Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược phát triển cho công ty cổ phần Dược Phẩm An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 33 trang )

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 34
Chương 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG

4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
AGIMEXPHARM
Để đánh giá một công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, chúng
ta cần quan tâm đến nhiều yếu tố, ví dụ: tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, giá
thành, lợi nhuận, các chỉ số tài chính… Bên cạnh đó, chúng ta cần phải đặt công
ty vào tình hình kinh tế chung hiện nay để đánh giá. Tuy nhiên, yếu tố lợi nhuận
vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài
công ty. Công ty nào cũng mong muốn giảm thiểu chi phí đến mức tối đa, doanh
thu tăng trưởng cao để có thể đạt được lợi nhuận mong muốn; AGIMEXPHARM
cũng vậy. Do đó, trong phần phân tích hiệu quả kinh doanh này em sẽ tiến hành
phân tích 3 yếu tố: doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty.
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp và nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của công ty.
Tổng doanh thu trong công ty bao gồm: doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Đối với
công ty Agimexpharm thì doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số doanh thu của công ty. Để có thể nhận xét một
cách cụ thể về tình hình doanh thu của công ty trong 3 năm vừa qua, ta sẽ xem
xét bảng số liệu sau đây:


www.kinhtehoc.net


Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 35
Bảng 3: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA AGIMEXPHARM QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đơn vị tính: đồng

Chênh lệch
2008/2007
%
(5,65)
81,71
153,46
(5,06)
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Số tiền
(9.707.271.224)
176.465.176
800.673.379
(8.730.132.669)
2007/2006
%
36,07
38,98
171,08
36,27
Số tiền
45.570.894.017
60.564.812
329.267.068
45.960.725.897

2008
162.218.542.672
392.423.328
1.322.409.010
163.933.375.010
2007
171.925.813.896
215.958.152
521.735.631
172.663.507.679
2006
126.354.919.879
155.393.340
192.468.563
126.702.781.782
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần về bán
hàng và cunh cấp dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động tài
chính
Thu nhập khác
Tổng doanh thu:
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 36
Hình 3: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA AGIMEXPHARM QUA 3 NĂM
2006, 2007, 2008
Dựa vào bảng số liệu đã phân tích và hình trên, ta có thể đánh giá một cách khái
quát về tình hình doanh thu của Agimexpharm qua 3 năm hoạt động từ 2006 đến

2008. Tổng doanh thu có sự biến động tăng giảm không đồng nhất qua các năm.
Cụ thể tổng doanh thu tăng 36,27% vào năm 2007 và giảm 5,06% vào năm 2008.
- Vào năm 2007, tổng doanh thu tăng từ 126.702.781.782 đồng lên đến
172.663.507.679 đồng, tức là đã tăng thêm 45.960.725.897 đồng (36,27%) so với
năm 2006. Tổng doanh thu tăng nhanh là do sự gia tăng đáng kể của doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ
lớn nhất trong tổng doanh thu. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 36,07% tương ứng
với số tiền 45.570.894.017 đồng.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 38,98 % tương ứng với số tiền
60.564.812 đồng
+ Thu nhập khác tăng 171,08 % tương ứng với số tiền 329.267.068 đồng
Như vậy, cả 3 thành phần cấu thành nên doanh thu của công ty trong năm
2007 đều có sự gia tăng đáng kể về mặt số lượng và tốc độ so với năm 2006. Tốc
độ gia tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác cao hơn nhiều
so với tốc độ gia tăng của doanh thu thuần về hoạt động tài chính và cung cấp
dịch vụ. Tuy nhiên, 2 thành phần này lại chiếm một tỷ trọng không lớn trong việc
cấu thành nên tổng doanh thu. Chính sự gia tăng đáng kể của doanh thu thuần về
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
2006 2007 2008

năm
triệu đồng
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 37
bán hàng và cung cấp dịch vụ là yếu tố quyết định đến sự gia tăng của tổng
doanh thu trong năm 2007 so với năm 2006.
Nguyên nhân:
Trong năm 2007, công ty thực hiện chính sách đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể với chương trình khuyến
mãi, doanh thu của một số sản phẩm đã có sự gia tăng đáng kể, góp phần không
nhỏ trong việc làm tăng tổng doanh thu của công ty trong năm 2007. Ngoài ra,
trong năm 2007, công ty còn tiến hàng mở rộng thị trường tiêu thụ. Nếu như
trước đây, thị trường tiêu thụ của công ty gói gọn trong tỉnh An Giang thì đến
năm nay, công ty bắt đầu tìm kiếm các đối tác ở miền Trung và một số ở miền
Bắc. Tóm lại, trong năm 2007, công ty đã thực hiện thành công các chính sách
của mình, là nguyên nhân cụ thể khiến doanh thu trong năm 2007 tăng nhanh.
- Vào năm 2008, tổng doanh thu giảm từ 172.663.507.679 đồng xuống còn
163.933.375.010 đồng, tức là đã giảm đi 8.730.132.669 đồng (5,06%) so với năm
2007. Tổng doanh thu đã giảm đi một lượng như vậy nguyên nhân chủ yếu là do
sự giảm sút của doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây
là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 5,65 % tương ứng
với số tiền 9.707.271.224 đồng.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 81,71 % tương ứng với số tiền
176.465.176 đồng
+ Thu nhập khác tăng 153,46 % tương ứng với số tiền 800.673.379 đồng
Như vậy, 2 trong 3 thành phần cấu thành nên doanh thu của công ty, doanh thu
từ hoạt động tài chính và doanh thu khác, trong năm 2008 có sự gia tăng đáng kể

về mặt số lượng và tốc độ so với năm 2007. Còn doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ lại giảm đi đáng kể về mặt số lượng nhưng tỷ lệ đó lại không
lớn. Nhưng nhìn chung, tổng doanh thu lại giảm đi. Nguyên nhân do số lượng gia
tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác không bù đắp được
số lượng giảm sút của doanh thu thuần về hoạt động tài chính và cung cấp dịch
vụ. Vì 2 thành phần này chiếm một tỷ trọng không lớn trong việc cấu thành nên
tổng doanh thu. Chính sự giảm sút đáng kể của doanh thu thuần về bán hàng và
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 38
cung cấp dịch vụ là yếu tố quyết định đến sự giảm xuống của tổng doanh thu
trong năm 2008 so với năm 2007.
Nguyên nhân:
Vào thời điểm 2008, tình hình kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến phức
tạp: lạm phát bùng nổ, giá cả tăng cao… Điều đó dẫn đến sức mua của người dân
không ổn định và ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty. Bên cạnh đó,
công ty lại gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Hơn nữa, công ty còn phải chịu sự cạnh tranh của các công ty
dược đầu ngành đã đạt tiêu chuẩn GMP theo quy định của Bộ Y Tế và đối mặt
với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Ngoài ra, xu hướng tăng trưởng của Agimexpharm tương tự như xu hướng
tăng trưởng của ngành dược nói chung và của các công ty đầu ngành đều giảm.
Sự chững lại của tăng trưởng cho thấy năng lực sản xuất và cung ứng dược phẩm
từ ngành dược nội địa đang dần tiến tới điểm bảo hoà của nhu cầu. Đây chính là
hệ quả của một hệ thống sản xuất các sản phẩm trùng lắp.
Giải pháp:
Công ty cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, các đối tác kinh doanh có
mối quan hệ lâu dài và bền chặt với công ty. Ngoài ra, việc đấu thầu bán thuốc
cho các bệnh viện, trạm y tế, các nhà thuốc nên được quan tâm nhiều hơn và có

các biện pháp cụ thể để trúng thầu và giành được quyền cung cấp sản phẩm cố
định. Hơn nữa, việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng phải được chú trọng và
nhanh chóng thực hiện.
Bên cạnh đó, nhà quản trị nên thúc đẩy công tác marketing, các hoạt động
quảng cáo cho thương hiệu của công ty, nhằm làm cho người tiêu dùng quen với
sản phẩm, từng bước tạo uy tín và lòng tin trong khách hàng.
Về phương diện lâu dài, công ty cần có những bước đột phá về hàm lượng
khoa học kĩ thuật trong sản phẩm để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh
thu, cũng như chiếm lại thị phần thuốc đang được bao phủ bởi các loại dược
phẩm ngoài đang được bán trên thị trường nội địa với giá khá cao.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 39
* Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu
Vì công ty vừa tiêu thụ sản phẩm tự sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm của các
công ty dược khác nên ta có thể chia tổng doanh thu của công ty thành 2 phần:
doanh thu hàng sản xuất và doanh thu khác. Doanh thu khác ở đây không chỉ bao
gồm doanh thu các mặt hàng khác, không phải do công ty sản xuất mà còn bao
gồm các khoản thu khác như doanh thu từ hoạt động tài chính, thu nhập khác…
Ta sẽ quan sát tình hình doanh thu theo yếu tố cơ cấu qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA AGIMEXPHARM THEO CƠ
CẤU QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu hàng sản xuất 14.305.051.263 27.366.471.492 21.546.220.678
Doanh thu khác 112.397.730.519 145.297.036.187 142.387.154.332
Tổng doanh thu 126.702.781.782 172.663.507.679 163.933.375.010
(Nguồn: Phòng Kế Toán)


Hình 4: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA AGIMEXPHARM THEO
CƠ CẤU QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Dựa vào bảng số liệu đã cho và sơ đồ hình tròn phía trên, ta có thể có nhận xét
khái quát về tình hình doanh thu của Agimexpharm qua 3 năm 2006, 2007, 2008
như sau: doanh thu hàng sản xuất tăng nhanh vào năm 2007 nhưng lại giảm sút
trong năm 2008. Cụ thể:
- Năm 2006, doanh thu hàng sản xuất chỉ chiếm tỷ trọng 11% trong tổng
doanh thu tương ứng với số tiền là 14.305.051.263 đồng nhưng đến năm 2007,
2006
11%
89%
2007
16%
84%
2008
13%
87%
Doanh thu hàng sản xuất
Doanh thu hàng khác
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 40
doanh thu hàng sản xuất chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2006, chiếm 16%
trong tổng doanh thu, tương ứng với số tiền là 27.366.471.492 đồng.
Nếu xét về mặt tỷ trọng, ta thấy doanh thu hàng sản xuất ngày càng chiếm tỷ lệ
cao trong tổng doanh thu, mức tăng trưởng từ 11% vào năm 2006 lên đến 16%
vào năm 2007.
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng, doanh thu hàng sản xuất trong năm 2007 tăng

91,31% tương ứng với số tiền 13.061.420.229 đồng so với năm 2006. Còn doanh
thu khác trong năm 2007 cũng tăng trưởng mạnh, đạt tốc độ 29,27 %, tức là đã
tăng thêm 32.899.305.668 đồng so với năm 2006. Tổng doanh thu tăng thêm
36,27% tương ứng với số tiền 45.960.725.897 đồng so với doanh thu năm 2006.
Mặc dù doanh thu hàng sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng
doanh thu và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với mức độ tăng của
doanh thu khác, nhưng chính sự gia tăng của doanh thu khác mới là nguyên nhân
chủ yếu tạo nên sự gia tăng của tổng doanh thu. Nguyên nhân: dù doanh thu hàng
sản xuất chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh thu nhưng doanh thu
khác vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với doanh thu hàng sản xuất. Cụ thể:
vào năm 2006, doanh thu hàng sản xuất chiếm 89% , đến năm 2007 chiếm 84%
trong tổng doanh thu. Do đó, chính sự gia tăng đáng kể của doanh thu hàng khác
về mặt số lượng mới chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự gia tăng của
doanh thu trong năm 2007 so với năm 2006.
Nguyên nhân: trong năm 2007 Agimexpharm vừa khánh thành nhà máy sản
xuất thuốc đạt chuẩn GMP-WHO. Do đó, việc gia tăng của doanh thu hàng sản
xuất là điều tất yếu.
- Năm 2007 doanh thu hàng sản xuất chiếm tỷ trọng cao, lên đến 16% trong
tổng doanh thu tương ứng với số tiền là 27.366.471.492 đồng nhưng đến năm
2008, tỷ trọng của doanh thu hàng sản xuất lại giảm đi so với năm 2007, chiếm
13% trong tổng doanh thu, tương ứng với số tiền là 21.546.220.678 đồng.
Nếu xét về mặt tỷ trọng, ta thấy tỷ trọng của doanh thu hàng sản xuất trong
tổng doanh thu bắt đầu có xu hướng giảm vào năm 2008, từ 16% vào năm 2007
giảm xuống còn 13% vào năm 2008
Nếu xét về mặt tốc độ, doanh thu hàng sản xuất trong năm 2008 giảm 21,27%
tương ứng với số tiền 5.820.250.814 đồng so với năm 2006. Còn doanh thu khác
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 41

trong năm 2008 cũng giảm với tốc độ 2 %, tức là đã giảm đi 2.909.881.855 đồng
so với năm 2007. Tổng doanh thu giảm 5,06% tức là đã giảm đi 8.730.132.669
đồng so với doanh thu năm 2007.
Doanh thu trong năm 2008 giảm đi so với năm 2007, chủ yếu là do sự giảm
sút nhanh chóng của thành phần doanh thu hàng sản xuất. Mặc dù doanh thu
hàng sản xuất chiếm một tỷ trọng không lớn trong việc cấu thành nên tổng doanh
thu nhưng trong năm 2008, doanh thu hàng sản xuất giảm hơn 5 tỷ đồng so với
năm 2007. Thêm vào đó, doanh thu khác cũng giảm đi nhiều, nhưng ít hơn so với
doanh thu hàng sản xuất. Chính việc giảm sút của 2 thành phần: doanh thu hàng
sản xuất và doanh thu khác đã làm cho tổng doanh thu trong năm 2008 giảm đi
so với năm 2007.
Nguyên nhân
Sự giảm sút của doanh thu hàng sản xuất là do tình hình chung của nền kinh tế
cũng như của các công ty ngành dược. Trong năm 2008, đất nước ở tình trạng
lạm phát cao, giá cả tăng vọt. Ngành dược lại đang tiến dần đến điểm bão hoà
của nhu cầu, sản xuất các sản phẩm trùng lắp, sự xâm chiếm thị phần của thuốc
ngoại.
4.1.2 Phân tích tình hình chi phí
Ngoài yếu tố doanh thu thì chi phí là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty; là một trong những
thành phần xác định lợi nhuận của công ty. Ở đây, chúng ta chia chi phí của công
ty Agimexpharm thành 5 loại: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán
hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí khác. Trong những thành phần đó,
ta xem giá vốn hàng bán như một loại chi phí vì: giá vốn hàng bán được cấu
thành từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung.
Bất cứ công ty nào cũng đều muốn hạn chế chi phí đến mức tối đa, để có thể
đạt hiệu quả kinh doanh cao, có được lợi nhuận mong muốn. Nhưng để có thể
thực hiện được điều đó thì không dễ. Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty Agimexpharm, ta sẽ xem xét đến tình hình chi phí của công ty trong

3 năm 2006, 2007, 2008.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 42
Hình 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA AGIMEXPHARM QUA 3 NĂM
2006, 2007, 2008

Dựa vào đồ thị trên, ta có thể có cái nhìn khái quát về tình hình thực hiện chi
phí tại công ty trong 3 năm vừa qua. Tình hình thực hiện chi phí tại công ty có
biến động tăng giảm không ổn định. Chi phí trong năm 2007 tăng so với năm
2006 nhưng đến chi phí trong năm 2008 lại giảm nhẹ so với chi phí năm 2007.
Để có thể nhận xét cụ thể hơn, ta sẽ xem xét bảng số liệu sau:
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
2006 2007 2008
(năm)
triệu đồng
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 43

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA AGIMEXPHARM QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đơn vị tính: đồng

Chênh lệch
2008/2007
%
(9,15)
151,01
32,37
(5,52)
0
(4,52)
(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Số tiền
(13.494.973.462)
2.084.631.503
4.158.987.976
(291.250.406)
0
(7.542.604.389)
2007/2006
%
36,19
31,57
36,61
67,77
(100)
36,91
Số tiền

39.186.179.382
331.243.824
3.443.491.090
2.130.955.059
(76.363.636)
45.015.505.719
2008
133.976.922.834
3.465.113.603
17.008.631.178
4.983.919.244
0
159.434.586.859
2007
147.471.896.296
1.380.482.100
12.849.643.202
5.275.169.650
0
166.977.191.248
2006
108.285.716.914
1.049.238.276
9.406.152.112
3.144.214.591
76.363.636
121.961.685.529
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính

Chi phí bán hàng
Chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí khác
Tổng chi phí
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 44
Nhìn vào bảng số liệu nêu trên, ta có thể thấy chi phí trong năm 2007 tăng
nhiều hơn so với năm 2006 là 36,91% nhưng đến năm 2008 tình hình chi phí có
chuyển biến giảm xuống 4,52% so với năm 2007.
- Vào năm 2007, tổng chi phí đã tăng lên 166.977.191.248 đồng trong khi năm
2006 chỉ có 121.961.685.529 đồng, nghĩa là đã tăng thêm 45.015.505.719 đồng,
tương ứng với 36,91%. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do giá vốn
hàng bán tăng cao trong năm 2007. Cụ thể:
+ Giá vốn hàng bán tăng 36,19 % tương ứng với 39.186.179.382 đồng.
+ Chi phí tài chính tăng 31,57 % tương ứng với 331.243.824 đồng.
+ Chi phí bán hàng tăng 36,61 % tương ứng với 3.443.491.090 đồng.
+ Chi phí bán hàng tăng 67,77% tương ứng với 2.130.955.059 đồng.
+ Chi phí khác trong năm 2007 không có trong khi năm 2006 là 76.363.636 đồng.
Trong các thành phần cấu thành nên chi phí của công ty trong năm 2007 đa số
đều tăng so với năm 2006: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp. Tốc độ tăng của các chi phí đó gần như đều nhau
nhưng chỉ có chi phí bán hàng là có tốc độ tăng nhanh hơn các loại chi phí còn lại
khác, tăng 67,67%. Tuy chi phí khác có phát sinh trong năm 2006 mà lại không
phát sinh trong năm 2007 là một nguyên nhân làm giảm chi phí của năm 2007.
Nhưng sự giảm sút của chi phí khác không bù đắp được sự gia tăng của các nhân
tố chi phí còn lại nên tổng chi phí vẫn tăng hơn so với năm 2006. Như vậy, sự gia
tăng của chi phí trong năm 2007 nguyên nhân là do sự gia tăng của hầu hết tất cả
các chi phí, trong đó sự gia tăng của giá vốn hàng bán là nhân tố quyết định nhất,

vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong việc cấu thành nên tổng chi phí.
Nguyên nhân:
Các nhân tố làm tăng tổng chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính. Tổng chi phí trong năm 2007 tăng
nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của số lượng sản phẩm bán ra, dẫn đến giá
vốn hàng bán tăng nhanh trong năm 2007 so với năm 2006. Hơn nữa, việc tăng
lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng làm cho chi phí lãi vay tăng dẫn đến chi phí tài
chính tăng.
Các nhân tố làm giảm tổng chi phí: chi phi khác. Chi phí khác chỉ phát sinh
trong năm 2006 mà không phát sinh trong năm 2007 nguyên nhân là do trong
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 45
năm 2006, công ty tiến hành thanh lí tài sản cố định. Do đó, các chi phí trong quá
trình thanh lí tài sản cố định phát sinh được hạch toán vào chi phí khác năm
2006, còn năm 2007 thì không có.
- Vào năm 2008, tổng chi phí giảm đi 4,52% tương ứng với 7.542.604.389
đồng so với năm 2007. Các yếu tố cấu thành nên chi phí có sự biến động tăng
giảm không ổn định vào năm 2008. Cụ thể:
Chi phí khác không phát sinh trong năm 2008, không ảnh hưởng đến tình hình
thực hiện chi phí trong năm.
Các nhân tố làm tăng tổng chi phí trong năm 2008:
+ Chi phí tài chính tăng 151,01 % tương ứng với 2.084.631.503 đồng.
+ Chi phí bán hàng tăng 32,37 % tương ứng với 4.158.987.976 đồng.
6.243.619.479 đồng.
Các nhân tố làm giảm chi phí trong năm 2008:
+ Chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 5,52% tương ứng với
291.250.406 đồng.
+ Giá vốn hàng bán giảm 9,15 % tương ứng với 13.494.973.462 đồng.

13.786.223.868 đồng.
→ Tổng chi phí giảm 7.542.604.389 đồng
Như vậy, sự giảm sút của giá vốn hàng bán và chi phí quản lí doanh nghiệp
góp phần làm giảm tổng chi phí trong năm 2008 là 13.786.233.868 đồng. Nhưng
với sự gia tăng của chi phí tài chính và chi phí bán hàng làm cho tổng chi phí của
doanh nghiệp tăng lên thêm 6.243.619.479 đồng. Tuy nhiên sự gia tăng của chi
phí bán hàng và chi phí tài chính không bù đắp cho sự giảm xuống của giá vốn
hàng bán và chi phí quản lí doanh nghiệp nên tổng chi phí trong năm 2008 giảm
đi so với năm 2007. Chi phí giảm là một dấu hiệu tốt tuy nhiên chúng ta cần quan
tâm đến nguyên nhân của việc giảm chi phí trong năm 2008 mới có thể đánh giá
chính xác về tình hình thực hiện chi phí của công ty.
Nguyên nhân:
Số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm 2008 giảm so với các năm
trước. Bên cạnh đó, năm 2008 tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát
ngày càng cao, đời sống người dân chịu nhiều ảnh hưởng. Từ đó, ảnh hưởng đến
sức mua của các khách hàng trong công ty. Hơn nữa, trong năm 2008, giá của
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp SVTH: Mai Thanh Thuỷ
Trang 46
các nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí
nguyên vật liệu, làm giá vốn hàng bán tăng vọt đến mức khó kiểm soát.
Giải pháp:
Công ty cần có các biện pháp cụ thể nhằm làm giảm chi phí đến mức hợp lí
cho công ty mình, thúc đẩy việc gia tăng lợi nhuận.
Kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, chủ động kí kết các hợp đồng nhằm ổn
định giá và có nguồn đầu vào ổn định. Tăng cường sử dụng các trang thiết bị hiện
đại, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạn chế sử dụng nhiều lao động không cần thiết.
Chi phí cho việc bán hàng là cần thiết nhưng chúng ta có thể kiểm soát chi phí
bán hàng bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như kiểm soát về hoa hồng bán hàng

của các đại lí bằng khung hạn mức hoa hồng bán hàng dành cho đại lý, nếu số
lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nằm trong khoản nào thì chi phí hoa hồng tối đa
sẽ là bao nhiêu.
Chi phí cho việc quản lí doanh nghiệp và chi phí tài chính là các khoản chi phí
mà bất cứ công ty nào cũng phải có, nhưng chúng ta có thể hạn chế nó đến mức
hợp lí nhất. Cụ thể như hạn chế chi phí tiếp khách, tiết kiệm điện tại các văn phòng
cơ quan của công ty, sử dụng hợp lí các công cụ dụng cụ cần thiết, …



www.kinhtehoc.net

×