Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh tiền giang (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.18 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN QUỐC NGHI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO
SẢN PHẨM KHÓM GÓP PHẦN CẢI THIỆN THU NHẬP
CHO NÔNG HỘ NGHÈO Ở TỈNH TIỀN GIANG

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 62 62 01 15

Cần Thơ, 11-2015


Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Cần Thơ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Nam

Phản biện 1: ..........................................................................................................
Phản biện 2: ..........................................................................................................

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm luận án cấp trƣờng tại:
................................................................................................................................
vào lúc ....... giờ ........ ngày ......... tháng ........ năm ..........

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Trung tâm học liệu – Trƣờng Đại học Cần Thơ
- Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu này thể hiện tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao dựa trên
những cơ sở sau: (i) Tiền Giang sở hữu vùng nguyên liệu khóm lớn nhất cả nƣớc với
hơn 15.000 ha (Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2014) và cây khóm đƣợc xem là “Cây
xoá đói giảm nghèo” của tỉnh Tiền Giang, (ii) Tiềm năng thị trƣờng của ngành hàng
khóm ngày càng lớn, đặc biệt là các thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc (FAO,
2013), (iii) Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền
Giang còn rất “mờ nhạt”, (iv) Giá trị gia tăng (GTGT) sản phẩm khóm còn nhiều
điểm “bỏ ngõ”, chƣa đƣợc nghiên cứu và khai thác đúng mức, (v) Giá trị gia tăng
thuần (GTGTT) của hộ nghèo trồng khóm chƣa tƣơng xứng với sự đầu tƣ và tiềm ẩn
nhiều rủi ro, (vi) Chuỗi giá trị là cách tiếp cận hữu hiệu của các nhà quản lý, nhà
hoạch định chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nghèo. Nhƣ vậy, các bài toán
đặt ra cần phải giải quyết là: (1) Nâng cao lợi ích nhận đƣợc cho hộ nghèo sản xuất
khóm thông qua cải thiện GTGT sản phẩm khóm; (2) Nâng cao GTGT cho sản phẩm
khóm thông qua nâng cấp chuỗi giá trị. Vì thế, việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao
GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang
cần đƣợc xem là một chủ đề mang tính cấp thiết cao.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án nhằm phân tích hoạt động của các tác
nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang, phân tích GTGT và sự
phân phối GTGT giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời
phát hiện các điểm nghẽn cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế của
chuỗi, thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo trồng
khóm ở tỉnh Tiền Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của luận án cần đƣợc giải quyết nhƣ sau: (i) Phân tích thực
trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang, (ii) Phân

tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm, đồng thời phân
tích GTGT và sự phân phối GTGT giữa các nhân tác tham gia chuỗi giá trị sản phẩm
khóm, (ii) So sánh GTGT của các nhóm nông hộ sản xuất khóm (hộ nghèo, hộ không
nghèo) và tác động của phân phối GTGT đến thu nhập của các nhóm hộ sản xuất
khóm ở tỉnh Tiền Giang, (iv) Đề xuất các giải pháp nâng cao GTGT cho sản phẩm
khóm góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trong luận án này, các câu hỏi nghiên cứu cần tập trung giải quyết nhƣ sau: (1)
Thực trạng sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm khóm của nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền
Giang nhƣ thế nào? (2) Mỗi tác nhân tham gia chuỗi giá trị đã tạo ra GTGT cho sản
phẩm khóm nhƣ thế nào? (3) Sự phân phối GTGT giữa các tác nhân trong chuỗi giá
trị sản phẩm khóm nhƣ thế nào? (4) Để nâng cao GTGT sản phẩm khóm, đồng thời
nâng cao thu nhập cho nông hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang, những giải pháp, chính sách
nào cần thực thi?
1


1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là GTGT đƣợc tạo ra ở
từng tác nhân tham gia chuỗi giá trị khóm Tiền Giang, sự phân phối GTGT và GTGTT
của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. Đặc biệt, giải pháp nâng cao thu nhập cho
ngƣời nghèo thông qua nâng cao GTGT trong chuỗi giá trị khóm đƣợc chú trọng.
Phạm vi không gian: Vùng nguyên liệu khóm Tân Phƣớc (sản lƣợng khóm
chiếm trên 99% toàn tỉnh Tiền Giang). Không gian nghiên cứu của các tác nhân trong
chuỗi giá trị đƣợc mở rộng theo phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007).
Phạm vi thời gian: Tập trung vào vụ sản xuất khóm vừa kết thúc tại thời điểm
nghiên cứu, tức là vụ thu hoạch khóm gần nhất. Thời gian nghiên cứu theo từng tác
nhân sẽ đƣợc bố trí theo phƣơng pháp liên kết chuỗi giá trị.
Phạm vi nội dung: GTGT sản phẩm khóm chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố ngẫu
nhiên và nằm ngoài sự kiểm soát của nông hộ (thiên tai, dịch bệnh), các yếu tố này

không đề cập đến trong luận án. Do giới hạn về nguồn lực nên luận án không phân tích
chuỗi giá trị khóm xuất khẩu ở thị trƣờng tiêu dùng quốc tế. Bên cạnh đó, tại khâu chế
biến trong chuỗi giá trị, các nội dung liên quan đến phân tích giá trị phế thải sau khi
chế biến (võ khóm, vụn khóm) không đƣợc đề cập và phân tích trong luận án này.

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ VÌ NGƢỜI NGHÈO
Tăng trƣởng vì ngƣời nghèo là một trong những mục tiêu đƣợc nêu ra nhiều nhất
trong việc thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị (ADB, 2007; FAO, 2004). Tăng
trƣởng vì ngƣời nghèo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải làm cho ngƣời nghèo
tham gia trực tiếp vào sản xuất, vào tăng trƣởng kinh tế và không bị phụ thuộc vào
phúc lợi xã hội (FAO, 2004). Tổ chức Dịch vụ Hỗ trợ Chính sách Nông nghiệp của
FAO đã phát triển bản hƣớng dẫn phân tích chuỗi giá trị cho sự phát triển nông thôn
và ngƣời nghèo. Các phƣơng pháp bắt đầu với việc phân tích tổng thể của nền kinh tế
hay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất. Trên cơ sở thẩm định các yếu tố
tạo nên sự phân biệt giữa hộ nghèo và giàu trong chuỗi giá trị, sự phân ngành sản
xuất đƣợc xác định phù hợp với ngƣời nghèo. Cùng một mục đích phát triển vì ngƣời
nghèo, ngân hàng Phát triển Châu Á nghiên cứu xây dựng các mô đun thực hành
phân tích chuỗi giá trị với tựa đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo”
hay “Nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo” (ADB, 2007). Đây là cách tiếp
cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có
liên quan đến ngƣời nghèo. Theo ADB (2007), xuất phát điểm và định hƣớng phân
tích chuỗi giá trị của ADB là nâng cao hiệu quả thị trƣờng cho ngƣời nghèo.
2.2. NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM
Ứng dụng lý thuyết chuỗi giá trị GTZ (2007) kết hợp công cụ vì ngƣời nghèo
DFID, Lirne (2009) đã tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị khóm ở SriLanka. Nghiên
cứu cho thấy nông hộ sản xuất khóm với qui mô nhỏ và họ không có quyền đàm phán
trong mua bán. Nghiên cứu đã đề xuất thành lập HTX để tăng khả năng thƣơng lƣợng
và hỗ trợ nông hộ giảm thiểu các chi phí giao dịch. Nghiên cứu của Preeyanat (2013)
2



về sự cân bằng giữa cung và cầu trong chuỗi giá trị khóm đóng lon ở Thái Lan. Bên
cạnh ứng dụng các lý thuyết về chuỗi giá trị, Preeyanat (2013) còn sử dụng các mô
hình định lƣợng để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tiêu dùng khóm
đóng lon và các yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng khóm trong sản xuất. Kết quả cho
thấy nhu cầu khóm đóng lon cao hơn khóm tƣơi, đây là tiền đề phát triển công nghệ
chế biến khóm ở Thái Lan. Ứng dụng lý thuyết chuỗi giá trị của Gereffi (1994), Linda
(2011) nghiên cứu hiệu quả trồng khóm sinh học ở Ghana thông qua phân tích chuỗi
giá trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chi phí sản xuất khóm sinh học không lớn, nông
hộ sản xuất với qui nhỏ không bị rào cản bởi chi phí sản xuất và thu đƣợc lợi nhuận
cao. Hơn nữa, nông hộ trồng khóm sinh học có thể ký đƣợc các hợp đồng với các nhà
xuất khẩu khóm ở Ghana. Ngoài ra, nghiên cứu khẳng định sản xuất khóm theo tiêu
chuẩn an toàn mang lại lợi nhuận và giá bán tốt hơn sản xuất thông thƣờng.
2.3. NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG NÔNG SẢN
David et al (2000) đã chỉ ra 2 phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu GTGT nông sản.
Thứ nhất là đổi mới, phƣơng pháp này tập trung vào việc cải thiện các quy trình hiện
có, thủ tục, sản phẩm và dịch vụ. Gjerding et al (1997) cho rằng nhận thức của sự đổi
mới bị giới hạn bởi tính hữu dụng của nó trong kinh tế và quản lý. Nhìn chung, những
hoạt động đổi mới GTGT phát triển trên những trang trại hoặc phòng thí nghiệm nông
nghiệp là nguồn tăng trƣởng quốc gia thông qua những thay đổi trong các loại sản
phẩm hoặc công nghệ sản xuất (Kraybill và Johnson, 1997). Bên cạnh đó, phƣơng
pháp đổi mới công nghệ là một loại hình cụ thể của sự đổi mới. Thứ hai là phối hợp,
phƣơng pháp này tập trung vào sự sắp xếp giữa các nhà sản xuất và thị trƣờng nông
sản. Phối hợp theo chiều ngang liên quan đến việc tổng hợp, hợp nhất các cá nhân cùng
cấp của chuỗi giá trị. Phối hợp theo chiều dọc bao gồm ký kết hợp đồng, liên minh
chiến lƣợc, thỏa thuận cấp phép và quyền sở hữu duy nhất của thị trƣờng trong nhiều
giai đoạn khác nhau trong chuỗi giá trị (Peterson và Wysocki, 1997).
Stern et al (1996) đã chứng minh hiệu quả thị trƣờng bao gồm các yếu tố: sản
phẩm phù hợp liên quan đến thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, tỷ suất lợi nhuận trong mối

quan hệ giữa chi phí tiếp thị và lợi nhuận, giá mùa vụ và giá thống nhất giữa các thị
trƣờng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Usaid (2008) cũng đã chỉ ra các nhân tố
của hiệu quả thị trƣờng bao gồm: mức giá và sự ổn định, lợi nhuận ròng, lợi nhuận và
chi phí, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm. Lambert et al (1998) đã chỉ ra rằng có hai
cách để nâng cao GTGT, thứ nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất, qua đó mở rộng biên
độ giữa giá trị sản lƣợng và chi phí đầu vào trung gian, thứ hai là thay đổi hình thức,
chức năng, số lƣợng, các đặc tính sản phẩm để làm tăng chênh lệch giữa giá trị sản
lƣợng và chi phí đầu vào.
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thông qua lƣợc khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan
đến chuỗi giá trị nông sản, đặc biệt là các nghiên cứu chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo,
GTGT nông sản. Bảng 2.1 thể hiện nguồn tài liệu, nội dung kế thừa cho luận án và
một số khe hỏng đƣợc tìm thấy trong quá trình lƣợc khảo tài liệu.

3


Bảng 2.1: Đánh giá tổng quan tài liệu
Nguồn tài liệu

Nội dung kế
thừa

Viorel Leahu et al
(2011), Hualiang Lu
(2006), Trần Tiến
Khai (2011),
Nguyễn Phú Son
Kết hợp nghiên
(2012), Võ Thị

cứu dựa trên hai
Thanh Lộc (2014)
góc độ cả kinh tế
Fullbright
xã hội và vấn đề
Consultancy (2008), quản trị, nâng cấp
Mahesh Ghimiray
chuỗi giá trị.
(2007), Peniel Uliwa
(2010), Zuhui
Huang Zhejiang
(2009), Anita
msabeni (2010)

Xác định khe hỏng nghiên cứu

Các nghiên cứu tiếp cận theo lý thuyết chuỗi giá
trị của Kaplinsky & Morris (2001) và “Liên kết
chuỗi giá trị - ValueLinks” của GTZ (2007) đã
thành công khi đánh giá tác động của chuỗi giá trị
đến kinh tế xã hội địa phƣơng, GTGT sản phẩm
theo từng kênh thị trƣờng, khả năng tham gia
chuỗi giá trị của nông hộ. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này chƣa chứng minh đƣợc sự tác động của
chuỗi giá trị hay GTGT của sản phẩm nông nghiệp
đến thu nhập của nông hộ, chƣa làm rõ sự khác
biệt, chênh lệch về GTGT, sự phân phối GTGT
của các nhóm nông hộ trong chuỗi giá trị.

Hầu hết các nghiên cứu tập trung phân tích các tác

nhân tham gia chuỗi giá trị, GTGT sản phẩm qua
các tác nhân theo từng kênh thị trƣờng chính, một
Kết quả nghiên số nghiên cứu lại chia theo kênh nội địa và kênh
ADB (2007), Võ
cứu là nền tảng xuất khẩu. Hầu nhƣ rất ít nghiên cứu tập trung vào
Thị Thanh Lộc và
đề xuất chính
đối tƣợng nông hộ, đặc biệt là nông hộ nghèo để
ctg (2011), Công
sách thúc đẩy sự tìm hiểu GTGT, GTGTT đƣợc tạo ra từ các nhóm
Thắng và ctg
tham gia thị
nông hộ trong chuỗi giá trị, các yếu tố ảnh hƣởng
(2004)
trƣờng cho ngƣời đến GTGT và GTGTT của các nhóm nông hộ. Sự
nghèo
tác động của việc sử dụng nguồn lực đến hiệu quả
sản xuất của nông hộ trong chuỗi giá trị cũng là
nội dung “bỏ ngõ” của nhiều nghiên cứu về chuỗi
giá trị nông sản.
Không tiếp cận, phân tích chi tiết nguồn lực của
Nghiên cứu đặc nông hộ, khả năng sử dụng nguồn lực đầu vào của
Lirne (2009),
điểm của các tác nông hộ mà chỉ khai thác chuỗi giá trị từ nông hộ
Preeyanat
nhân tham gia
đến ngƣời tiêu dùng. Đây là nút thắt quan trọng
Eapsirimetee
chuỗi giá trị
nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam, vì chính

(2013), Linda
khóm, phân tích nông hộ là ngƣời tạo ra sản phẩm, là ngƣời luôn
Kleeman (2011)
các kênh thị
đầu tƣ nhiều công sức và tâm huyết nhƣng lại là
trƣờng chính
đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chuỗi
giá trị.
Nguyễn Văn Hòa
Hiểu sâu về đặc
(2011), Nguyễn
điểm kỹ thuật của Các nghiên cứu chủ yếu tập trung về mặt kỹ thuật
Trịnh Nhất Hằng
cây khóm và đề trong sản xuất khóm và các giải pháp nâng cao
(2013), Trần
xuất các giải
năng suất khóm, chƣa chú trọng đến tính hiệu quả
Thanh Trúc và ctg
pháp nâng cao
trong kinh tế và xã hội.
(2006)
hiệu quả kỹ thuật
David Coltrain et al Nâng cao GTGT Chƣa tập trung khai thác hiệu quả thị trƣờng của
(2000), Gjerding et
cho nông sản
nông hộ, cũng nhƣ xác định các nguyên nhân làm
al (1997), Peterson
thông qua nâng giảm giá trị nông sản ở thị trƣờng đầu ra. Đây là
4



và Wysocki (1997)
Quattri Maria
(2012), Lambert et
al (1998)

cao hiệu quả sản mấu chốt quan trọng cần khai thác ở thị trƣờng
xuất, qua đó mở nông sản Việt Nam.
rộng biên độ giữa
giá trị sản phẩm và
chi phí đầu vào.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.5. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU
2.5.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Luận án sử dụng cách tiếp cận “đầu vào” về hiệu quả sản xuất nông nghiệp của
Farrell (1957) và “đầu ra” về chuỗi giá trị của Kaplinsky & Morris (2001), phƣơng
pháp liên kết chuỗi giá trị của GTZ (2007) và nâng cao thị trƣờng cho ngƣời nghèo
(ADB, 2007).

Đo lƣờng hiệu quả
sản xuất nông
nghiệp của Farrell
(1957)

GTGT và thu nhập
của nông hộ nghèo
trồng khóm


Chuỗi giá trị của
Kaplinsky và Morris
(2000), phƣơng pháp
tiếp cận chuỗi giá trị
của GTZ (2007) và
công cụ hỗ trợ ngƣời
nghèo (M4P)

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 2.1: Cách tiếp cận nghiên cứu
2.5.2. Khung nghiên cứu
Dựa vào cách tiếp cận, kế thừa kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thông
qua đánh giá tổng quan tài liệu, để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, khung
nghiên cứu của luận án đƣợc đề xuất nhƣ sau:

Nguồn: Tác giả đề xuất

Hình 2.2: Khung nghiên cứu tổng quát
5


Với khung nghiên cứu đƣợc đề xuất, luận án tập trung phát hiện các điểm
nghẽn về hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào và điểm nghẽn về hiệu quả thị trƣờng.
Trong đó, điểm nghẽn về hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào đƣợc phát hiện thông
qua cách tiếp cận hiệu quả sản xuất theo Farrell (1957). Trong khi điểm nghẽn về
hiệu quả thị trƣờng đƣợc xác định thông qua cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky
và Morris (2001), GTZ (2007) và ADB (2007). Phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức) đối với chuỗi giá trị là rất cần thiết cho việc thiết lập các
chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm. Thông qua đó, phát huy GTGT sản

phẩm khóm, cải thiện thu nhập cho nông hộ nghèo tham gia chuỗi giá trị.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.1.1. Số liệu thứ cấp
Các thông tin về diện tích, sản lƣợng khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc thu thập từ
Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang (2014). Thông tin về tình hình sản xuất, diện tích, sản
lƣợng khóm của Việt Nam thu thập từ website của Trung tâm Tin học và Thống kê Thông tin An ninh Lƣơng thực ( Thông tin về tình hình sản
xuất khóm trên thế giới thu thập từ trang website thống kê của tổ chức FAO
( />3.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập theo 2 phƣơng pháp, đó là phỏng vấn nhanh có sự
tham gia (2 đợt PRA tại vùng nghiên cứu) và phỏng vấn trực tiếp từng tác nhân trong
chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang theo phƣơng pháp chọn mẫu phù hợp
(Nông hộ đƣợc chọn theo phƣơng pháp hạn ngạch có điều kiện; Các tác nhân còn lại
đƣợc chọn theo phƣơng pháp theo liên kết chuỗi của GTZ (2007)).
Bảng 3.1: Đối tƣợng khảo sát của luận án
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tác nhân trong chuỗi
Đại lý vật tƣ nông nghiệp
Cơ sở sản xuất giống

Hộ nghèo trồng khóm
Hộ không nghèo trồng khóm
Thƣơng lái
Vựa khóm
Nhà bán buôn
Công ty chế biến
Nhà bán lẻ
Nhà hỗ trợ chuỗi
Tổng cộng

Số quan sát
5
7
98
128
20
15
12
3
37
10
335

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014

3.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Phƣơng pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu
quả sản xuất khóm của hộ nghèo, từ đó xác định những điểm nghẽn trong việc sử dụng
nguồn lực đầu vào của hộ nghèo. Đồng thời, phƣơng pháp hồi qui tuyến tính đƣợc sử
dụng để xác định các yếu tố thuộc về nguồn lực nông hộ ảnh hƣởng đến hiệu quả sản

6


xuất khóm của nông hộ nghèo. Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị đƣợc sử dụng để phát
hoạt sơ đồ chuỗi giá trị, phân tích GTGT sản phẩm khóm và sự phân phối GTGT giữa
các tác nhân trong chuỗi giá trị. Phƣơng pháp phân tích độ nhạy đƣợc sử dụng để đánh
giá tác động của GTGT, sự phân phối GTGT đến thu nhập của nông hộ trồng khóm.
Phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT và tham vấn chuyên gia đƣợc sử dụng để làm
cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp
phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHÓM CỦA HỘ NGHÈO
4.1.1. Thực trạng sản xuất khóm của hộ nghèo
Giống khóm: Hộ nghèo sử dụng giống khóm Queen chiếm 88,78%, còn lại là
Cayen, Spanish và một số giống không rõ nguồn gốc. Nguồn gốc giống khóm mà hộ
nghèo đang canh tác rất đa dạng: 24,49% hộ nghèo sử dụng giống khóm tự có,
27,55% hộ nghèo mua giống từ các thƣơng lái nhƣng không rõ thông tin về giống
khóm, đồng thời có 23,47% hộ nghèo mua hoặc xin giống khóm từ hàng xóm,
26,53% hộ nghèo đƣợc chính quyền địa phƣơng hỗ trợ giống.
Thông tin về kỹ thuật sản xuất: Nguồn thông tin đƣợc hộ nghèo tiếp cận chủ yếu
từ cán bộ khuyến nông (chiếm 48,98%), kế đến là từ ngƣời quen ở địa phƣơng (chiếm
37,76%), kênh thông tin từ Hội Nông dân cũng khá quan trọng (chiếm 29,59%).
Vốn đầu tư sản xuất: Nông hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay chiếm 50%. Trong
các nguồn vay của hộ nghèo, ngân hàng Chính sách Xã hội là nguồn vay đƣợc ƣu tiên
(chiếm 52,27%), ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đƣợc 42,05% nông hộ tiếp cận.
Một số hộ nghèo tiếp cận vốn từ các hội đoàn thể, mƣợn ngƣời quen và vay tƣ nhân.
Diện tích canh tác: Theo kết quả khảo sát, diện tích canh tác khóm trung bình
của hộ nghèo là 9.083m2, trong đó diện tích đất thuê chiếm tỷ trọng đáng kể. Phần
đông hộ nghèo có diện tích trồng khóm dƣới 10.000 m2 (chiếm 61,23%).

4.1.2. Tình hình tiêu thụ khóm của nông hộ nghèo
Hình thức liên lạc với người mua: Theo kết quả khảo sát, hộ nghèo chủ động liên
lạc với ngƣời mua (chiếm 84,86%). Ngƣợc lại, ngƣời mua chủ động liên lạc với hộ
nghèo chỉ chiếm 13,13%. Hộ nghèo bán khóm thông qua môi giới rất ít (chiếm 1,10%).
Thị trường đầu ra của hộ nghèo: Phần lớn hộ nghèo bán khóm cho thƣơng lái
đƣờng dài (chiếm 75,52%). Doanh nghiệp cũng là tác nhân đầu ra quan trọng đối với
hộ nghèo (chiếm 15,70%). Ngoài ra, hộ nghèo còn bán khóm cho vựa khóm (chiếm
8,08%), bán lẻ hay thƣơng lái địa phƣơng.
Hình thức quyết định giá bán: Điều này thể hiện vị thế đàm phán của hộ nghèo
trên thị trƣờng. Hộ nghèo tự quyết định giá rất ít (chiếm 3,06%), phần lớn khóm đƣợc
bán theo giá thị trƣờng (chiếm 68,37%) và ngƣời mua quyết định (chiếm 28,57%).
4.1.3. Hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo
Dựa vào kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn
lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE) của hộ nghèo sản xuất khóm (bảng 4.1)
cho thấy, hộ nghèo sản xuất khóm đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật tƣơng đối cao, trong
khi hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình.
7


Bảng 4.1: Hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo
Giá trị hiệu quả
1,00
0,90 – 0,99
0,80 – 0,89
0,70 – 0,79
0,60 – 0,69
0,5 – 0,59
0,4 – 0,49
< 0,40
Trung bình (HQTƢ)

Độ lệch chuẩn

Hiệu quả kỹ thuật
19,39
7,14
14,29
22,45
20,41
13,27
3,06
0,00
0,769 (19)
0,161

Hiệu quả phân phối Hiệu quả chi phí
0,00
0,00
1,02
1,02
4,08
4,08
16,33
3,06
31,63
2,04
25,51
17,35
9,18
33,67
12,24

38,78
0,589 (0)
0,448 (0)
0,144
0,144

Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014
Ghi chú: (HQTƯs): số hộ đạt hiệu quả tối ưu;

Theo kết quả ƣớc lƣợng TE, AE và CE (bảng 4.1) cho thấy, hộ nghèo trồng
khóm đạt đƣợc hiệu quả sản xuất ở mức trung bình. Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình
của hộ nghèo là 0,769 với độ rộng khá lớn (0,479 - 1,000). Chỉ số này ngụ ý rằng, với
mức năng suất đã đạt đƣợc thì hộ nghèo chỉ cần sử dụng khoảng 76,9% lƣợng đầu
vào. Ngoài ra, kết quả cũng nói lên rằng hộ sản xuất khóm có TE nhỏ hơn 1 nên tiến
hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào để thực hành tiết kiệm và đạt hiệu quả về kỹ
thuật. Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ nghèo trồng khóm đạt đƣợc ở mức
trung bình (AE = 0,589), tập trung phần lớn trong khoảng từ 0,224 đến 0,952. Kết
quả cũng cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của hộ nghèo sản xuất khóm thấp và mức
độ phân tán lớn. Không có hộ nghèo nào đạt hiệu quả chi phí tối ƣu (CE=1). Kết quả
này chỉ ra rằng, tổng chi phí sản xuất khóm của hộ nghèo có thể giảm xuống 55,2%
nếu chỉ cần đạt mức năng suất khóm nhƣ hiện tại.
Với mức năng suất hiện tại, kết quả phân tích DEA (bảng 4.2) cho thấy đa số
các nhập lƣợng đầu vào của hộ nghèo có sự lãng phí tƣơng đối cao, đặc biệt là sự
lãng phí về giống, phân bón và công lao động gia đình.
Bảng 4.2: Lƣợng lãng phí các yếu tố đầu vào của hộ nghèo
Đầu vào
Giống (cây/1000 m )
Phân bón (kg/1000 m2)
Thuốc BVTV (lít/1000 m2)
Khí đá (kg/1000 m2)

Nhiên liệu (lít/1000 m2)
Lao động thuê (ngày/1000 m2)
Lao động gia đình (ngày/1000 m2)

Thực tế
2.847,56
87,80
78,43
0,57
2,65
2,00
12,32

2

Lãng phí
83,60
14,00
32,64
0,14
0,68
0,18
1,71

Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014

4.1.4. Ảnh hƣởng của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối nguồn lực của nông hộ nghèo trồng khóm
Trong nông nghiệp, các yếu tố liên quan đến nguồn lực sản xuất khá đa dạng và
chúng có thể tồn tại dƣới hình thái vật chất: đất đai, phƣơng tiện sản xuất, nguồn lực

lao động (Marsh, 2007). Việc tận dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất sẽ mang lại hiệu
quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nguồn nhân lực hay nguồn lực lao động
8


đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nguồn lực về con ngƣời đƣợc thể hiện không
chỉ bằng số lƣợng mà còn bằng chất lƣợng sức lao động đƣợc sử dụng vào nông
nghiệp. Chất lƣợng lao động gồm cả những yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, trình độ học vấn đƣợc xem là vấn đề then chốt trong sự phát triển, trình
độ học vấn cao giúp cho nông hộ tăng cƣờng khả năng nắm bắt thông tin, dễ dàng ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, điều đó
giúp nông dân canh tác nông nghiệp có hiệu quả hơn (Huffma, 1977; Foster và
Rosenzweig, 1996: Yang, 2004). Ngoài ra, trong lĩnh vực trồng trọt, đất đai là tƣ liệu
sản xuất chủ yếu và không thể thay thế đƣợc, quy mô đất đai nhiều hay ít cũng là yếu
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ (Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng,
2004). Dựa trên các thông tin liên quan vừa đƣợc lƣợc khảo, theo đó mô hình hồi quy
đánh giá tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
nguồn lực của nông hộ trồng khóm đƣợc thiết lập nhƣ sau:
TE = β0 + β1KINHNGHIEM + β2TRINHDO + β3TIEPCANKT + β4VONTUCO + β5DIENTICH
AE = B0 + β1KINHNGHIEM + β2TRINHDO + β3TIEPCANKT + β4VONTUCO +β5DIENTICH

Trong đó: β0 là hệ số gốc (hằng số); βi là hệ số tác động của các biến độc lập
đối với biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc được đo lường bằng hiệu quả kỹ thuật (TE)
hoặc hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) của nông hộ sản xuất khóm.
Theo kết quả phân tích (bảng 4.3), các kiểm định của mô hình hồi quy đều
đƣợc đảm bảo: Mô hình có ý nghĩa thống kê (Sig.F = 0,000), độ phóng đại phƣơng
sai (VIF) của các biến trong các mô hình đều nhỏ hơn nhiều so với 10 cho thấy các
biến đƣa vào mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).
Đồng thời, kết quả kiểm định Heteroskedasticity (IM-test) chứng tỏ hiện tƣợng
phƣơng sai sai số thay đổi trong các mô hình là không đáng kể.

Bảng 4.3: Tác động của nguồn lực sản xuất đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối nguồn lực của hộ nghèo trồng khóm
Nguồn lực sản xuất
của hộ nghèo
Kinh nghiệm sản xuất
Trình độ học vấn
Tiếp cận TBKT
Tỷ lệ vốn tự có
Diện tích canh tác
Hằng số
Sig.F của mô hình
Hệ số R2 (%)
IM-test

Tác động của nguồn lực
sản xuất đến TE
Hệ số tác
Mức ý
Hệ số
động
nghĩa
VIF
0,002
0,072
1,08
0,015
0,000
1,06
0,046
0,000

1,01
-0,020
0,183
1,03
0,000
0,659
1,12
0,733
0,000
0,000
22,00
0,35

Tác động của nguồn lực
sản xuất đến AE
Hệ số tác Mức ý Hệ số
động
nghĩa
VIF
0,001
0,206
1,05
0,007
0,000
1,06
0,017
0,000
1,04
0,058
0,000

1,09
-0,000
0,000
1,03
0,434
0,000
0,000
6,56
0,13

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Dựa vào kết quả phân tích (bảng 4.3) cho thấy, yếu tố trình độ học vấn và mức
độ tiếp cận TBKT tác động tích cực đến TE và AE trong hoạt động canh tác khóm
của hộ nghèo. Khi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hộ nghèo đƣợc tiếp cận các
phƣơng pháp canh tác mới, chú trọng chất lƣợng, tăng năng suất, sử dụng tiết kiệm
các yếu tố đầu vào sao cho phù hợp với nguồn lực sản xuất hiện có. Kết quả phân tích
9


chứng minh rằng, nếu hộ nghèo đƣợc tiếp cận càng nhiều với công tác khuyến nông,
các chƣơng trình tập huấn kỹ thuật thì TE, AE của hộ nghèo sẽ đƣợc nâng cao. Điều
này cho thấy vai trò quan trọng của việc tiếp cận các thông tin TBKT trong việc nâng
cao TE, AE và cải thiện năng suất sản xuất khóm của hộ nghèo. Song song đó, kết
quả còn khẳng định vai trò của trình độ học vấn ảnh hƣởng tích cực đến TE, AE của
hộ nghèo trồng khóm. Đối với hộ nghèo, nếu nhƣ trình độ học vấn của ngƣời sản xuất
chính càng cao thì TE, AE sẽ càng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Yang (2004), Huffman (1977), Foster và Rosenzweig (1996). Đây là yếu tố quan
trọng cần lƣu ý nếu muốn xây dựng ngành sản xuất khóm tiên tiến trong chiến lƣợc
phát triển vùng chuyên canh khóm của tỉnh Tiền Giang. Bên cạnh đó, nguồn vốn sản

xuất tự tích lũy cũng tác động tích cực đến AE của hộ nghèo trồng khóm. Điều này
có thể đƣợc lý giải rằng, nếu nhƣ hộ nghèo tự chủ về vốn đầu tƣ của mình càng nhiều
(ít sử dụng vốn vay), nông hộ sẽ ít chịu áp lực về tài chính trong sản xuất và có vị thế
đàm phán trong quá trình mua các yếu tố đầu vào. Thực tế khảo sát chỉ ra rằng,
những hộ nghèo hạn chế về điều kiện tài chính sẽ chịu thiệt thòi trong quá trình mua
các yếu tố đầu vào. Sự kém chất lƣợng của phân bón, thuốc BVTV trong trƣờng hợp
này có ảnh hƣởng không nhỏ đến AE của hộ nghèo trồng khóm. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn cho thấy, diện tích sản xuất tác động nghịch đối với AE của hộ nghèo.
Trong điều kiện trình độ canh tác không thay đổi thì hộ nghèo khó có thể “quản lý” tốt
đồng ruộng khi mở rộng qui mô sản xuất, việc phân bổ các yếu tố nhập lƣợng sẽ khó
tránh khỏi sự lãng phí đáng kể (phân bón, thuốc BVTV, công lao động).
4.2. CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM KHÓM Ở TỈNH TIỀN GIANG
4.2.1. Mô tả chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang
Các kênh thị trƣờng của sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang
đƣợc tổng hợp từ các chuỗi giá trị cụ thể của từng tác nhân tham gia thị trƣờng. Dựa
trên tỷ trọng phân phối sản phẩm đến các đối tƣợng đầu ra của từng tác nhân, tỷ lệ lƣu
lƣợng sản phẩm tƣơng ứng sẽ đƣợc thể hiện lên sơ đồ chuỗi giá trị, đảm bảo tỷ lệ ở tác
nhân đầu vào của chuỗi (nông hộ) và đầu ra của chuỗi (ngƣời tiêu dùng) đều bằng
100% sản lƣợng của toàn chuỗi.
Bảng 4.4: Phân phối sản lƣợng khóm qua các tác nhân trong chuỗi giá trị
Phân phối sản phẩm đầu ra
Tác nhân (A)

Nông hộ
(100%)

Thƣơng lái
địa phƣơng
Vựa


Đối tƣợng bán sản phẩm
đầu ra của A

Vựa khóm
Thƣơng lái địa phƣơng
Thƣơng lái đƣờng dài
Doanh nghiệp
Bán lẻ
Tổng cộng
Vựa khóm
Thƣơng lái đƣờng dài
Bán lẻ
Tổng cộng
Bán buôn cấp 1
Bán lẻ

Tỷ trọng sản lƣợng
phân phối đến các
đối tƣợng (%) (*)

10,95
0,11
71,44
17,22
0,28
100,00
27,27
63,64
9,09
100,00

99,00
1,00
10

Tỷ lệ tƣơng ứng
trong chuỗi giá trị
(%) (**)

10,95
0,11
71,44
17,22
0,28
100,00
0,03
0,07
0,01
0,11
10,87
0,11


Tổng cộng
Bán buôn cấp 2
Bán lẻ
Thƣơng lái
đƣờng dài
Doanh nghiệp
Tổng cộng
Bán buôn cấp 2

Bán buôn cấp 1 Bán lẻ
Tổng cộng
Bán lẻ
Bán buôn cấp 2 Ngƣời tiêu dùng nội địa
Tổng cộng
Ngƣời tiêu dùng châu Âu
1
Doanh nghiệp Ngƣời tiêu dùng châu Á
Tổng cộng
Bán lẻ
Ngƣời tiêu dùng nội địa
Tổng tiêu dùng nội địa
Ngƣời tiêu
dùng (100%) Tổng tiêu dùng xuất khẩu

100,00
65,56
11,49
13,14
100,00
82,98
17,02
100,00
90,00
10,00
100,00
80,00
20,00
100,00
100,00

71,29
28,71

10,89
46,88
13,14
11,49
70,51
59,23
1,85
61,08
50,23
5,67
55,90
22,97
5,74
28,71
65,62
100,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014
Ghi chú: * Tỷ trọng sản lượng phân phối đầu ra được tính dựa trên công thức sau:
Sản lượng bán ra cho tác nhân thứ i
% phân phối của tác nhân A cho tác nhân đầu ra thứ i =
x 100%
Tổng sản lượng đầu vào của tác nhân A
** Tỷ lệ tương ứng trong chuỗi giá trị là tỷ lệ (%) lưu lượng khóm được tiêu thụ qua các tác nhân được tính toán dựa
trên tổng tỷ lệ khóm đầu vào từ các tác nhân trước (trừ nông hộ) có trọng số là tỷ trọng sản phẩm bán ra của từng tác
nhân. Ví dụ:
27,27 x0,11

% lưu lượng khóm thương lái địa phương bán cho vựa =
100
Đầu vào

Sản xuất

Chế biến

Thu gom

0,11%

10,95%

Vựa khóm

5,67%
Bán
buôn
cấp 1

0,11%

9,02%
Bán
buôn
cấp 2

46,88%
Thƣơng lái

địa phƣơng

Nông hộ

71,44%

50,23%

65,62%

Ngƣời tiêu
dùng
nội địa

Bán lẻ
0,01%

0,07%

Đại lý
VTNN

Tiêu dùng

1,85%
10,87%

0,03%

Thị trƣờng

lao động (lao
động thuê)

Thƣơng mại

13,14%

Thƣơng lái
đƣờng dài

Doanh
nghiệp

11,49%

Cơ sở sản
xuất cây
giống

17,22%

28,71%

0,28%

Ngƣời tiêu
dùng EU,
Hàn Quốc,
Nhật Bản,..


HTX QUYẾT THẮNG
TRUNG TÂM XÚC TIẾN
ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI

HỆ THỐNG KHUYẾN NÔNG,
CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ,
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM

CÁC TỔ CHÚC TÍN DỤNG (NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT)

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014
Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang
Đối với tác nhân doanh nghiệp chế biến, sản lƣợng tiêu thụ của tác nhân này đã đƣợc quy đổi về sản lƣợng khóm tƣơi với tỷ lệ quy đổi bình quân của các sản phẩm là: 1
tấn thành phẩm = 4,26 tấn khóm tƣơi
1

11


4.2.2. Các kênh thị trƣờng chính trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Nhìn chung, chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc vận hành qua
nhiều kênh thị trƣờng. Tuy nhiên, chỉ có 5 kênh thị trƣờng chính vận chuyển khối
lƣợng lớn sản phẩm và tạo ra GTGT cao cho toàn chuỗi. Các kênh còn lại chủ yếu là
các kênh trung gian hoặc có lƣu lƣợng sản phẩm đi qua rất ít. Trong 5 kênh thị trƣờng
chính, kênh 1, kênh 2 và kênh 3 có vai trò quan trọng, tiêu thụ khối lƣợng lớn sản
lƣợng khóm tƣơi ở thị trƣờng nội địa. Trong khi, kênh 4 và kênh 5 là kênh tạo ra các
sản phẩm khóm chế biến và xuất khẩu.
Kênh 1 (Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ =>

Người tiêu dùng nội địa). Kênh 1 tiêu thụ phần lớn sản phẩm khóm của toàn chuỗi.
Phần lớn nông hộ bán khóm cho thƣơng lái đƣờng dài (chiếm 71,44%). Sau đó,
thƣơng lái đƣờng dài vận chuyển khóm đến các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh
(chợ Hóc Môn, chợ Bình Điền,…). Tại đây, khóm đƣợc thƣơng lái đƣờng dài phân
phối cho bán buôn cấp 2 (chiếm 46,88%) đến từ các quận, huyện trong TP. Hồ Chí
Minh hoặc đến từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Bán buôn cấp 2 tiếp tục phân phối
sản phẩm đến các đối tƣợng bán lẻ tại các chợ vệ tinh xung quanh.
Kênh 2 (Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán lẻ => Người tiêu dùng nội
địa). Sau khi thu hoạch, phần lớn sản lƣợng khóm của nông hộ đƣợc bán cho thƣơng
lái đƣờng dài (chiếm 71,44%). Ngoài phần sản lƣợng thƣơng lái bán cho bán buôn cấp
2 thì thƣơng lái đƣờng dài còn bán khóm trực tiếp cho ngƣời bán lẻ (chủ yếu là bán lẻ
tại TP. Hồ Chí Minh). Lƣợng khóm mà thƣơng lái đƣờng dài bán trực tiếp cho ngƣời
bán lẻ chiếm 13,14% tổng sản lƣợng chuỗi. Ngƣời bán lẻ sau đó sẽ phân phối khóm
đến tay ngƣời tiêu dùng (tại chợ, các điểm bán ven đƣờng, xe đẩy).
Kênh 3 (Nông hộ => Vựa khóm => Bán buôn cấp 1 => Bán buôn cấp 2 =>
Bán lẻ => Người tiêu dùng nội địa). Qua khảo sát thực tế, khoảng 10,95% sản lƣợng
khóm của nông hộ đƣợc bán cho các vựa khóm. Các vựa này tập trung tại một số xã
của huyện Tân Phƣớc (xã Hƣng Thạnh, Mỹ Phƣớc, Tân Lập 2). Chủ vựa mua khóm tại
ruộng của nông hộ hoặc nông hộ cũng có thể mang khóm đến vựa. Các vựa khóm đƣợc
xây dựng gần sông hay các con đƣờng lớn để thuận tiện cho các phƣơng tiện vận tải
lớn (xe tải, ghe). Sau đó, khóm đƣợc vựa phân phối cho bán buôn cấp 1 (chiếm
10,87%) để hƣởng chênh lệch giá. Bán buôn cấp 1 có phƣơng tiện vận chuyển có tải
trọng lớn, đến mua khóm tại vựa khóm. Sau đó, họ bán khóm cho bán buôn cấp 2
(chiếm 9,02%) tại cơ sở kinh doanh, bán buôn cấp 2 tiếp tục phân phối cho bán lẻ.
Kênh 4 (Nông hộ => Thương lái đường dài => Doanh nghiệp => Xuất khẩu).
Tƣơng tự nhƣ kênh 1 và kênh 2, thƣơng lái thu mua khóm với sản lƣợng lớn từ nông
hộ. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn ở kênh 4 là phẩm cấp sản phẩm khóm ở kênh này
thấp hơn. Tức là sau khi thu mua khóm của nông hộ, các thƣơng lái sẽ phân loại khóm
thành nhiều phẩm cấp khác nhau. Nếu nhƣ phần lớn khóm loại 1 đƣợc thƣơng lái vận
chuyển đến các chợ đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh thì các sản phẩm khóm loại 2 và loại

3 đƣợc thƣơng lái chuyển đến các nhà máy chế biến để tiêu thụ (chiếm 11,49%). Đôi
khi việc “mua xô” những ruộng khóm có phẩm cấp không tốt cũng đƣợc thƣơng lái lựa
chọn với đầu ra của họ là các doanh nghiệp chế biến để hƣởng chênh lệch giá.
Kênh 5 (Nông hộ => Doanh nghiệp => Xuất khẩu). Nông hộ ngoài việc bán
khóm cho vựa khóm, thƣơng lái còn bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến. Sản
lƣợng khóm mà nông hộ bán cho doanh nghiệp chế biến chiếm khoảng 17,22% tổng
sản lƣợng của toàn chuỗi. Khi bán khóm cho doanh nghiệp, nông hộ có thể bán khóm
12


với nhiều phẩm cấp khác nhau (vì nhà máy không kén chọn kích cỡ trái). Sau khi thu
mua, doanh nghiệp sẽ chế biến các sản phẩm khóm (đóng hộp, đông lạnh, cô đặc) xuất
khẩu sang các thị trƣờng nhƣ EU, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
4.2.3. Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các nhân tác trong các kênh thị
trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Trong các kênh thị trƣờng chính của sản phẩm khóm, mỗi tác nhân sẽ tạo ra
GTGT và nhận lại GTGTT khác nhau. Bảng 4.5 thể hiện GTGT và GTGTT của các tác
nhân trong các kênh thị trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm.
Bảng 4.5: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của các tác nhân trong các kênh thị
trƣờng chính của chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đơn vị tính: đồng/kg
Nông hộ
Vựa
Thƣơng Bán buôn Bán buôn
Doanh
Bán lẻ
Khoản mục
khóm
lái
cấp 1

cấp 2
nghiệp
Kênh 1: Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => NTD nội địa
GB (1)
5.130,93
6.952,62
9.589,33
11.632,28
CPTG (2)
630,97
5.130,93
6.952,62
9.589,33
(3)
GTGT
4.499,96
1.821,69
2.636,71
2.042,95
CPTT (4)
1.419,25
548,36
585,07
325,74
(5)
GTGTT
3.080,71
1.273,33
2.051,64
1.717,21

% GTGTT (6)
37,93
15,68
25,26
21,14
Kênh 2: Nông hộ => Thương lái đường dài => Bán lẻ => NTD nội địa
GB (1)
5.130,93
6.677,70
9.238,80
(2)
CPTG
630,97
5.130,93
6.677,70
GTGT (3)
4.499,96
1.546,77
2.561,10
(4)
CPTT
1.419,25
548,36
665,74
GTGTT (5)
3.080,71
998,41
1.895,36
% GTGTT (6)
51,56

16,71
31,72
Kênh 3: Nông hộ => Vựa khóm => Bán buôn cấp 1 => Bán buôn cấp 2 => Bán lẻ => NTD nội địa
GB (1)
5.306,87 6.040,17
6.945,76
9.589,33
11.632,28
CPTG (2)
630,97 5.306,87
6.040,17
6.945,76
9.589,33
(3)
GTGT
4.675,90
733,30
905,59
2.643,57
2.042,95
CPTT (4)
1.419,25
359,56
464,14
685,07
325,74
(5)
GTGTT
3.256,65
373,74

441,45
1.958,50
1.717,21
% GTGTT (6)
42,03
4,82
5,70
25,28
22,16
Kênh 4: Nông hộ => Thương lái đường dài => Doanh nghiệp => Xuất khẩu (Người tiêu dùng) (*)
GB (1)
5.130,93
5.530,00
9.344,25
(2)
CPTG
630,97
5.130,93
7.676,69(**)
GTGT (3)
4.499,96
399,07
1.667,56
(4)
CPTT
1.419,25
267,02
1.325,83
GTGTT (5)
3.080,71

132,05
341,73
% GTGTT (6)
86,67
3,72
9,61
Kênh 5: Nông hộ => Doanh nghiệp => Xuất khẩu (Người tiêu dùng) (*)
GB (1)
5.050,00
9.344,25
CPTG (2)
630,97
7.196,69(**)
GTGT (3)
4.419,03
2.147,56
CPTT (4)
1.419,25
1.625,83
(5)
GTGTT
2.999,78
521,73
% GTGTT (6)
85,18
14,82
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Ghi chú: (3) = (1) – (2); (5) = (3) – (4); (6) =(5)/𝛴𝐺𝑇𝐺𝑇𝑇
(*) Kênh thị trường tiêu thụ khóm phẩm cấp thấp hơn các kênh còn lại.
(**) Bao gồm chi phí nguyên liệu (giá mua khóm) và phụ gia để chế biến các sản phẩm khóm


13


Nông hộ: Nông hộ là tác nhân giữ vai trò sản xuất, tạo ra GTGT đầu tiên cho sản
phẩm khóm trong chuỗi giá trị. GTGT nông hộ tạo ra ở các kênh thị trƣờng khá cao,
dao động từ 4.419,03 đến 4.675,90 đồng/kg. Kênh 3 (bán cho vựa khóm) là kênh mà
nông hộ tạo ra GTGT cao nhất, theo đó, GTGTT nông hộ nhận đƣợc ở kênh này cũng
cao nhất, 3.256,65 đồng/kg khóm. Ở kênh 4 và kênh 5, nông hộ tạo ra GTGT và nhận
đƣợc GTGTT thấp hơn các kênh 1, 2, 3 do loại khóm đi vào 2 kênh này đa số là khóm
phẩm cấp thấp phù hợp với nhu cầu chế biến của doanh nghiệp. Khi xem xét tỷ lệ phân
phối GTGTT ở các kênh thị trƣờng, nông hộ luôn là tác nhân nhận đƣợc sự phân phối
GTGTT cao nhất, dao động từ 34,35% đến 86,67%.
Vựa khóm: Vựa khóm là một trong những tác nhân trung gian trung chuyển sản
lƣợng khóm khá lớn của toàn chuỗi. Ở kênh 3, tác nhân vựa khóm tạo ra GTGT là
733,3 đồng/kg và nhận về 373,74 đồng/kg GTGTT, tƣơng ứng tỷ lệ phân phối
GTGTT của vựa khóm là 4,82%. Sở dĩ GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT của vựa
khóm khá thấp là do đặc thù hoạt động của vựa khóm chỉ mang tính trung chuyển sản
phẩm để hƣởng chênh lệch giá ngay tại thời điểm mua và bán.
Thương lái đường dài: Là tác nhân có mặt ở hầu hết các kênh của chuỗi giá trị,
thƣơng lái đƣờng dài là tác nhân đƣa khóm đến nhiều thị trƣờng và phân phối cho
nhiều tác nhân tiếp theo trong chuỗi giá trị. Độ rộng GTGT mà thƣơng lái đƣờng dài
tạo ra ở các kênh là 399,07 - 1.821,69 đồng/kg khóm; tƣơng ứng với GTGTT thƣơng
lái nhận về là từ 132,05 - 1.273,33 đồng/kg khóm. Nếu tính trên đơn vị sản phẩm, kênh
1 là kênh thƣơng lái đƣờng dài tạo ra GTGT cao nhất và nhận về GTGTT nhiều nhất.
Tƣơng tự nông hộ, do kênh 4 là kênh tiêu thụ sản phẩm khóm cấp thấp nên đây cũng là
kênh tạo ra GTGT thấp nhất đối với thƣơng lái đƣờng dài. Tỷ lệ phân phối GTGTT ở
kênh 1 và kênh 2 của thƣơng lái đƣờng dài khoảng 16%. Trong khi ở kênh 4, thƣơng
lái đƣờng dài chỉ nhận đƣợc sự phân phối GTGTT là 3,72%
Bán buôn cấp 1: Là tác nhân thƣơng mại đóng vai trò khá quan trọng trong

kênh 3, bán buôn cấp 1 thu mua khóm từ vựa và phân phối khóm cho bán buôn cấp 2.
Ở kênh này, bán buôn cấp 1 tạo ra GTGT là 905,59 đồng/kg khóm và nhận về
GTGTT là 441,46 đồng/kg. Tƣơng ứng, tỷ lệ phân phối GTGTT của bán buôn cấp 1
nhận đƣợc ở kênh này là 5,7%.
Bán buôn cấp 2: Là tác nhân tiếp theo của thƣơng lái đƣờng dài và bán buôn
cấp 1, bán buôn cấp 2 cũng là tác nhân thƣơng mại đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động phân phối khóm đến nhiều thị trƣờng nội địa. Ở kênh 1 và kênh 3, GTGT đƣợc
bán buôn cấp 2 tạo ra lần lƣợt là 2.636,71 đồng/kg và 2.643,57 đồng/kg, đồng thời
nhận đƣợc GTGTT là 2.051,64 đồng/kg và 1.958,50 đồng/kg. Khi xem xét tỷ lệ phân
phối GTGTT ở các kênh thị trƣờng, bán buôn cấp 2 luôn là tác nhân nhận đƣợc sự
phân phối GTGTT cao (chỉ sau nông hộ sản xuất khóm), tƣơng đƣơng 25%.
Doanh nghiệp chế biến: Ở kênh 4 và kênh 5, doanh nghiệp là tác nhân góp phần
tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm khóm thông qua hoạt động chế biến và xuất khẩu. Ở
kênh 4, GTGT doanh nghiệp tạo ra trên đơn vị sản phẩm là 1.667,56 đồng/kg và nhận
về GTGTT là 341,73 đồng/kg, tỷ lệ phân phối GTGTT của doanh nghiệp ở kênh này là
9,61%. Trong khi ở kênh 5, doanh nghiệp tạo ra GTGT là 2.147,56 đồng/kg khóm và
nhận về GTGTT là 521,73 đồng/kg khóm, tƣơng ứng tỷ lệ phân phối GTGTT của
14


doanh nghiệp nhận đƣợc là 14,82%. Nhƣ vậy, việc thu mua khóm trực tiếp từ nông hộ
giúp doanh nghiệp tạo ra GTGT và nhận về GTGTT tốt hơn.
Bán lẻ: Ở thị trƣờng nội địa, bán lẻ là tác nhân đƣa sản phẩm khóm tƣơi đến với
ngƣời tiêu dùng. Ở các kênh thị trƣờng, GTGT đƣợc tác nhân bán lẻ tạo ra dao động từ
2.042,95 - 2.561,10 đồng/kg và nhận về GTGTT tƣơng ứng từ 1.717,21 - 1.895,36
đồng/kg khóm. Trong đó, kênh 2 là kênh thị trƣờng mà bán lẻ tạo ra GTGT cao nhất và
nhận về GTGTT nhiều nhất. Tƣơng ứng, tỷ lệ phân phối GTGTT của bán lẻ ở kênh 2
cũng cao nhất, với giá trị là 31,72%. Điều này cho thấy rằng, nếu giảm bớt trung gian
thƣơng mại, bán lẻ sẽ tăng lợi nhuận và cải thiện tỷ lệ phân phối lợi nhuận.
4.2.4. Giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo

và hộ không nghèo trong các kênh thị trƣờng chính
Trong từng kênh thị trƣờng của chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang,
hộ nghèo và hộ không nghèo sẽ nhận đƣợc GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT khác
nhau. Sự chênh lệch về GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT giữa 2 nhóm hộ đƣợc thể
hiện trong bảng 4.6 dƣới đây.
Bảng 4.6: Giá trị gia tăng thuần và sự phân phối giá trị gia tăng thuần của hộ nghèo
và hộ không nghèo trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đơn vị tính: đồng/kg

Kênh thị
trƣờng chính
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
Kênh 4
Kênh 5

GTGT
(đồng)
4.233,75
4.233,75
4.170,89
4.300,40
4.219,38

Hộ nghèo
GTGTT Tỷ lệ phân
(đồng)
phối (%)
2.582,36

32,04
2.582,36
29,70
2.519,50
32,37
2.649,01
80,73
2.567,99
79,06

Hộ không nghèo
GTGT GTGTT Tỷ lệ phân
(đồng)
(đồng)
phối (%)
4.732,49 3.490,96
40,87
4.732,49 3.490,96
38,04
4.832,29 3.590,76
43,34
4.689,88 3.448,35
84,05
4.609,03 3.367,50
89,26

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014

Ở kênh 1 và kênh 2, hộ nghèo bán khóm cho thƣơng lái đƣờng dài thì lợi nhuận
của hộ nghèo nhận đƣợc là 2.582,36 đồng/kg. Mặc dù GTGTT của hộ nghèo nhận

đƣợc là nhƣ nhau khi bán cho thƣơng lái đƣờng dài ở kênh 1 và kênh 2 nhƣng tỷ lệ
phân phối GTGTT nhận đƣợc của hộ nghèo có sự chênh lệch giữa kênh thị trƣờng 1
(32,04%) và kênh thị trƣờng 2 (29,7%). GTGTT của hộ nghèo trong kênh 3 khi bán
cho vựa khóm là 2.519,5 đồng/kg, giá trị này lại thấp hơn so với kênh 1 và kênh 2,
nhƣng tỷ lệ phân phối GTGTT của kênh này lại cao hơn cả kênh 1 và kênh 2, tỷ lệ này
là 32,37%. Ở kênh thị trƣờng 4 và 5 (kênh thị trƣờng xuất khẩu), GTGTT của hộ nghèo
nhận đƣợc tƣơng đƣơng với kênh 1, 2 và 3, tuy nhiên tỷ lệ phân phối GTGTT hộ nghèo
nhận đƣợc là cao nhất (từ 79,06% đến 80,73%). Nhƣ vậy, GTGTT của kênh thị trƣờng
xuất khẩu đƣợc cải thiện thì hộ nghèo sẽ nhận đƣợc sự phân phối GTGTT càng nhiều.
Nếu so sánh GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT giữa các kênh thị trƣờng thì hộ không
nghèo luôn có GTGTT và tỷ lệ phân phối GTGTT cao hơn nhiều so với hộ nghèo.
Mức chênh lệch về GTGTT giữa hộ không nghèo cao hơn hộ nghèo khoảng 1.000
đồng/kg và tỷ lệ phân phối GTGTT tƣơng đƣơng 10% ở hầu hết các kênh thị trƣờng.
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt về GTGT và GTGTT trong hoạt động sản
xuất khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo là do: (i) Đầu vào: Do hạn chế về điều
kiện tài lực nên hộ nghèo lựa chọn các yếu tố đầu vào kém chất lƣợng, đồng thời do
cạnh tác theo thói quen chƣa chú trọng đến phƣơng thức sản xuất khoa học nên gây
15


lãng phí các yếu tố đầu vào, dẫn đến năng suất thấp. (ii) Đầu ra: Điều kiện về vị trí
canh tác kém thuận lợi so với hộ không nghèo, khả năng quyết định trong đàm phán
thấp nên hộ nghèo bán sản phẩm với giá không cao. Các nguyên nhân này đã làm cho
hộ nghèo tạo đƣợc GTGT và nhận đƣợc GTGTT luôn thấp hơn hộ không nghèo.
4.2.5. Giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng của các nhân tác trong
chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Dựa vào bảng 4.7 cho thấy, nông hộ là tác nhân tạo ra GTGT cao nhất với
4.515,67 đồng/kg, tƣơng ứng 30,78% toàn chuỗi. Nhờ hoạt động phân loại, bán buôn
cấp 2 là tác nhân tạo ra GTGT cao thứ hai trong chuỗi với giá trị, với 2.641,70
đồng/kg, tƣơng ứng 18,01% tổng GTGT của chuỗi. Thƣơng lái địa phƣơng là tác

nhân tạo ra GTGT thấp nhất, 503,90 đồng/kg khóm, chỉ chiếm 3,43% GTGT của
chuỗi. Với giá trị của CPTG trong toàn chuỗi cao hơn GTGT đƣợc các tác nhân tạo ra
đã cho thấy rằng, khâu thu gom, thƣơng mại và chế biến của chuỗi giá trị chƣa thực
sự hiệu quả, các tác nhân chƣa có biện pháp nâng cao GTGT bằng cách mở rộng biên
độ giữa chi phí đầu vào và giá bán đầu ra, nhất là khâu chế biến.
Bảng 4.7: Giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng của các nhân tác trong
chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đơn vị: đồng/kg
Bán buôn
Bán lẻ
cấp 2
9.589,33 11.032,28
6.947,63
9.082,24
2.641,70
1.950,04
18,01
13,29
635,07
365,74
11,32
6,52
2.006,63
1.584,30
22,15
17,49
7.582,70
9.447,98
0,26
0,17


Khoảng
Nông hộ Thƣng lái
Vựa
Thƣơng lái Doanh Bán buôn
mục
địa phƣơng khóm
đƣờng dài nghiệp
cấp 1
(1)
GB
5.146,64
5.653,90 6.040,17
6.548,82 9.344,25 6.945,76
CPTG (2)
630,97
5.150,00 5.306,45
5.085,27 7.388,69 6.040,17
GTGT (3)
4.515,67
503,90
733,72
1.463,54 1.955,56
905,59
% GTGT (4)
30,78
3,43
5,00
9,98
13,33

6,1
CPTT (5)
1.419,25
343,74
359,56
548,36 1.475,83
464,14
% CPTT (6)
25,29
6,13
6,41
9,77
26,30
8,27
(7)
GTGTT
3.096,42
160,16
374,16
915,18
479,73
441,45
% GTGTT (8)
34,18
1,77
4,13
10,10
5,30
4,87
TCP (9)

2.050,22
5.493,74 5.666,01
5.633,63 8.864,52 6.504,31
LN/CP (10)
1,51
0,03
0,07
0,16
0,05
0,07
Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
Ghi chú: (3) = (1) – (2); (4) =(3)/𝛴𝐺𝑇𝐺𝑇; (6) =(5)/𝛴𝐶𝑃𝑇𝑇; (7) = (3) – (5); (8) =(7)/𝛴𝐺𝑇𝐺𝑇𝑇; (9) = (2) +
(5); (10) = (7)/(9)

Ở khía cạnh khác, GTGTT đƣợc tạo ra trong toàn chuỗi và GTGTT mỗi tác
nhân nhận đƣợc tƣơng ứng với hiệu quả sản xuất/kinh doanh của từng tác nhân. Nông
hộ và bán buôn cấp 2 là các tác nhân nhận đƣợc GTGTT và có hiệu quả sản xuất/kinh
doanh cao trong chuỗi. Tổng GTGTT của chuỗi là 9.058,03 đồng/kg khóm, trong đó
GTGTT của nông hộ đóng góp là 3.096,42 đồng, chiếm 34,18%. Nhìn chung,
GTGTT của các tác nhân nhận đƣợc là khả quan. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy,
các tác nhân có GTGTT cao thì sản lƣợng sản xuất/kinh doanh thấp. Chính vì thế, để
xem xét hiệu quả đầu tƣ chính xác hơn thì cần đánh giá thêm 2 tiêu chí là vòng quay
vốn và sản lƣợng thực tế. Vấn đề này sẽ đƣợc phân tích sâu ở nội dung 4.2.6.
4.2.6. So sánh hiệu quả đầu tƣ giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
Dựa vào kết quả phân tích (bảng 4.8) cho thấy, trong tất cả các tác nhân tham
gia chuỗi giá trị, nông hộ là tác nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất, trong đó
hộ không nghèo có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao hơn hộ nghèo gần gấp 2 lần. Với 1
đồng chi phí đầu tƣ, hộ nghèo tạo ra 1,12 đồng lợi nhuận, trong khi hộ không nghèo
tạo ra đƣợc 1,9 đồng lợi nhuận. Trong các tác nhân thƣơng mại, bán buôn cấp 2 là tác
16



nhân có tỷ suất lợi nhuận/chi phí cao nhất. Tuy nhiên, để đánh giá đƣợc chính xác
hiệu quả đầu tƣ sản xuất kinh doanh của từng tác nhân thì cần phải xem xét tỷ suất
sinh lợi/năm và sản lƣợng khóm sản suất/giao dịch trong năm của từng tác nhân.
Theo kết quả tính toán (bảng 4.8), tuy nông hộ là tác nhân tạo ra tỷ suất lợi nhuận/chi
phí cao nhất nhƣng chỉ quay đƣợc một lần đồng vốn trong 1 năm. Trong khi, các tác
nhân khác có số vòng quay vốn lớn hơn nhiều lần so với nông hộ. Hơn nữa, với sản
lƣợng giao dịch rất lớn, các tác nhân thƣơng mại là đối tƣợng hoạt động hiệu quả hơn
so với nông hộ gấp nhiều lần.
Bảng 4.8: Hiệu quả đầu tƣ của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Đối tƣợng
Nông hộ nghèo
Nông hộ không nghèo
Thƣơng lái đƣờng dài
Thƣơng lái địa phƣơng
Vựa khóm
Doanh nghiệp
Bán buôn 1
Bán buôn 2
Bán lẻ

Tỷ suất lợi
nhuận
1,12
1,90
0,16
0,03
0,07
0,05

0,07
0,26
0,17

Số vòng quay
vốn /năm(1)
1
1
60
75
92
4
84
60
60

Sản lƣợng Tỷ suất sinh
(tấn/năm)
lời/năm(2)
12,18
1,12
30,39
1,90
2.177,55
9,60
1.404,12
2,25
2.606,99
6,44
17.807,16

0,20
2.180,42
5,88
113,67
15,60
43,56
10,20

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2014
(1) Số vòng quay vốn/năm = Số ngày hoạt động trong năm/số ngày quay vốn
(2) Tỷ suất sinh lời/năm = Tỷ suất lợi nhuận * Số vòng quay vốn/năm

4.2.7. So sánh giá trị gia tăng sản phẩm khóm của hộ nghèo và hộ không nghèo
trong chuỗi giá trị
Kết quả kiểm định sự khác biệt về GTGT giữa hộ nghèo và hộ không nghèo
cho thấy, có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về GTGT và GTGTT. GTGT sản
phẩm khóm đƣợc hộ không nghèo tạo ra lớn hơn so với hộ nghèo khoảng 500
đồng/kg và GTGTT của hộ không nghèo nhận đƣợc cao hơn hộ nghèo khoảng 1.000
đồng/kg khóm. Thực tế, nguồn lực sản xuất của hộ nghèo còn nhiều hạn chế. Thiếu
ƣu thế về tài chính làm cho hộ nghèo mất vị thế đàm phán khi mua các yếu tố đầu
vào. Mua chịu vật tƣ nông nghiệp và thanh toán tại những thời điểm khác nhau làm
cho giá sử dụng các yếu tố đầu vào tăng cao. Giá bán đầu ra thấp với chi phí sản xuất
cao là nguyên nhân dẫn đến GTGT tạo ra trên sản phẩm thấp và GTGTT nhận về
cũng thấp hơn.
Bảng 4.9: So sánh giá trị gia tăng sản phẩm khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo
Chỉ tiêu

Giá bán
CPTG
GTGT

CPTT
GTGTT

Đơn vị
tính

Hộ nghèo

đồng/kg
đồng/kg
đồng/kg
đồng/kg
đồng/kg

4.894,97
672,12
4.222,85
1.651,39
2.571,46

Hộ không
nghèo
5.339,32
599,47
4.739,85
1.241,53
3.498,32

Mức ý nghĩa Mức ý nghĩa
kiểm định kiểm định t*

Levene*
0,001
0,000
0,251
0,068
0,040
0,000
0,365
0,000
0,073
0,000

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014
*Ghi chú: Kết quả kiểm định có độ tin cậy 95%, ứng với mức ý nghĩa α=5%
17


4.3. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÂN PHỐI GIÁ TRỊ GIA
TĂNG SẢN PHẨM KHÓM ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ
Để hiểu rõ mức độ tác động của GTGT và GTGTT của sản phẩm khóm đến
thu nhập của 2 nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo. Kết quả phân tích độ nhạy của
GTGT và GTGTT cho thấy, khi tăng GTGT hay GTGTT lên 1%, 5%, 10% hay 20%
thì thu nhập/1000m2 và thu nhập/hộ của hộ không nghèo đều cao hơn hộ nghèo. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy rõ tác cộng của việc gia tăng GTGT và GTGTT sẽ làm cho
thu nhập của nông hộ cải thiện rất nhiều. Đối với hộ nghèo, những con số gia tăng
này càng có ý nghĩa đối với cuộc sống còn nhiều khó khăn, còn nhiều thiếu thốn.
Chính vì thế, giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm là rất quan trọng đối với việc
cải thiện thu nhập cho hộ nghèo.
Bảng 4.11: Tác động của giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần sản phẩm khóm đến
thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo

Đvt: đồng
GTGT/kg
Tăng 1%
Thu nhập/1000m2
72.531
Thu
nhập/hộ
658.842
Hộ
nghèo GTGTT/kg
Tăng 1%
Thu nhập/1000m2
44.167
Thu nhập/hộ
401.195
GTGT/kg
Tăng 1%
Thu nhập/1000m2
94.590
Hộ
Thu nhập/hộ
1.895.577
không
GTGTT/kg
Tăng 1%
nghèo
2
Thu nhập/1000m
69.813
Thu nhập/hộ

1.399.058
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014

Tăng 5%
362.652
3.294.211
Tăng 5%
220.833
2.005.974
Tăng 5%
472.948
9.477.884
Tăng 5%
349.067
6.995.292

Tăng 10%
725.304
6.588.421
Tăng 10%
441.666
4.011.948
Tăng 10%
945.897
18.955.768
Tăng 10%
698.133
13.990.584

Tăng 15%

1.087.955
9.882.632
Tăng 15%
662.499
6.017.922
Tăng 15%
1.418.845
28.433.651
Tăng 15%
1.047.199
20.985.877

Tăng 20%
1.450.607
13.176.842
Tăng 20%
883.332
8.023.897
Tăng 20%
1.891.793
37.911.535
Tăng 20%
1.396.266
27.981.169

Bảng 4.12: Tác động của phân phối giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần sản phẩm
khóm đến thu nhập của hộ nghèo và hộ không nghèo
Đvt: đồng
%GTGT
Tăng 1% Tăng 5%

Thu nhập/1000m2
112.884
564.418
Thu nhập/hộ
1.059.363 5.296.813
Hộ
nghèo %GTGTT
Tăng 1% Tăng 5%
2
Thu nhập/1000m
126.379
631.893
Thu nhập/hộ
1.186.006 5.930.028
%GTGT
Tăng 1% Tăng 5%
Thu nhập/1000m2
161.568
807.842
Hộ
Thu nhập/hộ
3.242.450 16.212.252
không
%GTGTT
Tăng 1% Tăng 5%
nghèo
Thu nhập/1000m2
159.577
797.885
Thu nhập/hộ

3.202.486 16.012.431
Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014

Tăng 10%
1.128.837
10.593.626
Tăng 10%
1.263.785
11.860.056
Tăng 10%
1.615.684
32.424.504
Tăng 10%
1.595.770
32.024.863

Tăng 15%
1.693.255
15.890.439
Tăng 15%
1.895.678
17.790.084
Tăng 15%
2423.526
48.636.757
Tăng 15%
2.393.655
48.037.294

Tăng 20%

2.257.674
21.187.252
Tăng 20%
2.527.570
23.720.111
Tăng 20%
3.231.368
64.849.009
Tăng 20%
3.191.540
64.049.725

Ở mỗi kênh thị trƣờng trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm, nông hộ sẽ nhận
đƣợc tỷ lệ phân phối GTGT và GTGTT khác nhau. Sự ảnh hƣởng của phân phối
GTGT và GTGTT đến thu nhập của nông hộ, đặc biệt đối với hộ nghèo là rất quan
trọng. Theo kết quả nghiên cứu, hộ không nghèo luôn nhận đƣợc GTGT và GTGTT
cao hơn hộ nghèo bởi năng suất khóm cũng nhƣ giá bán của hộ không nghèo đều
cao hơn của hộ nghèo. Chính vì thế, mức thu nhập tăng thêm khi tỷ lệ phân phối
GTGT và GTGTT đƣợc cải thiện của hộ không nghèo luôn chênh lệch khá lớn so
18


với hộ nghèo. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là nếu hộ nghèo đƣợc phân phối
GTGT và GTGTT cao hơn thì thu nhập của họ sẽ đƣợc tăng thêm đáng kể. Từ đó,
khả năng thoát nghèo sẽ hiện hữu hơn.
4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG SẢN PHẨM KHÓM GÓP
PHẦN CẢI THIỆN THU NHẬP CHO NÔNG HỘ NGHÈO
4.4.1. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm khóm góp phần cải thiện
thu nhập cho nông hộ nghèo
Các giải pháp nâng cao GTGT góp phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo trồng

khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở khoa học đƣợc hệ thống từ kết
quả phân tích thực trạng và các đợt PRA, các giải pháp đƣợc trình bày nhƣ sau:
Bảng 4.13: Cơ sở đề xuất giải pháp và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm
khóm góp phần cải thiện thu nhập cho hộ nghèo
TT
1
2
3
4

5

6

Cơ sở khoa học
Chất lƣợng giống khóm rất đáng quan
ngại vì không rõ nguồn gốc, ảnh hƣởng
đến năng suất và chất lƣợng trái.
Sự lãng phí trong quá trình sử dụng các
yếu tố đầu vào, làm giảm giá trị gia tăng,
giảm lợi nhuận của hộ nghèo trồng khóm.
Khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng
còn hạn chế, ảnh hƣởng đến hiệu quả thị
trƣờng của hộ nghèo trồng khóm.
Khả năng tiếp cận TBKT còn hạn chế,
mức độ tiếp cận TBKT ảnh hƣởng đến
hiệu quả sản xuất khóm của hộ nghèo.
Tác động tích cực của vốn tự có (khả
năng tài lực) của hộ nghèo đến hiệu quả
sản xuất, ảnh hƣởng đến GTGT và

GTGTT của hộ nghèo trồng khóm.
Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị còn hạn chế, thị trƣờng đầu ra của
hộ nghèo không ổn định, ảnh hƣởng đến
sự phát triển của ngành hàng khóm.

Giải pháp đề xuất
Cải tạo giống khóm, nâng cao
chất lƣợng giống, đảm bảo phẩm
cấp hàng hóa.
Thay đổi phƣơng thức canh tác
hợp lý, điều chỉnh các yếu tố
nhập lƣợng để nâng cao GTGT.
Nâng cao khả năng tiếp cận thị
trƣờng, tiếp cận chƣơng trình hỗ
trợ phát triển ngành hàng khóm
Nâng cao khả năng tiếp cận
TBKT, thay đổi tƣ duy sản xuất,
ứng dụng các mô hình sản xuất
tiên tiến.
Thành lập tổ hợp tác tín dụng,
nâng cao khả năng hỗ trợ tài lực
cho hộ nghèo trồng khóm.
Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt
mô hình liên kết 4 nhà nhằm ổn
định thị trƣờng đầu ra cho hộ
nghèo trồng khóm.

Nguồn: Tác giả đề xuất


Các giải pháp nâng cao GTGT sản phẩm khóm góp phần cải thiện thu nhập cho
nông hộ nghèo đƣợc diễn giải chi tiết nhƣ sau:
Thứ nhất, cải tạo giống khóm, nâng cao chất lượng giống, đảm bảo phẩm cấp
hàng hóa: Chất lƣợng giống ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng trái
khóm. Trong điều kiện chƣa có đơn vị cung cấp giống khóm đạt chất lƣợng, hộ nghèo
nên chủ động cải tạo giống của ruộng khóm thông qua các hoạt động nhƣ sau: Thứ
nhất, hộ nghèo không nên sử dụng vòng đời cây khóm vƣợt quá thời gian cho phép,
điều này sẽ làm giảm chất lƣợng trái, thời gian lƣu vụ khóm không nên kéo dài quá 3
năm. Thứ hai, hộ nghèo cần chủ động tiếp cận với các khuyến nông viên cấp cơ sở để
nắm bắt thông tin, qui trình nhận hỗ trợ của các dự án hỗ trợ giống của địa phƣơng.
Thứ ba, hộ nghèo cần chủ động tạo nguồn giống đạt chất lƣợng theo sự hƣớng dẫn
đúng qui trình kỹ thuật ƣơm tạo giống.
19


Thứ hai, thay đổi phương thức canh tác hợp lý, điều chỉnh các yếu tố nhập
lượng để nâng cao GTGT sản phẩm:
Trong ngắn hạn, khi các nguồn lực sản xuất chƣa đƣợc cải thiện, giải pháp
trƣớc mắt để hộ nghèo trồng khóm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận là tiết giảm các
yếu tố đầu vào. Các thông số hiệu chỉnh đƣợc đề xuất từ mô hình phân tích DEA
đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây.
Bảng 4.14: Đề xuất lƣợng điều chỉnh các yếu tố đầu vào của hộ nghèo
Nhập lƣợng đầu vào
Thực tế sử dụng
2
Giống (cây/1000 m )
2.847,56
2
Phân bón (kg/1000 m )
87,80

Thuốc BVTV (lít/1000 m2)
78,43
Khí đá (kg/1000 m2)
0,57
2
Nhiên liệu (lít/1000 m )
2,65
Lao động thuê (ngày/1000 m2)
2,00
2
Lao động gia đình (ngày/1000 m )
12,32
Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014

Lãng phí Điều chỉnh nhập lƣợng (%)
83,60
-2,94
14,00
-15,95
32,64
-41,62
0,14
-24,56
0,68
-25,66
0,18
-9,00
1,71
-13,88


Bên cạnh đó, hộ nghèo cần chú trọng về chất lƣợng của các nguyên vật liệu đầu
vào nhƣ phân bón, thuốc BVTV,… Tức là giảm lƣợng nhƣng phải lựa chọn những vật
tƣ nông nghiệp chất lƣợng và phân phối hợp lý để có thể đảm bảo chất lƣợng khóm.
Thứ ba, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường, tiếp cận các chương
trình hỗ trợ phát triển ngành hàng khóm: Khả năng tiếp cận thị trƣờng ảnh hƣởng
trực tiếp đến hiệu quả thị trƣờng của hộ nghèo trồng khóm, hộ nghèo cần quan tâm
thực hiện các nội dung sau đây để cải thiện khả năng tiếp cận thị trƣờng: Thứ nhất, tổ
chức liên kết sản xuất theo liên kết ngang. Nếu tăng cƣờng liên kết ngang theo hình
thức tổ hợp tác thì hộ nghèo sẽ đƣợc chia sẻ kinh nghiệm, thông tin thị trƣờng và chính
sách hỗ trợ. Thứ hai, hộ nghèo cần chủ động tham gia các hội đoàn thể để thu thập
thông tin, chính sách của địa phƣơng. Thứ ba, tích cực tham gia các chƣơng trình tập
huấn, chủ động nắm bắt thông tin thị trƣờng thông qua các buổi hội thảo.
Thứ tư, nâng cao khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi tư duy sản xuất,
ứng dụng các mô hình sản xuất tiên tiến: Về lâu dài, để có thể nâng cao hiệu quả sản
xuất thiết nghĩ hộ nghèo cần chú trọng đến việc nâng cao kỹ thuật canh tác khóm. Kết
quả nghiên cứu đã cho thấy rằng những nông hộ có tiếp cận tiến bộ kỹ thuật đã tạo
đƣợc sự khác biệt về năng suất và lợi nhuận trồng khóm tốt hơn. Hệ thống khuyến
nông địa phƣơng thƣờng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng khóm, tuy nhiên do
nông hộ nghèo phải dành thời gian để làm thuê kiếm thêm thu nhập nên ít có điều kiện
tham gia. Mặt khác, hộ nghèo thƣờng chú trọng những lợi ích trƣớc mắt, chỉ tham gia
các lớp tập huấn đƣợc khuyến khích tham dự bằng vật chất. Chính vì vậy, ở góc độ cá
nhân, hộ nghèo nên dành thời gian để tích lũy thêm kiến thức sản xuất và học hỏi thêm
kinh nghiệm từ những nông hộ ứng dụng tốt các quy trình kỹ thuật. Về phía chính
quyền địa phƣơng, trong công tác tổ chức tập huấn cần chú trọng đến các yếu tố về
thời gian, đồng thời phân công cán bộ có sự nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ hộ nghèo. Hơn
nữa, các lớp tập huấn nên đƣợc triển khai trực tiếp tại ruộng của hộ nghèo để họ có thể
tiếp nhận một cách chủ động và dễ áp dụng hơn.
Thứ năm, thành lập tổ hợp tác tín dụng, nâng cao khả năng hỗ trợ tài lực cho
hộ nghèo trồng khóm: Nhằm giúp hộ nghèo cải thiện ƣu thế về tài chính cũng nhƣ vị
thế trong quá trình mua các yếu tố đầu vào trong sản xuất, nhất là vật tƣ nông nghiệp, “tổ

20


hợp tác tín dụng” là giải pháp nên đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và khuyến
khích. Nguồn vốn nên đƣợc kết hợp từ hai nguồn: hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc thông
qua các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo hay của các tổ chức phi chính phủ và nguồn
vốn huy động từ các cá nhân có vốn nhàn rỗi. Tổ hợp tác tín dụng sẽ cho nông hộ nghèo
vay tiền để mua các yếu tố đầu vào với lãi suất thấp. Tổ hợp tác tín dụng nên đƣợc tổ
chức bài bản, minh bạch và ƣu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo trồng khóm.
Thứ sáu, xây dựng, tổ chức thực hiện tốt mô hình liên kết 4 nhà nhằm ổn định
thị trường đầu ra cho hộ nghèo trồng khóm: Trong mô hình 4 nhà, chính quyền địa
phƣơng giữ vai trò là ngƣời điều phối, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đề ra những chủ
trƣơng thích hợp và đứng ra giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực
hiện, đồng thời tạo điều kiện cho các thành viên khác trong mô hình tham gia một cách
có hiệu quả nhất. Vai trò của nhà khoa học là nghiên cứu các giống mới có năng suất
cao, ít sâu hại, tăng trƣởng tốt. Chuyển giao qui trình sản xuất khóm chất lƣợng cao
cho nông hộ nghèo, đồng thời thƣờng xuyên tập huấn cách thức tổ chức quản lý đồng
ruộng, quản lý tổ nhóm hợp tác. Doanh nghiệp chế biến giữ vai trò quan trọng trong
nâng cao giá trị sản phẩm khóm thông qua chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, là tác
nhân thực hiện các hợp đồng bao tiêu đảm bảo đầu ra cho hộ nghèo. Hộ nghèo trồng
khóm là tác nhân quan trọng nhất của mô hình ở khâu sản xuất. Để hoạt động sản xuất
của hộ nghèo đƣợc vận hành tốt, các yếu tố về vốn, kỹ thuật, thị trƣờng phải đƣợc đảm
bảo. Trong mô hình này, cần đặc biệt quan tâm đến vai trò “nhạc trƣởng” của HTX
trong kết nối 4 nhà, HTX cần thể hiện vai trò cầu nối giữa nông hộ và thị trƣờng thông
qua các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, cầu nối giữa nhà khoa học với nông hộ
thông qua các buổi hội thảo chuyển giao TBKT, cầu nối giữa nhà nƣớc và nông hộ
trong hỗ trợ tài chính, hỗ trợ giống và triển khai TBKT vào sản xuất khóm, cầu nối
giữa nông hộ và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động bao tiêu sản phẩm.
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
 Quản lý và phân xử.

 Qui hoạch vùng nguyên liệu.
 Chính sách khuyến khích thực hiện tốt hợp
đồng.

 Cung cấp tín dụng và VTNN
 Hỗ trợ chuyên môn và quản lý
 Thu mua sản phẩm
Hợp tác xã, tổ hợp tác

NHÀ
NƢỚC

 Mở rộng dịch vụ
 Thông tin thị trƣờng
 Chính sách hỗ trợ

NÔNG HỘ TRỒNG KHÓM
 Thiếu vốn, thông tin, giống khoa
học kỹ thuật,…

Chuyển đổi công nghệ (Giống mới, qui trình sản
xuất, tổ chức quản lý, thông tin)

 Cung cấp tài trợ
 Dự án nghiên cứu

NHÀ NGHIÊN CỨU

 Thông tin
 Tài trợ


Nguồn: Đề xuất của tác giả

Hình 4.2: Mô hình liên kết 4 nhà đảm bảo thị trƣờng đầu ra

21


4.4.2. Chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần nâng cao
GTGT sản phẩm khóm
Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với ghi nhận từ các đợt PRA, các điểm nghẽn của
chuỗi giá trị sản phẩm khóm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu đƣợc tổng hợp sau đây:
Đầu vào
- Chất lƣợng giống
thấp, bị thoái hóa;
- Chi phí lao động
cao;
- Đất bạc màu.

Sản xuất
- Kỹ thuật canh tác kém;
- Hạn chế về nguồn tài lực;
- Hạn chế tiếp cận thông
tin thị trƣờng;
- Tỷ lệ hao hụt cao

Chế biến

- Công nghệ chế biến
còn lạc hậu;

- Sản phẩm kém đa dạng;
- Thị trƣờng không ổn định

Thƣơng mại

Tiêu dùng

- Tỷ lệ hao hụt cao;
- Phân loại phẩm cấp
chƣa đồng nhất;
- Mức độ liên kết kém

Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả, 2014

Hình 4.3: Những điểm nghẽn trong chuỗi giá trị sản phẩm khóm
Các điểm nghẽn của chuỗi giá trị sản phẩm khóm ở tỉnh Tiền Giang đƣợc thể
hiện rõ trong phân tích điểm yếu và thách thức của chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, những
điểm mạnh và thời cơ cũng đƣợc phân tích, đánh giá nhằm xây dựng cơ sở cho việc
hình thành các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị mang tính thực tiễn. Thông qua phân
tích ma trận SWOT, các chiến lƣợc nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm khóm góp phần
nâng cao GTGT cho sản phẩm khóm đƣợc đề xuất nhƣ sau:
Thứ nhất, chiến lược tăng năng suất và nâng cao chất lượng
Nông hộ trồng khóm tại Tiền Giang chủ yếu sử dụng nguồn giống không đạt
chất lƣợng, không rõ nguồn gốc và sử dụng từ vụ này sang vụ khác. Vì vậy, chất lƣợng
trái không đồng đều và không đạt tiêu chuẩn. Để nâng cao chất lƣợng, tăng năng suất,
nông hộ nên sử dụng nguồn giống đạt chất lƣợng, có xác nhận nguồn gốc. Để làm
đƣợc điều này, các đơn vị nghiên cứu, lai tạo giống mới nhƣ Viện Nghiên cứu Cây ăn
quả Tiền Giang, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang cần có sự “vào cuộc”
mạnh mẽ hơn. Sau khi có đƣợc nguồn giống đạt chất lƣợng thì các cơ quan này nên tạo
điều kiện để nông hộ có thể tiếp cận đƣợc nguồn cây giống một cách dễ dàng và nhanh

chóng, đảm bảo cho các nông hộ có nhu cầu đều có đƣợc cây giống khóm chất lƣợng.
Bên cạnh đó, cần có sự hƣớng dẫn về mặt kỹ thuật cho nông hộ rõ ràng, để họ biết
đƣợc kỹ thuật trồng hợp lý, đúng quy trình. Riêng đối với các hộ cung cấp cây giống
thật sự muốn gắn bó với cây khóm, thì họ có thể nhờ các cơ quan hữu quan, để chứng
nhận hay kiểm định nguồn cây giống. Việc làm này có thể giúp nông hộ tiếp cận đƣợc
nguồn cây giống chất lƣợng và đem lại hiệu quả cả về năng suất và chất lƣợng khóm.
Thứ hai, chiến lược nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động HTX
Hiện nay, tại vùng nguyên liệu khóm chỉ có một HTX cung cấp dịch vụ nông
nghiệp, đó là HTX Quyết Thắng. HTX chƣa bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông hộ,
việc quản lý và hoạt động của HTX chƣa hiệu quả. Vì vậy cần phải cơ cấu, tổ chức
lại HTX, năng cao vai trò của HTX đối với nông hộ trồng khóm. Vấn đề này đặt ra
yêu cầu cho chính quyền địa phƣơng phải chọn đƣợc những ngƣời lãnh đạo HTX có
năng lực chuyên môn, có tƣ duy chiến lƣợc và có tâm huyết với lợi ích cộng đồng.
Ban giám đốc HTX nên chủ động năng cao năng lực lãnh đạo và tiếp cận thị trƣờng
thông gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn, chủ động tranh thủ nguồn hỗ trợ từ
22


ngành nông nghiệp và huy động hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng. Điều mong muốn
lớn nhất của nông hộ là có đƣợc thị trƣờng đầu ra ổn định. Vì thế, HTX cần tìm đầu
ra ổn định bằng cách ký kết hợp đồng dài hạn với chợ đầu mối hay các siêu thị cũng
nhƣ công ty chế biến. Đồng thời, HTX Quyết Thắng đã đƣợc trang bị nhà sơ chế
đóng gói, HTX nên tận dụng tối đa công suất của nhà sơ chế để nâng cao GTGT cho
sản phẩm khóm. Nông hộ thấy đƣợc hiệu quả của HTX mang lại sẽ tích cực tham
gia các hoạt động của HTX nhiều hơn, làm cho hợp tác xã năng động hơn.
Thứ ba, chiến lược tái cấu trúc hệ thống phân phối, mở rộng thị trường
Để cấu trúc lại hệ thống phân phối hiệu quả, cần sắp xếp lại hoạt động của các
tác nhân, cũng nhƣ giảm bớt một số tác nhân trung gian không hiệu quả. Đồng thời, để
mở rộng thị trƣờng, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cần tập trung khai thác thị
trƣờng miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Đối với thị trƣờng xuất khẩu, cần quan tâm

đến các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, EU với các sản phẩm khóm
chế biến và sản phẩm khóm trái với các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ - Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Tiền Giang và Công ty Cổ
phần Rau quả Tiền Giang giữ vai trò trọng tâm trong chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng.
Bên cạnh chiến lƣợc xuất khẩu các sản phẩm khóm chế biến truyền thống, cần nghiên
cứu công nghệ bảo quản khóm tƣơi, đảm bảo tiêu chuẩn khóm tƣơi cho các thị trƣờng
khó tính nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hệ thống phân phối các
sản phẩm khóm trái và chế biến vào các kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt là hệ thống siêu
thị và shop trái cây tƣơi. Hiện nay, sản phẩm khóm qua chế biến chƣa đƣợc nhiều
ngƣời tiêu dùng nội địa biết đến, vì vậy cần có một chiến lƣợc phân phối sản phẩm chế
biến hợp lý nhằm góp phần nâng cao thƣơng hiệu khóm Tân Lập tại thị trƣờng nội địa.
Thứ tư, chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm
Trên thị trƣờng hiện nay chƣa có nhiều sản phẩm đƣợc chế biến từ khóm, GTGT
các sản phẩm chế biến mang lại khá cao nên cần đƣợc đầu tƣ, chú trọng hơn. Chính vì
thế cần có chiến lƣợc để phát triển các sản phẩm chế biến hay đa dạng hóa các sản
phẩm từ khóm. Đầu tiên, các doanh nghiệp chế biến cần nghiên cứu giải pháp đảm bảo
nguồn cung nguyên liệu khóm cho doanh nghiệp thông qua hình thức bao tiêu, kế đến
doanh nghiệp cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ khóm, chẳng hạn nhƣ
kẹo khóm, bánh khóm, rƣợu khóm,…. Song song đó, khâu thiết kế bao bì vừa bảo vệ
môi trƣờng vừa để lại ấn tƣợng đẹp đối với khách hàng vừa đảm bảo chi phí thấp là
vấn đề cần đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp chú trọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế biến
cần phối hợp với các tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm chế biến,
hạ thấp giá thành sản phẩm, tận dụng tối đa phụ phẩm để nâng cao hiệu quả đầu tƣ.
Thứ năm, chiến lược khai thác và nâng cao nguồn lực sản xuất của nông hộ
Với những điểm mạnh trong quá trình sản xuất khóm của nông hộ: những nông
hộ tiên phong và tâm huyết với quy trình sản xuất khóm đạt tiêu chuẩn GAP, mô hình
nhà sơ chế đóng gói khóm đạt tiêu chuẩn VietGAP tại vùng nguyên liệu, cần phải có
chiến lƣợc tận dụng những lợi thế này để đối mặt với những thách thức của thị
trƣờng, nhất là sự cạnh tranh quyết liệt của các nƣớc trong khu vực. Nâng cao trình
độ sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lƣợng, phù

hợp tiêu chuẩn xuất khẩu để thâm nhập các thị trƣờng khó tính là việc làm hết sức
quan trọng. Để làm đƣợc điều đó, chiến lƣợc này phải tập trung khai thác các nguồn
lực sẵn có của nông hộ nhƣ: sử dụng hợp lý nguồn lực lao động gia đình, kết hợp
23


×