Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA EXIMBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.85 KB, 20 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI THẢO LUẬN NHÓM
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA
EXIMBANK
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hà
Đào Thị Thùy Linh
Trần Phương Anh
Đinh Ngọc Hà
Phạm Thị Thu Hà
Ngô Thị Minh Trang
Hà nội, tháng 9 năm 2012


THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO THANH KHOẢN
CỦA EXIMBANK
I. LÍ LUẬN CHUNG
1. Rủi ro về thanh khoản
Rủi ro về thanh khoản là khả năng ngan hàng khong thể đáp ứng các nhu cầu
rút tiền thường xuyên hoặc đột xuất của người gửi tiền cũng như không chi trả
được lịp thời các nghĩa vụ tài chính khác.
2. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ sự không phù hợp về quy mô và kỳ hạn giữa
các tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng tại thời điểm hiện tại hay trong tương
lai
• tập trung tín dụng trung dài hạn vào một số khách hàng lớn
• tập trung nguồn vốn huy động không kỳ hạn vào một số khách hàng lớn và


khi họ rút bất ngờ, có thể dẫn đến mất thanh khoản
• phát triển nóng cả nguồn vốn lẫn tín dụng cũng liên quan đến rủi ro thanh
khoản.
Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất
Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo
Ngoài ra, yếu tố tâm lý, niềm tin của khách hàng cũng là một nhân tố quan
trọng có thể gây nên rủi ro thanh khoản. Do vậy, rủi ro thanh khoản luôn hiện hữu
thường trực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
3. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản


Sự cần
thiết
phải
quản
trị rủi
ro
thanh
khoản
4. Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản
Quản trị rủi ro thanh khoản là việc NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế quản lý,
giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên
trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi
ro thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng.
II.

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA EXIMBANK
1. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản chung của hệ thống ngân hàng
Việt Nam
Câu chuyện thanh khoản của các ngân hàng không phải bây giờ mới xuất

hiện mà đã âm ỉ từ lâu. Có chăng, những năm trước đây, khi chính sách tiền tệ


“khá dễ dãi”, nền kinh tế tăng trưởng khá tốt nên “căn bệnh” này chưa có cơ hội
bùng phát. Nó chỉ tạo nên những “cơn sốt” nhẹ vào giai đoạn sát Tết Nguyên đán
khi nhu cầu rút tiền mặt của doanh nghiệp để chi trả lương thưởng và người dân rút
tiền để chi tiêu tăng mạnh. Để “cắt cơn”, NHNN thường dùng “toa thuốc” bơm
mạnh tiền qua thị trường mở (OMO). Sau Tết, dòng tiền lại chảy về ngân hàng
nên “căn bệnh” tự thuyên giảm.
Năm 2011
Chính sách tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát của NHNN đã khiến cho vấn
đề thanh khoản của các ngân hàng “nóng” hầu hết năm và trở nên khá căng
thẳng vào giai đoạn cận Tết Nhâm Thìn
Năm 2012
• Trên thị trường mở: NHNN tiếp tục bơm tiền để duy trì thanh khoản, tuy
nhiên khối lượng bơm không nhiều
Theo dữ liệu tổng hợp trên Reuters, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần cuối
cùng của tháng 8 đã hút ròng 12.405 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO), sau khi
bơm ròng tổng cộng 23.365 tỷ đồng trong tuần đến ngày 24/8.
Tính hết ngày 31/8, tổng dư nợ trên OMO là 10.960 tỷ đồng. Con số này tương đối
nhỏ so với mức dư nợ gần 27.000 tỷ đồng hôm 27/8, cho thấy vấn đề thanh khoản
đã ổn định hơn và nhu cầu vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng cũng đã giảm
đáng kể.
Trong tuần 17-21/9, tổng khối lượng bơm là 11.451 tỷ đồng, trong khi tổng lượng
tiền đáo hạn là 12.043 tỷ đồng, như vậy trong tuần, NHNN đã hút về 592 tỷ đồng.
Tính đến ngày 21/9, tổng dư nợ trên thị trường mở là 12.574 tỷ đồng, giảm 1.118
tỷ đồng so với cuối tuần trước 14/9 (13.692 tỷ đồng).
Trong thời gian tới, dự báo NHNN vẫn tiếp tục sử dụng thị trường này để điều hòa
lượng tiền và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.



Diễn biến giao dịch trên thị trường mở 10 ngày qua
• Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất các kỳ hạn bằng tiền đồng đang có
xu hướng giảm mạnh ở tất cả các kì hạn, khối lượng giao dịch cũng có xu
hướng giảm kể từ đầu tháng 9.
Các kỳ hạn ngắn chỉ bằng một nửa so với mức lãi suất đỉnh điểm thiết lập hôm
22/8. Hiện lãi suất qua đêm chỉ còn chưa đến 4%/năm, kỳ hạn 1 tuần là gần
4,2%/năm và kỳ hạn 1 tháng là 7,2%/năm.


Lãi suất liên ngân hàng sụt giảm mạnh

Khối lượng giao dịch và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng
Trong bối cảnh rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn như hiện nay, việc cho vay có tài sản
thế chấp không còn là hiện tượng mà là điều kiện để cho vay (đặc biệt là đối với
các ngân hàng nhỏ). Một số ngân hàng lớn, thừa thanh khoản nhưng cũng không
mạnh tay cho vay. Nhiều ngân hàng nhỏ dù thiếu thanh khoản nhưng không có tài
sản đảm bảo cũng khó có thể vay trên thị trường liên ngân hàng.


• Thị trường trái phiếu: Lãi suất đang có xu hướng tăng (cả trên thị trường sơ
cấp và thứ cấp) và các ngân hàng có xu hướng chào bán trái phiếu để lo
thanh khoản cuối năm.
Tính đến ngày 20/9/2012, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh phát hành là 131.535,15 tỷ đồng (trong đó, trái phiếu Chính
phủ là 97.995,15 tỷ đồng, trái phiếu chính phủ bảo lãnh của VDB là 20.660 tỷ
đồng, NHCSXH là 12.880 tỷ đồng), bằng 73,48% tổng kế hoạch huy động cả năm
2012. So với 9 tháng cùng kỳ năm 2011 tăng khoảng 38%.
• Xu hướng gửi tiền của người dân tập trung vào các kỳ hạn ngắn đang gây áp
lực lên thanh khoản của các ngân hàng hiện nay.

Qua tìm hiểu thực tế tại một số ngân hàng và báo cáo tài chính các ngân hàng đã
niêm yết, tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn (1 - 3 tháng) chiếm phần lớn tỷ trọng trong
cơ cấu huy động vốn của các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân là bởi lãi suất cào
bằng ở mức 9% cho các kỳ hạn từ 1 – 12 tháng khiến nhiều người có tâm lý gửi kỳ
hạn ngắn để có thể rút ra bất cứ lúc nào.
• Những ngày gần đây giá vàng lại tăng liên tục ở cả thị trường trong nước lẫn
quốc tế.
Ngày đầu tháng 9, giá vàng trong nước đã ở mức 45,25 triệu đồng/lượng - cao nhất
kể từ cuối tháng 2, còn vàng thế giới cũng lên cao nhất kể từ cuối tháng 3 ở trên
1.690 USD/ounce, và kỳ vọng còn lên cao nữa do các ngân hàng trung ương từ Mỹ
đến châu Âu nới lỏng chính sách, nên không loại trừ xuất hiện nhu cầu chuyển
hướng kênh đầu tư.
Do vậy, vấn đề thanh khoản tại một số ngân hàng vẫn đang tiềm ẩn rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước do đó có thể sẽ phải tiếp tục sử dụng thị trường mở để điều


hòa lượng tiền và hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng trong trường hợp cần
thiết.
2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản của eximbank
2.1. Tìm hiểu chung về eximbank
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT
của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày
06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NHGP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ
đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import
Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt

13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở
hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2010, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có
địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh
và 183 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang,
Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Huế, Bạc Liêu, Long An, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc
Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM và đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân
hàng và chi nhánh ngân hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
2.2. Phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản của eximbank qua các chỉ số:


Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn CAR
Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định
mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2008 và 2010
là 3.000 tỷ VND; đối với ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 là 1.000 tỷ
VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND.

Nguồn UBGSTCQG
So sánh với các ngân hàng ở các nước trong khu vực cho thấy, mức vốn tự có
của các ngân hàng thương mại Việt Nam là khá nhỏ bé. Cá biệt một số ngân
hàng có vốn tự có tương đối như: Agribank hơn 10 nghìn tỷ VND;
Vietcombank hơn 28 nghìn tỷ VND tính đến cuối 2011; nhưng vẫn chưa bằng một
ngân hàng hạng trung bình trong khu vực.Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios)
- hệ số Cooke hay hệ số siết cổ tín dụng, phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu
ngân hàng phải đạt được trên tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi.
Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Ngân
hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải



duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro. Nếu xét
theo tiêu chí này, một số ngân hàng thương mại đã đạt được; nhưng nếu tính
theo Hiệp ước Basel II thì rất khó để đạt tới mức vốn an toàn 8%
Theo đánh giá chung, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ gặp nhiều
khó khăn và thách thức nếu như áp dụng Hiệp ước Basel II. Hiệp ước Basel II
quy định tỷ lệ vốn an toàn vẫn là 8%, nhưng gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài
sản của ngân hàng; mức độ rủi ro này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tín
nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của khoản vay vào
một nhóm khách hàng nhất định. Trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì mức
vốn cao hơn so với mức quy định ở Hiệp ước Basel I, vì các ngân hàng phải bổ
sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro hoạt động. Điều này sẽ bất lợi cho các
ngân hàng Việt Nam, vì mức rủi ro hoạt động thấp hơn các ngân hàng quốc tế lớn
nhưng vẫn phải áp dụng chung một mức vốn dự phòng rủi ro hoạt động là 20%
tổng doanh thu. Một bất lợi khác, đó là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều
không được xếp hạng; do đó, các khoản vay đối với các doanh nghiệp này sẽ chịu
mức rủi ro 100%. Sau đó đến cuối năm 2010 thông tư số 13/2010/TT-NHNN được
ban hành, quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu của hệ thống NHTM Việt Nam là
9%
STT

Ngân hàng

1

Eximbank

2

ACB
Toàn ngành


Vốn điều lệ (triệu đồng)
2010
2011
10.560.06 12.355.229
9
9.376.965

9.376.965

Hệ số CAR (%)
2010
2011
17,79
12,94
10,6
11,02

9,25
11,92

Tuy nhiên, tình hình đảm bảo an toàn vốn tối thiểu của các NHTM có xu hướng
phân nhóm rõ rệt.Trong các NHTM NN lớn, Agribank và Vietinbank vẫn không
thể đạt được quy định về mức an toàn vốn tối thiểu 9% tron năm 2010. Ngược lại


Eximbank hay ACB đều đạt được thành tích mong đợi. Đặc biệt, Eximbank là
ngân hàng thương mại có tỷ lệ an toàn vốn cao nhất toàn ngành năm 2010. Đến
năm 2011 dưới tác động bất ổn của nền kinh tế cùng sự điều hành thắt chặt của
NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, Eximbank cũng không tránh khỏi những khó

khăn nhất định như bất cứ các ngân hàng khác trong nước. Tuy nhiên để giữ vững
được khả năng tài chính, EIB tiếp tục thoái vốn ở những khoản đầu tư rủi ro cao và
giảm đầu tư các công ty liên doanh xuống 11% nhằm đảm bảo chỉ số an toàn vốn
CAR là 12,94% (giảm so với 2010) cao hơn hệ số CAR của ACB và toàn ngành.
Chỉ số H3
Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt.
H3 được tính theo công thức:
(Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng )
Tổng tài sản có
Hoặc:
(Tiền mặt + Tiền gửi thanh toán tại NHNN + Tiền gửi
không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng)
H3 =

(2)

Tổng tài sản có

Cả hai công thức trên đều đo lường về trạng thái tiền mặt của ngân hàng. Sở dĩ
trạng thái này quan trọng trong việc đánh giá tính thanh khoản là vì tiền mặt cũng
như các khoản được nêu trong phần tử số đều là những tài sản có tính lỏng cao.Chỉ
số này càng lớn chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt.Sự khác biệt
giữa 2 công thức là không đáng kể vì phần tiền gửi thanh toán tại NHNN của các
ngân hàng thường là rất ít. Vì vậy nhằm đơn giản hóa, chúng tối tiến hành phân
tích H3 theo công thức (1)


Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 (%)
Eximbank
Vietcombank


2007

2008

2009

2010

2011

7.35
2.77

15.79
5.92

21.11
20.33

7.77

4.6

4,48

6,27

ACB


Có thể thấy trạng thái tiền mặt H3 của Eximbank tăng dần từ năm 2007 đến
năm 2009 nhưng đến năm 2010, 2011 đã giảm dần đến mức kỉ lục trong vòng 5
năm. Cụ thể, tuy lượng tiền mặt tại quỹ của ngân hàng không có chênh lệch đáng
kể nhưng lượng tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD khác giảm mạnh.
Chỉ số H4
Chỉ số H4 được tính theo công thức:
Dư nợ
Tổng tài sản Có
Chỉ số này cho biết phần tram các khoản cho vay tín dụng trong tổng mức tài
sản Có của ngân hàng. Đây là chỉ số thanh khoản âm vì cho vay là tài sản có mức
thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong
nhận biết rủi ro lãi suất: khi có biến động về lãi suất khiến lãi suất trên thị trường
tăng lên, vì ngân hàng bị buộc với các khoản vay có mức lãi suất cố định nên lợi
nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Ngoài ra còn có rủi ro về kì hạn khi ngân hàng dùng
các khoản vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn khi có biến động xảy ra khiến
khách hàng rút tiền thì ngân hàng cũng không thể đảm bảo khả năng chi trả. Vì thế
chỉ số này càng cao chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng càng kém
Chỉ số năng lực cho vay (%)
2007

2008

2009

2010

2011


Eximbank

Vietcombank
ACB

54.74
49.41

44.01
50.77
51.15

58.64
53.61
57.35

51.25

43.52

42,51

36,58

Giống như các ngân hàng ở Việt Nam, hoạt động của Eximbank chủ yếu là cho
vay tín dụng, vì thế chỉ số năng lực cho vay H4 không có dao động lớn và luôn
luôn cao (trên 40%), điển hình những năm 2007, 2009, 2010 luôn cao trên 50%.
Đến năm 2011, chỉ số này giảm còn 43.52%. Tuy đây là hoạt động sinh lời chính
của ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó, xu hương tái cấu trúc lại hệ
thống ngân hàng hiện nay là mở rộng thêm các hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm
thu lợi và giảm thiểu rủi roc ho ngân hàng.
Chỉ số H5:

Chỉ số H5 được tính theo công thức:
Dư nợ
Tiền gửi khách hàng
Chỉ số này cho biết tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi huy động được của
ngân hàng.Tỉ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng
thấp.Cá biệt, H5 có thể lớn hơn 100% khi ngân hàng đi vay từ các nguồn khác
ngoài tiền gửi khách hàng để thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Chỉ số H5 (%)
Eximbank
Vietcombank
ACB

2007
80.56
68.88

2008
68.76
70.89
54.24

2009
99
81.02
71.74

2010
103.93

2011

122.43

81,54

72,29

Nhìn vào số liệu ta thấy, chỉ số H5 tăng lên liên tiếp từ năm 2009 đến năm
2011. Thậm chí trong 2 năm cuối, số liệu này còn lớn hơn 100% cho thấy lượng
tiền cho vay lớn hơn lượng tiền huy động, điều này chứng tỏ Eximbank đã vay
thêm từ các nguôn bên ngoài như các TCTD để phục vụ mục đích cho vay. Việc


làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, nhất là khi trong năm 2010, 2011, lãi
suất liên ngân hàng biến động mạnh.
Chỉ số H6:
H6 là chỉ số chứng khoán thanh khoản được tính theo công thức:
(Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sang để bán)
Tổng tài sản Có
Chỉ số này cho biết tỉ lệ nắm giữ các chứng khoán có khả năng chuyển thành
tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.Tỷ lệ này càng cao, trạng
thái thanh khoản của ngân hàng của ngân hàng càng tốt.
Chỉ số H6
Eximbank
Vietcombank
ACB

2007
16.88
19.22


2008
2.63
14.32
1.03

2009
0.67
8.22
062

2010
0.14
7.45
1.47

2011
0.03
0.407

Có thể thấy chỉ số H6 của Eximbank trong 5 năm vừa qua càng ngày càng giảm
và ở mức rất thấp so với trung bình trung của ngàng, điều này là do lượng chứng
khoán dự trữ ở mức thấp.
Vì vậy ngân hàng nên đề cao sự quan tâm đến các chứng khoán kinh doanh và
chứng khoán sẵn sàng để bán như một nguồn cung đảm bảo cho tính thanh khoản.
Chỉ số H7
Chỉ số H7 được tính toán theo công thức:
Tiền gửi và cho vay TCTD
Tiền gửi và vay từ TCTD
Vì các khoản vay và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng thường có kì hạn ngắn nên
chỉ số này thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh

khoản. H7 thấp là dấu hiệu cho thấy ngân hàng bị động trong khả năng thanh
khoản:
H7 >1: Ngân hàng chủ động trong thanh khoản


H7 <1: Ngân hàng bị động trong các vấn đề thanh khoản
Chỉ số H7
Eximbank
Vietcombank
ACB

2007
3.91
2.32

2008
6.06
1.12
2.64

2009
2.76
1.22
3.51

2010
1.09

2011
0.92


1.027

2.34

Qua bảng trên ta thấy chỉ số H7 của 3 ngân hàng qua 4 năm đầu năm đều ở mức
>1, cho thấy Eximbank cũng như ACB, VCB rất chủ động trong việc giải quyết
các vấn đề thanh khoản, lượng tiền gửi và cho vay TCTD luôn lớn hơn lượng tiền
gửi và vay từ TCTD. Tuy nhiên đến năm 2011, chỉ số này của EIB nhỏ hơn 1 cho
thấy ngân hàng còn phụ thuộc vào các khoản tiền gửi và vay từ TCTD khác để đáp
ứng các nhu cầu thanh khoản.
Chỉ số H8
Chỉ số H8 được tính theo công thức:
(Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)
Tiền gửi của khách hàng
Chỉ số H8 cho biêt tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao và sẵn sàng để huy
động khi cân thiết so sánh với số lượng tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này cũng
thể hiện tính chủ động của ngân hàng khi giải quyết các vấn đề thanh khoản.H8
cao chứng tỏ ngân hàng chủ động và có tính thảnh khoản tốt.
Chỉ số H8
Eximbank
Vietcombank
ACB

2007
10.82
3.86

2008
24.66

8.26
43.37

2009
35.6
30.72
44.51

2010
53.81
40.95
33.72

2011
98.6
58.14

Có thể thấy chỉ số H8 của Eximbank tăng dần qua các năm nhưng tăng vọt vào
năm 2011 nhưng thực chất lượng tiền mặt của ngân hàng tăng không đáng kể. Có
sự thay đổi rõ rệt này chủ yếu là do lượng tiền gửi tại các TCTD tăng mạnh từ


19444080 triệu VND lên đến 48294571 triệu VND, mà cụ thể là các khoản tiền gửi
có kì hạn tăng mạnh, trong khi lượng tiền gửi của khách hàng tăng không đáng kể.
Như vậy, đây có thể được coi là 1 bước tiến triển tốt trong việc lên kế hoạch sử
dụng tài sản một cách hiệu quả của ngân hàng.
Còn đối với ACB, chỉ số vào cuối năm 2010 vẫn ở mức an toàn nhưng có sự sụt
gaimr đáng kể so với năm 2008, 2009. Đến năm 2011 cũng có sự tăng trở lại và
cao hơn 2 năm 2008 2009
2.3. Thực trạng quản lí rủi ro thanh khoản của eximbank

Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Ngân hàng huy động từ nhiều nguồn đa dạng
khác ngoài nguồn vốn cơ bản của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có chính
sách quản lý tài sản có tính thanh khoản linh hoạt, theo dõi dòng tiền tương lai
và tính thanh khoản hàng ngày. Ngân hàng cũng đánh giá dòng tiền dự kiến và
khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp huy động thêm
nguồn vốn.
2009
tổng TS
nợ chính phủ
và NHNN
vay TCTD
khác
TG của khách
hàng
phát hành giấy
tờ có giá

2010

2011

6544835
6

100%

13111088
2

100%


18356703
2

100%

1611075

2.46

2105848

1.61

1312357

0.71

571167

0.87

1989000

1.52

6162114

3.36


3876646
5

59.23

8223028

12.56

44.4
58150665
20854784

29.23
53652639

15.9

19210987

10.47

Như vậy, Eximbank tăng cường hoạt động huy động vốn trên thị trường liên ngân
hàng, từ nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng, từ phát hành giấy tờ có giá, mặc dù
vào năm 2011 do sự khó khăn của chính sách nhà nước cũng như khó khăn của nền
kinh tế nhưng huy động vốn của Eximbank khá cao. Do Eximbank đã đa dạng hóa


sản phẩm huy động, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, cải tiến chất
lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ khách hàng,…

Ngoài ra, trong điều kiện kênh huy động vốn đối với khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Eximbank đã đẩy mạnh việc huy động vốn đối
với các đối tác nước ngoài với chi phí thấp, cụ thể là nguồn vốn huy động từ các
ngân hàng nước ngoài tăng 176% so với năm 2010.

2011
Tiền, vàng gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNÐ
Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNÐ
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng vàng,
ngoại tệ
Tiền, vàng gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn bằng VNÐ
Tiền gửi có kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ

2010

4.506.240 4.675.393
1.704.957 1.925.966
33.143
71.369
30.843

59.207

12.013.696
1.838.247
23.316.88
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNÐ

7
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng vàng, ngoại tệ 9.030.895
Tiền ký quỹ
Tiền gửi ký quỹ bằng VNÐ
757.439
Tiền gửi ký quỹ bằng ngoại tệ
404.512
Tiền gửi vốn chuyên dùng
Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng VNÐ
10.881
Tiền gửi vốn chuyên dùng bằng ngoại tệ
4.899
53.652.639

19.285.350
1.419.249

Chứng chỉ tiền gửi
Dưới 12 tháng

2011
TR đồng
1.589.436

19.082.710
10.823.105
430.128
357.08
15.874
5.234

58.150.665

2010
TR đồng
12.424.007


Từ 12 tháng đến dưới 5 năm
Từ 5 năm trở lên
Kỳ phiếu
Dưới 12 tháng
Từ 12 tháng đến dưới 5 năm

19.77
3.000.000

128.215
776

14.600.88
9
892
19.210.987

8.301.786
20.854.784

Xây dựng cơ cấu tài sản khá thích hợp, tỉ lệ tài sản có khả năng thanh khoản
cao trên tổng tài sản tăng dần qua các năm:


tổng TS
tiền mặt, vàng, đá quý
TG tại NHNN
TG và cho vay TCTD khác
CK kinh doanh
chứng khoán đầu tư

2009
65448356
6838617
2115265
6976109
98824
8401391
0.373275 %

2010
131110882
6429465
1540756
32110540

2011
183567032
7295195
2166290
64529045

20694745
0.4635428%


26376794
0.54676116

Tuy nhiên, cũng như những ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam,
Eximbank chưa xây dựng được một mô hình dự báo phù hợp cho nhu cầu thanh
khoản của ngân hàng.
Các chiến lược quản lý thanh khoản đều rất bao quát, chưa có công cụ phù hợp để
lượng hoá rủi ro, báo cáo phục vụ quản lý thanh khoản chủ yếu là ngắn hạn
(thường dưới 2 tuần), thiếu các báo cáo phân tích dài hạn để phục vụ mục tiêu huy
động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Vai trò của ALCO còn mờ nhạt.
Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá, có thể thấy Eximbank không nên dựa quá nhiều trên
cho vay tín dụng mà đánh giá thấp nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản. Ngân hàng
cũng cần đa dạng hóa danh mục tài sản như trái phiếu Chính phủ, chứng khoán đầu


tư, chứng khoán sẵn sàng để bán… để đề phòng nguy cơ khủng hoảng thanh
khoản. Trong năm 2010, lượng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán của Eximbank
là 134102.5 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 lượng chứng khoán này chỉ còn
47009 triệu đồng.
III.

GIẢI PHÁP – KẾT LUẬN
1. Giải pháp
Để hạn chế rủi ro thanh khoản, Eximbank thực hiện các biện pháp sau:
Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý thanh khoản và các tỷ lệ an toàn
hoạt động trong hoạt động ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh

khoản trong hoạt động ngân hàng.
Căn cứ vào cơ sở dữ liệu quá khứ và định hướng hoạt động để tính toán chính
xác nhu cầu thanh toán ở từng thời điểm nhằm đảm bảo dự trữ hợp lý, đồng thời
hạn chế lãng phí vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động;
Xây dựng danh mục đầu tư hợp lý với tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán,
giấy tờ có giá, các loại tài sản… có khả năng chuyển đổi nhanh sang tiền mặt
với chi phí thấp;
Tăng cường hiệu quả quản lý tài sản, thực hiện cơ chế điều hành công khai,
minh bạch, dự báo kịp thời nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ,
xây dựng chính sách tạo lòng tin đối với người gửi tiền để có thể chủ động thu
xếp nguồn vốn chi trả theo yêu cầu.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank được thực hiện trong một kế hoạch
tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh
toán
Hoàn thiện và đưa vào áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung trong 2012 nhằm
quản lý tốt thanh khoản cho toàn hệ thống và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối đa
hóa lợi nhuận.


Theo dõi tình hình thanh khoản trên thị trường để có các điều chỉnh hạn mức
giao dịch vốn phù hợp
2. Kết luận
Như vậy, thanh khoản và QTRRTK là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết
định sự tồn tại của các ngân hàng. Về lý thuyết, để QTRRTK tốt, nhà quản lý cần
thực chiến các chiến lược: Nhận diện – phân tích – đo lường RRTK, kiểm soát và
tài trợ rủi ro. Tùy vào phạm vi, quy mô hoạt động và năng lực quản lý và môi
trường kinh tế vĩ mô, mà nhà quản trị NHTM nên lựa chọn một chiến lược
QTRRTK tốt nhất. Các NHTM Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng, nếu
muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả an toàn trong hoạt động thì không
thể xem nhẹ vấn đề thanh khoản.




×