Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Cách nhanh đọc báo cáo tài chính trong 1 phút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.68 KB, 10 trang )

Cách đọc Báo cáo tài chính trong 1 phút
Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy dùng cách đọc báo cáo tài chính trong 5 phút
mỗi ngày & loại những cổ phiếu không hấp dẫn ra khỏi danh mục. Sau 3 tháng, bạn
sẽ có 1 danh mục vài chục cổ phiếu tốt để tự mình quyết định đầu tư.
Trong bài phỏng vấn năm 1993, khi được Adam Smith hỏi làm thể nào 1 nhà đầu tư nhỏ
lẻ có thể tìm được cổ phiếu tốt, Warren Buffett trả lời:” hãy làm theo cách tôi đã làm từ
40 năm trước đây, đọc báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ. với
1 kho kiến thức khủng tăng theo thời gian đó sẽ giúp bạn đầu tư tốt” . Smith hỏi lại:”
nhưng có đến 27 ngàn công ty?”. “Thì bắt đầu từ vần A”-Buffett trả lời.
Dĩ nhiên ngày nay tên tuổi của Buffett đã lừng lẫy & có rất nhiều doanh nghiệp tự tìm
đến Ông để chia sẻ ý tưởng kinh doanh. Nhưng cách đây 50 năm thì Buffett cũng chỉ là 1
nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta và cũng phải lọ mọ đọc báo cáo tài chính để tìm kiếm cơ
hội đầu tư. Ai cũng biết Buffett đọc rất nhiều.
Với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, chúng ta có lợi thế hơn Buffett rất nhiều
khi chỉ click chuột 1 cái là có ngay báo cáo để nghiên cứu. Số lượng doanh nghiệp niêm
yết ở Việt Nam cũng không nhiều, vì vậy đọc hết báo cáo tài chính của tất cả doanh
nghiệp niêm yết ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, bạn & nhiều người khác còn
phải lo cơm áo gạo tiền, chiếm trọn thời gian hàng ngày. Dù có đủ đam mê & chăm chỉ
nhưng không phải ai cũng có điều kiện như Buffett để có thể ngồi đọc báo cáo tài chính
15h/ngày. Vì vậy tôi đọc lướt 1 báo cáo tài chính trong vài phút, cái nào tốt thì đánh dấu
lại & tìm hiểu sâu. Báo cáo nào nhìn vô đã thấy không ưng thì không tốn thời gian nghiên
cứu công ty đó nữa. Cổ phiếu đó sau này có tăng giá là nằm ngoài vòng tròn hiểu biết của
mình & cũng không thấy tiếc vì điều đó.
Bạn - Nhà đầu tư chứng khoán, có khi nào bạn quan tâm tới tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp mà bạn bỏ vốn vào để đầu tư chưa? Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này
nếu bạn đang coi mình là một Nhà Đầu Tư, một NĐT thực sự chuyên nghiệp họ biết rất
rõ về doanh nghiệp đó đang kinh doanh gì, hiệu quả ra sao. Để làm sao biết được điều đó,


một Start-up liệu bạn đã có thể đọc được báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà mình
đang đầu tư? Nếu bạn không phải là người theo học chuyên ngành tài chính kế toán hoặc


chưa tìm hiểu gì thì tôi đoán bạn hoàn toàn “mông lung” về nó.

Bạn có thể là một người thợ giỏi, một kỉ sư giỏi, thậm chí có thể bạn là một người kinh
doanh thành đạt, bạn biết việc tìm hiểu tài chính, kế toán doanh nghiệp là rất quan trọng.
Nhưng khi đọc về mấy cuốn sách về kế toán, tài chính và thuế thì thật ngán ngẩm vì nó
quá khó hiểu. Cách giải thích dài dòng lại phải tài khoản này, tài khoản nọ khiến bạn rối
tung lên. Nó không phải dành cho bạn mà dành cho những người kế toán. Bạn là Nhà
Đầu Tư, bạn chỉ muốn biết đâu là những tài khoản quan trọng, nó có ý nghĩa gì và cho
biết gì về doanh nghiệp mà bạn đầu tư vào. Bạn cũng cần giải thích thật ngắn gọn và đơn
giản chứ không phải dài dòng và khô khan như những cuốn sách khoa học.
Tôi hiểu bạn cảm thấy như thế nào khi phải đối mặt với những bức xúc trên. Hãy quên đi
những cuốn sách khô cứng về kế toán, những quyền sách dày cộp về tài chính doanh
nghiệp, tôi sẽ chia sẻ với bạn những chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp mà bạn cần
quan tâm một cách nhanh nhất.
Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn đọc Báo cáo tài chính công ty – một công cụ thiết
yếu để quản lý tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan
trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Với chỉ 1 phút, tôi sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh
doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có
thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?


Sau đây để cho thực tế tôi sẽ đi vào phân tích việc đọc nhanh Báo cáo tài chính hợp nhất
của HPG quý 2/2014, HPG được GIS đánh giá là một trong những cổ phiếu chuẩn mô
hình Đầu tư tăng trưởng bậc nhất trên hai sàn.
1, Bảng Cân đối kế toán:
Chú ý thật nhanh tới khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng, khoản phải thu
giảm so với cùng kỳ càng tốt và không được chiếm tỉ trọng quá lớn trong phần tài sản.
Sau đó lướt thật nhanh tới khoản Nợ vay càng giảm so với cùng kỳ càng tốt, và không
được chiếm tỉ trọng cao trong VCSH.

Các khoản Phải thu:


Các khoản nơ


2, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:
Cố lượt thật nhanh tới phần doanh thu và lợi nhuận. Dừng lại và xem xét thật kĩ doanh
thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt là xem xét thêm lợi nhuận biên
của doanh nghiệp nữa.


3, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ:
Và cuối cùng, hãy tìm thật nhanh tới mục lưu chuyển tiền tệ để xem dòng tiền kinh doanh
trong kì của doanh nghiệp thế nào, có ổn định ko, có bị âm không.


Trên đây là những điểm mấu chốt cần hiểu nhanh khi đọc một báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy dùng cách đọc báo cáo tài chính trong 5 phút mỗi
ngày & loại những cổ phiếu không hấp dẫn ra khỏi danh mục. Sau 3 tháng, bạn sẽ có 1
danh mục vài chục cổ phiếu tốt để tự mình quyết định đầu tư.
Hệ thống GIS của chúng tôi đã đang và vẫn sẽ dùng phương pháp hiệu quả này để phát
hiện tìm kiếm những cổ phiếu chuẩn mô hình tăng trưởng mà chúng tôi nghiên cứu.
Chúng tôi sẽ cố gắng chia sẽ kinh nghiệm để những Nhà Đầu Tư mới tham gia hoặc có
nhu cầu tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng. Chúng tôi sẽ cố gắng chia sẽ một cách dễ hiểu


nhất để cho đông đảo NĐT có thể tiếp cận dễ dàng. Tuy đã cố gắng đơn giản hóa ngôn từ
hết sức tuy nhiên những thuật ngữ chuyên ngành khó có thể thay đổi bản chất, vì vậy mọi

ý kiến thắc mắc vui lòng gửi cho chúng tôi để chúng tôi có thể giải đáp.
Bài viết này là tổng hợp nhiều kinh nghiệm cũng như nguồn kiến thức trên sách và báo
chí. Rất hy vọng đây sẽ là một phương pháp sẽ thay đổi tư duy của nhiều Nhà Đầu Tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Hãy học cách "Cắt lỗ" rồi mới tham gia Thị trường Chứng khoán
ãy quên đi cái tôi và niềm kiêu hãnh của mình, hãy thôi cố tranh cãi với thị trường,
và đừng để sơi dây tình cảm mọc lên hoặc phải lòng bất kỳ 1 Cổ phiếu nào đang làm
bạn thua lỗ. Nên nhớ, ko có Cổ phiếu tốt, tất cả chúng đều tồi...trừ khi chúng lên giá
Bài học đầu tiên khi đầu tư Chứng khoán là cắt lỗ, bài học thứ hai cũng là cắt lỗ, và bài
học thứ ba cũng là...cắt lỗ.
Có lẽ NĐT đã không phải ngậm ngùi nhìn tài sản của mình hốc hơi hơn 20 - 30% trong
nhịp vừa qua nếu họ thuộc bài học cắt lỗ.
Trì hoãn cắt lỗ - vấn đề không chỉ riêng ai
Cắt lỗ - chốt lời (cut loss - take profit) là bài học sơ đẳng đối với bất kỳ NĐT nào khi mới
“chân ướt chân ráo” tham gia TTCK. Nhưng thực tế, không phải NĐT nào cũng “thuộc
bài”.
Khi quyết định mua vào cổ phiếu, NĐT đặt niềm tin là cổ phiếu đó sẽ tăng giá. Niềm tin
này có thể đến từ việc nhận được thông tin nội gián, nghe lời khuyên của chuyên gia hoặc
bạn bè hay tự phân tích. Tự tin thường là tốt, nhưng nếu tự tin thái quá không chấp nhận
sai lầm cũng chưa hẳn đã hay.
Một hiện tượng tâm lý thường xảy ra, khi giá cổ phiếu quay đầu giảm 5%, NĐT kỳ vọng
đây chỉ là “điều chỉnh kỹ thuật”; khi giảm hơn hơn 20%, họ cho rằng đây đã là đáy; khi
giảm 50%, họ nghĩ sẽ đầu tư dài hạn; khi giảm 70%, họ buông xuôi hoặc vội vàng cắt lỗ.
Hiện tượng này không phải là căn bệnh của riêng ai. Kinh tế học hành vi đã chứng minh,
sự mất mát sẽ đau đớn hơn nhiều so với việc vui sướng khi đạt được cùng một giá trị.
Nghĩa là, nếu bạn được 1 triệu đồng thì mức độ vui sướng của bạn sẽ không bằng nỗi đau



đớn khi mất cùng 1 triệu đồng. Kinh tế học hành vi cũng chỉ ra một quy luật, con người
luôn muốn trì hoãn sự đau đớn, nhưng lại muốn hưởng thụ ngay niềm vui sướng.
Hai quy tắc đó giải thích tại sao NĐT thường trì hoãn “cut loss”, vì họ không muốn chấp
nhận sự đau đớn ngay lập tức và thường thiếu sáng suốt đưa ra quyết định khi cổ phiếu
giảm giá. Ngoài ra, lý do khác là sự bám víu “chưa bán cổ phiếu thì vẫn chưa bị lỗ”.
Vì vậy hãy học bài học "cắt lỗ" trước khi quyết định bỏ một lượng vốn lớn vào thị trường
chứng khoán.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi là trường phái Đầu tư Tăng trưởng chúng tôi sẽ cắt lỗ <
5%, còn những cổ phiếu thị trường khác NĐT có thể tham khảo tỉ lệ cắt lỗ 7-10%. Không
nên do dự, nên nhớ không có cổ phiếu tốt, tất cả chúng đều tồi... trừ khi chúng lên giá.



×