Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÒA VỐN? ĐÒN BẨY KINH DOANH (OL): NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA, ĐỘ BẨY KINH DOANH (DOL), ĐỘ BẨY TỔNG HỢP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.47 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---

ĐỀ TÀI NHÓM 3:

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÒA VỐN? ĐÒN
BẨY KINH DOANH (OL): NỘI DUNG VÀ Ý
NGHĨA, ĐỘ BẨY KINH DOANH (DOL), ĐỘ
BẨY TỔNG HỢP.

Buôn Ma Thuột, ngày 06 tháng 06 năm 2012.

Page 1


MỤC LỤC
trang
I. PHÂN TÍCH HÒA VỐN

3

1.1 Khái niệm

3

1.2 Các phương pháp phân tích hòa vốn

3

1.3 Điều kiện để xác định điểm hòa vốn



3

1.4 Xác định điểm hòa vốn

4

1.5 Ứng dụng của phân tích hòa vốn

4

1.5.1 Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp hay rủi ro của dự án

4

1.5.2 Quyết định đưa ra thị trường một sản phẩm mới

5

1.5.3. Lựa chọn các phương án để tăng thu nhập

5

1.6 Hạn chế của phân tích điểm hòa vốn

6

II. ĐÒN BẨY KINH DOANH (OPERATING LEVERAGE)

6


2.1 Khái niệm

6

2.2 Bản chất

6

2.3 Ý nghĩa

8

2.4 Độ bẩy kinh doanh

9

III. ĐÒN BẨY TỔNG HỢP (DTL – DEGREE OF TOTAL LEVEAGE)

Page 2

10


I. PHÂN TÍCH HÒA VỐN
1.1 Khái niệm: Điểm hòa vốn là điểm mà mức sản lượng hay doanh thu mà tại đó
doanh nghiệp có lợi nhuận hoạt động bằng 0 hay doanh thu vừa bù đắp đủ chi phí.
1.2 Các phương pháp phân tích hòa vốn
1.2.1 Phương pháp đồ thị: Biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng
hình vẽ minh họa.

• Bước 1: Vẽ 1 đường thẳng đi qua gốc 0 với hệ số góc P để biểu diễn hàm
doanh thu (R).
• Bước 2: Vẽ 1 đường thẳng cắt trục tung tại F và có hệ số góc V để biểu diễn
hàm tổng chi phí (TC)
• Bước 3: Xác định giao điểm của 2 đường R và TC sau đó vẽ 1 đường thẳng
xuống trục hoành để xác định mức sản lượng hòa vốn.

1.2.2 Phương pháp đại số: Xem xét, tính toán mối quan hệ của các yếu tố
bằng các phép toán đại số.
• Bước 1: Xác định hàm doanh thu có dạng: R=PxQ
• Bước 2: Xác định hàm tổng chi phí:
TC=F + V x Q
• Bước 3: Cho hàm doanh thu và hàm tổng chi phí bằng nhau sau đó giải
phương trình để tìm mức sản lượng và doanh thu hòa vốn.
1.3 Điều kiện để xác định điểm hòa vốn
- Giá bán không đổi.
- Biến phí theo đơn vị sản phẩm là cố định và tăng theo khối lượng sản phẩm
sản xuất hoặc tiêu thụ.
- Tổng định phí không đổi.
Page 3


1.4 Xác định điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là tại đó lợi nhuận bằng không.
EBIT = Doanh số bán – (Tổng định phí + Tổng biến phí)
= Q.P – (F + Q.V) =Q.(P-V)- F= 0
 Q.(P-V) = F
 Q* = F/(P-V)
Sản lượng hòa vốn(Q*) = Tổng định phí(F)/(Giá bán P – Biến phí V)
Doanh thu hòa vốn = F/(1-V/P)


Phân tích
hòa vốn
dựa trên doanh
thu hữu
ích hơn phân
tích dựa
trên sản lượng vì nó giúp tìm ra điểm hòa vốn của doanh nghiệp sản xuất và tiêu
thụ nhiều mặt hàng khác nhau. Hơn nữa nó chỉ cần những dữ liệu tối thiểu về
doanh thu định phí và biến phí trong báo cáo tài chính.
Ví dụ: Đơn vị kinh doanh có doanh thu 1.800 triệu đồng, biến phí 720 triệu
đồng, định phí 600 triệu đồng. Doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp là?
Ta có tỷ lệ biến phí/ doanh thu = 720/1800 = 40%, như vậy có nghĩa là 1 đồng
doanh thu thì phải chi ra 0.4 đồng biến phí phần còn lại 0,6 đồng là số dư đảm phí.
Do vậy để trang trải cho 600 triệu đồng định phí thì doanh thu cần đạt tối thiểu là
doanh thu nhỏ nhất = 600/(1-0.4) = 600/0.6 = 1000 triệu đồng.
1.5 Ứng dụng của phân tích hòa vốn
1.5.1 Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp hay rủi ro của dự án.
Phân tích hòa vốn có thể đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp bằng
cách chỉ ra độ nhạy của lợi nhuận trước những thay đổi của các biến (Sản lượng,
giá cả, biến phí).
Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất có định phí là F= 20.000 triệu đồng; P =
2 triệu đồng, V=1.5 triệu đồng.
Page 4


Ta có: Sản lượng hòa vốn: Q* = 20.000/(2-1.5) = 40.000 sản phẩm
Doanh thu hòa vốn: R* = 2 x 40.000 = 80.000 triệu đồng
Doanh nghiệp dự tính sẽ tiêu thụ 60.000 sản phẩm để tạo ra lợi nhuận 10.000
triệu đồng tuy nhiên khi giá bán giảm xuống 1,9 triệu đồng (5%) thì sản lượng hòa

vốn mới là:
Q’ = 20.000/(1.9-1.5)= 50.000 sản phẩm
Với sản lượng 60.000 sản phẩm thì lợi nhuận hoạt động sẽ là:
EBIT’ = 60.000 x (1,9-1,5)-20.000 = 4.000 triệu đồng.
Như vậy lợi nhuận giảm 6.000 triệu đồng so với dự kiến (60%), tỷ lệ doanh
thu giảm gấp 60%/5% =12 lần so với tỷ lệ giảm của giá. Lợi nhuận của DN nhạy
so với giá nên rủi ro kinh doanh cao. (Tương tự với V và F)
1.5.2 Quyết định đưa ra thị trường một sản phẩm mới
Là một công cụ hữu hiệu để định giá lợi nhuận của một sản phẩm mới, từ đó
mà quyết định có đưa sản phẩm đó vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hay
không. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải thu thập đầy đủ thông tin về
kỹ thuật và Marketing để dự báo chính xác doanh số tiềm năng, mức chi phí, trên
cơ sở đó tính ra mức lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro phải đối phó.
Doanh nghiệp căn cứ vào mức tiêu thụ dự kiến của sản phẩm so với sản lượng
hòa vốn của sản phẩm nếu đưa sản phẩm ra thị trường để quyết định.
1.5.3. Lựa chọn các phương án để tăng thu nhập
Ví dụ 2: Công ty A có tình hình kinh doanh hiện tại như sau: Mức tiêu thụ
hàng tháng là 40.000 sp, giá bán bình quân 1 sp là: 25.000 đ, biến phí đơn vị
15.000 đ, tổng định phí hoạt động 1 tháng 300.000.000 đ.
Ta có:
Điểm hòa vốn hiện tại là: Q*= 300.000.000/(25.000-15.000)= 30.000sp
EBIT= (40.000-30.000)x(25.000-15.000)= 100.000.000 đồng
Công ty tìm kiếm phương án để tăng thu nhập hàng tháng từ sản phẩm này.
Phương án trả lương theo sản phẩm 1500 đồng với mỗi sản phẩm và không trả
lương hàng tháng 60 triệu đồng, việc này làm cho lượng tiêu thụ tăng 10%. Nếu dự
tính trên là đúng thì lợi nhuận của công ty sẽ thay đổi như thế nào?
Ta thấy việc thay đổi phương thức trả lương như trên làm thay đổi kết cấu chi
phí. Định phí giảm 60 triệu, biến phí đơn vị tăng 1500 đồng /sp (từ 15.000 lên
16.500)
Điểm hòa vốn mới sẽ là:

Q*’= 240.000.000/(25.000-16.500)= 28.235 sp
Page 5


Lợi nhuận hoạt động mới sẽ là:
EBIT’ = (40.000x110%-28.235) x (25.000-16.500)= 134.000.000 đồng
Như vậy so với hiện tại lợi nhuận tăng thêm
134.000.000-100.000.000= 34.000.000 đồng
1.6 Hạn chế của phân tích hòa vốn
- Khó phân chia tổng chi phí thành định phí và biến phí.
- Sản xuất nhiều mặt hàng thì kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi trong
quá trình phân tích.
- Giả định là đơn giá và biến phí đơn vị không thay đổi theo sản lượng nhưng
thực tế giá sản phẩm thay đổi theo lượng tiêu thụ (chiết khấu, giảm giá).
- Tính chính xác của phân tích hòa vốn phụ thuộc vào sự ổn định của hàng tồn
kho.
II. ĐÒN BẨY KINH DOANH (OPERATING LEVERAGE)
2.1 Khái niệm
Đòn bẩy kinh doanh (còn được gọi là đòn bẩy hoạt động) phản ánh mối quan
hệ tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Hay cụ thể hơn đó là mức độ sử
dụng chi phí cố định trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ sử dụng khái niệm đòn bẩy kinh doanh trong phân
tích ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi. Trong ngắn hạn, quy
mô hay công suất kinh doanh của một doanh nghiệp đã được thiết lập, chi phí cố
định là chi phí không thay đổi khi số lượng sản xuất hay tiêu thụ thay đổi.
2.2 Bản chất
Đòn bẩy kinh doanh cho thấy cách thức sử dụng chi phí trong hoạt động kinh
doanh của công ty như thế nào. Cụ thể như: đòn bẩy kinh doanh sẽ cao khi doanh
nghiệp có chi phí cố định lớn hơn so với chi phí biến đổi.
Một doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ

của doanh thu hoặc sản lượng hàng hoá tiêu thụ có thể dẫn đến sự thay đổi lớn về
lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp, vì lợi nhuận trước thuế và lãi vay
của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với mức độ sử dụng chi phí cố định trong mối
quan hệ với chi phí biến đổi và quy mô kinh doanh của công ty.
Tỷ lệ thay đổi lợi
nhuận trước thuế
và lãi vay
(%∆EBIT)

=

Mức độ ảnh
hưởng của đòn
bẩy kinh doanh
(DOL)
Page 6

x

Tỷ lệ thay đổi của
doanh thu hoặc sản
lượng tiêu thụ (%∆TR)


Đòn bẩy kinh doanh là công cụ được các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng
để gia tăng lợi nhuận.
Ví dụ 3: Cho số liệu hai công ty F, V như sau:
Công ty F

Công ty V


Phần A: Trước khi thay đổi doanh thu
Doanh thu ($)
10.000
Doanh thu hoà vốn ($)
8.750
Chi phí hoạt động
Chi phí cố định ($)
7.000
Chi phí biến đổi ($)
2.000
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) ($)
1.000
Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh
Chi phí cố định/ tổng chi phí
0,78
Chi phí cố định/ doanh thu
0,70
Phần B: Sau khi doanh thu tăng 50% trong những năm kế tiếp
Doanh thu ($)
15.000
Chi phí hoạt động
Chi phí cố định ($)
7.000
Chi phí biến đổi ($)
3.000
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) ($)
5.000
Phần trăm thay đôi EBIT
400%

Phần C: Sau khi doanh thu giảm 50% trong những năm kế tiếp
Doanh thu ($)
5.000
Chi phí hoạt động
Chi phí cố định ($)
7.000
Chi phí biến đổi ($)
1.000
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) ($)
-3.000
Phần trăm thay đôi EBIT
- 400%
Bảng 1 : Ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh lên lợi nhuận

11.000
5.500
2.000
7.000
2.000
0,22
0,18
16.500
2.000
10.500
4.000
100%
5.500
2000
3500
0

-100%

Ở phần B: Đối với mỗi công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi tăng 50%
trong khi chi phí cố định không thay đổi. Tất cả các công ty đều cho thấy có sự ảnh
hưởng của đòn bẩy kinh doanh thể hiện ở chỗ doanh thu chỉ tăng 50% nhưng lợi
nhuận tăng với tốc độ lớn hơn, và công ty nào có chi phí cố định cao thì lợi nhuận
sẽ tăng cao hơn. Cụ thể công ty F có chi phí cố định là 7000$ cao hơn so với công
ty V (2000$) nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ tăng 400% công ty F chỉ tăng
100%. Đây chính là tác động của đòn bẩy kinh doanh lên lợi nhuận.
Ở doanh nghiệp trang bị tài sản cố định hiện đại, định phí cao, biến phí nhỏ,
thì sản lượng hòa vốn rất lớn. Nhưng một khi đã vượt quá sản lượng hòa vốn thì
Page 7


đòn bẩy kinh doanh luôn luôn dương và mức độ tác động của đòn bẩy rất lớn. Do
đó, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ cũng đã làm
lợi nhuận tăng thêm. Tuy nhiên khi chưa vượt quá sản lượng hòa vốn, ở cùng một
mức độ sản lượng thì doanh nghiệp nào có định phí càng cao thì lỗ càng lớn. Điều
này giải thích tại sao các doanh nghiệp phải phấn đấu để đạt được sản lượng hòa
vốn. Chính vì vậy mà đòn bẩy kinh doanh cũng như là "con dao hai lưỡi".
Như ở phần C: Cả hai công ty đều có doanh thu và chi phí biến đổi giảm 50%
trong khi chi phí cố định không thay đổi. Công ty F có mức doanh thu thấp hơn
mức doanh thu hoà vốn (5000$ < 8750$) nên sẽ bị lỗ. Còn công ty V, doanh thu
bằng với doanh thu hoà vốn (5500$) nên công ty này sẽ không có lời cũng như là bị
lỗ. Bên cạnh đó, định phí công ty F lớn hơn nên lợi nhuận truớc thuế và lãi vay
công ty F giảm tới 400% còn công ty F chỉ giảm 100%.
2.3 Ý nghĩa
Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết
về độ bẩy của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Nếu là giám
đốc tài chính, bạn cần biết trước sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào

đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu
hỏi này. Đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp có thể cho nhà đầu tư biết rất
nhiều về công ty và khả năng sinh lợi trong tương lai cũng như có thể có được cái
nhìn sơ bộ về tình hình hoạt động và mức độ rủi ro mà công ty sẽ đối mặt khi điều
kiện thị trường thay đổi. Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ
dàng hơn trong việc quy định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng
nhìn chung công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao bởi
vì trong tình huống như vậy chỉ cần 1 sự sụt giảm nhỏ doanh thu cũng dễ dẫn đến
lỗ trong hoạt động.
Mặc dù đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Các công
ty có sử dụng đòn bẩy kinh doanh cao cũng được xem là có khả năng biến động lớn
khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh
doanh. Trong những thời gian tốt, đòn bẩy kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp gia
tăng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng trong những khoảng thời gian xấu, nó lại
có thể tạo ra một sự sụp giảm lợi nhuận nhanh hơn. Như vậy đòn bẩy kinh doanh
của doanh nghiệp biến động cũng có thể nói cho biết rất nhiều về triển vọng của
công ty đó.
Điều này được minh chứng nổi bật nhất bởi trường hợp của American Airlines
sau sự kiện khủng bố ngày 11/9. Chúng ta biết ngành hàng không là ngành có độ
bẩy hoạt động cao do đặc thù của ngành này là chi phí cố định rất lớn. Bởi vậy, khi
sự kiện 11/9 xảy ra độ cao đã khuếch đại rủi ro doanh nghiệp lên cực độ khiến cho
doanh nghiệp phải thua lỗ rất l
ớn và lâm vào tình trạng phá sản như hiện nay.

Page 8


2.4 Độ bẩy kinh doanh (Degree operating leverage - DOL)
DOL là đại lượng đo mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh, được tính
bằng phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản

lượng (doanh thu tiêu thụ).
% Thay đổi LN hoạt động

DOL =

% Thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu)
DOL

=

∆EBIT / EBIT
∆Q/Q

Hay DOL được xác định bằng công thức sau:
DOL

=

Q x (P-V)
(Q x (P-V)- F)

Độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng hoặc doanh thu khác nhau
do đó khi nói đến độ bẩy chúng ta nên chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng nào.
Khi một công ty sử dụng nhiều chi phí cố định thì phần trăm thay đổi trong lợi
nhuận liên quan đến sự thay đổi trong doanh số sẽ lớn hơn phần trăm thay đổi trong
doanh số. Với chi phí hoạt động cố định lớn, một 1% thay đổi trong doanh số sẽ tạo
ra một sự thay đổi lớn hơn 1% trong lợi nhuận hoạt động.
Thước đo của hiệu ứng đòn bẩy được đề cập trong tỷ lệ DOL. Tỷ lệ này chỉ ra
mức độ phản ứng của lợi nhuận khi doanh số thay đổi. Nói rõ hơn, DOL là phần
trăm thay đổi trong thu nhập (EBIT) chia cho phần trăm thay đổi trong doanh số

sản lượng bán hàng.
Có thể thấy tác động như trong Ví dụ phần 2.2.
Ví dụ 4: Một công ty phần mềm vừa mới đầu tư 10 triệu đô la vào việc phát
triển và marketing cho chương trình ứng dụng mới nhất của nó, dự định bán 45
đôla một bản copy. Công ty phải chi phí 5 đô la để bán mỗi bán copy này. Sự thay
đổi trong doanh số khi đạt đến 1 triệu bản copy như sau. Tính toán DOL, ta được:
Q = 1.000.000 bản copy
V = $5
P =$45
F= $10.000.000
DOL = 1.000.000 x ($45-$5) / (1.000.000 x($45-$5) - $10.000.000)
DOL =1.33
Page 9


Như vậy, công ty phần mềm này có DOL là 1.33. Nói cách khác, cứ mỗi 25%
thay đổi trong doanh số sẽ tạo ra 1.33 x 25% =33% thay đổi trong lợi nhuận hoạt
động.
Trừ khi bạn là người trong nội bộ, bằng không sẽ rất khó khăn để bạn có được
các thông tin cần thiết để đo lường DOL của công ty. Tuy nhiên thay vào đó, bạn
hãy xem xét chi phí cố định và chi phí biến đổi, những yếu tố đầu vào then chốt đối
với đòn bẩy kinh doanh. Sẽ rất ngạc nhiên nếu công ty không có các thông tin về
cấu trúc chi phí, nhưng bạn cũng phải biết rằng các công ty không bị đòi hỏi phải
công khai những thông tin như thế trong các bản báo cáo phát hành ra công chúng.
Vì vây nhà đầu tư phải tính DOL ước lượng bằng cách lấy sự thay đổi trong lợi
nhuận hoạt động của doanh nghiệp chia cho sự thay đổi trong doanh số bán hàng.
Dựa vào bản báo cáo thu nhập, nhà đầu tư có thể tính toán được sự thay đổi trong
lợi nhuận hoạt động và doanh số bán hàng. Lấy sự thay đổi trong EBIT chia cho sự
thay đổi trong doanh số bán hàng để dự đoán giá trị của DOL. Điều này có thể giúp
nhà đầu tư dự doán được lợi nhuận thông qua một loạt các viễn cảnh tương lai.

Kết luận
Nhà đầu tư hãy thật cẩn thận khi sử dụng phương pháp tính này. Chúng không
phải là thước đo tốt nhất đo lường khả năng tăng trưởng doanh số của một công ty.

III. ĐÒN BẨY TỔNG HỢP (DTL – DEGREE OF TOTAL LEVEAGE)
- Đòn bẩy tổng hợp là việc sử dụng kết hợp cả đòn bẩy kinh doanh (DOL) và
đòn bẩy tài chính (DFL) của các doanh nghiệp. Trong khi đòn bẩy kinh doanh phản
ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, và nó tác động đến lợi
nhuận trước thuế và lãi vay bởi lẽ hệ số nợ không ảnh hưởng đến độ lớn của đòn
bẩy kinh doanh; còn đòn bẩy tài chính chỉ phụ thuộc vào hệ số nợ, không phụ thuộc
vào Chi phí cố định và chi phí biến đổi, vì vậy nó tác động đến lợi nhuận sau thuế
và lãi vay.
- Vì lý do đó mà các doanh nghiệp sử dụng kết hợp 2 công cụ đòn bẩy kinh
doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp.
- Độ bẩy tổng hợp như sau:
Độ bẩy tổng hợp (DTL)

=

Tỷ lệ thay đổi
doanh lợi vốn chủ
sở hữu (hoặc EPS)

/

Tỷ lệ thay đổi của sản
lượng (hoặc doanh thu)

Về mặt tính toán DTL chính là tích số của độ bẩy kinh doanh với độ bẩy tài chính:
Độ bẩy tổng hợp

(DTL)

=

Mức độ ảnh
hưởng của đòn
Page 10

x

Mức độ ảnh hưởng
của đòn bẩy tài


bẩy kinh doanh
(DOL)
DTL =

Tỷ lệ thay đổi của EBIT
Tỷ lệ thay đổi của doanh thu

chính (DFL)

x

Tỷ lệ thay đổi của doanh lợi
vốn chủ sở hữu (hoặc EPS)
Tỷ lệ thay đổi của EBIT

Triển khai công thức ta có:

DTL =

Hay:
DTL =

Q( P − V )
Q( P − V ) − F
Q( P − V )
×
=
Q( P − V ) − F Q( P − V ) − F − I − PD /(1 − t ) Q( P − V ) − F − I − PD /(1 − t )

EBIT + F
EBIT
EBIT + F
×
=
EBIT
EBIT − I − PD /(1 − t ) EBIT − I − PD /(1 − t )

Trường hợp PD = 0,

ta có:

DTL =

EBIT + F
EBIT − I

Ý nghĩa của độ bẩy tổng hợp:

Ở mỗi mức doanh thu hay sản lượng khác nhau thì mức độ tác động của đòn
bẩy tổng hợp cũng khác nhau. DTL cũng là một thước đo cho phép đánh giá mức
độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính. Khi xem xét, đành giá DTL nhà quản trị tài chính cần phối hợp DOL và
DFL để làm EPS tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo an toàn tài chính cho
doanh nghiệp.
DTL cho biết khi doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi 1% thì
tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (hoặc EPS) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu %.

Page 11



×