Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Chiến lược, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở đông bắc á về một số vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 161 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á
GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng – TS. Trần Quang Minh
(Chủ biên)

ĐỐI SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ
Ở ĐÔNG BẮC Á TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VẤN
ĐỀ NỔI BẬT CỦA KHU VỰC
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
(Sách chuyên khảo)

Hà Nội, 2013

1


Tập thể tác giả
GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng
TS.Trần Quang Minh
TS. Đặng Xuân Thanh
TS. Phạm Quí Long
TS. Trần Thị Nhung
TS. Hoàng Minh Hằng
ThS. Phạm Thị Xuân Mai
ThS. Phan Cao Nhật Anh

2


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA KHU VỰC
ĐÔNG BẮC Á GIAI ĐOẠN 2011-2020
I. XU HƯỚNG ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ TÁI CẤU TRÚC CÁC
NỀN KINH TẾ KHU VỰC
1. Hội nhập kinh tế khu vực
2. Tái cấu trúc các nền kinh tế
II. THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ VÀ AN NINH KHU VỰC, TĂNG
CƯỜNG HỢP TÁC VÀ CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC
1. Xu hướng chuyển dịch cục diện chính trị, an ninh khu vực Đông Bắc Á
2. Xu hướng tiến triển của các điểm nóng tiềm tàng ở Đông Bắc Á
3. Các thách thức, nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống tại khu vực
III. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC HỆ LỤY CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Sử dụng năng lượng và vấn đề môi trường ở các nước Đông Bắc Á
2. Hệ lụy của Biến đổi khí hậu
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
1.

Nhân khẩu học

2. Chủ nghĩa dân tộc
3. Gia tăng cạnh tranh về “sức mạnh mềm” văn hóa
Chương 2: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ
VÙNG LÃNH THỔ ĐÔNG BẮC Á
I. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHẬT BẢN
1. Chiến lược tăng trưởng mới
2. Về chính trị - ngoại giao
3. Về các vấn đề an ninh phi truyền thống
4. Về các vấn đề môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

5. Về các vấn đề xã hội
II. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA HÀN QUỐC
3


1. Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng
2. Về thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế
3. Về chính trị - ngoại giao
4. Về các vấn đề an ninh phi truyền thống
5. Về các vấn đề môi trường
6. Về ứng phó với biến đổi khí hậu
7. Về các vấn đề xã hội
III. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC
1. Về điều chỉnh mô hình tăng trưởng
2. Về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
3. Về chính trị - ngoại giao
4. Về các vấn đề an ninh phi truyền thống
5. Về các vấn đề môi trường
6. Về ứng phó với biến đổi khí hậu
7. Về các vấn đề xã hội
IV. CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐÀI LOAN
1. Về sự thay đổi mô hình tăng trưởng
2. Về đẩy mạnh hội nhập kinh tế
3. Về chính trị - ngoại giao
4. Về các vấn đề môi trường
5. Về ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương 3: NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
I. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Về những điểm chung trong đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở
Đông Bắc Á trong việc ứng phó với các vấn đề nổi bật của khu vực

2. Về những tác động có thể có đối với Việt Nam
II. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao
Trong lĩnh vực kinh tế
Trong lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
4


Trong lĩnh vực đảm bảo xã hội
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CEPEA

Quan hệ đối tác Kinh tế Toàn diện ở Đông Á

EAFTA


Hiệp định thương mại tự do Đông Á

EAS

Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

EIU

Cơ quan phân tích, đánh giá, và dự báo kinh tế

EU

Liên minh châu Âu

FTA

Hiệp định tự do thương mại

FTAAP

Khu vực Mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế


NAFTA

Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

RTA

Hiệp định thương mại khu vực

R&D

Hoạt động nghiên cứu và triển khai

TPP
Dương

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

6


MỞ ĐẦU
Trong bối kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu sau

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, Đông Bắc Á vẫn được coi là
khu vực năng động nhất trong nền kinh tế thế giới, với đầu tầu tăng trưởng là
kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, khu vực này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về
bất ổn chính trị và an ninh, với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và sự
gia tăng vai trò và sự hiện diện của Mỹ ở châu Á. Các điểm nóng tiềm tàng như
vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, và
tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước trong khu vực như Nhật – Trung,
Nhật – Hàn, Nhật – Nga... vẫn ở trong trình trạng bấp bênh, lúc thăng lúc trầm...
Và nhiều vấn đề khác như các vấn đề an ninh phi truyền thống, môi trường và
những hệ lụy của biến đổi khí hậu, được dự báo sẽ tiếp tục là những vấn đề nổi
bật của khu vực Đông Bắc Á trong thập kỷ tới. Tất cả những thách thức nói trên
đã, đang và sẽ tiếp tục có những tác động không nhỏ đến sự phát triển của mỗi
quốc gia nói riêng và đến cả khu vực nói chung. Các nước trong khu vực không
thể không có những phản ứng chính sách nhằm ứng phó với những thách thức
này.
Đối với Việt Nam, thứ nhất, những vấn đề nổi bật trong các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường… có tác động và ảnh hưởng
quan trọng, đòi hỏi chúng ta phải theo dõi sát sao, phân tích thấu đáo, đánh giá
khoa học, và dự báo một cách chính xác. Thứ hai, đối sách của các quốc gia và
vùng lãnh thổ trong khu vực trong việc xử lý các vấn đề, thách thức nổi bật trên
sẽ cung cấp những hiểu biết quý báu cho giai đoạn gấp rút hoàn thành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thập niên tới của Việt Nam. Thứ ba, trên cơ sở
tổng hợp các phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và xu thế biến chuyển của
Đông Bắc Á, cũng như các bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực,
kiến nghị các đối sách và giải pháp kịp thời, hiệu quả để thực hiện thắng lợi kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 và Chiến lược xây dựng đất nước
2011-2020.
Với những lý do trên, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á – Viện KHXH Việt
Nam cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Đối sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ
ở Đông Bắc Á trong việc giải quyết các vấn đề nổi bật của khu vực giai đoạn

2011-2020”. Nội dung chính của cuốn sách này là phân tích và làm rõ đối sách
của các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á trong việc giải quyết
các vấn đề nổi bật của khu vực này trong giai đoạn 2011-2020, trên cơ sở đó
đánh giá những tác động có thể có đối với Việt Nam và đề xuất các giải pháp
chính sách nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế những thách thức trong quá trình
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tập thể tác giả
7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT
CỦA KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á GIAI ĐOẠN 2011-2020
I. XU HƯỚNG ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ TÁI CẤU TRÚC
CÁC NỀN KINH TẾ KHU VỰC1

1. Hội nhập kinh tế khu vực
Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, và hội nhập kinh tế khu vực nói riêng
là quá trình hai chiều: từ dưới lên hay hội nhập chức năng (functional
integration) do thị trường dẫn dắt và hội nhập từ trên xuống hay còn gọi là hội
nhập thể chế (institutional integration) do các chính phủ thực hiện. Từ các phân
tích ở Phần I có thể thấy, quá trình hội nhập kinh tế tại khu vực Đông Bắc Á
trong thập niên vừa qua đã diễn ra theo cả hai chiều kể trên.
Thứ nhất, từ góc độ kinh tế, các nền kinh tế Đông Bắc Á có mức độ bổ
sung cho nhau khá cao về cơ cấu: Trung Quốc có lợi thế về nguồn nhân lực
khổng lồ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có lợi thế đi trước về công nghệ và
vốn, trong khi vùng Viễn Đông thuộc Nga, Triều Tiên và Mông Cổ lại có lợi thế
lớn về tài nguyên đất đai, khoáng sản và năng lượng. Trên thực tế, tiến trình hội
nhập kinh tế khu vực diễn ra chủ yếu theo chiều từ dưới lên từ nhiều thập niên

qua do các doanh nghiệp là động lực chính. Cho đến nay đã hình thành các
chuỗi giá trị và mạng sản xuất xuyên quốc gia, từng bước kết nối hạ tầng giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng, v.v. Tuy nhiên, do tiến trình này
diễn ra không đồng đều, nên đã hình thành một nhóm các nền kinh tế vượt lên
trước trong hội nhập theo chiều từ dưới lên gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản và Đài Loan, trong khi vùng Viễn Đông của Nga, Mông Cổ và nhất là Triều
Tiền lại tụt hậu khá xa. Thương mại ba bên Trung-Nhật-Hàn đã tăng hơn 4 lần
từ 130 tỷ USD, tương đương khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại của ba
nền kinh tế này vào năm 1999 - năm khởi đầu quan hệ tay ba, lên 690 tỷ USD
tức là vượt 35% tổng kim ngạch thương mại của ba nền kinh tế này vào năm
2011. Trung Quốc đã thay thế Mỹ và EU trong vai trò đối tác thương mại số 1
của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, trong khi ba nền kinh tế này lần lượt là
đối tác thương mại thứ 4, 6 và 10 của Trung Quốc. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc là ba nhà đầu tư hàng đầu vào Thị trường Trung Quốc với tổng vốn FDI
tích lũy tương ứng lần lượt vượt 200 tỷ, 80 tỷ USD và 50 tỷ USD vào cuối 20112.
Bốn nền kinh tế này còn thúc đẩy hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực vận tải và
logistic, thông tin liên lạc, hải quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khoa học-công
1

. Chi tiết xem Báo cáo tổng hợp đề tài mũ Chương trình cấp Bộ 2009-2010 của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
“Một số vấn đề nổi bật về chính trị-kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á giai đoạn 2011-2020” do GS. TS. Nguyễn
Xuân Thắng làm Chủ nhiệm
2
China’s MOFA. China-Japan-ROK Cooperation (1999-2012).

8


nghệ, văn hóa-xã hội, riêng Trung-Nhật-Hàn còn đẩy mạnh hợp tác về tài chínhtiền tệ. Đây cũng là những nền kinh tế có mức độ tham gia vào phân công lao
động quốc tế khá sâu với sự liên kết rất chặt chẽ và dày đặc của các mạng sản

xuất và chuỗi cung ứng. Đối với các nền kinh tế còn lại của Đông Bắc Á, Trung
Quốc cũng ở vào vị trí đầu mối quan trọng, là đối tác thương mại số 1 của Triều
Tiên và Mông Cổ, số 2 của Nga, đồng thời là nhà đầu tư số 2 vào Triều Tiên
(sau Hàn Quốc) và số 1 vào Mông Cổ.
Trong những năm tới, nhu cầu hội nhập khu vực sẽ càng trở nên cấp thiết
nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và nguyên liệu tăng lên, cũng như tận
dụng sức mua tăng lên tại hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Xu hướng tái
cấu trúc các nền kinh tế Đông Bắc Á nhằm thích ứng với bối cảnh sau suy thoái
kinh tế toàn cầu (xem mục II.2), chẳng hạn Trung Quốc sẽ phải tăng mạnh nhu
cầu trong nước bao gồm cả nhu cầu nhập khẩu (hiện đã lên tới 12% nhập khẩu
thế giới), Nhật Bản sẽ phải giảm mạnh các chính sách bảo hộ nội địa, thực hiện
mở cửa nhiều hơn để khắc phục tình trạng lực lượng lao động giảm sút, Nga,
Mông Cổ, có thể cả Triều Tiên, sẽ tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào khu
vực khai khoáng, … , sẽ tạo thêm xung lực cho quá trình hội nhập khu vực.
Thứ hai, đó là cục diện chính trị và an ninh khu vực. Đông Bắc Á không
thiếu sự năng động về kinh tế, nhưng lại thiếu lòng tin chính trị giữa các quốc
gia, đồng thời dư thừa những bất đồng, tranh chấp, chia cắt do lịch sử để lại –
những nhân tố cản trở các quốc gia và vùng lãnh thổ xích lại gần nhau. Chính vì
vậy, mức độ thể chế hóa hội nhập khu vực tụt hậu xa so với những liên kết kinh
tế thực tế. Một trong những nguyên nhân chính ngăn cản hội nhập Đông Bắc Á
là tiến trình hội nhập khu vực thiếu sự lãnh đạo, nhất là việc Trung Quốc và
Nhật Bản vẫn khó hòa giải được với nhau, do đó khó có thể cùng hợp lực tương
tự như “cặp đôi” Pháp-Đức trong tiến trình hội nhập Châu Âu. Bất hòa TrungNhật cũng là nhân tố chủ yếu cản trở khởi động đàm phán FTA giữa hai nước
này bên cạnh các bất đồng khác như vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trợ giá
nông nghiệp, v.v. Chính vì vậy, mặc dù hội nhập kinh tế khu vực diễn ra rất
nhanh chóng theo chiều từ dưới lên, nhưng lại tiến triển rất chậm chạp theo
chiều từ trên xuống.
Trong thập niên 2000 các nền kinh tế Đông Bắc Á đã chạy đua với nhau
trong việc thiết lập các FTA với ASEAN, chấp nhận vai trò cầm lái của tổ chức
này thông qua các cơ chế như ASEAN+1, ASEAN+3 và nhiều cơ chế khác lấy

ASEAN làm trung tâm. Sự thật là việc “đi nhờ xe” này mặc dù đã giúp các nước
Đông Bắc Á ít nhiều xích lại gần nhau, nhưng ngày càng không đáp ứng những
nhu cầu mới của các nước này, chẳng hạn như nhu cầu hợp tác về tài chính-tiền
tệ, phát triển thị trường vốn khu vực, xây dựng cơ chế hỗ trợ cán cân thanh toán,
kiểm soát rủi ro và phòng chống khủng hoảng tài chính, tái cấu trúc kinh tế,
quản trị rủi ro tranh chấp thương mại, tỷ giá, v.v. Điều này đã thúc đẩy hội nhập
kinh tế Đông Bắc Á có những bước tiến quan trọng như ký kết Hiệp định đầu tư
Nhật-Hàn, Sáng kiến Chiang Mai đa phương hóa (CMIM).
9


Tiến trình hội nhập Đông Bắc Á có thể sẽ vẫn chỉ quanh quẩn ở việc “đi
nhờ xe” hội nhập của Đông Nam Á nếu không xuất hiện từ cuối năm 2007 một
“sức ép bên ngoài” mới – đó là việc Mỹ thúc đẩy TPP nhằm lôi kéo các nước
Đông Á3. Trung Quốc cảm nhận được sức ép này rõ hơn cả. Vì vậy, gần như
ngay lập tức hàng loạt bước đột phá chưa từng có đã được thực hiện như thiết
lập cơ chế hội nghị thượng đỉnh tay ba Trung-Nhật-Hàn (2008), ký kết Hiệp
định khung về hợp tác kinh tế Trung-Đài (2010), Hiệp định đầu tư Trung-NhậtHàn (2012), Thỏa thuận Trung-Hàn (tháng 12/2008) và Trung-Nhật (tháng
1/2012) về bước đầu thực hiện hoán đổi ngoại tệ và thanh toán một số hạng mục
thương mại song phương bằng các đồng nội tệ mà không thông qua trung gian là
đồng đôla Mỹ, thành lập Ban thư ký ba bên thúc đẩy FTA Trung-Nhật-Hàn, khả
năng tái khởi động đàm phán FTA song phương Nhật-Hàn. Để duy trì vai trò
trung tâm của mình trong hội nhập khu vực Đông Á, tiến trình hợp nhất các
FTA đã ký giữa ASEAN với từng đối tác riêng rẽ trong khuôn khổ ASEAN+6
cũng có động thái mới – khởi động thảo luận Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
khu vực (RCEP) từ đầu năm 2013.
Thứ ba, đó là tác động của quá trình toàn cầu hóa. Các cuộc khủng hoảng
tài chính Châu Á 1997-1998 và khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy
thoái kinh tế toàn cầu 2008-2009 chính là những cú huých quan trọng đối với
tiến trình hội nhập kinh tế ở Đông Bắc Á. Bất chấp việc có sự năng động vượt

bậc, tình trạng thiếu sự gắn kết bền vững ở tầm khu vực khiến các nền kinh tế
đứng riêng rẽ dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế, tài chính từ cả bên trong
lẫn bên ngoài khu vực. Hơn nữa, do hầu hết các nền kinh tế tại Đông Bắc Á đều
theo mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu (và thu hút đầu tư để xuất khẩu),
chủ yếu lợi dụng sức cầu khổng lồ từ các thị trường lớn là Mỹ và EU, nên biến
động khủng hoảng, giảm nhập khẩu của các thị trường này lập tức làm suy yếu
động lực tăng trưởng của các nền kinh tế Đông Bắc Á. Ngoài ra, tiến trình hội
nhập kinh tế bùng nổ tại nhiều khu vực khác trên thế giới như Châu Âu, Bắc Mỹ,
Đông Nam Á, … cũng gây tác động biểu trưng kích thích hội nhập ở Đông Bắc
Á. Đặc biệt là việc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến nay vẫn phải “đi
nhờ xe” hội nhập kinh tế của Đông Nam Á, chấp nhận vai trò cầm lái của
ASEAN – một nhóm nước có thực lực kinh tế yếu hơn, không thể thỏa mãn các
nước Đông Bắc Á4. Điều này cũng kích thích các nước Đông Bắc Á tìm kiếm cơ
chế hội nhập riêng. Theo nhà chính trị học Immanuel Wallerstein, trong bối
cảnh các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Mỹ và EU khó khôi phục tăng
trưởng kinh tế lên mức tiềm năng, ít nhất cho đến giữa thập niên 2010, nhu cầu
duy trì tăng trưởng và thịnh vượng về kinh tế sẽ tạo ra “áp lực cấu trúc” tiếp tục
3

Takashi Terada. Rise of Northeast Asian Economic Regionalism. In Is Northeast Asian Regionalism the
Center of East Asian Regionalism edited by Bhubhindar Singh. S.Rajaratnam School of International Studies,
Nanyang Technological University, 2012. P. 4.
4
Dương Minh Tuấn. Về sự hình thành hiệp định thương mại tự do của các nước Đông Bắc Á//Tạp chí Nghiên
cứu Đông Bắc Á, số 8(126), 2011, tr. 15-26.

10


đẩy Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc xích lại gần nhau hơn về

kinh tế5.
Cần lưu ý rằng, chỉ trong vòng 10 năm vừa qua, Trung Quốc đã từ vị thế
thụ động, đi sau trong tiến trình hội nhập Đông Bắc Á ngày càng trở thành nhân
tố đi đầu thúc đẩy tiến trình này. Một là trong tầm nhìn đến năm 2020, do sự
giảm tốc của toàn cầu hóa, tăng trưởng trì trệ kéo dài của các thị trường chủ chốt
là Mỹ, EU và Nhật Bản, Trung Quốc có vị thế cực kỳ thuận lợi để trở thành
động lực cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực.Với mức tăng trưởng hàng năm
được dự báo khoảng 7% - 8% trong thập kỷ này, vượt xa mức tăng trưởng trung
bình 5,5% của toàn khu vực, Trung Quốc có địa vị gần như duy nhất trong việc
hỗ trợ tăng trưởng cho tất cả các nền kinh tế Đông Bắc Á, điều sẽ đẩy mức độ
phụ thuộc của các nền kinh tế này vào Trung Quốc lên một cấp độ cao hơn. Hai
là, mặc dù có lợi thế so sánh thấp nhất so với hai đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc
trong lĩnh vực đầu tư, và do đó ở thế yếu hơn trong Hiệp định đầu tư TrungNhật-Hàn6, nhưng Trung Quốc lại có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực thương
mại, do đó có thể trở thành lực đẩy quan trọng cho tiến trình xây dựng hiệp định
thương mại tự do Đông Bắc Á. Trên thực tế, Trung Quốc đã trở thành mắt xích
sản xuất và xuất khẩu trung tâm của mạng sản xuất khu vực. Các dòng thương
mại, đầu tư, năng lượng, du lịch, lao động giữa Trung Quốc và các nền kinh tế
xung quanh đang tăng nhanh. Việc Ôxtralia bán khoáng sản ồ ạt cho Trung
Quốc, Nga xây dựng các tuyến ống cung cấp dầu khí cho Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục đổ FDI vào Trung Quốc, đồng thời nhập khẩu
hàng tiêu dùng nhiều hơn từ thị trường này, trong khi kinh tế Mông Cổ, Triều
Tiên và vùng Viễn Đông của Nga sẽ phụ thuộc ngày càng lớn vào dòng đầu tư
từ Trung Quốc là những bằng chứng rõ ràng. Trung Quốc cũng trở thành mắt
xích kết nối mạng lưới các thể chế hội nhập kinh tế với FTA với ASEAN, các
hiệp định hợp tác kinh tế (CEPA) với Hồng Công và Macao, ECFA với Đài
Loan, hiệp định đầu tư ba bên với Nhật Bản, Hàn Quốc, đang đàm phán CJK
FTA, cũng như FTA song phương với Ôxtralia và New Zealand. Ba là sự nổi
lên của đồng Nhân dân tệ như một đồng tiền quốc tế mới, chỉ trong vòng hai
năm 2009-2011 đã tăng từ 0% lên 9% tổng giao dịch thương mại của Trung
Quốc. Năm 2011 Trung Quốc cho phép phát hành trái phiếu công ty và hoạt

động tín dụng bằng đồng Nhân dân tệ tại thị trường vốn Hồng Công, Trung
Quốc cũng lần lượt ký kết các thỏa thuận hóa đổi ngoại tế song phương với Hàn
Quốc vào năm 2008, Nhật Bản vào tháng 1/2012 và Đài Loan vào tháng 8/2012
nhằm thúc đẩy thực hiện thánh toán thương mại song phương trực tiếp bằng
đồng Nhân dân tệ. Khả năng đồng Nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền chủ chốt
trong thương mại Đông Bắc Á sau đồng USD và bước đầu trở thành đồng tiền
dự trữ của các nền kinh tế trong khu vực ngay trong thập niên này là hoàn toàn
5

I. Wallerstein. Northeast Asia in the Multipolar World-System//Asian Perspective, Vol.34, No.4, 2010,
pp.191-205
6
Yoichiro Sato. Sđd, p.145.

11


hiện thực. Điều này sẽ gây tác động sâu rộng đến các chuỗi cung và mạng sản
xuất khu vực theo hướng bị phụ thuộc, dẫn dắt nhiều hơn bởi thị trường Trung
Quốc. Trong bối cảnh đồng USD còn yếu trong thập niên tới, vai trò NDT sẽ
tăng nhanh. Hiện đã có trên 1000 định chế tài chính tại 90 quốc gia trên thế giới
thực hiện giao dịch đồng NDT. Bốn là, các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) của
Trung Quốc sẽ ngày càng mở rộng quy mô và tầm hoạt động, tăng cường đầu tư,
thâm nhập ngày càng sâu vào các nền kinh tế Đông Bắc Á nhằm chủ động tìm
kiếm các công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tri thức và nhân tài, đồng thời cạnh tranh
mạnh với các TNC Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, thâu tóm các chuỗi cung
ứng và mạng sản xuất khu vực. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc ngày càng
có xu hướng sử dụng viện trợ phát triển (ODA) và tín dụng phát triển như những
công cụ của chính sách đối ngoại để mở đường cho các doanh nghiệp Trung
Quốc đi ra bên ngoài để thâu tóm các tài sản năng lượng, khoáng sản ở khắp mọi

nơi7, trong đó Nga, Mông Cổ, Triều Tiên là những địa chỉ chủ yếu tại khu vực.
Việc Mỹ bất ngờ nắm quyền chủ đạo trong đàm phán TPP vào năm 2008,
hơn 3 năm sau khi bốn nền kinh tế là Chile, Singapore, Brunei và New Zealand
khởi xướng tiến trình hội nhập xuyên Thái Bình Dương này, đã gây cú huých rất
mạnh cho tiến trình hội nhập kinh tế ở Đông Bắc Á nói riêng và Đông Á nói
chung8. Hàng loạt các chuyển động sau đó như việc ký kết Hiệp định khung về
hợp tác kinh tế Trung-Đài (ECFA), Hiệp định đầu tư Trung-Nhật-Hàn, khởi
động đàm phán FTA Trung-Hàn và Trung-Nhật-Hàn, khai mạc thảo luận Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác trong
khuôn khổ ASEAN+6 dự định sẽ ký kết vào năm 2015 cho thấy rõ tác động này.
Ngay cả những nền kinh tế hiện còn kém hội nhập như vùng Viễn Đông của
Nga, Mông Cổ, và cả Triều Tiên nếu nước này tiến hành cải cách kinh tế, cũng
có những động thái hưởng ứng xu thế này. Mặc dù định hướng chiến lược chính
vẫn hướng về Châu Âu9, LB Nga sẽ thúc đẩy việc thực hiện Chương trình phát
triển vùng Đông Siberi và Viễn Đông đến 2025 nhằm dựa vào tiềm năng của khu
vực rộng lớn này để hội nhập sâu hơn vào Châu Á-Thái Bình Dương, thu hút
đầu tư từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, … chứ không phải một mình Trung
Quốc như hiện nay. Việc Nga trở thành thành viên thứ 156 của WTO sau gần
hai thập niên đàm phán cũng sẽ thúc đẩy xu hướng hội nhập trên. Đặc biệt, Nga
sẽ sử dụng chính trị khí đốt và chính trị đường ống (pipeline politics)10 như đòn
bẩy chiến lược để phát triển mạng lưới các tuyến ống dầu khí kết nối khu vực
Viễn Đông của nước này với các thị trường Châu Á chủ chốt như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc. Chương trình khí đốt phía Đông công bố năm 2007 và
Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2030 công bố năm 2009 đề ra mục
7

Abraham Denmark, Nirow Patel (Ed.). A Strategic Framework for Global Relationship. Center for a New
American Security, Sep. 2009.
8
Guoyou Song, Wen Jin Yuan. China’s Free Trade Agreement Strategies// The Washington Quarterly, 35:4,

2012, pp. 107-119.
9
Sergey Karaganov. Going to the East//Russia in Global Affairs, Mai/June 2012 (in Russian).
10
Shoichi Itoh. The Geopolitics of Northeast Asia’s Pipeline Development//The National Bureau of Asian
Research, Serial Report N 23, Sep. 2010, pp.17-20.

12


tiêu tăng xuất khẩu dầu lửa của Nga sang Châu Á – Thái Bình Dương từ 8%
hiện nay lên 22-25% và xuất khẩu khí đốt từ 4% lên 20%11 nhằm biến nước này
trở thành nhà cũng cấp năng lượng lớn nhất cho Đông Bắc Á. Nga cũng sẽ sử
dụng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và đề án Không gian kinh tế chung ÁÂu như những đòn bẩy về chính sách để tăng cường kết nối kinh tế Nga với
Châu Á – Thái Bình Dương. Triều Tiên đang xúc tiến một cách bất thường các
khu kinh tế mở cửa gần biên giới với Trung Quốc và Nga trong tổng số 12 đặc
khu kinh tế dự định xây dựng trên phạm vi cả nước. Ngay từ bây giờ đã có một
số dự báo về triển vọng hình thành một Cộng đồng kinh tế Đông Bắc Á12.
Với việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015 và
triển vọng ký FTA Trung-Nhật-Hàn (CJK FTA) vào khoảng nửa sau thập niên
này, Đông Nam Á và Đông Bắc Á sẽ đứng trước đòi hỏi phải tăng cường liên
kết kinh tế hơn nữa nếu không muốn bị chia rẽ. Thực tế là mô hình hội nhập lấy
ASEAN làm trung tâm (ASEAN+1, +3, +6, +8, …) vẫn có ưu thế hơn cả. Khả
năng tiến tới một FTA liên vùng đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN+6 là hiện
thực hơn cả, trong khi việc lồng ghép vào một kiến trúc khu vực mở rộng như
Khu vực mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP), Cộng đồng Đông
Á (EAC) hay Cộng đồng Châu Á-Thái Bình Dương ít có khả năng xảy ra. Theo
Andrew Elek, “hội nhập kinh tế Đông Bắc Á sẽ tiến triển theo trò chơi FTA, chứ
không theo trò chơi APEC”13. Trong tầm nhìn xa hơn, báo cáo Global Trend
2025 của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ (NIC) dự báo, “chủ nghĩa khu vực

Châu Á mở rộng” tiếp tục mạnh lên có thể thúc đẩy việc hình thành ở giai đoạn
đầu một khối kinh tế lớn Đông Á (quasi-block) cạnh tranh với khối Bắc Mỹ và
Châu Âu. Tuy nhiên, việc thiếu vắng cơ chế hợp tác vững chắc tại khu vực này
sẽ kích thích cạnh tranh giữa 3 cường quốc khu vực là Trung Quốc, Nhật Bản và
Ấn Độ về thị trường và tài nguyên, đặc biệt là các nguồn cung năng lượng14.
Điều đáng lo ngại là xu thế hội nhập địa kinh tế tại Đông Bắc Á lại diễn ra
trái chiều với xu thế cạnh tranh, chia cắt khu vực về địa chính trị. Một là, tăng
cường cạnh tranh Mỹ-Trung về chính trị và an ninh không tránh khỏi gây hiệu
ứng lan tràn (spillover effect) sang cả lĩnh vực kinh tế. Từ quan điểm của Mỹ,
một Châu Á gắn kết hơn có thể chấp nhận được nếu điều đó có tính ràng buộc
hơn đối với các thế lực lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ – tức là một
khuôn khổ đa phương cho trật tự khu vực đa cực không loại trừ sự tham gia của
Mỹ. Hai là, việc Washington bất ngờ sử dụng TPP như công cụ lôi kéo tiến trình
hội nhập khu vực về phía Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả Đài Loan
đang được mời gọi tham gia TPP, trong đó Tokyo đã tuyên bố sẽ tham gia tiến
trình đàm phán, Seoul tuyên bố xem xét khả năng tham gia, còn Đài Bắc mới
11

Russian Federation. The Energy Strategy for a Period up to 2030. Moscow, 2009 (in Russian).
Heo Mane. Toward Northeast Asian Community//The Korea Times, Nov. 19, 2009; Byung-woon Lyou.
Building the Northeast Asian Community//Indiana Journal of Global Legal Studies, Vol. 11, Issue 2, 2004;
13
Andrew Elek. Northeast Asian economic integration: APEC or FTA games?//EastAsiaForum, November 17,
2010.
14
National Intelligent Council. Global Trends 2025: A Tranformed World. November 20, 2008.
12

13



bày tỏ sự quan tâm tới khả năng tham gia trong 10 năm tới. Sau khi Mexico
cũng tuyên bố sẽ tham gia đàm phán TPP, có ý kiến cho rằng TPP chính là
NAFTA mở rộng nhằm hạn chế sức hút hội nhập khu vực về phía Trung Quốc15.
Thậm chí một số học giả Mỹ vào năm 2010 còn đưa ra ý tưởng về một khối kinh
tế mới bao gồm Mỹ, Canada, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng không bao gồm
Trung Quốc16. Hiện tại, FTA Mỹ-Hàn đã được hai bên thông qua, đàm phán
TIFA song phương giữa Mỹ và Đài Loan có thể được nối lại. Trong trung và dài
hạn, ba cơ chế hội nhập kinh tế tại Đông Á là các FTA do ASEAN làm trung
tâm (với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ôxtralia và New Zealand),
Cộng đồng kinh tế Đông Á do Nhật Bản cổ súy và TPP do Mỹ thúc đẩy sẽ co
kéo các nền kinh tế Đông Bắc Á về các hướng khác nhau. Bên cạnh đó, Nhật
Bản vẫn tiếp tục chạy đua với Trung Quốc nhằm ngăn cản khả năng hình thành
tại Đông Á một trật tự “ổ trục và nan hoa” về kinh tế hướng tâm vào Trung
Quốc17, còn Hàn Quốc đang “bắt cá nhiều tay” – vừa thực hiện FTA Hàn QuốcASEAN, vừa thông qua FTA song phương Hàn-Mỹ, vừa thúc đẩy đàm phán
FTA với Trung Quốc, vừa xem xét khả năng gia nhập TPP. Ba là, kết cấu an
ninh thiếu vững chắc, tình trạng thiếu hụt lòng tin và tiến thoái lưỡng nan về an
ninh, các tranh chấp và các điểm nóng tiềm tàng tại Đông Bắc Á và chủ nghĩa
dân tộc quá khích đang nổi lên tại nhiều nơi trong khu vực sẽ tiếp tục gây tác
động ngoại ứng cản trở tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, không cho phép tiến
trình này tiến xa hơn một FTA khu vực trong tầm nhìn đến 2020. Việc Trung
Quốc dừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật sau khi cảnh sát biển của Nhật bắt giữ
tàu cá của của Trung Quốc vào tháng 9/2010 cho thấy quan hệ kinh tế TrungNhật vẫn chịu tác động mạnh như thế nào từ sự thiếu hụt lòng tin giữa hai bên.
Căn cứ vào bốn cấp độ hội nhập khu vực Đông Bắc Á mà Chung-in Moo
đã chỉ ra gồm khu vực mở, mạng lưới, cộng đồng và hội nhập18, có thể thấy quá
trình hội nhập kinh tế tại Đông Bắc Á đã vượt qua được “điểm chết” do tình
trạng nghi kỵ lẫn nhau và bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc. Nhưng cùng với việc gia
tăng các động lực hội nhập, thì các trở lực cũng mạnh lên. Hiện tại triển vọng
hội nhập kinh tế Đông Bắc Á vẫn đứng trước ngã ba đường: tiến tới một FTA
khu vực Đông Á trong khuôn khổ ASEAN+6, bị chia rẽ bởi TPP hay ký kết

FTA đầu tiên gồm ba nền kinh tế chủ chốt Trung-Nhật-Hàn vào khoảng giữa
thập niên này – cơ chế sẽ đóng vai trò hạt nhân hội nhập, tạo lực hút lôi kéo các
nền kinh tế còn lại như Mông Cổ và Nga cùng tham gia theo kiểu “sẻ hợp bầy”
hơn là “đàn nhạn bay” trong tầm nhìn đến năm 202019. Tuy nhiên, các trở lực về
chính trị, an ninh tăng lên sẽ ngăn quá trình này khó tiến xa hơn, chẳng hạn tới
15

Lori Wallach. NAFTA on Steroids//The Nation, July 16, 2012.
The Brookings Institution, 2010.
17
Min Gyo Koo, Seungjoo Lee, Vinod K. Aggarwal. The Future of Northeast Asia’s Institutional Architecture
18
Chung-in Moon. The Politics of Northeast Asian Regional Integration: Opportunity, Constraints, and
Prospects. Waseda University, August 3-7, 2009.
19
. Chi tiết xem Báo cáo tổng hợp đề tài mũ Chương trình cấp Bộ 2009-2010 của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
“Một số vấn đề nổi bật về chính trị-kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á giai đoạn 2011-2020” do GS. TS. Nguyễn
Xuân Thắng làm Chủ nhiệm
16

14


một liên minh thuế quan hay liên minh tiền tệ theo xếp loại kinh điển của Bela
Balassa20. Một trong những cách để thoát khỏi tình trạng bế tắc đó là xây dựng
cộng đồng kinh tế - cấp độ thứ ba trong phân loại của Chung-in Moon - một mô
hình rất được ưa chuộng ở Đông Á vì dựa trên sự phối hợp không ràng buộc về
chính sách giữa các nền kinh tế khác mô hình thị trường chung hay liên minh
kinh tế được thể chế hóa cao độ theo kiểu Châu Âu.
2. Tái cấu trúc các nền kinh tế

Trong tầm nhìn đến năm 2020, nếu tái cân bằng là một trong những xu
hướng chủ đạo của cục diện chính trị-an ninh Đông Bắc Á, thì tái cơ cấu là một
trong những xu hướng nổi bật của cục diện kinh tế khu vực.
Phân tích đã tiến hành ở các phần trước cho thấy, toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế là lực đẩy chính làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các quốc
gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính Châu
Á 1997-1998 là cú sốc mạnh buộc nhiều nền kinh tế trong khu vực phải “sang
số”, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu của mình. Từ đầu thập niên 2000,
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu
vực, đồng thời bắt đầu tiến hành cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Tại Trung
Quốc, sự phát triển quá nhanh đã dẫn đến những mất cân đối kinh tế-xã hội
nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ bất ổn. Chính vì vậy, Đại hội Đảng
Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17 vào năm 2007 đã chủ trương “chuyển đổi
phương thức phát triển”, nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học, phát triển hài
hòa. Nhật Bản ngay từ nhiệm kỳ của Thủ tướng Koizumi đã bắt đầu một số cải
cách quan trọng để thoát khỏi tình trạng trì trệ kinh tế kéo dài và khi ông
Hatoyama của Đảng Dân chủ lên cầm quyền cũng đã đề ra “chiến lược phát
triển mới” cho Nhật Bản. Từ năm 2008, Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện mô hình
tăng trưởng xanh thay thế cho mô hình tăng trưởng nâu, nhấn mạnh đến nền sản
xuất xanh – tiêu dùng xanh – giảm phát thải carbon nhằm đưa nước này vượt lên
dẫn đầu một trào lưu phát triển mới của thế giới. Năm 2009 nước Nga khởi động
một chương trình hiện đại hóa kinh tế đầy tham vọng nhằm giảm sự phụ thuộc
kinh niên vào xuất khẩu dầu khí và tài nguyên, hình thành một cơ cấu kinh tế đa
dạng hóa dựa trên khoa học-công nghệ và đổi mới, trong đó bao gồm cả chiến
lược phát triển kinh tế vùng Viễn Đông gắn với Châu Á-Thái Bình Dương. Từ
năm 2006, Mông Cổ bắt đầu thực hiện “Chiến lược phát triển quốc gia giai đoạn
2006-2015” nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang mở cửa hội nhập, thu
hút FDI, hướng mạnh vào xuất khẩu khoảng sản và các sản phẩm chăn nuôi.
Còn Triều Tiên đang đứng trước cơ hội lịch sử - thực hiện đợt cải cách kinh tế
lần thứ hai sau thất bại của lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 2002.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
“trăm năm một lần” mới chính là chấn động chưa từng có, làm đảo lộn trật tự
kinh tế hiện hành, thay đổi lợi thế so sánh của các nền kinh tế, mức giá tương
20

Bela Balassa. The Theory of Economic Integration. R.D. Irwin, 1961.

15


đối giữa các hàng hóa và dịch vụ, buộc tất cả phải tái cấu trúc. Hậu quả của cuộc
khủng hoảng như xu hướng toàn cầu hóa giảm tốc, triển vọng chưa rõ ràng về
một làn sóng đổi mới công nghệ tiếp theo, sức cầu trì trệ của các thị trường tiêu
thụ hàng đầu như Mỹ, EU, các rủi ro và nguy cơ bất ổn tăng cao làm lộ rõ hơn
bao giờ hết các mất cân đối, kém hiệu quả, tính chất dễ bị tổn thương ở các nền
kinh tế theo mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu ở Đông Bắc Á, khiến
không thể chần chừ lâu hơn nữa những chuyển đổi căn bản về cơ cấu kinh tế.
Tái cấu trúc kinh tế nhằm ít nhất 3 mục tiêu: i) Khắc phục các bất ổn vĩ mô, lấy
lại cân bằng cho nền kinh tế; ii) Tái tạo động lực tăng trưởng mới dựa trên các
lợi thế so sánh mới, thay thế các động lực cũ đã mất tính cạnh tranh; iii) Nắm bắt
những ngành nghề, lĩnh vực mới sẽ đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng trong tương
lai nhằm chống tụt hậu, nâng cao hơn vị thế của nền kinh tế trong chuỗi giá trị
và mạng sản xuất khu vực và toàn cầu.
Tái cấu trúc các nền kinh tế Đông Bắc Á không đơn thuần là việc phân bổ
lại các nguồn lực phát triển giữa các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền hay tầng
lớp xã hội, mà còn là quá trình cải cách kinh tế-chính trị sâu sắc. Cơ cấu kinh tế
cũ đã tồn tại trong một thời gian dài gắn với những nhóm lợi ích hùng mạnh có
sức cố kết lớn trở thành các lực lượng bảo thủ cố sức duy trì và “tái sản xuất mở
rộng” cơ cấu cũ. Chính vì thế, tái cấu trúc kinh tế đòi hỏi phải thắng được sức ỳ
thể chế, cũng như trở lực của các nhóm lợi ích gắn với chúng.

Tái cấu trúc các nền kinh tế Đông Bắc Á không tách rời quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, do đó không diễn ra riêng rẽ, mà trái lại, có tác
động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau. Việc một nền kinh tế chuyển dịch lên trên theo
chuỗi sản xuất giá trị gia tăng luôn gây hiệu ứng lan tỏa, kích thích, lôi kéo lên
các nền kinh tế khác cùng tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nhằm duy
trì hoạt động của các chuỗi giá trị và mạng sản xuất khu vực. Ngược lại, nếu hội
nhập kinh tế khu vực theo kiểu “sẻ hợp bầy” bù đắp được sự suy giảm động lực
tăng trưởng do toàn cầu hóa giảm tốc, thì cũng sẽ thúc đẩy quá trình tái cấu trúc
các nền kinh tế tại đây hướng đến một sự phân công lao động mới tại khu vực.
Chính vì thế, cần xem xét tái cấu trúc các nền kinh tế Đông Bắc Á như một xu
hướng vận động chung của khu vực.
Tuy nhiên, sự hiện diện thị trường khổng lồ có sức hút lớn là Trung Quốc
có thể gây tác động làm chệch hướng quá trình tái cấu trúc của các nền kinh tế
tại khu vực. Các nền kinh tế phát triển là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ
tiếp tục chịu hiệu ứng “rỗng ruột” do đầu tư, việc làm và công nghệ cao bị hút
mạnh về Trung Quốc. Trong khi đó, vùng Viễn Đông của Nga, Mông Cổ và
Triều Tiên nhiều khả năng sẽ phải chống chọi với “căn bệnh Hà Lan” khi bị biến
thành nguồn cung tài nguyên, năng lượng cho Trung Quốc.
-

Đối với Trung Quốc

Sau ba thập niên tăng trưởng thần kỳ, nền kinh tế này đang tiến đến
ngưỡng phát triển mang tính cơ cấu. Năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài
16


chính thế giới nổ ra, Trung Quốc đã xác định “có những vấn đề cấu trúc trong
nền kinh tế quốc dân dẫn đến sự phát triển không chắc chắn, mất cân đối, thiếu
phối hợp và không bền vững”. Tại Hội nghị Chính trị hiệp thương lần thứ 11

vào tháng 3/2012, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã giải thích: “Không chắc chắn hàm
ý đầu tư quá nóng cũng như cung tín dụng và thanh khoản quá nhiều, thặng dư
cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế quá lớn. Không cân đối hàm ý
sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền
khác nhau và giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội. Thiếu phối hợp có
nghĩa là thiếu sự cân đối cần thiết giữa các lĩnh vực thứ nhất, thứ hai và thứ ba,
cũng như giữa đầu tư và tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dẫn dắt bởi đầu
tư và xuất khẩu. Phát triển không bền vững hàm ý rằng chúng ta đã không làm
tốt việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường”. Theo nhận định của giáo sư
Michael Pettis từ Đại học Bắc Kinh, mô hình tăng trưởng không cân đối
(unbalanced growth model) của Trung Quốc dựa trên “ba cái thấp” là tiền lương
thấp, lãi suất thấp và tỷ giá đồng nội tệ thấp nhằm đảm bảo cung cấp “ba cái rẻ”
là lao động rẻ, vốn rẻ và đất đai, tài nguyên, môi trường rẻ, chuyển tỷ lệ tiết
kiệm rất cao của người dân thành tín dụng giá rẻ cho khu vực doanh nghiệp, đặc
biệt là các nhà xuất khẩu, xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản, đã
đạt đến ngưỡng tới hạn21.
Thứ nhất, có dấu hiệu cho thấy đang tiến tới “điểm ngoặt Lewis” (Lewis’s
point) tức là khi tiền công bắt đầu tăng nhanh hơn năng suất lao động. Thứ hai,
tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50/50 đòi
hỏi phải thay đổi “mô hình tăng trưởng nhị nguyên” và mô hình quản trị xã hội
tập trung-quan liêu, sang mô hình dựa nhiều hơn vào dịch vụ và vào vai trò tự
chủ của xã hội dân sự. Thứ ba, bất bình đẳng và bất mãn xã hội đã đến mức báo
động, chi ngân sách cho đảm bảo an ninh, trật tự xã hội lần đầu tiên vượt chi tiêu
cho quốc phòng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số GINI về bất
bình đẳng thu nhập của Trung Quốc đã tăng nhanh từ 41,5 vào năm 1995 lên
43,8 vào năm 2000 và được dự báo sẽ đạt 47,4 vào năm 202022 - mức báo động
nguy cơ xảy ra động loạn xã hội. Thứ tư, hình thành các nhóm lợi ích hùng
mạnh ngăn cản những bước cải cách tiếp theo. Thứ năm, hình thành các bong
bóng tài chính, bất động sản và nợ công của các chính quyền địa phương với hậu
quả khó lường đối với hệ thống tài chính-ngân hàng và toàn nền kinh tế. Từ góc

độ giai đoạn luận phát triển, sự thực là Trung Quốc đang phải đối mặt trực diện
với nguy cơ rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” đòi hỏi phải có những bước cải
cách cơ cấu và thể chế rất quyết liệt. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trên
thực tế đã gây tác động làm chậm lại bước cải cách này.
Định hướng chính của chuyển đổi phương thức phát triển ở Trung Quốc
trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 và trong 10 năm tới là điều chỉnh cơ cấu kinh
21

Michael Pettis. China’s Troubled Transition to a more Balanced Growth Model//New American Foundation,
March 1, 2011.
22
World Bank. China: Promoting Growth with Equity. Report no. 24169-CHA, 2005.

17


tế nhằm tạo động lực tăng trưởng mới, không ưu tiên tăng trưởng như trước đây
mà chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 7%-8%/năm, hay nói cách khác,
“thời đại 10 + 2” (tăng trưởng trung bình 10%/năm, tỷ lệ lạm phát trung bình
2%) đặc trưng cho giai đoạn 10 năm vừa qua được thay thế bằng “thời đại 8 +
4” (tăng trưởng trung bình 8%/năm, tỷ lệ lạm phát trung bình 4%). Theo ông
Chin Fu Lin – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cải cách và phát triển Hải Nam,
giai đoạn mới sẽ đặc trưng bởi nguyên tắc “ưu tiên người dân giàu trước, nhà
nước và doanh nghiệp giàu sau” thay cho nguyên tắc từ trước cho đế nay là “nhà
nước và doanh nghiệp giàu trước, nhân dân giàu sau”, theo đó Trung Quốc sẽ
chuyển từ “công xưởng của thế giới” thành “thị trường của thế giới”. Theo các
văn bản chính thức của Trung Quốc, nội dung tái cơ cấu chính là: 1) Thay đổi cơ
cấu nhu cầu với trọng điểm là tăng cường nhu cầu tiêu dùng của người dân, tỷ
trong tiêu dùng trong GDP giảm từ 47% vào năm 2000 xuống 36% vào năm
2010 sẽ tăng trở lại mức 50% vào năm 2020 và 60% vào 203023; 2) Chuyển đổi

cơ cấu ngành với trọng điểm là đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ, chấn hưng
10 ngành như ô tô, thép, điện tử viễn thông, … , và phát triển các ngành mới nổi
mang tính chiến lược như năng lượng mới (điện phong, pin mặt trời, …), hàng
không vũ trụ, y dược sinh học, … Trung Quốc thông báo kế hoạch đầu tư 5 ngàn
tỷ NDT (tương đương 738 tỷ USD) trong giai đoạn 2011-2020 để phát triển
năng lượng sạch nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các nguồn hydrocarbon ngày
càng khan hiếm như than đá, dầu lửa và khí đốt; 3) Đổi mới cơ cấu khu vực với
trọng điểm là thực hiện chiến lược phát triên cân đối hơn giữa các vùng miền,
ưu tiên phát triển miền Trung, Tây và Đông Bắc; 4) Đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu thành thị/nông thôn với trọng tâm là thực hiện đô thị hóa bền vững, đổi mới
công tác quản trị xã hội và tăng cường thực hiện tam nông24. Tuy nhiên, theo
báo cáo Trung Quốc năm 2030 của WB, nội dung của cải cách cơ cấu sắp tới
của Trung Quốc sẽ phức tạp hơn nhiều, trong đó ưu tiên trước hết là “xác định
lại vai trò của nhà nước, cải cách và cấu trúc lại các doanh nghiệp và ngân hàng
quốc doanh, phát triển khu vực tư nhân, thúc đẩy cạnh tranh và làm sâu sắc các
cải cách về đất đai, lao động và thị trường tài chính”25.
Cần lưu ý, những chủ trương cụ thể như thay đổi chiến lược thu hút đầu
tư nước ngoài nhấn mạnh vào thu hút công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý
tiên tiến và nhân tài; thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc “đi ra ngoài” mở
rộng thị phần, thâu tóm các tài sản chiến lược ở các nước khác, chuyển các khâu
sản xuất đã hết lợi thế cạnh tranh sang các nước kém phát triển hơn; đẩy mạnh
thực hiện chiến lược biển, … sẽ tác động trực tiếp và nhanh chóng đến toàn khu
vực26.
23

Dynkin A.A. (Ed.). Strategic Global Outlook. IMEMO, 2011 (in Russian). P. 106.
Lưu Văn Sơn. Báo cáo đề dẫn đọc tại Hội thảo Lý luận lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Hạ Long, tháng 6/2012.
25
WB. China 2030. Washington DC, 2012.

26
Hoàng Thế Anh (Chủ biên). Những vấn đề kinh tế-xã hội nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu thế kỷ
XXI và triển vọng đến năm 2020. Nxb Khoa học xã hội, 2012. Tr. 141-158.
24

18


Tuy nhiên, chuyển đổi phương thức phát triển không đơn thuần chỉ là tái
cơ cấu kinh tế hay thay đổi phương thức tăng trưởng, mà thực chất là đổi mới
quan hệ sản xuất. Học giả Trung Quốc Minxin Pei cho rằng, định hướng lại nền
kinh tế Trung Quốc hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước không đơn giản
là cấp nhiều tiền hơn vào ví của người tiêu dùng, mà là quá trình chuyển đổi môi
trường kinh doanh theo hướng pháp quyền và dân chủ hóa27. Sau hơn ba thập
niên cải cách mở cửa với nhiều thành công, vấn đề quan hệ sản xuất một lần nữa
lại trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tại Trung
Quốc. Các mâu thuẫn kinh tế, xã hội dưới tầng sâu ngày càng nổi lên trên bề mặt,
cải cách chính trị trở thành vấn đề không thể né tránh. Chính vì vậy, Thủ tướng
Ôn Gia Bản đã tuyên bố, cải cách ở Trung Quốc đã bước vào giai đoạn vô cùng
quan trọng, không có cải cách chính trị thành công thì Trung Quốc không thể
thực hiện cải cách kinh tế thành công, thậm chí những thành quả đã đạt được có
thể bị xóa mất28. Cảnh báo của ông Ôn Gia Bảo về nguy cơ tái diễn một cuộc
Cánh mạng Văn hóa nếu cải cách chính trị không được thực hiện cho thấy tính
cấp bách của vấn đề này tại Trung Quốc.
- Đối với Nhật Bản
Việc kinh tế nước này trì trệ kéo dài với 5 lần suy thoái trong gần suốt hai
thập niên vừa qua do căn bệnh mãn tính “4D” (dân số già hóa và suy giảm, giảm
phát kéo dài, thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công tăng cao) mà không có biện
pháp giải quyết, không có nghĩa là Nhật Bản có thể tiếp tục tăng trưởng trung
bình 1% như được dự báo trong tầm nhìn đến 2020 so với 1,1% của Châu Âu,

2,1% của Mỹ và 7% – 7,5% của Trung Quốc. Sự thực là kinh tế Nhật Bản đang
tiến dần tới ngưỡng khủng hoảng do tiết kiệm của người dân đã giảm từ 25%
vào năm 1990 xuống 16% vào năm 2000 và tiếp tục sụt xuống mức thấp kỷ lục
khoảng 2% – 4% hiện nay. Điều này hàm ý rằng không còn xa đến lúc chính
phủ không chỉ buộc phải tăng lãi suất vay nợ trong nước, mà còn phải vay nợ từ
các nguồn tín dụng bên ngoài kéo theo chi phí vốn vay tăng lên. Trong bối cảnh
đó, thảm họa “3 trong 1” động đất – sóng thần – sự cố hạt nhân Fukushima vào
tháng 3/2011 như giọt nước tràn ly, tạo cú huých cho quá trình tái cấu trúc kinh
tế Nhật Bản. Thứ nhất, do lợi thế cạnh tranh trong sản xuất các sản phẩm tiêu
dùng cuối cùng như TV, máy giặt, điều hòa nhiệt độ, … đang giảm sút nhanh
chóng, cơ cấu sản xuất công nghiệp và cơ cấu xuất khẩu của Nhật Bản sẽ tiếp
tục chuyển dịch mạnh lên phía thượng nguồn của chuỗi cung nhằm bảo vệ vị thế
của nền kinh tế này là trung tâm tài chính lớn nhất Châu Á, đồng thời là mắt
xích trung tâm về công nghệ cao, nơi sản xuất các sản phẩm trung gian tinh vi
nhất của toàn khu vực như linh kiện vi điện tử, vật liệu bán dẫn, sản phẩm hóa
tinh vi, thép đặc chủng, vật liệu từ sợi carbon tổng hợp dùng trong công nghiệp

27

Minxin Pei. Why China Can’t Adjust. Project-Syndicate, October 10, 2012.
People’s Daily Online. Wen says China needs political reform, warns of another Cultural Revolution without
reforms. March 14, 2012.

28

19


hàng không, ô tô chạy điện và hydro, … 29. “Sáng tạo xanh” được cho là một
trong 4 lĩnh vực then chốt của Chiến lược tăng trưởng mới mà Đảng Dân chủ

Nhật Bản hiện đang cầm quyền tuyên bố30. Do đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì
mức đầu tư hàng đầu thế giới 3,6% GDP, chỉ đứng sau Mỹ, cho hoạt động
nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm duy trì vị trí dẫn đầu khu vực về công
nghệ. Thứ hai, sau thảm họa tam trùng tháng 3/2011, Nhật Bản phải thực hiện
đổi mới căn bản hệ thống cung cấp và tiêu thụ năng lượng, từng bước giảm dần
và tiến tới chấm dứt hoàn toàn sự lệ thuộc của nước này vào điện hạt nhân hiện
đáp ứng tới 35% nhu cầu điện năng, phát triển một nền kinh tế xanh dựa trên các
nguồn năng lượng tái tạo, các công nghệ tiết kiệm năng lượng như siêu dẫn,
nano, ... Trong ngắn hạn, nước này sẽ phải tăng cường nhập khẩu năng lượng từ
bên ngoài, điều đã khiến cho cán cân thương mại của Nhật lần đầu tiên bị thâm
hụt vào năm 2011 sau hơn 30 năm liên tục thặng dư. Thứ ba, thay đổi mô hình
quản trị doanh nghiệp cũng như văn hóa doanh nghiệp kiểu cũ đã xơ cứng, mất
tính hiệu quả. Các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản đang trong quá trình tái cấu
trúc, thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm thu hẹp các lĩnh vực sản xuất để tập
trung cao độ vào các thế mạnh cốt lõi của mình, tìm mọi cách để nâng cao lợi
nhuận, chuyển dịch lên trên theo chuỗi sản xuất giá trị gia tăng. Thứ tư, lành
mạnh hóa kinh tế vĩ mô mà trọng tâm là tài chính công nhằm giảm ½ thâm hụt
ngân sách vào năm 2015 và phấn đấu có thặng dư vào năm 2020 thông qua việc
tăng thuế tiêu dùng từ 5% hiện nay lên 10% theo lộ trình đến năm 2015, giảm
chi tiêu công, tăng giá hàng hóa, chống tình trạng giảm phát triền miên. Thứ
năm, mở cửa thị trường nội địa cho hành hóa nhập khẩu, dòng đầu tư và nhân
lực từ nước ngoài, giải quyết tình trạng chi phí sản xuất cao, thiếu nhân công lao
động.
Tuy nhiên, không có gì đảm bảo chắc chắn cho một đường hướng tái cơ
cấu kinh tế quyết liệt sẽ diễn ra ở Nhật Bản. Mọi kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của
nước này cho đến nay đều khá mù mờ, thiếu quyết đoán. Tương tự như ở Trung
Quốc, tái cấu trúc kinh tế Nhật Bản đòi hỏi phải thực hiện những bước đột phá
cải cách chính trị. Tuy nhiên, khả năng này là không nhiều do giới lãnh đạo
thiếu quyết tâm chính trị, bị ràng buộc bởi hệ thống quan hệ phe phái chằng chịt,
tính chất bảo thủ của nền hành chính quan liêu và xã hội đơn văn hóa khép kín31.

Với việc thay 14 đời thủ tướng trong hai thập niên và 6 thủ tướng trong 6 năm
gần đây, chưa kể đến nhiều lần thay đổi nội các dưới thời một thủ tướng, cái mà
nước này cần là một cuộc cải cách chính trị căn bản hơn là chỉ tái cơ cấu về kinh
tế.
- Đối với Hàn Quốc
29

Claude Meyer. Post-Tsunami Japan//Politique Internationale, No. 131, 2011.
Ba lĩnh vực còn lại là “sáng tạo cho cuộc sống” (y tế, chăm sóc sức khỏe), “hướng vào kinh tế châu Á” (đưa
Nhật Bản trở thành trung tâm công nghiệp Châu Á, đào tạo nhân lực chất lượng cao, cung cấp kết cấu hạ tầng,
cung cấp ý tưởng, tiêu chuẩn, giá trị cho khu vực), “du lịch và kinh tế địa phương”. Xem Government of Japan.
The New Growth Strategy: Blueprint for Revitalising Japan. Tokyo, 2010.
31
Dunkin A.A. (Ed.). Strategic Global Forcast. IMEMO, 2011 (in Russian). P. 381.
30

20


Như đã trình bày ở mục I.3, trong những năm sau khủng hoảng tài chính
Châu Á 1997-1998, Hàn Quốc đã thực hiện những cải cách kinh tế sâu sắc theo
hướng tự do hóa, đặc biệt là đã tái cấu trúc rất mạnh các tập đoàn chaebol và hệ
thống tài chính-ngân hàng theo hướng minh bạch hóa và áp dụng các chuẩn mực
kinh doanh, kế toán quốc tế. Hàn Quốc đã thực hiện chính sách công nghiệp
theo hướng thúc đẩy chuyển dịch vốn ra khỏi các ngành đã mất lợi thế cạnh
tranh như thép, dệt may, hóa chất, điện tử, … để tập trung vào các ngành mới
như quang học, máy móc chính xác, màn hình tinh thể lỏng, v.v. Năng lực cạnh
tranh tổng thể của nền kinh tế được nâng lên giúp Hàn Quốc xuất siêu, tăng
mạnh dự trữ ngoại hối. Những cải cách kinh tế trên đã không thể thành công nếu
không có các cải cách chính trị quyết liệt theo hướng dân chủ hóa xã hội. Đây

chính là nền tảng cho phép Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển gần như
duy nhất tránh được suy thoái sau khủng hoảng tài chính thế giới32. Đặc biệt là
khu vực sản xuất đã chịu đựng được cú sốc khủng hoảng, giữ được tỷ lệ đầu tư
và xuất siêu giảm tương đối ít trong suốt thời gian khủng hoảng.
Theo dự báo của Economic Intelligence Unit, tốc độ tăng trưởng trung
bình kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn 2011-2016 sẽ vào khoảng 3,6%, nhưng
sẽ giảm xuống còn 3,2% trong giai đoạn 2016-2020. Trong bối cảnh mới, Hàn
Quốc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế đặt trọng tâm vào “dân chủ hóa kinh
tế”, tức là tăng cường kiểm soát các chaebol do vị thế độc quyền của các tập
đoàn gia đình này vẫn có xu hướng “tái sản xuất” sau những cải cách trước đây,
thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh nhằm mục đích đưa Hàn Quốc bắt kịp,
thậm chí vượt lên dẫn đầu trào lưu chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng tiết
kiệm nguyên, nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Vào năm 2009, gói kích
thích kinh tế 38,1 tỷ USD đã được thiết kế để giành 81% cho mục tiêu chuyển
đổi mô hình tăng trưởng, đứng đầu thế giới, vượt xa EU 59% và Trung Quốc
38%. Chẳng hạn, 10,5 tỷ USD được đầu tư vào các dự án cải tạo các dòng sông,
5,8 tỷ USD cho mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng, 1,8 tỷ USD cho trồng
rừng (1,8 tỷ),…33. Kế hoạch 5 năm tăng trưởng xanh 2009-2013 trị giá 83 tỷ
USD được thông qua vào tháng 7/2010 cho thấy quyết tâm của Seoul trong việc
thúc đẩy mục tiêu tái cấu trúc kinh tế nước này. Các tập đoàn công nghiệp của
Hàn Quốc cũng đầu tư rất mạnh vào nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới,
đồng thời tập trung tăng thị phần tại các thị trường mới nổi thông qua việc ký
kết hàng loạt hiệp định FTA nhằm khai thác sức cầu tăng nhanh – đầu tư FDI
của Hàn Quốc tăng vọt từ năm 2006 và sẽ tiếp tục xu hướng tăng mạnh mẽ này
trong tầm nhìn đến 202034. Khu vực ít bị động chạm nhất, đồng thời được ưu đãi
nhiều nhất hiện nay lại chính là các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ có quy
32

Deok Ryong-yoon. The Korean Economic Adjustment to the World Financial Crisis//MIT Press Journal,
Asian Economic Papers, Winter/Spring 2011, Vol. 10, No. 1, pp. 106-127.

33
Werner Pascha. South Korea’s Economic Policy Response to the Global Economic Crisis – A Comparative
Perspective. Freiburg-Nagoya Joint Seminar: The Aftermath of the Global Financial and Economic Crisis –
Lessons for Asia and Europe. Feiburg, 20-22 Sep. 2010.
34
Aki Fukuchi. South Korea’s Export Competitiveness: Critical to Overcoming the Global Crisis and Issues
Going Forward//Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ. Economic Review, Vol. 5, No. 2, Feb. 2010.

21


mô vừa và nhỏ - khu vực đang bị cạnh tranh ngày càng mạnh từ phía các nhà sản
xuất Đài Loan, Trung Quốc. Đây chính là khu vực cần nâng cấp trong những
năm tới. Về dài hạn, tương tự như Nhật Bản, do lợi thế cạnh tranh trong các
ngành chế tạo giảm dần nên Hàn Quốc sẽ phải cải cách lại hệ thống thuế, chính
sách công nghiệp, thị trường lao động, … để thực hiện bước chuyển dịch mạnh
hơn sang các ngành dịch vụ35. Cũng có những lo ngại nhất định về nguy cơ mô
hình tăng trưởng xanh sẽ không sản sinh đủ động lực cần thiết để đưa kinh tế
Hàn Quốc bước vào một chu kỳ phát triển mới bền vững, mà chỉ dừng lại ở mức
độ một trào lưu thời thượng, nặng tính dân túy, quảng bá hình ảnh, cuối cùng sẽ
đẩy Hàn Quốc vào “bẫy Nhật Bản”.
- Đối với Đài Loan
Cơ cấu kinh tế hiện nay của Đài Loan với 70% là công nghiệp chế biến,
25% là dịch vụ và 5% là nông nghiệp đang đối mặt với một loạt thách thức lớn:
i) Mức độ dễ bị tổn thương cao do phụ thuộc lớn vào xuất khẩu, đặc biệt là tình
trạng “Chaiwan”, tức là phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, trong khi
Đài Loan gặp khó khăn khó vượt qua trong việc chủ động mở cửa hơn nữa các
thị trường khác thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, còn đối
thủ kinh tế chủ yếu của Đài Loan là Hàn Quốc lại có lợi thế lớn về hội nhập kinh
tế quốc tế; ii) Sức ép “giải công nghiệp hóa” do việc di chuyển mạnh dòng vốn

đầu tư, các cơ sở sản xuất và lao động có kỹ năng sang Đại Lục; iii) Dân số già
hóa và chảy máu lực lượng lao động có kỹ năng. Hậu quả trước tiên là mức
lương tại Đài Loan có xu hướng giảm sút, tình trạng thất nghiệp có nguy cơ
bùng phát trong những năm tới kéo theo nguy cơ bất ổn xã hội36.
Trong thập niên này, cơ cấu kinh tế Đài Loan sẽ tiếp tục chuyển dịch theo
hướng dịch vụ hóa công nghiệp và chuyển dịch lên cao hơn trên chuỗi giá trị gia
tăng, chủ yếu là các ngành thâm dụng tri thức như công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học. Cụ thể là, Đài Loan sẽ thúc đẩy chuyển đổi từ mô hình công nghệ
cao nhưng thâm dụng vốn như sản xuất vi mạch, chip nhớ, … sang mô hình
công nghệ cao thâm dụng tri thức, tập trung đầu tư phát triển du lịch, công
nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục-đào tạo chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ
cao, các ngành dựa vào công nghệ xanh, sạch, tiết kiệm năng lượng và nguyên
liệu, xây dựng các công viên khoa học và các cụm công nghiệp công nghệ cao
để thúc đẩy sáng chế, phát minh – điều được Ủy ban quốc gia về khoa học hậu
thuẫn. Mặt khác, Đài Loan sẽ phải mở cửa, tự do hóa mạnh hơn lĩnh vực dịch vụ
của mình như du lịch, tin học viễn thông, vận tải quốc tế, y tế, giáo dục đại học,
công nghệ sinh học, … nhằm thu hút dòng FDI chất lượng cao từ các nước phát
triển. Kinh tế Đài Loan cũng sẽ phải hội nhập sâu hơn với Đại Lục để bù đắp sự

35

Subir Lall, Meral Karasulu.Korea: Economic Prospects and Challenges After the Global Recession//KEI
Korea’s Economy, Vol. 27, 2011, pp. 6-11.
36
Martine Bulard. Taiwan is open for business//Le Monde Diplomatique, January 2012.

22


thiếu hụt về khả năng ký kết các FTA với các nền kinh tế chủ chốt khác như Mỹ,

EU, Nhật Bản và với các nước ASEAN37.
Các phân tích trên cho thấy, các nền kinh tế Đông Bắc Á sẽ đồng loạt có
những chuyển dịch về cơ cấu trong những năm tới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa
giảm tốc, tự do hóa kinh tế và mở cửa hướng vào xuất khẩu với vai trò là hai
trong số những thành tố chính đã góp phần tạo nên mô hình “sự thần kỳ Đông
Á” trong những thập niên qua không còn mạnh mẽ như trước, nếu không nói là
giảm sút, sẽ rất khó có một đường hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu các
nền kinh tế tại khu vực như trước đây. Vì thế, các yếu tố nội sinh như sức cầu
trong nước, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học-công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên, thể chế kinh tế-chính trị, các giá trị văn hóa, …
đang nổi lên như những nhân tố bổ sung, thậm chí là thay thế ở mức độ nhất
định động lực tự do hóa kinh tế. Điều này ủng hộ quan điểm hội nhập khu vực
kiểu “sẻ hợp bầy” chứ không phải “đàn nhạn bay”. Tuy nhiên, do quy mô và
trình độ chênh lệch quá lớn giữa các nền kinh tế Đông Bắc Á, nên quá trình này
có thể dẫn đến những kết quả khác nhau.
II. THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ VÀ AN NINH KHU VỰC, TĂNG
CƯỜNG HỢP TÁC VÀ CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC38
1. Xu hướng chuyển dịch cục diện chính trị, an ninh khu vực Đông Bắc Á
Để có thể dự báo xu hướng chuyển dịch cục diện chính trị, an ninh khu vực
Đông Bắc Á trong thập niên tới, trước hết cần xác định những nhân tố chủ yếu chi
phối cục diện này. Không thể phủ nhận rằng, nhân tố Mỹ và Trung Quốc là những
biến số đặc trưng cho hai nguồn cung sức mạnh chủ yếu nhất, cả về kinh tế lẫn chính
trị, an ninh đóng vai trò chi phối, kiến tạo không chỉ diện mạo, kết cấu, mà cả nền tảng
địa chính trị và địa kinh tế của khu vực. Các nguồn cung sức mạnh khác liên quan đến
khu vực như Nga, Ấn Độ hay ASEAN tuy có ảnh hưởng nhất định, nhưng không có
được vai trò dẫn dắt hay thay đổi cuộc chơi, mà thiên về mang tính ứng biến, lợi dụng
cơ hội, nên có mức độ tương liên cao với động thái chiến lược mang tính chủ động của
Trung Quốc và Mỹ, do đó có thể xem như các biến số phụ thuộc. Ngoài ra, cục diện
Đông Bắc Á còn được quyết định bởi khả năng của khu vực trong việc chủ động hấp
thu, thích ứng, tiếp biến hay kháng trở các tác động của hai nhân tố Mỹ và Trung Quốc

nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng cục bộ của khu vực.
Như vậy, có thể nói xu hướng chuyển dịch của cục diện chính trị, an ninh khu
vực Đông Bắc Á trong tầm nhìn đến năm 2020 sẽ phụ thuộc vào chiều hướng vận
động của cặp quan hệ Trung-Mỹ và khả năng, cách thức, mức độ phản ứng của khu
vực trước các tác động từ cặp quan hệ này. Hay nói cách khác, trong từng kịch bản
quan hệ Trung-Mỹ với những phản ứng khác nhau của khu vực sẽ cho thấy một khả

37

Hiện mới chỉ có Singapore và Ấn Độ đã hoàn tất nghiên cứu khả thi một hiệp định FTA với Đài Loan, New
Zealand và Phillipines đang bắt đầu triển khai nghiên cứu.
38
. Chi tiết xem Báo cáo tổng hợp đề tài mũ Chương trình cấp Bộ 2009-2010 của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
“Một số vấn đề nổi bật về chính trị-kinh tế ở khu vực Đông Bắc Á giai đoạn 2011-2020” do GS. TS. Nguyễn
Xuân Thắng làm Chủ nhiệm

23


năng của cục diện chính trị, an ninh khu vực trong thời gian tới. Dưới đây là một số dự
báo cụ thể:
Cục diện chính trị, an ninh khu vực với kịch bản Trung-Mỹ cạnh tranh
Nếu cạnh tranh Trung-Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á diễn ra với cường độ thấp
theo kiểu trò chơi “mèo vờn chuột” – vừa chạy đua về quân sự, vừa tranh giành ảnh
hưởng chính trị, vừa lôi kéo về kinh tế, thì các quốc gia còn lại sẽ phải thích ứng bằng
cách liên tục điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại để giữ cân bằng giữa hai
cường quốc này. Theo Richard L. Armitage và Joseph S. Nye, cường độ cạnh tranh
Trung-Mỹ càng mạnh, cục diện khu vực sẽ càng dễ bị phân cực, “nhất biên đảo” sẽ
càng trở thành lựa chọn phổ biến, cho đến khi cạnh tranh Trung-Mỹ trở thành đối đầu
chiến lược kiểu chiến tranh Lạnh. Các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực sẽ bị

buộc phải lựa chọn một trong hai bên, dẫn tới tình trạng “Balkan hóa” (Balkanization)
– chia rẽ, thậm chí phân rã khu vực tương tự như tình trạng bán đảo Balkan sau Chiến
tranh Lạnh39. Các động thái gần đây như việc gia tăng đột biến các cuộc tập trận hải
quân quy mô lớn giữa Mỹ với các đồng minh Nhật, Hàn, Ôxtralia, Philippines và hàng
loạt các đối tác khác, việc Mỹ lôi kéo Nhật Bản, Hàn Quốc tham gia xây dựng lá chắn
tên lửa chung với Mỹ, hay việc Washington tăng cường thăm dò khả năng quay trở lại
các căn cứ quân sự tại Thái Lan, Philippines, Singapore, New Zealand, v.v, trong khi
đó Trung Quốc lại sử dụng đòn bẩy ODA và FDI để lôi kéo rất mạnh các nước như
Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, cho thấy chiều hướng này đang mạnh lên. Nếu
liên kết khu vực không chịu đựng được sự co kéo của Mỹ và Trung Quốc, các nước
trong khu vực sẽ bị phân hóa, cường độ cạnh tranh Mỹ-Trung càng bị đẩy lên cao, thì
theo Amitav Acharya, có thể xảy ra “kịch bản Trung Á thế kỷ 19” – hàm ý sự tranh
giành ảnh hưởng Trung-Mỹ tại Đông Á trở nên quyết liệt tương tự như giữa Nga và
Anh tại Trung Á vào thế kỷ 19 với các xung đột cục bộ xảy ra trên toàn tuyến ranh
giới ảnh hưởng giữa hai bên, đặc biệt là tại các điểm nóng tiềm tàng.
Cục diện chính trị, an ninh khu vực với kịch bản Mỹ “rút khỏi Châu Á”
Nếu Mỹ lún sâu vào khủng hoảng kinh tế đến mức buộc phải rút khỏi Châu Á
hay Đông Á, thì khoảng trống quyền lực này sẽ nhanh chóng biến thành “sân sau” của
Trung Quốc. Amitav Acharya gọi đây là “kịch bản Châu Mỹ thế kỷ 19” với việc Trung
Quốc đẩy các cường quốc bên ngoài ra khỏi Đông Nam Á và Đông Bắc Á tương tự
như việc Mỹ trỗi dậy vào thế kỷ 19 đã đẩy các cường quốc Châu Âu ra khỏi Tây Bán
cầu, làm hình thành một cục diện bá quyền đơn cực tại khu vực sân sau của họ. Kịch
bản này cũng dựa trên kinh nghiệm nửa thế kỷ can dự của Mỹ vào Đông Á từ Chiến
tranh Việt Nam đến nay đã có tới 2 lần Mỹ giảm quan tâm đối với khu vực: lần thứ
nhất vào cuối cuộc Chiến tranh Việt Nam – trên thực tế Mỹ hầu như đã rút khỏi khu
vực; lần thứ hai là trong thời gian Mỹ tiến hành chiến tranh ở Afghanistan và Iraq –
Mỹ cũng lơ là, coi nhẹ khu vực này. Tùy thuộc vào mức độ “rút lui” của Mỹ mà cục
diện khu vực có thể diễn biến theo hai hướng: i) “Phần-Lan hóa” (Finlandization) –
Mỹ rút hẳn khỏi khu vực, còn Trung Quốc áp đặt quyền chi phối đối với các nước
xung quanh theo kiểu “vừa dùng sức mạnh chính trị, quân sự để kiểm soát, vừa lấy lợi

39

Richard L. Armitage và Joseph S. Nye. The US – Japan Alliance: Getting Asia Right through 2020. CSIS
Report, Feb. 2007.

24


ích kinh tế để lôi kéo, vỗ về” tương tự như họ đã từng làm trong lịch sử40, trong khi
các nước láng giềng phải thỏa hiệp với Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và quốc
tế41; ii) “Châu Âu cuối Thế kỷ 19”42 – Mỹ chấm dứt can dự vào Đông Bắc Á, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan buộc phải tự bảo vệ bằng việc cấp tập quân sự hóa. Trung
Quốc, Triều Tiên, Nga cũng lao vào cuộc chay đua vũ trang. Hình thành thế đối chọi
đa cường giống như ở Châu Âu vào cuối Thế kỷ 19, hay nói theo cách của Aaron L.
Friedberg, “quá khứ của Châu Âu có thể là tương lai của Châu Á” 43.
Cục diện chính trị an ninh khu vực với kịch bản Trung-Mỹ hợp tác
Có 3 khả năng hợp tác Trung-Mỹ có thể xảy ra. Một là, có thể hình thành cái
mà Richard L. Armitage và Joseph S. Nye gọi là “chế độ cộng quản Mỹ-Trung”
(condominium). Đây chẳng qua là cách gọi khác của hình thức cộng sinh G-2 do Zb.
Brzezinski đề xuất hay “Chimerica” theo cách gọi của sử gia người Anh Niall
Ferguson, theo đó Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng phối hợp quản trị trật tự khu vực. Các
nước còn lại sẽ đứng trước sức ép phải chấp nhận các điều kiện mà G-2 áp đặt nếu
không muốn bị trừng phạt. Hai là kịch bản “dàn giao hưởng Châu Á” được Henry
Kissinger đề xuất từ thập niên 1990 lấy cảm hứng từ trật tự “dàn giao hưởng Châu Âu”
xác định bởi Hòa ước Vienna năm 1815 sau thất bại của Napoleon. Theo kịch bản này,
Mỹ, Trung Quốc phối hợp với các nước lớn khác như Nhật, Nga và Ấn Độ để cùng
quản trị khu vực44. Tuy nhiên, như Alan Dupont đã phân tích, kịch bản này ít có khả
năng xảy ra do sự khác biệt quá lớn do tính chất quá phức tạp về địa chính trị của khu
vực Đông Á, cũng như lợi ích quá khác biệt giữa các cường quốc có lợi ích liên quan ở
khu vực này45. Ba là khả năng hình thành một trật tự đa phương khu vực, bao gồm

Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia lớn, nhỏ khác đóng vai trò “những cổ đông có trách
nhiệm” của khu vực46 như Robert Zoellick đưa ra vào năm 2005 (lúc ông này đang giữ
chức Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ trước khi làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới). Kịch
bản này hàm ý phải xây dựng một tổ chức khu vực mở, đủ sức giữ chân các nước lớn,
đồng thời thỏa mãn được lợi ích của tất cả các bên có liên quan.
Cục diện chính trị an ninh khu vực với kịch bản Trung Quốc khủng hoảng
Không thể loại trừ khả năng Trung Quốc rơi vào khủng hoảng do các nguyên
nhân kinh tế, chính trị, xã hội hay tôn giáo, sắc tộc bên trong. Chênh lệch phát triển
quá lớn giữa các vùng, miền, giữa các giai tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn,
tình trạng nông dân mất đất, tham nhũng, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên đang trở thành những nhân tố gây bất ổn nghiêm trọng. Vụ Thiên An Môn
năm 1989, Pháp luân công năm 1999, những “sự kiện quần chúng” tức là biểu tình,
bạo loạn nổ ra liên tiếp gần đây như tại Tân Cương, Tây Tạng và nhiều địa phương
40

Chương Địch Vũ. Phương thức giải quyết tranh chấp của Trung Quốc với các nước láng giềng thời Cổ đại//Tri
thức thế giới, Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh, 7/2012. Bản dịch của TTXVN, 181-TTX, 7/7/2012.
41
Bruce Gilley. Not so Dire Straits. How the Finlandization of Taiwan benefits US Secirity//Foreign Affairs,
Jan/Feb 2010, Vol. 89, Issue 1.
42
Amitav Acharya. China’s Rise and Security in the Asian Century//East Asia Forum, 6 May, 2012.
43
Aaron L. Friedberg. Ripe for Rivalry: Prospects for Peace in a Multipolar Asia//International Security, Vol. 18,
No. 3 (Winter 1993/94), pp. 5-33.
44
Henry Kissinger. Diplomacy. Simon&Schuster, 1995.
45
Alan Dupont. An Asian Security Standoff//The National Interest, May-June, 2012.
46

Robert Zoellick. Wither China: From Membership to Responsibility. Remarks to National Commettee on USChina Relations. Sep. 21, 2005.

25


×