BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHÙNG THỊ THẢO
ðIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, CHẾ BIẾN MẬT ONG,
SỰ TỒN DƯ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG, HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT VÀ THUỐC KHÁNG SINH TRONG MẬT ONG
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ONG Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHÙNG THỊ THẢO
ðIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, CHẾ BIẾN MẬT ONG,
SỰ TỒN DƯ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG, HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT VÀ THUỐC KHÁNG SINH TRONG MẬT ONG
TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ONG Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC
CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH
: 60.62.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử
dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2013
Tác giả luận văn
Phùng Thị Thảo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo và bạn bè ñồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các
giảng viên Khoa Thú y, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã giảng dạy tôi
trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS. Phạm
Ngọc Thạch ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh ñạo Trung tâm Trung tâm Kiểm tra
vệ sinh thú y Trung ương I và các cơ sở chăn nuôi ong, chế biến mật ong tại 4
tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên ñã giúp ñỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia ñình ñã luôn giúp ñỡ,
ñộng viên tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2013
Tác giả
Phùng Thị Thảo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục những chữ viết tắt
vi
Danh mục bảng
vii
Danh mục hình
viii
MỞ ðẦU
1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1
Mật ong và ñặc tính cơ bản của mật ong
3
1.1.1
Mật ong
3
1.1.2
Tính chất và thành phần hoá học của mật ong
4
1.1.3
Một số yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng mật ong
6
1.2
Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong ở Việt Nam
6
1.3
Các yêu cầu ñể mật ong ñạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
7
1.4
Tình hình sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi nói chung
và trong chăn nuôi ong nói riêng
10
1.4.1
Tình hình sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi nói chung 10
1.4.2
Tình hình sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi ong
12
1.5
Hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
13
1.5.1
ðịnh nghĩa Hóa chất bảo vệ thực vật
13
1.5.2
Tình hình sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp
14
1.6
Tồn dư kháng sinh, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng
trong mật ong
15
1.6.1
Quy ñịnh về Giới hạn phát hiện và Giới hạn tồn dư tối ña
15
1.6.2
Tồn dư kháng sinh trong mật ong
20
1.6.3
Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong mật ong
21
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii
1.6.4
Tồn dư kim loại nặng trong mật ong
22
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.1
Nội dung nghiên cứu
25
2.2
Phương pháp nghiên cứu
25
2.2.1
Phương pháp lấy mẫu
25
2.2.2
Phương pháp thu thập thông tin
26
2.2.3
Phương pháp phân tích mẫu
26
2.2.4
Phương pháp xử lý số liệu
29
2.3
ðịa ñiểm thực hiện
29
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
30
Thực trạng ñiều kiện vệ sinh thú y tại một số cơ sở chăn nuôi ong
và chế biến mật ong
30
3.1.1
Thực trạng ñiều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở chăn nuôi ong
30
3.1.2
Thực trạng ñiều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở chế biến mật ong
32
3.1.3
Tình hình dịch bệnh trên ñàn ong và sử dụng thuốc trong ñiều trị
bệnh cho ong tại một số tỉnh phía Bắc
3.2
35
Tồn dư một số kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc
kháng sinh trong mật ong
38
3.2.1
Tồn dư kháng sinh trong mật ong
38
3.2.2
Tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong mật ong
42
3.2.3
Tồn dư kim loại nặng trong mật ong
44
3.3
Giải pháp ñảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất mật ong
49
3.3.1
Nhóm giải pháp truyền thông giáo dục ñối với người chăn nuôi
49
3.3.2
Nhóm giải pháp về kiểm soát, giám sát sản xuất, lưu thông, buôn
bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh trong chăn nuôi ong
3.3.3
3.3.4
50
Nhóm giải pháp về kiểm tra, thanh tra và kiểm soát chất lượng
thực phẩm
50
Nhóm giải pháp thay thế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
51
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv
3.3.5
Nhóm giải pháp nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng
trị bệnh cho vật nuôi
51
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
55
1
Kết luận
55
2
ðề nghị
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ðỀ TÀI
61
PHỤ LỤC
63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
: An toàn thực phẩm
AOZ
: Furazolidone (3-amino-2-oxazolidone)
AMOZ
: Furaltadone (5-methylamorfolino-3-amino-2-oxazolidone)
AHD
: Furaltadone (1-aminohydantoin)
CAP
: Chloramphenicol
Cd
: Cadimia
EU
: Cộng ñồng Châu Âu
FAO
: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc
(Food and Agriculture Organisation)
HCBVTV
: Hóa chất bảo vệ thực vật
Hg
: Thủy ngân
KCS
: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
LOD
: Giới hạn phát hiện
MRL
: Giới hạn dư lượng tối ña
Pb
: Chì
SEM
: Nitrofurazone (Semicarbazide)
TACN
: Thức ăn chăn nuôi
USD
: ðô la Mỹ
WHO
: Tổ chức y tế thể giới (World Health Organization)
ELISA
: Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay
LC/MS/MS :Liquid Chromatography/Mass Spectometry/Mass Spectometry
GC/MS
:Gas Chromatography/Mass Spectometry
AAS
:Atomic Absorption Spectrometer
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
1.1
Thành phần hoá học của mật ong
5
1.2
Chỉ tiêu ñánh giá chất lượng mật ong
8
1.3
So sánh về quy ñịnh tồn dư kháng sinh trên mật ong
19
2.1
ðịa ñiểm lấy mẫu và số lượng mẫu
23
2.2
Giới hạn phát hiện của một số kháng sinh, hóa chất bảo vệ thực
vật và kim loại nặng trong mật ong
3.1
Thực trạng ñiều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở chăn nuôi ong thuộc
các tỉnh phía Bắc
3.2
3.8
39
Xác ñịnh dư lượng kháng sinh nhóm B1 bằng phương pháp
LC/MS/MS
3.7
38
Xác ñịnh dư lượng kháng sinh nhóm B1 bằng phương pháp
ELISA
3.6
36
Xác ñịnh dư lượng kháng sinh nhóm A6 bằng phương pháp
ELISA
3.5
33
Tình hình dịch bệnh trên ñàn ong và sử dụng thuốc trong ñiều trị
bệnh cho ong
3.4
31
Thực trạng ñiều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở chế biến mật ong
thuộc các tỉnh phía Bắc
3.3
24
41
Xác ñịnh hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật bằng phương pháp
GC/MS
43
Xác ñịnh hàm lượng kim loại bằng phương pháp AAS
45
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ tồn dư các chất trong mật ong vượt ngưỡng hành ñộng
cho phép
47
Hình 3.2. Mô hình chăn nuôi ong an toàn
52
Hình 3.3. Mô hình cơ sở chế biến mật ong an toàn Chỉ tiêu ñánh giá
66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii
MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Việt Nam là một nước nhiệt ñới có thảm thực vật, nguồn hoa phong
phú, các sản phẩm ong ñược coi là chất bổ cho sức khoẻ con nguời, là tiền ñề
cho nghề nuôi ong.
Trong những năm gần ñây, nghề nuôi ong có xu hướng tăng trưởng rõ
rệt: số lượng ñàn, sản lượng mật và lượng mật xuất khẩu tăng khá nhanh. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu hiện nay là Hoa Kỳ sau khi bị EU ra lệnh tạm
ngưng từ 6/2007 và vừa chính thức mở trở lại vào ngày 28/3/2013 (Hồng
Anh, 2013), mặc dù vậy năm 2012 Việt Nam ñã xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ khoảng 24.800 tấn mật ong, kim ngạch ñạt khoảng 35 triệu USD. Sự
sống còn của ngành ong Việt Nam phụ thuộc vào ñòi hỏi khắt khe của thị
trường nước ngoài với trên 80% sản lượng dành cho xuất khẩu.
Vùng sản xuất mật ong chủ yếu ở Nam Bộ, Tây Nguyên như: Bình
Dương, Bình Phước, Long An, ðồng Nai, ðăk Lăk,… với các cây nguồn mật
chính ở ñây bao gồm: cao su, cà phê, ñiều, keo, tràm. Tuy nhiên không thể bỏ
qua vùng sản xuất ong phía Bắc: Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên,…
với các cây nguồn mật: nhãn, vải, táo,… ðiều kiện về tự nhiên, khí hậu và
cây nguồn mật ở miền Bắc Việt Nam rất thuận lợi cho sự phát triển của con
ong và sản xuất mật, chính vì vậy một số cơ sở chăn nuôi ong từ phía Nam ñã
ñưa ong ra miền Bắc ñể tranh thủ các cây nguồn mật. Nghề nuôi ong tại một
số tỉnh miền Bắc ñang có xu hướng phát triển trong những năm gần ñây. Tuy
nhiên, ña số người nuôi ong thiếu kiến thức cơ bản vì không qua ñào tạo nên
trình ñộ quản lý và phòng trừ dịch bệnh cho ong kém và sai, sử dụng kháng
sinh, hóa chất bảo vệ thực vật chưa ñúng, khai thác khi mật chưa chín nên
hiệu quả kinh tế vừa thấp, sản phẩm ong vừa có dư lượng kháng sinh, hóa
chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng và chất lượng lại không ổn ñịnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1
Hiện nay, chúng ta ñã có chương trình giám sát mật ong và bước ñầu có
những hiệu quả tích cực góp phần nâng cao chất lượng mật ong trong tiêu thụ
nội ñịa và xuất khẩu. Tuy nhiên, chương trình giám sát chủ yếu triển khai ở
các tỉnh phía Nam mà chưa thực hiện ở các tỉnh phía Bắc - một vùng ngành
nuôi ong ñang phát triển và có nhiều ñiều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát
triển của con ong.
ðể nắm bắt ñược tình hình nuôi dưỡng, bảo quản và chế biến trong sản
xuất mật ong, ñánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm mật ong, ñưa ra các biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng mật ong tại các tỉnh phía Bắc ñảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi tiến hành ñề tài: ‘‘ðiều tra tình hình chăn
nuôi, chế biến mật ong, sự tồn dư một số kim loại nặng, hóa chất bảo vệ
thực vật và thuốc kháng sinh trong mật ong tại một số cơ sở chăn nuôi ong
ở các tỉnh phía Bắc ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá ñược thực trạng ñiều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn
nuôi và chế biến mật ong.
- Xác ñịnh sự tồn dư của một số kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật
và thuốc kháng sinh trong mật ong.
- ðề xuất các giải pháp ñể sản xuất mật ong ñạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Mật ong và ñặc tính cơ bản của mật ong
1.1.1. Mật ong
Trong quá trình tiến hoá, ong mật có khả năng thu mật hoa và các dịch
ngọt tiết trên lá, nụ, búp non của các loại cây nguồn mật về tổ ñể luyện thành
mật ong. Sự ña dạng và phong phú của các loại cây nguồn mật ñã tạo nên các
loại mật ong khác nhau như mật ong hoa vải, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa
bạch ñàn, mật ong hoa rừng (mật bạc hà, cỏ lào, chân chim,...). Các loại mật
ong khác nhau có màu sắc, hương vị ñặc trưng riêng như mật hoa bạch ñàn có
màu nâu ñỏ, mùi nếp lên men; mật hoa táo có mùi thơm dịu, màu vàng chanh;
mật hoa bạc hà có mùi thơm hắc,...
Mật ong là sản phẩm chính của nghề nuôi ong. ðây là sản phẩm có giá
trị dinh dưỡng cao, ñược sử dụng làm thức ăn bổ sung cho con người trong
nhiều loại thực phẩm và là vị thuốc tự nhiên chữa ñược nhiều bệnh như viêm
họng, bệnh ñường ruột, viêm gan,...
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (1990) về mật ong tự nhiên, mật ong ñược
phân loại theo nguồn gốc thực vật thành 03 loại là mật ong hoa, mật ong dịch
lá và mật ong hỗn hợp.
+ Mật ong hoa: tuỳ theo lượng mật hoa do ong khai thác chủ yếu từ
một hay nhiều loại hoa mà mật ong hoa ñược chia thành 02 loại là mật ong
ñơn hoa và mật ong ña hoa. Mật ong ñơn hoa gồm: mật ong hoa nhãn, mật
ong hoa vải, mật ong hoa bạch ñàn, mật ong hoa táo, mật ong hoa cỏ lào,...
Còn mật ong ña hoa gồm một số loại như mật ong vải nhãn, mật ong
chôm chôm, cà phê, mật ong hoa rừng,...
+ Mật ong dịch lá: là mật ong do ong khai thác từ mật của dịch lá, búp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3
non của cây. Ví dụ như mật ong cao su, mật ong ñay,...
+ Mật ong hỗn hợp: là mật ong do ong khai thác từ cả mật của dịch lá
và mật của hoa. Ví dụ như mật ong cao su - vải, mật ong cà phê - bạch ñàn táo - ñay.
1.1.2. Tính chất và thành phần hoá học của mật ong
* Tính chất của mật ong
- Mật ong là chất lỏng, có dạng từ ñặc sánh ñến kết tinh. Kết tinh là
hiện tượng tự nhiên bình thường, do tỷ lệ ñường khử gluocoza/fructoza >1.
Mật ong kết tinh nhiều hay ít hoặc không kết tinh là tuỳ thuộc ở cây nguồn
mật. Theo Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện (1999), mật cao su, cỏ lào,
bạc hà, chân chim thường dễ kết tinh; còn các loại mật như mật nhãn, mật vải,
mật bạch ñàn, táo thì ít kết tinh hoặc không kết tinh. Thời gian kết tinh có thể
sau vài tháng thu hoạch mật. Mật kết tinh do tỷ lệ nước trong mật thấp, tỷ lệ
nước trong mật càng thấp thì mật kết tinh càng nhanh, mật kết tinh là dấu hiệu
chắc chắn mật nguyên chất, tinh khiết, không bị pha chế.
- Mật ong có màu sắc và mùi vị ñặc trưng cho từng loại hoa mà ong lấy
mật. Dựa vào tính chất này, người ta có thể nhận biết ñược nguồn gốc ñịa lý
của mật ong thông qua phương pháp phân tích phấn hoa.
- Hàm lượng các ñường hòa tan trong mật cao (> 65%), mật có tính hút
ẩm, hút mùi vì vậy tránh bảo quản mật ong ở những nơi ẩm thấp, tránh tiếp
xúc với không khí và không ñể mật gần nơi có mùi xăng, dầu, hành tỏi.
- Mật ong rất nhạy cảm với nhiệt ñộ và ánh sáng trực tiếp, do vậy nên
ñựng mật ong trong những lọ, chai thuỷ tinh mờ và bảo quản ở những nơi
thoáng mát (nhiệt ñộ không quá 36oC).
- Mật ong có tính chất lên men, khi tỷ lệ nước trong mật ong cao, vượt
quá 21%, mật dễ bị lên men sinh ra khí CO2 làm cho mật bị chua, chất lượng
mật giảm. ðặc biệt, nếu sử dụng các ñồ ñựng mật bằng kim loại, mật có thể bị
biến chất, gây ngộ ñộc cho người sử dụng vì trong mật ong có chứa axit hữu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4
cơ và ñường, dưới tác dụng của men, sẽ sinh ra axit etylenic ăn mòn lớp kim
loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong.
* Thành phần hoá học của mật ong
Thành phần hoá học của mật ong khá phức tạp vì chứa ñến 80 các loại
chất khác nhau có liên quan ñến dinh dưỡng. Thành phần chính và tỷ lệ các
chất hoá học quan trọng của mật ong ñược thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hoá học của mật ong
STT
Thành phần hóa học
Tỷ lệ trung bình Biên ñộ giao ñộng
(%)
(%)
I
Thành phần chủ yếu (chiếm 99% khối lượng mật ong)
2
Nước
17,0
13,4 – 26,6
3
Fructoza
39,3
21,7 – 53,9
4
Glucoza
32,9
20,4 – 44,4
5
Sacaroza
2,3
0,00 – 7,60
6
Disaccarit
7,3
2,70 – 16,0
7
ðường bậc cao
1,5
0,10 – 8,50
II
Thành phần phụ (chiếm 1% khối lượng mật ong)
1
Axit tổng số
0,57
0,17 – 1,77
2
Muối khoáng
0,17
0,02 – 1,03
3
ðạm (axit amin và protein)
0,04
0,00 – 0,13
Nguồn: Eva Crane (1990).
Ngoài ra, trong mật ong còn có chứa vitamin A, các vitamin nhóm B
(B1, B6, B12, PP), vitamin C, D, E, K,... và các chất khoáng gồm có magiê,
phốt pho, sắt, canxi, iốt, kẽm, mangan; protein; cacbonhydrat; axít organic;
hóc môn; kháng sinh,… ðặc biệt, trong mật ong còn có một số enzim ñóng
vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá và ñiều hoà các hoạt ñộng của
cơ thể. Mật ong rất giàu năng lượng, một 100 g mật ong chứa khoảng 304
kcal (FAO, 2013).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5
1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng mật ong
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng mật ong, trong ñó, một số
yếu tố chính ảnh hưởng ñến chất lượng mật ong, ñó là:
- Cây nguồn mật: mỗi loại cây nguồn mật có hương vị và chất lượng
ñặc trưng riêng. Một số loại cây nguồn mật có hàm lượng ñường cao như mật
hoa vải, hoa nhãn, hoa táo, hoa bạch ñàn, hoa chôm chôm,…
- Giống ong và cách quản lý ñàn ong khai thác mật cũng ảnh hưởng ñến
chất lượng mật. Nhiều ý kiến cho rằng, mật ong nội thơm hơn mật ong ngoại
(có thể do men ong tiết ra) nhưng mật ong ngoại ñặc hơn mật ong nội do ñàn
ong ngoại mạnh, khả năng quạt gió tốt. ðàn ong mạnh lên kế thì chất lượng
mật tốt vì ñàn ong mạnh quạt gió tốt, lên kế làm cho tất các lỗ tổ chứa mật
ñều ñược vít nắp hoàn toàn. Khi thu mật, chỉ thu ở cầu không, nhộng và ấu
trùng ñược giữ nguyên trong ñàn nên mật trong hơn, ñàn lên kế số cầu nhiều,
số vòng quay ít nên các chỉ tiêu chất lượng ñều cao.
- Chất lượng thùng nuôi ong và ñiều kiện thời tiết có ảnh hưởng rõ ñến
chất lượng mật. Thùng nuôi ong hở có thể gây khó khăn cho việc ñiều hoà ẩm
ñộ, nếu ẩm ñộ bên ngoài cao, mật hút thêm nước, ñàn ong yếu dù có ñể lâu
cũng rất khó vít nắp, cầu cũ, dòn, khi quay mật ảnh hưởng rõ ñến chất lượng
mật (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999).
- Bên cạnh các yếu tố trên, dụng cụ thu mật, phương pháp quay mật,
bảo quản và tinh lọc mật cũng ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng mật. Máy
quay mật, các dụng cụ chứa mật bằng kim loại (dễ bị ăn mòn) làm cho mật có
màu ñen. Do vậy, sau khi lọc mật, nên chứa mật vào can, chai sẫm màu có nút
kín. Không nên chứa mật trong các thùng miệng rộng vì mật dễ hút nước, nếu
ẩm ñộ bên ngoài cao, lượng nước trong mật có thể tăng 1-2% trong vài ngày.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mật ong ở Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (2010) thì sản lượng mật ong bình
quân của các trại ong các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên cao hơn rất nhiều so
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6
với các tỉnh phía Bắc. Năm 2010, sản lượng mật tại một trại ong của Tiền
Giang gấp 6,6 lần Hưng Yên và 3,6 lần Sơn La. Với các tỉnh ðồng bằng Sông
Cửu Long, một năm có rất nhiều vụ mật, người nuôi ong có thể khai thác mật
trên 10 tháng trong một năm; ngoài ra cả khu vực miền Nam và Tây Nguyên có
rất nhiều diện tích cây nguồn mật tập trung với sản lượng khai thác lớn như cà
phê, cao su, ñiều,… Còn các tỉnh phía Bắc, cây nguồn mật rải rác không tập
trung và số lượng các loại cây nguồn mật chính ít hơn nhiều so với miền Nam và
Tây Nguyên. Ngoài yếu tố về cây nguồn mật thì số lượng ñàn ong quyết ñịnh
lớn ñến sản lượng mật khai thác, quy mô trại ong của các tỉnh phía Nam cao hơn
rất nhiều so với các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, các tỉnh phía Nam nuôi ong ngoại là
chính trong khi ñó với Hưng Yên thì ong nội là chủ yếu. Năng suất mật của ñàn
ong phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hoa. Các tỉnh phía Nam do ñặc ñiểm là cây
nguồn mật phong phú và tập trung nên số lần khai thác mật trong một năm
nhiều hơn, do vậy năng suất mật cao hơn các tỉnh phía Bắc.
Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu của ngành ong là mật ong. Mật ong của
Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu; Việt Nam hiện ñứng thứ sáu về
xuất khẩu mật ong trên thế giới và thứ hai ở châu Á. Theo thống kê của Hội
ong Việt Nam, năm 2008, lượng mật tiêu thụ trong nước khoảng 3000 tấn
(tương ñương 35 gam/người/năm) và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ong
của cả nước ñạt 31 triệu USD. Trong 6 tháng ñầu năm 2010, các doanh
nghiệp xuất khẩu thu mua ñược khoảng 14.000 tấn, xuất ñược 8.600 tấn, thu
về khoảng 17,3 triệu USD. Năm 2011, ngành nuôi ong sản xuất ñược trên
30.000 tấn mật ong, trong ñó xuất khẩu ñạt 27.000 tấn với kim ngạch gần 80
triệu USD. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khoảng
24.800 tấn mật ong, kim ngạch ñạt khoảng 35 triệu USD.
1.3. Các yêu cầu ñể mật ong ñạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
ðịnh nghĩa của FAO (2013), mật ong là chất ngọt tự nhiên ñược thu
bởi ong mật từ dịch mật của hoa hoặc từ các phần tiết của cây sống, ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7
chuyển hóa và kết hợp với các chất ñặc biệt của con ong rồi ñược bảo quản
ñến chín trong tổ ong. Theo ñịnh nghĩa này, ñể ñạt yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm thì mật ong phải ñảm bảo các yếu tố sau:
- Nguyên chất: không pha trộn ñường.
- Tự nhiên: chín tự nhiên, không dùng máy giảm thuỷ phần.
- Không chứa tồn dư các chất: thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật,
kim loại nặng.
- Sạch: không ô nhiễm trong quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến,
ñóng gói, bảo quản.
Chất lượng mật ong ñược ñánh giá qua các chỉ tiêu chính như tỷ lệ nước,
ñường khử (ñường glucoza và fructoza), ñường sacarza, HMF (Hydroxymethyl fufura), men diastaza và axit, màu sắc, hương vị và ñộ trong của
mật,... Một số chỉ tiêu ñánh giá chất lượng mật ñược thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Chỉ tiêu ñánh giá chất lượng mật ong
STT Chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn Việt Nam
FAO/WHO
Mật hoa
Mật lá
Hỗn hợp
1
Tỷ lệ nước (%)
< 21
< 23
< 21
< 21
2
Tỷ lệ ñường khử tự do (%)
> 65
> 70
> 60
> 65
3
Tỷ lệ ñường sacaroza (%)
<5
<5
<5
<5
4
ðộ axit tự do (ml/kg)
< 40
< 40
< 40
< 40
5
Amilaza (Diastaza) (gote)
≥3
≥7
≥8
≥8
6
Chất rắn không tan trong
< 0,1
< 0,1
< 0,1
< 0,1
< 80
< 20
< 40
< 30
nước (%)
7
Tỷ lệ HMF(ml/kg)
- Tỷ lệ nước trong mật ñược ño bằng phương pháp khúc xạ, mắt
thường ñánh giá bằng ñộ sánh của mật, các tác giả Phùng Hữu Chính và Vũ
Văn Luyện (1999) cho biết, nếu cân 1 lít mật ong ≥ 1,4 kg là mật ñặc. Theo
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8
tiêu chuẩn chất lượng mật ong của Việt Nam, tỷ lệ nước trong mật ong nhỏ
hơn 23%, là cao hơn so với tiêu chuẩn quy ñịnh của FAO/WHO là 2%
(Tuyết Hoa, 2004).
Khi tỷ lệ nước trong mật ong quá cao, mật dễ bị lên men, biến chất,
thời gian bảo quản ngắn. Theo Ngô ðắc Thắng (2002), khi thu hoạch mật
ong chưa chín (chưa vít nắp) thì mật còn chứa nhiều nước, lượng enzim ít,
các loại vi sinh vật hoạt ñộng mạnh, chuyển hoá ñường thành rượu và khí
CO2 làm mật bị chua, có bọt khí.
- ðường khử (ñường ñơn) trong mật ong chủ yếu là ñường glucoza và
fructoza. Lượng ñường khử trong mật cao biểu hiện ong ñã luyện mật tốt, tỷ
lệ ñường khử trong mật ong khoảng từ 70 - 75% (Eva Crane, 1990).
Ngoài 2 loại ñường ñơn, trong mật ong còn có một phần nhỏ lượng
ñường sacaroza (khoảng 5%), nếu lượng sacaroza thấp thể hiện ong luyện
mật tốt. Tuy nhiên, nếu lượng ñường sacaroza cao thì có thể do quay mật
non, vòng quay gấp hoặc lẫn ñường kính cho ong ăn.
- Chỉ số axit: trong quá trình luyện mật, ong tiết ra một số axit hữu cơ
có tác dụng làm cho các loại ñường khử trong mật ong không bị lên men,
làm tăng tính sát khuẩn của mật. Nhưng nếu quay mật non (mật chưa vít
nắp) và bảo quản không tốt, mật ong sẽ bị lên men, sinh ra nhiều axit tự do,
làm mật biến chất.
- Hàm lượng men diastaza: trong mật ong có chứa một lượng men
invertaza, hàm lượng men invertaza là một chỉ số cần thiết trong việc ñánh giá
tiêu chuẩn chất lượng mật ong. Tuy nhiên, do khó phân tích men invertaza nên
người ta ñã dùng chỉ số men diastaza tỉ lệ thuận với men invertaza.
Chỉ số men diastaza ñánh giá ñộ chín của mật ong. Mật ong có chỉ số
diastaza cao khi ñàn ong mạnh và có thời gian luyện mật thích hợp. Eva
Crane (1990) cho biết, vào vụ rộ hoa, ñặc biệt là vụ hoa vải và vụ hoa nhãn,
ong ñi lấy mật về nhiều, không có thời gian luyện mật mà ñổ ngay vào ñầy lỗ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9
tổ. Do vậy, lúc này ta thu ñược mật hoa ñang trong giai ñoạn chuyển hoá
thành mật ong chứ chưa phải là mật ong. Mặt khác, thường thì vào những vụ
ít hoa, ong luyện mật kĩ hơn nên chất lượng mật cũng tốt hơn.
- Hàm lượng HMF (Hydroxy - Metyl - Furfura) trong mật ong có giới
hạn cho phép là 20 - 40 mg/kg. Nếu thu hoạch mật chưa chín hoặc do bảo
quản không tốt, lượng HMF tăng cao, mật có hiện tượng nổi váng bọt làm
chất lượng mật giảm.
- Màu sắc và hương vị mật: mỗi loại mật có một hương vị và màu sắc
ñặc trưng cho từng loại hoa mà ong lấy mật. Mật ong hoa nhãn có màu vàng
nhạt, hoa vải có màu vàng chanh, mật hoa bạch ñàn có màu nâu ñỏ, mật ong
hoa táo có màu vàng ñến nâu xẫm,… (Ngô ðắc Thắng, 2002).
- ðộ trong của mật: theo Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện (1999),
ñộ trong của mật phụ thuộc vào cây nguồn mật (mật hoa trong hơn mật lá) và
phương pháp khai thác mật. Khi lấy mật ở cầu mới, không lẫn ấu trùng, giữ
vệ sinh tốt, không lẫn tạp chất, lấy xong lọc cẩn thận rồi chứa vào dụng cụ
bảo quản ñảm bảo ñúng quy cách thì mật trong.
1.4. Tình hình sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi nói chung và
trong chăn nuôi ong nói riêng
1.4.1. Tình hình sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi nói chung
Theo báo cáo của Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực thuốc thú y
(Boisseau, 2002) thì việc sử dụng các sản phẩm thuốc thú y có chứa kháng
sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam như sau: trừ các trang trại quy mô lớn, việc
quyết ñịnh sử dụng kháng sinh cho ñộng vật ốm, việc lựa chọn thuốc, liều
lượng, ñường dùng thuốc, thời gian ñiều trị và sự kết hợp của các loại thuốc
ñược người dân áp dụng dựa trên kinh nghiệm, kỹ thuật và thông tin thương
mại ñược lưu hành bởi các công ty sản xuất thuốc thú y. Người dân luôn sử
dụng kháng sinh phổ rộng hoặc kết hợp các loại kháng sinh. Sự kết hợp các
loại kháng sinh, thậm chí có thể bao gồm cả kháng sinh phổ rộng cùng nhau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10
Việc ñiểu trị cho ñộng vật ốm thường dừng lại khi các triệu chứng bệnh
không còn. Trong trường hợp các triệu chứng bệnh này không hết sau 3 ngày
ñiều trị thì sẽ sử dụng kháng sinh khác ñể thay thế.
Một khảo sát ñược tiến hành bởi Dinh et al. (2003) tại 628 trang trại ở
tỉnh Bình Dương cho thấy: nông dân sử dụng kháng sinh chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ của kết quả xét nghiệm và giám
sát thú y. ðiều ñó dẫn ñến nhiều thất bại trong việc sử dụng liều lượng, rút
ngắn thời gian ñiều trị. Cuộc khảo sát cũng ñã phát hiện ra rằng các kháng
sinh thường ñược sử dụng trong thức ăn ñộng vật sản xuất tại Bình Dương là
tylosin (15%), colistin (13,2%), norfloxacin (10,0%), gentamycin (8,4%),
tetracycline (7,9%) và ampicillin (7,2%).
Trong tài liệu tham khảo cho việc quản lý thuốc thú y, Boisseau (2002)
có chỉ ra rằng có hơn 3000 sản phẩm thuốc thú y có chứa kháng sinh từ 4000
cửa hàng thuốc thú y ñược bán trên thị trường. Doanh thu quan trọng nhất là
fluroquinolones (enrofloxacin và norfloxacin), aminoglycosides (gentamicin),
tetracycline, sulfonamide, colistin (kết hợp với ampicillin) và marcrolides
(tylosin và spiramycin). Báo cáo cũng ñã chỉ ra rằng trong hầu hết sản phẩm
thuốc thú y có chứa kháng sinh thường xuyên ñược bán ra, thậm chí là kháng
sinh phổ rộng như fluroquinolones ñược sử dụng như hoạt chất ñơn lẻ tại các
nước phát triển, nhưng ở Việt Nam lại luôn ñược sử dụng kết hợp với một hoặc
hai kháng sinh khác.
Trong nuôi trồng thủy sản, các loại thuốc thú y cũng ñược sử dụng rộng
rãi với 1893 sản phẩm, trong ñó ít nhất có 476 sản phảm thuốc thú y có chứa
kháng sinh (Phan, 2004). Một cuộc khảo sát về việc sử dụng kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản tại ðồng bằng sông Cửu Long phát hiện thấy có 90% sản
phẩm ñược sử dụng cho dự phòng và ñiều trị. Trong số 122 sản phẩm thuốc
thú y có chứa kháng sinh ñược sử dụng thì 77, 34, 31, 29 có chứa các hợp
chất của quinolone, aminoglycoside, nhóm polypeptide và sulfonamide tương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11
ứng. Bên cạnh ñó, một số kháng sinh mà ñã bị cấm trong chăn nuôi như
nitrofuran và chloramphenicol vẫn ñược tìm thấy (Nguyen et al., 2004).
Boisseau (2002) ñã kết luận rằng toàn bộ hệ thống, bao gồm cả pháp
luật, việc thực hiện các thủ tục hành chính, kiểm soát chất lượng, phân phối và
quản lý thuốc thú y có chứa kháng sinh ở Việt Nam còn yếu. Kết quả là số
lượng kháng sinh ñược sử dụng ñể sản xuất một tấn thịt trong trang trại lợn nhỏ
ñược ước tính cao hơn trong các trang trại lợn lớn 5 lần, ñó là cách nhanh nhất
dẫn ñến một khả năng nhanh chóng tăng số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh.
1.4.2. Tình hình sử dụng, quản lý thuốc thú y trong chăn nuôi ong
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (2010), các bệnh chủ yếu thường gặp
trên ong là ấu trùng tuổi lớn, ấu trùng tuổi nhỏ, ỉa chảy, chí lớn, chí nhỏ,…
Khi ñàn ong bị nhiễm chí lớn, chí nhỏ, người nuôi ong ñã áp dụng các
biện pháp kĩ thuật như thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu nhộng,… người nuôi
ong ở ðăk Lăk chủ yếu dùng axít hữu cơ ñể diệt hai loại kí sinh này.
Cả ong ngoại và ong nội ñều bị bệnh ấu trùng tuổi lớn (bệnh do virus)
gây hại nặng. Người nuôi ong ñều biết bệnh ấu trùng tuổi lớn do virus gây ra
nên họ chủ yếu dùng biện pháp kỹ thuật như thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu
bệnh ñể ñiều trị bệnh này. Tất cả người nuôi ong ñều không sử dụng biện
pháp hóa học (như thuốc hoặc các loại kháng sinh) ñể ñiều trị bệnh này vì họ
ñều biết sẽ không có tác dụng.
ðối với bệnh ấu trùng tuổi nhỏ, thì thường gây hại cho ong nội nặng
hơn ong ngoại. Người nuôi ong các tỉnh phía Bắc phần lớn là sử dụng các loại
thuốc kháng sinh như Streptomicine, Tetracyclines, Fluoroquinolones ñể ñiều
trị và thậm trí một số người nuôi ong nội còn cho ăn phòng bệnh. Tuy nhiên,
nhiều người nuôi ong, ñặc biệt ở khu vực phía Nam không sử dụng thuốc
kháng sinh ñiều trị bệnh này mà họ dùng biện pháp kỹ thuật như loại bỏ cầu
bệnh cho ñàn ong ñông quân, thay chúa, chuyển ñiểm ñể ñiều trị bệnh vì mật
ong của họ chủ yếu bán cho các công ty xuất khẩu mật nên nếu mật có tồn dư
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12
kháng sinh sẽ bị trả lại hoặc bị phạt do thiệt hại gây ra, hơn nữa với các hội
ong khu vực phía Nam họ còn có cam kết về chất lượng mật ong với từng
người nuôi ong trong Hội (như ðồng Nai, Tiền Giang). Do thiếu thông tin về
tồn dư kháng sinh có hại cho người tiêu dùng nên người nuôi ong phía Bắc
vẫn lạm dụng thuốc kháng sinh ñiều trị loại bệnh này vì việc bán mật ong cho
thị trường tiêu thụ nội ñịa chưa ñược giám sát hoặc kiểm ñịnh chặt chẽ.
Theo Thông tư số 52/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thì chỉ có một số thuốc và nguyên liệu làm thuốc thú y ñược
phép sử dụng trong chăn nuôi ong như: Formic acid, Acetic acid, Oxalic
Acid, Lactic Acid, Herb Oil (tinh dầu thực vật), Perizin (Coumaphos),
Bayvarol Strip (Flumethrin), Cymiazole,… Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục
Chăn nuôi (2010), khi ong bị nhiễm ngoại ký sinh (chí nhỏ và chí lớn), người
nuôi ong ở các tỉnh phía Bắc không những dùng các loại hóa chất ñể ñiều trị
như axit Focmic, tinh dầu thực vật mà còn dùng thuốc Manpu (thành phần
chính là chất Fluvalilate) của Trung Quốc. Người nuôi ong ở các tỉnh ñiều tra
phía Nam không dùng thuốc Manpu của Trung Quốc ñể ñiều trị ký sinh mà
họ chỉ dùng các loại axít hữu cơ và tinh dầu thực vật.
1.5. Hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
1.5.1. ðịnh nghĩa Hóa chất bảo vệ thực vật
Hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) xuất phát từ thuật ngữ tiếng anh
“Pesticide” có nghĩa là chất ñể diệt loài gây hại (Từ ñiển Bách khoa Việt
Nam, 2007). Dịch sang tiếng Việt, các tác giả sử dụng nhiều thuật ngữ khác
nhau như: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất trừ sâu, hoá chất bảo
vệ thực vật. Như vậy HCBVTV là danh từ chung ñể chỉ một chất hoặc một
hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật
gây hại kể cả các vector gây bệnh cho người và ñộng vật, các loại côn trùng
khác hay ñộng vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu,
tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13
gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng (Nguyễn Trần
Oánh và cs., 2007).
1.5.2. Tình hình sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp
Hàng năm, Việt Nam sử dụng 15.000 - 25.000 tấn HCBVTV, gồm ba
nhóm chính:
+ Nhóm Clo hữu cơ (Chlorinated hidrocacbon): bao gồm những hợp
chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân huỷ
dài (ví dụ như DDT có thời gian bán phân huỷ là 20 năm, chúng ít bị ñào thải
và tích luỹ vào cơ thể sinh vật qua chuỗi thức ăn). ðại diện của nhóm này là
Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo.
+ Nhóm Lân hữu cơ (Organic phosphates): bao gồm hai hợp chất là
Parathion và Malathion. Nhóm này có thời gian bán phân huỷ ngắn hơn so với
nhóm Clo hữu cơ. Tuy nhiên, chúng ñộc hơn và ñược sử dụng rộng rãi hơn.
Nhóm này tác ñộng vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo
thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt ñộng kém, làm yếu cơ, gây
choáng váng và chết.
+ Nhóm Cacbamat: bao gồm những hoá chất ít bền vững hơn trong môi
trường tự nhiên, song cũng có ñộc tính cao ñối với người và ñộng vật. ðại
diện cho nhóm này là các hợp chất có gốc Cacbamit axit như: Sevin, Furada,
Bassa, Mipcin. Khi sử dụng, chúng tác ñộng trực tiếp vào men Cholinestraza
của hệ thần kinh. Trong nhóm này thì Metylisoxianat hoặc MIC (CH3NCO) là
chất gây ô nhiễm ñược toàn thế giới chú ý.
Lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng.
Trong ñó, phần lớn là hoá chất trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh, nhóm
phot pho hữu cơ chiếm khoảng 56 %, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor.
ðó là những loại thuốc ñộc hại cho môi trường và con người. Giai ñoạn gần
ñây cơ cấu tỉ lệ các loại HCBVTV ñã ñược thay ñổi ñáng kể, nhiều loại hoá
chất mới hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường ñược nhập khẩu và sử
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14
dụng. Năm 1991, hoá chất trừ sâu chiếm 83,3 %, hoá chất trừ nấm 9,5 %, hoá
chất diệt cỏ 4,1 %, những loại khác 3,1 % (ðỗ Văn Hòe, 2005). ðến năm
2008, tỉ lệ là hoá chất trừ sâu chiếm 37,9%, hoá chất trừ nấm 21,12 %, hoá chất
diệt cỏ 13,77 %, hoá chất diệt côn trùng 23,46 % và những loại khác 3,75 %.
Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch nhập khẩu
HCBVTV tăng mạnh (Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn,
2009). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2009), kim ngạch nhập khẩu
HCBVTV và nguyên liệu năm 2007 là 382.830.015 USD tăng 25,4 % so với
cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8 % so với cùng kỳ
năm 2007. Nguồn HCBVTV ñược nhập khẩu về trong năm 2008 chủ yếu từ:
Trung Quốc (200.262.568 USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn ðộ
(42.219.807 USD), kế tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD),… Hiện nay, số lượng
và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương ñối cao so với khu vực.
1.6. Tồn dư kháng sinh, hóa chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng trong
mật ong
1.6.1. Quy ñịnh về Giới hạn phát hiện và Giới hạn tồn dư tối ña
1.6.1.1. Giới hạn phát hiện (LOD - limit of detection)
- Là một ñại lượng có liên quan ñến tính ổn ñịnh của phép ño, là số
lượng thấp nhất của một chất có thể ñược phân biệt với sự không có mặt cùa
chất ñó (giá trị) trong giới hạn tin cậy nhất ñịnh (sai số1%).
- LOD phụ thuộc vào:
+ Cấp ñộ hiện ñại, ñiều kiện vận hành thiết bị (dao ñộng nhiệt ñộ, áp
suất, ñiện áp,... )
+ Phương pháp phân tích (xử lý mẫu, mất mát, nhiễm bẩn mẫu, nhiễu nền)
+ Tay nghề của phân tích viên.
Trong thực tế thường gặp: LOD của thiết bị (giới hạn phát hiện của
thiết bị - IDL: instrumental detection limit) và LOD của phương pháp (Giới
hạn phát hiện của phương pháp - MDL: method detection limit):
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15