Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tình hình cạnh tranh dịch vụ của các ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88 KB, 7 trang )

Tình hình cạnh tranh dịch vụ của các ngân hàng
Ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam trong quá trình đàm phán đã
diễn ra rất gay go và quyết liệt nhưng cuối cùng cũng đi đến thành công trên khía
cạnh phù hợp với chủ trương của Chính phủ và các cam kết của WTO. Về cơ bản
Việt Nam cam kết sẽ giành đối xử quốc gia cho các ngân hàng nước ngoài. Như
vậy, các ngân hàng nước ngoài sẽ thâm nhập vào Việt Nam dưới hai hình thức hiện
diện thương mại chính là: Một là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Hai
là, các nhà đầu nước ngoài sẽ mua cổ phần của các ngân hàng thương mại Việt
Nam theo tỉ lệ cho phép. Đây cũng chính l sức ép đối với các ngân hàng trong
nước sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Điểm mạnh của các ngân hàng trong nước: trước hết là mạng lưới. Các ngân
hàng thương mại trong nước có một mạng lưới rộng khắp thông qua các chi nhánh
và sở giao dịch. Thứ hai, các ngân hàng trong nước đã thiết lập được mối quan hệ
với các hệ thống các khách hàng. Mỗi ngân hàng đã có hệ thống khách hàng truyền
thống để chăm sóc và ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ từ nhiều năm, đặc biệt là
khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Thứ ba, với thâm niên hoạt động của
mình, các ngân hàng nội địa rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng
Việt Nam. Đây là một lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng.
Tuy nhiên các ngân hàng thương mại trong nước cần sớm khắc phục các hạn
chế: Thứ nhất, năng lực tài chính của các ngân hàng nội địa còn rất non yếu. Theo
dự đoán của VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam, quy mô trung
bình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm tới chỉ vào khoảng 100
triệu USD / ngân hàng, đây là khoảng cách rất xa so với mức trung bình 1 - 2 tỷ
USD / ngân hàng ở các nước trong khu vực. Thứ hai, các ngân hàng nước ngoài có
thế mạnh về cung cấp dịch vụ, trong khi đó các ngân hàng nội địa chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực tín dụng. Theo HSBC, doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm
1/3 tổng doanh thu của ngân hàng này, khách hàng là các công ty Việt Nam cách


đây 3 năm chỉ chiếm 3%, nay đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC,
dự đoán 3 năm nữa tăng lên 70%. Thứ ba, là vấn đề công nghệ. Các ngân hàng


nước ngoài vượt khá xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy
móc thiết bị cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân
hàng. Và thứ tư là trình độ quản lý. Yếu tố này liên quan đến vấn đề nhân sự. Việt
Nam còn thiếu rất nhiều các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực ngân hàng. Điều
này không những đáng lo ngại cho các ngân hàng nội địa trong vấn đề quản lý
ngân hàng mà còn là nguy cơ cạnh tranh nhân lực giữa các ngân hàng sẽ đẩy chi
phí tiền lương, tiền công lao động lên cao. Các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó
khăn và phải đối mặt với sự chảy máu chất xám. Bên cạnh những điểm hạn chế
hay còn gọi là những nguy cơ tiềm ẩn nêu trên, các ngân hàng trong nước còn gặp
phải vấn đề đáng lo ngại nữa là thị phần co hẹp.
Các động thái chuẩn bị cho một cuộc đua mới: Bức tranh về áp lực cạnh
tranh trong ngành ngân hàng trước sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã hiện rõ :
Thứ nhất, các ngân hàng nội địa đã tăng vốn điều lệ. Giải pháp này nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao tiềm lực tài chính. Theo dự báo của các
chuyên gia, trong năm 2007, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ
1.000 tỉ đồng sẽ chiếm trên 80% tổng số ngân hàng đang hoạt động. Bên cạnh giải
pháp tăng vốn điều lệ, một số ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn trong năm
2006 đã được Ngân hàng Nhà nước cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động từ
ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô
thị. Tuy nhiên, giải pháp tăng vốn điều lệ không tránh khỏi tình trạng các ngân
hàng tận dụng cơ hội để phát hành cổ phiếu ồ ạt. Việc này có thể không tốt nếu tỉ
lệ an toàn vốn quá cao ( được tính bằng tỉ lệ vốn điều lệ trên tổng tài sản ).
Thứ hai, các ngân hàng thương mại cổ phần đua nhau bán lại cổ phần cho các
ngân hàng nước ngoài.


Thứ ba, các ngân hàng nội địa liên tục tìm cách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
bằng cách hợp tác phát triển với các ngân hàng nước ngoài; Citibank kết hợp với
ngân hàng thương mại cổ phần Đông á về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và
chuyển kiều hối; Hợp tác về liên kết thẻ giữa VNBC Việt Nam với China Union

Pay, một liên kết thẻ lớn nhất và duy nhất của Trung Quốc, các ngân hàng trong
nước cũng đang nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các dịch vụ chuyển tiền
nhanh. Ngân hàng ACB kết hợp với Western Union, ngân hàng Công thương cung
cấp dịch vụ kiều hối qua máy rút tiền tự động và hợp tác với Wells-Fargo. Ngân
hàng Đông Á với chương trình chuyển tiền kiều hối MoneyGram….
Thứ tư, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh và công ty tài
chính liên doanh.
Thứ năm, một trong những yếu tố quan trọng nữa mà các ngân hàng nội địa đang
cố gắng hành động đó là tăng cường đội ngũ nhân lực thông qua cải thiện các chế
độ lương, thưởng, trợ cấp cho nhân viên để giữ chân nhân viên cũ và tìm kiếm
những chuyên viên giỏi.
Sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, vốn điều lệ của hầu hết các ngân hàng
thương mại cổ phần đã tăng gấp hơn 2 lần, tạo cơ sở cho các ngân hàng mở rộng
quy mô và mạng lưới kinh doanh, góp phần nâng cao vị thế của các ngân hàng.
Cùng với việc tăng vốn, các ngân hàng còn tăng tốc đầu tư hiện đại hóa công nghệ
và cho đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại đều đã tham gia vào hệ thống
thanh toán điện tử liên ngân hàng. Một số ngân hàng đã tỏ rõ sự vượt trội về công
nghệ qua việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ với hàng chục sản phẩm tiện ích
như Ngân hàng Đông Á.
Để tăng năng lực cạnh tranh, nhiều ngân hàng cũng đang ráo riết xây dựng
và triển khai các phương án chiếm lĩnh thị phần, xác lập các chuỗi sản phẩm
chuyên biệt trong những phân khúc thị trường nhất định hay sáp nhập và hợp tác
kinh doanh với các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước. Một số ngân hàng lớn


như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam, còn đang nỗ lực hướng đến mục tiêu trở thành những tập đoàn tài chính đa
năng. Độ sâu tài chính của các ngân hàng thương mại đã tăng rất đáng kể, thể hiện
ở các chỉ số tổng tiền gửi / GDP và tổng dư nợ / GDP ngày càng tăng. Nếu năm
2006 tổng tiền gửi / GDP là 78,4% so với mức 66,7% năm 2005 ( tăng khoảng

12% ), tín dụng / GDP tăng khoảng 5% thì năm 2007 tốc độ tăng này đã mạnh hơn
nhiều, chỉ số tăng lần lượt là khoảng 92,4% và 84,6%. Xét về năng lực tài chính
thể hiện ở quy mô vốn điều lệ, cũng có tốc độ tăng nhanh hơn năm 2006 ( năm
2006 vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng tăng 44% so với năm 2005, thì năm 2007
tăng 54% so với năm 2006, nhất là khối ngân hàng thương mại nhà nước tăng
59%, vượt xa con số 2% của năm 2006 so với năm 2005). Các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài cũng tăng trưởng nhanh về quy mô vốn, tài sản có trong năm
2007, đưa thị phần tín dụng và huy động năm 2007 tăng khoảng 0,4% so với năm
2006, trong khi thời điểm trước năm 2006 thị phần của khối này hầu như không
thay đổi.
Bên cạnh các chỉ số tài chính thể hiện tốc độ phát triển và độ sâu tài chính
của hệ thống ngân hàng trong năm 2007, chúng ta cũng thấy rõ tính cạnh tranh
trong hệ thống ngân hàng ở khía cạnh khác như mức độ sôi động của thị trường
tiền tệ và thị trường vốn. Sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường của các ngân
hàng thương mại cũng khá gay gắt, thể hiện ở việc các đơn vị đã mở thêm nhiều
chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch. Mức độ mở tăng nhanh so với năm
2006 ( riêng TP.HCM chỉ trong tháng 10 đã có hơn 20 chi nhánh ngân hàng, phòng
và điểm giao dịch được mở. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng đa dạng
hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Nhiều ngân
hàng thương mại cổ phần đã nới lỏng các điều kiện vay vốn để thu hút khách hàng
và đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư tín dụng như mở rộng lĩnh vực cho vay tiêu
dùng

(

mua

nhà

đất,


sửa

chữa

nhà

ở,

mua

ô

tô…

).


Xu hướng hình thành tập đoàn tài chính từ các ngân hàng thương mại đã có bước
phát triển trong năm 2007. Cùng với việc đa dạng hóa hoạt động ra nhiều lĩnh vực
như bảo hiểm, tài chính, thuê mua tài chính…, một số ngân hàng thương mại đang
tích cực mở rộng thị trường ra nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đáng ghi nhận nêu trên, hoạt động của
khối ngân hàng năm 2007 cũng xuất hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro cần có
biện pháp ngăn chặn. Đó là sự cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường bằng lãi suất, bằng
việc nới lỏng điều kiện vay vốn để mở rộng tín dụng ( trong năm 2007 mức tăng
trưởng tín dụng bình quân khoảng 37%, vượt xa so với mức bình quân năm 2006 ).
Trong tăng trưởng tín dụng, đáng chú ý là một số ngân hàng thương mại đang mở
rộng cho vay tiêu dùng, vay mua bất động sản với những điều kiện rất hấp dẫn.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ mức cho vay trong lĩnh vực này, nhưng

qua những sản phẩm dịch vụ mở ra cùng với nhu cầu tiêu dùng gia tăng cho thấy,
cho vay tiêu dùng và bất động sản đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là lĩnh vực
cho vay nhạy cảm, không những có tác động mạnh đến CPI, mà còn chứa đựng
nhiều rủi ro hơn so với cho vay vào các lĩnh vực sản xuất, do vậy cần phải được
theo dõi và kiểm soát nhất định. Mặt khác, các sản phẩm dịch vụ điện tử được mở
ra cũng cần phải có cơ chế quản lý chặt chẽ liên quan đến an ninh mạng.
Có thể nói, sau một năm hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam đang có sự chuyển mình rõ nét về quy mô, chất lượng dịch vụ, các sản phẩm
dịch vụ và công nghệ ngân hàng hay mức độ cạnh tranh… Điều này cho thấy, định
hướng phát triển kinh tế nói chung và hệ thông ngân hàng nói riêng đang đi đúng
hướng, phù hợp với các quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên,
sự phát triển quá nhanh cũng tiềm ẩn những rủi ro mà hệ thống ngân hàng cần phải
có những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Từ tháng 7, việc phát triển và cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của mình đã và đang được các ngân hàng đẩy mạnh. Cuối


tháng 7, ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế ( VIB Bank ) đã chính thức cung
cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến với tên gọi VIB 4U. Sản phẩm này cho phép
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có thể truy vấn thông tin và thực hiện các
giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi, chuyển tiền, tiền vay, tài trợ thương mại
với VIB Bank bằng cách truy cập vào website www.vib4u.com.vn hoặc
www.vib.com.vn.
So với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến trước đó, VIB4U có nhiều tính
năng vượt trội như chuyển tiền ra ngoài hệ thống; chuyển tiền định kỳ ( chuyển
tiền theo kế hoạch đã đặt sẵn ); chuyển tiền theo lô ( chuyển tiền từ 1 hay nhiều tài
khoản đến nhiều tài khoản khác cùng lúc ); chuyển tiền quốc tế; mở/ sửa đổi L/C;
trả nợ; đề nghị giải ngân…và nhiều tiện ích khác. Phương thức bảo vệ được ứng
dụng bởi hệ thống sử dụng tính năng mã hóa đường truyền 128bit, kết hợp với
chứng chỉ số của website và thiết bị bảo mật của VIB 4U giúp tránh được việc các

thông tin của khách hàng bị lộ trong khi truyền đi cũng như việc xác thực các giao
dịch tài chính.
Ngoài ra, ngân hàng này còn thành lập Trung tâm hỗ trợ khách hàng VIB4U,
hỗ trợ và tư vấn khách hàng về sử dụng dịch vụ, đào tạo khách hàng… qua điện
thoại, email và trực tiếp tận nơi tại văn phòng của khách hàng. “Dịch vụ ngân hàng
trực tuyến là xu hướng phát triển tất yếu của một ngân hàng hiện đại. Điều này
cũng cho thấy, ngày càng có nhiều khách hàng quan tâm sử dụng và yêu thích dịch
vụ này bởi thao tác đơn giản, thuận tiện, an toàn bảo mật và tiết kiệm tối đa thời
gian, chi phí”.
Theo các chuyên viên cao cấp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc đẩy
mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động ngân hàng và việc mở rộng mạng lưới giao dịch đã tạo điều kiện để phát triển
các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại. Sự ra đời của các sản phẩm hiện đại đa tiện
ích như: ATM, Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking…đã đánh dấu


những bước phát triển mới của thị trường dịch vụ ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Đặc biệt, hiện nay, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các ngân hàng thương
mại quan tâm và tập trung khai thác. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định:
Các phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ
hiện đại đã và đang tạo ra một diện mạo mới cho dịch vụ thanh toán của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam. Như vậy, bên cạnh kênh tín dụng truyền thống,
kênh dịch vụ cũng đã trở thành một nguồn thu không nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận
của các ngân hàng.
Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, ngân
hàng thương mại Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ) đã dành phần lớn ngân
sách đầu tư vào trong ứng dụng, tích hợp công nghệ vào lĩnh vực sản phẩm dịch vụ
của mình. Tính đến cuối tháng 6, Techcombank đã phát hành gần 500.000 thẻ
thanh toán, trong đó gần 80.000 thẻ VISA Debit và VISA Credit. Đồng thời, ngân

hàng cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm liên kết như sản phẩm tiết kiệm tích
lũy bảo gia, tiết kiệm giáo dục hay các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa, kho vận…
Mới đây nhất, ngày 08/08, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín ( Sacombank ) và Citibank đã hợp tác với Cty Prudential Việt Nam triển khai
dịch vụ “Thanh toán phí bảo hiểm Prudential Việt Nam” trên hệ thống Sacombank
cho các khách hàng, đại lý và nhân viên Prudential tại Việt Nam. Các khách hàng
cá nhân, doanh nghiệp, đại lý và nhân viên Prudential có thể thanh toán phí bảo
hiểm và thực hiện các giao dịch khác tại các điểm giao dịch của Sacombank mà
không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.



×