Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tieu luan về thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.61 KB, 12 trang )

Thực trạng thực hiện dân chủ ở nhà trường
trong thời kì đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dân chủ là sản phẩm của chính trị, là mơ ước ngàn đời của quần chúng
trong xã hội. Dân chủ là khát vọng tinh thần đòi giải phóng của con người để đạt
tới tự do, là động lực của mọi cuộc cách mạng. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
đã được thực tế khẳng địng là một chủ trương đúng đắn trực tiếp thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị, làm trong sạch và lành mạnh hoá
các quan hệ xã hội, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, đổi mới cách nghĩ,
cách làm để cho việc thực hiện quy chế dân chủ trở thành động lực thúc đẩy phong
trào thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quổc trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Lê nin đã từng nói: “Không có dân chủ không có tiến bộ xã hội”, Bác Hồ
của chúng ta cho rằng : “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, dân chủ là
của quý báu nhất trên đời của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi là chiếc chìa
khoá vạn năng để giải quyết những khó khăn. Dân là chủ và dân làm chủ”. Dân là
chủ, dân làm chủ kết hợp lại với nhau thành văn hoá dân chủ của nhân dân.
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là điều kiện để phát triển,
hoàn thiện nhân cách của con người. Nền dân chủ mà chúng ta đang xây dựng là
nền dân chủ của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân mà điểm xuất phát từ bản chất
của chế độ “nước ta là nước dân chủ Mọi quyền hành, lực lượng đều ở nơi dân”.
Theo đó dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta xây dựng. Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt
Nam xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm. Đặc biệt là dân chủ
hoá đời sống xã hội từ cơ sở.
Để không ngừng tăng cường việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và góp
phần xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu nghiên
1


cứu, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc hay từng địa
phương cụ thể đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Thực tiễn tại cơ sở, để thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều luật
giáo dục quy định theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại diện, đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm
tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực
sự là của dân, do dân, vì dân là rất cần thiết trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo
dục hiện nay.
Với tầm quan trọng trên, là quản lí trường học tại một xã miền núi thuộc
vùng đặc biệt khó khăn, tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Thực trạng thực hiện dân
chủ ở đơn vị trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
nhằm vận dụng kiến thức đã học làm rõ hơn vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở
đơn vị trường học.
II. NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ, BẢN CHẤT CỦA NỀN DÂN CHỦ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Nhận thức về dân chủ, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Theo tiếng Hy lạp từ thời cổ đại, dân chủ là sự kết hợp giữa hai từ Demos
+ Kratos có nghĩa là : quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ
những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình.
- Dân chủ là một hình thái Nhà nước, một chế độ xã hội, trong đó thừa nhận
về mặt pháp luật, những quyền tự do, dân chủ, bình đẳng của nhân dân (quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do bầu cử )
- Dân chủ được quy định thành nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và trách
nhiệm của Nhà nước với công dân.
- Dân chủ còn được hiểu là một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính
trị - xã hội, cộng đồng dân cư, theo nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số
phục tùng đa số.
2
- Dân chủ là một phạm trù chính trị, bởi vì nó gắn liền với bản chất giai cấp

thống trị xã hội, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị (Dân chủ chủ nô, dân chủ tư
sản, dân chủ chủ nhân dân, dân chủ xã hội chủ nghĩa). Theo nghĩa này, dân chủ sẽ
mất đi khi nào trong xã hội không còn giai cấp.
Mặt khác Dân chủ là một phạm trù lịch sử khi gắn với chế độ Nhà nước. Dân
chủ còn là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi
quyền tự do, quyền làm chủ của mình. Quyền lực thuộc về nhân dân là giá trị cao
nhất của dân chủ và theo nghĩa này thì Dân chủ sẽ tồn tại lâu dài khi xã hội còn
giai cấp và Nhà nước.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin khi nói về Dân chủ : Ông cho đó
là sự kế thừa những nhân tố hợp lý, những hành động thực tiễn và nhận thức về
dân chủ, và đặc biệt tán thành : Dân chủ là một nhu cầu khách quan của nhân dân
lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.
Trong xã hội có giai cấp và Nhà nước thì chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu
qua Nhà nước, mỗi chế độ dân chủ gắn với Nhà nước đều mang bản chất giai cấp
thống trị xã hội, khi có chế độ dân chủ thì luôn luôn với tư cách phạm trù lịch sử
chính trị. Khi có Nhà nước dân chủ thì dân chủ còn có ý nghĩa là một hình thức
nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật và thừa nhận ở nhà nước đó « Quyền
lực thuộc về nhân dân ». Như vậy, dân chủ là quyền của nhân dân tự mình quyết
định hoặc tham gia với nhà nước quyết định những vấn đề nhất định.
Quan niệm về dân chủ được mở rộng. Dân chủ được xem xét theo nhiều khía
cạnh: dân chủ vừa là chế độ chính trị, vừa là giá trị, là phương thức và nguyên tắc
tổ chức xã hội.
+ Về chính trị, Hồ Chí Minh chỉ rõ : Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao
nhiêu quyền lực là của dân, sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Chế độ dân chủ XHCN, Nhà nước XHCN thực chất là của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Nhân dân được quyền làm chủ nhà nước bằng cách có quyền giới
thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương đến
địa phương, tham gia đóng góp xây dựng pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ
nhân viên nhà nước.
3

+ Về kinh tế thì dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất toàn xã hội đáp
ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất thỏa mãn nhu cầu vật chất
và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Nhân dân được làm chủ tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội, nhân dân được tham gia vào quá trình quản lý sản xuất,
quá trình phân phối sản phẩm, xã hội không ngừng được nâng cao đời sống vật
chất. Bản chất kinh tế bộc lộ đầy đủ qua quá trình ổn định chính trị, phát triển sản
xuất và nâng cao đời sống toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý,
hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước.
+ Về tư tưởng – văn hóa thì nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng
Mác - Lê nin là hệ tư tưởng giai cấp chủ nghĩa làm nền tảng, chủ đạo. Kế thừa và
phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống, tiếp thu những giá trị tư tưởng, văn hóa
văn minh, tiến bộ xã hội. Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần,
được nâng cao trình độ văn hoá và có điều kiện để phát triển cá nhân. Những cái
đó sẽ trở thành mục tiêu, động lực để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội
chủ nghĩa không tùy thuộc vào cơ chế chính trị đa nguyên và sự tồn tại của đa
đảng đối lập.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa phải tiếp thu và phát triển các giá trị của nhân loại
về dân chủ, trong đó có dân chủ tư sản. Đây là hai trong số các nền dân chủ tồn tại
trong lịch sử loài người, dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời có sự kế thừa một cách
chọn lọc những thành tựu của các nền dân chủ trước đó, nhất là dân chủ Tư sản.
Tuy nhiên, hai nền dân chủ này có sự khác nhau về chất.
- Nhận thức về tính tiệm tiến lâu dài trong quá trình phát triển dân chủ: dân
chủ là kết quả của cả một quá trình lâu dài về giáo dục ý thức cũng như nâng cao
năng lực thực hành dân chủ, không thể nóng vội, thoát ly thực tiễn, trong đó dân
chủ được thực hiện.
- Phải dân chủ trong tất cả các cấp độ, từ các cơ quan lãnh đạo cao nhất đến
cấp cơ sở, trong đó đặc biệt quan trọng là dân chủ ở cơ sở.
- Phải tìm tòi, tổng kết thực tiễn để tìm ra và hoàn thiện các hình thức thực
hiện dân chủ thực chất, đúng hướng, có hiệu quả.
4

- Trong quá trình xây dựng và thực hiện dân chủ cần chống các biểu hiện
lệch lạc: dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để làm tổn hại lợi
ích nhà nước và lợi ích công dân, để gây rối; kiên quyết bác bỏ luận điệu giả dối
về dân chủ, nhân quyền của các thế lực phản động, thù địch.
Về dân chủ xã hội chủ nghĩa : Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hình thức
chính trị - nhà nước. Nó thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa
nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể
chế hóa thành các chuẩn mực mang tính nhà nước và pháp quyền, thành nguyên
tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các thiết chế chính trị khác, tạo
nên chế độ dân chủ.
Có 2 hình thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Đó là dân chủ trực
tiếp và dân chủ gián tiếp, tức là dân chủ đại diện. Người đại diện lớn nhất cho
quyền làm chủ của nhân dân chính là nhà nước. Đại hội XI khẳng định: "Nhân dân
thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống
chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, làm chủ đại diện".
- Nội dung cơ bản nhất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quan điểm “tất cả
quyền lực thuộc về nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định dân chủ gắn
liền với quyền làm chủ của nhân dân, dân là gốc, dân là chủ và dân làm chủ.
2. Nhận thức về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngay từ khi Đảng ra đời (1930) để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh
chính trị đầu tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng
giải phóng dân tộc phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục
tiêu cốt lõi của nó là “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền
phổ thông bầu phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách
mạng XHCN dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có, phải tiến hành
ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt là:
“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
So với các nước đi theo con đường dân chủ đầy sóng gió, sự phát triển dân
chủ XHCN ở nước ta rất ổn định, có hiệu quả. Nguyên nhân chính là do Đảng và

5
Nhà nước ta luôn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động
Dân chủ XHCN ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đòi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải
thuộc về nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong
những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát
huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua
năm 1991 đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ.
Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực
hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua
25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở Việt
Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận.
Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện
thành công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân
chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến
lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực
mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ
chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ
chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn
định, đặc biệt là ổn định chính trị, xã hội. Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để
tiến lên phải phát triển nền dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự
phát triển toàn diện xã hội từ thấp đến cao.
Bản chất chính trị của giai cấp công nhân đòi hỏi phải dùng phương pháp

dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu
mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ
6
đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang
tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi
chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân
làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở ĐƠN VỊ:
1. Việc tổ chức học tập, quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành.
Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/12/1998 của Bộ chính trị về xây dựng và thực
hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính và doanh
nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo các Nghị định 07, 71, 29 (nay là Nghị định
79) được triển khai nhằm khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện qui chế
dân chủ ở trường học. Một mặt vừa phát huy và bảo đảm quyền làm chủ, sức sáng
tạo của cán bộ công nhân viên chức trong nhà trường, mặt khác nâng cao hơn nữa
trách nhiệm của lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, thông qua đó nhằm động viên, huy
động tối đa sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân, chính quyền địa
phương, của các đoàn thể trong nhà trường, nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ
cởi mở, đoàn kết nội bộ góp phần giữ vững kỉ cương phép nước, duy trì nề nếp
nguyên tắc và hoạt động dạy học ở trong nhà trường. Với ý nghĩa quan trọng đó
những năm qua nhà trường đã xây dựng qui chế thực hiện ở đơn vị và đã đạt được
những kết quả như sau:
+ Hình thức tổ chức:
- Thực hiện sự chỉ đạo và phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện ủy,với Đảng
bộ xã để tổ chức cho 100 % cán bộ, đảng viên trong đơn vị tham gia lớp học tập,
quán triệt Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ Tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV.
- Thông qua các buổi họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt chuyên môn, sinh
hoạt đoàn thể để phổ biến tuyên truyền các vấn đề có liên quan.

+ Nội dung:
7
- Tập trung chủ yếu là những quy định về lề lối làm việc, ứng xử trong nhà
trường, các biện pháp nâng cao chất lượng học sinh, các chỉ tiêu đăng kí thi đua,
chế độ khen thưởng - kỷ luật
- Các vấn đề về quyền, lợi ích, trách nhiệm của cán bộ giáo viên, nhân viên
và học sinh trong nhà trường.
- Công tác tham mưu với chính quyền địa phương về tăng cường cơ sở vật
chất phục vụ dạy học, việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi, xây dựng trường chuẩn Quốc gia
2. Công tác tổ chức tuyên truyền:
- Thông qua tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn để triển
khai đến từng các thành viên của Hội đồng Sư phạm nhà trường về: Tiêu chuẩn thi
đua, phương hướng nhiệm vụ năm học, góp ý cho Công đoàn và nhà trường trong
việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động theo kế hoạch.
- Thực hiện bằng hình thức thông báo và niêm yết công khai tại trụ sở cơ
quan như: Công khai về chất lượng giáo dục, công khai về tài chính và cơ sở vật
chất, kế hoạch công tác từng tháng, phân công trong lãnh đạo nhà trường…
3. Đánh giá nhận thức của cán bộ công chức viên chức sau khi được học
tập, quán triệt.
+ Cán bộ công chức viên chức hiểu rõ hơn về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ
của mình như : Những điều cán bộ công chức được biết, những điều được tham
gia góp ý, những vấn đề cán bộ công chức viên chức không được làm. Và từ đó họ
sẽ thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình.
+ Cán bộ công chức biết rõ hơn về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan để họ
có thể giám sát tốt hơn đối với hiệu trưởng trong việc thực hiện trách nhiệm của
mình. Những việc chưa tốt thì cán bộ công chức có thể kiến nghị thông qua hội
nghị cán bộ công chức viên chức hoặc thông qua các hội nghị theo định kỳ.
4. Kết quả thực hiện:
8

+ Trong thời gian qua, nhà trường đã thực hiện khá tốt việc tổ chức hội nghị
cán bộ công chức viên chức từ tổ công đoàn rồi đến cấp trường. Hội nghị thực sự
là một diễn đàn và cơ hội tốt để cán bộ công chức viên chức trong đơn vị tham gia
đóng góp ý kiến trong tất cả các lĩnh vực mà họ quan tâm mà không nặng nề, hình
thức hóa.
+ Bố trí công tác đối với cán bộ, công chức đảm bảo công bằng, công khai,
dân chủ và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân.
+ Việc thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ giáo viên – nhân viên đảm
bảo đầy đủ, kịp thời không để dây dưa tồn đọng các chế độ chính sách có liên quan
đến cán bộ giáo viên – nhân viên.
+ Việc sử dụng ngân sách đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích và phát huy
hiệu quả. Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Công tác cải cách thủ tục hành chính đã được quan tâm chú ý. Hạn chế
việc tổ chức hội họp không cần thiết, tăng cường đối thoại và tính minh bạch trong
việc cung cấp thông tin. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công chức viên
chức hoàn thành nhiệm vụ.
5. Việc thực hiện quy chế dân chủ gắn với Công tác xây dựng Đảng, các
đoàn thể
- Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của chi bộ đối với các tổ chức, đoàn thể và
nhà trường.
- Dân chủ đảm bảo phải đi đôi với nề nếp, kỷ cương. Dân chủ phải đảm bảo
sự lãnh đạo của Đảng.
+ Những điểm mạnh:
- Trong thời gian qua việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo tốt, tạo
cơ sở và tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
- Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở mà nhà trường đã phát huy được
tiềm năng, trí tuệ của tập thể trong việc tham gia xây dựng nhà trường và các tổ
chức đoàn thể ngày càng vững mạnh.
9
- Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan. Mở ra một cơ chế trao

đổi thẳng thắn, bình đẳng, dân chủ và xây dựng trong góp ý, phê bình đối với cán
bộ công chức viên chức.
+ Những tồn tại hạn chế:
- Lãnh đạo nhà trường chưa cập nhật một cách kịp thời những thông tin
mới, những thay đổi mới có liên quan đến hoạt động nhà trường.
- Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình tuy của mỗi đoàn viên công đoàn đã
có chuyển biến nhưng chưa thật sự rõ nét và hiệu quả của họat động này còn hạn
chế.
+ Bài học kinh nghiệm:
- Muốn thực hiện tốt dân chủ cơ sở trước tiên phải xây dựng được quy chế
dân chủ cơ sở và có sự đồng thuận và nhất trí cao của toàn thể cán bộ công chức
viên chức trong đơn vị.
- Trước hết người đứng đầu phải gương mẫu và nghiêm túc thực hiện các
quy định của quy chế này. Đồng thời phải quan tâm, tạo điều kiện cho các cá nhân
và các tổ chức trong nhà trường phát huy được vai trò của mình trong việc tham
gia thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
- Dù thực hiện bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc công bằng,
công khai, minh bạch trong các hoạt động của nhà trường và các tổ chức.
IV.KẾT LUẬN
Việc tổ chức triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xét trên cả hai
phương diện lý luận và thực tiễn đều là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Từ
những kết quả nghiên cứu việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có thể rút ra
một vài kết luận sau:
- Thứ nhất: quy chế dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là
chủ trương lớn, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện bản chất của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “dân
10
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta là hết sức quan trọng nhằm bảo đảm mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa
trong nhân dân. Bằng thực tiễn chứ không chỉ bằng lời nói, Đảng và Nhà nước ta

đã tạo ra mọi điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, giáo dục tư tưởng
cần thiết để người dân có thể sử dụng quyền làm chủ và phát huy khả năng làm
chủ xã hội, làm chủ Nhà nước của mình ngày càng nhiều hơn. Dân chủ vừa là mục
tiêu, vừa là động lực đối với quá trình đổi mới của nước ta nói chung, trên địa bàn
từng địa phương nói riêng.
- Thứ hai: để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phải tiến hành đồng bộ
các giải pháp. Bởi đó được xem là những yếu tố vật chất và tinh thần quan trọng
vừa có ý nghĩa tác động trực tiếp, vừa gián tiếp đối với sự thành công của việc xây
dựng, triển khai, thực hiện quy chế. Các phương hướng, giải pháp vừa có nội dung
riêng, vừa tác động hỗ trợ nhau - đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các giải pháp là
yêu cầu quan trọng.
- Thứ ba: để đạt hiệu quả việc thực hiện quy chế phải coi trọng công tác
tổng kết, kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ Thực hiện quy chế dân chủ ở
cơ sở còn đòi hỏi gắn với việc đổi mới hệ thống chính trị nhằm mục tiêu dân chủ
hoá xã hội chủ nghĩa cũng có nghĩa là phải dân chủ hoá bản thân hệ thống chính
trị. Dân chủ hoá hệ thống chính trị là nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu
quả quản lý của Nhà nước, phát huy tinh thần, quyền và khả năng làm chủ của
nhân dân, hạn chế và từng bước khắc phục tệ quan liêu, vô trách nhiệm, tham
nhũng trong nội bộ tổ chức Đảng và các cơ quan Nhà nước, củng cố mối quan hệ
sống còn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thực hiện “Đảng, Nhà nước tin dân
và dân tin Đảng , Nhà nước”.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu quá trình thực hiện dân chủ ở nhà trường với hi
vọng đơn vị sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy
quyền làm chủ của mọi cá nhân. Việc thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn cơ sở
còn khá phức tạp do nhiều yếu tố. Mặt khác, khả năng thâm nhập, vận dụng lý
11
luận dân chủ vào thực tiễn nhà trường của cá nhân tôi cũng còn nhiều hạn chế. Vì
vậy, chắc chắn vấn đề tôi chọn để nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, khiếm khuyết.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
12

×