Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

khả năng sinh sản của gà hồ nuôi trong nông hộ tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

NGUYỄN VĂN DUY

KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ HỒ
NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------

-----------

NGUYỄN VĂN DUY

KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ HỒ
NUÔI TRONG NÔNG HỘ TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH


: CHĂN NUÔI

MÃ NGÀNH

: 60.62.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ ðÌNH TÔN
PGS.TS. BÙI HỮU ðOÀN

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng ñược ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Duy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
ñến PGS.TS.Vũ ðình Tôn và PGS.TS. Bùi Hữu ðoàn người hướng dẫn khoa
học về sự giúp ñỡ nhiệt tình và ñầy trách nhiệm ñối với tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ñến TS. ðỗ ðức Lực ñã có những lời khuyên góp
phần giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể ñồng nghiệp của tôi tại Trung tâm
Nghiên cứu Liên ngành Phát triển Nông Thôn – Trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội, những người bạn ñã giúp ñỡ tôi trong công việc cũng như những lời
ñộng viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin cảm ơn người thân, gia ñình, bạn bè ñã ủng hộ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Duy

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................vii
MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài.............................................................................. 1
2. Mục ñích và ý nghĩa ................................................................................... 1
2.1. Mục ñích của ñề tài ................................................................................. 1
2.2. Ý nghĩa của ñề tài.................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận của ñề tài ........................................................................... 3
1.1.1. Phân loại ñộng vật và nguồn gốc của ñối tượng nghiên cứu ................. 3
1.1.2. Cơ sở di truyền các tính trạng ở gà ....................................................... 4
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm.......................... 7
1.1.4. Cở sở nghiên cứu tập tính của vật nuôi ............................................... 10
1.1.5. Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm....... 10
1.1.6. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh sản của gia cầm ........................ 11
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 21
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................... 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam ........... 25
Chương 2. ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 28
2.1. ðối tượng, thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu............................................. 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii



2.2.1. Khảo sát số lượng và sự phân bố của gà Hồ........................................ 28
2.2.2. ðặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ sinh sản ............................................ 28
2.2.3. Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà Hồ trong ñiều kiện chăn nuôi nông
hộ ................................................................................................................. 29
2.2.4. Năng suất sinh sản của gà Hồ ............................................................ 29
2.2.5. Chất lượng trứng gà Hồ ...................................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 30
2.3.1. Khảo sát số lượng và sự phân bố của gà Hồ........................................ 30
2.3.2. ðặc ñiểm ngoại hình gà Hồ sinh sản................................................... 31
2.3.3. Thành phần dinh dưỡng thức ăn gà Hồ trong ñiều kiện chăn nuôi nông
hộ ................................................................................................................. 31
2.3.4. Năng suất sinh sản của gà Hồ ............................................................. 31
2.3.5. Chất lượng trứng gà Hồ ...................................................................... 32
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 34
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 35
3.1. Số lượng, sự phân bố và ñặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ ....................... 35
3.1.1. Số lượng và sự phân bố của gà Hồ...................................................... 35
3.1.2. Ngoại hình gà Hồ ............................................................................... 37
3.1.3. Kích thước các chiều ño cơ thể gà Hồ sinh sản................................... 42
3.2.Tỷ lệ và thành phần dinh dưỡng thức ăn gà Hồ....................................... 44
3.3. Năng suất sinh sản của gà Hồ ................................................................ 46
3.3.1. Chỉ tiêu sinh sản ................................................................................. 46
3.3.2. Chất lượng trứng gà Hồ ...................................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .......................................................................... 56
1. Kết luận.................................................................................................... 56
2. ðề nghị..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC .................................................................................................... 63


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1. Số lượng gà Hồ tại thị Trấn Hồ.............................................................. 36
3.2. ðặc ñiểm ngoại hình của gà Hồ............................................................. 37
3.3. Kích thước chiều ño cơ thể gà Hồ sinh sản ............................................ 43
3.4. Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng cho gà Hồ trong nông hộ........................ 44
3.5. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn gà Hồ......................................... 45
3.6. Năng suất sinh sản của gà Hồ ................................................................ 46
3.7. Kết quả ấp nở trứng gà Hồ..................................................................... 48
3.8. Chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................. 49
3.9. Thành phần hóa học trong trứng gà Hồ.................................................. 52
3.10. Thành phần axit amin của trứng gà Hồ ................................................ 53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

3.1. Thị Trấn Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.................................... 35
3.2. Màu lông gà trống Hồ............................................................................ 38
3.3. Màu lông gà mái Hồ .............................................................................. 39
3.4. ðầu và mào gà Hồ ................................................................................. 40
3.5. Thân mình và ñuôi gà trống Hồ ............................................................. 41
3.6. Thân mình và ñuôi gà mái Hồ ............................................................... 41
3.7. Chân gà Hồ............................................................................................ 42

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS

Cộng sự

DVT

ðơn vị tính

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations


KL

Khối lượng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trước nhu cầu ñòi hỏi cấp bách của thị trường, ngành chăn nuôi gia cầm
ở nước ta ñã nhập và lai tạo những giống gà ngoại có năng suất, chất lượng
cao với những giống gà nội nhằm tăng năng suất chăn nuôi. Do vậy, các
giống gà ñịa phương dần bị thu hẹp và có nguy cơ tuyệt chủng. Theo báo cáo
kết quả bảo tồn nguồn gen của Viện Chăn nuôi, tính ñến 2009, trong danh
sách 87 giống vật nuôi bản ñịa và giống vật nuôi ngoại nhập bảo tồn ở Việt
Nam còn 83 giống, 4 giống ñã mất. Phân loại dựa trên tiêu chuẩn mức ñộ an
toàn của FAO nước ta có 10 giống gà trong ñó có 1 giống bị tuyệt chủng (gà
Văn Phú), 1 giống bị nguy kịch (gà ðông Tảo), 3 giống bị nguy hại (gà Ô Kê,
gà Lùn (Tè), gà H’mông). Có 9 giống vịt trong ñó có 3 giống bị nguy hại và 1
giống bị nguy kịch, có 3 giống bò trong ñó có 1 giống bị nguy hại (Theo Ban
chủ nhiệm ñề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia, 2004). Những giống gà
bản ñịa có những ñặc tích quý giá ñã ñược chọc lọc qua nhiều năm và thích
nghi với ñiều kiện tự nhiên tại ñịa phương.Tuy nhiên nguy cơ tuyệt chủng là
mối ñe dọa hàng ñầu ñến việc bảo tồn và phát triển các giống gà này. ðể ñóng
góp cơ sở khoa học cho việc ñánh giá một cách có hệ thống các giống gà ñịa
phương, ñồng thời góp phần tìm biện pháp thúc ñẩy sự phát triển chăn nuôi

các giống gà ñịa phương ở nước ta, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Khả năng sinh sản của gà Hồ nuôi trong nông hộ tại huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục ñích và ý nghĩa
2.1. Mục ñích của ñề tài
ðánh giá cơ cấu ñàn và khả năng sinh sản của gà Hồ, tìm ra các yếu tố

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


hạn chế và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất sinh sản.
2.2. Ý nghĩa của ñề tài
Thông qua nghiên cứu này, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững
giống gà Hồ quý hiếm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của ñề tài
1.1.1. Phân loại ñộng vật và nguồn gốc của ñối tượng nghiên cứu
1.1.1.1. Phân loại ñộng vật
ðã có nhiều nghiên cứu về loài gà và những nghiên cứu này ñã ñưa ra
ñược thông tin phân loại ñộng vật ñối với gà. Trong phân loại học, gà thuộc
lớp chim (Aves), bộ gà (Galliformes), họ trĩ (Fasianidea), giống gà (Gallus),
loài gà nuôi (Gallus gallus domestica).

Cụ thể gà thuộc:
Giới (kinhdom)

Animal

ðộng vật

Ngành (phylum)

Chordata

Có xương sống

Lớp (class)

Aves

Chim

Bộ (oder)

Galliformes



Họ (family)

Phasianidae

Trĩ


Chủng (genus)

Banquiva

Gallus

Loài (species)

Gallus gallus

Gà nhà

(Nguồn: Nguyễn Văn Thiện, 1995)
1.1.1.2. Nguồn gốc và sự thuần hóa của gà nhà
Các giống gà hiện nay ñược hình thành nên từ quá trình lai tạo, tiến hoá
lâu dài và phức tạp.Theo Neumeiste H (1978) sự thuần hoá gà ñầu tiên diễn ra
vào thời kỳ ñồ ðồng ở các thung lũng thuộc vùng sông Ấn. Trong các tượng
ñài kỷ niệm nền văn hoá cổ Ấn ðộ (3000 năm trước Công Nguyên), người ta
thấy có nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình mô tả về gà ở vùng Harappa,
thuộc miền bắc Ấn ðộ. Có nhiều giả thuyết cho rằng gà nhà ñược thuần hoá ñầu
tiên từ Ấn ðộ cách ñây hơn 5000 năm, ở Trung Quốc cách ñây hơn 3000 năm.
Sau ñó xuất hiện ở Ba Tư rồi ñến Mesopotami. Ở Tây Âu gà nhà xuất hiện cách
ñây gần 2500 năm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3



Ở Việt Nam ñã có những nghiên cứu về nguồn gốc và sự thuần hóa gà
nhà, các công trình nghiên cứu này ñã ñưa ra những kết luận có thể nói rằng
nước ta là một trong những trung tâm thuần hoá gà ñầu tiên của vùng ðông
Nam Á. Gà nhà ở nước ta bắt nguồn từ gà rừng Gallus Banquiva. Gà ñược
nuôi sớm nhất ở vùng Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây…cách ñây hơn 3000 năm
(Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994). Bên cạnh ñó cũng có những nghiên cứu
chỉ ra rằng gà nhà ở nước ta có nguồn gốc từ gà rừng Gallus Banquiva. Chúng
ñược thuần hoá sớm nhất ở Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn Tây. Cách ñây khoảng
3000 năm từ giống gà hoang ban ñầu, trải qua thời gian dài thuần hóa, nuôi
dưỡng và lai tạo nhân dân ta ñã tạo ra ñược nhiều giống gà khác nhau như gà
Chọi, gà ðông Tảo, gà Hồ, gà Mía và gà Ri...và ñược phân bố rộng rãi
(Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
Như vậy, thông qua các di chỉ khảo cổ với các niên ñại khác nhau
cùng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho phép khẳng ñịnh
Gallus Banquiva là tổ tiên của các giống gà nhà hiện nay. Trải qua hàng
nghìn năm thuần hoá và không ngừng chọn lọc ñã hình thành các giống gà
ñịa phương thích nghi tốt với ñặc ñiểm riêng biệt của từng quốc gia, của
từng vùng lãnh thổ, ñồng thời hình thành nên các giống gà theo các hướng
sản xuất khác nhau như hiện nay.
1.1.2. Cơ sở di truyền các tính trạng ở gà
Ở gà, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là 78, bao gồm 39 cặp nhiễm sắc thể,
trong ñó có 8 cặp nhiễm sắc thể lớn (macro chromosomes), 30 cặp nhiễm sắc thể
nhỏ (micro chromosomes) và một cặp nhiễm sắc thể giới tính. Gà trống có 78 cặp
nhiễm sắc thể với cặp nhiễm sắc thể giới tính là ZZ, gà mái có 77 cặp nhiễm sắc
thể với cặp nhiễm sắc thể giới tính là ZO. Bằng các tiến bộ trong kỹ thuật di
truyền tế bào, người ta ñã xác ñịnh ñược con mái dị giao tử với cặp nhiễm sắc thể
giới tính là ZW. Gà là ñối tượng ñầu tiên trong chăn nuôi ñược thiết lập bản ñồ
gen. Người ta ñã xác ñịnh ñược ở gà có 5 nhóm gen liên kết gồm 18 locus, kích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4


thước genom là 1200 cặp megabase (Phan Cự Nhân, 2000).
Lịch sử tiến hoá ở gia cầm ñã hình thành hàng loạt các tính trạng, có
thể phân chia các tính trạng gia cầm thành 2 loại là tính trạng chất lượng và
tính trạng số lượng. Tính trạng chất lượng là tính trạng di truyền biểu hiện
không liên tục hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác và bị chi phối bởi
ít genne. Các tính trạng chất lượng không hoặc ít bị tác ñộng của môi trường
và sự khác nhau trong biểu hiện của chúng là rất rõ rệt (Nguyễn Văn Thiện và
Nguyễn Khắc Quắc, 1998).
Bên cạnh ñó cũng có những kết quả nghiên cứu tương tự khẳng ñịnh tính
trạng số lượng là những tính trạng di truyền biểu hiện liên tục, do nhiều gen
chi phối. Nó là các tính trạng mà sự khác nhau giữa các cá thể là những sai
khác về mặt số lượng trong mức ñộ biểu hiện của tính trạng trong từng cá thể
và chỉ có thể phát hiện ñược sai khác bằng cách tính toán và cân ño. Ở gia súc
nói chung và gia cầm nói riêng có nhiều tính trạng số lượng mà người ta có
thể theo dõi ñược quy luật di truyền của chúng như tốc ñộ tăng trọng, tuổi ñẻ
trứng ñầu, sản lượng trứng, khối lượng trứng, khối lượng gà qua các tuần tuổi
và các chiều ño cơ thể ...(Hult F.B, 1978). Cũng theo tác giả này cho rằng, các
tính trạng chất lượng ñược di truyền theo các ñịnh luật cơ bản của Mendel:
quy luật di truyền trội - lặn, mỗi gen quy ñịnh một tính trạng và tác ñộng riêng
rẽ lên sự hình thành tính trạng hoặc do sự tương tác ñơn giản giữa 2 cặp gen,
quy luật di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính.
Bản chất di truyền các tính trạng số lượng là do nhiều gen ñiều khiển và
sự di truyền của chúng cũng phù hợp với các quy luật di truyền của Mendel.
Khi nghiên cứu bản chất di truyền các tính trạng số lượng cho thấy các tính
trạng số lượng do nhiều gen kiểm soát và mỗi alen của chúng có một hiệu ứng
nhỏ, riêng biệt và biểu hiện kiểu hình là kết quả cộng gộp của các hiệu ứng
của các alen, hay nói cách khác kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa

kiểu gen và môi trường (Lê ðình Trung và Nguyễn Hữu Lanh, 2000).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


P=G+E
Trong ñó:

P là giá trị kiểu hình (phenotype value )
G là giá trị kiểu gen (genotype vanlue)
E là sai lệch môi trường (environmental deviation)

Giá trị kiểu gen (G) bao gồm:
Giá trị cộng gộp A (additive value) ñây là thành phần quan trọng
nhất của kiểu gen vì nó cố ñịnh và di truyền ñược.
Sai lệch trội D (dominance deviation): là sự sai khác giữa giá trị kiểu gen
(G) và giá trị giống (A) của một kiểu gen nào ñó khi xem xét một locus duy nhất.
Sai lệch tương tác I (interaction deviation): là sai lệch có ñược do sự
tương tác giữa các gen thuộc các locus khác nhau khi kiểu gen gồm từ hai
locus trở lên.
G=A+D+I
Sai lệch

môi trường

gồm:

sai lệch


môi trường

chung Eg

(generalenvironmental deviation) và sai lệch môi trường riêng Es (special
environmental deviation).
E = Eg + Es
Trong di truyền số lượng kiểu gen của các cá thể thường ñược cấu tạo
từ nhiều locus, vì vậy có thể biểu thị giá trị kiểu hình như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Kiểu di truyền và môi trường ñều có tác ñộng ñến sự phát triển của tính
trạng. Tuy nhiên, sự biểu hiện của tính trạng qua nhiều kiểu hình, kiểu di
truyền quyết ñịnh các biến ñộng là chính còn lại do di truyền và ngoại cảnh
phối hợp tác ñộng. ðối với tính trạng số lượng, giá trị kiểu gen ñược tạo thành
do hiệu ứng nhỏ của các gen tập hợp lại cùng với các gen có hiệu ứng lớn.
Như vậy, năng suất của các giống vật nuôi là kết quả của mối tương tác
giữa yếu tố di truyền và môi trường ngoại cảnh. Có thể nói rằng gia súc, gia
cầm nhận ñược khả năng di truyền từ bố mẹ (kiểu gen), tuy nhiên, sự thể hiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


khả năng ñó thành kiểu hình lại phụ thuộc vào môi trường sống (ñiều kiện ñịa
lý, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng...)
Luận ñiểm này là cơ sở ñể tạo lập ñiều kiện môi trường ngoại cảnh
thích hợp, nhằm củng cố và phát huy tối ña khả năng di truyền của các giống
vật nuôi, ñặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm.
1.1.3. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng ngoại hình ở gia cầm
1.1.3.1. Màu sắc lông, da

Những tính trạng ngoại hình là yếu tố ñầu tiên ñể nhận dạng con giống.
Trong ñó màu sắc lông, da là mã hiệu của giống, nó là một tín hiệu quan trọng
ñể nhận dạng con giống (ðặng Hữu Lanh và cs, 1999). Ngoài ra tính trạng
này là chỉ tiêu quan trọng sử dụng trong chọn lọc gia cầm. Thông thường các
giống thuần thường có màu sắc ñồng nhất. Màu sắc lông, da do một số gen
kiểm soát nên có thể sử dụng phân tích di truyền ñể dự ñoán màu sắc lông, da
của ñời sau trong chọn lọc.
Sắc tố da, lông của gà ñược xác ñịnh bằng hai loại sắc tố chính là
xantofin và melanin. Xantofin là sắc tố màu vàng, ñược lấy từ thức ăn, nó chỉ
nằm ở da, những cá thể có sắc vàng ở da, mỏ và cổ chân ñều ñồng hợp thể theo
gen mà alen trội của nó (W). Melanin có ở da và gốc lông xuất hiện không phụ
thuộc vào lứa tuổi (Jonhason I, 1972). ða dạng về màu lông là một trong những
ñặc ñiểm ngoại hình của nhiều giống gà nội, màu lông phổ biến ở gà mái là màu
lông vàng sẫm hoặc vàng nhạt còn gà trồng có màu lông ñỏ tía (Nguyễn Bá Mùi
và cs, 2012). Tuy nhiên mỗi giống gà khác nhau ñều có kiểu lông, da và màu sắc
nhận diện khác nhau. ðối với gà Lông Cằm thì gà trống có hai màu lông chính là
màu lông ñỏ tía và ñỏ nâu, gà mái có các lông chính như màu vàng rơm, vàng
nâu, ñen (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012). Gà hồ mới nở chỉ có hai màu lông cơ
bản là vàng nhạt và nâu nhạt, trong ñó chủ yếu là màu vàng nhạt. ðối với gà
trưởng thành, gà trống Hồ có hai màu lông cơ bản là màu ñen (mã lĩnh) và màu
mận chín (mã mận). Gà mái Hồ trưởng thành có ba màu lông cơ bản là trắng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


vàng (mã thó), nâu sọc (mã sẻ) và nâu nhạt (mã nhãn) (Bùi Hữu ðoàn và
Nguyễn Văn Lưu, 2006). Theo Nguyễn Chí Thành và cs (2009) gà Hồ trống
trưởng thành có màu mận chín (mã mận), màu ñen (mã lĩnh), gà mái có màu ñất
thó (mã thó), màu quả nhãn (mã nhãn), màu chim xẻ (mã xẻ). Gà ðông Tảo

trống có màu mận chín pha màu ñen (mã mận), màu ñen nhiều hơn (mã lĩnh), gà
mái lông màu vàng nhạt, màu nâu nhạt. ðối với gà Mía con trống lông chủ yếu
có màu mận chín, còn lại là lông ñen, gà mái có màu lông lá chuối khô.
1.1.3.2. ðầu gà
ðầu gà là một chỉ tiêu quan trọng trong việc ñánh giá sức sản xuất của
gà. Cấu tạo xương ñầu có ñộ tin cậy cao trong việc ñánh giá gia cầm. Da mặt
và các phần phụ của ñầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô ñỡ và
mô liên kết. Gà trống có loại hình ñầu gần giống gà mái sẽ có tính năng sinh dục
kém, gà mái có loại hình ñầu giống gà trống sẽ không cho năng suất trứng cao,
trứng ñẻ ra thường không có phôi (Brandsch và Bichel H,1978).
1.1.3.3. Mào gà
Mào là ñặc ñiểm sinh dục thứ cấp, có thể dùng ñể phân biệt trống mái.
Mào gà rất ña dạng cả về hình dáng, kích thước, màu sắc và ñặc trưng cho
từng giống. Dựa vào hình dạng, người ta phân ra các loại mào như mào cờ,
mào hạt ñậu, mào hoa hồng, mào nụ (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994). Theo
Nguyễn Chí Thành và cs (2009) gà Hồ thường có mào xuýt, mào nụ. Gà ðông
Tảo có các kiểu mào như mào kép, mào nụ, mào « hoa hồng », mào « bèo
dâu ». Gà mía có kiểu mào ñơn (mào cờ), tích tai chảy. Cùng với ñó là những
nghiên cứu chỉ ra ñặc ñiểm mào của các giống gà ñịa phương khác. ðối với
gà Hồ nếu là gà trống thì có mào nụ (mào sít), gà mái có mào « trái dâu » (Bùi
Hữu ðoàn và Nguyễn Văn Lưu, 2006). ðối với gà Lông Cằm tại Lục Ngạn
Bắc Giang có các kiểu mào như mào cờ, mào hoa hồng, mào hồ ñào, mào hạt
ñậu (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


1.1.3.4. Chân gà

Chân gia cầm thường có 4 ngón, cổ, bàn và ngón chân thường có vảy
sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ còn gân và da. Chân thường có móng và cựa.
Cựa có vai trò trong việc ñấu tranh sinh tồn của loài (Trần Kiên và Trần Hồng
Việt, 1998). Các giống gà khác nhau có kiểu chân và màu sắc da chân khác
nhau. Gà Lông Cằm có hai màu da chân cơ bản là màu vàng và vàng nhạt
(Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012). Chân gà ðông Tảo rất to và xù xì, có vảy thịt
màu vàng viền ñỏ, trong khi ñó gà Hồ có chân nhỏ hơn, bề mặt trơn nhẵn,
không xù xì như gà ðông Tảo (Nguyễn Chí Thành và cs, 2009).
1.1.3.5. Hình dáng và tầm vóc của gà
Các ñặc ñiểm về ngoại hình của gia cầm là những ñặc ñiểm ñặc trưng
cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Từ những mục tiêu sản xuất khác nhau mà con người tạo ra những giống gà
theo từng mục tiêu ñó, dẫn ñến hình thành các giống gà với ngoại hình
khác nhau. Gia cầm hướng trứng có hình dáng thon, nhỏ, khối lượng cơ thể
thấp, ñầu nhỏ, cổ dài, nhanh nhẹn. Gia cầm hướng thịt có thân hình to,
ngực nở, ñùi, lườn rất phát triển, dáng nặng nề, khối lượng cơ thể lớn. Gia
cầm kiêm dụng có hình dáng trung gian giữa gia cầm hướng trứng và
hướng thịt. Theo Bùi Hữu ðoàn và Nguyễn Văn Lưu (2006) gà Hồ có tầm
vóc tương ñối lớn, thô. Gà có thân dài kết cấu chắc khỏe, gà trống có «ñầu
công, mình cốc, cánh hình vỏ trai, ñuôi hình nơm », gà mái ngực nở, chân
cao vừa phải. Bên cạnh ñó là kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Chí Thành
và cs, 2009) cũng cho rằng gà Hồ có thân hình to, cao trường, chân cao,
vảy chân màu ñỗ lành. Gà ðông Tảo có thân hình to, thô, ñùi dài, vòng
chân to, vảy thịt to màu vàng viền ñỏ nhạt, ngón chân múp míp, vảy chân
vàng nhạt. Gà Mía có thân hình to, dài, hình chữ nhật, chân hơi cao và nhỏ
hơn gà ðông Tảo và gà Hồ, vảy chân màu vàng nhạt.
Cùng với việc xem xét ngoại hình qua ñánh giá cảm quan, chúng ta có

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9


thể sử dụng các chiều ño ñể ñánh giá năng xuất của gà. Theo Brands H và
Bichel H (1978) cho biết, giữa khối lượng cơ thể và các chiều ño có mối
tương quan dương.
1.1.4. Cở sở nghiên cứu tập tính của vật nuôi
Tập tính (behaviour) là các hoạt ñộng, phản ứng trả lời kích thích ở các
loài ñộng vật hay tất cả các hành vi trong cuộc sống của chúng. Tập tính phản
ánh toàn bộ hoạt ñộng sống của ñộng vật, biểu hiện các mối quan hệ giữa ñộng
vật với môi trường tự nhiên với các cá thể khác cùng loài hoặc khác loài, tập tính
vô cùng ña dạng, gắn bó hữu cơ với cả quá trình tiến hoá của ñộng vật, với các
biến ñổi của môi trường (Phan Cự Nhân và Trần ðình Miên, 1999).
Tập tính của vật nuôi bao gồm tập tính bẩm sinh là kết quả của chọn lọc
tự nhiên, tập tính tiếp thu là những tập tính ñược hình thành do bắt chước
hoặc qua huấn luyện của con người và tập tính hỗn hợp.
Nghiên cứu tập tính ñộng vật có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết và
thực tiễn. Việc nắm vững cơ sở khoa học của tập tính vật nuôi giúp các nhà
chăn nuôi trong việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh có hiệu quả hơn. Tập tính
ñảm bảo cho sự tồn tại của loài trước môi trường vốn luôn biến ñộng. Mặt
khác, mục ñích cơ bản của ngành chăn nuôi là năng suất, ñiều này liên quan
trực tiếp tới trạng thái sinh lý tối ưu của vật nuôi, trạng thái ñó biểu hiện bên
ngoài bằng các ñặc ñiểm tập tính.
Tập tính của ñộng vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tính di
truyền và chọn lọc, nhiệt ñộ, ánh sáng, ẩm ñộ, thời gian và các chu kỳ tự
nhiên khác (Phan Cự Nhân, 1998).
1.1.5. Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp tới cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ
thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch

tễ, chuồng trại...). Theo Lê Viết Ly (1995) cho biết ñộng vật thích nghi tốt thể

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt,
sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp.
Sức sống ñược xác ñịnh bởi tính di truyền, ñó là khả năng có thể chống
lại những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch
bệnh (Jonhanson, 1972).
Sự giảm sức sống ở giai ñoạn hậu phôi có thể do tác ñộng của các gen
nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác ñộng của môi trường (Brandsch H và
Bichel H, 1978). Các giống vật nuôi nhiệt ñới có khả năng chống bệnh truyền
nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ ôn ñới
(Trần ðình Miên và cs, 1994); (Nguyễn Văn Thiện, 1995).
1.1.6. Cơ sở nghiên cứu các tính trạng sinh sản của gia cầm
1.1.6.1. Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt ñầu hoạt ñộng sinh dục và có khả
năng tham gia quá trình sinh sản. Ở gà mái tuổi thành thục là tuổi ñẻ quả
trứng ñầu tiên ñối với từng cá thể hoặc ñược xác ñịnh theo tuổi ñạt tỷ lệ ñẻ
5% ñối với mỗi ñàn gà (Trần Thị Mai Phương, 2004).
Thể trạng và ñộ dài ngày chiếu sáng cũng có ảnh hưởng ñến khả năng
thành thục sinh dục. Thời gian gà ñẻ mạnh là vào những ngày ngắn của vụ thu
ñông. Tuổi ñẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ ñến khối lượng cơ thể ở một
thời ñiểm nhất ñịnh. Những gia cầm có khối lượng nhỏ thường có tuổi thành
thục sớm hơn những gia cầm có khối lượng lớn. Ngoài ra sự biến ñộng trong
tuổi thành thục sinh dục còn bị chi phối bởi các yếu tố ảnh hưởng ñến sinh
trưởng, phát triển như tiêm phòng vác xin cho gà sẽ dẫn ñến ñẻ lùi quả trứng ñầu

tiên. Khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng mạnh ñến chỉ tiêu này (Jonhanson I, 1972).
Tuổi thành thục sinh dục của gà khoảng 170 - 180 ngày, biến ñộng
trong khoảng 15 - 20 ngày. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ
thuộc vào giống và môi trường nuôi dưỡng. Các giống gà khác nhau thì tuổi
thành thục về tính cũng khác nhau. Tuổi ñẻ quả trứng ñầu của gà Ri là 135 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


144 ngày (Nguyễn Văn Thạch, 1996). Theo Bùi Hữu ðoàn và Nguyễn Văn
Lưu (2006) gà Hồ có tuổi thành thục muộn (248,1 ngày) khi khối lượng gà
mái tương ñối lớn (2,3 kg). Kết quả nghiên cứu của (Nguyễn Chí Thành và cs,
2009) cũng chỉ ra rằng tuổi thành thục của gà Hồ là 288,45 ngày, gà ðông
Tảo là 194,32 ngày và tuổi thành thục của gà Mía là 188,17 ngày. Tương ứng
là khối lượng của gà khi thành thục về tính ñối với gà Hồ (2,56 kg), gà ðông
Tảo (2,52 kg) và gà Mía (1,72 kg).
1.1.6.2. Năng suất trứng
Khả năng sinh sản của gia cầm ñược thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng trứng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, tỷ lệ ñẻ, khả năng
thụ tinh và kết quả ấp nở. ðối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng
sinh sản cũng khác nhau.
Sức ñẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,
mỗi yếu tố ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng ở mức ñộ nhất ñịnh. Một số yếu tố
chính ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng của gia cầm như các yếu tố di truyền cá
thể, giống, dòng gia cầm, tuổi, chế ñộ dinh dưỡng, ñiều kiện ngoại cảnh
(Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
Năng suất trứng là sản lượng trứng ñẻ ra trong một khoảng thời gian nhất
ñịnh. ðó là một tính trạng di truyền phản ánh chất lượng giống, phụ thuộc
nhiều vào ñiều kiện ngoại cảnh. Theo Brandsch H và Bichel H (1978) cho
biết, sản lượng trứng ñược tính ñến 500 ngày tuổi, cũng có thể ñược tính theo

năm (lịch sinh học) (365 ngày tính từ ngày ñẻ quả trứng ñầu tiên).
Năng suất trứng phụ thuộc vào loài, giống, hướng sản xuất, ñặc ñiểm cá
thể, tuổi, mùa vụ và kỹ thuật nuôi dưỡng… Năng suất trứng năm ñầu là cao,
những năm sau giảm 10 - 20% so với năm trước.Tuổi và năm ñẻ của gia cầm
có liên quan và ảnh hưởng ñến sản lượng trứng/năm. Theo Trần ðình Miên và
cs (1975) cho biết, quy luật ñẻ trứng của gia cầm thay ñổi theo tuổi và có sự
khác nhau giữa các loài.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


Mùa vụ, yếu tố khí hậu, thời tiết, ñộ dài ngày, nguồn thức ăn tự nhiên …
có ảnh hưởng lớn ñến sức ñẻ trứng, ñặc biệt là ñối với gia cầm nuôi theo
phương thức quảng canh hoặc bán thâm canh. Chế ñộ chiếu sáng có vai trò
trong sự ñiều khiển cường ñộ ñẻ của gia cầm. Ngày chiếu sáng từ 13 - 14 giờ
ñược coi là giới hạn ñảm bảo cho gà có sức ñẻ trứng cao, vào mùa xuân gà có
khả năng ñạt năng suất trứng cao nhất. Trong chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn
nuôi thâm canh việc tạo ra các ñiều kiện thuận lợi về tiểu khí hậu chuồng nuôi
và xác lập một khẩu phần ñầy ñủ và cân ñối các chất dinh dưỡng sẽ ñảm bảo
sức sản xuất tối ña, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.6.3. Sức ñẻ trứng
ðây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh năng lực sản xuất và khả năng
tái tạo ñàn gia cầm. Theo Brandsch H và Bichel H (1978) cho rằng, ngoài các
yếu tố như ñã nói ở trên, có 5 yếu tố di truyền cá thể ảnh hưởng ñến sức ñẻ
trứng của gia cầm:
+ Tuổi ñẻ quả trứng ñầu
+ Cường ñộ ñẻ (chu kỳ ñẻ trứng)
+ Tần số thể hiện bản năng ñòi ấp
+ Thời gian nghỉ ñẻ mùa ñông

+ Tính ổn ñịnh của sự ñẻ trứng
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trứng trong một thời gian ngắn, trong thời
gian này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường, nó ñược tính bằng số
trứng ñẻ ra liên tục không nghỉ, cường ñộ ñẻ trứng liên quan chặt chẽ với thời
gian chiếu sáng chuồng nuôi. Cường ñộ ñẻ trứng có mối tương quan chặt chẽ
với sức ñẻ trứng cả năm.
Bản năng ñòi ấp do yếu tố di truyền chi phối sức ñẻ trứng. Các giống,
các dòng có sự thể hiện bản năng này khác nhau. Các dòng nhẹ cân ít ñòi ấp
hơn trong khi các giống nặng cân thể hiện mạnh hơn. Bản năng ñòi ấp cũng bị
ảnh hưởng của môi trường rất rõ rệt. Các dòng ham ấp ñều có sức ñẻ kém
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


hơn, vì vậy có thể loại bỏ bản năng ñòi ấp ñể nâng cao sức ñẻ trứng (Brandsch
H và Bichel H, 1978). Cũng theo nhóm tác giả này cho rằng nghỉ ñẻ cũng là
yếu tố tác ñộng tới sức ñẻ trứng. Thời gian nghỉ ñẻ ngắn hay dài ảnh hưởng
trực tiếp ñến số trứng ñẻ cả năm. ðộ dài thời gian ñẻ thường ñược quan sát từ
năm ñẻ ñầu và ñược tính từ lúc ñẻ quả trứng ñầu tiên cho ñến lúc thay lông
hoàn toàn. Giữa sự thành thục về tính và thời gian ñẻ có mối tương quan
nghịch rõ rệt, ñồng thời giữa thời gian ñẻ trứng và sức ñẻ trứng có mối tương
quan rất chặt chẽ.
1.1.6.4. Tỷ lệ ñẻ
Các nhà khoa học cho rằng không thể ñánh giá sản lượng trứng hàng năm
bằng tỷ lệ ñẻ mà chỉ ñể ñánh giá ñàn mái có tỷ lệ ñẻ cao hay thấp.
Tỷ lệ ñẻ trứng của gia cầm phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường
như nhiệt ñộ, thời tiết, thời gian chiếu sáng, chế ñộ nuôi dưỡng chăm sóc.
1.1.6.5. Các ñặc ñiểm của trứng gia cầm
- Khối lượng trứng

Khối lượng trứng là cơ sở ñể ñánh giá sản lượng trứng tuyệt ñối của một
cá thể hay một ñàn. Khối lượng trứng có mối tương quan nghịch với năng
suất trứng, tương quan thuận với tuổi thành thục sinh dục và khối lượng cơ
thể. Khối lượng trứng phụ thuộc vào loài, giống, tuổi ñẻ, tuổi thành thục sinh
dục, khối lượng cơ thể, cường ñộ ñẻ trứng, các tính trạng bên ngoài của trứng.
Trong phạm vi một giống thì gà nhẹ cân hơn ñẻ trứng bé hơn, những gà sớm
thành thục sinh dục ñẻ trứng nhỏ hơn những gà thành thục sinh dục muộn.
Ngoài ra, khối lượng trứng còn phụ thuộc vào mùa vụ, thức ăn, hoạt ñộng của
tuyến giáp và các loại thuốc dùng ñể chữa bệnh. Khối lượng trứng chịu ảnh
hưởng của một số lượng lớn các gene. Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp,
những quả trứng có khối lượng xung quanh khối lượng trung bình của giống
luôn có kết quả ấp nở tốt nhất. Khối lượng trứng càng xa trị số trung bình tỷ
lệ nở càng thấp hơn. Nguyên nhân sinh lý của hiện tượng này là sự mất cân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


ñối giữa các thành phần cấu tạo của trứng. Ngoài ra ở những quả trứng quá
lớn hay quá nhỏ, diện tích bề mặt tính trên một ñơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn
hay lớn hơn so với các quả trứng trung bình, ñiều ñó ñã ảnh hưởng ñến sự hao
hụt khối lượng trứng trong thời gian ấp nên ñã ảnh hưởng ñến kết quả ấp nở
(Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
- Hình dạng trứng
Hình dạng trứng của các loài, giống gia cầm khác nhau thì khác nhau,
nó phụ thuộc vào ñặc ñiểm di truyền, cấu tạo của ống dẫn trứng và ñặc ñiểm
co bóp của ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng. Chỉ số hình dạng ñược
tính bằng công thức D/d hoặc d/D (trong ñó D – là ñường kính lớn và d – là
ñường kính nhỏ của trứng). Chỉ số này trung bình ở trứng gà là 1,32 và dao
ñộng từ 1,13 - 1,67, ở trứng vịt trung bình là 1,30 dao ñộng từ 1,20 - 1,58

(Nguyễn Thị Mai và cs, 2009). Trong lựa chọn trứng ấp thì những trứng có
chỉ số hình dạng xung quanh trị số trung bình của dòng, giống là tốt nhất.
Trứng có chỉ số hình dạng càng xa số trung bình thì tỷ lệ nở càng kém hơn.
Trứng ấp cần phải loại bỏ những trứng có hình dạng không bình thường hay
còn gọi là trứng dị hình như: trứng vỏ mềm, trứng giả, trứng hai lòng ñỏ,
trứng ở trong trứng, trứng biến dạng.
Hình dạng trứng có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong tiêu thụ, vận
chuyển, bảo quản mà còn liên quan chặt với tỷ lệ ấp nở. Chỉ số hình dạng
trứng là một trong những căn cứ ñể ñánh giá chất lượng bên trong của trứng.
- Màu sắc và chất lượng vỏ trứng
Màu sắc vỏ trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao (0,55 - 0,75).
Màu sắc vỏ trứng do sắc tố ở phần tử cung của ống dẫn trứng quyết ñịnh. Màu
sắc vỏ trứng gia cầm có rất nhiều loại: vàng, nâu ñỏ, xanh, trắng, ñốm. Thường
những quả trứng ñẻ ñầu chu kỳ có màu ñậm hơn. Màu sắc vỏ trứng khác nhau
tuỳ theo giống, dòng gia cầm. Thực tế màu sắc vỏ trứng không ảnh hưởng ñến
chất lượng trứng song nó có ảnh hưởng ñến thao tác kỹ thuật trong kiểm tra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


trứng ấp và thị hiếu của người tiêu dùng (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009).
Chất lượng vỏ trứng hay ñộ bền vỏ trứng ñược ñánh giá thông qua các chỉ
tiêu như ñộ chịu lực, ñộ dày vỏ và mật ñộ lỗ khí. ðộ dày vỏ trứng có ý nghĩa
quan trọng cả về kỹ thuật và kinh tế. Nó quan hệ ñến tỷ lệ dập vỡ trong quá
trình thao tác ñóng gói, ấp trứng, vận chuyển và ảnh hưởng ñến tỷ lệ nở. ðộ
dày vỏ trứng biến ñộng trong khoảng 0,20 - 0,6 mm. ðộ dày vỏ của trứng gà
phải lớn hơn 0,32mm. ðộ dày vỏ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng
quan trọng nhất là hàm lượng canxi phốt pho và vitamin D trong khẩu phần
cũng như mùa vụ trong năm. ðộ bền vỏ trứng gà ñược coi là tốt khi ñộ chịu

lực >3kg, mật ñộ lỗ khí trung bình 130/cm2, ñường kính lỗ khí 17 - 25µ
(Nguyễn Thị Mai và cs, 2009). Vỏ trứng quá mỏng hay quá dày ñều ảnh
hưởng ñến khả năng ấp nở của gà. ðộ bền vỏ trứng ñược ñánh giá qua hai chỉ
tiêu là ñộ dày và ñộ xốp của vỏ.
- Chất lượng lòng trắng và lòng ñỏ
Lòng trắng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước, khoáng và
tham gia cấu tạo da, lông trong quá trình phát triển cá thể ở giai ñoạn phôi.
Bằng các dụng cụ chuyên dụng chúng ta ño ñược chiều cao của lòng ñỏ
(H) và ñường kính của nó (D). Từ ñó người ta xác ñịnh ñược tỷ số giữa chiều
cao lòng ñỏ và ñường kính lòng ñỏ, tỷ số này gọi là chỉ số lòng ñỏ, nó ñược
tính bằng công thức (chỉ số lòng ñỏ = H/D). Chỉ số lòng ñỏ biểu hiện trạng
thái và chất lượng của lòng ñỏ, chỉ số này càng cao càng tốt, trứng gia cầm
tươi chỉ số này là 0,4 - 0,5 (Nguyễn Thị Mai và cs, 2009). Chỉ số này thay ñổi
phụ thuộc vào ñặc ñiểm loài, giống, cá thể, nó giảm dần theo thời gian bảo
quản trứng. Chỉ số lòng ñỏ cao thì trứng tốt, chỉ số này giảm xuống 0,33 thì
trứng bị biến dạng (Jonhanson, 1972).
Màu sắc lòng ñỏ phụ thuộc vào hàm lượng caroten trong thức ăn và sắc
tố trong cơ thể gia cầm. Lòng ñỏ chiếm 31,6% khối lượng trứng, bao gồm
17% protein, 33% lipit, 1% gluxit, 1,2% khoáng còn lại là nước (Brandsch H
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


×