Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu đầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.9 KB, 125 trang )


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI












NGUYỄN THỊ THU HÀ





NGHIÊN CỨU ðẦU TƯ CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH







LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI – 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI












NGUYỄN THỊ THU HÀ




NGHIÊN CỨU ðẦU TƯ CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN ðÌNH THAO






HÀ NỘI – 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

ii

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Toàn bộ Số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng ñược sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñều ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013
Học viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu Hà





















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát
Triển Nông Thôn đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng
đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.Trần
Đình Thao đã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi những
hướng đi cụ thể, giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Thuận Thành, ban lãnh đạo các ngành các cấp,
các phòng ban của huyện, các đơn vị hoạt động kinh tế, hoạt động sự nghiệp đóng
trên địa bàn cùng những người dân tại địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm
hiểu cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi trong quá trình nghiên cứu
đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi
trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013
Học viên thực hiện



Nguyễn Thị Thu Hà






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv

MỤC LỤC

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục đồ thị ix
Danh mục hộp ix
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu. 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
2.1.2 Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp 7
2.2 Cơ sở thực tiễn 18
2.2.1 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của một số nước
trên thế giới 18
2.2.2 Thực trạng về đầu tư công cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam 22
2.3 Một số bài học kinh nghiệm về đầu tư công cho phát triển nông
nghiệp ở Việt Nam. 25
PHẦN III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đặc điểm huyện Thuận Thành 27

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Thuận Thành 27
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.1.3 Nhận xét chung 43
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 43
3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 48
3.2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 48
PHẦN VI - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
4.1 Thực trạng đầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện
Thuận Thành. 50
4.1.1 Tình hình đầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp. 50
4.1.2 Tình hình đầu tư công cho ngành thủy sản 54
4.1.4 Đầu tư cho các lĩnh vực khác trong triển khai nông nghiệp huyện 55
4.2 Kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp tại huyện Thuận Thành 60
4.2.1 Kết quả đầu tư cho ngành trồng trọt 60

4.2.2 Kết quả đầu tư cho chăn nuôi 65
4.2.3 Kết quả ngành nuôi trồng thủy sản 69
4.3 Ảnh hưởng của đầu tư công trong phát triển nông nghiệp huyện
Thuận Thành 72
4.3.1 Hiệu quả từ đầu tư công cho phát triển nông nghiệp tại huyện 72
4.3.2 Ảnh hưởng của đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện 75
4.4 Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp huyện Thuận Thành 79
4.4.1 Định hướng đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của huyện 79
4.4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp ở huyện 84
PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Kiến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 94


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân
CC Cơ cấu
CLC Chất lượng cao
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
DT Diện tích
ĐTC Đầu tư công
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư

KHCN Khoa học công nghệ
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSĐP Ngân sách địa phương
NSNN Ngân sách nhà nước
NSTW Ngân sách trung ương
SL Số lượng
TM-DV Thương mại-dịch vụ
UBND Ủy ban nhân dân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình sử dụng đất tại huyện Thuận Thành giai đoạn 2010-2012
(tại thời điểm 31/12 các năm 2010-2012) 31
3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Thuận Thành giai đoạn (2010
– 2012) 37
3.3 Một số cơ sở hạ tầng chủ yếu của huyện 38
3.4 Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế của huyện Thuận Thành qua 3
năm (2010 - 2012) 42
3.5 Thông tin thứ cấp được thu thập 44
3.6 Đối tượng và phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 47
4.1 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành trồng trọt tại huyện Thuận
Thành từ năm 2010 – 2012 51
4.2 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành chăn nuôi huyện Thuận

Thành từ năm 2010 – 2012 53
4.3 Đầu tư công cho nuôi trồng thủy sản huyện Thuận Thành từ năm
2010-2012 54
4.4 Đầu tư công cho các lĩnh vực khác trong phát triển nông nghiệp huyện
Thuận Thành từ năm 2010-2012 55
4.5 Kết quả đầu tư công phát triển thủy lợi huyện Thuận Thành 61
4.6 Đánh giá của Hộ nông dân và chủ Trang trại về thủy lợi 62
4.7 Kết quả phát triển giống cây trồng huyện Thuận Thành từ năm (2010
đến năm 2012) 64
4.8 Đánh giá của Hộ nông dân và chủ Trang trại về bảo vệ thực vật 65
4.9 Kết quả tiêm phòng vacxin huyện Thuận Thành năm 2012 66
4.10 Đánh giá của Hộ nông dân và chủ Trang trại về dịch vụ thú y 66
4.11 Đầu tư phát triển giống vật nuôi CLC huyện Thuận Thành 67
4.12 Kết quả Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2012 69

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii

4.13 Kết quả đầu tư công cho khuyến nông trong phát triển nông nghiệp
huyện Thuận Thành 69
4.14 Đánh giá của Hộ nông dân và chủ Trang trại về khuyến nông 72
4.15 Kết quả đầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp phân theo
loại trồng trọt chăn nuôi huyện Thuận Thành 2010 – 2012 73
4.16 Hiệu quả của đầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp phân
theo loại trồng trọt chăn nuôi huyện Thuận Thành 2010 – 2012 75
4.17 Ảnh hưởng của đầu tư công đến phát triển sản xuất nông nghiệp
huyện Thuận Thành giai đoạn 2010 – 2012 75
4.18 Ảnh hưởng của ĐTC đến phát triển sản xuất ngành trồng trọt 76
4.19 Ảnh hưởng của đầu tư công đến phát triển sản xuất ngành chăn nuôi
tại huyện Thuận Thành giai đoạn 2010 – 2012 76

4.20 Ảnh hưởng của đầu tư công đến phát triển sản xuất ngành nuôi trồng
thủy sản tại huyện Thuận Thành giai đoạn 2010 – 2012 77
4.21 Đánh giá của người dân về tác động đầu tư công cho nông nghiệp 78
4.22 Dự báo giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Thuận Thành 81

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ix

DANH MỤC ðỒ THỊ


STT Tên đồ thị Trang

4.1 Đầu tư công cho các lĩnh vực ngành công nghiệp 56
4.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 57
4.3 Tình hình đầu tư nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp huyện Thuận
Thành từ năm 2010-2013 58




DANH MỤC HỘP


STT Tên hộp Trang

4.1 Khuyến nông đã đưa giống ngô năng suất cao về cho bà con 71
4.2 Ý kiến của cán bộ khuyễn nông 83



















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

PHẦN I - MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Hơn hai mươi năm sau đổi mới, Việt Nam đang chuyển mình từng ngày, nền
kinh tế bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định. Tuy nhiên, sự
phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh tế. Khu vực
nông thôn còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều. Để
phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định
chính là chính sách đầu tư của nhà nước. Đầu tư công là một trong hai lĩnh vực đầu tư
trong nền kinh tế. Ở các vùng khó khăn, các đơn vị tư nhân thường e ngại trong đầu tư
do lo sợ rủi ro, vì vậy, ở những vùng này, đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huyện là yếu tố

căn bản tiền đề cho sự phát triển “cất cánh”. Đầu tư công sẽ tạo ra môi trường thuận
lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát huy
hết khả năng của mình, cùng tham gia vào quá trình phát triển chung của cộng đồng.
Xuất phát từ một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, huyện Thuận Thành
tỉnh Bắc Ninh không ngừng phát triển, góp phần chung cùng các huyện, thị xã,
thành phố trong tỉnh đã và đang tạo ra bước ngoặt mới, tạo nền tảng vững chắc để
tỉnh Bắc Ninh phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Thuận Thành là một huyện đồng bằng, nằm ở Phía Nam của Tỉnh Bắc Ninh,
trung tâm huyện cách Thủ đô Hà Nội 25 km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành
phố Bắc Ninh khoảng hơn 10 km, là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và
đông dân thứ hai ở Bắc Ninh với diện tích đất tự nhiên là 117,910 km
2,
, dân số là
153.216 người. Với rất nhiều các điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông
nông ngiệp.
Trong những năm qua, huyện Thuận Thành đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư
của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình dự án
lớn. Nhưng do các cấp các ngành tại địa phương vẫn chưa quan tâm đúng mức đến
phát triển sản xuất nông nghiệp lên dẫn tới trong thời gian vừa qua đã xảy ra tình trạng:
Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chuyển dịch cơ cấu

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

cây trồng trong nội bộ đất nông nghiệp còn chậm, diện tích một số cây trồng không
đạt kế hoạch đề ra Đã từ lâu, các chương trình đầu tư công đã được các tạp chí,
phương tiện truyền thông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một
nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đánh giá và đề ra định hướng nhằm tăng hiệu quả
đầu tư công cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Thuận Thành. Như vậy, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, đầu tư công cho phát triển sản xuất nông nghiệp của

huyện hiện nay như thế nào? và còn những bất cập gì?
Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển sản xuất nông nghiệp của
huyện Thuận Thành sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời nghiên
cứu sẽ là cơ sở thực tiễn cho định hướng chính sách đầu tư của chính phủ, chính
quyền các cấp để phát triển kinh tế của huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
ñầu tư công trong phát triển sản xuất nông nghiệp ở huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đúng đắn ảnh hưởng của đầu tư công cho phát triển
nông nghiệp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đề xuất được các định hướng
giải pháp phù hợp để tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển nông
nghiệp của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát
triển nông nghiệp của huyện.
- Phân tích thực trạng đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của huyện.
- Đánh giá ảnh hưởng đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của huyện.
- Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường đầu tư công cho phát triển
nông nghiệp của huyện.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi được đặt ra trong quá trình nghiên cứu là :
- Một là, Ảnh hưởng của đầu tư công đến phát triển nông nghiệp ở cấp
huyện được dựa trên cơ sở lý luận nào?
- Hai là, Thực trạng đầu tư công cho nông nghiệp của huyện Thuận Thành

hiện nay như thế nào? có những bất cập gì?
- Ba là, Những giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả đầu tư công cho
nông nghiệp ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là gì?
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư công
cho phát triển nông nghiệp, đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư công cho phát
triển nông nghiệp ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng khảo sát là các đơn vị cung cấp tiếp nhận và thực hiện nguồn đầu
tư công cho phát triển nông nghiệp ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho nông
nghiệp, những vấn đề và thực trạng đầu tư công cho nông nghiệp ở huyện Thuận
Thành tỉnh Bắc Ninh, tập trung vào một số chương trình trọng điểm đã và đang
được triển khai ở huyện.
*Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
*Phạm vi thời gian
- Các dữ liệu phục vụ đánh giá ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thu
thập tại huyện Thuận Thành ở các tài liệu đã được công bố từ năm 2000 – 2012,
- Các dữ liệu phục vụ cho khảo sát ở xã đại diện sẽ thu thập trong năm 2010–
2012 và số liệu thu thập điều tra trực tiếp từ các cơ quan đầu tư và đối tượng tiếp
nhận đầu tư (thông qua phỏng vấn, phiếu điều tra ).
- Các giải pháp đề xuất sẽ áp dụng từ nay cho đến 2015.
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 6/2012 đến tháng 11/2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4


PHẦN II - TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của ñề tài
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 ðầu tư
Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng
nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hy sinh”. Từ đó, có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh
những cái gì đó ở hiện tại có thể là ( tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ )
nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Theo cách hiểu chung nhất, có thể định nghĩa: ðầu tư là việc xuất vốn hoạt
ñộng nhằm thu lợi. Theo ñịnh nghĩa này mục tiêu là các lợi ích mà nhà ñầu tư mong
muốn mà phương tiện của họ là vốn ñầu tư xuất ra.
2.1.1.2 ðầu tư công
Việc gia tăng tư bản tư nhân được gọi là đầu tư tư nhân, còn tăng tư bản xã
hội được gọi là đầu tư công. Việc làm gia tăng tư bản xã hội thuộc chức năng của
Chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà Chính phủ
thực hiện. Ở Việt Nam, thuật ngữ “đầu tư công” được sử dụng từ sau khi nhà nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường. Theo thống kê hiện nay, đầu tư công ở nước ta
bao gồm:
- Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành trung ương và địa phương)
- Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình
mực tiêu trung và ngắn hạn) được thông qua trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
- Tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức ưu đãi nhất định.
- Đầu tư của các DNNN mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước.
Để có khái niệm thống nhất về đầu tư công, Dự thảo Luật đầu tư công của
Việt Nam đang đề nghị áp dụng khái niệm: Đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốn
nhà nước để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
không nhằm mục đích kinh doanh. Theo cách hiểu này thì lĩnh vực đầu tư công sẽ
bao gồm:


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

- Chương trình mực tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hóa thuộc
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác.
- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa các tài
sản cố định của tổ chức này.
- Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội được hỗ
trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính
phủ. Tuy nhiên, theo quan niệm này thì đầu tư nhằm mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không nằm trong đầu tư công, như vậy là
không hoàn toàn chính xác vì DNNN có nguồn vốn chủ yếu và quan trọng từ ngân
sách nhà nước, do đó không thể coi đó là đầu tư tư nhân được. Hiện nay, khái niệm
“đầu tư công” trước khi được luật hóa thì vẫn được quan niệm một cách đơn giản
như sau: Đầu tư công bao gồm các khoản đầu tư do Chính phủ và các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế nhà nước thực hiện. Trong quan niệm này, đầu tư công được
xét từ góc độ sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Như vậy đầu tư công là đầu tư
bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
- Vốn đầu tư sản xuất của các DNNN và các vốn khác do nhà nước quản
lý. Cách hiểu này là phổ biến, dễ hiểu và đã phản ánh được đúng bản chất của
đầu tư công và thể hiện được đầu tư công là đối tượng của chính sách đầu tư nhà
nước hiện nay.
Theo điều 70, chương VII, Luật đầu tư (2005) của nước ta quy định: “Tổ

chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia sản xuất, cung
ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các hoạt động công ích và danh mục sản
phẩm, dịch vụ công ích”. Điều này đồng nghĩa với việc: Nhà nước không độc quyền

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

trong lĩnh vực đầu tư cung cấp hàng hóa dịch vụ công, Nhà nước có thể xã hội hóa
hoạt động này bằng việc trao một phần việc đầu tư cung cấp hàng hóa công cho khu
vực phi Nhà nước thực hiện
Như vậy, ñầu tư công ñược hiểu là những hoạt ñộng ñầu tư nhằm phục vụ
nhu cầu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng ñồng, do Nhà nước trực tiếp ñảm
nhận hay ủy quyền và tạo ñiều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện
2.1.1.3 Khái niệm về ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động, chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm
cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,
đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
+ Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
+ Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên

môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc
trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông
nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất
diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức
độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng
hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông
nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất
từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

2.1.2 ðầu tư công cho phát triển nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm
Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp là quá trình sử dụng vốn đầu tư
của nhà nước cho xây dựng hệ thống thủy lợi, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực
vật và vốn tín dụng. Nhằm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển theo hướng
sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần tăng năng
suất, sản lượng lương thực, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ nông
dân đặc biệt là các hộ nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
2.1.2.2 ðặc ñiểm của ñầu tư công cho phát triển nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành kinh tế dặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì
vậy mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, không giống
bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế.
Đặc trưng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình thực hiện một công
cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó chịu ảnh huởng nhiều
của các điều kiện tự nhiên. Điều đặc trưng này là do đặc điểm ngành nông nghiệp
chi phối. Đầu tiên, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do đất đai là tư liệu sản
xuất chủ yếu nên chúng ta phải nghiên cứu rất kĩ về các điều kiện của đất , chất
lượng và đặc điểm của đất và đặc điểm về địa hình. Bởi vì đất tốt hay xấu ảnh

hưởng rất mạnh tới quá trình thực hiện đầu tư và thành quả thu được. Nếu đất tốt thì
cây trồng phát triển thuận lợi, có xây dựng hạ tầng cơ sở thì cũng giảm chi phí và
ngược lại. Nghiên cứu về đất còn cho chúng ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi
loại động vật gì, để từ đó có kế hoạch sản xuất. Địa hình cũng có ảnh hưởng tới đầu
tư, nếu địa hình bằng phẳng thì có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích
hợp cho vùng đồng bằng, đỡ tốn công san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy vận
chuyển các nông sản mang ra thị trường nhanh và đảm bảo tươi sống. Khi đầu tư
dựa vào điều kiện của địa hình để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất.
Khí hậu cũng ảnh hưởng tới quá trình đầu tư, khi đầu tư người ta thường phải
nghiên cứu rõ điều kiện khí hậu, bởi nó có ảnh hưởng mạnh tới kết quả của sản xuất
nông nghiệp hay kết quả đầu tư. Ví dụ như khi tiến hành đầu tư xây dựng hệ thông
thuỷ lợi thì thường tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8

rất khó và cực kì tốn kém. Hoặc khi ta đầu tư một loại cây lương thực náo đó, chẳng
hạn như cây lúa, ta không thể trồng lúa vào mùa đông lạnh, bởi lúa là cây không
thích hợp với điều kiện giá rét, do vậy mà đầu tư không thu được lợi ích tốt. Do vậy
mà khi đầu tư vào nông nghiệp các nhà đầu tư phải nghiên cứu rất kĩ đặc điểm tự
nhiên của từng vùng để có thể có những công cuộc đầu tư mang hiệu quả cao hoặc
có những biện pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên hữu hiệu.
Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đầu tư trong nông nghiệp cũng
mang tính thời vụ khá rõ rệt. Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông nghiệp phải
nghiên cứu thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm điểm đầu tư. Bởi vì, trồng trọt
và chăn nuôi không thể tiến hành quanh năm cho nên chọn thời điểm để sản xuất là
rất cần thiết. Do vậy khi đầu tư vào một loại đối tượng nào đó thì ta chỉ có thể bắt
đầu đầu tư tại một thời gian rõ ràng và cố định trong năm, như trồng cây thì thường
phải vào mùa xuân. Tuy nhiên, với trình độ khoa học phát triển chúng ta có thể đầu
tư đa dạng và với khoảng thời gian rộng hơn.

Một đặc trưng nổi rõ của đầu tư trong nông nghiệp đó là nó đỏi hỏi một
lượng vốn đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn
nhiều so với các ngành , lĩnh vực khác. Cụ thể, khi ta tiến hành đầu tư vào hệ
thống cơ sở hạ tầng (như hệ thống thuỷ lợi) hay khoa học công nghệ thì lượng
vốn đầu tư không nhỏ. Ví dụ như để phát hiện ra một loại giống mới cho sản
xuất nông nghiệp thì lượng vốn bỏ ra và số nhà khoa học cần cho nghiên cứu
không thua kém để cho một sản phẩm công nghiệp mới ra đời. Hoặc chi phí để
xây một hệ thống thuỷ lợi cũng không kém việc xây dựng một nhà máy hay
một khách sạn du lịch. Vì vậy mà khi đầu tư , đỏi hỏi các nhà đầu tư phải có
những chính sách biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ.
Đầu tư trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt thòi cho nông
nghiệp. Sở dĩ rủi ro cao vì đầu tư trong ngành nông nghiệp một mặt chịu những rủi
ro chung của các công cuộc đầu tư mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng cực mạnh của
những biến đổi tự nhiên xấu. Ngoài ra việc kiểm soát và hạn chế những loại rủi ro
này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi. Một thiệt thòi lớn của đầu tư là tỷ
suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp rất thấp thường chỉ vài phần

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

trăm một năm trong khi các ngành khác đạt hơn 10 %, do nông nghiệp có tốc độ
tăng trưởng không cao. Khi đầu tư thời gian thu hồi vốn cũng rất lâu. Còn một số
công trình đầu tư trong nông là hoà vốn, thậm chí nhiều công trình không thu đủ số
vốn đầu tư ban đầu bỏ ra.
Tóm lại, hoạt động đầu tư trong nông nghiệp có những nét riêng, chính vì
những nét này mà các nhà đầu tư thường không muốn bỏ vốn của mình đầu tư vào
ngành nồng nghiệp, hoặc có thì cũng rất ít. Do vậy để thúc đẩy nền nông nghiệp
phát triển thì đòi hỏi chính phủ cần phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ
đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và bản thân nhà nước phải bỏ vốn đầu tư xây dựng
hạ tầng cơ sở.

Đ
ối
tượng sử dụng nguồn đầu tư công bao
gồm
các chương trình, dự án
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn như: đ
iện,
đường, trường, trạm,
chợ; các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp như:
hồ,
trạm bơm, đập chứa
nước, hệ thống kênh mương nội đồng, các dự án nghiên
cứu
khoa học
Đa phần các khoản đầu tư công cho nông nghiệp thường phát huy tác
dụng ngay như các khoản hỗ trợ giống, phân
bón,
thuốc BVTV, thuốc thú y
Tuy nhiên, nhiều khoản đầu tư cho nông nghiệp
phát
huy tác dụng trong khoảng
thời gian rất dài như đầu tư cho cơ sở hạ tầng,
hệ
thống kênh mương, hồ đập
chứa nước, đầu tư cho đào tạo đội ngũ cán
bộ
khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, cho vay vốn tín dụng, đầu tư đào tạo đ
ội
ngũ cán bộ kỹ thuật và cán

bộ quản lý cho ngành nông
nghiệp.

Đ
ầu
tư công cho nông nghiệp gồm nhiều nguồn đầu tư khác nhau
nhưng
chia theo từng lĩnh vực, vì vậy từng ngành phải có sự lồng ghép, phối hợp để đạt
được hiệu quả đầu tư cao. Nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp chủ yếu là từ
ngân sách Nhà nước, bên cạnh đ
ó
còn huy động nội lực của nhân dân, các tổ chức
kinh tế, nhà tài trợ, tổ chức quốc
tế. Đ
ầu
tư công cho phát triển nông nghiệp bao
gồm
rất nhiều chương trình, dự án theo những lĩnh vực, những ngành khác nhau
trên
từng địa bàn. Vì vậy rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình, dự
án trên từng địa
bàn nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho người nông dân, cộng
đồng và xã hội.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

2.1.2.3 Vai trò của ñầu tư công cho phát triển nông nghiệp
Ở bất kỳ quốc gia nào nông nghiệp cũng là ngành sản xuất vật chất chủ yếu
của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người, nguyên liệu cho

công nghiệp, là ngành thu ngoại tệ để thực hiện cách mạng công nghiệp hóa, nông
nghiệp cung cấp lao động cho các khu vực kinh tế khác, là thị trường tiêu thụ sản
phẩm của công nghiệp, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Tại Việt Nam nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
bởi hiện nay trên 70% dân số nước ta vẫn sống ở nông thôn, lao động làm nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu nhập chính chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nông
dân - lao động làm nông nghiệp là chủ yếu, nông dân thiếu việc làm, thu nhập từ
nông nghiệp vốn đã thấp lại thiếu ổn định, tỷ lệ nghèo vẫn còn cao.
- Nông nghiệp là ngành sản xuất kém hiệu quả nhất trong nền kinh tế song
Nhà nước vẫn phải quan tâm phát triển thông qua các chính sách kinh tế của chính
phủ đối với ngành nông nghiệp bởi vì: nông sản là sản phẩm thiết yếu đối với toàn
xã hội, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên nông
nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, dân số sống trong ngành nông nghiệp và khu vực
nông thôn chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, sự can thiệp của Chính phủ vào nông nghiệp
nhằm đảm bảo lợi ích của người sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết.
- Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp là một công cụ quan trọng của Chính
phủ nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Thu nhập, trình độ dân trí của nông dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn
thường thấp nên khả năng tiếp cận với kinh tế thị trường kém và hiện nay nghèo đói
vẫn là một thách thức ở nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng miền núi. Chính
phủ muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng
cao mức sống cho người dân, đặc biệt là những người sống bằng nghề nông. Đầu tư
công cho nông nghiệp là điều kiện cơ bản và chủ yếu tạo môi trường thuận lợi cho
người nông dân và cộng đồng nông thôn vươn lên thu hẹp khoảng cách với khu vực
thành thị.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11


- Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia
vào việc cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi đặc biệt là hàng hóa công trong
ngành nông nghiệp (đầu tư trong nông nghiệp là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao
và nhiều rủi ro). Những hàng hóa công này thường là các công trình hạ tầng phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: đường xá, cầu cống, trạm bơm, kênh
mương… Vai trò của những hàng hóa công này là vô cùng quan trọng. Hoạt động
đầu tư công cho phát triển nông nghiệp của Nhà nước là nhằm cung cấp những hàng
hóa công nên vai trò của hoạt động này đối với người nông dân, nhất là nông dân
nghèo là hết sức quan trọng. Tác động của việc sản xuất những hàng hóa công
không thể đo trực tiếp bằng các chỉ tiêu thông thường như đối với các hàng hóa do
doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mà phải thông qua lợi ích đem lại cho toàn bộ nền
kinh tế - xã hội.
- Đầu tư công cho nông nghiệp được thực hiện bình đẳng giữa các vùng, các
nhóm dân cư, tăng cường sự tiếp cận của nhóm dễ bị tổn thương.
Nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế.
Cần nhận thức rõ vị trí sản xuất nông nghiệp, thực thi biện pháp đẩy mạnh đầu tư
công cho nông nghiệp hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững nâng
cao đời sống cho người dân.
* Lợi ích của ñầu tư công cho phát triển nông nghiệp tại một huyện:
- Cung cấp thông tin về thực trạng đầu tư công cho phát triển nông nghiệp
của huyện, làm cơ sở cho việc ra các quyết định và hoạch định đúng đắn cho chính
sách đầu tư và thực hiện đầu tư cho sự phát triển nông nghiệp của huyện.
- Đưa ra các khuyến nghị cho định hướng chiến lược, chính sách, định hướng
giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho sự phát triển nông nghiệp
của huyện.
2.1.2.4 Nội dung nghiên cứu ñầu tư công cho phát triển nông nghiệp
Nội dung đầu tư công cho nông nghiệp chính là sự cụ thể hóa các Chính sách
đầu tư công trong thực tiễn. Nghiên cứu nội dung đầu tư công cho phát triển nông
nghiệp bao gồm nghiên cứu lượng vốn đầu tư công, phân bố nguồn đầu tư theo ngành
đầu tư, kết quả thực hiện các hoạt động đầu tư và hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12

như thế nào… Ta có thể nghiên cứu hoạt động đầu tư công cho phát triển nông
nghiệp theo dòng lĩnh vực đầu tư hoặc nhìn nhận đầu tư theo ngành. Đề tài lựa chọn
nghiên cứu đầu tư công theo góc độ đầu tư cho phát triển các ngành trong lĩnh vực
nông nghiệp gồm các lĩnh vực
a- ðầu tư phát triển ngành nông nghiệp
Đầu tư phát triển nông nghiệp bao gồm các nội dung như xây dựng cơ sở hạ
tầng phát triển sản xuất như: giao thông nội đồng, thủy lợi; đầu tư hỗ trợ đầu vào
sản xuất gồm: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, công tác thú y; đầu
tư kinh phí tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến ngư…
* ðầu tư phát triển ngành trồng trọt
Đầu tư phát triển ngành trồng trọt bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
phát triển nông nghiệp (giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi ), hỗ trợ đầu vào
như giống cây, phân bón, thuốc BVTV, đầu tư tập huấn khuyến nông, xây dựng các
mô hình sản xuất mới
* ðầu tư phát triển ngành chăn nuôi
Đầu tư phát triển chăn nuôi gồm đầu tư cung cấp, cung cấp và đưa vào sản
xuất giống con mới, năng suất; đầu tư hỗ trợ trong công tác thú y; đầu tư thông qua
các chương trình khuyến nông về giống, phương thức chăn nuôi…
b- ðầu tư phát triển ngành lâm nghiệp (nếu có)
Lâm nghiệp là một ngành được nhận nhiều chính sách và ưu tiên đầu tư công
của nhà nước thông qua các chương trình bảo tồn và khôi phục rừng tự nhiên, tạo mới
và trồng mới các diện tích đất bỏ hoang, bỏ hóa, đất trống đồi núi trọc để phát triển
rừng sản xuất… Các chương trình trên tập trung vào công tác hỗ trợ dưới dạng tiền
hoặc giống cây cho phát triển rừng sản xuất, cho công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng;
đi kèm với nó là các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các lâm trường, trang trại nông
lâm nghiệp phát triển sản xuất…

c- ðầu tư phát triển ngành thủy sản
Tương tự như ngành chăn nuôi, đầu tư công cho ngành nuôi trổng thủy sản
bao gồm đầu tư cung cấp giống, đầu tư cung cấp dịch vụ công như khuyến nông về
phương thức chăn nuôi, đầu tư chi phí tham quan mô hình sản xuất…

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

Trong từng lĩnh vực trên lại tiến hành nghiên cứu đầu tư công cho dịch vụ
công (Thủy lợi, khuyến nông, BVTV, thú y, tín dụng, ), cho tài sản công (thủy
lợi, ) và cho hành chính công (cấp phép, cấp giấy chứng nhận, ). Nội dung nghiên
cứu giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp của huyện đã triển khai được cụ thể hóa
như sau:
* Hệ thống thủy lợi
Là hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, các trạm bơm, đập
ngăn, hồ chứa và ngầm để bảo vệ dân sinh, thoát nước nhanh vào mùa mưa lũ, chủ
động tưới tiêu vào mùa khô tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp của người dân địa phương.
* Khuyến nông
Tuyên truyền khoa học kỹ thuật tiến bộ; Đào tạo khuyến nông (phổ biến tới
các hộ dân một số quy trình kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao kiến
thức sản xuất cho các hộ nghèo); bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức tham quan, khảo sát
học tập kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương; xây dựng mô hình trình
diễn về ứng dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ trong sản xuât nông, lâm, ngư
nghiệp; hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất tốt; hỗ trợ giống cây trồng
vật nuôi, đầu vào phục vụ sản xuất cho các hộ nông dân. Hướng dẫn, giúp đỡ người
nông dân sản xuất và canh tác theo phương thức mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Các chương trình trên tập trung vào công tác hỗ trợ dưới dạng tiền hoặc giống cây
cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Bảo vệ thực vật

Chủ yếu được đầu tư dưới hình thức cung ứng thuốc BVTV, cử cán bộ có
chuyên môn hỗ trợ người dân trong việc phòng, chống các loại dịch bệnh xảy ra với
cây trồng. Kiểm tra, quản lý việc cung ứng và sử dụng thuốc BVTV cho ngành trồng
trọt. Mục tiêu chính là giúp cho người sản xuất hạn chế được rủi ro trong trồng trọt
đồng thời đảm bảo các vấn đề về sức khỏe cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
* Thú y
Chủ yếu tập trung vào công tác phòng và chống các dịch bệnh cho đàn gia
súc, gia cầm và các loại vật nuôi. Hỗ trợ người dân trong việc phòng và điều trị

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

bệnh cho vật nuôi, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Đào tạo, bổ sung cán bộ
thú y cho địa phương, tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng các loại thuốc phòng
và trị bệnh trên thị trường…
* Tín dụng
Cho hộ nghèo vay với lãi suất ưu đãi để người nghèo có vốn mua giống gia
súc, giống cây mua công cụ máy móc hoặc phương tiện chuồng trại nhằm hỗ trợ
phát triển sản xuất nông nghiệp.
2.1.2.5 Phương thức, cơ chế và nguồn ñầu tư công cho nông nghiệp
* Phương thức ñầu tư
Việc thực hiện đầu tư công cho nông nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng 2
phương thức:
- Đầu tư trực tiếp thông qua thực hiện các dự án thủy lợi, khuyến nông, vốn
tín dụng, BVTV, thú y.
- Đầu tư gián tiếp thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho cộng đồng nghèo
(đường giao thông), hỗ trợ thương mại, thông tin thị trường.
* Cơ chế ñầu tư
- Trợ giá: Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng
bào miền núi tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc các xã, thôn bản vùng sâu,

vùng xa sớm tiếp cận được với loại giống cây trồng theo tiến bộ khoa học kỹ thuật
có năng suất cao để áp dụng vào sản xuất, thay đổi tập quán cây trồng, nâng cao
nhận thức về thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển xản xuất,
nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn miền núi.
- Cấp phát: được thực hiện trong một số trường hợp khẩn cấp như thiên tai,
thiếu đói, chưa có khả năng tạo ra thu nhập
- Giảm các phí và lệ phí: thủy lợi phí, nước sạch
- Miễn phí: người nghèo được miễn trừ không phải chi trả một số loại phí
trong khi họ tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản.
* Nguồn ñầu tư
Nguồn hỗ trợ đầu tư công cho nông nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu ở

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
15

ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương cấp thông qua ngân sách đầu
tư và ngân sách địa phương), các tổ chức phát triển (ngân sách của các tổ chức phát
triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế), đoàn thể xã hội (nguồn lực của các
đoàn thể xã hội tập trung trong nông nghiệp cho xóa đói giảm nghèo), các tổ chức
kinh tế (nguồn lực của các tổ chức xã hội và nghề nghiệp), cộng đồng (những khoản
đóng góp của dân trong cộng đồng).
2.1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng ñến ñầu tư công cho phát triển nông nghiệp
a. Năng lực tài chính:
Đây là nhân tố không thể thiếu, cần phải có kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp
ứng đầy đủ tài chính cho hoạt động muốn thực hiện. Đối với hoạt động đầu tư công,
nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách Nhà nước vì vậy càng cần phải được quan tâm
chặt chẽ hơn. Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều lĩnh vực,
ngành, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư
diễn ra đúng tiến độ và phát huy hiệu quả là vô cùng quan trọng.
b. Nhân lực:

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của các chương
trình, dự án. Để các chương trình, dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan
thực hiện và quản lý đầu tư công trong ngành nông nghiệp cần phải bảo đảm nguồn
nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực).
Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao năng lực của cán bộ các ngành, các cấp
trong triển khai và quản lý sự hỗ trợ của đầu tư công cho phát triển nông nghiệp.
Năng lực triển khai của các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý của các ngành,
các cấp ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư công. Nếu công tác triển khai các
chương trình, dự án ở xã, huyện diễn ra chậm sẽ hạn chế đến kết quả và hiệu quả
đầu tư công cho nông nghiệp, trong khi một số nội dung hỗ trợ cho nông nghiệp
mang tính thời vụ cần phải triển khai sớm và kịp thời.
Kỹ năng khai thác, sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư; kỹ năng
giám sát, đánh giá của cơ quan quản lý các cấp đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư được
sử dụng đúng mục đích, sử dụng đủ, không thất thoát, lãng phí gây ra tình trạng hiệu
quả thấp trong đầu tư là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng của
nguồn đầu tư.

×