Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.2 KB, 84 trang )

Luận văn tốt nghiệp

PHẦN I
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc kể từ sau đổi mới và ngày
càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới WTO cuối năm 2006. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao,
môi trường kinh doanh năng động và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nước
ta dần thoát khỏi cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới và đang trên đà hồi phục. Trong
hoàn cảnh đó, các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế đòi hỏi phải có sự thay đổi
nhằm thích nghi với điều kiện mới, tình hình mới của đất nước. Với yêu cầu này, ngành
Tài chính – Ngân hàng, với tư cách là hệ thần kinh của nền kinh tế, càng phải có được
những biến chuyển tích cực và phù hợp. Năm 2010, nền kinh tế bước vào giai đoạn hồi
phục, các doanh nghiệp cần có một lượng vốn lớn để tiến hành kinh doanh. Do đó, năm
nay, tổng mức tín dụng được dự báo sẽ cao hơn năm 2009. Các Ngân hàng nắm bắt được
điều này, sẽ tích cực mở rộng các loại hình sản phẩm dịch vụ, một mặt huy động được
nguồn vốn nhàn rỗi, mặt khác đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Tất cả tạo nên một môi
trường cạnh tranh gay gắt và sôi động trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực Ngân hàng
nói riêng.
Tuy nhiên, với bản chất của tín dụng là hoạt động phức tạp và mang tính rủi ro cao,
do đó, khi các Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động tín dụng, các rủi ro tiềm ẩn là rất lớn. Rủi
ro cao dẫn đến khả năng mất vốn cao, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Ngân hàng,
từ đó kéo theo sự không ổn định về kinh tế. Trường hợp phá sản một số Ngân hàng lớn
trên thế giới những năm gần đây và tác động của chúng đến nền kinh tế thế giới là minh
chứng điển hình cho thấy vai trò của các Ngân hàng trong phát triển kinh tế và sự cần
thiết phải đảm bảo hoạt động an toàn của các Ngân hàng. Do vậy, làm thế nào để đảm bảo
duy trì và phát triển vững chắc của các Ngân hàng, hạn chế được rủi ro, hoạt động tín

SVTH: Bùi Thành Công


1


Luận văn tốt nghiệp

dụng được an toàn và hiệu quả là một trong những vấn đề luôn có tính thời sự và được
quan tâm trước hết.
Các Ngân hàng ở Huế cũng không ngoại lệ. Tại Huế, hệ thống Ngân hàng đã phát
triển mạnh. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã tạo được chỗ đứng và uy tín trên
thị trường. Riêng với Ngân hàng ACB chi nhánh Huế là chi nhánh được thành lập tương
đối mới (tháng 7-2005), theo đó các điều kiện thâm nhập, định vị thị trường đang trong
giai đoạn phát triển và có thể chịu nhiều rủi ro, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh giữa
các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng gia tăng. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tôi
chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
chi nhánh Huế.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ACB chi nhánh Huế.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng mà chi nhánh
có thể áp dụng.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế .
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh
Huế, đặc biệt là phòng kinh doanh - bộ phận tín dụng.
- Phạm vi số liệu phân tích: trong giới hạn của luận văn này, để giải quyết mục tiêu
đặt ra tôi sử dụng và phân tích số liệu 3 năm 2007, 2008, 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu


SVTH: Bùi Thành Công

2


Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu rủi ro tín dụng là vấn đề phức tạp bao gồm cả những yếu tố thuộc nội tại
hoạt động nghiệp vụ và quản lý của Ngân hàng cũng như các yếu tố ngoại vi ngoài tầm
kiểm soát của doanh nghiệp. Do vậy, để có thông tin hữu ích nhất cho việc đánh giá và đề
xuất các giải pháp, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên quan
đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, các tài liệu tập huấn
của của Ngân hàng, truyền hình, các nghiên cứu liên quan. Phương pháp này được sử
dụng trong suốt thời gian làm đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thu thập thông tin bằng văn bản
hay bằng lời nói đối với những người hiểu biết về Ngân hàng và những người làm tín
dụng, đặc biệt là các nhân viên trong Ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng trong
trong giai đoạn thu thập thông tin để lựa chọn đề tài và những vấn đề xung quanh đề tài
nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát : là phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt
động của Ngân hàng. Phương pháp này được sử dụng trong suốt thời gian thực tập tại
ACB chi nhánh Huế.
- Phương pháp phân tích : là phương pháp dựa trên những số liệu để tiến hành so
sánh, đối chiếu, đánh giá các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng, để tìm ra cách lý giải,
xác định được tính hợp lý của các thông tin về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Phương
pháp này được sử dụng trong khi xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được sao cho phù
hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp này được sử dụng

trong giai đoạn hoàn thành bản thảo của đề tài.

SVTH: Bùi Thành Công

3


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Một số vấn đề chung về tín dụng và rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niêm về tín dụng Ngân hàng
Ngân hàng là người môi giới giữa những người có vốn nhàn rỗi với những người có
nhu cầu vay vốn. Thông qua cơ chế thị trường, Ngân hàng có khả năng thu hút hầu hết
những nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển giao đúng nơi, đúng lúc, phù hợp
với nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Đó là hoạt động sinh lời chủ yếu trong các NHTM
- hoạt động tín dụng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng Ngân hàng. Trong cuốn
“Bài tập và bài giải nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” của Tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều
xuất bản năm 2008 có viết: “Tín dụng Ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định. Cũng như quan hệ
tín dụng khác, tín dụng Ngân hàng chứa đựng ba nội dung:

• Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.
• Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
• Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.”
Tín dụng là phạm trù kinh tế xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã
hội nhất định. Sự phát triền kinh tế xã hội là tiền đề nảy sinh các hình thức khác nhau của
quan hệ tín dụng: tín dụng Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng… Trong

đó, tín dụng Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế, các hình thức tín dụng Ngân hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản
xuất kinh doanh.
1.1.2. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường
Trước đây, trong thời kì bao cấp, tín dụng như là một tổ chức cấp phát vốn ngân
sách. Vì vậy thường xảy ra tình huống: nơi cần vốn để sản xuất thì không có vốn hoặc
SVTH: Bùi Thành Công

4


Luận văn tốt nghiệp

không kịp thời, nơi có vốn thì để ứ đọng trong một thời gian dài. Kể từ khi chuyển sang
nền kinh tế thị trường, hầu như tình trạng đó đã chấm dứt. Với sự cải tổ của hệ thống
Ngân hàng từ một cấp sang hai cấp, hàng loạt các NHTM được thành lập nhằm mục đính
huy động vốn của toàn bộ xã hội, bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội để đầu tư phát
triển cở sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ xã hội. Cụ thể, tín dụng Ngân
hàng có các vai trò sau:
Cung cấp vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển
Hoạt động tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế quốc dân, là
cầu nối cung cầu về vốn. Hoạt động chính của NHTM là hoạt động tín dụng, nó đem lại
70 ~ 80% thu nhập cho Ngân hàng. Việc tập trung và phân phối tín dụng đã góp phần điều
hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những nơi cần vốn để sản xuất, kinh doanh,
tiêu dùng sẽ có được nguồn vốn một cách kịp thời và đầy đủ. Bên cạnh đó, những nơi có
nguồn vốn nhàn rỗi có cơ hội sinh lời từ việc gửi tiền tại Ngân hàng, giúp nâng cao thu
nhập. Như thế, tín dụng Ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực khuyến
khích tiết kiệm và đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn phải cạnh tranh
gay gắt với nhau nếu không muốn bị tụt hậu và đào thải. Để có thể mở rộng, phát triển sản

xuất, các doanh nghiệp cần có nhiều yếu tố như: kĩ thuật, công nghệ, đất đai, vốn, nguồn
nhân lực,… Trong các yếu tố đó, nguồn vốn được đánh giá là một trong những yếu tố
quan trọng nhất. Vì nếu có vốn, doanh nghiệp sẽ có được các yếu tố khác do thị trường
sẵn sàng cung cấp. Ngoài nguồn vốn tự có, các doanh nghiệp thường tìm đến Ngân hàng
để kiếm được số vốn còn lại một cách nhanh nhất với chi phí hợp lí bởi Ngân hàng là một
nơi cung cấp nguồn vốn rẻ nhất và linh hoạt nhất. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân
hàng đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế xã
hội.
Vì vậy, tín dụng Ngân hàng là cánh tay đắc lực của NHTM. Nó góp phần nâng cao
chất lượng và điều hoà tiền tệ, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, giúp

SVTH: Bùi Thành Công

5


Luận văn tốt nghiệp

kiềm chế lạm phát và tạo môi trường sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, thông qua đó,
thúc đẩy tái sản xuất mở rộng và đầu tư phát triển của nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng lưu thông tiền tệ
Tín dụng Ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông toàn xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác quản lí và điều hoà công tác lưu thông tiền mặt. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng tạo ra tiền ghi sổ (các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kì phiếu
Ngân hàng, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán), việc sử
dụng tiền ghi sổ được thực hiện thông qua việc ghi chép trên sổ sách kế toán Ngân hàng,
điều này làm giảm đi một lượng tiền mặt đáng kể trong lưu thông cũng như giảm được rủi
ro trong khi sử dụng tiền mặt,các chi phí có liên quan đến phát hành tiền, quản lí, bảo
quản tiền.
Kiểm soát, thay đổi cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước

Sự vận động của nguồn vốn tín dụng gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hoá,
chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế. Qua đó, tín dụng phản ánh hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đồng thời, thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn
chặn các hoạt động tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, bằng việc thực
hiện các chính sách ưu đãi tín hay hạn chế tín dụng đối với các ngành nghề sản xuất, tín
dụng Ngân hàng đóng vai trò lớn trong việc góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu
kinh tế phù hợp với định hướng của Nhà nước theo từng thời kì nhất định.
Nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế, sử dụng vốn
Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế và tăng cường chế
độ hạch toán kế toán. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng là hoàn trả đầy đủ, đúng hạn và
có lãi. Vì thế, khi bất kì một đơn vị kinh tế xã hội nào có nhu cầu vay vốn tín dụng, điều
đầu tiên họ nghĩ tới là làm sao sử dụng vốn vay có hiệu quả bởi họ chịu áp lực phải thanh
toán đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng. Việc này khiến hiệu quả sử dụng vốn tăng lên,
người đi vay tích cực tìm kiếm các phương thức nhằm hạn chế chi phí và gia tăng lợi
nhuận. Ở đây, đòn bẩy lãi suất có ý nghĩa to lớn và là động lực thúc đẩy chế độ hạch toán
kế toán, nâng cao hiệu quả quản lí kinh tế.
SVTH: Bùi Thành Công

6


Luận văn tốt nghiệp

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tín dụng Ngân hàng góp phần tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Thông qua nguồn vốn đầu tư của tín dụng Ngân hàng mà các hoạt động ngoại thương phái
triển, các hoạt động liên doanh góp vốn, các hoạt động có tính đa quốc gia phát triển,…
Đó chính là điều kiện và cơ hội để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và nâng cao vị thế
quốc gia trên trường quốc tế.
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại

1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Ngân hàng là một trung gian tài chính. Vai trò trung gian của Ngân hàng thể hiện
qua việc Ngân hàng là đầu mối kết nối giữa các chủ thể của nền kinh tế. Trong đó, một
phía là chủ thể có tiền, còn phía kia là chủ thể cần tiền. Trong vai trò trung gian, Ngân
hàng có thể hứng chịu rủi ro đến từ cả hai phía. Trong luận văn này chỉ đề cập đến rủi ro
khi cho vay.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng. Trong tài liệu “Financial
Institutions Management – A Modern Perspective”, Anthony Saunders định nghĩa: “Rủi
ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi Ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa
là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của Ngân hàng không
thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng lẫn thời hạn”
Theo tiến sỹ Nguyễn Minh Kiều có ghi trong cuốn “Bài tập và bài giải nghiệp vụ
Ngân hàng thương mại” thì : “Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do
khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động Ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra
khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.”
Theo khoản 1 điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lí rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả
năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng
không thực hiện hoặc không có khả năng thực thiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Tựu trung lại, ta có thể rút ra các nội dung chính của rủi ro tín dụng như sau:
SVTH: Bùi Thành Công

7


Luận văn tốt nghiệp

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp
đồng, bao gồm vốn, lãi hoặc cả hai. Sự sai hẹn có thể là trễ hẹn hay không thanh toán.

- Rủi ro tín dụng dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm gía trị
thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua lỗ hoặc ở mức độ
cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
- Rủi ro tín dụng là biểu hiện rõ nhất của việc đánh đổi lợi nhuận - rủi ro.
1.2.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng1
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của rủi
ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng có các đặc điểm cơ bản sau.
• Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp
Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả
của rủi ro tín dụng. Rủi ro có thể xảy ra bất kì lúc nào và bất kì giai đoạn nào. Do đó khi
phòng ngừa và xử lí rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ
nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biên pháp phòng ngừa
phù hợp.
• Rủi ro tín dụng có tính tất yếu
Tức là rủi ro tín dụng luôn luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng của
NHTM. Mọi biện pháp thực hiện chỉ nhằm hạn chế bớt xác suất xảy ra rủi ro chứ không
hoàn toàn ngăn chặn hết các rủi ro có thể xảy ra. Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm
cho Ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ,
điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với Ngân hàng. Kinh
doanh Ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi rui ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận
tương ứng.
• Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp
Trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng.
Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử
1

Nguồn: Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Trần Tiến Chương – Xem danh sách tài liệu tham khảo.

SVTH: Bùi Thành Công


8


Luận văn tốt nghiệp

dụng vốn. Hay nói cách khác, những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là
nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
1.2.3. Phân loại rủi ro tín dụng
 Rủi ro mất vốn
Là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ. Bản chất của tín dụng Ngân hàng là ứng
trước tiền cho doanh nghiệp, sau một chu kì sản xuất hoặc luân chuyển hàng hoá thì
khách hàng mới có tiền trả nợ Ngân hàng. Nội dung ứng trước của tín dụng Ngân hàng
càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn. Ngân hàng cho vay tín chấp thì mức độ rủi ro cao
hơn cho vay có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp bằng giấy tờ có giá thì dễ chuyển đổi ra
tiền và ít rủi ro hơn là tài sản thế chấp bằng bất động sản. Trong hoạt động kinh doanh
Ngân hàng, rủi ro này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản
kinh doanh (vì hơn 2/3 tài sản của Ngân hàng là các món cho vay và đầu tư). Do đó, nếu
các món cho vay của Ngân hàng không được hoàn trả, Ngân hàng sẽ mất cả vốn lẫn lãi.
Số tiền thiệt hại này khi đã vượt qua vốn tự có của Ngân hàng sẽ khiến cho Ngân hàng
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.
 Rủi ro kì hạn
Là các khoản cho vay mà khi đến hạn, khách hàng vì một lí do nào đó vẫn chưa trả
nợ cho Ngân hàng (chưa thu hồi được vốn, cố tình không trả, v.v…). Thông thường
trường hợp này khách hàng sẽ xin Ngân hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ. Nếu lí do của
khách hàng không được Ngân hàng chấp nhận, họ sẽ phải chịu lãi suất phạt. Khoản tiền
thu hồi chậm này có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng vì nó luôn tiềm
ẩn nguy cơ mất vốn.
 Rủi ro lãi suất
Quá trình chuyển hoá tài sản của Ngân hàng bao gồm việc huy động vốn và sử dụng
vốn. Kì hạn và độ thanh khoản của các tài khoản nợ thường không cân xứng với kì hạn và

độ thanh khoản của các tài sản có. Vấn đề này có thể khiến Ngân hàng gặp rủi ro lãi suất.
Hay nói cách khác, rủi ro về lãi suất là do Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao nhưng
cho vay với lãi suất thấp. Rủi ro này thường xảy ra trong hai trường hợp:
SVTH: Bùi Thành Công

9


Luận văn tốt nghiệp

Huy động vốn ngắn hạn, đầu tư cho vay dài hạn
Huy động vốn dài hạn, đầu tư cho vay ngắn hạn.
 Rủi ro tỷ giá
Rủi ro này thường diễn ra dưới hình thức của một chênh lệch giữa giá đặt mua và giá
chào bán một tiền tệ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái
của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị các nước trên thế giới.
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh Ngân hàng và đã gây ra những hậu
quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Cụ thể:

Đối với Ngân hàng bị rủi ro:
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi, các khoản chi phí) làm cho nguồn vốn Ngân
hàng bị thất thoát, trong khi Ngân hàng vẫn phải trả tiền cho nguồn vốn hoạt động, làm
cho lợi nhuận bị giảm sút, nếu trầm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản.

Đối với hệ thống liên Ngân hàng
Hoạt động của các Ngân hàng mang tính chất hệ thống, do đó, nếu một Ngân hàng
có kết quả hoạt động xấu thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng tiêu cực đến cả
hệ thống liên Ngân hàng. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến các bộ phận kinh tế khác

(cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua là một ví dụ). Nếu không có sự can thiệp kịp
thời của NHNN và chính phủ thì tâm lí sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền
và họ sẽ đi rút tiền đồng loạt tại các NHTM làm cho các Ngân hàng này rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán.

Đối với nền kinh tế
Ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền cho nền
kinh tế, vì vậy, rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một Ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế
bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung
cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…

Đối với quan hệ kinh tế đối ngoại
SVTH: Bùi Thành Công

10


Luận văn tốt nghiệp

Rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống Ngân hàng – Tài
chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của nước đó.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một Ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ
khác nhau: nhẹ nhất là Ngân hàng bị giảm lợi nhuận và phải trích lập dự phòng, không thu
hồi được lãi cho vay, nặng nhất là khi Ngân hàng không thu hồi được vốn gốc và lãi vay,
dấn đến tình trạng Ngân hàng bị mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài và không có cách
khắc phục sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng
nói riêng. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu và tìm ra những giải pháp góp phần làm giảm thiểu
rủi ro tín dụng là một việc rất quan trọng đối với mọi Ngân hàng.
1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Kinh doanh Ngân hàng là kinh doanh rủi ro, hay nói cách khác, hoạt động Ngân

hàng luôn luôn đối diện với rủi ro. Vì vậy, cần nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro
một cách rõ ràng để từ đó có các giải pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại. Nguyên
nhân gây nên rủi ro tín dụng của Ngân hàng có thể xếp vào 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Các nguyên nhân thuộc về Ngân hàng
- Có thể với chính sách tín dụng không hợp lí, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi
nhuận đã dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều
vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.
- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ,
chính xác. Việc này dẫn đến cho vay đầu tư không hợp lí.
- Do cạnh tranh của các Ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các
Ngân hàng khác.
- Cán bộ tín dụng không tuân thủ các chính sách tín dụng, không chấp hành đúng
quy trình cho vay, hạn chế về năng lực nghiệp vụ, hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lí cần
thiết, hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của TSĐB là: dễ định giá, dễ chuyển nhượng
quyền sở hữu, dễ tiêu thụ,…
Nhóm 2: Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
SVTH: Bùi Thành Công

11


Luận văn tốt nghiệp

- Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lí
- Sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.
- Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hoá không tiêu thụ được
- Khả năng quản lí vốn yếu kém, dẫn đến không có khả năng thanh khoản.
- Các vấn đề về nhân sự (tha hoá đạo đức của chủ doanh nghiệp, mất đoàn kết nội bộ
HĐQT, ban điều hành,…)

Nhóm 3: Các nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài
- Do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh,…
- Tình hình an ninh chính trị bất ổn.
- Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái.
- Môi trường pháp lí chưa chặt chẽ, quản lí môi trường vĩ mô còn lỏng lẻo….
1.2.6. Phân loại nhóm nợ, trích lập dự phòng và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín
dụng
1.2.6.1. Phân loại nhóm nợ
Việc phân loại nợ và lập DPRR tín dụng được thực hiện theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005. Quyết định này được hiểu là các hướng
dẫn nhằm giúp Ngân hàng ước tính tốt hơn về rủi ro tín dụng của mình.
Cho đến 31/12/2007, các khoản nợ cho vay khách hàng được phân thành 5 nhóm
nợ căn cứ vào tình hình trả nợ và các yếu tố định tính như sau:
a. Phân loại nhóm nợ theo thời gian quá hạn
(1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi
đúng thời hạn.
- Các khoản NQH dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
(2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản NQH từ 10 đến 90 ngày.

SVTH: Bùi Thành Công

12


Luận văn tốt nghiệp

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng

thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu.
(3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản NQH từ 91 đến 180 ngày.
- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2.
- Các khoản được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng.
(4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản NQH từ 181 đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời
hạn đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
(5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản NQH trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính
theo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ đã cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tính theo thời hạn trả đã được cơ
cấu lại lần hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại lần ba trở lên.
- Nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lý.
Trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ
khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng buộc phải phân loại các
khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức
độ rủi ro.
Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ rủi ro
cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

SVTH: Bùi Thành Công

13



Luận văn tốt nghiệp

- Khi có những diễn biến bất lợi từ tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh và
lĩnh vực kinh doanh.
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy
giảm.
- Khách hàng không cung cấp cho Ngân hàng các thông tin tài chính kịp thời, đầy đủ
và chính xác để Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
b. Phân loại nhóm nợ theo định tính.
Căn cứ vào kết quả từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xác định rủi ro đối với
từng khách hàng, TCTD phân loại khách hàng vào các nhóm nợ tương ứng và thực hiện
trích lập dự phòng theo quy định. Trong trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản
vay tại TCTD thì tất cả các khoản vay này cùng được xếp vào chung trong một nhóm nợ.
Theo đó các nhóm nợ được định nghĩa như sau:
(1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
Là các khoản nợ mà khách hàng đã thực hiện các cam kết trả nợ tốt và không có
nghi ngờ gì về việc thanh toán đầy đủ lãi và gốc.
(2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và
lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Tổn thất cuối cùng ước tính
sẽ không xảy ra trong giai đoạn này nhưng có thể xảy ra nếu những điều kiện bất lợi vẫn
tiếp tục tồn tại.
(3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi
khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
(4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
Là các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi
toàn bộ và TCTD dự trù sẽ gánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi sau khi đã

tính đến giá trị thực tế của tài sản bảo đảm.
(5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
SVTH: Bùi Thành Công

14


Luận văn tốt nghiệp

Là các khoản nợ được TCTD đánh giá không còn khả năng thu hồi sau mỗi nỗ lực
thu hồi nợ như phát mãi TSĐB, tố tụng.
1.2.6.2. Trích lập dự phòng
a. Dự phòng chung
Dự phòng chung là khoản tiền đựơc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa
xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các
trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự
phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ được tính từ nhóm 1 đến
nhóm 4.
b. Dự phòng cụ thể
Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại nợ cụ thể để dự
phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm như sau:
- Nhóm 1: 0%
- Nhóm 2: 5%
- Nhóm 3: 20%
- Nhóm 4: 50%
- Nhóm 5: 100%
Số tiền dự phòng cụ thể phải được trích được tính theo công thức sau:
R= Max [ 0; ( ∑A- ∑C)]*r
Trong đó :

-

R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích

-

A : Giá trị của khoản nợ

-

C : Giá trị của TSĐB cho khoản nợ A tương ứng

-

r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Giá trị của TSĐB (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy
định dưới đây với:
+ Giá trị thị trường của vàng
SVTH: Bùi Thành Công

15


Luận văn tốt nghiệp

+ Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, và các loại giấy tờ có giá
của các TCTD
+ Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của TCTD khác
+ Giá trị của TSĐB là động sản, bất động sản và các TSĐB khác ghi trên hợp đồng

bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.
1.2.6.3. Các chỉ tiêu
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN thì NQH là khoản nợ mà một phần hoặc
toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Theo đó, các khoản nợ thuộc nhóm 2, 3, 4, 5 được xem là NQH.
Hệ số NQH =

DuNoQuaHan
x 100%
TongDuNo

b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
Hệ số nợ xấu =

DuNoXau
x 100%
TongDuNo

c. Tỷ lệ trích lập dự phòng
Tỷ lệ trích lập dự phòng =

SVTH: Bùi Thành Công

GiaTriDuPhongTonThatTrongKy
x 100%
TongDuNoTrongKy

16



Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh NHTM Cổ phần Á Châu Huế được thành lập theo quyết định số 904/QĐBPC ngày 29/11/2002. Ngày 24/06/2005 Ngân hàng được cấp giấy phép kinh doanh và đi
vào hoạt động chính thức ngày 22/07/2005.
Địa chỉ

: 01-Trần Hưng Đạo- TP. Huế

Điện thoại : 0543.571175
Fax

: 0543.571234

Ngân hàng ra đời tại thời điểm đã có 4 NHTM Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp & Phát triên Nông thôn, chi nhánh Ngân hàng Công thương) và 3 NHTM cổ phần
khác (Chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, chi nhánh Ngân hàng Đông Á, VPBank)
hoạt động trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, chi nhánh chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên,
trong thời gian qua chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và bổ sung nhiều sản phẩm,
dịch vụ mới để ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình. Kết quả, ACB chi nhánh Huế đã
được thừa nhận và được nhiều người biết đến như là một thương hiệu đáng tin cậy. Trong
năm 2009, Ngân hàng Á Châu được sáu giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của sáu
tạp chí tài chính Ngân hàng uy tín trên thế giới gồm: Asiamoney, Finance Asia,

Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Từ trước đến nay chưa có Ngân
hàng nào làm được điều tương tự. Đây chính là minh chứng cụ thể nhất, thể hiện cho sự
lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng của Ngân hàng ACB nói chung và ACB chi nhánh
Huế nói riêng.
2.1.2. Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

SVTH: Bùi Thành Công

17


Luận văn tốt nghiệp

+ Ban giám đốc
Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, xây dựng, thực hiện, kiểm tra các
chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám đốc giao cho.
+ Bộ phận hành chính
Với các chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ chức Ngân hàng, quản lý về số
lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng; xây dựng kế hoạch
lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lương trong Ngân hàng, xây dựng nội quy lao động,
thoả ước lao động tập thể…
+Bộ phận KHCN :
Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN và doanh nghiệp tư nhân : Lập kế
hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng
+Bộ phận KHDN :
Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN: Lập kế hoạch kinh doanh, tìm
kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng
+Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ :
Thực hiện các chức năng hổ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận :
Theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng tiền vay và tiền

gửi, lập và thực hiện hợp đồng, thẩm định tài sản, xử lý NQH,…
+ Bộ phận tư vấn tín dụng cá nhân (PFC)
Mục đích đảm nhận chuyên môn về KHCN, với các nhiệm vụ cụ thể là: Tìm kiếm và
đánh giá khách hàng, thu thập các thông tin ban đầu để phục vụ việc thẩm định sau này,
giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ và quảng cáo thương hiệu của Ngân hàng
cũng như của chi nhánh.
+ Phòng giao dịch – Ngân quỹ
Gồm hai bộ phận chính là Kế Toán- Ngân Quỹ. Thực hiện các chức năng: tiếp xúc,
giao dịch khách hàng, thực hiện việc thu chi; kinh doanh vàng, các loại ngoại tệ và trực
tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định.
+Bộ phận kiểm toán nội bộ : Giám sát các hoạt động tại đơn vị.
SVTH: Bùi Thành Công

18


Luận văn tốt nghiệp

Giám đốc
Bộ phận
Kiểm toán nội bộ

BP.Hành chính

NV
HC

Phó giám đốc

BP.KHCN


VT

BP.KHDN

BP.HTTD

BP.GD-NQ

LSO

KTT

PFCL

CAL

HCB

PFC1

CA1

RA

CA2

CA

PFC2


KSV Tín dụng

CSR

KSV Giao dịch

GDV

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng ABC chi nhánh Huế

SVTH: Bùi Thành Công

Teller 1
BP.Pháp lý chứng
từ

Teller 2
19


Luận văn tốt nghiệp

2.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng
- Huy động vốn ngắn hạn, trung, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước; vay
vốn của các TCTD khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, hối phiếu, giấy tờ

có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và các dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ
với nước ngoài khi được NHNN cho phép.
- Hoạt động bao thanh toán.
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu chi nhánh Huế
2.2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 1. Kết quả kinh doanh tại ACB chi nhánh Huế qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

I. Thu nhập
1 - Từ lãi
2 - Từ hoạt động dịch vụ
3 - Từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối
4 - Thu nhập khác

47.625 61.914
45.365 58.975
1.278,4 1.662,5
798
184


1.037
239

II. Chi phí
1 - Lãi
2 - Hoạt động dịch vụ
3 - Hoạt động kinh doanh ngoại
hối
4 - Chi phí khác

40.122
34.847
40

52.159
45.302
52

444
4.791

577
6.228

SVTH: Bùi Thành Công

2009

2008/2007
2009/2008

+/%
+/%
14.28
12.38
74.296
8 30.0
2 20,0
70.770 13.610 30,0 11.795 20,0
1.994,6
384 30,1
332 19,9
1.245
286

239
55
12.03
62.591
7
54.362 10.455
63
12
692
7.474

133
1.437

29,9
29,9


20,0
19,7

30,0
30,0
30,0

208
47
10.43
2
9.060
11

29,9
29,9

115
1.246

19,9
20,0

20,0
20,0
21,1

20



Luận văn tốt nghiệp

III. Lợi nhuận
7.503,4 9.754,5
Nguồn: Phòng kế toán – ACB chi nhánh Huế

11.704,
6

2.251

30,0

1.950

19,9

Số liệu Bảng 1 cho thấy thu nhập của ACB chi nhánh Huế không ngừng tăng lên
trong suốt 3 năm 2007-2009. Trong đó, thu từ hoạt động cho vay vẫn chiếm vai trò chủ
đạo trong các nguồn thu của Ngân hàng. Năm 2007, thu nhập từ lãi cho vay là 45.365
triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn thu nhập của chi nhánh. Con số này
vào năm 2008 là 58.975 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2007 và năm 2009 là 70.770
triệu đồng, tăng 20% so với năm 2008. Thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao và giữ vững
qua các năm cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra trong những năm đầu xâm
nhập thị trường ở Huế, đó là thu hút, lôi kéo khách hàng bắt đầu từ hoạt động cho vay, rồi
từ đó dần dần phát triển ra các dịch vụ, sản phẩm khác đến với khách hàng. Việc thu nhập
từ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của Ngân hàng một lần nữa đề cao vai trò
to lớn của vấn đề ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Chi phí trả lãi của chi nhánh chiếm tỉ trọng chủ yếu. Đây là một điều tất yếu bởi đối

với các NHTM, nguồn vốn huy động từ các khoản tiền gửi luôn đóng vai trò quan trọng
và chiếm tỷ trọng cao. Điều này khiến chi phí trả lãi cũng tăng theo. Điều đáng nói ở đây
là tốc độ tăng thu nhập và chi phí từ lãi của năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn năm
2008 so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã
diễn ra trong suốt năm 2009 đã làm giảm doanh số cho vay. Điều này sẽ được phân tích kĩ
hơn trong các phần tiếp theo.
Chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng thu của Ngân hàng là khoản thu lãi từ
hoạt động dịch vụ (dịch vụ thanh toán và ngân quỹ). Năm 2007, khoản mục này là 1.278,4
triệu đồng. Năm 2008, thu từ hoạt động dịch vụ tăng 30,05 % so với năm 2007, đạt
1.662,5 triệu đồng. Năm 2009 là 1.994,6 triệu đồng, tăng 19,98% so với năm 2008. Tuy là
khoản thu hiện đang chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đây là khoản mục quan trọng và có tiềm
năng rất lớn. Trong tương lai, nếu phát triển được các loại hình dịch vụ thanh toán và
ngân quỹ sẽ tạo ra một lợi thế không nhỏ cho chi nhánh. Bởi phát triển dịch vụ này sẽ huy

SVTH: Bùi Thành Công

21


Luận văn tốt nghiệp

động được một lượng lớn tiền gửi thanh toán của các cá nhân và tổ chức với chi phí thấp.
Ngoài ra, chi nhánh còn có cơ hội tiếp cận được với khách hàng mới và tiếp thị các sản
phẩm của Ngân hàng thông qua hoạt động thanh toán, đồng thời tìm hiểu và tham gia vào
thị trường tài trợ xuất nhập khẩu (là một thị trường đầy triển vọng, tuy nhiên, Ngân hàng
gặp khó khăn trong khâu xâm nhập bởi số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này trên địa bàn còn ít và hầu hết là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Ngoại
thương).
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2007, lợi
nhuận là 7.503,4 triệu đồng. Tới năm 2008, tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế so với năm

2007 là 30%, đạt 9.754,5 triệu đồng. Năm 2009, tốc độ tăng ít hơn, 19,99% so với năm
2008, đạt 11.704,6 triệu đồng. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn
ra vào cuối năm 2008 đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009
gặp khó khăn. Thêm vào đó, sàn giao dịch vàng của Ngân hàng buộc phải đóng cửa trong
năm 2009 đã làm giảm thu nhập đáng kể.
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn
Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán thể hiện quy mô hoạt động cũng như hiệu
quả hoạt động của chi nhánh. Số liệu về tài sản - nguồn vốn tại ACB chi nhánh Huế trong
3 năm qua cho thấy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là từ tiền gửi của các tổ
chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn. Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ phải trả
với 362.993 triệu đồng trong năm 2007, 490.494 triệu đồng năm 2008 và 593.707 triệu
đồng trong năm 2009 (Bảng 2). Tiền gửi của khách hàng tăng trưởng tốt trong 3 năm qua
là một tín hiệu tích cực. Nó chứng minh Ngân hàng đã tạo được uy tín và chỗ đứng trên
thị trường, thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng.
Một trong những nguồn vốn huy động chủ yếu nữa của chi nhánh là phát hành giấy
tờ có giá. ACB đã được NHNN cho phép phát hành giấy tờ có giá từ năm 2007 và từ đó
đến nay, khoản mục này đóng một vai trò quan trọng nhằm gia tăng nguồn vốn huy động
của chi nhánh. Năm 2007, khoản mục này có giá trị là 93.006 triệu đồng, năm 2008 là

SVTH: Bùi Thành Công

22


Luận văn tốt nghiệp

102.306 triệu đồng và năm 2009 là 117.652 triệu đồng. Phần lớn giấy tờ có giá này đều là
các cổ phiếu mà ACB phát hành ra thị trường.
Phần tiền gửi của KBNN và các TCTD khác có giá trị rất nhỏ. Đây phần lớn là tiền
gửi của KBNN nhằm kích hoạt và duy trì tài khoản song song giữa chi nhánh với kho bạc

nhà nước. Phần vốn và các quỹ của chi nhánh có giá trị thấp. Bởi chi nhánh thì không có
vốn chủ sỡ hữu nên Hội sở ACB cho phép chi nhánh giữ lại phần lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
Bảng 2. Tình hình tài sản nguồn vốn tại ACB chi nhánh Huế qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng

TÀI SẢN
I - Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
II - Tiền gửi tại NHNN
III - Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD
IV - Cho vay khách hàng
V - Tài sản cố định
1 - Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá tài sản cố định
- Hao mòn tài sản cố định
XI - Tài sản có khác
1 - Các khoản phải thu
2 - Các khoản lãi, phí phải thu
3 - Tài sản có khác
4 - Điều chuyển nội bộ
TỔNG CỘNG TÀI SẢN CÓ

475.450
28.557
1.036
1.476
138.410
809
809
2.665

-1.856
305.162
331
1.231
36
303.564
476.450

NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
A - NỢ PHẢI TRẢ
I - Tiền gửi của KBNN và các TCTD khác
III - Tiền gửi của khách hàng
IV - Phát hành giấy tờ có giá
V - Các khoản nợ khác

475.450
467.947
1
362.993
93.006
11.947

SVTH: Bùi Thành Công

615.69
7
31.413
1.140
1.624
153.240

890
890
2.932
-2.042
427.390
365
1.353
40
425.632
615.697
615.69
7
605.942
1
490.494
102.306
13.141

762.442
29.842
1.311
1.867
236.900
1.023
1.023
3.371
-2.348
491.499
419
1.557

46
489.477
762.442
762.442
750.737
1
593.707
117.652
39.377
23


Luận văn tốt nghiệp

1 - Các khoản phải trả
2 - Các khoản lãi, phí phải trả
3 - Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn
B - VỐN VÀ CÁC QUỸ
1 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nguồn: Phòng kế toán – ACB chi nhánh Huế

7.036
4.886
25
7.503
7.503
475.450

7.739

8.900
5.374 30.444
28
33
9.755 11.705
9.755 11.705
615.69
7 764.442

Trong phần tài sản của chi nhánh, bộ phận chủ yếu vẫn là khoản cho vay khách
hàng. Đây chính là phần dư nợ tín dụng tại chi nhánh, là bộ phận tạo ra thu nhập chủ yếu
cho chi nhánh. Khoản mục này sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần tiếp theo của luận
văn. Phần tiền gửi tại NHNN và tiền vàng gửi các TCTD và cho vay TCTD khác chiếm tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của chi nhánh. Đây cũng là một điều dễ hiểu. Nó xuất phát
từ quy định tại ACB chi nhánh Huế là mức tồn quỹ cuối này tại chi nhánh không được
vượt quá 3 tỷ đồng. Nhiều lúc số tồn quỹ này dư ra nên ACB chi nhánh Huế đã gửi tại
NHNN, hoặc gửi tiết kiệm ngày hay tuần tại Ngân hàng ngoại thương trên địa bàn. Động
tác này giúp chi nhánh có thêm một nguồn thu đáng kể.
Điều đáng chú ý là khoản mục điều chuyển nội bộ trong khoản mục tài sản có khác
của chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao (Bảng 2). Năm 2007, nó có giá trị là 303.564 triệu
đồng (khoảng 64% tổng giá trị tài sản có), năm 2008 là 425.632 triệu đồng (hơn 69%) và
năm 2009 là 489.477 triệu đồng (64,2% tổng tài sản có). Đây là một hình thức mua bán
nợ giữa chi nhánh và Hội sở. Các khoản tiền chi nhánh huy động được sẽ được bán cho
Hội sở ACB. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, ACB chi nhánh Huế sẽ vay của Hội sở
để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc quản lí vốn tập trung này giúp cho Hội sở ACB có
thể dễ dàng kiểm soát tình hình tài sản - nguồn vốn của cả hệ thống. Bên cạnh đó, các chi
nhánh cũng bớt đi một mối lo về vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa
hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình bởi Hội sở ACB sẽ thực hiện động tác luân
chuyển vốn giữa các chi nhánh sao cho có hiệu quả nhất.


SVTH: Bùi Thành Công

24


Luận văn tốt nghiệp

Nhìn chung, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán đều thể hiện các chuyển biến
tích cực bởi nó tăng lần lượt qua các năm. Đây là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng của chi
nhánh qua các thời kì, sự phát triển đúng hướng của chi nhánh
2.2.3. Tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng
Về mặt tổng thể, tình hình tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua đã có những
chuyển biến tích cực được thể hiện cụ thể qua các chỉ tiêu cơ bản như doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, tổng dư nợ tín dụng, NQH, nợ xấu và tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ, tỷ lệ Nợ
xấu/Tổng dư nợ (Bảng 3).
Bảng 3. Tình hình hoạt động tín dụng tại ACB chi nhánh Huế qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

So sánh
+/%
DS cho vay 657.278 2.996.209 1.468.000 2.338.931 355,9
DS thu nợ
613.346 2.981.379 1.384.340 2.368.033 386,1

Tổng dư nợ 138.410
153.240
236.900
14.830 10,7
Nợ quá hạn
768
3.248
1.080
2.480 322,9
Nợ xấu
64
427
707
363 567,2
NQH/TDN
0,55%
2,12%
0,46%
1,56% 283,6
NX/TDN
0,05%
0,28%
0,3%
0,23% 460,0
Nguồn: Phòng kinh doanh – ACB chi nhánh Huế

So sánh
+/%
-1.528.209 -51,0
-1.597.039 -54,0

83.660 54,6
-2.168 -67,0
280 65,6
-1.66% -78,0
0,02%
7,1

2.2.3.1. Doanh số cho vay
Cho vay là hoạt động rất quan trọng của các Ngân hàng. Nó là bộ phận tạo ra thu
nhập chủ yếu để bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận chủ yếu. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt
động tạo ra nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng.
Phân tích doanh số cho vay sẽ cung cấp cách nhìn khái quát về quy mô hoạt động và
những biến động chung trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Bảng 4. Doanh số cho vay tại chi nhánh qua 3 năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

SVTH: Bùi Thành Công

2008

2009

2008/2007

2009/2008
25



×