cầu Giấy và Thanh Xuân).


g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường bán lẻ
Thành phố Hồ Chí Minh:
So với quý trước, tổng nguồn cung đã giảm 1% nhưng so với cùng kỳ năm trước thì lại tăng 1%.

Tỷ lệ lấp đầy của cả hai hạng tiếp tục tăng trong quý này. Các tòa nhà hạng B khu trung tâm có tỷ lệ lấp đầy trung bình tương đối
cao. Tỷ lệ lấp đầy khu vực ngoài trung tâm vẫn duy trì mức cao hơn so với trong khu trung tâm suốt 4 quý qua. Giá thuê trung bình
ở cả 2 hạng duy trì ổn định so với quý trước và cùng kì năm ngoái.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, thị trường văn phòng TP. Hồ Chí Minh chào đón hơn 100,000 m2 diện tích văn phòng từ 1 dự án văn
phòng hạng A và 3 dự án Hạng B



g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường khu công nghiệp

Hà Nội:
Tổng nguồn cung các khu công nghiệp (IPs) trong quý 2.2015 không thay đổi so với quý trước. 5 trong số 10 khu công nghiệp được lấp đầy trong
quý2.2015. Các khu công nghiệp còn diện tích đất cho thuê là KCN Cao Hòa Lạc, Phú Nghĩa, Nội Bài (Giai đoạn II), Quang Minh I và HANSSIP I, trong
đó KCN Cao Hòa Lạc vẫn có tỷ lệ trống nhiều nhất. Giá thuê trung bình của các khu công nghiệp tiếp tục duy trì mức giá cao nhất so với các tỉnh/
thành phố khác thuộc phía Bắc.

Hiện có khoảng 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp tại Hà Nội với các dự án tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ,
công nghệ cơ khí và điện tử. Nhật Bản, Trung Quốc và Hồng Kông tiếp tục dẫn đầu về đầu tư. Đến năm 2020, dự báo có thêm khoảng 6.100 ha từ 14
khu công nghiệp gia nhập thị trường, nâng tổng nguồn cung tương lai lên con số bằng 400% nguồn cung hiện tại. Đến năm 2030 và tầm nhìn đến
2050, Hà Nội sẽ có khoảng 33 khu công nghiệp với diện tích 8.000 ha.


g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường khu công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh:
Không có nguồn cung mới nào đi vào hoạt động trong quý này, Phần lớn các KCN có tỉ lệ lấp đầy trên 90% nhờ qua nhiều năm thành
lập và vận hành. Tuy nhiên, ba KCN tại huyện Nhà Bè, Củ Chi và Bình Chánh vừa đi vào hoạt động gần đây nên tỷ lệ lấp đầy vẫn còn
thấp, dưới 50%. Giá thuê KCN tại TP. Hồ Chí Minh cao hơn gấp hai lần so với Long An, Bình Dương và Đồng Nai.

Hiện nay, các chủ đầu tư có xu hướng chuyển từ cho thuê dài hạn đất công nghiệp sang xây dựng nhà xưởng cho thuê. Từ đây đến
năm 2020, tổng nguồn cung ước tính sẽ tăng lên khoảng 3.000 ha, tăng 85% so với nguồn cung hiện tại. Về số lượng các KCN, 18 KCN
hiện tại được mở rộng và khoảng 12 KCN mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Đa phần các dự án tương lai đang trong quá
trình giải phóng mặt bằng, đền bù và đợi được phê duyệt.



g. Ảnh hưởng của tình hình kinh doanh BĐS
Thị trường căn hộ bán

Hà Nội:
Quý II/2015 tại Hà Nội chứng kiến hoạt động chào bán mạnh mẽ từ tất cả các hạng: một dự án hạng A, bốn dự án hạng B và C cung cấp cho thị
trường gần 1,200 căn. Bên cạnh đó, một vài dự án hạng B và C hiện hữu tiếp tục chào bán các dự án giai đoạn mới. Tổng nguồn cung sơ cấp trong
quý này là hơn 15.000 căn hộ.

Trong đó, hạng C chiếm thị phần lớn nhất là 56% trong tổng cung thị trường sơ cấp, tiếp theo là hạng B với 42% và hạng A là 2%. Tình hình hoạt
động của thị trường trong Quý II/2015 ghi nhận khá tốt ở tất cả các hạng. Dự án Vinhomes Nguyễn Chí Thanh và dự án Hạng A D’le Pont D’or là hai
dự án có sức bán khá tốt hiện nay. Hạng B và C cũng có được tỷ lệ hấp thụ tốt trong quý này.Tuy nhiên, giá chào bán trung bình hạng A giảm rõ rệt
do có một dự án mới có giá chào bán với giá thấp hơn mức giá chào bán trung bình.


×