Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh kiên giang luận văn thạc sĩ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.27 KB, 86 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
---------------------------------

THÁI HẢI TRIỀU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA HỘ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.34.02.01

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
i


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
------------------------------------

THÁI HẢI TRIỀU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA HỘ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng
của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của
tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực trạng dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong các công trình
nghiên cứu nào khác.
TP. HCM, ngày ....... tháng ...... năm 2015
TÁC GIẢ

THÁI HẢI TRIỀU

i


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành được luận văn thạc sỹ này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân
trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng tri ân
đến sự giảng dạy nhiệt tình và hướng dẫn chu đáo đầy trách nhiệm của quý thầy cô.

Chân thành cảm ơn các thầy, cô đang công tác tại Trường Đại học Tài chính –
Marketing đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học.
Đặc biệt rất chân thành cảm ơn cô Trầm Thị Xuân Hương, người hướng dẫn
khoa học của luận văn đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, những khách hàng,
những người đồng nghiệp và những người thân đã tận tình hỗ trợ, hợp tác, góp ý, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

THÁI HẢI TRIỀU

ii


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN ..................................................................................................................... 4
1.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng
thủy sản ....................................................................................................................... 4

1.1.1. Các khái niệm về nuôi trồng thủy sản và các điều kiện ảnh hưởng đến sự
phát triển của nuôi trồng thủy sản ............................................................................ 4
1.1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản ................................................................ 4
1.1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản ........................................................... 6
1.1.1.3. Vai trò của nuôi trồng thủy sản ............................................................... 7
1.1.2. Tín dụng hộ nuôi trồng thủy sản .................................................................... 9
1.1.2.1. Về kinh tế hộ ........................................................................................... 9
1.1.2.2. Về tín dụng ............................................................................................ 14
1.1.2.3. Về vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ ........................ 15
1.1.2.4. Về đặc điểm trong cho vay hộ nuôi trồng thủy sản ............................... 16
1.1.2.5. Các hình thức vay vốn đối với hộ nuôi trồng thủy sản ......................... 18
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản19
1.2.1. Khái niệm về khả năng trả nợ vay ............................................................... 19
1.2.2. Điều kiện cấp tín dụng của các TCTD ......................................................... 21

iii


1.2.3. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy
sản.................................................................................................................. 22
1.2.3.1. Môi trường kinh tế........................................................................ 22
1.2.3.2. Môi trường pháp lý ....................................................................... 22
1.2.3.3. Tình hình sử dụng vốn vay của hộ nuôi trồng thủy sản ............... 23
1.2.4. Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy
sản.................................................................................................................. 23
1.2.4.1. Chính sách tín dụng ...................................................................... 23
1.2.4.2. Quy trình tín dụng ........................................................................ 23
1.2.3.3. Kiểm soát nội bộ........................................................................... 24
1.2.3.4. Công tác tổ chức của Ngân hàng .................................................. 24
1.2.3.5. Con người ..................................................................................... 25

1.2.3.6. Công nghệ..................................................................................... 25
1.3. Bài học kinh nghiệm về khả năng trả nợ vay ngân hàng ..................... 26
1.3.1. Kinh nghiệm các nước trên thế giới .................................................... 26
1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng Grameen (GB) – Bangladesh........... 26
1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng CARD - Philippines ......................... 27
1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Gapi và Clusa – Mozambique ............................ 27
1.3.1.4. Kinh nghiệm từ Swayam Krishi Sangam (SKS) - Ấn Độ ............ 27
1.3.2. Bài học kinh nghiệm của Việt Nam .................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 30
CHƯƠNG 2:........................................................................................................ 31
THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ................................................... 31
2.1. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang ............................................................... 31
2.1.1. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang .......... 31
2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 31
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu ......................................................................... 31
2.1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ................................................................... 31
2.1.1.4. Đặc điểm môi trường nước ven biển Kiên Giang ........................ 32
2.1.2. Tình hình phát triển về kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang .................... 32
iv


2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang ...... 33
2.2. Các tổ chức cho vay hộ nuôi trồng thủy sản ......................................... 37
2.3. Thực trạng khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang ....................................................................................................... 39
2.3.1. Tình hình vay vốn của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
trong những năm qua .................................................................................... 39
2.3.2. Tình hình nợ quá hạn của hộ nuôi trồng thủy sản ............................... 47
2.3.3. Tình hình nợ xấu của hộ nuôi trồng thủy sản ..................................... 51

2.4. Nhận xét chung về khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang ....................................................................................... 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 60
CHƯƠNG 3:........................................................................................................ 61
GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA
HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG .... 61
3.1. Định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang đến
năm 2020 .......................................................................................................... 61
3.2. Gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng
thủy sản ............................................................................................................ 63
3.2.1. Gợi ý chính sách cụ thể cho các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 63
3.2.2. Gợi ý chính sách nhằm tăng cường khả năng trả nợ của hộ nuôi trồng thủy
sản.................................................................................................................. 68
3.3. Kiến nghị ................................................................................................... 69
3.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 75

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

: ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN)

Agribank

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


CIC

: Credit Information Center (Trung tâm Thông tin tín dụng)

EU

: European Union (Liên minh châu Âu)

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức

Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)
GDP

: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa)

Ha

: Héc-ta

IMF

: International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ Quốc tế)

IPM

: Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)


NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NQH

: Nợ quá hạn

USD

: Đô la Mỹ

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TCVM

: Tài chính vi mô

XHTD


: Xếp hạng tín dụng

VAC

: Vườn – ao – chuồng

VACR

: Vườn – ao – chuồng – rừng

WTO

: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa khả năng trả và kết quả phân loại nợ ...................... 20
Bảng 2.1: Tình hình khai thác và NTTS từ năm 2010 đến năm 2014.................. 33
Bảng 2.2: Diện tích NTTS tại một số địa phương từ năm 2010 đến năm 2014 ... 35
Bảng 2.3: Số lượng hộ NTTS ở các địa phương từ năm 2010 đến năm 2014 ..... 36
Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng NTTS từ năm 2010 đến năm 2014....................... 39
Bảng 2.5: Doanh số cho vay NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn ........ 41
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn ........... 43
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn ............. 44
Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng NTTS theo hình thức cho vay .................................... 46
Bảng 2.9: Nợ quá hạn NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn................... 48
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn ........ 49
Bảng 2.11: Số lượng hộ NTTS quá hạn từ năm 2010 đến năm 2014 .................. 50

Bảng 2.12: Nợ xấu NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn ....................... 52
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu NTTS theo loại hình TCTD và theo thời hạn ............... 52
Bảng 2.14: Số lượng hộ NTTS nợ xấu từ năm 2010 đến năm 2014 .................... 54

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Sản lượng khai thác và NTTS từ năm 2010 đến năm 2014 ........ 35
Biểu đồ 2.2: Hoạt động tín dụng NTTS từ năm 2010 đến năm 2014 ............. 40
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn NTTS từ năm 2010 đến năm 2014 ................. 50
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu NTTS từ năm 2010 đến năm 2014 ........................ 54

viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng theo các cam kết của Việt
Nam trước đây, có thể nói đây là điều kiện để Việt Nam phát triển nền kinh tế
một cách toàn diện từ nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó,
xuất khẩu thủy sản cũng thuận lợi hơn vào thị trường các nước trên thế giới.
Thực tế, Việt Nam có đầy đủ điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho
sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với chiều dài bờ biển khoảng 3.260 km
kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên; khoảng 1.700.000 ha diện tích tiềm năng có
khả năng nuôi trồng thủy sản các loại hình thủy vực khác nhau như nước ngọt,
nước lợ và nước mặn. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam không ngừng gia tăng năm 2014, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó
khăn nhưng ngành thủy sản vẫn đạt tổng sản lượng 6,3 triệu tấn, tăng 4,4% so
với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu đạt 7,9 tỷ USD, tăng 18% so với năm

2013; vượt 11,6% so với kế hoạch đề ra. Hai sản phẩm chủ lực đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu của ngành là tôm nước lợ và cá tra, đặc biệt là tôm thẻ chân
trắng chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu. Kết quả về nuôi trồng thủy sản tiếp
tục tăng và có sự chuyển dịch khá rõ nét trong điều chỉnh cơ cấu giữa các đối
tượng nuôi nhất là đối với tôm thẻ chân trắng và tôm sú, phát huy được cơ hội,
lợi thế của sản xuất tôm Việt Nam với các thị trường xuất khẩu (Theo Báo cáo
kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam, 2014).
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,0% diện tích và 20,87% dân số cả
nước, với điều kiện tự nhiên riêng biệt đã biến vùng đất này thành nơi có đủ tiềm
năng phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Chỉ tính
riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, diện tích rừng ngập mặn ven biển là 11.800
ha, lớn nhất trong tổng số 251.800 ha rừng ngập mặn cả nước. Đồng Bằng Sông
Cửu Long có 35 vạn ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, tỉnh Kiên Giang có hệ sinh thái đa dạng, nguồn tài nguyên
phong phú nên nền kinh tế tỉnh Kiên Giang có sự đóng góp của nhiều ngành nghề
như gạo, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản .… Nhưng đặc biệt có sự đóng
1


góp của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong năm 2014, tổng sản lượng
khai thác và nuôi trồng thủy sản năm 2014 đạt 635.540 tấn, hoàn thành 103,7%
kế hoạch; tăng 9,32% so cùng kỳ. Sản lượng tôm nuôi đạt 51.430 tấn, hoàn thành
98,9% kế hoạch và tăng 22,52% so với cùng kỳ (Theo báo cáo tình hình thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ
năm 2015 tỉnh Kiên Giang, 2015).
Trong những năm qua, chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang
chú trọng công tác mở rộng khai thác và nuôi trồng thủy sản tại các huyện An
Minh, An Biên, Hòn Đất,…. Để mở rộng một cách hiệu quả, nguồn vốn đầu tư
cho ngành này cũng rất đáng quan tâm hiện nay, bởi những rủi ro của ngành nuôi

trồng thủy sản những năm qua và sự phụ thuộc vào điều kiện môi trường làm cho
khả năng trả nợ đúng hạn của các hộ nuôi trồng thủy sản cũng gặp nhiều khó
khăn trong những năm qua.
Do đó, nghiên cứu thực trạng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc góp phần nâng
cao khả năng thu hồi nợ đúng hạn đối với nhóm khách hàng này. Xuất phát từ
tình hình thực tế tín dụng hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tác giả đã lựa
chọn và quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng trả nợ vay
ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua.
- Gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng trả nợ vay ngân hàng của hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang trong những năm qua như thế nào?.
- Gợi ý chính sách nào để góp phần nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang?.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng và gợi ý
chính sách nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu

Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu. Thu thập, thống kê các
thông tin dữ liệu có sẵn, từ đó tổng hợp thành bảng biểu hoặc đồ thị để đánh giá,
so sánh nhằm phân tích thực trạng khả năng trả nợ vay của các hộ nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2010 đến năm 2014. Để từ đó nhận
thấy được những hạn chế trong khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản
và gợi ý chính sách nhằm năng cao khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy
sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận. Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy
sản
Chương 2: Thực trạng về khả năng trả nợ vay của hộ nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay của hộ
nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

3


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN
1.1. Những vấn đề lý luận liên quan đến khả năng trả nợ vay của hộ nuôi
trồng thủy sản
1.1.1. Các khái niệm về nuôi trồng thủy sản và các điều kiện ảnh hưởng
đến sự phát triển của nuôi trồng thủy sản
1.1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Theo quan điểm của tổ chức FAO (2008): Nuôi trồng thủy sản là các hoạt
động canh tác trên đối tượng sinh vật thủy sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực
vật thủy sinh,… quá trình này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới

khi thu hoạch xong.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Nuôi trồng thủy sản là một hoạt
động sản xuất, sử dụng yếu tố nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đất và nước để
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các loài thủy sản nhằm tạo ra nguyên
liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng thực phẩm thủy sản, hoạt động xuất khẩu và
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản (Nguyễn Quang Linh, 2012).
Theo quan điểm của các nhà sinh học: Nuôi trồng thủy sản là hoạt động
tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các
loài thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời
(Nguyễn Quang Linh, 2012).
Trong đề tài này quan niệm về nuôi trồng thủy sản được hiểu theo quan
điểm của các nhà kinh tế học, nuôi trồng thủy sản sử dụng các yếu tố đầu vào
như: con giống, tài nguyên đất, nước và các công cụ sản xuất khác để tạo ra sản
lượng thủy sản cho các hoạt động tiêu dùng.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản có những đặc trưng cơ bản sau đây
(Nguyễn Quang Linh, 2012):
a). Phương thức nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi quảng canh thô sơ: Đây là phương thức nuôi dựa vào nguồn lợi
thủy sản sẵn có trong tự nhiên mà người nuôi khoanh vùng, đắp bờ ao để giữ
thủy sản. Diện tích nuôi thường lớn, giao động từ 1,0 – 4,0 ha. Mỗi ao thường có
4


một cống để vừa lấy nước, con giống, vừa thu hoạch. Tự nhiên là yếu tố quyết
định đến kết quả nuôi quảng canh từ việc cung cấp con giống cho ao nuôi đến
cung cấp thức ăn có sẵn trong ao cho con giống sinh trưởng và phát triển. Hình
thức nuôi này thường mang lại giá trị kinh tế tương đối thấp và ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường.
- Nuôi quảng canh cải tiến: Đây là hình thức nuôi bằng cách thu hẹp diện
tích, sửa chữa quy cách cống, làm bờ ao chắc, mua thêm con giống để thả và bổ

sung thức ăn cho con giống nuôi. Diện tích ao nhỏ, trung bình từ 0,2 – 2,0 ha.
Mật độ nuôi thấp, có chế độ chăm sóc, quản lý, cho ăn thức ăn bổ sung.
- Nuôi bán thâm canh: Đây là hình thức nuôi được tiến hành trên một diện
tích nhỏ. Mật độ nuôi cao và sử dụng thức ăn hỗn hợp, có áp dụng khoa học kỹ
thuật. Hình thức này cần được mở rộng để xoá bỏ dần phương pháp nuôi quảng
canh và tạo ra tiềm lực kinh tế cho đầu tư vào phương pháp nuôi tiên tiến hơn.
- Nuôi thâm canh: Đây là hình thức nuôi với mật độ cao trong các hệ
thống khép kín, phần lớn được nuôi trong các bể hoặc trong các ao nuôi nhân tạo,
lồng và các hầm có các dòng nước lưu thông để cung cấp dưỡng khí và chuyển
tải thức ăn. Hệ thống nuôi thâm canh thường dùng thức ăn công nghiệp và điều
kiện môi trường nước phải yêu cầu nghiêm ngặt.
- Nuôi công nghiệp: Đây là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp
các máy móc và thiết bị để tạo ra cho các đối tượng nuôi có một môi trường sinh
thái và các điều kiện sống khác tối ưu. Nuôi công nghiệp thường nuôi trong các
bể nhân tạo, mật độ thả cao, chu kỳ nuôi ngắn, việc sinh trưởng và phát triển của
thủy sản ít bị hạn chế bởi thời tiết và mùa vụ.
b). Hình thức nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi nước mặn: Trong các lồng bè và nuôi ở trong đăng quầng trong các
đầm phá, vịnh, các vùng có biển có dòng chảy không quá mạnh hoặc quá yếu.
Đối tượng nuôi như: tôm hùm, cá hồng, cá cam.
- Nuôi nước lợ: Trong các ao, đầm (mô hình khép kín) hoặc nuôi trong
ruộng (vụ tôm kết hợp vụ lúa) và nuôi trong rừng ngập mặn. Đối tượng nuôi như:
tôm sú, tôm thẻ, tôm bạc thẻ.

5


- Nuôi nhuyễn thể: Kết hợp giữa nuôi quảng canh cải tiến với nuôi thâm
canh ở vùng cửa sông và nuôi bằng lòng ở eo vịnh biển. Đối tượng nuôi như:
ngao, nghêu, sò huyết, trai cấy ngọc.

- Nuôi cua biển: Theo phương thức nuôi quảng canh tự nhiên, nuôi xen
với ghép với tôm ở các ao nuôi tôm quảng canh tự nhiên. Đối tượng nuôi như:
cua thịt, nuôi cua vỗ béo và nuôi cua lột.
- Nuôi thủy sản ao hồ nhỏ nước ngọt: Kết hợp giữa nuôi bán thâm canh và
thâm canh. Người dân củng cố hệ thống ao đầm bằng cách kiên cố hoá bờ ao và
củng cố hệ thống xử lý nước. Hình thức nuôi này phát triển ở các ao hồ nhỏ, đặc
biệt là các trang trại qui mô gia đình theo mô hình VAC (vườn – ao – chuồng)
hoặc mô hình VACR (vườn – ao – chuồng – rừng). Đối tượng nuôi như: cá mè,
cá trắm, cá chép, lươn, ếch,….
- Nuôi thủy sản ruộng trũng: Áp dụng theo hệ thống phòng trừ dịch hại
tổng hợp - IPM (Integrated Pest Management) để có thể phát triển rộng rãi nuôi
trồng thủy trên các khu ruộng trũng. Các hệ thống nuôi ruộng trũng là:
+ Nuôi thủy sản nước ngọt kết hợp với trồng lúa;
+ Nuôi một vụ lúa, một vụ thủy sản;
+ Cải tạo các vùng trũng thành các vùng chuyên thả cá kết hợp với việc
trồng cây ăn quả trên bờ.
- Nuôi thủy sản ở các mặt nước lớn: Bao gồm các hồ tự nhiên, hồ thủy lợi,
hồ thủy điện và các mặt sông. Hồ chứa và mặt nước lớn đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở miềnn trung du và miền núi. Hình thức
nuôi các hồ chứa và sông ngòi thường được sử dụng:
+ Thả cá vào các hồ chứa để tăng năng suất tự nhiên của các hồ chứa;
+ Nuôi cá lồng bè trên các mặt nước lớn;
+ Nuôi cá trong các eo ngách của các hồ chứa.
1.1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản, đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu
vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt ở chỗ diện tích đất có giới hạn, vị trí cố định, sức sản xuất thì không
giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai, diện tích mặt nước không bị hao
mòn mà còn tốt hơn. Đất đai, diện tích mặt nước không đồng nhất về chất lượng
6



do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình vị trí dẫn đến độ màu mở giữa các vùng thường
khác nhau. Chính vì vậy, khi sử dụng đất đai, diện tích mặt nước phải hết sức tiết
kiệm, phải quản lý chặt chẽ trên ba mặt: pháp chế, kinh tế và kỹ thuật (Nguyễn
Quang Linh, 2012).
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là các động vật máu
lạnh, sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều yếu tố
môi trường như: thủy lý, thủy hoả, thủy sinh. Do đó, muốn cho các đối tượng này
phát triền tốt, người nuôi phải tạo môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng
nuôi. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng phải phù hợp với yêu cầu sinh thái,
với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của từng đối tượng nuôi thì mới
giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời với điều kiện về
khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường và sinh vật có ảnh hưởng tác động qua
lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến động.
Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ, quá trình sản xuất xen kẽ với quá
trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời
gian sản xuất do đó ngành nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ rõ rệt, chịu sự tác
động trực tiếp của con người, các đối tượng nuôi còn chịu tác động của môi
trường tự nhiên.
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những loại động vật
thủy sản sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học
nên người nuôi phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng mới
thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của đối tượng này.
1.1.1.3. Vai trò của nuôi trồng thủy sản
- Cung cấp những sản phẩm thực phẩm cho tiêu dùng trực tiếp, cung cấp
nguyên liệu cho sự phát triển một số ngành khác: Nuôi trồng thủy sản góp phần
đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được các yêu cầu cụ thể là tăng
nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói nuôi trồng thủy sản đóng vai trò

quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho con người, góp phần chuyển đổi
cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của con người, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi
dào.

7


- Nuôi trồng thủy sản cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt là cho
ngành chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm, phụ
phẩm thủy sản là nguồn chế biến thức ăn giàu đạm dùng để là thức ăn hoặc chế
biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nuôi trồng thủy sản cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các loại thủy
sản như: tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển. Các nguyên liệu của ngành thủy sản còn
được sử dụng để làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ
nghệ.
- Đóng góp quan trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông, lâm, ngư
nghiệp nói chung: Nuôi trồng thủy sản có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng.
Vì vậy, phát triển mạnh ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độc
tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
- Tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước: Trên thế giới, một
số nước có ngành nuôi trồng thủy sản mạnh như: tại Na Uy chủ yếu nuôi cá hồi
Đại Tây Dương, với hình thức nuôi lồng trên biển, chiếm thị phần đứng đầu thế
giới; ở Chilê, sản lượng động vật thân mềm (chủ yếu là sò) và cá có vẩy (nuôi
nước ngọt) chiếm ưu thế và chủ yếu phục vụ xuất khẩu; ở Thái Lan, sản lượng
nuôi giáp xác chiếm 50%, chủ yếu là tôm biển phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra,
Indonesia là nước đứng thứ 4 về sản lượng tôm biển trên thế giới. Do vậy, thủy
sản được coi là ngành có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều nước 1.
F
0


- Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành
thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học
kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu
vực và thế giới. Theo thống kê của FAO (2008), trên thế giới ước tính có khoảng
150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngành thủy sản.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn: Một phần lớn
diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng
thủy sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thủy sản trên thị trường thề
giới những năm gần đây tăng cao, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác

1

Báo cáo Tổng quan nuôi trồng thủy sản thế giới giai đoạn 2000-2012 của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, 2012.

8


có dấu hiện bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi
trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách.
- Góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước: Về mặt kinh tế phát
triển nuôi trồng thủy sản là con đường làm giàu của các chủ trang trại, các cơ sở,
các hộ nuôi trồng, ở các địa phương không có tiềm năng về biển phát triển nuôi
trồng thủy sản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cho hiệu
quả cao, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập. Việc sản xuất và tiêu thụ các sản
phẩm thủy sản tại chỗ còn góp phần cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức
khoẻ người dân. Đối với một số vùng biển hay trong đất liền, phát triển nuôi
trồng thủy sản cũng góp phần vào phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái, du lịch văn hoá.
1.1.2. Tín dụng hộ nuôi trồng thủy sản
1.1.2.1. Về kinh tế hộ

Theo thống kê Liên Hợp Quốc, khái niệm về “Hộ” gồm những người sống
chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân
quỹ.
Giáo sư Mc Gê (1989) cho rằng hộ là một nhón người có cùng chung
huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một
mâm cơm.
Còn theo Frank Ellis (1993) thì hộ được khái niệm như một hộ gia đình
mà các thành viên trong hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông
nghiệp
Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa hộ là chủ thể của quan hệ
dân sự khi các thành viên trong một gia đình có tài sản chung, cùng có quyền
chiếm hữu sử dụng, định đoạt và cùng có trách nhiệm dân sự đối với khối tài sản
đó. Như vậy, hộ nhất thiết phải có mối quan hệ về huyết thống, quan hệ hôn nhân
hoặc quan hệ về nuôi dưỡng (quan hệ về cha mẹ nuôi và con nuôi).
a). Bản chất kinh tế hộ:
Đặc trưng bao trùm của kinh tế hộ là các thành viên trong hộ làm việc một
cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân gia đình mình. Mặt khác,
kinh tế hộ là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự túc hoặc có sản xuất hàng
hóa với năng suất lao động thấp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình sản
9


xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước ta nói riêng
(Mai Văn Xuân, 2010). Từ đặc trưng cơ bản nêu trên, tuỳ theo tình hình cụ thể
từng nước, từng vùng, từng loại mô hình mà hình thành những đặc trưng cụ thể
đa dạng về hình thức quản lý, về vốn tài sản, về ruộng đất, quy mô và lao động.
- Về hình thức quản lý các hộ nông trại do mỗi gia đình trực tiếp quản lý.
Người chủ trang trại đồng thời cũng là người chủ gia đình. Mỗi hộ là một đơn vị
kinh doanh tự chủ. Ngoài ra, hộ nông trại còn có hình thức liên doanh với các hộ
nông trại, các đơn vị kinh doanh khác để thành lập một đơn vị kinh doanh khác

có tư cách pháp nhân, hình thức hợp doanh theo cổ phần dạng công ty, hình thức
uỷ thác.
- Về ruộng đất: Các hộ trang trại được giao khoán đất sử dụng lâu dài, ổn
định. Tuỳ theo hình thức sản xuất mà được giao khoán cho hộ rang trại từ 20 –
50 năm. Các hộ nộp thuế cho Nhà nước. Về quy mô ruộng thì nhìn chung bị phân
tán làm nhiều mảnh.
- Về cơ cấu sản xuất: Cơ cấu sản xuất của hộ trang trại mang tính đặc
trưng đa dạng như có hộ sản xuất mang tính độc canh, có hộ vừa nuôi trồng, vừa
trồng trọt,… Cơ cấu như vậy có ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của từng hộ. Có
hộ thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp, có hộ thu nhập chủ yếu là ngoài nông
nghiệp.
- Về vốn và tài sản của hộ: Các hộ lúc đầu thường có một số tài sản nhất
định để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống. Tùy theo điều kiện và quy mô
từng hộ mà số tài sản nhất định của hộ khác nhau.
- Lao động trong các hộ: Ở các trang trại lớn, lao động thường chia làm
hai loại: lao động trực tiếp và lao động quản lý. Ở các hộ trai trạng vừa và nhỏ
thưởng chủ hộ vừa làm quản lý vừa trực tiếp sản xuất.
b). Vai trò của hộ sản xuất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Kinh tế hộ sản xuất gắn với việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn:
Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nông thôn nói riêng và với
cả nước nói chung. Nếu chỉ trông chờ vào khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nước
hoặc sự thu hút lao động ở các thành phố lớn thì khả năng giải quyết việc làm ở
còn rất hạn chế.

10


Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở các nước đang phát triển, là yếu tố
năng động và là động lực của nền kinh tế quốc dân nhưng việc khai thác và sử
dụng nguồn nhân lực vẫn đang ở mức thấp.

Hiện nay ở nước ta còn khoảng 10 triệu lao động chưa được sử dụng,
chiếm khoảng 25% lao động và chỉ có 40% quỹ thời gian của người lao động ở
nông thôn là được sử dụng. Còn các yếu tố sản xuất chỉ mang lại hiệu quả thấp
do có sự mất cân đối giữa lao động, đất đai và việc làm ở nông thôn
Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động thấp, đặc
biệt là trong nông nghiệp, kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy:
- Vốn đầu tư cho một hộ gia đình: 1,3 triệu đồng/1 lao động/1 việc làm
- Vốn đầu tư cho một xí nghiệp tư nhân: 3 triệu/ 1 lao động /1 việc làm
- Vốn đầu tư cho kinh tế quốc doanh địa phương: 12 triệu/1 lao động/1
việc làm (đây chỉ là vốn tài sản cố định, chưa kể vốn lưu động).
Như vậy, chi phí cho một lao động ở nông thôn ít tốn kém nhất. Đây là
một điều kiện thuận lợi khi nền kinh tế nước ta còn nghèo, ít vốn tích lũy
(Nguyễn Quang Linh, 2012).
Mặt khác, là kinh tế độc lập trong sản xuất kinh doanh hộ sản xuất đồng
thời vừa là lao động chính, vừa là lao động phụ thực hiện những công việc không
nặng nhọc nhưng tất yếu phải làm.
Xen canh gối vụ là rất quan trọng đối với hộ sản xuất trong sản xuất để có
khả năng cao, khai thác được mọi tiềm năng của đất đai. Ở các nước tiên tiến,
thâm canh là quá trình cải tiến lao động sống, chuyển dịch lao động vào các
ngành nghề hiện đại hoá nông nghiệp. Còn ở Việt Nam do trang bị kỹ thuật cho
lao động cho nên thâm canh là quá trình thu hút thêm lao động sống, tạo thêm
công ăn việc làm từ những khâu hầu như còn làm thủ công: cày bừa, phòng trừ
sâu bệnh, làm cỏ...
Do việc gắn trực tiếp lợi ích cá nhân với quyền sử dụng, quản lý, lâu dài
đất đai, tài nguyên nên việc sử dụng của hộ sản xuất hết sức tiết kiệm và khoa
học, không làm giảm độ màu mỡ của đất đai hay cạn kiệt nguồn tài nguyên vì họ
hiểu đó chính là lợi ích lâu dài của họ trên mảnh đất mà họ sở hữu. Mặt khác, đối
với hộ sản xuất, việc khai hoang phục hoá cũng được khuyến khích tăng cường

11



thông qua việc tính toán chi li từng loại cây trồng vật nuôi để từng bước thay đổi
bộ mặt kinh tế ở nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.
Tóm lại, khi hộ sản xuất được tự chủ về sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đất đai, tài nguyên và các công
cụ lao động cũng được giao khoán. Chính họ sẽ dùng mọi cách thức, biện pháp
sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu dài. Họ cũng
biết tự đặt ra định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật
vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa cung cấp được sản phẩm cho tiêu dùng của
chính mình và cho toàn xã hội
- Kinh tế hộ sản xuất thích ứng được thị trường thúc đẩy sản xuất hàng
hoá phát triển:
Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Là đơn vị
kinh tế độc lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản xuất và
quá trình sản xuất. Căn cứ điều kiện của mình và nhu cầu của thị trường họ có
thể tính toán sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào?. Hộ sản xuất tự bản thân
mình có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất mà không
phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với quy mô nhỏ hộ sản xuất có thể
dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm không còn khả năng đáp
ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh
hưởng đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định.
Mặt khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hoà nhập với
thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất đã từng bước
tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Để theo đuổi mục đích lợi
nhuận, các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch toán kinh
tế để hoạt động sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất đến một hình thức phát
triển cao hơn.
Như vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu
của thị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội.

Hộ sản xuất cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nước ta phát
triển cao hơn. Đóng góp của hộ sản xuất đối với xã hội: Như đã nói ở trên, hộ sản
xuất đã đứng ở cương vị là người tự chủ trong sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực
khác nhau và góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
12


Tốc độ tăng về giá trị tổng sản lượng nông nghiệp từ năm 1988 đến nay
trung bình hàng năm đạt 4,00%, nổi bật là sản lượng lương thực. Gần 70% rau
quả, thịt trứng, cá, 20% đến 30% quỹ lương thực và một phần hàng tiêu dùng
hàng xuất khẩu là do lực lượng kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp tạo ra. Từ chỗ
nước ta chưa tự túc được lương thực thì đến nay đã là một trong những nước xuất
khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới, công lao đó cũng thuộc về người nông dân sản
xuất nông nghiệp.
Bên cạnh sản xuất lương thực, sản xuất nông sản hàng hoá khác cũng có
bước phát triển, đã hình thành một số vùng chuyên canh có năng suất cao như:
chè, cà phê, cao su, dâu tằm...
Ngành chăn nuôi cũng đang phát triển theo chiều hướng sản xuất hàng hoá
(thịt, sữa tươi...), tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 24,7% giá trị nông
nghiệp.
Tóm lại, với hơn 80% dân số nước ta sống ở nông thôn thì kinh tế hộ sản
xuất có vai trò hết sức quan trọng, nhất là khi quyền quản lý và sử dụng đất đai,
tài nguyên lâu dài được giao cho hộ sản xuất thì vai trò sử dụng nguồn lao động,
tận dụng tiềm năng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trường ngày
càng thể hiện rõ nét. Người lao động có toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp hưởng kết quả lao động sản xuất của mình, có trách
nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Ở một khía cạnh khác, kinh tế hộ sản xuất còn đóng vai trò đảm bảo an
ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội do hành vi
"nhàn cư vi bất thiện" gây ra.

c). Nhu cầu vay vốn và khả năng vay vốn của của hộ:
- Nhu cầu vay vốn của hộ: Thông thường lượng vốn mà hộ cần được cung
cấp để thỏa mãn và phục vụ nhu cầu đã được chủ hộ dự kiến kế hoạch thực hiện
trong tương lai nhằm gia tăng thu nhập cho hộ. Nguồn vốn này thường được
cung cấp bởi các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói
riêng. Ví dụ: nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai, đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn
nuôi, nuôi trồng.
- Khả năng vay vốn của hộ có thể vay được tiền nhằm đáp ứng nhu cầu
hoạt động sản xuất - kinh doanh của hộ. Người đi vay phải bảo đảm số tiền vay
13


sử dụng đúng mục đích, có tài sản thế chấp và đảm bảo hoàn trả đúng thời gian
quy định nhu cam kết, nghĩa là theo đúng thể lệ, quy tắc tín dụng của các tổ chức
tín dụng.
1.1.2.2. Về tín dụng
Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá
trình tuần hoàn về vốn và để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra
thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Theo quan điểm của Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại
quay trở về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Theo quan điểm này
phạm trù tín dụng có 3 nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một
lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả. Với vai trò là trung gian tài chính,
các ngân hàng thương mại huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ những người dư thừa
vốn, đồng thời phân phối lại cho những người cần vốn trong xã hội. Quan hệ tín
dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng và các
chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi
vay và vừa là người cho vay.
Theo Khoản 14, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “Cấp tín

dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Như vậy, tín dụng có thể thể hiện dưới các hình
thức khác nhau: tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản (cho thuê tài
chính), tín dụng bằng chữ tín (bảo lãnh). Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng thì
cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nếu căn cứ vào chủ thể cho vay vốn, tín dụng có thể chia làm 3 loại: tín
dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng cho các tổ chức tài chính. Trong
đó, tín dụng dành cho hộ nuôi trồng thủy sản thực chất là hình thức tín dụng cá
nhân. Đây là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vay vốn của cá nhân, hộ
gia đình. Nhu cầu vay vốn cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú: sửa
chữa xây dựng nhà cửa, nhu cầu mua sắm tiện nghi: ôtô, xe máy,…; nhu cầu tiêu

14


hằng ngày; nhu cầu chi đào tạo, y tế, giáo dục; nhu cầu phát triển kinh doanh quy
mô hộ gia đình,….
1.1.2.3. Về vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ
Trong sản xuất kinh doanh, tín dụng giúp khai thác tiềm năng về kinh tế
và giải quyết nhu cầu về vốn của hộ. Do vậy, tín dụng là một nguồn tài trợ quan
trọng và là một công cụ có thể đem đến cơ hội sản xuất kinh doanh tốt hơn đối
với những chủ hộ biết quản lý, biết sử dụng hợp lý nguồn tín dụng này. Ngược
lại, tín dụng có thể trở thành gánh nặng trong sản xuất kinh doanh nếu sử dụng
không hợp lý.
Vai trò của tín dụng được thể hiện thông qua việc tổ chức và điều hành
các hoạt động tín dụng một cách đúng đắn, phù hợp và có hiệu quả. Tín dụng
đóng vai trò đòn bẩy kinh tế, tham gia vào quá trình đầu tư vốn tăng năng lực sản
xuất cũng như góp phần tái cơ cấu và phân phối lại các nguồn tài chính trong

nông nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vai trò của tín dụng đối
với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có thể tập trung vào những điểm
(Mai Văn Xuân, 2010):
- Hoạt động tín dụng góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung
vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế ở nông thôn. Giúp
hộ có khả năng giải quyết được khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
- Góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài
nguyên thiên nhiên. Nếu có chính sách đầu tư tín dụng hợp lý ở nông thôn, thì
chắc chắn những khả năng tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử dụng sẽ được
động viên khai thác triệt để và phát huy hiệu quả.
- Góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của hộ, đồng thời tạo tâm lý tiết
kiệm tiêu dùng. Trong điều kiện hiện nay, đời sống ở nông thôn dần được cải
thiện, nhu cầu vay vốn của hộ ngày càng tăng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư của ngân hàng không những tham gia vào
quá trình sản xuất bằng hình thức bổ sung vốn lưu động, mà còn là vốn đầu tư
trung và dài hạn nhằm mở rộng qui mô sản xuất của hộ.
- Góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, đảm bảo hiệu quả
xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân. Từ năm 1990 về
trước khi chưa có chính sách cho nông dân vay vốn, các hộ nông dân phải tự đi
15


×