Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 67
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Song song với sự lớn mạnh của nền kinh tế, sự phát triển và hội nhập của đất
nước là sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp. Do đó, bất
cứ doanh nghiệp nào cũng phải tìm cho mình một hướng đi nhằm đạt được các
mục tiêu nhất định.
Hiện nay, công ty cổ phần dược phẩm An Giang đã đạt được một số thành
công nhất định. Trong thời gian ngắn, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên đáng
kể. Thị trường tiêu thụ đã từng bước mở rộng ra miền Trung và một số tỉnh miền
Bắc. Công ty đang dần tạo được thương hiệu cho riêng mình. Đánh giá về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây, doanh thu và chi phí
của công ty có sự biến động tăng giảm. Tuy lợi nhuận sau thuế của công ty
không ổn định qua các năm và có xu hướng giảm nhưng nếu ta xem xét các
nguyên nhân tác động và đặt công ty vào tình hình chung của đất nước thì hoạt
động kinh doanh của công ty vẫn được đánh giá là có hiệu quả và tương đối ổn
định. Bên cạnh đó, công ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế và cần có biện pháp khắc
phục hợp lí.
Tóm lại, trong thời gian 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008, nền kinh tế đất
nước có nhiều biến động phần nào cũng ảnh hưởng đến công ty. Mặt khác, do
công ty mới chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty Nhà Nước sang công ty cổ
phần nên công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định. Nhưng công
ty vẫn phấn đấu đạt được những thành công nhất định, đưa hoạt động công ty
từng bước đi vào ổn định và phát triển.
5.2 KIẾN NGHỊ
Mặc dù, công ty cổ phần dược phẩm An Giang đã đạt được nhiều thành công
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng các khó khăn và
thử thách mà công ty đang phải đối đầu cũng không ít. Có thể nhận thấy rằng,
hoạt động kinh doanh của công ty không chỉ chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố
chủ quan bên trong công ty mà còn chịu tác động bởi các nhân tố khách quan
như: môi trường kinh doanh, chính sách Nhà Nước… Sau đây là một số kiến
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 68
nghị nhỏ nhằm nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh của công ty trong thời
gian tới:
* Đối với Nhà Nước, chính quyền:
Nhà nước cần hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tập hợp thông tin để định hướng về
tiềm năng thị trường cho doanh nghiệp dược phát triển để ngành y tế có thể đạt
được mục tiêu đến năm 2015, giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% tổng
giá trị thuốc sử dụng và đến năm 2020 con số này là 80%.
Bên cạnh đó, Nhà Nước cần đẩy nhanh công tác xây dựng, triển khai các
chương trình mục tiêu quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam; chương trình về
phát triển và sắp xếp, tổ chức mạng lưới lưu thông thuốc đến 2015 tầm nhìn
2020... với ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hoá dược, công nghiệp bào
chế, công nghiệp dược liệu, công nghiệp bao bì, đào tạo nhân lực phục vụ cho
ngành công nghiệp dược...
Hơn nữa, các cơ quan có thẩm quyền cần đặt ra yêu cầu cụ thể cho ngành
dược nhằm định hướng cụ thể việc phát triển của ngành dược Việt Nam. Ngành
dược cần lựa chọn một vài sản phẩm chế biến từ dược liệu trong nước để xây
dựng các sản phẩm mang tính chất quốc gia, sau đó sản xuất với quy mô lớn, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu.
Bộ Y tế phải khẩn trương quy hoạch hệ thống các cơ sở sản xuất, vùng nguyên
liệu gắn liền với xúc tiến đầu tư, quy hoạch hệ thống phân phối, hệ thống kiểm
tra, giám sát về giá, chất lượng, tính cạnh tranh. Đồng thời, việc xây dựng các
chương trình, đề án liên quan đến phát triển ngành dược phải tính đến chỉ tiêu
hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp, phân tích rõ sự phân bổ giá trị
gia tăng từ khi nhập sản phẩm đến tay người tiêu dùng để trên cơ sở đó giúp
doanh nghiệp định hướng mục tiêu phát triển và có chính sách giá phù hợp.
Ngoài ra, Bộ Y tế cần thống kê số nhân lực còn thiếu trong ngành dược để đặt
hàng Bộ Giáo dục đào tạo nguồn lực, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Thêm vào đó, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng rất cần
thiết và quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trong tỉnh, cụ thể
là công ty cổ phần dược phẩm An Giang.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 69
* Đối với công ty:
Trước tình hình hội nhập hiện nay và tình hình kinh tế có nhiều biến động,
nhiều công ty đã có kế hoạch hay những mục tiêu chưa được hoàn thiện, những
chính sách nóng vội đã đưa công ty đến bờ vực của sự phá sản. Do đó, công ty
cần thận trọng trong việc lựa chọn chiến lược phát triển. Sau đây là một số kiến
nghị giúp công ty có thể phát triển trong thời gian sắp tới:
Trước tiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của công ty là tình trạng thiếu vốn.
Do đó, công ty nên có chính sách liên doanh với các công ty dược khác
nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như phát triển về quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Tiến hành thiết lập trang web cho công ty. Điều này sẽ góp phần quảng bá
hình ảnh công ty, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm kiếm nhà đầu tư
cũng như các khách hàng, đối tác kinh doanh cho công ty.
Không ngừng nâng cao hình ảnh, thương hiệu công ty qua các cuộc triển
lãm, sản phẩm chất lượng cao…
Mở rộng mạng lưới phân phối, từng bước hoàn thiện công tác marketing.
Có kế hoạch đầu tư vào các trang thiết bị, máy móc để có thể hoàn thiện
dây chuyền sản xuất dược phẩm và đáp ứng được các tiêu chuẩn của Bộ Y
Tế, và xa hơn nữa là đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, nghiên cứu các sản phẩm
sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
Tiến hành niêm yết cổ phiếu công ty trên sàn giao dịch nhằm thu hút các
nhà đầu tư và tạo cơ sở cho việc tăng cường nguồn vốn đầu tư, mở rộng
quy mô hoạt động.
Tạo mối quan hệ tốt và lâu dài với các đối tác kinh doanh, các khách hàng
của công ty. Đồng thời cũng phải tăng cường mối quan hệ với các cơ
quan, ban ngành trong và ngoài tỉnh nhằm nắm bắt các chủ trương chính
sách kịp thời.
Có chính sách khen thưởng cán bộ công nhân viên một cách hợp lí.
Tóm lại, công ty cần tăng cường phát huy những ưu điểm hiện có. Tuy nhiên,
công ty phải mạnh dạn trong việc thừa nhận các hạn chế đang tồn tại. Từ đó, tìm
ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục hợp lí.
www.kinhtehoc.net
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (1997). Phân tích hoạt động kinh
doanh, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
2. Đỗ Thị Tuyết, Trương Hoà Bình (2005). Giáo trình Quản trị doanh nghiệp,
Đại Học Cần Thơ.
3. Bùi Văn Trịnh (2007). Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại Học
Cần Thơ.
4. Nguyễn Năng Phúc (2004). Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống Kê.
5. Các báo cáo tài chính công ty cổ phần dược phẩm An Giang
6. Website:
www.baoag.com.vn
www.vdsc.com.vn
www.kinhtehoc.net