Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.18 KB, 40 trang )

MỤC LỤC

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ là bản chất Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đảng và Nhà nước
ta luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân để tạo ra sức mạnh
to lớn, góp phần quyết định vào sự nghiệp thành công của cách mạng. Quyền
làm chủ của nhân dân ta đã được ghi trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật
Việt Nam.
Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục
tiêu cơ bản đồng thời là động lực to lớn đảm bảo cho sự thắng lợi của cách
mạng trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Trong nhiều năm qua nhất là những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới về kinh tế, chính trị nhằm không
ngừng tăng cường và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhờ đó đã đạt
được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, trong nhiệm vụ xây
dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên ở một số nơi, trên một số lĩnh vực quyền làm chủ của nhân
dân vẫn bị hạn chế chưa được công khai, phát huy rộng rãi. Tệ quan liêu, cửa
quyền, tham nhũng vẫn còn xảy ra chưa được đẩy lùi gây mất lòng tin trong
nhân dân. Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được
cụ thể hoá thành luật dẫn đến chậm đi vào cuộc sống.
Thực hiện dân chủ trong lĩnh vực đơn vị sự nghiệp y tế, Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành Quyết định 3649/1999/QĐ-BYT ngày 12 tháng 11 năm 1999 ban
hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động bệnh viện. Thực hiện quyết
định này đã phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người
bệnh và gia đình người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong


khám chữa bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh. Gần 10 năm trở lại đây cùng
với sự nghiệp đổi mới của đất nước, sự phát triển của các nghành, sự điều chỉnh
về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu của nền y học
nước nhà thì việc thực hiện Quyết định 3649/1999/QĐ-BYT trên đến nay đã
phần nào trở nên bất cập.
Quyết định số: 44/2007/QĐ-BYT ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ
Trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động bệnh viện
2


công lập nhằm cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” phát
huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức, người bệnh và người nhà người
bệnh; tăng cường hiệu lực quản lý bệnh viện, phòng chống tham nhũng và thực
hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện.
Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm
phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi tình
trạng thoái hoá, biến chất, tham nhũng, lãng phí quan liêu, sách nhiễu nhân dân
trong bộ máy Nhà nước; cần làm cho cán bộ, nhân dân nhận thức một cách sâu
sắc, nhằm xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu
quả, dựa vào sức mạnh của dân thì mới có thể xây dựng chính quyền trong
sạch, vững mạnh. Dân chủ XHCN toàn diện có nội dung phong phú mới phát
triển được trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội; nó có vai trò to
lớn trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với cương
vị một cán bộ lãnh đạo bệnh viện đa khoa Việt Yên tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa
Việt Yên, thực trạng và giải pháp”.
2. Mục đích của đề tài
Vận dụng lý luận đã học vào thực tiễn để phát huy dân chủ ở cơ quan,
góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ,
viên chức của bệnh viện đa khoa Việt Yên thực sự là công bộc của nhân dân, có

đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả; xây dựng
môi trường làm việc ở cơ quan thật sự công bằng, dân chủ, văn minh đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Trình bày một số vấn đề lý luận, làm rõ vị trí, vai trò việc thực hiện quy
chế dân chủ trong bệnh viện công lập nói chung và ở bệnh viện đa khoa Việt
Yên nói riêng.
Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ trong ở bệnh viện đa
khoa Việt Yên, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện
quy chế dân chủ trong cơ quan.
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy Quy chế dân
chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bệnh viện trong những năm tới.
3


4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung Quyết định số: 44/2007/QĐ-BYT
ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ y tế ban hành quy chế thực hiện
dân chủ trong hoạt động bệnh viện công lập. Cụ thể, đề tài nghiên cứu, khảo
sát, đánh giá và đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế, thiếu sót trong thực hiện quy chế dân chủ ở bệnh viện đa khoa Việt Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu,tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương pháp
luận của triết học Mác-Lênin và phương pháp khoa học khác : phương pháp
lịch sử , thống kê , so sánh ,phân tích , tổng hợp.
6. Kết cấu của đề tài
Tiểu luận được kết cấu thành 3 phần:
- A. Phần mở đầu;
- B. Phần nội dung:
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn.

II. Nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập
III. Thực trạng thực hiện nội dung quy chế dân chủ trong bệnh viện công
lập ở Bệnh viện đa khoa huyện Việt yên.
IV. Giải pháp, kiến nghị thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ trong bệnh
viện công lập ở Bệnh viện đa khoa huyện Việt yên.
C .Phần kết luận.

4


B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Về mặt Nhà nước, C.Mác chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ triệt
để, dân chủ là “do nhân dân tự quy định”, là bước chuyển từ xã hội thần dân
sang xã hội công dân, là từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân
dân”. “Dân chủ là xuất phát từ con người” và “pháp luật cũng vì con người”.
Về sau từ những tư tưởng ấy được V.I.Lênin tiếp thu và phát triển quá
trình xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết là xác định rõ “mục đích của chính
quyền Xôviết là thu hút những người lao động tham gia quản lý nhà nước”,
thực hiện một nền dân chủ rộng rãi nhằm giải phóng con người và phát triển
toàn diện con người trong xã hội mới, bởi vì, như V.I.Lenin đã nói “không có
chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện được theo hai nghĩa
sau đây:
1. Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa, nếu họ không chuẩn bị được cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu
tranh cho chế độ đân chủ;
2. Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi của mình và
sẽ không dẫn được nhân loại đi đến thủ tiêu nhà nước, nếu không thực hiện

đầy đủ chế độ dân chủ”.
1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cũng kế thừa tư tưởng dân chủ trong triết học phương Tây
và phương Đông là “đề cao nhân dân”, như: “Dân vi quý, xã tắc tứ chi, quân vi
khinh”... Đối với Hồ Chí Minh, tất cả mọi việc trong đời, dù khó khăn đến mấy
nhưng nếu biết dựa hẳn vào dân thì bao giờ cũng thành công. Đó là tư tưởng
xuyên suốt cuộc đời hoạt động của Người và đã được diễn đạt bằng những câu
ca đơn giản, dễ hiểu:
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó mười lần dân liệu cũng xong”

5


Từ vị thế của nhân dân, khi thành lập nước Người xác định chính thể
“Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Người khẳng định nguồn gốc sâu xa của quyền
lực nhà nước là ở nhân dân:
“Nước ta là nước dân chủ,
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân,
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân,
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
...nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát triển theo hướng triệt để,
rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhà nước chỉ là cơ quan đại diện
được trao quyền, nghĩa là quyết định cuối cùng vẫn là ở nhân dân. Nhân dân
trao quyền lực cho nhà nước qua bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhưng nhân dân giữ lại quyền quyết định cuối cùng.
Điều đó, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đòi hỏi kiên quyết
thực hiện quyền bãi miễn, rằng “ nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc
hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng

đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.
Trên cơ sở những quan điểm của các tác giả kinh điển và chủ tịch Hồ Chí
Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa, có thể đưa ra một số kết luận sau :
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là “quyền lực của nhân dân” là “ chính
quyền của nhân dân lao động”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cái thuộc bản chất
của chế độ ta, của nhà nước kiểu mới – nhà nước xã hội chủ nghĩa;
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ toàn diện, có nội dung phong phú,
được phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng thực
chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự tham gia một cách bình đẳng và ngày
càng rộng rãi của những người lao động vào công cuộc quản lý nhà nước và
của xã hội;
- Sự tham gia của nhân dân và quản lý nhà nước và xã hội được thưc
hiện thông qua các hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ
đại diện là hình thức dân chủ ủy quyền, bầu những người xứng đáng đại diện
cho mình tham gia vào quản lý nhà nước. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân
dân tham gia trực tiếp có ý nghĩa quyết định đối với những công việc quan
6


trọng của địa phương, cơ quan, đơn vị. Do vậy, nó có vai trò rất quan trọng
trong quá trình dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội của thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3. Quan điểm của Đảng ta
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, Đảng ta luôn xác định rõ phát huy dân chủ trong xã hội là một trong
nội dung lớn của đường lối cách mạng nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân
tộc, khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó
giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đảng ta đã luôn luôn không ngừng giữ gìn và phát huy dân chủ, đề cao

quyền làm chủ của nhân dân lao động, coi đây là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn
dân. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu và ghi
trong Nghị quyết vấn đề dân chủ là: xây dựng một Nhà nước “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” vừa là mục tiêu
vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện
mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện
quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối
chính trị của Đảng; mọi đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà
nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có
quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương,
chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Chúng ta chủ trương xây
dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự
là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.”
2. Cơ sở thực tiễn
Dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước là một vấn đề quan trọng
cần thiết đang được đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân vì nó là cơ sở cho mỗi cơ
quan hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trước nhà nước và nhân dân;
đó là một khâu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu không
những có một nền kinh tế phát triển cao mà còn xây dựng một nền chính trị dân
chủ cao, một nền văn hóa phong phú, để các thành viên trong xã hội không
7


những có mức sống vật chất dồi dào mà còn có đời sống chính trị tự do và một
lối sống văn hóa cao đẹp.
Nghị quyết của Bộ Chính trị số: 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005
về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới đã chỉ rõ: sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của xã hội. Bảo vệ
chăm sóc sức khỏe nhân dân là một hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo

nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính
sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện Quyết định số: 44/2007/QĐ-BYT
ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động bệnh viện công lập phải được hết sức chú trọng
và quan tâm, phải coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên liên tục, phải được
kiểm tra đôn đốc, đánh giá tổng kết từng thời kỳ để rút kinh nghiệm từ thực
tiễn, từ đó có giải pháp khắc phục những yếu kém.
Nội dung quy chế dân chủ theo Quyết định số: 44/2007/QĐ-BYT ngày
12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân
chủ trong hoạt động bệnh viện công lập gồm có 5 chương 21 điều:
- Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện (chương 2, mục 1, điều 5 và điều 6)
- Nội dung cán bộ, viên chức tham gia ý kiến (chương 2, mục 2 và mục 3, điều
7 đến điều 10)
- Thực hiện dân chủ với người bệnh và người nhà người bệnh (chương 3, mục 1
và mục 2, điều 11 đến điều 14)
- Trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở bệnh viện (chương 4, điều 15 đến
điều 20)
II. NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1. Thực hiện dân chủ trong nội bộ bệnh viện
Nội dung thông tin kịp thời và công khai đối với cán bộ, viên chức bệnh viện
được quy định tại chương 2, mục 1, điều 5 là:
1. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc
biệt về lĩnh vực y tế và những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của bệnh
viện, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, viên chức bệnh viện.

8


2. Quy hoạch phát triển bệnh viện; Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác

hàng năm, hàng quy, hàng tháng của bệnh viện, của các khoa, phòng.
3. Nội quy, quy chế làm việc của bệnh viện và các khoa, phòng; Chức trách,
nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng trong bệnh
viện và mỗi cán bộ, viên chức.
4. Các quy định về chuyên môn, kỹ thuật y tế, quản lý và sử dụng trang thiết bị
y tế.
5. Dự toán, quyết toán ngân sách, kinh phí hoạt động hàng năm của bệnh viện
theo quy định hiện hành của Nhà nước, bao gồm các nguồn tài chính; kinh phí
do ngân sách nhà nước cấp; Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: phí, lệ phí, viện
phí; Các hoạt động dịch vụ, các nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, liên doanh, liên
kết, vốn vay nước ngoài và các nguồn thu khác.
6. Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; Định mức sử dụng xăng, xe, điện,
nước, điện thoại; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham
nhũng; Nội dung sử dụng các khoản tiền tiết kiệm chi của bệnh viện; Kế hoạch
nội dung, tiến độ, kết quả đầu tư, đấu thầu xây dựng cơ bản; mua sắm thuốc,
hóa chất, thiết bị y tế có giá trị lớn theo quy định của pháp luật; Kết quả việc
kiểm kê, thanh lý tài sản trong bệnh viện.
7. Quy chế, quy trình quản lý về tiêu chuẩn, số lượng biên chế, tuyển dụng, hợp
đồng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; Nâng ngạch,
nâng bậc lương; Đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học tập ở trong nước hoặc ngoài
nước; Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức.
8. Quy chế công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ; Quản lý, sử
dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, kết quả các đề tài, công trình nghiên cứu,
ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến.
9. Kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về chuyên môn, các vụ việc
tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát kinh phí, tài sản trong bệnh viện
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận; Kết quả giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong nội bộ bệnh viện.
10. Những nội dung công khai khác mà giám đốc bệnh viện thấy cần thiết
những không được trái với quy định của pháp luật.


9


Hình thức tổ chức thực hiện nội dung công khai để cán bộ, viên chức
bệnh viện biết nằm trong chương 2, mục 1, điều 6 là:
1. Niêm yết công khai:
Nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này phải được niêm yết công khai tại
bảng thông báo của bệnh viện, bảng kế hoạch công tác của các khoa, phòng.
- Thời gian niêm yết công khai:
- Đối với văn bản của cấp trên: Chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản theo dấu văn thư đến;
- Đối với văn bản do bệnh viện ban hành: ít nhất trước 3 ngày làm việc kể từ
ngày văn bản có hiệu lực thi hành (trừ các văn bản về tổ chức cán bộ đối với tổ
chức, cá nhân cụ thể)
2. Thông báo tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ, viên chức.
3. Gửi văn bản đến lãnh đạo các khoa, phòng, tổ chức Đảng, các đoàn thể quần
chúng và các đối tượng này có trách nhiệm thông báo đến cán bộ, viên chức
thuộc bộ phận quản lý.
4. Qua mạng máy tính nội bộ bệnh viện.
Nội dung cán bộ, viên chức bệnh viện tham gia ý kiến vào các dự thảo
văn bản trước khi giám đốc bệnh viện quyết định trong chương 2, mục 2 điều 7
là:
1. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, chủ trương của ngành Y tế liên quan đến tổ chức và hoạt động của bệnh
viện.
2. Quy hoạch phát triển bệnh viện, phát triển chuyên khoa kỹ thuật cao của các
khoa, phòng trong bệnh viện.
3. Kế hoạch công tác, kế hoạch thu chi tài chính hàng năm; Kế hoạch sửa chữa,
nâng cấp, xây dựng mới cơ sở; Kế hoạch cung ứng thuốc; hóa chất, vật tư y tế

tiêu hao hàng năm; Kế hoạch mua sắm, sử dụng, thanh ký tài sản của bệnh
viện.
4. Nội quy, quy chế làm việc của bệnh viện, quy chế làm việc của các khoa,
phòng; Quy chế, quy định chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện, của các khoa,
phòng; Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến
quyền và lợi ích của cán bộ, viên chức.
10


5. Kế hoạch, quy chế, quy trình tuyển dụng, hợp đồng lao động, đào tạo, bồi
dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng và kỷ luật
cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp phòng hộ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải tiến
chế độ làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, viên chức;
Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong bệnh viện.
7. Quy trình thủ tục hành chính về tiếp đón, giải quyết công việc khám bệnh,
chữa bệnh cho người bệnh; Các biện pháp chống tệ quan liêu, gây phiền hà,
sách nhiễu người bệnh và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
phòng chống tham nhũng trong khám bệnh, chữa bệnh.
8. Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua của bệnh viện;
Bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm; Báo cáo sơ kết công tác
6 tháng, tổng kết công tác năm của bệnh viện.
9. Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen
thưởng, quỹ dự phòng mất việc làm.
10. Những nội dung khác mà giám đốc bệnh viện thấy cần thiết
Hình thức để cán bộ, viên chức bệnh viện tham gia ý kiến quy định trong
chương 2, mục 2, điều 8 là:
1. Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng.
2. Qua hội nghị, hội thảo trong bệnh viện.
3. Gửi ý kiến vào hòm thư góp ý của bệnh viện.

4. Qua mạng máy tính nội bộ bệnh viện.
5. Cấp ủy Đảng, các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của quần chúng, đảng
viên, đoàn viên.
6. Phát biểu hỏi ý kiến trực tiếp; Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, viên chức
tham gia ý kiến.
Nội dung cán bộ, viên chức bệnh viện được quyền giám sát, kiểm tra quy
định trong chương 2, mục 3, điều 9 là:
1. Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch công tác của bệnh viện, của các
khoa, phòng; Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, viên chức bệnh viện.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của các khoa, phòng và của bệnh
viện.
11


3. Việc thực hiện các quy định chuyên môn, kỹ thuật y tế.
4. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, viện phí, nguồn thu từ bảo
hiểm y tế, các nguồn thu hợp pháp khác, các loại quỹ của bệnh viện.
5. Việc cung ứng thuốc, hóa chất, máu, dịch truyền, trang thiết bị; Mua sắm, sử
dụng, thanh lý tài sản.
6. Quá trình đấu thầu về xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị có giá trị
lớn trong bệnh viện.
7. Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền và
lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức.
8. Việc thực hiện các quy chế, quy định về công tác tổ chức – cán bộ.
9. Việc thực hiện các nội dung công khai của giám đốc bệnh viện, trưởng các
khoa, phòng.
10. Quá trình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, viên chức và
của người bệnh, người nhà người bệnh.
Hình thức tổ chức cho cán bộ, viên chức bệnh viện thực hiện nội dung
giám sát, kiểm tra quy định trong chương 2, mục 3, điều 10 là:

1. Qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của bệnh viện.
2. Qua Hội nghị cán bộ viên chức của bệnh viện.
3. Qua các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của các khoa, phòng và bệnh viện.
4. Qua hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng.
5. Qua hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện.
2. Thực hiện dân chủ đối với người bệnh và người nhà người bệnh
Nội dung thông tin kịp thời và công khai đối với người bệnh và người nhà
người bệnh quy định trong chương 3, mục 1, điều 11 là:
1. Lịch làm việc, lịch trực hàng ngày của cán bộ, viên chức bệnh viện.
2. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh đối với bệnh viện.
3. Nội quy bệnh viện, sơ đồ chỉ dẫn các khoa, phòng bệnh viện.
4. Các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Mức thu viện phí; Chế độ miễn, giảm viện phí; Chế độ bảo hiểm y tế; Thanh
toán viện phí và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

12


6. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh; Giá thuê
phòng trọ cho người nhà người bệnh; Giá gửi xe đạp, xe máy, ô tô trong bệnh
viện và các loại dịch vụ khác.
7. Bộ phận giải quyết khiếu nại, tố cáo của bệnh viện.
Hình thức tổ chức thực hiện nội dung công khai để người bệnh và người
nhà người bệnh biết chương 3, mục 1, điều 12 là:
1. Niêm yết công khai:
Bệnh viện tổ chức niêm yết công khai các nội dung quy định tại Điều 11 của
Quy chế này bằng các hình thức: các văn bản, bản vẽ, sơ đồ, dấu chỉ đường đến
các khu vực, khoa, phòng trong bệnh viện, các bản chữ to về nội quy, quy định,
giá các loại phí, lệ phí dịch vụ phục vụ người bệnh tại các địa điểm thuận lợi có
nhiều người bệnh qua lại. Việc niêm yết công khai phải thường xuyên, liên tục,

kịp thời.
2. Thông tin, truyền thông, tư vấn:
Bệnh viện tổ chức thông tin, truyền thông, tư vấn về chế độ chính sách,
những vấn đề có liên quan đến việc khám bệnh, chữa bệnh kể từ khi người
bệnh mới đến phòng khám bệnh, phòng cấp cứu, buồng bệnh.
Nội dung người bệnh và người nhà người bệnh giám sát, tham gia ý kiến được
quy định trong chương 3, mục 2, điều 13 là:
1. Việc thực hiện các chế độ chính sách y tế liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người bệnh như: các chế độ về viện phí, bảo hiểm y tế: Các chế độ
chính sách, giá dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Nhà nước.
2. Việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
3. Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, viên chức bệnh viện; Kịp thời phát
hiện và phản ánh với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng về những cán
bộ, viên chức biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành
vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với
người bệnh hoặc người nhà người bệnh; Đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp
với cán bộ y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh
4. Việc thực hiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự ở bệnh viện
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của người
bệnh và người nhà người bệnh đối với bệnh viện
13


Hình thức tổ chức cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện nội
dung giám sát, tham gia ý kiến được quy định trong chương 3, mục 2, điều 14
là:
1. Tham gia ý kiến, phản ánh trực tiếp với các thầy thuốc tại các khoa, phòng.
2. Tham gia ý kiến, phản ánh với cán bộ lãnh đạo bệnh viện tại Phòng tiếp dân.
3. Gửi văn bản tham gia ý kiến vào hòm thư góp ý của bệnh viện.
4. Qua đường dây điện thoại nóng do bệnh viện quy định.

5. Qua các buổi sinh hoạt của Hội đồng người bệnh.
3. Trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở bệnh viện
Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện được quy định trong chương 4,
điều 15 là:
1. Tổ chức, triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong toàn bệnh
viện.
2. Bố trí nơi tiếp dân, hòm thư góp ý, thực hiện việc tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật
3. Công khai các ý kiến tham gia góp ý, phê bình, kiến nghị của cán bộ, viên
chức, người bệnh, người nhà người bệnh và của công dân, cơ quan, tổ chức, địa
phương theo thẩm quyền.
4. Thực hiện công khai việc phân công công việc trong lãnh đạo bệnh viện, các
khoa, phòng, bảo đảm công bằng, đúng người, đúng việc, không gây chồng
chéo và sai lệch với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
Trách nhiệm của các trưởng khoa, phòng bệnh viện được quy định trong
chương 4, điều 16 là:
Tổ chức triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế này theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trách nhiệm của cán bộ, viên chức được quy định trong chương 4, điều
17 là:
Thực hiện các quy định của Quy chế này liên quan đến phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn được phân công.
Trách nhiệm của người bệnh và người nhà người bệnh quy định trong
chương 4, điều 18 là:

14


Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định liên quan đến trách nhiệm của người
bệnh và người nhà người bệnh.

Trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, Ban Thanh tra nhân dân quy
định trong chương 4, điều 19 là:
1. Các đoàn thể quần chúng, có trách nhiệm thường xuyên giám sát việc thực
hiện dân chủ trong bệnh viện.
2. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện dân chủ trong
bệnh viện liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, viên chức.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp quy định trong chương 4,
Điều 20 là:
Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định trong Quy chế này; Xử
lý kịp thời các vi phạm trong việc thực hiện dân chủ trong bệnh viện
III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG BỆNH
VIỆN CÔNG LẬP Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT YÊN
1. Đặc điểm tình hình bệnh viện
1.1.

Chức năng – nhiệm vụ

Bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên là bệnh viện hạng III là cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trực thuộc sở y tế Bắc Giang với chức năng nhiệm vụ sau:
1.1.1. Cấp cứu khám bệnh chữa bệnh
a- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ
sở y tế chuyển đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
b- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nước.
c- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các
trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
d- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng
giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu.
e- Tổ chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh
viện.

1.1.2. Đào tạo cán bộ y tế
a- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế.

15


b- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y
tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
1.1.3. Nghiên cứu khoa học về y học
a- Tổ chức tổng kết, đánh giá đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
b- Tham gia các công trình nghiên cứu y tế cộng đồng và dịch tễ học trong
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.
c- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữ bệnh
không dùng thuốc.
1.1.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
a- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở )
thực hiện các phác đồ chuẩn đoán và điều trị.
b- Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.
1.1.5. Phòng bệnh
a- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, dịch bệnh.
b- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng
1.1.6. Hợp tác quốc tế
- Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước
theo quy định của Nhà nước.
1.1.7. Quản lý kinh tế y tế
a- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn

kinh phí.
b- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.
c- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh.
1.2. Biên chế tổ chức
1.2.1. Ban giám đốc (Ghi cụ thể số lượng)
16


1.2.2. Các phòng chức năng: 4 phòng chức năng
- Phòng kế hoạch tổng hợp - Phòng hành chính quản trị và tổ chức cán bộ
- Phòng y tá (điều dưỡng)

- Phòng tài chính kế toán

1.2.3. Các khoa: 10 khoa
- Khoa khám bệnh

- Khoa xét nghiệm (huyết học, sinh

- Khoa hồi sức cấp cứu nhi

hóa, vi sinh)

- Khoa nội truyền nhiễm

- Khoa chống nhiễm khuẩn


- Khoa ngoại, TMH-RHM-M

- Khoa chẩn đoán hình ảnh

- Khoa phụ sản

- Khoa dược – trang thiết bị
- Khoa dinh dưỡng

1.2.4. Nhân lực
Tổng số nhân lực 117 cán bộ viên chức, trong đó:
- Thạc sĩ : 01

- Bác sĩ chuyên khoa cấp I : 08

- Bác sĩ : 16

- Dược sĩ chuyên khoa cấp I : 01

- Dược sĩ trung học: 05

- Dược sĩ sơ học: 01

- Hộ lý: 03

- Nữ hộ sinh trung học: 08

- Điều dưỡng :

- Cán bộ viên chức khác:


+ Đại học: 01

+ Đại học: 03

+ Cao đẳng: 01

+ Cao đẳng: 02

+ Trung học: 39

+ Trung học: 07

+ Sơ học: 03
- Kỹ thuật viên y:

+ Sơ học: 02

+ Cao đẳng: 01
+ Trung học: 07
2. Chế độ làm việc
2.1. Trách nhiệm của Giám đốc Bệnh viện
Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu đơn vị, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ
đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của Bênh viện theo chế độ Thủ trưởng,
chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, Sở Y tế và trước
pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý về khám chữa
bệnh. Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Sở Y
tế, Phòng Y tế. Các trách nhiệm cụ thể như sau:
17



a- Chỉ đạo, quản lý, điều hành Bệnh viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm quản lý Bệnh viện theo quy định của pháp luật; thực
hiện Quy định về phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên
chức của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế.
b- Phân công công việc cho các Phó Giám đốc Bệnh viện, mỗi Phó Giám
đốc Bệnh viện được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và theo dõi
chỉ đạo hoạt động của một số bộ phận trực thuộc; ủy quyền cho Trưởng các
(khoa) phòng trực thuộc thực hiện một số công việc cụ thể trong khuân khổ
pháp luật và theo quy chế Bệnh viện; chủ động phối hợp với các đơn vị y tế
trên địa bàn, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, của
Bệnh viện hoặc các vấn đề do UBND, Chủ tịch UBND huyện và Sở y tế phân
công.
c- Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cá bộ phận
trực thuộc, các cá nhân trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được phân
công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý về y tế . Thực hiện khen thưởng, kỷ luật
theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
d- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc Bệnh viện
e- Ủy quyền cho một Phó Giám đốc Bệnh viện giải quyết công việc thuộc
thẩm quyền của Giám đốc Bệnh viện khi vắng mặt.
2.2. Trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Giám đốc Bệnh viện
Chủ động giải quyết công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền mà Giám
đốc Bệnh viện đã phân công phụ trách một số lĩnh vực và một số đơn vị trực
thuộc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện và trước pháp luật về những
quyết định của mình.
Khi Giám đốc Bệnh viện điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Giám đốc
Bệnh viện thì các Phó Giám đốc phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài
liệu liên quan cho nhau và báo cáo Giám đốc Bệnh viện
2.3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng các phòng
chuyên môn và Trưởng phòng tổ chức hành chính

- Trưởng các phòng chuyên môn tham mưu Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo và
thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Bệnh viện đối với những lĩnh vực
của phòng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và Sở Y tế.
18


- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về lĩnh vực công tác của
(Khoa) phòng bao gồm cả chính trị, chuyên môn, nhân lực, tài chính, vật tư tài
sản và các quy định của Bệnh viện, về các hoạt động của cấp Phó và của cán
bộ, công chức dưới quyền. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy
định của pháp luật và của Bệnh viện.
- Căn cứ kế hoạch, chương trình công tác tháng, năm của Bệnh viện để xây
dựng kế hoạch, chương trình công tác của phòng và tổ chức thực hiện, kiểm tra,
đôn đốc, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện.
- Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Giám
đốc Bệnh viện hoặc Phó Giám đốc Bệnh viện phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để
giải quyết.
- Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị trực thuộc và các cơ quan liên quan
để tham mưu giúp Giám đốc Bệnh viện xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung đề án,
kế hoạch, quy hoạch, phát triển thuộc lĩnh vực của Giám đốc Bệnh viện phân
công.
- Tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện , Phó Giám đốc Bệnh viện ban hành
văn bản triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Sở Y
tế và các cấp thẩm quyền hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý, hướng dẫn thực hiện
các tiêu chuẩn, quy trình chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lĩnh vực của
(khoa) phòng được Giám đốc Bệnh viện giao cho.
- Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chuyên ngành, liên
ngành theo quy định của pháp luật.
- Điều hành hoạt động của phòng mình chấp hành chủ chương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Bệnh viện; phân

công nhiệm vụ cho cấp Phó và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.
- Trưởng các (khoa) phòng đi công tác phải báo cáo Giám đốc Bệnh viện
hoặc Phó Giám đốc Bệnh viện phụ trách (khi Giám đốc Bệnh viện đi vắng) về
nội dung, thời gian và đề nghị người thay thế giải quyết công việc của phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bệnh
viện .
2.4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó trưởng (khoa) phòng

19


- Phó trưởng (khoa) phòng là người giúp việc Trưởng (khoa) phòng , được
Trưởng (khoa) phòng giao phụ trách một số công việc cụ thể của (khoa)
phòng , thay mặt trưởng (khoa) phòng giải quyết công việc được phân công,
đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng (khoa) phòng và lãnh đạo Bệnh viện
về công việc đó. Khi trưởng (khoa) phòng đi vắng, cấp phó được ủy quyền điều
hành công việc của (khoa) phòng , sau đó báo cáo ngay với Trưởng (khoa)
phòng khi Trưởng (khoa) phòng nắm được và giải quyết tiếp.
- Cùng với Trưởng (khoa) phòng chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho
cán bộ, công chức của phòng.
2.5. Trách nhiệm, phạm vị giải quyết công việc của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định của
Pháp lệnh cán bộ, công chức ; có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ và kỷ
luật lao động theo quy định , các quy định về văn hóa công sở, Nội quy, Quy
chế làm việc của Bệnh viện , Quy chế chỉ tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài
sản công của cơ quan, chế độ bảo mật, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng,
lãng phí, và các tệ nạn xã hội.
- Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân
công theo dõi, các công việc được Trưởng (khoa) phòng hoặc Lãnh đạo Bệnh

viện giao theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Bệnh viện .
- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng (khoa) phòng , trước Lãnh đạo
Bệnh viện và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả
của từng công việc được giao; về hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban
hành văn bản và quy định giải quyết công việc được phân công theo dõi.
- Trong công tác phải hợp tác với cán bộ trong và ngoài cơ quan; xây dựng
và bảo vệ uy tín của cơ quan và của từng cán bộ, công chức. Cần phản ánh với
tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể của Bệnh viện những khúc mắc cá nhân
để được xem xét giải quyết theo đúng quy định . Cán bộ, công chức không
được lợi dụng cương vị công tác gây phiền hà, tiêu cực sách nhiễu với tổ chức,
cá nhân khi đến quan hệ công tác và khám chữa bệnh.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chính trị,
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.
20


- Thực hiện Quy chế dân chủ, đoàn kết, tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp,
khồng đùn đẩy trách nhiệm cho đồng nghiệp, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm
vụ.
3. Một số kết quả hoạt động trong những năm qua
3.1. Kết quả đạt được trong năm 2007
3.1.1. Công tác chỉ đạo quản lý
* Công tác tham mưu
Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã tích cực và chủ động đề xuất với huyện
ủy HĐND-UBND một số vấn đề cơ bản đặc biệt là: kế hoạch thực hiện chỉ
thị 06/CT-TW của ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 46/NQ-TW
về tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết 165/NQ-TU của Tỉnh ủy Bắc Giang
về tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010.
* Công tác lãnh đạo chỉ đạo

- Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46/NQ –
TW của Bộ chính trị Khóa IX và kế hoạch số 69/KH – TU của Tỉnh ủy Bắc
Giang về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới.
- Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình
kỹ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện ,
không ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt 12 điều y đức.
- Tăng cường thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Y tế, thực hiện
công bằng trong khám chữa bệnh: như khám chữa bệnh cho người nghèo,
trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo hiểm y tế.
- Chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về
các nội dung giải pháp thực hiện chủ chương, kế hoạch của tỉnh và huyện về
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh: dịch viêm não, sốt xuất huyết,
phòng chống dịch cúm A H5N1, dịch thường gặp theo mùa. Có kế hoạch
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động phòng chống bão lụt.
3.1.2. Công tác khám chữa bệnh

21


- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm 2007: Số lần khám bệnh 124000
đạt 118%; điều trị ngoại trú 2000 đạt 285%; điều trị nội trú 6600 đạt 122,20%;
tổng số ngày nội trú là 43000 đạt 125,50%; số ngày điều trị trung bình là 6,5
(kế hoạch 6,5); ngày sử dụng giường bệnh là 117,7% (kế hoạch trên 96%); tỷ lệ
chuyển viện 2,08% (kế hoạch < 2%); tỷ lệ tử vong 0,06% (kế hoạch < 0,5%);
tổng số ca phẫu thuật 662 đạt 155,76%; tổng số tiêu bản xét nghiệm 199155 đạt
142,25%; Xquang 8063 lần đạt 119,20%; siêu âm là 6049 đạt 143,80%; điện
tim 1002 đạt 83,50%.
- Nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản là cao so với kế hoạch giao, đặc biệt là các

chỉ tiêu cao như: số ca điều trị nội trú, phẫu thuật, công suất sử dụng giường
bệnh, Xquang, xét nghiệm, siêu âm.
3.1.3. Công tác dược
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất xét
nghiệm cho điều trị nội trú, ngoại trú.
- Đảm bảo cơ số thuốc, y cụm trong phòng chống dịch bệnh, cúm A H5N1,
phòng chống bão lụt.
- Tăng cường kiểm tra và sử dụng thuốc an toàn hợp lý ở Bệnh viện và
tuyến xã.

22


3.1.4. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trong năm 2007 số cán bộ đi học chuyên môn: 03 Bác sĩ theo học lớp
chuyên khoa cấp I , 01 Bác sĩ học lớp sơ bộ gây mê hồi sức, 02 cán bộ chuyên
tu đại học, 02 cán bộ cử nhân điều dưỡng, 01 cán bộ trung cấp dược, 03 cán bộ
học lớp quản lý điều dưỡng, 01 cán bộ lớp quản lý Nhà nước. Có 03 đề tài
nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu.
3.2. Kết quả đạt được trong năm 2008
3.2.1. Công tác chỉ đạo quản lý
* Công tác tham mưu
Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã tích cực và chủ động đề xuất với HU –
HĐND – UBND và Sở Y tế về công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa
bàn.
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu năm
2008.
- Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ
thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện , không

ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt 12 điều y đức.
- Tăng cường thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Y tế, thực hiện
công bằng trong khám chữa bệnh: như khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ
em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo hiểm y tế. Tích cực triển khai xã hội hóa hoạt
động y tế theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP của Chính phủ và Kế
hoạch số 03/UBND ngày 07/08/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
- Chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về các
nội dung giải pháp thực hiện chủ chương, kế hoạch của tỉnh và huyện về công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Sở Y tế và
UBND huyện. Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh: dịch viêm não, sốt
xuất huyết, phòng chống dịch cúm A H5N1, dịch thường gặp theo mùa. Có kế
hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động phòng chống bão
lụt.
3.2.2. Công tác khám chữa bệnh
23


- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm 2008: Số lần khám bệnh 138295
đạt 105%; điều trị ngoại trú 2500 đạt 130%; điều trị nội trú 6800 đạt 104%;
tổng số ngày nội trú là 42160 đạt 120%; số ngày điều trị trung bình là 6,2 (kế
hoạch 6,5); ngày sử dụng giường bệnh là 97% (kế hoạch trên 96%); tỷ lệ
chuyển viện 2% (kế hoạch < 2%); tỷ lệ tử vong 0,14% (kế hoạch < 0,5%); tổng
số ca phẫu thuật 420 đạt 107%; tổng số tiêu bản xét nghiệm 260000 đạt 162%;
Xquang 16000 lần đạt 228%; siêu âm là 11000 đạt 157%; điện tim 2700 đạt
225%.
- Nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản là cao so với kế hoạch giao và cao hơn so
với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là các chỉ tiêu cao như: Xquang, xét nghiệm,
siêu âm, điện tim.
3.2.3. Công tác dược

- Về cơ bản Khoa dược đã đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc, vật
tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm cho điều trị nội trú, ngoại trú đảm bảo chất
lượng.
- Đảm bảo cơ số thuốc, y cụm trong phòng chống dịch bệnh, cúm A H5N1,
tiêu chảy, phòng chống bão lụt.
- Tăng cường kiểm tra và sử dụng thuốc an toàn hợp lý ở Bệnh viện và
tuyến xã, không có thuốc kém phẩm chất phải thu hồi.
- Thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế về chấn
chỉnh công tác cung ứng và quản lý thuốc trong Bệnh viện .
3.2.4. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Trong năm 2008, đơn vị đào tạo 16 cán bộ với các chuyên ngành đào tạo
nâng cao trình độ đặc biệt là cử đi đào tạo với hình thức cầm tay chỉ việc với
chuyên ngành gây mê hồi sức, nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu thiếu hụt
chuyên khoa.
- Có 03 đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu.
3.3. Kết quả đạt được trong năm 2009
3.3.1. Công tác chỉ đạo quản lý
* Công tác tham mưu

24


Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã tích cực và chủ động đề xuất với huyện ủy
– HĐND – UBND và Sở Y tế về công tác khám chữa bệnh cho nhân dân
trên địa bàn.
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu
năm 2009.
- Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ
thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện , không

ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, chất lượng phục vụ và hiệu quả điều trị tại
bệnh viện.
- Tăng cường thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Y tế, thực hiện
công bằng trong khám chữa bệnh: như khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ
em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo hiểm y tế. Tích cực triển khai xã hội hóa hoạt
động y tế theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP của Chính phủ và Kế
hoạch số 03/UBND ngày 07/08/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
- Chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về
các nội dung giải pháp thực hiện chủ chương, kế hoạch của tỉnh và huyện về
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Sở Y tế và
UBND huyện. Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh: dịch viêm não, sốt
xuất huyết, phòng chống dịch cúm A H5N1, dịch thường gặp theo mùa. Có kế
hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động phòng chống bão
lụt.
3.3.2. Công tác khám chữa bệnh
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm 2008: Số lần khám bệnh 167695
đạt 133%; điều trị ngoại trú 2501 đạt 113,60%; điều trị nội trú 8461 đạt
129,30%; tổng số ngày nội trú là 54830 đạt 131,30%; số ngày điều trị trung
bình là 6,4 (kế hoạch 6,5); ngày sử dụng giường bệnh là 131,2% (kế hoạch trên
98%); tỷ lệ chuyển viện 1,7% (kế hoạch < 2%); tỷ lệ tử vong 0,03% (kế hoạch
< 0,5%); tổng số ca phẫu thuật 852 đạt 218,40%; tổng số tiêu bản xét nghiệm
312497 đạt 104,10%; Xquang 29326 lần đạt 146,60%; siêu âm là 12898 đạt
85,90%; điện tim 2585 đạt 64,6%, lưu huyết não 1253 đạt 125,30%.
25


×