Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Tính tương tác trong các chương trình phát thanh trực tiếp của đài PT TH hà nội (khảo sát chương trình “60 phút bạn và tôi” và “gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6 2012 đến 6 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TÍNH TƢƠNG TÁC TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRỰC TIẾP CỦA ĐÀI PT- TH HÀ NỘI
(Khảo sát Chương trình “60 phút bạn và tôi”
và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6.2012 đến 6.2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội -2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TÍNH TƢƠNG TÁC TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRỰC TIẾP CỦA ĐÀI PT- TH HÀ NỘI
(Khảo sát Chương trình “60 phút bạn và tôi”
và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6.2012 đến 6.2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đức Dũng

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Huyền


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Đức Dũng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình viết
luận văn tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Báo chí- Truyền thông,
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong 2 năm học tập. Vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong quá trình học không chỉ
là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để
em bƣớc vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn các anh, chị phóng viên, biên tập viên chƣơng trình
“60 phút bạn và tôi” và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” của Đài PT- TH Hà Nội đã
giúp đỡ em trong quá trình thu thập tƣ liệu cho luận văn
Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2013
Nguyễn Thị Thu Huyền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH TƢƠNG TÁC
TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP ............................ 10
1.1.Những thuật ngữ, khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn ....................... 10
1.1.1.Tương tác ................................................................................................ 10
1.1.2.Trực tiếp .................................................................................................. 10
1.1.3.Phát thanh trực tiếp ................................................................................ 11
1.2.Tính tƣơng tác trên các loại hình báo chí ................................................... 13
1.2.1.Tính tương tác trên báo in ...................................................................... 14
1.2.2.Tính tương tác trên báo mạng ................................................................. 15
1.2.3.Tính tương tác trên truyền hình .............................................................. 16
1.3.Tính tƣơng tác trên loại hình báo phát thanh ............................................. 18
1.3.1.Quan điểm chung về tính tương tác trong chương trình phát thanh ...... 18
1.3.2.Vai trò của tính tương tác trong chương trình phát thanh ..................... 21
1.3.3.Đặc điểm của chương trình phát thanh trực tiếp mang tính tương
tác cao......... ..................................................................................................... 25
1.4.Giới thiệu khái quát về hai chƣơng trình trong diện khảo sát.................... 30
1.4.1.Chương trình “60 phút bạn và tôi” ........................................................ 30
1.4.2.Chương trình “Gặp thầy thuốc nổi tiếng”.............................................. 35
Chƣơng 2: TÍNH TƢƠNG TÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH 60 PHÚT BẠN
VÀ TÔI VÀ GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG ............................................ 39
2.1. Tƣơng tác giữa ngƣời dẫn với ngƣời dẫn.................................................. 39
2.1.1.Chương trình 60 phút bạn và tôi ............................................................. 39
2.1.2.Chương trình “Gặp thầy thuốc nổi tiếng”.............................................. 48
2.2.Tƣơng tác giữa ngƣời dẫn với thính giả..................................................... 52
2.2.1.Chương trình “60 phút bạn và tôi” ........................................................ 52
2.2.2.Chương trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng .................................................. 55
2.3.Tƣơng tác giữa ngƣời dẫn với khách mời .................................................. 61

2.3.1.Chương trình 60 phút bạn và tôi ............................................................. 61
2.3.2.Chương trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng .................................................. 64
2.4.Tƣơng tác giữa thính giả với khách mời .................................................... 68
2.4.1.Chương trình 60 phút bạn và tôi ............................................................. 68
2.4.2.Chương trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng .................................................. 71
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƢƠNG TÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH 60
PHÚT BẠN VÀ TÔI VÀ GẶP THẦY THUỐC NỔI TIẾNG ....................... 75
3.1. Một số đánh giá về tính tƣơng tác ............................................................ 75
3.1.1.Thành công .............................................................................................. 75
3.1.2.Hạn chế ................................................................................................... 80
3.2. Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp .................................................. 85
3.2.1. Những vấn đề đặt ra ............................................................................... 85
3.2.2.Một số giải pháp...................................................................................... 87
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Dẫn chƣơng trình: MC (Master of ceremonies)
Phát thanh truyền hình: PT- TH
Tiếng nói Việt Nam: TNVN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát thanh là sản phẩm của nền kỹ thuật điện tử

. Ra đời trƣớc truyề n

hình nên phát thanh từng đƣợc coi là loại hình truyền thông hiệu quả nhất . Sƣ̣

sinh đô ̣ng của lời nói , âm nha ̣c, tiế ng đô ̣ng truyề n qua làn sóng radio đã đƣơ ̣c
thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt . Tuy nhiên, nhƣ̃ng năm 40 của thế kỷ
XX, vô tuyế n truyề n hin
̀ h ra đời với sƣ̣ kế t hơ ̣p giƣ̃a hiǹ h ảnh và âm thanh đã
tạo nên thế giới hiện thực vô cùng sinh động về cuô ̣c số ng trƣớc mắ t thiń h giả
mà họ không cần đi đâu xa . Ƣu thế của truyề n hiǹ h là hiǹ h ảnh , điề u mà phát
thanh không có . Đế n thâ ̣p niên cuố i của thế kỷ XX , khi Internet lên ngôi và
các tờ báo mạng tung hoành đã làm cho phát thanh thêm lo ng

ại. Chính vì

vâ ̣y, trong bố i cảnh bùng nổ các phƣơng tiê ̣n truyề n thông đa ̣i chúng hiê ̣n nay,
muố n có chỗ đƣ́ng riêng của miǹ h , phát thanh cần phải phát huy tối đa những
ƣu thế để vƣơ ̣t lên trong viê ̣c cung cấ p thông tin nhanh

, chính xác với mô ̣t

phƣơng thƣ́c sinh đô ̣ng, gầ n gũi với thiń h giả.
Hƣớng đi mới đƣợc nhiều đài phát thanh từ trung ƣơng đến địa phƣơng
lựa chọn là phát thanh trực tiếp. Viê ̣c kế t hơ ̣p giƣ̃a phƣơng tiê ̣n sản xuấ t hiê ̣n
đa ̣i, phát huy tối đa năng lực truyề n thông của radio giúp ngƣời nghe luôn câ ̣p
nhâ ̣t đƣơ ̣c nhƣ̃ng thông tin nóng hổ i nhấ t . Phát thanh trực tiếp đòi hỏi sự tham
gia, phố i hơ ̣p ăn ý của cả m ột nhóm thƣ̣c hiê ̣n chƣơng trình . Bên ca ̣nh đó ,
thính giả cũng đóng vai trò quan tro ̣ng ta ̣o nên thành công cho chƣơng trình
đó.
Ví dụ, trên kênh phát thanh VOV Giao thông, không chỉ có phóng viên
của Đài tiếng nói Việt Nam là những ngƣời cung cấp thông tin tại hiện trƣờng
mà còn có rất nhiều thính giả gọi điện về từ các tuyến phố. Những thính giả
của VOV giao thông đã không còn xa lạ với câu nói của ngƣời dẫn chƣơng
trình: “Thính giả có số điện thoại... vừa gọi điện về cho chương trình và

thông báo tình hình giao thông tại tuyến đường X như sau...”.
1


Hòa cùng với hƣớng đi của các đài phát thanh trong cả nƣớc, cũng nhƣ
mong muốn đƣợc mang đến cho bạn nghe đài những chƣơng trình phát thanh
bổ ích, thiết thực, sinh động, chuyển tải đƣợc nhiều nội dung trong khoảng
thời gian ngắn nhất với sự tham gia trực tiếp của thính giả, Đài Phát thanh và
Truyền hình Hà Nội (từ đây viết tắt là Đài PT- TH Hà Nội) rấ t chú tro ̣ng đế n
viê ̣c xây dƣ̣ng các chƣơng triǹ h phát thanh trƣ̣c ti ếp mang tính tƣơng tác cao.
Trong số đó, những chƣơng trình phát thanh trực tiếp đƣợc bạn nghe đài yêu
thích nhất là tƣ vấn trực tiếp, chia sẻ ý kiến cá nhân với nhiều chuyên đề trong
lĩnh vực đời sống xã hội. Bên cạnh đó, từ nhu cầu hiểu biết về tâm lý tình
cảm, các vấn đề về sức khỏe đã tạo điều kiện cho việc xuất hiện những
chƣơng trình phát thanh trực tiếp liên quan đến tƣ vấn một số bệnh thƣờng
gặp, hay về tình yêu, giới tính. Những chƣơng trình nhƣ vậy thƣờng thu hút
một lƣợng thính giả đông đảo bởi sự hấp dẫn, tƣơng tác qua lại giữa nhiều đối
tƣợng trong chƣơng trình. Hơn nữa, thính giả sẽ đƣợc giải đáp những thắc
mắc hay chia sẻ ý kiến chung mà họ đang quan tâm. Nổi bật nhất trong các
chƣơng trình phát thanh trực tiếp của Đài PT- TH Hà Nội phải kể đến hai
chƣơng trình mang tính tƣơng tác cao: “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” và “60
phút Bạn và tôi”.
Rõ ràng trong thời đa ̣i bùng nổ thông tin nhƣ hiê ̣n nay , viê ̣c ca ̣nh tranh
không chỉ về thông tin nhanh mà hình thƣ́c thể hiê ̣n cũng là yế u tố tăng cƣờng
và thúc đẩy sự phát triển của một loại hình báo chí

. Có thể thấy , việc tăng

cƣờng tính tƣơng tác trong chƣơng trình phát thanh trƣ̣c tiế p đang là mô ̣t xu
hƣớng ma ̣nh mẽ của phát thanh hiê ̣n đa ̣i . Đây cũng là một trong những yếu tố

giúp thu hút thính giả tìm đến các chƣơng trình phát thanh. Đó là lý do để
chúng tôi lựa chọn đề tài: Tính tương tác trong các chương trình phát thanh
trực tiếp của Đài PT- TH Hà Nội (Khảo sát chương trình “60 phút bạn và
tôi” và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng” từ 6.2012 đến 6.2013) làm đề tài cho luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học. Nhƣ̃ng kế t quả của luận văn có thể
làm phong phú hơn nguồn tài liệu về chƣơng trình phát thanh trực tiếp mang
tính tƣơng tác cao.
2


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thời gian qua, có khá nhiều cuốn sách, đề tài khóa luận, luận văn nghiên
cứu về các chƣơng trình phát thanh trực tiếp và tính tƣơng tác trong chƣơng
trình phát thanh. Trong phạm vi liên quan gần với đề tài của chúng tôi, có thể
kể một số nghiên cứu đã đƣợc công bố nhƣ sau:
Về các cuốn sách đã xuất bản, theo trình tự thời gian đã có:
Giáo trình Báo phát thanh của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền phối
hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện, NXB Văn hóa - Thông tin xuất
bản năm 2002. Trong giáo trình này, phƣơng thức sản xuất chƣơng trình phát
thanh trực tiếp đƣợc đề cập đến trong chƣơng 8.
Trong cuốn Lý luận báo phát thanh (2003), ở chƣơng 1, tác giả Đức
Dũng đã dành 21 trang để đề cập đến phát thanh trực tiếp. Tác giả khẳng định
“Có thể nói phát thanh trực tiếp là hình thức thể hiện mới của phát thanh
hiện đại, tạo ra sức hấp dẫn mới cho làn sóng phát thanh. Tính thời sự và sự
gần gũi, thân mật là hai yếu tố đảm bảo sức mạnh của phát thanh trong bối
cảnh của đời sống hiện đại và phát thanh trực tiếp đã có cả hai ưu thế quan
trọng này.”
Cẩm nang hướng dẫn Phát thanh trực tiế p do Đài Tiế ng nói Vi ệt NamBô ̣ Văn hóa Thông tin - Tổ chƣ́c SIDA (Thụy Điển) phối hợp xuất bản năm
2005. Nội dung sách đƣợc biên soạn từ kinh nghiệm của các giảng viên nƣớc
ngoài về cách thực hiện các chƣơng trình phát thanh trực tiếp dành cho những

ngƣời làm phát thanh Việt Nam.
Sách Phát thanh trực tiếp do GT,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức Dũng chủ
biên, NXB Lý luận chính trị xuất bản năm 2007. Toàn bộ nội dung của cuốn
sách dày hơn 350 trang này tập trung làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan
đến lý thuyết và kỹ năng sản xuất chƣơng trình phát thanh trực tiếp trong điều
kiện của Việt Nam.
Về các nghiên cứu dƣới dạng luận văn, khóa luận ở cấp độ thạc sỹ và tốt
nghiệp đại học, có thể kể một số công trình tiêu biểu sau đây:
3


Khóa luận Các hình thức tương tác giữa thính giả với chương trình phát
thanh của tác giả Ngô Thái Hà (Bảo vệ năm 2009 tại Ho ̣c viê ̣n Báo chí và
Tuyên truyề n ). Trong khóa luận này, tác giả Ngô Thái Hà chỉ dừng lại ở việc
chỉ ra yếu tố tƣơng tác giữa thính giả với một số chƣơng trình phát thanh của
Đài Tiếng nói Việt Nam.
Khóa luận Kỹ năng dẫn chương trình phát thanh tương tác trực tiếp 60
phút Bạn và Tôi của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội 2 của tác giả
Nguyễn Thi ̣Huyề n (Bảo vệ năm 2009 tại Ho ̣c viê ̣n Báo chí và Tuyên truyề n ).
Trong khóa luận, tác giả Nguyễn Thị Huyền tập trung nghiên cứu vào những
kỹ năng của ngƣời dẫn chƣơng trình trong chƣơng trình 60 phút Bạn và Tôi
của Đài Phát thanh - Truyề n hiǹ h Hà Nô ̣i 2.
Khóa luận “Vấn đề tương tác trên Kênh phát thanh giao thông – Đài
Tiếng nói Việt Nam FM91mhz” của tác giả Kim Văn Hiền (Bảo vệ năm 2009)
tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Khóa luận chỉ ra việc thực hiện
tính tƣơng tác trên kênh phát thanh giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam
trong chƣơng trình Giờ cao điểm, đồng thời cũng chỉ ra điểm mạnh, hạn chế
của việc thực hiện tƣơng tác trên kênh phát thanh này.
Khóa luận Tính tương tác của phát thanh trong hai chương trình “Hành
trình cùng bạn” của Đài PT- TH Hà Nội và Cửa sổ tình yêu của Đài Tiếng

nói Việt Nam của tác giả Vũ Đức Huỳnh (Bảo vệ năm 2011 tại Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn). Trong khóa luận, tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá
hiệu quả tính tƣơng tác của hai chƣơng trình từ phía thính giả.
Luận văn Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài tiếng nói nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Dƣơng Thị Anh Đào (Bảo vệ năm 2011
tại trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Trong đó, tác giả đã dành
chƣơng 1 để đƣa ra những lý luận chung về phát thanh trực tiếp. Theo tác giả,
phát thanh trực tiếp có ƣu thế trong việc cung cấp thông tin nhanh, tức thời.
Đồng thời, phát thanh trực tiếp còn hấp dẫn thính giả bởi tính tƣơng tác cao.
Những cuốn sách và đề tài nghiên cứu nói trên sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, vấ n đề mà tác giả
4


quan tâm nghiên cứu là những yếu tố tƣơng tác đƣợc thể hiện trong các
chƣơng trin
̀ h phát thanh trực tiếp của đài PT- TH Hà Nội.
Trong luận văn của mình, tác giả đi sâu phân tích và chỉ ra thế mạnh và
hạn chế riêng của từng yếu tố tƣơng tác. Luận văn cũng đánh giá một cách
khái quát về vị thế, sự phát triển của chƣơng trình phát thanh trực tiếp mang
tính tƣơng tác cao tại Việt Nam, khẳng định đây là xu hƣớng phát triển chủ
đạo của phát thanh Việt Nam trong tƣơng lai gần.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm đƣa đến cái nhìn tổng quan về các yếu tố tƣơng tác trong
chƣơng trình phát thanh trực tiếp. Trên cơ sở nghiên cứu hai chƣơng trình
phát thanh trực tiếp của Đài PT- TH Hà Nội, luận văn hy vọng sẽ chỉ ra đƣợc

đặc trƣng, ƣu điểm, hạn chế của từng yếu tố tƣơng tác. Từ đó đánh giá đƣợc
hiệu quả của tính tƣơng tác đối với việc tiếp nhận thông tin của thính giả cũng
nhƣ giá trị đối với ngƣời làm báo phát thanh ở Việt Nam.
Tác giả luận văn cũng bƣớc đầu đề xuất những cách thức và biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của tính tƣơng tác trong chƣơng trình phát thanh trực
tiếp của Đài PT- TH Hà Nội.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thƣ̣c hiê ̣n đƣơ ̣c mu ̣c đích trên, luâ ̣n văn có nhiê ̣m vu ̣ sau:
- Nghiên cƣ́u tài liê ̣u , xác định cơ sở lý thuyết về tính tƣơng tác trong
chƣơng trình phát thanh nói chung và phát thanh trực tiếp nói riêng.
- Khảo sát hai chƣơng trình phát thanh trực tiếp nổi bật của Đài PT- TH
Hà Nội, phân tích những yếu tố tƣơng tác xuất hiện trong chƣơng trình phát
thanh trực tiếp.
- Xác định những thành công, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong quá
trình tƣơng tác của một số chƣơng trình phát thanh trực tiếp và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tƣơng tác trong các chƣơng trình phát
thanh trực tiếp của đài PT- TH Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5


4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những yếu tố tƣơng tác trong các
chƣơng trình phát thanh trực tiếp của đài PT- TH Hà Nội.

4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các chƣơng trình 60 phút Bạn và Tôi
và chƣơng trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng của Đài PT- TH Hà Nội, trong đó:
- Chƣơng trình 60 phút Bạn và Tôi: khảo sát từ tháng 6 năm 2012 đến tháng
6 năm 2013.
- Chương trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng: bắt đầu khảo sát khi chƣơng trình
ra đời, là từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 6 năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thƣ̣c hiê ̣n đề tài , chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cƣ́u cơ bản sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng để nghiên cứu các tài
liệu lý luận báo chí nói chung và tài liệu về báo chí phát thanh, tác phẩm phát
thanh trực tiếp để tìm kiếm những kiến thức lý thuyết phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo một số sách báo, tạp chí,
internet, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 1 là chƣơng xây dựng
cơ sở lý luận và thực tiễn, làm điểm tựa cho việc khảo sát, phân tích trong các
chƣơng 2 và chƣơng 3.
- Phƣơng pháp khảo sát thực tế đƣợc sử dụng để nghiên cứu chƣơng
trình 60 phút Bạn và Tôi và chƣơng trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng của Đài
Phát thanh và Truyền hình Hà Nội từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 6 năm
2013.
- Các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng cho việc đánh giá
các chƣơng trình phát thanh trong diện khảo sát, qua đó rút ra những luận
điểm khoa học cho luận văn.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để rút ra những tƣơng đồng và
khác biệt trong các yếu tố tƣơng tác giữa chƣơng trình 60 phút Bạn và Tôi và

chƣơng trình Gặp thầy thuốc nổi tiếng cũng nhƣ với một số chƣơng trình phát
thanh trực tiếp mang tính tƣơng tác cao của các đài khác.
6


- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện với một số đối tƣợng
đang trực tiếp làm việc trong các chƣơng trình phát thanh trong diện khảo sát
nhằm thu thập những quan điểm, ý kiến, cứ liệu phục vụ cho quá trình nghiên
cứu.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cũng đƣợc thực hiện với một số thính giả
đã từng tham gia vào các chƣơng trình để đánh giá những thành công và hạn
chế mà các chƣơng trình phát thanh trực tiếp của đài PT- TH Hà Nội đạt
đƣợc.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1.

Ý nghĩa lý luận

Về mặt lý luận, luận văn đã góp phần hệ thống hóa lý luận về tính
tƣơng tác trong chƣơng trình phát thanh trực tiếp. Rõ ràng hiện nay, khi các
phƣơng tiện đua nhau thu hút công chúng, phƣơng tiện nào tƣơng tác tốt hơn,
hấp dẫn hơn thì sẽ đƣợc nhiều công chúng ƣu ái hơn. Chính vì thế, tính tƣơng
tác trong phát thanh là cách để các đài biết công chúng muốn gì, công chúng
thích các tác phẩm nhƣ thế nào? Ngoài ra, công chúng sẽ tích cực tham gia
hơn vào các chƣơng trình có tính tƣơng tác. Vì ở đó, ý kiến của họ đƣợc coi
trọng.
Thông qua viê ̣c nghiên cƣ́u , khảo sát về tính tƣơng tác trong chƣơng
trình phát thanh trực tiếp, luận văn sẽ bƣớc đầu cung cấp một số cứ liệu đáng
tin cậy để các nhà nghiên cứu có thể tham khảo, vận dụng khi khái quát lý
luâ ̣n về phát thanh hiện đại. Quá trình tƣơng tác trong chƣơng trình phát thanh

thúc đẩy quá trình dân chủ hóa thông tin trong cơ chế truyền thông. Thính giả
tham gia vào chƣơng trình đã khẳng định báo chí của chúng ta thực sự là diễn
đàn của nhân dân, là nơi nhân dân có thể phát biểu ý kiến, trình bày tâm tƣ,
nguyện vọng. Thính giả từ chỗ chỉ là ngƣời tiếp nhận thông tin một chiều, đến
với chƣơng trình phát thanh tƣơng tác họ đã trở thành một thành viên của
chƣơng trình. Lúc này họ đóng hai vai: vừa là đối tƣợng tiếp nhận thông tin,
vừa là ngƣời tham gia vào quá trình xử lý thông tin, góp phần quyết định nội
dung chƣơng trình. Họ gợi mở thông tin, nên lên những vấn đề cần bàn, làm
7


cho quá trình thông tin đƣợc dân chủ hóa sâu sắc. Sự giao lƣu của thính giả
đối với chƣơng trình sẽ tạo nên một diễn đàn ngôn luận dân chủ, công khai.
Không chỉ tạo ra một kênh thông tin dân chủ hơn, phát thanh tƣơng tác còn
tạo ra những chƣơng trình mang đậm hơi thở đời sống, gần gũi thiết thực với
bạn nghe đài.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Thực tế cho thấy, bên cạnh nhu cầu tiếp nhận thông tin, thính giả ngày
nay không chỉ đóng vai ngƣời nghe đài một cách thụ động mà còn muốn đƣợc
tham gia vào trong các chƣơng trình phát thanh một cách chủ động. Nét đặc
thù trong tâm lý tiếp nhận thông tin của thính giả hiện nay là mong muốn có
đƣợc cảm giác gần gũi, thân mật, mong tìm đƣợc sự mới mẻ, đa đạng và xác
thực. Vì thế, phát thanh phải đáp ứng đƣợc nhu cầu này bằng việc khơi mở
rộng rãi con đƣờng giao lƣu, đối thoại, tƣơng tác với thính giả. Nhờ vào việc
gia tăng sự xuất hiện của các yếu tố tƣơng tác, thính giả của chƣơng trình phát
thanh trực tiếp không chỉ nghe thụ động một chiều mà còn có thể trình bày ý
kiến, quan điểm của mình đối với những vấn đề mà chƣơng trình đề cập. Họ

sẽ mang đến cho chƣơng trình những thông tin thiết thực từ nhiều góc độ khác
nhau. Ngƣời nghe có thể xen vào nội dung và góp phần định hƣớng phát triển
của nội dung vấn đề họ quan tâm. Tiếng nói của thính giả trong các chƣơng
trình phát thanh tƣơng tác sẽ xóa đi tính một chiều, áp đặt của thông tin.
Có thể thấy rằng, một chƣơng trình phát thanh trực tiếp mang tính tƣơng
tác cao có thính giả tham gia, tính đối tƣợng của chƣơng trình đƣợc cụ thể hóa
và đƣợc nâng cao. Khi đối tƣợng phục vụ càng đƣợc xác định cụ thể thì
chƣơng trình càng gắn bó, có ý nghĩa thiết thực đối với thính giả. Thu hút
thính giả tham gia vào chƣơng trình là cách để chƣơng trình phát thanh gắn
với họ, thuộc về họ. Những ngƣời làm chƣơng trình có cơ hội để nắm bắt nhu
cầu, tâm lý, sơ thích, đặc điểm của nhóm đối tƣợng mà chƣơng trình hƣớng
tới, từ đó tiếp tục xây dựng nội dung chƣơng trình theo hƣớng đối tƣợng hóa.
Chƣơng trình nào càng khu biệt rõ đối tƣợng phục vụ của mình, hiệu quả
8


truyền thông càng cao. Bên cạnh đó, phát thanh tƣơng tác cho phép ngƣời
nghe tác động đến chƣơng trình mình tham gia. Với một kịch bản mở, nội
dung chƣơng trình phát thanh tƣơng tác không chỉ là những thông tin mà
phóng viên, biên tập viên soạn ra theo quan điểm mà còn là những thông tin
phản hồi đa chiều từ phía ngƣời nghe. Với cách làm này, phát thanh tƣơng tác
sẽ thay đổi cách nghe đài, cách thức tiếp nhận thông tin của thính giả (từ thụ
động sang chủ động).
Hiện nay, phát thanh trƣ̣c tiế p đang ngày càng

phát triển và đƣợc ƣa

chuô ̣ng ở nƣớc ta . Cùng với chƣơng trình 60 phút Bạn và Tôi và G ặp thầy
thuốc nổi tiếng của đài P T- TH Hà Nội là rấ t nhiề u các chƣơng trình phát
thanh trƣ̣c tiế p khác . Tuy nhiên, không phải chƣơng trình nào cũng đề cao

tính tƣơng tác cũng nhƣ tận dụng đƣợc hiệu quả của tính tƣơng tác nhằm thu
hút sự quan tâm của thính giả. Vì vậy, với đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
chính là các chƣơng trình “60 phút bạn và tôi” và “Gặp thầy thuốc nổi tiếng”.
Tác giả luận văn sẽ thực hiện phân tích kỹ quá trình tƣơng để từ đó đánh giá
điểm mạnh, yếu của từng chƣơng trình. Từ đó, tác giả cũng sẽ đƣa ra một vài
điểm khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng tính tƣơng tác. Bên
cạnh đó, luận văn sẽ góp phần đề ra hƣớng đi m ới nhằm nâng cao hiệu quả
của phát thanh trực tiếp trong tƣơng lai.
Nhƣ̃ng đồ ng nghiê ̣p trẻ cũng có thể tìm đƣơ ̣c nhƣ̃ng kinh nghiê ̣m thƣ̣c
hiê ̣n chƣơng trin
̀ h phát thanh trƣ̣c tiế p mang tiń h tƣơng tác cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầ u và Kế t luận , các nội dung chính của luận văn
đƣợc trình bày trong 3 chƣơng, 11 tiết.
Cuối luận văn, sau Tài liệu tham khảo là phần Phụ lục, trong đó có các
tài liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu.

9


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍNH TƢƠNG
TÁC TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP
1.1.

Những thuật ngữ, khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn

1.1.1. Tương tác
“Tƣơng tác” là tƣ̀ có nguồ n gố c Hán Viê ̣t . Theo Đại từ điển Tiế ng Viê ̣t
của giáo sƣ Nguy ễn Nhƣ Ý (Chủ biên) xuấ t bản năm 1999, “Tƣơng tác” có
nghĩa là tác động qua lại lẫn nhau [20, Tr. 1769].

Còn theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam của giáo sƣ Nguyễn Lân, xuấ t bản
năm 2000, “Tƣơng” đƣơ ̣c hiể u là cùng nhau , đố i với nhau, “tác” đƣơ ̣c hiể u là
“làm ra”. Tƣ̀ đó Giáo sƣ Nguyễn Lân đƣa ra khái niê ̣m “Tƣơng tác” là có ảnh
hƣởng lẫn nhau. [10, Tr. 1769].
Trong cuốn From new media to communication, Refaeli nêu ra khái
niệm: Tính tƣơng tác là một khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi với sự biểu lộ
bằng trực giác, đƣợc định nghĩa theo cách nghĩ về khả năng giao tiếp. Nó có
giá trị cao về bề mặt, không chỉ đơn thuần dựa vào sự đồng thuận, sự giảng
giải về ngữ nghĩa mà còn dựa vào sự xác định theo những kinh nghiệm nổi
trội trong cuộc sống thực [16, Tr. 110].
Đối chiếu ý nghĩa của từ “Tƣơng tác” trong hoạt động truyền thông, tác
giả khóa luận cho rằng: Tƣơng tác là sự tác động qua lại giữa chủ thể (ngƣời
truyền thông điệp) và khách thể (ngƣời nhận thông điệp).
Nhƣ vâ ̣y, trong báo chí , “Tƣơng tá c” là sƣ̣ trao đổ i , phản hồi m ột cách
thƣờng xuyên, liên tục về một chủ đề nào đó giƣ̃a nhà báo đ ại diện cho cơ
quan báo chí và công chúng . Sƣ̣ phản hồ i đó có thể thông qua nhiề u phƣơng
tiê ̣n khác nhau nhƣ điê ̣n thoa ̣i, thƣ tay, thƣ điê ̣n tƣ̉... Tƣơng tác ở đây có thể là
đóng góp ý kiế n cũng có thể là thể hiê ̣n quan điể m về vấ n đề nào đó mà cơ
quan báo chí đƣa ra.
1.1.2. Trực tiếp
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, “trƣ̣c tiế p” có hai trƣờng hơ ̣p. Trƣờng
hơ ̣p thƣ́ nhấ t, “trực tiếp” có nghĩa là liên quan thẳng, không cầ n ngƣời hay vâ ̣t
10


làm trung gian. Trƣờng hơ ̣p thƣ́ hai, “trƣ̣c tiế p” có nghĩa là chính tự mình làm
[10, Tr.1932].
Còn theo Đại từ điển Tiế ng viê ̣t , “Trực tiếp” có nghiã là ti ếp xúc thẳng
với đối tƣợng, không qua khâu trung gian [20, Tr. 1736].
Nhƣ vâ ̣y, tác giả khóa luận cho rằng , “trƣ̣c tiế p” trong báo chí là thông

tin đƣơ ̣c truyề n ngay lâ ̣p tƣ́c tới công chúng tiế p nhâ ̣n.
1.1.3. Phát thanh trực tiếp
Phát thanh trực tiếp là khái niệm nó nhiều định nghĩa khác nhau. Trong
bài viết: “Phát thanh trực tiếp - động lực mới của phát thanh hiện đại”,
PGS,TS.Đức Dũng cho biết: Có quan niệm cho rằng: PTTT nghĩa là đọc trực
tiếp trước máy. Các tin, bài đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi
âm trước, một phần sẽ do phát thanh viên đọc và phát sóng thẳng (không qua
khâu ghi âm). Một loại ý kiến khác cho rằng: PTTT thực chất là những
chương trình tường thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại
hiện trường (như tường thuật một kỳ đại hội, một cuộc bầu cử, một lễ hội, một
buổi giao lưu, một trận thi đấu thể thao…). Trong toàn bộ chương trình
không có thông tin nào được ghi âm trước mà tất cả đều là phát sóng trực
tiếp [3].
Trong cuố n Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiế p

(Đài Tiế ng nói

Viê ̣t Nam - Tổ chƣ́c Sida - Bô ̣ Văn hóa Thông tin), các chuyên gia Thụy Điển
cho rằ ng: “Phát thanh trực tiếp là một phương pháp làm phát thanh mới , tiên
tiế n với sự hỗ trợ đắ c lực của công nghê ̣ hiê ̣n đại

, cho phé p phát huy thế

mạnh của loại hình báo nói” [1, Tr. 9].
Trong cuốn Báo phát thanh (Phân viê ̣n Báo chí và Tuyên truyề n - Đài
Tiế ng nói Viê ̣t Nam ), GS,TS.Vũ Văn Hiền - TS Đƣ́c Dũng cho rằng: “Phát
thanh trực tiế p có thể được hiểu làcông nghê ̣ sản xuấ t chương trình phát thanh
được thực hiện đồ ng thời với quá trình phát sóng nhằ m chuyển đế n người nghe
những thông tin đồ ng thời với sự kiê ̣n đang xáy ra và có thể thu hút người nghe
tham gia vào quá trình sản xuất chương trình”[11, Tr. 380].

11


Còn tài liệu Cẩm nang hƣớng dẫn phát thanh trực tiếp của Đài TNVN
(tái bản tháng 8/2005) thì nêu định nghĩa về PTTT nhƣ sau: “Phát thanh trực
tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của phát
thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh
trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh
của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của phát
thanh hiện đại”[1, Tr.9]
Đặc trƣng cơ bản của sản xuất chƣơng trình phát thanh trực tiếp là sử
dụng phƣơng tiện kỹ thuật mới, quy trình tác nghiệp mới đế sản xuất chƣơng
trình phát thanh có chất lƣợng và hiệu quả.
Theo tác giả Đặng Thu Hƣơng trong cuốn “Báo chí- những vấn đề lý luận
và thực tiễn” thì “Phát thanh trực tiếp (hay còn gọi là phát thẳng) là xu thế tất
yếu của phát thanh hiện đại, trong đó chương trình phát thanh được phát sóng
trực tiếp ngay trong quá trình sản xuất. Nó được xem như một phương thức
làm báo phát thanh mới, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ hiện đại, cho
phép phát huy hết thế mạnh của loại hình báo nói” [6, Tr.98].
Đặc điể m nổi bâ ̣t nhấ t của loa ̣i hiǹ h phát thanh trƣ̣c tiế p chiń h là t ạo cho
thính giả cảm giác nhƣ đang có mặt tại hiê ̣n trƣờng và là ngƣời tham gia vào
sƣ̣ kiê ̣n đó . Thông qua nhƣ̃ng hình thƣ́c nhƣ go ̣i điê ̣n trƣ̣c tiế p hay nhắ n tin… ,
khán giả có thể đóng góp ý kiến của mình cho chƣơng trình đang diễn ra

.

Trong một số trƣờng hợp, thính giả là yếu tố quan trọng tạo nên nội dung của
chƣơng trình
Một chƣơng trình phát thanh trực tiếp chỉ đƣợc coi là hoàn thành khi quá
trình sản xuất chƣơng trình đó kết thúc. Nhƣ vậy, việc chƣơng trình hình

thành đến đâu, đƣợc phát sóng ngay đến đấy chính là đặc điểm quan trọng
nhất của phƣơng thức sản xuất các chƣơng trình phát thanh trực tiếp. Trong
phát thanh trực tiếp, ngoài các yếu tố đƣợc thực hiện trực tiếp (nhƣ: đọc
thẳng; gọi điện tới phòng thu; tƣờng thuật trực tiếp; phỏng vấn trực tiếp;
khách mời tại phòng thu; toạ đàm trực tiếp; phóng sự trực tiếp; phát thanh lƣu
động…), ngƣời ta vẫn phải sử dụng những chất liệu không trực tiếp để xây
12


dựng chƣơng trình (nhƣ: các ca khúc, bài phỏng vấn, phóng sự đã đƣợc thu
thanh hoàn chỉnh với những tiếng động nền, phát biểu của các nhân chứng
hoặc đã đƣợc dựng sẵn thành những chuyên mục, tiết mục của chƣơng trình.
Ngoài ra còn có các loại nhạc xen, nhạc cắt, nhạc nền… đã đƣợc chuẩn bị sẵn
sàng từ trƣớc).
1.2.

Tính tƣơng tác trên các loại hình báo chí

Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời và phát triển
của báo chí đó là nhu cầu giao tiếp và thông tin của công chúng. Có nghĩa là
báo chí ra đời nhằm phục vụ nhu cầu nắm bắt thông tin và giao tiếp, trao đổi,
bàn luận của tất cả mọi ngƣời. Nếu nhƣ cách làm báo truyền thống là chỉ
chuyển tải thông tin theo một chiều, báo chí áp đặt độc giả phải tiếp nhận mọi
thông tin mà các phƣơng tiện truyền thông chuyển tải. Thì giờ đây, khi xu
hƣớng dân chủ hóa đƣợc mở rộng ở hầu hết các nƣớc trên toàn thế giới thì
mối quan hệ giữa công chúng với báo chí không chỉ là một chiều mà là đa
chiều, chính vì thế mới có sự xuất hiện của thuật ngữ “tƣơng tác”.
Khái niệm “tương tác trong báo chí” mới xuất hiện khoảng chục năm
trở lại đây cùng với sự ra đời và phát triển của loại hình báo chí thứ tƣ - báo
mạng điện tử, tuy nhiên nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến và đƣợc tất cả

các phƣơng tiện truyền thông khai thác triệt để. Bởi lẽ “tƣơng tác” đồng nghĩa
với việc thu hút ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem đến với các phƣơng tiện
truyền thông, “tƣơng tác” là tăng cƣờng mối quan hệ giữa báo chí với công
chúng và “tƣơng tác” còn thể hiện đời sống dân chủ trong báo chí. Đúng nhƣ
PGS,TS.Nguyễn Văn Dững đã nhận định: “Trong truyền thông, một trong
những nguyên lý quan trọng là, sự tương tác giữa chủ thể - khách thể càng
nhiều bao nhiêu, càng bình đẳng bao nhiêu và sự tham gia của đối tượng
truyền thông cành tích cực bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả truyền thông
càng cao bấy nhiêu” [4,Tr.35].
Khi mà mọi điều kiện của con ngƣời đƣợc nâng cao, nhu cầu đƣợc đáp
ứng về thông tin, cũng nhƣ sự tƣơng tác với báo chí của độc giả càng đƣợc
coi trọng thì tƣơng tác là một trong những đặc trƣng quan trọng của báo chí.
13


Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này cũng đƣợc những ngƣời làm báo
lƣu tâm. Từ những phản hồi chân thực của công chúng, các cơ quan chủ quản
báo chí có thể nắm bắt đƣợc chiều hƣớng phát triển của dƣ luận xã hội trong
vụ việc trên, sau đó có những chiến lƣợc mới trong các bài viết tiếp theo,
nhằm định hƣớng dƣ luận một cách đúng đắn nhất theo ý mình.
Không chỉ tiếp cận ý kiến phản hồi của công chúng để có những chiến
lƣợc phát triển phù hợp, tính tƣơng tác trong báo chí còn giúp công chúng
đƣợc tham gia vào tác phẩm báo chí, góp phần tạo nên thành công cho một
tác phẩm bằng cách bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Điều này thƣờng đƣợc
thể hiện rõ ràng nhất trong các tác phẩm phát thanh, truyền hình…
1.2.1. Tính tương tác trên báo in
Báo in là loại hình mà tính tƣơng tác thể hiện ít nhất trong các loại hình
báo chí hiện nay. Yếu tố tƣơng tác trên báo in chỉ đƣợc thể hiện thông qua các
chuyên trang bạn đọc, nơi công chúng gửi ý kiến đóng góp hoặc phản hồi.
Tuy nhiên, việc tƣơng tác trên báo in chỉ có thể thực hiện sau khi bài viết

đăng tải một thời gian, đồng thời, tòa soạn cũng có quyền quyết định phản hồi
đƣợc đăng tải. Sau khi thông qua sàng lọc kỹ lƣỡng, toàn soạn có quyền
không công bố rộng rãi.
Trên báo in, mức độ tƣơng tác cũng có sự khác biệt rõ rệt phù thuộc
vào nhật báo, tuần báo hay tạp chí. Về cơ bản, những tờ báo ra hàng ngày sẽ
có mức độ tƣơng tác cao hơn so với những tạp chí ra hàng tuần hay hàng
tháng.
Hiện tại, mỗi cơ quan báo in lại có những cách thức tƣơng tác với độc
giả khác nhau. Đối với một số tờ báo, độc giả có thể chia sẻ ý kiến phản hồi
bằng cách gửi thƣ tay, thƣ điện tử hoặc thông qua đƣờng dây nóng. Với sự
phát triển của báo chí nói chung hƣớng tới tính tƣơng tác cao, báo in cũng đã
có sự chuyển mình nhằm thu hút công chúng hơn nữa. Đa phần, các tờ báo
đều chú trọng đến phát triển trang bạn đọc và có tác dụng tốt trong việc kết
nối, thu hút tƣơng tác giữa độc giả và bạn đọc.
14


1.2.2. Tính tương tác trên báo mạng
Tƣơng tác là một trong những đặc trƣng cơ bản của báo mạng điện tử.
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ cao, bạn đọc có thể gửi thƣ điện tử (email) phản
hồi ngay tới từng bài báo, từng tác giả và tòa soạn bằng những thao tác hết
sức đơn giản, thuận tiện. Tòa soạn gần nhƣ nhận đƣợc tức thời các ý kiến
phản hồi và quá trình xử lý, sàng lọc, lƣu trữ, đăng tải phản hồi cũng nhanh
hơn nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và mạng internet.
Bên cạnh đó, nhằm phục vụ độc giả tốt hơn, tòa soạn cũng có thể gửi đến
từng độc giả những bản tin tóm tắt theo định kỳ giúp họ tiết kiệm thời gian và
gắn kết hơn với tờ báo, thông qua email. Cũng nhờ vào khả năng tƣơng tác,
báo mạng điện tử thiết lập các diễn đàn hay thực hiện các cuộc bỏ phiếu giúp
cho công tác điều tra xã hộ trở nên vô cùng đơn giản, thuận tiện và nhanh
chóng.

Ngoài ra, không dừng lại ở sự tƣơng tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo
mạng điện tử, chúng ta còn có thể thấy sự tƣơng tác nhiều chiều giữa độc giả
với nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo
chí. Độc giả có thể chia sẻ sự đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm hay phản
hồi ý kiến của độc giả khác bằng cách để lại bình luận ngay dƣới mỗi bài viết
mà mình đọc đƣợc.
Ở báo mạng điện tử, có hai hình thức tƣơng tác phổ biến :
Hình thức tương tác thứ nhất, đơn giản và tiện lợi, thông qua các mục
lấy ý kiến phản hồi. Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo mạng
điện tử đều có mục bình luận, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tƣơng tác khác
nhƣ email, forum… tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến của mình. Điều
này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy. Sự tƣơng tác giữa mỗi tờ
báo với bạn đọc trong sự hỗ trợ tuyệt vời của công nghệ hiện đại sẽ giúp đạt
đến đỉnh cao của truyền thông hiện đại. Bạn đọc có thể giúp các tòa soạn có
đƣợc nguồn tin nhanh nhất về một vụ cƣớp ngân hàng vừa xảy ra, nhƣng chỉ
có nhà báo mới có thế mạnh để tiếp cận những nguồn tin chính thống từ cơ
quan chính quyền, giúp cho thông tin đa chiều và có độ tin cậy cao. Nhờ đó
15


toà soạn có thể nắm bắt nhanh tâm tƣ, chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của
đọc giả để có những điều chỉnh cần thiết.
Hình thức tương tác thứ hai - sống động hơn, đó là giao lƣu trực tuyến
với các nhân vật, khách mời thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Với khả năng tƣơng tác nhiều chiều toà soạn có thể tổ chức nhiều cuộc
giao lƣu trực tuyến giữa độc giả trong, ngoài nƣớc với các vị lãnh đạo hoặc
các nhà hoạt động xã hội, văn hoá, khoa học… về những đề tài mà nhiều
ngƣời quan tâm. Điều này đã phát huy tối đa tính tƣơng tác giữa những ngƣời
làm báo, khách mời và độc giả. Trong các cuộc giao lƣu trực tuyến nhƣ vậy;
phóng viên, biên tập viên là cầu nối giữa độc giả với khách mời. Đây là một

lợi thế của báo mạng mà báo in không thể làm đƣợc và rất hạn chế đối với
truyền hình và phát thanh.
1.2.3. Tính tương tác trên truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa đƣợc các
thế mạnh của báo in và phát thanh trƣớc đó. Xu hƣớng phát triển của truyền
hình càng gần gũi với đời sống, ngày càng tiến tới xã hội hóa việc sản xuất
chƣơng trình mang tính tƣơng tác cao.
Trƣớc kia, tính tƣơng tác của truyền hình cũng chỉ đơn thuần tƣơng tự
nhƣ trên báo in. Điều này có nghĩa là, thính giả cũng sẽ phản hồi, đóng góp ý
kiến cho nhà đài bằng cách viết thƣ sau khi theo dõi một chƣơng trình. Với sự
phát triển của các loại hình báo chí, truyền hình cũng đã xuất hiện thuật ngữ
chuyên ngành hơn là “Truyền hình tƣơng tác”, về thực chất đƣợc dùng để nói
về thể loại đàm luận chuyên đề (talk show).
Theo ý kiến của cố nhà báo Trƣờng Phƣớc- Nguyên Trƣởng ban chuyên
đề của Đài truyền hình Việt Nam thì: Thói quen xem truyền hình cho vui mắt
của công chúng là thói quen đã qua. Ngày nay, công chúng chú ý xem truyền
hình tương tác để mong giải quyết những vấn đề mà họ đạng quan tâm. Các
chuyên mục: Đối thoại, chính sách-cuộc sống, sự kiện bình luận…đều thu hút
sự quan tâm của công chúng thông qua những hình thức phản hồi như gọi
điện, email…. Nhiều chương trình gần đây đã mở ra cho khán giả tham gia
16


chia sẻ, đóng góp ý kiến thâm chí đưa ra những câu hỏi, những vướng mắc
mà người xem thắc mắc.
Nhắc đến truyền hình tƣơng tác phải kể đến kênh VTV6 dành cho thanh
thiếu niên. Các chƣơng trình của kênh VTV6 tƣơng tác với khán giả dƣới
nhiều hình thức khác nhau nhƣ: truyền hình, Internet (email, webcam, blog),
điện thoại di động, điện thoại cố định... ngay trong lúc chƣơng trình đang phát
sóng hay trƣớc đó. Một số chƣơng trình mà khán giả đƣợc tham gia vào việc

sản xuất nội dung có thể kể đến nhƣ Clip Việt – dành cho những bạn trẻ yêu
thích quay phim, chụp ảnh; Thế hệ tôi – dành cho sinh viên báo chí; Kết nối
trẻ là chƣơng trình thảo luận đa chiều trên mạng và truyền hình, hoàn toàn mở
cho thanh niên, sinh viên từ 18 – 24 tuổi….
Bên cạnh đó, đài truyền hình Việt Nam còn có một số chƣơng trình khác
mang tính tƣơng tác cao. Vào ngày 15/1/2012, số đầu tiên của chƣơng trình
Trở về ký ức đã chính thức đƣợc phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 và
VTV4 vào lúc 14g15 - 15g00. Với thời lƣợng 45 phút, chƣơng trình bao gồm
các phần: Phóng sự - Trò chuyện – Thông báo và Tƣ vấn/ Tƣơng tác. Đây là
chƣơng trình truyền hình tƣơng tác đầu tiên tại Việt Nam có nội dung nói về
sự hi sinh, mất mát của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mĩ của đất nƣớc. Ngay trong quá trình diễn ra,
ngoài chƣơng trình giao lƣu tại trƣờng quay còn có sự giao lƣu với khán giả
đang xem truyền hình. Khán giả có thể cung cấp ngay cho Ban tổ chức biết
những thông tin liên quan về liệt sĩ.
Có thể nói, những năm gần đây, xu hƣớng “tƣơng tác” giữa chƣơng trình
truyền hình và khán giả ngày càng đƣợc mở rộng. Từ chỗ hạn hẹp trong các
chƣơng trình phim truyện, âm nhạc, trò chơi truyền hình, hiện đã lan rộng đến
các chƣơng trình mang tính xã hội cao.

17


1.3.

Tính tƣơng tác trên loại hình báo phát thanh

1.3.1. Quan điểm chung về tính tương tác trong chương trình phát
thanh
Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kĩ thuật sóng điện từ

và hệ thống dẫn truyền âm thanh đi tác động trực tiếp vào thính giác công
chúng. Mặc dù không có đƣợc cái già dặn nhƣ báo in, không hiện đại và hấp
dẫn nhƣ truyền hình nhƣng thông tin trên báo phát thanh không bị ngăn cách
bởi hàng rào địa lí, hải quan và tạo nên một hiệu ứng rộng khắp và tức thì đến
hàng triệu ngƣời trên hành tinh.
 Quan điể m về “tin
́ h tƣơng tác” trong chƣơng trình phát thanh truyền
thống
Nhiều ý kiến cho rằng, trong các chƣơng trình phát thanh không trực
tiếp, yếu tố tƣơng tác xuất hiện không nhiều và gần nhƣ là không có. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy điều này hoàn toàn chƣa đúng.
Dù không xuất hiện nhiều nhƣng tính tƣơng tác trong chƣơng trình phát
thanh không trực tiếp cũng đã đƣợc các nhà sản xuất chƣơng trình phát thanh
áp dụng trong quy trình sản xuất hay thu thập thông tin.
Thông thƣờng, các chƣơng trình thu trƣớc thƣờng có độ chính xác cao về
thông tin, tạo sự tin tƣởng tuyệt đối trong lòng thính giả. Tác giả xin đƣợc đƣa
ra một số ví dụ về chƣơng trình phát thanh không trực tiếp mang tính tƣơng
tác. Trong số đó, có chƣơng trình mức độ tƣơng tác ít, có chƣơng trình mức
độ tƣơng tác cao hơn.
Với tính chất không phát trực tiếp nên sự tƣơng tác qua lại giữa thính giả
và một chƣơng trình phát thanh cần một thời gian nhất định. Có thể lấy ví dụ
chƣơng trình “Hộp thƣ thính giả” của kênh VOV 5 đài Tiếng nói Việt Nam.
Chƣơng trình sẽ trả lời, giải đáp thắc mắc những câu hỏi đƣợc gửi về từ thính
giả Việt kiều ở nhiều đất nƣớc trên thế giới mà nội dung thƣ chủ yếu xoay
quanh các thủ tục nhập cảnh, nhập quốc tịch, cấp visa, bảo lãnh…Trong
chƣơng trình này, kênh VOV 5 chỉ nhƣ một cầu nối trung gian, chuyển những
thắc mắc của thính giả đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau khi
18



nhận đƣợc phản hồi chính xác, thính giả có thể nghe câu trả lời trên sóng.
Chƣơng trình này có sự tƣơng tác giữa thính giả và nhóm sản xuất, nhƣng cần
phải mất một thời gian nhất định.
Những chƣơng trình với yếu tố tƣơng tác nhƣ trên có khá nhiều. Tuy
nhiên, còn có một dạng chƣơng trình tƣơng tác khác trong phát thanh truyền
thống đó là những chƣơng trình ca nhạc.
Từ trƣớc đến nay, âm nhạc vẫn đƣợc coi là thế mạnh của phát thanh. Vì
thế, việc tận dụng âm nhạc trong sản xuất chƣơng trình phát thanh vẫn luôn
đƣợc chú trọng. Các chƣơng trình ca nhạc theo yêu cầu là một ví dụ điển hình
mang tính tƣơng tác, do tiếp nhận yêu cầu từ phía thính giả và phát sóng bài
hát theo yêu cầu đó. Giữa nhóm thực hiện chƣơng trình và thính giả sẽ có mối
liên hệ với nhau, thông qua việc tƣơng tác qua thƣ hay qua điện thoại. Điều
này chúng ta thấy khá rõ từ một số chƣơng trình nhƣ Ca nhạc theo yêu cầu,
Quick And Snow show, Xone FM….
Bên cạnh đó, chƣơng trình phát thanh không trực tiếp vẫn có sự xuất
hiện của nhiều yếu tố tƣơng tác khác. Ví dụ nhƣ đối với chƣơng trình tọa đàm
sẽ có tƣơng tác giữa ngƣời dẫn với khách mời, trong chƣơng trình có hai
ngƣời dẫn sẽ có sự tƣơng tác giữa ngƣời dẫn với nhau… Ở đây, sự khác biệt
giữa phát thanh trực tiếp và phát thanh không trực tiếp chỉ nằm ở độ hấp dẫn
của chƣơng trình. Thông tin đƣợc phát sóng ngay lập tức bao giờ cũng sống
động, có độ tin cậy cao hơn…
 Quan điể m về “tin
́ h tƣơng tác” trong chƣơng trình phát thanh trực tiếp
Phát thanh trực tiếp là một hình thức dễ xảy ra sai sót khi thực hiện
không đầy đủ hoặc không có sự chuẩn bị kĩ lƣỡng. Tuy nhiên, một chƣơng
trình phát thanh trực tiếp sẽ tạo đƣợc tính chất gần gũi, sinh động do độ xác
tín cao của thông tin nên sẽ gây đƣợc sự hấp dẫn và đƣợc đông đảo khán giả
ủng hộ. Hình thức phát thanh trực tiếp đã cho phép chuyển tải những sự kiện
nóng đƣợc cập nhật nhanh chóng và đã tạo ra một kênh thông tin dân chủ
hơn, đời sống hơn, tiếng nói của ngƣời dân đƣợc đến với diễn đàn phát thanh

dễ dàng hơn.
19


×