Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (porcine epidemic diarrhea – ped) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại lợn ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------

---------

TRẦN THU TRANG

ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ CỦA DỊCH TIÊU CHẢY
(PORCINE EPIDEMIC DIARRHEA – PED) VÀ BIỆN PHÁP
CAN THIỆP DỊCH TẠI MỘT SỐ TRẠI LỢN
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH :

THÚ Y

MÃ SỐ

60.64.01.01

:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ MỸ LỆ

HÀ NỘI, 2013



LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn ñều có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Trần Thu Trang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sợ giúp ñỡ của các thầy cô giáo Ban
Quản lý ñào tạo và Khoa Thú y – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
giành nhiều thời gian, công sức giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Bộ môn Vi sinh
vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã
tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn. Xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Bộ môn Vi sinh vật –
Truyền nhiễm, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia ñình, bạn bè, ñồng
nghiệp luôn ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tác giả


Trần Thu Trang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................. v
Danh mục các bảng ....................................................................................... vi
Danh mục sơ ñồ, hình................................................................................... vii
MỞ ðẦU ....................................................................................................... 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ...................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI.................................................................... 2
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC ....................................................................... 2
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ....................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. MỘT VÀI NÉT VỀ DỊCH TIÊU CHẢY Ở LỢN (PED)...................... 4
1.1.1. Căn bệnh ........................................................................................ 4
1.1.2. Dịch tễ học ..................................................................................... 6
1.1.3. Triệu chứng .................................................................................. 14
1.1.4. Bệnh tích ...................................................................................... 15
1.1.5. Chẩn ñoán .................................................................................... 16
1.1.6. Phòng bệnh................................................................................... 17
1.1.7. ðiều trị ......................................................................................... 19
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PORCINE EPIDEMIC

DIARRHEA (PED) TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...................... 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu Porcine Epidemic Diarrhoea (PED)
trên thế giới .................................................................................. 20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu Porcine Epidemic Diarrhoea (PED)
ở Việt Nam................................................................................... 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 23
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 23
2.2. NỘI DUNG ........................................................................................ 23
2.3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 23
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


2.3.1. Nguyên liệu .................................................................................. 23
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................. 24
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 31
3.1. KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ HỌC
CỦA DỊCH TIÊU CHẢY Ở LỢN...................................................... 31
3.1.1. Tình hình mắc PED theo ñịa phương............................................ 31
3.1.2. Tình hình mắc PED theo quy mô ñàn ........................................... 36
3.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do PED theo lứa tuổi...................... 40
3.1.4. Tình hình mắc PED theo tháng..................................................... 43
3.1.5. Triệu chứng, bệnh tích ñặc trưng của PED ................................... 46
3.2. KẾT QUẢ CHẨN ðOÁN KHẲNG ðỊNH BỆNH BẰNG KỸ
THUẬT CHẨN ðOÁN NHANH VÀ PHƯƠNG PHÁP RT – PCR. .... 58
3.2.1. Kết quả chẩn ñoán khẳng ñịnh bệnh bằng kỹ thuật chẩn
ñoán nhanh................................................................................... 58
3.2.2. Kết quả chẩn ñoán khẳng ñịnh bệnh bằng phương pháp RT
– PCR........................................................................................... 61

3.3. CAN THIỆP VÀ ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN
PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TIÊU CHẢY Ở LỢN TẠI
MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM ........................................... 63
3.3.1. Kết quả can thiệp ñối với ñàn lợn nái ........................................... 63
3.3.2. Kết quả can thiệp ñối với ñàn lợn con........................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
I. Kết luận ................................................................................................. 68
1.1. Một số ñặc ñiểm dịch tễ học của PED: ........................................... 68
1.2. Chẩn ñoán khẳng ñịnh bằng kỹ thuật chẩn ñoán nhanh và
phương pháp RT - PCR .................................................................. 68
1.3. Can thiệp và ñánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống
dịch tiêu chảy ở lợn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam ..................... 69
II. ðề nghị ................................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs

Cộng sự

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay


FAO

Food and Agriculture Organization

ORF

Open Reading Frame

PED

Porcine Epidemic Diarrhea

PEDV

Porcine Epidemic Diarrhea Virus

RNA

Axit ribonucleic

RT - PCR Reverse transcription polymerase chain reaction
TGEV

Transmissible Gastroenteritis Virus

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Thành phần phản ứng tổng hợp cDNA ................................. 28

Bảng 2.2.

Trình tự mồi S ...................................................................... 29

Bảng 3.1.

Kết quả mắc PED ở các trại .................................................. 31

Bảng 3.2.

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED ở các ñịa phương ....... 34

Bảng 3.3.

Tình hình các trại mắc PED theo quy mô ñàn ....................... 37

Bảng 3.4.

Tình hình mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED theo
quy mô ñàn........................................................................... 39

Bảng 3.5.

Tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong theo lứa tuổi ................................... 41


Bảng 3.6.

Tình hình mắc PED theo tháng............................................. 44

Bảng 3.7.

Các triệu chứng ñặc trưng của PED ...................................... 46

Bảng 3.8.

Một số triệu chứng theo dõi ở ñàn lợn mắc PED của các trại..... 47

Bảng 3.9.

Một số bệnh tích ñại thể trên lợn nghi mắc PEDV ................ 52

Bảng 3.10. Kết quả chẩn ñoán khẳng ñịnh bệnh bằng kit chẩn
ñoán nhanh ........................................................................... 59
Bảng 3.11. Kết quả chẩn ñoán khẳng ñịnh bệnh bằng phương pháp
RT – PCR ............................................................................. 61
Bảng 3.12. Kết quả can thiệp ñối với lợn nái nuôi con............................ 64
Bảng 3.13. Kết quả can thiệp ñối với ñàn lợn con theo mẹ ..................... 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC SƠ ðỒ, HÌNH


Hình 1.1.

Cấu trúc của Coronavirus (Kathryn V.Holmes, 2003)............. 4

Hình 1.2.

Sơ ñồ bộ gen của Coronavirus ................................................ 5

Hình 1.3.

Bản ñồ các ổ dịch tiêu chảy cấp do PEDV ở các quốc gia....... 8

Hình 1.4.

Cơ chế gây bệnh của PEDV.................................................. 14

Hình 3.1

Tình hình mắc bệnh PED ở các trại theo ñịa phương ............ 32

Hình 3.2.

Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED ở các ñịa phương...... 35

Hình 3.3.

Tình hình các trại mắc PED theo quy mô ñàn ...................... 38

Hình 3.4.


Tình hình mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do PED theo quy
mô ñàn.................................................................................. 40

Hình 3.5.

Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do mắc PED theo lứa tuổi ...... 42

Hình 3.6.

Tình hình mắc PED theo tháng............................................. 45

Hình 3.7.

Lợn con nằm chồng ñống lên nhau ....................................... 48

Hình 3.8.

Lợn con thích nằm trên bụng mẹ .......................................... 49

Hình 3.9.

Lợn con bị tiêu chảy gầy còm, ốm yếu ................................. 49

Hình 3.10. Lợn nái nuôi con bị tiêu chảy phân loãng, màu xi măng,
hôi thối ................................................................................. 50
Hình 3.11. Lợn con chết do PED, xác gầy còm, hậu môn dính phân ...... 50
Hình 3.12. Dịch nôn là sữa ñông vón không tiêu.................................... 51
Hình 3.13. Thành ruột non bị bào mỏng, chứa ñầy dịch lỏng
màu vàng .............................................................................. 54

Hình 3.14. Dạ dày chứa ñầy sữa ñông vón, không tiêu........................... 54
Hình 3.15. Thành ruột mỏng, chứa ñầy hơi ............................................ 55
Hình 3.16. Não sung huyết, xuất huyết................................................... 55
Hình 3.17. Biến mất tĩnh mạch sữa “milk vein” màng treo ruột ............. 56
Hình 3.18. Hạch dưới hàm, hạch bẹn sưng, xuất huyết........................... 56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… vii


Hình 3.19. Phổi xuất huyết, có những hạt lao......................................... 57
Hình 3.20. Lách nhồi huyết màu ñen, rìa tù............................................ 57
Hình 3.21. Gan sưng, túi mật căng, dịch mật ñặc ................................... 58
Hình 3.22. Kết quả dương tính với PEDV .............................................. 60
Hình 3.23. Kết quả âm tính với

Rotavirus ........................................... 60

Hình 3.24. Dương tính với PEDV, âm tính với TGEV và Rotavirus ....... 60
Hình 3.25. Kết quả phản ứng RT – PCR dương tính với PEDV ............. 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… viii


MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm
không thể thiếu ñược ñối với nhu cầu ñời sống con người. Chủ trương hiện
nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng
hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho

nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất khẩu.
Nói ñến ngành chăn nuôi phải kể ñến chăn nuôi lợn bởi tầm quan
trọng và ý nghĩa thiết thực của nó ñối với ñời sống kinh tế xã hội của nhân
dân. Chăn nuôi lợn ñã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa ñói giảm
nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là
nước nuôi nhiều lợn, ñứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị
trí hàng ñầu khu vực ðông Nam Á. Theo kết quả ñiều tra của Tổng cục
Thống kê tại thời ñiểm 1/4/2013, tổng ñàn lợn trên cả nước có 26,98 triệu
con, tăng 1,08% so với thời ñiểm 1/4/2012, trong ñó lợn nái chiếm 15,43%
tổng ñàn, ñạt 4,16 triệu con.
Cùng với việc chăn nuôi ñược mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố ñã ảnh
hưởng không nhỏ ñến hiệu quả chăn nuôi. Hiện nay, dịch bệnh ñang diễn ra
rất phức tạp, có nhiều bệnh mới xuất hiện rất khó kiểm soát gây thiệt hại
lớn cho người chăn nuôi. Trong ñó phải kể ñến các bệnh như: tai xanh,
bệnh do Porcine Circovirus type 2, dịch tiêu chảy ở lợn do Porcine
Epidemic Diarrhea Virus (PEDV), dịch tả lợn, lở mồm long móng,…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


ñã làm giảm sức ñề kháng của lợn và kế phát các bệnh khác dẫn ñến việc
chữa trị càng gặp nhiều khó khăn.
Ở Việt Nam, virus PED ñã ñược phát hiện trong một số ñàn lợn bị
tiêu chảy vào năm 2008. Mặc dù chưa ñược công bố dịch bệnh nhưng bệnh
ñã gây thiệt hại nặng cho các cơ sở chăn nuôi tập trung (theo báo cáo của
kỹ thuật viên công ty cổ phần CP Việt Nam). Bệnh vẫn ñang tiếp tục diễn
ra lẻ tẻ trong suốt các tháng ñầu năm 2012, 2013.

Hiện nay, virus ñang lưu hành rộng rãi trên ñàn lợn mắc bệnh ñã
khỏi về triệu chứng lâm sàng và tiếp tục ñược bài thải, phát tán ra ngoài
môi trường. Do chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, không áp dụng các biện
pháp an toàn sinh học, chưa quản lý tốt việc vận chuyển buôn bán lợn nên
nguy cơ dịch tái phát, nổ ra ở bất cứ ñịa phương nào, thời ñiểm nào là rất
lớn, ñặc biệt khi thời tiết thay ñổi tạo ñiều kiện thuận lợi cho virus PED và
các mầm bệnh khác phát triển gây bệnh. ðể hiểu rõ tình hình PED ở Việt
Nam, ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh và ñánh giá hiệu quả của các biện
pháp phòng chống, chúng tôi thực hiện ñề tài:
"ðặc ñiểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcine epidemic diarrhea – PED)
và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại lợn ở miền Bắc Việt Nam."
1.2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ học của PED và ñánh giá hiệu
quả can thiệp dịch.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài này là cơ sở cung cấp một số thông tin
về tình hình dịch tễ học của PED ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


- Khẳng ñịnh sự có mặt của PEDV trên ñàn lợn ở một số trại miền
Bắc, Việt Nam.
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Xây dựng phác ñồ ñiều trị PED khi có dịch xảy ra.
- ðề xuất một số biện pháp phòng và ñiều trị PED, giảm thiệt hại kinh
tế cho người chăn nuôi.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT VÀI NÉT VỀ DỊCH TIÊU CHẢY Ở LỢN (PED)
1.1.1. Căn bệnh
1.1.1.1. Phân loại
PEDV ñược xếp vào nhóm 1, giống Coronavirus, họ Coronaviridae,
cùng với TGEV, Coronavirus gây bệnh cho mèo (Feline Coronavirus),
Coronavirus gây bệnh cho chó (Canine Coronavirus), và Coronavirus gây
bệnh cho người chủng 229E (Human Coronavirus). Dựa vào kết quả giải
trình tự gen cho thấy PEDV có quan hệ gần gũi nhất với Coronavirus gây
bệnh cho người chủng 229E và TGEV.
1.1.1.2. Hình thái, cấu trúc
PEDV có cấu trúc giống với các virus khác trong họ, có ñường kính
khoảng 95 - 190 nm, có một lớp bề mặt hình dùi cui nhô ra dài khoảng 18 23 nm.

Hình 1.1. Cấu trúc của Coronavirus (Kathryn V.Holmes, 2003)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


Là virus có vỏ bọc. Nhân có cấu trúc là ARN sợi ñơn, kích thước
từ 27 - 32 kb.
PEDV mang glycoprotein S (spike) có khối lượng phân tử
180.000 – 200.000 dalton, protein màng M (membrane) có khối lượng

phân tử 27.000 – 32.000 dalton và protein N (nucleocapsid) có khối
lượng phân tử 57.000 – 58.000 dalton. Virus không có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu.

Nhóm 3

Nhóm 2

Nhóm 1
(Nguồn: S.Gỹnther, Khoa Virus học, Viện Y học Nhiệt ñới Bernhard Nocht; Giám ñốc:
H.Schmitz; ảnh nguyên kích thước có tại:
/>
Hình 1.2. Sơ ñồ bộ gen của Coronavirus
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


Hiện nay người ta mới chỉ phát hiện ñược một serotyp PEDV duy
nhất. Có 2 chủng virus PEDV:
Chủng PEDV 1 (ở Châu Âu): chỉ nhiễm trên lợn trong giai ñoạn tăng
trưởng.
Chủng PEDV 2 (ở Châu Á): nhiễm trên tất cả các loại lợn, kể cả lợn
nái trưởng thành.
1.1.1.3. Tính chất nuôi cấy
PEDV có thể nhân lên khi gây bệnh thực nghiệm bằng cách cho lợn
con uống virus. PEDV có khả năng thích ứng kém trong ñiều kiện nuôi cấy
phòng thí nghiệm. Người ta ñã thử nghiệm nuôi cấy virus trên nhiều loại tế
bào nhưng rất ít thành công. ðến nay, tế bào Vero có thể cấy chuyển ñược
PEDV, gây bệnh tích tế bào; tuy nhiên, sự phát triển của virus phụ thuộc vào

sự có mặt của trypsin trong môi trường nuôi cấy. Hiệu giá virus ñạt tối ña sau
khi nuôi cấy 15 giờ. Ngoài ra, một số loại tế bào có thể nuôi cấy virus như tế
bào túi mật lợn và tế bào thận lợn.
1.1.1.4. Sức ñề kháng
PEDV mẫn cảm với ether và chloroform. Với nhiệt ñộ ≥ 600C, virus
mất hoạt tính sau 30 phút; nhưng lại tương ñối bền ở 500C. Ở nhiệt ñộ 40C,
pH dao ñộng từ 4 - 9 hoặc ở nhiệt ñộ 370C, pH từ 6,5 - 7,5 virus tương ñối
bền.
1.1.2. Dịch tễ học
1.1.2.1. Lịch sử và ñịa dư bệnh
Dịch tiêu chảy trên lợn (tên tiếng Anh là Porcine Epidemic
Diarrhoea - PED) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn con mọi lứa
tuổi, bệnh lây lan rất nhanh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus Coronavirus, lần ñầu tiên ñược
phát hiện tại Anh Quốc vào năm 1971 nhưng lúc ñó chưa ñược công bố
dịch. Theo (Oldham 1972) ñã nghiên cứu và chỉ ra rằng virus chỉ gây bệnh
trên lợn cai sữa. Các triệu chứng lâm sàng tương tự như bệnh do
Transmissible Gastroenteritis Virus (TGEV) nhưng khác biệt quan trọng
nhất là không gây bệnh trên lợn con theo mẹ. TGEV và các tác nhân gây
bệnh ñường ruột truyền nhiễm khác ñược biết ñến ñã ñược loại trừ. Bệnh
lan rộng sang các nước khác ở Châu Âu và ñược thừa nhận với tên là
“epidemic viral diarrhea” (EVD).
Năm 1976, các vụ dịch tiêu chảy ở lợn bùng phát giống với bệnh do
TGEV gây ra và thấy xảy ra ở lợn mọi lứa tuổi, bao gồm cả lợn con theo mẹ

(Wood 1977). Nhưng một lần nữa, TGEV và các tác nhân gây bệnh ñường
ruột truyền nhiễm khác ñược biết ñến ñều ñược loại trừ. Và lần này, người
ta ñã ñặt tên “EVD type 2” ñể phân biệt với vụ dịch nổ ra năm 1971, sự
khác biệt là EVD type 2 gây bệnh trên cả lợn con theo mẹ.
Năm 1978, một dòng virus ñược xem là giống với Coronavirus ñã
kết hợp với “EVD type 2” theo (Chasey và Cartwright 1978) và
(Pensaert và DeBouck 1978). Các ñợt tiêm thử nghiệm với một dòng
virus ñược phân lập là CV777 gây bệnh tích ñường tiêu hóa cho cả lợn
con và lợn thịt, (DeBouck và Pensaert 1980). Các thử nghiệm trên dường
như thấy Coronavirus này ñã tham gia vào cả sự bùng phát của EVD
type 1 và type 2, và cái tên "Porcine Epidemic Diarrhea " (PED) ñã
ñược ñề xuất bởi (DeBouck và cs 1982) và vẫn ñược sử dụng cho ñến
nay. Các triệu chứng lâm sàng giữa PED type 1 và type 2 hiện nay vẫn
chưa phân biệt ñược rõ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


(Oldham, 1972; Pensaert and Debouck, 1978; Takahashi et al., 1983; Qinghua et al., 1992;
Morales et al., 2007 Chen et al., 2008 and Puranaveja. 2009, Song and Park., 2012)

Hình 1.3. Bản ñồ các ổ dịch tiêu chảy cấp do PEDV ở các quốc gia
1.1.2.2. ðặc ñiểm dịch tễ
Từ năm 1982 tới năm 1990, những kháng thể kháng lại PEDV ñược
xác ñịnh trong các quần thể lợn tại Bỉ, Anh, ðức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ,
Bulgari, và ðài Loan (Hofmann và Wyler 1987). Ở vùng ðông Bắc Ấn
ðộ 21,2% trong số 528 mẫu huyết thanh của lợn từ 2 – 6 tháng tuổi dương
tính với kháng thể PEDV. Virus ñã ñược phân lập ở hầu hết các nước chăn

nuôi lợn tại châu Âu cũng như ở Trung Quốc. Hiện chưa có báo cáo nào
công bố về việc bùng phát PED ở vùng Bắc và Nam Mỹ.
Ở châu Âu, sự bùng phát PED ít xảy ra và gần ñây những báo cáo
nghiên cứu về sự lưu hành cũng như chẩn ñoán PED ít ñược thực hiện.
Tại Hà Lan, một nghiên cứu về virus học lâm sàng ở các ca PED cấp
tính trong một trại nuôi cả lợn thịt và lợn giống ñã ñược thực hiện. Kết quả
cho thấy tiêu chảy trầm trọng nhất xảy ra trên lợn vỗ béo và lợn nái sinh
sản; với lợn con theo mẹ và sau cai sữa, bệnh biểu hiện nhẹ hơn hoặc
không biểu hiện. Bệnh sau ñó trở thành dịch ñịa phương tồn tại ở lợn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


6 – 10 tuần và ở lợn hậu bị mới nhập về trong thời gian ít nhất 1,5 năm kể
từ khi bệnh bùng phát lần ñầu tiên.
Ở Tây Ban Nha, PED ñã ñược xác nhận là nguyên nhân gây dịch tiêu
chảy ñịa phương tại 7 trong số 15 trại, với triệu chứng tiêu chảy kéo dài
trên một số lợn nái tại một trại. Một khảo sát huyết thanh học ñã ñược thực
hiện từ 1992 – 1993 cho thấy 1513 trong số 5052 lợn nái có kháng thể ñặc
hiệu kháng PEDV, chiếm 55% trong số 803 trại giống theo dõi (Carvajal
và cs 1995).
Ở Bỉ, một nghiên cứu về huyết thanh học trên các trại lợn vỗ béo cho
thấy 50% trại kiểm tra dương tính với PEDV năm 1990. Tuy nhiên không
có trại nào dương tính khi kiểm tra lại vào năm 1997, ñiều này chỉ ra rằng
trong những năm gần ñây mức ñộ lưu hành của virus ñã giảm ñáng kể
(Pensaert và Van 1998).
Ở Anh, PED bùng phát lần ñầu năm 1998 kéo dài trên 2 tháng.
Bệnh xảy ra ở 3 lứa lợn liên tiếp trong giai ñoạn 8 – 15 tuần tuổi tại một
trại nuôi hướng thịt.

Ở Hungary, năm 1995 có 5,5% trong số 92 mẫu lợn sau cai sữa thu
từ 19 trại kiểm tra dương tính với PEDV và virus này ñược xác ñịnh là căn
nguyên quan trọng nhất gây ra tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Ở Cộng hòa Séc, 27 trong số 219 mẫu phân thu từ lợn tiêu chảy ít
hơn 21 ngày tuổi dương tính với PEDV, lợn thường bị ghép với các virus
gây tiêu chảy khác (Rodák và cs 2004).
Khác với tình trạng hiện nay ở châu Âu, dịch tiêu chảy xảy ra rất
trầm trọng với tỷ lệ chết cao gần ñây ñã ñược báo cáo ở khu vực châu Á.
Các ñợt bùng phát xảy ra ở dạng cấp tính rất nghiêm trọng, rất khó phân
biệt về mặt lâm sàng với bệnh TGE ở thể cấp tính.
Ở Nhật Bản, những ñợt dịch bùng phát vào tháng 9 năm 1993 và
tháng 6 năm 1994 ñã làm 14000 lợn chết, với tỷ lệ chết từ 30 – 100% ở
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


lợn con theo mẹ. Trong suốt thời gian xảy ra dịch, lợn trưởng thành chỉ có
biểu hiện chán ăn một thời gian ngắn và lợn nái giảm sản lượng sữa
(Sueyoshi và cs 1995). Mùa ñông năm 1996, một ñợt PED xảy ra ở 108
trại lợn, tiêu chảy chủ yếu gặp ở lợn con và 39509 trong 56256 lợn con
mắc PED ñã chết.
Ở Hàn Quốc, PED ñã gây tiêu chảy trên lợn ở tất cả các lứa tuổi.
Trong 71 ca bệnh ñường tiêu hóa do virus ñược chẩn ñoán tại Viện
nghiên cứu Thú y, từ tháng 1 năm 1992 tới tháng 12 năm 1993 có
56,3% ca ñược xác ñịnh là PED trong ñó lợn con dưới 10 ngày tuổi
chiếm tới 90 % số ca mắc. Từ tháng 8 năm 1997 tới tháng 7 năm 1999
có 50,4 % trong tổng số 1258 ca bệnh ñường ruột ở lợn xảy ra tại 5 tỉnh
ñược xác ñịnh là PED (Chae, Kim và cs 2000). Một khảo sát huyết
thanh học tại các cơ sở sát sinh tại Hàn Quốc cho thấy trong số 469

mẫu huyết thanh thu từ 7 tỉnh có 17,6 – 79% (trung bình 45%) là dương
tính với PEDV, ñiều này cho thấy virus ñã trở thành dịch ñịa phương tại
một số vùng.
Từ những kết quả nghiên cứu ñược, có một số ý kiến cho rằng tình
trạng PED ở châu Á tiến triển trong thời gian gần ñây phản ánh bệnh mang
tính ñịa phương rõ hơn khi lưu hành trong một quần thể nái ñã phần nào có
miễn dịch.
Về phương thức truyền lây, ñường phân miệng có thể là phương thức
chủ yếu ñể virus truyền sang vật chủ khác. PED thể cấp tính thường xảy ra
ở thời ñiểm 4 – 5 ngày sau khi lợn ñược bán hoặc mua về. Virus có thể xâm
nhập vào trại thông qua lợn nhiễm virus ñược chuyển về hoặc các dụng cụ
có mang virus như xe tải, ủng… PEDV không khác nhiều với TGEV về
ñường truyền lây, nhưng virus này có vẻ tồn tại lâu hơn trong các trang trại
sau khi PED cấp tính ñã qua ñi. Khi dịch xảy ra ở trại lợn sinh sản, virus có
thể ñược bài thải từ ñàn mắc bệnh hoặc trở thành dịch ñịa phương. Một chu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 10


kỳ dịch ñịa phương có thể ñược hình thành nếu số lứa lợn ñược sinh ra và
cai sữa trong trại ñủ lớn ñể duy trì sự lưu hành của virus thông qua việc lây
nhiễm giữa các lứa kế tiếp nhau khi lợn con mất khả năng miễn dịch lúc cai
sữa. PEDV có thể gây ra tiêu chảy dai dẳng trên lợn con sau cai sữa ở
những trại như vậy.
1.1.2.3. Dịch tễ học phân tử:
Phân tích nguồn gốc phát sinh và ñặc ñiểm di truyền dựa trên cấu
trúc gen ORF3, S, M ñã ñược sử dụng ñể xác ñịnh mối quan hệ giữa các
chủng PEDV ở Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước khác.
Ở Hàn Quốc, dựa trên ñặc ñiểm cấu tạo một phần gen S và toàn bộ
gen M, các chủng PEDV có thể ñược chia thành ba nhóm (G1, G2, G3), có
3 dưới nhóm (G1 – 1, G2 – 1, G3 – 1). Phân tích của gen S cho thấy các

chủng virus PED ở nhóm G1, có sự tương ñồng nucleotit với nhau từ 96,1
– 100%, và tương ñồng 93,5 – 96,7% và 88,7 – 91,5 lần lượt với các chủng
virus ở nhóm G2 và G3. Mức tương ñồng nucleotit giữa các chủng PEDV
nhóm G2 là 96,7 – 99,8%, và nhóm G2 tương ñồng 91,8 – 93,0% với các
chủng PEDV ở nhóm G3 (Kim và cs 2001). ða số các chủng PEDV ở Hàn
Quốc có quan hệ gần gũi với các dòng virus ở Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, năm 2006, một phân tích về gen M của 6 chủng
PEDV phân lập từ phân của lợn con chỉ ra rằng: các chủng virus này tạo
thành một nhóm (cluster) riêng biệt so với dòng Trung Quốc khác JS –
2004 – 02. Kết quả trên cho thấy có thể có một nhóm PEDV mới ñang lưu
hành ở Trung Quốc. Những mối quan hệ về mặt phát sinh loài dựa trên
trình tự nucleotit của gen M hoàn chỉnh cho thấy, các chủng PEDV ở Thái
Lan gần ñây có quan hệ gần gũi với các chủng ở Trung Quốc. Tương tự
như vậy hầu hết các chủng PEDV ở Hàn Quốc cũng có quan hệ gần gũi với
các chủng ở Trung Quốc, và thuộc nhóm PEDV thứ 3. Một nghiên cứu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 11


khác khi tiến hành phân tích gen ORF3, kết quả ñiều tra thực hiện từ năm
2006 cho thấy việc xuất hiện sự tái bùng phát PED trên những ñàn lợn ñã
có miễn dịch. Phân tích cây phát sinh loài dựa vào trình tự gen ORF3, một
nhóm tác giả ñã chia các dòng virus PED thực ñịa ở Trung Quốc và các
dòng tham chiếu từ ngân hàng gen thành 3 nhóm. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy các dòng virus phân lập ngoài thực ñịa ở Trung Quốc có quan hệ
gần gũi với các chủng ở Hàn Quốc, nhưng lại khác biệt về mặt di truyền
với các chủng có trong vacxin phòng PED (vacxin nhược ñộc chế từ dòng
KPED – 9, DR13 do Hàn Quốc sản xuất và dòng P – 5V do Nhật sản xuất.)
1.1.2.4. Loài vật mắc bệnh
Bệnh xảy ra ở loài lợn. Lợn có thể mắc ở mọi lứa tuổi. Trong nhiều ổ

dịch, tỷ lệ ốm lên ñến 100%; tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng
cũng có thể rất cao ñến 100%.
- Nếu lợn con mắc bệnh ở ñộ tuổi 0 – 5 ngày tuổi: tỷ lệ chết 100%
- Nếu lợn con mắc bệnh ở ñộ tuổi 6 – 7 ngày tuổi tỷ lệ chết
khoảng 50%
- Nếu lợn con mắc bệnh ở ñộ tuổi lớn hơn 7 ngày tuổi tỷ lệ chết
khoảng 30%.
1.1.2.5. Phương thức truyền lây
Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua ñường tiêu hóa. Lợn mang
trùng thải virus qua phân hoặc dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống thừa
nhiễm virus là nguồn làm lây lan bệnh. Phương thức truyền lây của bệnh
không khác so với cách lây lan của bệnh TGE. Khi ñàn lợn ñã mắc bệnh,
virus thường tồn tại dai dẳng, là nguyên nhân gây tiêu chảy cho ñàn lợn sau
khi cai sữa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 12


1.1.2.6. Cơ chế sinh bệnh
ðể nghiên cứu cơ chế sinh bệnh của PEDV, người ta sử dụng lợn con
sinh ra không ñược bú sữa ñầu. Cho lợn 3 ngày tuổi uống virus chủng
CV777, sau 22 - 36 giờ lợn bắt ñầu có biểu hiện bệnh. Bằng kính hiển vi
ñiện tử, quan sát thấy virus nhân lên ñầu tiên trong tế bào chất của các tế bào
biểu mô lông nhung từ ruột non xuống hết kết tràng. Tại ruột non, tế bào
nhiễm virus bị phá hủy khiến cho lông nhung ngắn lại (tỷ lệ chiều cao và ñộ
dày của lông nhung thay ñổi từ 7:1 xuống còn 3:1); tuy nhiên không quan sát
ñược tế bào biểu mô kết tràng bị phá hủy.
Cơ chế sinh bệnh ở ruột non của PEDV cũng giống như TGEV; tuy
nhiên do thời gian nhân lên của PEDV trong ruột non chậm hơn nên thời
gian nung bệnh thường dài hơn so với TGEV. Không có bằng chứng cho

thấy có sự nhân lên của virus ở các tế bào bên ngoài ñường tiêu hóa.
Cơ chế sinh bệnh của PEDV ở lợn lớn không ñược nghiên cứu chi
tiết, nhưng người ta vẫn ghi nhận có sự nhân lên của virus trong tế bào
biểu mô ở cả ruột non và kết tràng. Tuy nhiên, hiện tượng một số lợn
thịt bị chết ñột ngột, cơ lưng bị hoại tử cấp tính vẫn chưa ñược làm
sáng tỏ.
Biểu hiện và tiến triển lâm sàng ở lợn sạch bệnh (không nhiễm
PEDV ) bị gây nhiễm chủng PEDV ñã thích nghi trên môi trường nuôi cấy
tế bào (ca – PEDV) nhẹ hơn nhiều so với lợn nhiễm chủng PEDV thể
hoang dại (wt – PEDV). So với chủng wt – PEDV, ñộc lực của chủng ca –
PEDV yếu hơn nhiều, tốc ñộ sinh sản virus chậm hơn và sự biến ñổi về mặt
vi thể ở các cơ quan của lợn nhiễm virus cũng kém rõ ràng hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 13


Hình 1.4. Cơ chế gây bệnh của PEDV
1.1.3. Triệu chứng
Triệu chứng ñặc trưng khi lợn mắc PED là hiện tượng lợn bỏ ăn, mệt
mỏi, tiêu chảy phân nhiều nước. Lợn con theo mẹ: lười bú, ỉa chảy: phân
lỏng, tanh, màu vàng, có sữa không tiêu; nôn mửa; lợn con sụt cân nhanh
do mất nước. Triệu chứng ñiển hình là lợn con thích nằm lên bụng mẹ, ñiều
trị bằng các loại kháng sinh ñặc trị tiêu chảy không có kết quả.
Nếu dịch xảy ra ở ñàn lợn sinh sản, tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết rất khác
nhau. Một số trại lợn mọi lứa tuổi ñều mắc với tỷ lệ lên ñến 100%. Bệnh
xảy ra tương tự như bệnh TGE, chỉ khác là tốc ñộ lây lan trong ñàn chậm
hơn (có thể phải mất 4 - 6 tuần) và ñôi khi tỷ lệ chết ở lợn sơ sinh thấp hơn.
Lợn 1 tuần tuổi sau khi bị tiêu chảy kéo dài 3 - 4 ngày thường bị chết do
mất nước. Tỷ lệ chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng có thể lên


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 14


ñến 100%. Lợn trưởng thành thường qua khỏi sau 1 tuần. Tại những trại
sau khi có ổ dịch cấp tính xảy ra, lợn sau cai sữa 2 - 3 tuần thường bị tiêu
chảy và làm lây lan bệnh cho lợn mới nhập ñàn.
Trong những năm gần ñây, các ổ dịch xảy ra tại Châu Âu có tỷ lệ lợn
sơ sinh chết thấp nhưng các ổ dịch tại Nhật Bản và Hàn Quốc lại cho thấy
tỷ lệ lợn sơ sinh chết rất cao.
Lợn nuôi vỗ béo khi mắc bệnh có triệu chứng nặng hơn so với bệnh
TGE. Lợn có biểu hiện ñau bụng, nhưng thường qua khỏi sau 7 - 10 ngày.
Tỷ lệ chết từ 1 - 3%, thường chết ở thể cấp tính khi mới ñi ỉa ở giai ñoạn
ñầu hoặc chưa có biểu hiện tiêu chảy. Vùng cơ lưng của những lợn chết thể
cấp tính này thường bị hoại tử.
1.1.4. Bệnh tích
Bệnh tích tập trung ở ruột non: ruột căng phồng, chứa ñầy dịch màu
vàng. Khi lợn bị tiêu chảy, lông nhung ở ruột non thường bị bong tróc,
ngắn ñi rất nhanh.
Bệnh tích ñại thể và vi thể của lợn mắc PED tương tự TGE. Dạ dày
trống rỗng do lợn nôn và ống dưỡng chấp không chứa nhiều dịch dưỡng do
sự kém hấp thu ở ruột. Các ñoạn ruột non chứa ñầy dịch, căng phồng, thành
ruột mỏng tới mức có thể nhìn thấy do sự teo lại của tầng niêm mặc. Chất
chứa trong ruột non lợn cợn. Ngoài các bệnh tích tương tự như TGE, sự
hoại tử cấp ở cơ lưng cũng ñược báo cáo.
Về mặt vi thể, sự hình thành không bào to, rõ trong bào tương tế bào
biểu mô và sự bong tróc của các tế bào này làm cho lông nhung ngắn và
dồn lại, hòa lẫn vào nhau rõ rệt, tuy rằng các biểu hiện này không trầm
trọng bằng TGE. Ở kết tràng, chưa có bệnh tích vi thể nào ñược báo cáo.
ðiều thú vị là các nghiên cứu siêu vi thể ñã cho thấy sự hiện diện rõ rệt của


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 15


các hạt virus bên trong bào tương tế bào và sự thay ñổi tế bào ở các tế bào
biểu mô ruột non và kết tràng. Những sự thay ñổi cấu trúc siêu vi thể ñược
khởi ñầu ñặc trưng bằng sự mất ñi của các bào quan, vi nhung, lưới tận và
phần nhô ra của bào tương tế bào hấp thu vào trong xoang ruột. Sau ñó, các
tế bào trở nên dẹt hơn, liên kết vòng bịt giữa các tế bào biểu mô mất ñi và
tế bào ñược giải phóng vào bên trong lòng ống ruột.
1.1.5. Chẩn ñoán
1.1.5.1. Chẩn ñoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng: lợn con tiêu chảy với tỷ lệ chết cao, lợn con
thích nằm trên bụng mẹ, ñiều trị bằng các loại kháng sinh không có kết quả,
tỷ lệ chết ñối với lợn dưới 5 ngày tuổi lên ñến 100%.
1.1.5.2. Chẩn ñoán virus học
ðể tìm virus trong phân, có thể sử dụng phương pháp soi trực tiếp
dưới kính hiển vi ñiện tử, tuy nhiên việc quan sát hạt virus sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, phương pháp chẩn ñoán bằng kỹ thuật RT – PCR cũng
ñược sử dụng ñể phân biệt hai virus gây bệnh PED và TGE.
1.1.5.3. Chẩn ñoán huyết thanh học
ðể chẩn ñoán chính xác PED không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm
sàng do rất dễ nhầm lẫn với TGE. Sử dụng phương pháp chẩn ñoán miễn
dịch huỳnh quang hoặc hóa mô miễn dịch có thể cho kết quả tương ñối
nhanh, chính xác. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là mẫu bệnh
phẩm ñể chẩn ñoán phải là ruột của lợn ñược giết khi mới bị tiêu chảy (tốt
nhất trong 2 ngày ñầu bị bệnh). Nếu bệnh phẩm của lợn bị chết tự nhiên thì
kết quả lại không ñáng tin cậy.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 16



×