Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội khách hàng doanh nghiệp Sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.41 KB, 107 trang )

Chuyờn tt nghip

trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa ngân hàng - tài chính


chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
khách hàng doanh nghiệp tại Sở giao dịch - Ngân hàng thơng mại cổ phần Ngoại thơng Việt Nam

Hà Nội - 05/2011


Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

PHỤ LỤC


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MUC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

: Báo cáo tài chinh

BIDV



: Ngân hàng Đầu tư và phát triền Việt Nam

CIC

: Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

HSC

: Hội sở chính

KTTC

: Kế toán tài chính

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NH

: Ngân hàng


NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP NT

: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

S&P

: Stander and Poor

SGD

: Sở giao dịch

SME

: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TMCP

: Thương mại cổ phần

TSCĐ


: Tài sản cố định

VCB

: Vietcombank

XHTD

: Xếp hạng tín dụng


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n.....................................................................1
Hµ Néi - 05/2011...........................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH VẼ
trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n.....................................................................1
Hµ Néi - 05/2011...........................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................2

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương......44


Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động của NHTM luôn hàm chứa những rủi ro, đặc biệt và thường xuyên
là rủi ro tín dụng. Theo số liệu được công bố tại Hội thảo nâng cao năng lực quản trị
rủi ro của các NHTM Việt Nam, phần tài sản sinh lời từ hoạt động cho vay chiếm
tới 60-70% tài sản có của các NHTM và đi kèm với nó là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
trong tổng dư nợ cũng đang ở mức cao hơn so với nhiều ngân hàng các nước trong
khu vực và trên Thế giới. Thực tế hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam thời
gian qua vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề: Hiệu quả hoạt động thấp, chất lượng tín dụng
kém, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao... Vì thế, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại
các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và cả
thực tiễn. Đặc biệt từ sau khi Hiệp ước Basel 2 có hiệu lực áp dụng ( ngày
31/12/2006), và NHNN ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về
các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, các yêu cầu về quản lý rủi ro của các Ngân hàng thương mại càng trở
nên gắt gao hơn. Thực tiễn trên đòi hòi các TCTD phải xây dựng một hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ hoạt động hiệu quả.
Trước những yêu cầu cấp thiết và bắt buộc của việc áp dụng Basel 2 cũng
như để có thể an toàn tham gia vào xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân
hàng với nhiều loại hình dịch vụ mới, SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã đổi
mới hệ thống XHTD vào năm 2007. Tuy nhiên, trong quá trình thực tập em nhận
thấy hệ thống này vẫn còn nhiều những hạn chế về nguồn thông tin, các chỉ tiêu áp
dụng và về chất lượng cán bộ tín dụng. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Sở

giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”.
Cấu trúc chuyên đề gồm ba phần:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1


Chuyên đề tốt nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Sở giao
dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Chương 3: Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương
Em xin chân thành cảm ơn T.S Lê Thanh Tâm cùng toàn thể cán bộ đang công tác
tại phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

2


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XẾP HẠNG
TÍN DỤNG NỘI BỘ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của NHTM
1.1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của NHTM
Tín dụng ( Credit) xuất phát từ gốc từ Latinh: Credo - tức là tin tưởng, tín
nhiệm. Có thể hiểu tín dụng là giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên

cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho
bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn
thanh toán.
Khái niệm tín dụng được thể hiện qua 3 mặt cơ bản sau đây:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng 1 lượng giá trị từ người này sang người khác
- Sự chuyển giao mang tính tạm thời
- Khi hoàn trả lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo
một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức
Theo khoản 14 điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động cấp tín dụng là
việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết
khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp
tín dụng khác.
Qua đó ta thấy: Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của NHTM là hoạt
động cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin – ngân hàng tin tưởng
doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn hiệu quả sau một thời gian nhất định và có khả năng
trả được nợ. Mà một trong những điều đầu tiên để ngân hàng có thể tin tưởng được
vào một doanh nghiệp là kết quả ở khâu thẩm định hồ sơ, xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp. Nếu bước này được cán bộ tín dụng thực hiện một cách khách quan, chính
xác và kĩ lưỡng thì rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt là rất ít và ngược lại.
1.1.2 Quy trình hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM
3


Chuyên đề tốt nghiệp

Quy trình tín dụng bắt đầu từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một
doanh nghiệp cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp

đồng tín dụng đó.
Đối với một ngân hàng thương mại, việc xác lập và hoàn thiện một quy trình tín
dụng có ý nghĩa đăc biệt quan trọng về cả mặt quản lý và mặt hiệu quả. Một quy
trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng cũng như
giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời, quy trình tín dụng đó là cơ sở cho việc phân
định quyền và trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và là cơ sở để
thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Trên thực tế, mỗi ngân hàng thương mại có một quy chế, quy trình, quy định
cụ thể cho hoạt động tín dụng riêng của mình. Nhưng nhìn chung tất cả đều xuất
phát từ khung cơ bản như sau:
Hình 1.1 : Sơ đồ quy trình tín dụng
Lập hồ sơ vay vốn

Phân tích tín dụng

Ra quyết định tín dụng

Giải ngân

Giám sát tín dụng

Thanh lý hợp đồng tín dụng

4


Chuyên đề tốt nghiệp

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Hồ sơ vay vốn phải chứa các thông tin sau: năng lực pháp lý cùa doanh

nghiệp, khả năng sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay (bao gồm cả vốn vay
và lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Ở bước này, cán bộ tín dụng xác định khả năng hiện tại và tương lại của doanh
nghiệp trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Từ đó tìm ra những tình
huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi
ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Ngân hàng ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay
vốn của khách hàng. Hai sai lầm thường mắc phải trong khâu này là:
- Đồng ý cho vay với một doanh nghiệp không tốt
- Từ chối cho vay với một doanh nghiệp tốt.
Bước 4: Giải ngân
Ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho doanh nghiệp theo hạn mức tín dụng đã
ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của
doanh nghiệp, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính…. để đảm bảo khả
năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
1.1.3 Nguyên tắc hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM
Để tối đa hóa các kênh tín dụng, các cán bộ tín dụng phải vận dụng tốt
nguyên tắc cho vay, quá trình kiểm tra, kiểm soát khả năng hoàn trả của người xin
vay, đảm bảo tính độc lập, tuân thủ quy trình cho vay. Các NHTM thường dựa trên
5


Chuyên đề tốt nghiệp

yếu tố 6C của khách hàng để thực hiện hoạt động tín dụng bao gồm: Tư cách người

vay (Character), năng lực của người vay (Capacity), thu nhập của người vay (Cash),
bảo đảm (Collateral), các điều kiện (Condition) và kiểm soát (Control).
* Tư cách người vay (Character): Ngân hàng cần xem xét đến tư cách đạo đức
của doanh nghiệp, phòng tránh rủi ro đạo đức đối với khoản vay. Mặt khác, ngân
hàng cần xác định rõ mục đích xin vay của doanh nghiệp, xem xét về lịch sử vay nợ
của khách hàng tại các tổ chức tín dụng...
* Năng lực của người vay (Capacity): Ngân hàng có thể kiểm tra thông tin
qua các quy định của luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự về tính pháp lý của
doanh nghiệp vay.
* Thu nhập của người vay (Cash): Xác định nguồn trả nợ của doanh nghiệp
từ hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của khách hàng
thông qua các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu đòn cân nợ, các chỉ tiêu về hoạt
động của doanh nghiệp.
* Bảo đảm (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng cho doanh
nghiệp và là nguồn tài sản thứ hai có thể được dùng để trả nợ vay cho ngân hàng
* Các điều kiện (Condition): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính
sách tín dụng từng thời kỳ nhằm đáp ứng các mục tiêu của ngân hàng.
* Kiểm soát (Control): Tập trung vào các vấn đề như: Các thay đổi trong pháp
luật và quy chế có ảnh hưởng đến doanh nghiệp vay, yêu cầu của doanh nghiệp có
đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng.
1.1.4 Rủi ro trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 ( cập nhật Quyết
định 18/2007/QĐ-NHNN): “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức
tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”.
6


Chuyên đề tốt nghiệp


Trong thực tế, rủi ro tín dụng thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động
của ngân hàng thương mại, chính vì thế khi khách hàng vay gặp phải rủi ro dẫn đến
không trả được nợ cho NH sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động
của NH. Tại Việt Nam, theo các báo cáo chính thức từ phía các ngân hàng thương
mại Việt Nam thì tỷ lệ các khoản nợ xấu rất thấp. Theo thống đốc Nguyễn Văn
Giàu cho biết hồi cuối năm 2010 thì tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng
VN chỉ khoảng 2.5% (tính cả nợ Vinashin). Trong khi đó, theo báo cáo của
Advancia – Negocia xuất bản cuối năm 2010 nhan đề “Vietnam Country Risk
Analysis” đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức cao. Advancia –
Negocia cũng trích dẫn nguồn của Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu cuối năm
2009 của hệ thống ngân hàng Việt Nam là 13%.
Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và
người đi vay. Người đi vay sử dụng tiền vay trong một khoảng thời gian, không
gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là
môi trường kinh doanh, đây chính là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín
dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên
nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ ngân hàng cho vay và người đi vay gọi là rủi
ro do nguyên nhân chủ quan.
- Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
+ Rủi ro do môi trường kinh tế không thuận lợi:
Hoạt động của NHTM gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp. Khi môi
trường kinh tế không ổn định làm ảnh hưởng đến hoạt động của cá doanh nghiệp thì
hệ quả tất yếu là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Mà sự biến động quá
nhanh và không dự đoán được của thị trường Thế giới là nguyên nhân chủ yếu ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay. Bởi vì nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ
nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia
công... vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả Thế giới, nên dễ bị tổn thương
7



Chuyên đề tốt nghiệp

khi thị trường Thế giới biến động xấu. Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc
tế cũng dẫn đến những hệ quả tất yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi
trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng
thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc
khắc nghiệt của thị trường. Ngoài ra, sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách
hợp lý, công khai đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Nền
kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm
ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận,
và do đó dẫn đến sự chuyển dịch vốn từ ngành này sang ngành khác. Nếu để sự
cạnh tranh phát triển một cách tự phát mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước
sẽ dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư ở một số ngành, gây khủng hoảng thừa,
lãng phí tài nguyên quốc gia.
+ Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi:
Trong quá trình thực hiện điều tiết vĩ mô, trong từng thời kì Nhà nước đã ban
hành nhiều qui định, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều
trường hợp các NH phải cho vay theo chỉ định hoặc cho vay theo kế hoạch của Nhà
nước. Trước đây đã có thời kì các DNNN với tình hình tài chính không mạnh,
không có tài sản đảm bảo vẫn được vay với một số tiền rất lớn tại các NHTM Nhà
nước miễn là có phương án được cơ quan chủ quản duyệt. Chính cơ chế mang tính
đặc quyền, ưu đãi này đã tạo ra rủi ro cho các NHTM.
Những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều luật và các văn bản hướng
dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Song, việc triển khai
vào hoạt động ngân hàng vẫn còn chậm và gặp phải nhiều vướng mắc như một số
văn bản vể cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định : Trong
trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền được xử lý tài sản đảm
bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM do không phải cơ quan quyền lực Nhà nước,

không có quyền cưỡng chế nên không thể thực hiện được điều này….dẫn đến tình
trạng nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

8


Chuyên đề tốt nghiệp

Hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải
thiện, nâng cao chất lượng và nhất là nắm bắt kịp tốc độ cải tiến công nghệ mới của
các NHTM hiện nay. Nội dung và phương pháp giám sát thanh tra còn lạc hậu,
chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin
chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Nếu thanh tra ngân hàng chỉ hoạt động một
cách thụ động, không cảnh báo và có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu, để khi hậu
quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp thì rủi ro và nguy cơ đe dọa sự an toàn trong
toàn hệ thống là rất lớn.
- Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
+ Rủi ro do nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
Do chính bản thân ngân hàng chạy theo lợi nhuận, vi phạm nguyên tắc cho vay,
phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. Bên
cạnh đó, rủi ro tín dụng còn phụ thuộc vào công nghệ, phương pháp cũng như trình
độ thẩm định của cán bộ tín dụng, khả năng theo dõi các khoản vay…để cấp tín
dụng. Nếu có những phương pháp thẩm định tốt, có thể đánh giá chính xác được
mức độ tín nhiệm khách hàng thì khoản vay sẽ được đảm bảo hơn và ngược lại.
+ Rủi ro do nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
Phần lớn các khách hàng quan hệ tín dụng tại các NHTM đều có phương án
kinh doanh cụ thể, khả thi, mang lại hiệu quả không những cho doanh nghiệp mà
còn cho cả ngân hàng. Tuy nhiên, những vụ việc phát sinh từ một số ít những doanh
nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản đã
để lại những hậu quả hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của cán bộ và ảnh hưởng

đến các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, một thực tế hiện nay đã cho thấy phần lớn các doanh nghiệp khi vay
vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào tài
sản vật chất chứ ít có doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu
tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Một
khi quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý thì những rủi ro dẫn
9


Chuyên đề tốt nghiệp

đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi là rất lớn, mà lẽ ra nó
phải thành công trên thực tế.
Bên cạnh đó, sự minh bạch về sổ sách kế toán của doanh nghiệp vẫn còn là một
khó khăn rất lớn đối với cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định năng lực tài
chính của khách hàng vay vốn. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đôi khi chỉ
thể hiện tính hình thức hơn là thực chất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng
vẫn luôn chú trọng phần tài sản đảm bảo như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống
rủi ro tín dụng.
Tóm lại, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày
càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng. Được
xem là một trong những hoạt động kinh doanh có thu lợi nhuận, tín dụng ngân hàng
đương nhiên tồn tại những rủi ro tiềm ẩn vốn có. Trước thực tế đó, phương pháp
chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng trở thành một phương pháp hữu ích cho
ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức kinh tế nói chung trong việc đánh
giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, nhằm hạn chế tối đa các hậu quả phát sinh và
tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững.
1.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp của NHTM
1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp của NHTM
Xếp hạng tín dụng hay còn gọi là xếp hạng tín nhiệm ( credit ratings) là thuật

ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh do Jonh Moody đưa ra vào năm 1909 trong cuốn “
Cẩm nang chứng khoán đường sắt” khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố
bảng xếp hạng tín nhiệm đầu tiên cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo 1
hệ thống gồm 3 chữ cái ABC được xếp lần lượt Aaa đến C. Tuy nhiên xếp hạng tín
dụng chỉ phát triển nhanh ở Mĩ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929- 1933 khi
hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản. Từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp đã được mở rộng và phát triển mạnh ở các nước trên
Thế giới.

10


Chuyên đề tốt nghiệp

Có thể điểm qua một số định nghĩa về xếp hạng tín nhiệm như sau:
* Theo định nghĩa trên bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, xếp hạng tín
nhiệm (credit rating) là điểm đánh giá mức độ xứng đáng được vay vốn của một cá
nhân, doanh nghiệp, và cao hơn là một quốc gia. Đây cũng là cơ sở để đánh giá khả
năng trả nợ của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia đi vay nợ. Định mức tín nhiệm
nợ được tính toán dựa trên lịch sử về tài chính, cộng thêm các tài sản và tình hình
nợ nần hiện tại của đối tượng được đánh giá.
* Theo Standards & Poor ( nguồn Standard&Poor’s) xếp hạng tín nhiệm là
những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và
thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy
đủ và đúng hạn.
* Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng
tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín
dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.
* Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá
hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ

của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó.
Như vậy, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và
chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của
đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn
thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả năng trả nợ của chủ thể
trong quá khứ và hiện tại. Nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường cung cấp
thêm những tín hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian
gần (3 tháng) mà có thể tác động đến hạng mức tín nhiệm hay dựa trên cơ sở đánh
giá triển vọng hạng mức tín nhiệm của doanh nghiệp trong tương lai với thời hạn
trung bình (6 - 24 tháng). Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng dự báo hạng mức tín

11


Chuyên đề tốt nghiệp

nhiệm, bằng cách dự phóng báo báo cáo tài chính tương lai rồi tái xếp hạng hoặc
xây dựng mô hình toán học để dự báo hạng mức tín nhiệm doanh nghiệp.
Mức điểm rủi ro tín dụng là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định, được sử
dụng khi tiến hành sàng lọc ban đầu trước khi thực hiện phân tích sâu hơn về rủi ro
của khách hàng vay. Mức điểm rủi ro tín dụng có thể sử dụng nhằm xác định:
- Chấp nhận/ từ chối hồ sơ xin vay. Ngân hàng nên từ chối cấp vốn vay cho
các hồ sơ xin vay có rủi ro tín dụng cao với tài sản bảo đảm không đủ đáp ứng yêu
cầu hoặc có chủ quyền không rõ ràng và những hồ sơ xin vay không có đủ thông tin
- Hạn mức tín dụng: Sử dụng tỷ lệ cao nhất của số tiền xin vay trên giá trị tài
sản bảo đảm, cán bộ tín dụng có thể tính được rủi ro cao nhất mà Ngân hàng có thể
chấp nhận được
- Lãi suất: nhằm định giá chính xác tương ứng với rủi ro liên quan đến khoản
vay mà NH nhận được

Phương pháp chấm điểm tín dụng được coi là điểm bắt đầu mà ngân hàng
có thể sửa đổi dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng về hệ thống
chấm điểm tín dụng trên thực tế. Tiêu thức, tỷ trọng các tiêu thức và hệ thống chấm
điểm khác nhau sẽ được sử dụng cho
- Các tổ chức tín dụng
- Các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Các cá nhân
Trên Thế giới hiện nay, các ngân hàng coi hệ thống xếp hạng tín dụng là một
phương thức căn bản trong việc xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng cho toàn bộ
ngân hàng của mình
1.2.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng
và các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay
mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính
sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách
12


Chuyên đề tốt nghiệp

hàng đi vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và
lãi vay, mà đó chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều
chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi
vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó.
Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là
nguy hiểm, cảnh báo và an toàn. 3 cấp độ này được xác định dựa trên xác suất
không trả được nợ PD (Probability of Default). Từ tháng 6 năm 2004, khi ủy ban
Basel đã xây dựng Hiệp định mới về "Tiêu chuẩn vốn quốc tế" - mà chúng ta vẫn
gọi là Basel II, các ngân hàng đã sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh

giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu. Theo yêu cầu
của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ
để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như
PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss
Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ
của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số
trên, ngân hàng sẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính . Cơ
sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó
của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không
thu hồi được. Dữ liệu được phân theo ba nhóm: Nhóm dữ liệu tài chính liên quan
đến các hệ số tài chính của khách hàng, các đánh giá của các tổ chức xếp hạng;
nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành; và
nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng
không trả được nợ tình hình số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi. Các nhóm dữ liệu này
được đưa vào một mô hình định sẵn để xử lý, từ đó tính được xác xuất không trả
được nợ của khách hàng

Xác xuất của rủi ro dự kiến tính theo công thức EL = PD x EAD x LGD.

13


Chuyên đề tốt nghiệp

Trong đó: EAD (Exposure at Default) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời
điểm khách hàng không trả được nợ )
LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.
Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng
thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Hiệp ước

Basel II yêu cầu tính EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử
dụng bình quân. Trong đó, LEQ (Loan Equyvalent Exposure) là tỷ trọng phần vốn
chưa sử dụng) có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không
trả được nợ. LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân đó chính là dư nợ
khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.
Tổn thất ước tín bao gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh như
lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi
phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. LGD là tỷ trọng phần vốn bị
tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ được tính theo
công thức LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.
1.2.3 Tầm quan trọng của xếp hạng nội bộ đối với hoạt động tín dụng
a. Đối với ngân hàng
- Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay: Thông qua kết quả xếp hạng tín
nhiệm, Ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay
vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay và khả năng trả nợ vay.
Từ đó, NH sẽ ra quyết định đồng ý hay từ chối cho khách hàng vay một cách khoa
học và khách quan.
- Xây dựng chính sách khách hàng: Ngân hàng sẽ có những cách cư xử khác
nhau đối với mỗi nhóm khách hàng để vừa thu hút khách hàng vừa đảm bảo quản lý
rủi ro. Trên cơ sở điểm số tín dụng của khách hàng, NH phân loại và áp dụng những
chính sách về lãi suất cho vay, hạn mức tín dụng, thời hạn tín dụng cho phù hợp.
Với những khách hàng xếp loại tốt, NH có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi, thời hạn
cho vay dài, cho vay tín chấp…nhằm lôi kéo doanh nghiệp trở thành khách hàng

14


Chuyên đề tốt nghiệp

trung thành, đặt quan hệ lâu dài với NH. Với những khách hàng điểm chưa cao, NH

có thể thắt chặt các biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế rủi ro có thể xảy ra
- Phân loại nợ và quản lý nợ: Hiện nay phần lớn NH đều thực hiện phân loại
nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22/04/2005 của NHNN( có cập nhật bổ sung theo Quyết định 18/2007/QĐNHNN). Tuy nhiên khi các tổ chức tín dụng đã xây dựng được hệ thống xếp hạng
của riêng mình thì phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro sẽ theo kết quả xếp
hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Chấm điểm tín dụng là cơ sở để quản lý rủi ro tín dụng. Yêu cầu đặt ra cho
NH là phải đo lường được rủi ro tín dụng chính là bước phân loại khách hàng của
NH, chọn ra những khách hàng tốt nhất, ít rủi ro nhất để cho vay. Trong quá trình
diễn ra quan hệ tín dụng giữa NH và doanh nghiệp, việc tiếp tục theo dõi để chấm
điểm và xếp hạng lại góp phần phòng ngừa tốt nhất cho NH, giảm thiểu nguy cơ
xảy ra nợ xấu
Tóm lại, vai trò chủ yếu của việc chấm điểm tín dụng là giúp NH có thể lường
trước được những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh để từ đó có thể tránh hoặc
hạn chế phần nào được ảnh hưởng của các rủi ro này
b. Đối với thị trường tài chính
Ngày nay hầu hết thị trường chứng khoán của các nước trên Thế giới đều tồn
tại các tổ chức xếp hạng tín dụng DN, đây cũng là xu thế phù hợp với tình hình kinh
tế Thế giới, vì kết quả xếp hạng là 1 nguồn cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư.
Kết quả tín nhiệm DN đã xóa tan khoảng tối thông tin giữa người cho vay và người
đi vay. Vai trò của nó thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Các nhà đầu tư sử dụng kết quả tín dụng DN để thực hiện chiến lược đầu tư
rủi ro sao cho rủi ro thấp nhất nhưng kết quả đạt như mong muốn
- Các tổ chức đi vay, cần huy động vốn sử dụng kết quả tín nhiệm để tạo niềm
tin cho nhà đầu tư, từ đấy thực hiện chiến lược huy động vốn với chi phí thấp, huy
động lượng vốn như mong muốn

15



Chuyên đề tốt nghiệp

- Thông qua xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức khác sử dụng kết quả tín nhiệm
để quảng bá cho hình ảnh của tổ chức mình, cung cấp thông tin cho đối tác, tạo
niềm tin cho thị trường
c. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng
Có thể nói vai trò của phương pháp chấm điểm tín dụng đối với hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên,
không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngân hàng, mà đối với khách hàng- người đi vay
mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp thì hiệu quả của phương pháp này cũng rất lớn
- XHTD đánh giá được mức độ tín nhiệm của thị trường đối với bản thân
doanh nghiệp. XHTD do 1 tổ chức độc lập thực hiện và kết quả này có thể phản ánh
mức độ tín nhiệm của thị trường đối với doanh nghiệp. Kết quả này cao hay thấp
thể hiện mức độ tín nhiệm của thị trường cao hay thấp đối với tình hình hoạt động
của DN.
- Kết quả XHTD doanh nghiệp tạo niềm tin đối với nhà đầu tư, người cho vay
để tăng khả năng huy động vốn. Thông qua hoạt động chấm điểm tín dụng của NH,
nếu doanh nghiệp được đánh giá tốt thì sẽ rất thuận tiện trong việc tiếp cận với
nguồn vốn từ phía ngân hàng. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ- vốn dĩ luôn gặp khó khăn trong việc thu hút, huy động vốn, bởi vì quy
mô cũng như uy tín còn khá hạn chế, các doanh nghiệp này gần như không thể phát
hành trái phiếu, cổ phiếu…để huy động vốn và mở rộng sản xuất kinh doanh
- Các doanh nghiệp thông qua kết quả xếp hạng tín dụng để quảng bá hình ảnh
của doanh nghiệp mình. Đây là hoạt động công bố cho thị trường tình hình hoạt
động cũng như minh bạch về các thông tin, là 1 hình thức quảng bá hình ảnh DN.
1.2.4 Nguyên tắc của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng
cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là
phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu
đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại

khách hàng. Do vậy biến số rủi ro là khác nhau đối với các doanh nghiệp ở các

16


Chuyên đề tốt nghiệp

ngành, lĩnh vực khác nhau. Việc phân tích về các doanh nghiệp vay vốn cần được
tiến hàng riêng cho từng loại hình doanh nghiệp
Khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng, các cán bộ tín dụng phải tuân thủ
một số nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu tài chính phải tính dựa trên các báo cáo tài chính mới nhất, trọng
tâm vào các chỉ tiêu sau : tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn, dự phòng rủi
ro tín dụng, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời
- Các chỉ tiêu phi tài chính phụ thuộc vào các hoạt động và cơ cấu của các
ngân hàng
- Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phải được kết hợp sử dụng một cách
hợp lý, đảm bảo đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ một cách chính xác
- Các thông tin cần thiết phải có tính cập nhật và chính xác cao. Đó có thể là
các thông tin lấy từ báo cáo thường niên mới nhất, báo cáo tài chính mới nhất và đã
được kiểm toán
- Các khoảng hạn mức tín nhiệm được phân chia theo các thang điểm rủi ro tín
dụng và được mô tả bằng những đặc tính rủi ro tương ứng
- Trong quy trình XHTD, ngân hàng sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá và
các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo những nguyên tắc sau:
+ Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá chỉ tiêu, chỉ số thực tế
gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì
ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất
+ Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số của điểm ban đầu và trọng số
+ Nếu DN được bảo lãnh toàn phần bởi một tổ chức tài chính có năng lực tài

chính mạnh hơn, DN đó có thể được XHTD tương đương hạng tín dụng của bên
bảo lãnh và quy trình XHTD của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng
cho DN. Đối với trường hợp DN chỉ được bảo lãnh một phần thì thực hiện việc
chấm điểm tín dụng và xếp hạng cho chính DN mà thôi
+ Lưu lại các báo cáo tài chính, báo cáo của Ban quản trị và các tài liệu tham
khảo dùng trong quá trình XHTD để hỗ trợ cho việc đánh giá cán bộ tín dụng khi có
kiểm tra
1.2.5 Các phương pháp mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

17


Chuyên đề tốt nghiệp

Để xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức xếp hạng trên thế giới có thể sử dụng
phương pháp chuyên gia hoặc mô hình toán học hoặc cả hai.
Phương pháp chuyên gia (analyst driven ratings): Một cách tổng quát, các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm sẽ phân công một nhà phân tích đứng đầu, kết hợp với một
đội ngũ chuyên gia để đánh giá khả năng thanh toán nợ của đối tượng cần xếp hạng.
Các nhà phân tích sẽ tìm kiếm thông tin trong các báo cáo của công ty, thông tin thị
trường và cả thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với ban quản trị công ty. Họ sử
dụng những thông tin đó để đánh giá tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh,
chính sách và các chiến lược quản trị rủi ro của toàn công ty, từ đó đưa ra hạng mức
tín nhiệm cho công ty.
Mô hình toán học xếp hạng tín nhiệm (model driven ratings): Một số tổ chức
xếp hạng khác thì hầu như chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng mà họ kết hợp
chặt chẽ chúng trong một mô hình toán học. Thông qua mô hình, các tổ chức xếp
hạng có thể đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ dựa trên
chủ yếu là các báo cáo tài chính được công bố kèm theo những điều chỉnh thích
hợp.

Sau đây là 3 mô hình xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp được áp dụng nhiều
trên Thế Giới :
1.2.5.1 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard and Poor’s
Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor's (S&P) là hai tổ
chức tín nhiệm có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong
trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có thêm Fitch Investors
Service. Ngày nay, các tổ chức tín nhiệm này của Mỹ hoạt động trên các thị trường
tài chính lớn và cả những thị trường mới nổi trên toàn cầu. Kết quả xếp hạng tín
nhiệm của các tổ chức này được đánh giá rất cao.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung vào bốn lĩnh vực
chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt
động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp chú trọng vào
18


Chuyên đề tốt nghiệp

quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Moody's thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng
trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những
quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo xếp hạng tín
nhiệm doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt
hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. 11 tỷ số thường
được Moody's sử dụng gồm:



 EBITA biên tế




 RCF/ Tổng nợ =




19


Chuyên đề tốt nghiệp

 Lợi nhuận hoạt động biên =


 Tỷ số biến động doanh thu =
Bảng 1.1: Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo hạng mức tín nhiệm ngành
Rating

( FFO + InExp)/

FFO/Debt

IntExp

EBITA/Interest
Expense

Debt/

Debt/ Book


EBITDA

Capitalization

Aaa

17.5

118.3%

18.6

0.7

22.2%

Aa

13.8

59.9%

13.3

1.3

35.3%

A


9.3

42.9%

8.4

1.8

42.2%

Baa

6.6

30.9%

5.2

2.4

44.5%

Ba

4.7

22.2%

3.3


3.1

52.3%

B

2.4

10.6%

1.4

5.4

74%

C

1.3

2.6%

0.4

7.6

102.6%

( Nguồn : Moody’s)
Theo báo cáo của Moody's, họ đã nghiên cứu khoảng 50% các công ty phi tài

chính của Mỹ về phân phối của 11 tỷ số trên tất cả các ngành theo hạng mức tín
nhiệm từ cao đến thấp (tính tỷ số trung bình từng ngành). Trong đó, 5 tỷ số có mối
quan hệ mạnh mẽ với các hạng mức tín nhiệm ngành từ Aaa đến C:
* (FFO +lãi vay)/ Lãi vay, FFO/ Tổng nợ và EBITA/ Lãi vay tăng một cách
đều đặn với hạng mức tín nhiệm như mong đợi.
* Tổng nợ/ EBITDA và Tổng nợ/ Tổng vốn hóa thì giảm một cách đều đặn
5 tỷ số khác có mối quan hệ gần như đồng đều với hạng mức tín nhiệm : Lợi
nhuận hoạt động biên, EBITA biên, EBITA/ Tài sản trung bình, CAPEX/ Khấu hao,
RCF/ Tổng nợ
20


×