Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.33 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT
BỘ MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đ ề tài:
THỰC TRẠNG
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM
Môn: Tài chính quốc tế
Lớp: K07402A
Nhóm SV thực hiện:
1. Nguyễn Thị Hà Phương
2. Nguyễn Đoàn Phước Duy
3. Nguyễn Tri Hiếu
4. Trần Hiếu Hưng
5. Nguyễn Văn Qui Nhơn
6. Đặng Thị Kiều My
7. Nguyễn Hữu Tài
I. KHÁI QUÁT CHUNG.
1. Định nghĩa:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài
hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản
ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện
quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp,
cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được
gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".”
2. Các hình thức đầu tư trực tiếp:


Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy theo luật đầu tư của các nước và
thường có các hình thức sau:
2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual business Co-operation) là văn bản được
kí kết giữa hai bên (các bên tham gia) trong đó quy định trách nhiệm và phần chia kết quả
kinh doanh cho mỗi bên tham gia để tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà.
2.2. Doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture Enterprise) là doanh nghiệp được hình
thành trên cơ sở liên kết của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo luật pháp của nước
chủ nhà; các bên tham gia liên doanh sẽ chịu trách nhiệm lẫn nhau trong phạm vi phần vốn
góp của mình vào liên doanh.
2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Enterprise with 100% foreign owned capital)
là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý
và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Dưới hình thức này cũng có các dạng công ty:
công ty TNHH, công ty tư nhân,…
2.4. Hợp đồng “xây dựng – kinh doanh – chuyển giao” (Building – Operate – Transfer
– BOT) là văn bản mà chính phủ nước chủ nhà ký với các nhà đầu tư bên ngoài để xây dựng,
kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn lãi.
Khi hết hạn công trình sẽ được nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà mà
không đòi bồi hoàn. Có nhiều loại hình tương tự như BOT: xây dựng – chuyển giao – kinh
doanh (BTO), xây dựng – chuyển giao (BT),…
3. Các hình thức của FDI (theo mục đích của chủ đầu tư):
3.1. Phân theo bản chất đầu tư
a. Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và
thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối
lượng đầu tư vào.
b. Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI
đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước
nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.

3.2. Phân theo tính chất dòng vốn
a. Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty
trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của
công ty.
b. Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong
quá khứ để đầu tư thêm.
c. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau
vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư
a. Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước
tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác
nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài
sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm
khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh
giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
b. Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như
giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin
liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
c. Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh
tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh
tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để
thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
4. Các động lực và nhân tố chủ yếu tác động tới thu hút FDI:
Trên hết và xuyên suốt tất cả các thời kỳ, các quốc gia dù phát triển hay đang phát triển,

dù là bên nhận đầu tư hay bên chủ đầu tư, thì động lực mạnh mẽ và bao quát nhất tạo ra và
chi phối những dòng FDI chính là lợi nhuận.
Nếu không xét đến khả năng và nhu cầu về vốn đầu tư của cả bên nước chủ đầu tư lẫn bên
nước nhận đầu tư, và với giả định bối cảnh chung của thế giới ở điều kiện bình thường cả về
tự nhiên và nhân tạo, thì có thể nhận thấy dòng FDI chỉ thực sự mở rộng và ưa tìm đến những
nơi có môi trường đầu tư đảm bảo cho dòng vốn sinh sôi nảy nở. Thực tiễn cho thấy tiêu
chuẩn của môi trường đầu tư hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút FDI trước hết bao gồm 5
nhân tố.
4.1. Sự ổn định về kinh tế và chính trị - xã hội và luật pháp đầu tư.
Đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của vốn FDI
vượt khỏi sự kiểm soát của chủ đầu tư nước ngoài (ĐTNN). Những bất ổn định kinh tế chính
trị không chỉ làm cho dòng vốn này bị chững lại, thu hẹp, mà còn làm cho dòng vốn từ trong
nước chảy ngược ra ngoài, tìm đến những nơi "trú ẩn" mới an toàn và hấp dẫn hơn.
Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự ổn định phát triển kinh tế và
trật tự xã hội cần thiết cho sự vận hành bình thường của đất nước, sự hoàn chỉnh hữu hiệu và
tính có thể dự báo được của hệ thống pháp luật đầu tư theo xu hướng ngày càng tiếp cận tiêu
chuẩn và thông lệ quốc tế, mà còn phải duy trì được dư luận và tâm lý xã hội chung thuận lợi
và ủng hộ các nhà ĐTNN. Bất kỳ sự bất ổn định chính trị nào, các xung đột khu vực, nội
chiến hay sự hoài nghi, tẩy chay, thiếu thiện cảm và "gây khó dễ" của giới lãnh đạo và nhân
dân đối với vốn ĐTNN, đều là những nhân tố nhạy cảm tác động tiêu cực đến tâm lý và hành
động thực tế của các chủ ĐTNN, cũng như làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết đối
với việc thu hút FDI của nước chủ nhà.
Hệ thống pháp luật đầu tư của nước sở tại phải đảm bảo sự an toàn về vốn và cuộc sống
cá nhân cho nhà đầu tư khi hoạt động của họ không làm phương hại đến an ninh quốc gia,
bảo đảm pháp lý đối với tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc di
chuyển lợi nhuận về nước cho các nhà đầu tư được dễ dàng, thuận lợi nhất cho hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Nội dung của hệ thống pháp luật càng đồng bộ, chặt chẽ, tiên tiến,
nhưng cởi mở, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn của FDI càng
cao.
4.2. Sự mềm dẻo, hấp dẫn của hệ thống chính sách khuyến khích ĐTNN.

Chính sách thương mại cần thông thoáng theo hướng tự do hóa để bảo đảm khả năng xuất
- nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm, tức bảo đảm sự
thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN.
Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ.
Chính sách lãi suất và tỷ giá tác động trực tiếp đến dòng chảy của FDI với tư cách là những
yếu tố quyết định giá trị đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định. Việc
xem xét sự vận động của vốn nước ngoài ở các nước trên thế giới cho thấy, dòng vốn đầu tư
dài hạn, nhất là FDI đổ vào một nước thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng lòng tin của các chủ
đầu tư, đồng thời lại tỷ lệ nghịch với độ chênh lệch lãi suất trong - ngoài nước, trong - ngoài
khu vực. Nếu độ chênh lệch lãi suất đó càng cao, tư bản nước ngoài càng ưa đầu tư theo kiểu
cho vay ngắn hạn, ít chịu rủi ro và hưởng lãi ngay trên chỉ số chênh lệch lãi đó. Hơn nữa, khi
mức lãi suất trong nước cao hơn mức lãi suất quốc tế, thì sức hút với dòng vốn chảy vào càng
mạnh. Tuy nhiên, đồng nghĩa với lãi suất cao là chi phí trong đầu tư cao, làm giảm đi lợi
nhuận của các nhà đầu tư. Một tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế ở từng giai đoạn thì khả năng thu lợi nhuận từ xuất khẩu càng lớn, sức hấp dẫn với vốn
nước ngoài càng lớn. Một nước có mức tăng trưởng xuất khẩu cao sẽ làm yên lòng các nhà
đầu tư vì khả năng trả nợ của nước đó được bảo đảm hơn, độ mạo hiểm trong đầu tư sẽ giảm
xuống.
Các mức ưu đãi tài chính - tiền tệ dành cho vốn ĐTNN trước hết phải bảo đảm cho các
chủ đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung của khu vực,
của mỗi nước để khuyến khích họ đầu tư vào trong nước và vào những nơi mà Chính phủ
muốn khuyến khích đầu tư. Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số
các ưu đãi tài chính giành cho ĐTNN. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự
án đầu tư có tỷ lệ vốn nước ngoài cao, qui mô lớn, dài hạn, hướng về thị trường nước ngoài,
sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động trong nước, tái đầu tư lợi
nhuận và có mức độ "nội địa hóa" sản phẩm và công nghệ cao hơn. Hệ thống thuế thi
hành sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế không được
quá cao (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế chung của khu vực và quốc
tế...). Các thủ tục thuế, cũng như các thủ tục quản lý ĐTNN khác, phải được tinh giản hợp lý,
tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, phải công khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý

và nộp thuế. Tự do hóa đầu tư càng cao càng thu hút được nhiều vốn nước ngoài. Sự hỗ trợ
tín dụng (ở nhiều nước, Chính phủ đã lập ra các Quĩ hỗ trợ ĐTNN để hỗ trợ tín dụng cho các
nhà đầu tư, nhất là cho những dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư), cùng với các dịch vụ tài
chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài
chính đa phương như Ngân hàng thế giới (WB) đã, đang và sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng
dòng vốn nước ngoài, nhất là FDI tư nhân vào các nước và khu vực, (trong đó có Việt Nam
nói chung, Hà Nội nói riêng), đặc biệt vào lĩnh vực hạ tầng.
Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì các luồng vốn nước
ngoài sẽ đổ vào nhiều và ổn định ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của nước đó chậm lại.
Ngược lại, tư bản nước ngoài sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ chạy nếu nước tiếp nhận đầu tư
có "độ tin cậy thấp về tín dụng" - một chỉ số tổng hợp của các yếu tố như: Rủi ro chính trị
cao, phát triển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Khi đó, dù
những ưu đãi tài chính rất cao được đưa ra cũng khó hấp dẫn được các nhà ĐTNN vốn năng
động, thận trọng, luôn mong muốn và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư như
ý trên toàn thế giới.
4.3. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng.
Ngoại trừ đối với các nhà ĐTNN chuyên kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng, còn sự phát
triển của cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương luôn là điều kiện vật chất
hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên
thực tế các dự án đầu tư đã cam kết. Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệ
thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu, cảng, đường sá, kho bãi và các
phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu
điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe - nhìn hiện đại, có thể nối mạng
thống nhất toàn quốc và liên thông với toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện
lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống mạng lưới
cung cấp các loại dịch vụ khác (y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, tài chính, thương
mại, quảng cáo, kỹ thuật, v.v...) phát triển rộng khắp, đa dạng và có chất lượng cao. Tóm lại,
hệ thống kết cấu hạ tầng đó phải giúp cho các chủ
ĐTNN tiện nghi và sự thoải mái dễ chịu như ở nhà họ, và giúp họ giảm được chi phí sản
xuất về giao thông vận tải, trong khi không hề bị cản trở trong việc duy trì và phát triển các

quan hệ làm ăn bình thường với các đối tác của họ trong cả nước, cũng như khắp toàn cầu.
Trong các điều kiện và chính sách hạ tầng phục vụ FDI, chính sách đất đai và bất động sản có
sức chi phối mạnh mẽ đến luồng FDI đổ vào một nước. Càng tạo cho các chủ ĐTNN sự an
tâm về sở hữu và quyền chủ động định đoạt sử dụng mua bán đất đai, bất động sản mà họ có
được bằng nguồn vốn đầu tư của mình như một đối tượng kinh doanh thì họ càng mở rộng
hầu bao đầu tư lớn và lâu dài hơn vào các dự án trên lãnh thổ nước và địa phương tiếp nhận
đầu tư.
Dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với cả những nước thu
hút vốn nước ngoài lẫn đối với các chủ ĐTNN. Nội dung hoạt động dịch vụ này rất phong
phú và ngày càng mở rộng, bao gồm từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có hệ thống, đáng
tin cậy về môi trường đầu tư của cả nước và địa phương tiếp nhận đầu tư cũng như về các
chủ ĐTNN cho các đối tác tiềm năng rộng rãi trong nước và trên toàn thế giới (trong đó các
chủ đầu tư lớn luôn được chú ý săn sóc đặc biệt); hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài
nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp, tin cậy; đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký
kết các hợp đồng kinh doanh, thành lập các liên doanh, cả các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và
thông tin cần thiết khác liên quan đến đánh giá các quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh.
Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng không chỉ là điều kiện cần để khai tăng sự hấp dẫn của
môi trường đầu tư của mình, mà đó còn là cơ hội để nước và địa phương tiếp nhận đầu tư có
thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút được (thông qua
tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, tư vấn thông tin phục vụ các dự án
đầu tư đang và sẽ triển khai).
4.4. Sự phát triển của đội ngũ lao động, của trình độ khoa học và công nghệ và hệ
thống doanh nghiệp trong nước và trên địa bàn.
Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước và địa phương vượt
qua được những hạn chế về tài nguyên thiên nhiên và trở nên hấp dẫn các nhà ĐTNN. Việc
thiếu các nhân lực kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản lý cao cấp, các nhà doanh
nghiệp tài ba và sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ trong nước sẽ khó lòng đáp ứng
được các yêu cầu của nhà đầu tư , làm chậm và thu hẹp lại dòng vốn nước ngoài chảy vào
trong nước và địa phương.
Một hệ thống doanh nghiệp trong nước phát triển, đủ sức hấp thu công nghệ chuyển giao,

và là đối tác ngày càng bình đẳng với các ĐTNN, là điều kiện cần thiết để nước và địa
phương tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều hơn và hiệu quả hơn luồng vốn nước
ngoài. Hệ thống các doanh nghiệp đó phải bao gồm cả những doanh nghiệp sản xuất lẫn dịch
vụ ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và thành thạo các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đủ sức
giữ được thị phần thích đáng tại thị trường trong nước và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Mạng lưới các doanh nghiệp dịch vụ về tài chính - ngân hàng có vai trò quan
trọng trong hệ thống đó, nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc huy động và lưu chuyển
vốn trong nước và quốc tế. Càng tự do hóa tài chính và đầu tư sẽ càng tạo điều kiện thu hút
các nhà đầu tư lớn.
4.5. Sự phát triển của nền hành chính quốc gia và hiệu quả của các dự án FDI đã triển
khai.
Lực cản lớn nhất làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức
gây tốn kém về thời gian và chi phí, làm mất cơ hội đầu tư. Bộ máy hành chính hiệu quả
quyết định sự thành công không chỉ thu hút vốn nước ngoài mà còn của toàn bộ quá trình huy
động, sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của mỗi quốc gia cũng như mỗi địa phương. Bộ máy
đó phải thống nhất, gọn nhẹ, sáng suốt và nhạy bén về chính sách, với những thủ tục hành
chính, những qui định pháp lý có tính chất tối thiểu, đơn giản, công khai và nhất quán, được
thực hiện bởi những con người có trình độ chuyên môn cao, được giáo dục tốt và có kỷ luật,
tôn trọng pháp luật.
Vì mục tiêu của FDI là nhằm thu lợi nhuận cao, do vậy, nếu các dự án FDI đã được triển
khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà
ĐTNN tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời nêu gương có sức thuyết phục các
nhà ĐTNN khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn FDI tiếp tục tăng. Ngược
lại lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư.
5. Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư:
(Ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ)
5.1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng
1. Sản xuất, chế biến các chất ma túy.
2. Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra.
5.2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ
tục Việt Nam
4. Các dự án xây dựng trong khuôn viên của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia; các dự
án làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
5. Sản xuất các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan.
6. Sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ
em hoặc tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
7. Kinh doanh mại dâm; buôn bán phụ nữ, trẻ em.
8. Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người.
5.3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy
môi trường
9. Sản xuất hóa chất bảng 1 (theo Công ước Quốc tế).
10. Sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng tại
Việt Nam.
11. Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc-xin, sinh phẩm y tế, mỹ
phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
5.4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại
hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo quy định của các điều ước
quốc tế
12. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa
chất độc hoặc sử dụng các tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
5.5. Các dự án đầu tư khác thuộc diện cấm đầu tư theo quy định của pháp luật.
II. THỰC TRẠNG FDI CỦA VIỆT NAM

×