Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

quy trình xuất khẩu máy cưa tại công ty czpanter việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.79 KB, 21 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MÁY CƯA TẠI CÔNG TY
CZPANTER VIỆT NAM


2

Họ và tên sinh viên: Trần Thanh Tùng
Mã sinh viên: 0951010332
Lớp: Anh 8 - Khối 4 KT
Khóa: 48
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Huyền Minh

Hà Nội, tháng 8 năm 2012


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt



B/L

Bill of Lading

Vận đơn

C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

C/Q

Certificate of Quality

Giấy chứng nhận chất lượng

DRAFT B/L

Draft Bill of Lading

TNHH

Bản phác thảo vận đơn
Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành quy trình xuấy nhập khẩu

Bảng 3.1: Bảng giá hợp đồng 38/2012/PILOUS-FORMACH
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực tế xuất khẩu máy cưa


4

LỜI MỞ ĐẦU
Xuất khẩu chiếm một phần quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Ngày
nay, hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ ở các nước phát triển và
đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hòa với xu hướng này, nhiều công ty tại Việt
Nam đã ra đời chuyên về hoạt động tổ chức xuất khẩu, đánh dấu một bước phát triển
mới của hoạt động ngoại thương.
Nhận thấy được vấn đề này cùng với một thời gian được học các môn liên quan
đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu, vận tải và theo yêu cầu của nhà trường về đợt thực tập
giữa khóa, em đã xin được thực tập gần 5 tuần tại Công ty TNHH CZ PANTER VIỆT
NAM. Với những kiến thức học được trên ghế nhà trường cùng với những thông tin
hữu ích tích lũy trong thời gian thực tập, em xin chọn đề tài “Quy trình tổ chức xuất
khẩu máy cưa tại Công ty TNHH CZ PANTER VIỆT NAM” nhằm tìm hiểu thực tế
hoạt động xuất khẩu trong sự so sánh và áp dụng những kiến thức đã học.
Đề tài được kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH CZ PANTER VIỆT NAM.
Chương 2: Tình hình tổ chức, thực hiện xuất khẩu máy móc kỹ thuật cao tại Công ty
TNHH CZ PANTER VIỆT NAM.
Chương 3: Quy trình xuất khẩu máy cưa.
Để hoàn thiện tốt đề tài này, trước hết, em xin cảm ơn Ban Giám Đốc và phòng
kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Công ty TNHH CZ PANTER VIET NAM đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em thực tập tại công ty trong thời gian qua. Đặc biệt em xin cám ơn
tới Bác JIRI KUBIS, Bác Nguyễn Đức Phức, Chị Trần Thị Tuân và Chị Nguyễn Thị
Linh đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, cung cấp số liệu, chứng từ và chỉ dạy
những kinh nghiệm quý báu trong quá trình em thực tập tại công ty.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Huyền Minh - người đã hết
lòng hướng dẫn, đóng góp ý kiến, giải đáp những thắc mắc cho em trong quá trình viết
đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng do thời gian thực tập ngắn cùng với
sự hiểu biết còn hạn hẹp, nên bài báo cáo thực tập này không tránh khỏi những sai sót.


5

Rất mong được sự đóng góp ý kiến thêm của Thầy để đề tài của em được hoàn thiện
hơn.
TP. Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Thanh Tùng


6

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CZ PANTER VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH CZ PANTER VIỆT
NAM
Căn cứ vào quyết định số 48953091 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà
Nội , ngày 4/8/2005, Công ty TNHH CZ PANTER VIỆT NAM được thành lập với vốn
điều lệ ban đầu là 2,5 tỷ đồng, do ông Trịnh Mạnh Tiến làm người đại diện.
Tên của công ty theo tiếng Việt: CONG TY TTHH CZ PANTER VIET NAM
Tên giao dịch: CZ PANTER VIET NAM LIMITED
Tên viết tắt: CPV CO., LTD
Trụ sở chính: B10B – 25 Đường Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình,

Hà Nội.
Điện thoại: 0438563676
Fax: 0438563680
Email:


7

Tổng vốn đầu tư vào công ty hiện nay ước đạt 100,000 USD bao gồm 30,000
USD vốn chủ sở hữu - toàn bộ được góp vốn bằng tiền mặt bởi chủ sở hữu và 70,000
USD vốn vay. Khi cần thiết công ty có thể tăng tổng số vốn đầu tư bằng lợi nhận từ
hoạt động kinh doanh, bằng nguồn vốn hoặc các khoản vốn góp từ các tổ chức kinh
doanh khác bằng các khoản cho vay hoặc tín dụng. Việc tăng tổng vốn đầu tư phải
được sự đồng ý của chủ sở hữu công ty và sự đồng ý của cơ quan quản lý đầu tư.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh
CZ PANTER Việt Nam là văn phòng đại Diện của công ty Pilous cộng hòa
Czech kinh doanh trong lĩnh lực thuê sản xuất máy móc kỹ thuật cao và thuê vận tải để
tiến hành xuất khẩu.
1.3. Bộ máy tổ chức hành chính của Cty CZ PANTER VIỆT NAM
1.3.1. Ban giám đốc
Trực tiếp tổ chức và điều hành những hoạt động của công ty theo đúng luật,
đúng điều lệ của công ty. Đồng thời xác định mục tiêu, xây dựng phương hướng phát
triển của công ty. Chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa (chủ yếu là các loại máy cưa) tại Cộng hòa CZECH.
1.3.2. Phòng kỹ thuật
Chịu trách nhiệm đôn đốc việc sản xuất và lắp ráp các loại máy móc kỹ thuật
cao tại xưởng, giám sát chất lượng hàng và kiểm tra hàng hóa trước khi hàng được
đóng vào container tại xưởng sản xuất.
1.3.3. Phòng xuất nhập khẩu
Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ công ty Pilous Cộng hòa Czech, tìm kiếm đối tác

để sản xuất và lắp ráp máy cưa, tìm kiếm một Forwarder uy tín, cung cấp dịch vụ vận
tải đa phương thức và các dịch vụ đi kèm đầy đủ, giá cả hợp lý.
Tiến hành các hoạt động duy trì mối quan hệ với Forwarder và các nhà máy sản
xuất, lắp ráp tại Việt Nam. Xin báo giá hàng tháng để tiến hành lựa chọn Forwarder.
1.4. Phân tích môi trường kinh doanh
1.4.1. Khách hàng chủ yếu của công ty


8

CZ PANTER là văn phòng đại diện của Công ty Pilous nên khách hàng của
công ty hầu như chỉ có Công ty Pilous.
1.4.2. Nhà cung ứng
Có hai loại nhà cung ứng cho CZ PANTER đó là nhà cung ứng máy móc và nhà
cung ứng dịch vụ vận tải.
Các đơn vị cung ứng hàng xuất khẩu cho công ty bao gồm Z79, Formach, Công
ty cơ khí Hà Nội, Z25.
Các hãng cung ứng dịch vụ vận tải cho CZ PANTER gồm Geodis, Ontime,
Global Tran, Trimax.
1.5. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của Công ty CZ PANTER trong giai
đoạn 2010-2012:
Công Ty CZ PANTER VIỆT NAM liên tục làm ăn thua lỗ trong giai đoạn 2010
– 2012. Việc làm ăn thua lỗ của công ty thực chất chỉ là trên mặt giấy tờ, từ năm 2010
mỗi năm công ty đều thực hiện khoảng 20-25 đơn hàng của Pilous, năm sau đều cao
hơn năm trước. Tuy nhiên tiền thu từ hoạt động kinh doanh do công ty chủ quản Pilous
cấp thông qua việc làm một số hóa đơn khống về việc tư vấn đầu tư cho một số công ty
khác, luôn thấp hơn nhiều so với chi phí thuê mặt bằng văn phòng, chi phí thuê kế toán,
chi phí trả lương cho nhân viên và các chi phí khác. Đây là một cách thức để tránh phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.6. Hoạt động thực tập tại Công ty CZ PANTER VIỆT NAM

1.6.1. Tóm tắt quá trình thực tập giữa khóa
- 2/7: Đến công ty CZ PANTER liên hệ ban giám đốc và xin thực tập tại đây.
- 3/7 – 5/7: làm quen với các anh chị trong phòng xuất nhập khẩu và kỹ thuật, tìm hiểu
môi trường làm việc, cơ cấu tổ chức của công ty, cơ cấu nhân sự trong các phòng ban
và lĩnh vực hoạt động của công ty.
- 6/7 - 8/7: Lựa chọn tên đề tài thực tập.
- 9/7-11/7: được giới thiệu và hướng dẫn các công việc cụ thể. Quy trình làm việc trong
phòng xuất nhập khẩu, tiếp xúc, tìm hiểu với các loại giấy tờ như Request, booking


9

note, C/O, C/Q, Comercial invoice, Draft Bill of Lading, Packing list, Bill of Lading
của các Công việc xuất khẩu máy cưa của công ty từ trước đến nay.
- 12/7 – 14/7: Viết đề cương chi tiết của báo cáo thực tập.
- 15/7 – 28/7: thu thập các tài liệu và bắt đầu viết báo cáo thực tập giữa khóa.
- 6/7: xin giấy chứng nhận thực tập, nhận xét của chị trưởng phòng xuất nhập khẩu về
quá trình thực tập.
1.6.2. Tóm tắt công việc thực tập tại Công ty CZ PANTER VIỆT NAM
- Gửi request xin báo giá và so sánh giá vận tải của các công ty vận tải Geodis, Ontime,
Global Tran, Trimax.
- Tìm hiểu các chứng từ như Request, booking note, C/O, C/Q, Comercial invoice,
Draft Bill of Lading, Packing list, Bill of Lading của các Công việc xuất khẩu máy móc
kỹ thuật cao của công ty từ trước đến nay.
- Đọc và đưa ra nhận xét về hợp đồng sản xuất máy cưa với công ty Formach.
- Nghe điện thoại và trả lời mail đòi nợ của Trimax Logistic.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN XUẤT KHẨU MÁY MÓC
KỸ THUẬT CAO TẠI CÔNG TY TNHH CZ PANTER VIỆT NAM
2.1. Công tác tổ chức xuất khẩu máy móc kỹ thuật cao tại công ty CZ PANTER

VIỆT NAM:
2.1.1 Giới thiệu chung về lô hàng xuất khẩu:
Công ty CZ PANTER VIỆT NAM nhận đơn đặt hàng là các loại máy móc kỹ
thuật cao từ công ty chủ quản Pilous ở cộng hòa Czech từ đó tìm kiếm và thuê các đơn
vị ở Việt Nam để sản xuất các loại máy này.
Lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam chủ yếu là máy cưa kim loại và máy cưa gỗ.
Gồm các loại sau:
-

Cưa kim loại:


10

-

Cưa

gỗ:

2.1.2. Giới thiệu về thị trường nhập khẩu chính
Thị trường nhập khẩu chính là cộng hòa Czech. Khoảng 20% lô hàng sẽ được
tiêu thụ tại đây còn lại 80% sẽ được tiêu thụ khắp châu Âu.
2.1.3. Các bước tiến hành
Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành quy trình xuấy nhập khẩu

Tìm kiếm đối tác lắp ráp linh
kiện và sản xuất máy
Lựa chọn Forwarder
Gửi Request cho Forwarder

Nhận Booking Note, điều
container đến nhà máy


11

Yêu cầu nhà máy cấp Commercial
invoice và Packing list
Xác nhận với forwarder về Draft
B/L và yêu cầu cấp phát vận đơn
Hoàn thiện bộ chứng từ gửi đi
Czech
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

Thanh toán cho forwarder và nhà
máy

2.1.3.1. Tìm kiếm đối tác lắp ráp linh kiện và sản xuất máy

Trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa được Công ty Pilous tại cộng hòa Czech
ký, Công ty CZ PANTER VIỆT NAM tiến hành tìm kiếm các nhà máy để tiến hành
sản xuất. Các đối tác chiến lược chính của CZ PANTER là Z79, Formach, Công ty cơ
khí Hà Nội, Z25. Tùy vào loại máy móc nào đã được ký trên hợp đồng ( thường là các
loại máy cưa, phụ kiện cho máy cưa, giường cưa, thùng làm mát, xi lanh), các nhà máy
sản xuất phù hợp sẽ được lựa chọn.
2.1.3.2. Lựa chọn Forwarder
Giá dịch vụ vận tải và các dịch vụ đi kèm thường thay đổi hàng tháng nên CZ
PANTER phải gửi request để xin báo giá từ các Forwarder theo từng tháng. Trên cơ sở
các báo giá đó, công ty sẽ lựa chọn các công ty có báo giá phù hợp nhất cũng như chất
lượng dịch vụ tốt. Các hãng Forwarder mà CZ PANTER thường ưu tiên lựa chọn đó là

Geodis, Ontime, Global Tran, Trimax.
2.1.3.3. Gửi request cho Forwarder
CZ PANTER gửi request yêu cầu Forwarder chuyên chở hàng và gửi Container
đến kho của nhà máy sản xuất vào đúng thời điểm đã được quy định sẵn như trên hợp
đồng với nhà máy.
Request của CZ PANTER gửi đi bao gồm các thông tin cơ bản như sau:


12

Số lượng container cần đặt, hãng chuyên chở, giá thuê container theo báo giá mà hãng
vận tải báo giá từ đầu tháng, địa điểm xếp hàng vào container, ngày, giờ xếp hàng,
người mà hãng Forwarder liên lạc nếu cần, yêu cầu xác nhận Request từ Forwarder.
2.1.3.4. Nhận booking note , điều container đến nhà máy
Sau khi Forwarder đàm phán xong các điều kiện với hãng tàu, CZ PANTER sẽ
nhận được booking note trên có các thông tin về Khách hàng mượn container rỗng, số
lượng container, ký mã hiệu container, cảng đích, ngày trả, ngày lấy container, xuất
tàu, ngày rời cảng đi. CZ PANTER xác nhận lại với Forwarder về các thông tin trên.
Forwarder sẽ phải điều container đến nhà máy để đóng hàng đúng như thời gian quy
định trên request mà CZ PANTER gửi trước đó. Ngoài ra Forwarder phải cấp Invoice
cho CZ panter để được thanh toán.
2.1.3.5. Yêu cầu nhà máy cấp Commercial invoice và Packing list
CZ PANTER yêu cầu nhà máy cấp Commercial Invoice và Packing list, sau đó
gửi cho Forwarder để làm Draft Bill of Lading. Trên cơ sở hai chứng từ trên, hãng tàu
sẽ cấp Draft Bill of Lading cho Forwarder, Forwarder có nhiệm vụ chuyển lại Draft
Bill of lading cho CZ PANTER và nhà máy để tiến hành kiểm tra một số thông tin trên
Draft Bill of Lading như trọng lượng hàng, số kiện, số công, số chì, tên hàng, tên nhà
máy gửi hàng, thông tin người gửi hàng, người nhận hàng nơi đến.
2.1.3.6. Xác nhận với Forwarder về Draft Bill of Lading và yêu cầu
cấp phát vận đơn

Trên cơ sở Draft Bill of Lading, nhà máy và CZ PANTER sẽ xác nhận lại với
Forwarder. Nếu tất cả nội dung trên Draft Bill of Lading được đồng ý. Forwarder sẽ
yêu cầu hãng tàu phát hành Bill of Lading chính thức cho CZ PANTER và nhà máy.
CZ PANTER sẽ yêu cầu nhà máy làm C/O( Certificate of Origin) – mục đích chính là
để giảm thuế khi làm thủ tục hải quan tại Czech.
2.1.3.7. Hoàn thiện bộ chứng từ gửi đi Czech
CZ PANTER chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm C/O, B/L, commercial invoice,
packing list, hợp đồng với nhà máy kèm theo phụ lục ( annex) nếu có trước khi hàng


13

đến kho của công ty Pilous tại Czech để công ty này nhận hàng từ Forwarder khi hàng
đến.
2.1.3.8. Thanh toán cho Forwarder và nhà máy
Toàn bộ số tiền thuê dịch vụ của Forwarder và giá trị của lô hàng sản xuất ký
với nhà máy sẽ được thanh toán vào các thời điểm tùy theo thỏa thuận trên hợp đồng
nhưng thường là trong vòng 30 ngày kể từ ngày tàu đi ( ETD – Estimated time
departure) đối với Forwarder hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng được giao tại kho
của nhà máy sản xuất đối với nhà máy.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MÁY CƯA.

Sơ đồ 3.1: Quy trình thực tế xuất khẩu máy cưa

Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng số 38/2012/PILOUS-FORMACH với nhà máy FORMACH
, ký hợp đồng vào ngày 9/3/2013
Lựa chọn Forwarder là công ty Trimax
Gửi Request đặt 1 container 40 feet đi Czech cho Trimax logistic vào ngày 2/6/2012
Nhận Booking Note, điều container đến nhà máy ngày 19 tháng 6 năm 2012, tại kho hàng của

FORMACH

Yêu cầu nhà máy FORMACH cấp Commercial invoice và Packing list


14

Nhà máy FORMACH Xác nhận với hãng tàu Kline về Draft B/L và yêu cầu Kline cấp phát
vận đơn chính thức.
Hoàn thiện bộ chứng từ gồm B/L, CO, CQ, Commercial Invoice, Packing Lists gửi đi Czech
vào ngày 24/6/2012
Thanh toán cho Forwarder TRIMAX vào ngày 24/7/2012 và 75% số tiền của hợp đồng cho
nhà máy vào ngày 19/7/2012
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
3.1 Lựa chọn công ty cổ phần Formach tiến hành sản xuất, lắp ráp máy cưa
Formach là đơn vị có quan hệ làm ăn lâu năm của công ty CZ PANTER VIỆT
NAM. Công ty cổ phần Formach có trụ sở tại thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
Đây là một doanh nghiệp Nhà nước từ Công ty Cơ khí lâm nghiệp thuộc Tổng Công ty
Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) chuyển đổi thành Công ty cổ phần Formach, doanh
nghiệp được cổ phần hóa với vốn điều lệ 12,8 tỉ đồng. Formach đáp ứng hoàn toàn các
điều kiện để sản xuất máy cưa và các phụ kiện khác đúng như yêu cầu của công ty
Pilous.
Thông qua đàm phán thì Formach là công ty cơ khí đưa ra được mức giá rẻ nhất.
Cụ thể giá cả sau khi đàm phán được quy định tại Annex no. 01 sale contrat NO.:
38/2012/PILOUS-FORMACH ký ngày 9/3/2012 như sau:
Bảng 3.1: Bảng giá hợp đồng 38/2012/PILOUS-FORMACH
Nguồn: Annex no. 01 sale contrat NO.: 38/2012/PILOUS-FORMACH
Giá cả được ký trong hợp đồng giá được quy định: FCA FORMARCH,
INCOTERMS 2000. Có nghĩa là các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được quy định
trong INCOTERMS 2000, hàng hóa sẽ được giao tại kho hàng của công ty Formach,

người mua là công ty Pilous có nghĩa vụ vận tải, trách nhiệm của công ty Formach
chấm dứt từ khi hàng được giao cho Forwarder do Pilous chỉ định.


15

3.2. Lựa chọn TRIMAX Logistic tiến hành vận chuyển hàng hóa
Trimax Logistic là đối tác vận chuyển khoảng trên 60% khối lượng hàng hóa
xuất khẩu của CZ PANTER. Bảng cước phí của Trimax logistic đưa ra khá hợp lý, cụ
thể như sau:
Phí vận chuyển một container từ Hà Nội đến Hải Phòng bằng xe tải là 315 USD,
chi phí tại cảng Hải phòng là 175 USD, phí vận tải bằng đường biển chiếm tỷ trọng lớn
nhất là 3400 USD, phí tại cảng Hamburg và phí làm thủ tục hải quan là 1480 USD, phí
vận chuyển từ cảng Hamburg tới kho của công ty Pilous là 1200 USD. Tổng chi phí là
6570 USD.
3.3. Gửi Request cho công ty TNHH TRIMAX Logistic
Trên request gồm các thông tin sau số lượng container cần thuê là 1 container 40
feet, hãng tàu Kline. Yêu cầu Trimax phải điều công đến kho của Formach tại Văn
Điển, Hà Nội, khoảng thời gian đóng hàng là thứ 3 ngày 19 tháng 6 năm 2012 từ 8 giờ
sáng đến 5 giờ chiều, giá là 6570 USD bao gồm mọi loại chi phí.
3.4. Nhận và kiểm tra Booking Note, yêu cầu công ty TNHH TRIMAX điều
container
Kiểm tra booking note (lệnh cấp vỏ Container cosco), các thông tin được chú ý
bao gồm tên khách hàng là Trimax, số lượng container là 01x40’DC, cảng đích là
Hamburg, container lấy ngày 18/6/2012 và trả ngày 23/6/2012, được chuyên chở bởi
tàu Sheng He V.215E, ngày rời cảng Hải Phòng là ngày 24/6/2012.
Nhắc lại về thời gian và địa điểm mà Trimax logistic phải đưa công đến để đóng
hàng đúng như quy định trong hợp đồng vận tải, cụ thể từ 8 giờ đến 17 giờ thứ 3 ngày
19 tháng 6 năm 2012 , địa điểm là kho hàng Formach, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.
3.5. Yêu cầu FORMACH cấp Commercial Invoice và Packing Lists, Hãng tàu

Kline cấp Bill of Lading
Draft B/L về cấu trúc giống hệt như B/L bình thường. Draft B/L được hãng tàu
Kline lập, sau đó gửi cho Formach. Nhà máy kiểm tra Draft B/L, nếu đồng ý với các
thông tin trên Draft B/L như địa chỉ người gửi, người nhận, bên nhận thông báo, thông
tin về lô hàng, con tàu, cảng đi, cảng đến, điều khoản cước phí, đặc điểm container và


16

đặc điểm của hàng hóa thì hãng tàu sẽ cấp Bill of Lading chính thức cho nhà máy và
CZ PANTER.
3.6. Gửi bộ chứng từ sang Công ty Pilous cộng hòa Czech
Bộ chứng từ được gửi đi Czech Gồm B/L, CO, CQ, Commercial Invoice,
Packing Lists để nhận hàng tại kho của Pilous và làm thủ tục giảm thuế.
Đây là vận đơn vận tải đa phương thức ( Combined Transport Bill of Lading),
người gửi hàng là Formach Joint Stock Company, người nhận hàng là công ty Pilous.
Bên nhận thông báo cũng là bên nhận hàng tức là công ty Pilous.
Con tàu chở hàng là tàu Sheng He V.215E, cảng xếp hàng là cảng Hải Phòng,
Việt Nam, toàn bộ cước phí được trả theo như thỏa thuận ( As arranged), số vận đơn
gốc được cấp là 0 bản.
Hàng được vận chuyển là hàng nguyên công, giao nguyên công ( FCL/FCL), số
công: CBHU 6215625/ P 89593.
Các đặc điểm về hàng hóa và container: tổng số container được nhận để chở là 1
container 40 feet bao gồm 8 Palettes, trọng lượng 11241 kgs, thể tích 16 Cbm. Mặt
hàng chuyên chở là Log band- saw machine and spare parts of long band saw
machines, số lượng 65.
Ngày hàng lên tàu và ngày vận đơn được phát hàng là ngày 24 tháng 6 năm
2012, Vận đơn được phát hành tại Hà Nội, Việt Nam.
3.7. Thanh toán cho Nhà máy FORMACH và TRIMAX Logistic
3.7.1 Thanh toán cho công ty TRIMAX Logistic

Theo như Debit Note được lập ngày 24 tháng 6 năm 2012 và B/L số
SEHAN01218.
Thanh toán bằng USD, cước phí trả trước, hình thức thanh toán như đã thỏa
thuận trong email là 30 ngày sau ngày tàu đi ( AS ARRANGED).
Tổng số tiến phải thanh toán là 6,570 USD.
Tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản số 119.2123.3243027 ( tài khoản
USD) hoặc 119.2123.3243019 ( tài khoản VND) tại Ngân hàng Techcombank, chi
nhánh Thắng Lợi, 58 Võ Văn Tân, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.


17

3.7.2 Thanh toán cho công ty Formach
Được quy định tại điều khoản 4, hợp đồng số 38/2012/PILOUS-FORMACH
Thanh toán bằng đồng USD theo phương thức trả trước:
25% giá trị hợp đồng sẽ được trả sau khi hợp đồng này được ký kết.
75% giá trị còn lại sẽ được trả trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng được giao từ kho của
Công ty Formach và những chứng từ cần thiết được giao cho Văn phòng đại diện của
Công ty Pilous là Công ty CZ PANTER VIỆT NAM tại Hà Nội.
Các chứng từ phải trình diện bao gồm:
- Comercial Invoice ( Hóa đơn thương mại) – 3 bản gốc
- Packing list ( Phiếu đóng gói hàng hóa) – 3 bản gốc
- Factory Certificate of Quality of Axe Machine ( Giấy chứng nhận chất lượng máy) –
1 bản gốc. ( Không bao gồm CTR 520)
- Certificate of Origin: Form A ( giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Mẫu A) – 1 bản
gốc, 2 bản copy.
Tổng giá trị hợp đồng là 30,879.46 USD.
Tiền được chuyển trực tiếp vào tài khoản số: 020005327734 của công ty Formach
tại ngân hàng cổ phần thương mại Sài Gòn thương tín, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam,
mã ngân hàng là SGTTVNVX.

3.8 Đánh giá công tác tổ chức xuất khẩu tại công ty CZ PANTER VIỆT NAM
3.8.1. Những kết quả đạt được
Trong giai đoạn vừa qua, số lượng đơn hàng xuất khẩu của CZ PANTER đạt từ
20 đến 25 đơn hàng một năm và duy trì khá ổn định. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất
thuận lợi và chưa bao giờ xảy ra tranh chấp trong 5 năm vừa qua. Tuy nhiên lợi nhuận
của công ty âm trong những năm gần đây.
3.8.2. Hạn chế
Giá thuê vận tải của CZ PANTER còn khá cao so với trung bình chung của thị
trường do việc hạn chế trong việc tham khảo giá của các hãng vận tải và thường chỉ
quan hệ kinh doanh với một số hãng vận tải nhất định.


18

Do khả năng của một số nhà máy còn kém nên tiến độ sản xuất nhiều thời điểm
chậm hơn so với kế hoạch đề ra của Công ty.
Trong rất nhiều vận đơn của các hãng vận tải mà CZ PANTER thuê vận chuyển
hàng hóa, đều chỉ giới hạn trách nhiệm trong việc mất, hư hỏng hàng hóa hoặc lỗi
chậm hàng.
3.8.3. Một số kiến nghị
Tiến hành tìm kiếm nhiều nhà máy sản xuất và các Forwarder có uy tín, năng
lực để đảm bảo quá trình sản xuất, giao hàng đúng hạn đồng thời có được một giá cước
vận tải hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí tới mức tối đa.
Đàm phán thêm một số điều kiện với hãng tàu, qua đó mở rộng thời hạn trách
nhiệm của Forwarder.
3.9. Bài học kinh nghiệm
Những kiến thức được học trong nhà trường là hết sức hữu ích, có hệ thống và
bài bản và hầu như đều áp dụng được tốt trong điều kiện thực tiễn. Tuy nhiên trên thực
tế thì để làm được công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu thì không cần học quá
nhiều như ở trường. Chị trưởng phòng xuất nhập khẩu là một người học chuyên ngành

Tiếng anh, sau khoảng 2 tháng làm quen với công việc thực tế, chị đã làm khá thành
thạo công việc. Bên cạnh đó, rất nhiều anh chị trong phòng xuất nhập khẩu cũng tham
gia các khóa học ngắn hạn từ 3 đến 4 tháng là có thể hoàn thành tốt được công việc của
mình. Ngoài ra rất nhiều kiến thức trên ghế nhà trường không được sử dụng đến trong
quá trình xuất nhập khẩu thực tế tại công ty CZ PANTER. Ví dụ như MTO là gì, các
điều khoản trên vận đơn có ý nghĩa gì, surrended B/L dùng để làm gì thì chị trưởng
phòng xuất nhập khẩu cũng không nắm rõ, tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu vẫn
diễn ra bình thường. Đây là sự thiếu sót nghiêm trọng của các anh chị công ty CZ
PANTER cũng như các nhân viên xuất nhập khẩu các công ty khác nói chung vì khi
xảy ra tranh chấp các công ty đi thuê vận tải thường bị thua thiệt do không đọc kỹ các
điều khoản in trên vận đơn – đây chính là bằng chứng của hợp đồng vận tải. Trên thực
tế, việc thỏa thuận thanh toán cho công ty vận tải cũng hết sức sơ sài chỉ thông qua sự
đồng ý của CZ PANTER qua email. CZ PANTER còn thường xuyên trả các khoản nợ


19

khi đã quá hạn. Các Công ty thường dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và mối quan hệ làm
ăn khi thực hiện các giao dịch.
Về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đối với em cũng như các
sinh viên cùng chuyên ngành của trường Đại học Ngoại Thương là hết sức khả quan
trong điều kiện nguồn nhân lực trong ngành còn thiếu và yếu về chất lượng như hiện
nay. Tuy nhiên lương của những lao động trong ngành xuất nhập khẩu còn thấp hơn
nhiều so với các ngành khác, chẳng hạn như tài chính ngân hàng. Ngoài ra, việc làm
xuất nhập khẩu tỏ ra khá đơn giản nên dễ nhàm chán, đây có thể là nguyên nhân khiến
lượng sinh viên của Đại học ngoại thương ra trường thường ít làm trong lĩnh vực này
hoặc rất hay nhảy việc, bỏ việc.
Việc làm giàu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là hết sức tiềm năng khi tiến hành
nhập khẩu một sản phẩm mới phù hợp đối với thị trường Việt Nam để bán nhằm tận
dụng lợi thế của người đi đầu thị trường dễ thành công. Ngoài ra tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu của Việt Nam năm 2011 là hơn 200 tỷ USD gần gấp đôi GDP, cũng nói lên
sự hấp dẫn đặc biệt của ngành này.
Qua thực tế, thì em cũng thấy rõ một điều rằng các công ty giao nhận tập trung
chủ yếu tại miền Nam Việt Nam, và vận tải giao nhận trong miền Nam phát triển hơn
rất nhiều, điều kiện đãi ngộ, lương bổng cũng tốt hơn. Nếu sau này ra trường và có ý
định làm trong ngành xuất nhập khẩu em sẽ vào Nam để khởi nghiệp.


20

KẾT LUẬN
Với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gần đây, hoạt động
cung cấp dịch vụ thuê vận tải và tìm kiếm đối tác sản xuất được đánh giá là hết sức
tiềm năng và góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho từng quốc gia khi các công
việc được chuyên môn hóa tới từng giai đoạn.
Khoảng thời gian thực tập tại công ty đã giúp em có cơ hội được xem xét, kiểm
chứng lại những kiến thức đã được học ở trường trong điều kiện thực tế. Với gần 5
tuần thực tập tại công ty CZ PANTER VIỆT NAM em đã có điều kiện tìm hiểu chi tiết
một quy trình xuất khẩu thực tế của phòng xuất khẩu. Mặc dù chỉ là khoảng thời gian
ngắn nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty mà em đã
tích lũy nhiều điều, góp phần hoàn thiện kiến thức chuyên môn của mình. Ngoài ra,
trong một môi trường làm việc thực tế, em cũng đã học hỏi được một số kĩ năng trong
ứng xử cũng như cách thức làm việc khoa học, hiệu quả, đồng thời có một cái nhìn
đúng đắn và thực tế hơn về công việc của mình sau này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Huyền Minh, Ban giám
đốc và toàn thể các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành đề tài thực tập giữa
khóa này.


21


Tài liệu tham khảo
1.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (2005), Vận tải và giao nhận trong ngoại
thương, NXB Lý luận chính trị.
2. Công ty TNHH CZ PANTER VIET NAM (2011), Bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh giai đoạn 2008-2011.
3. Report on financial ability of cz panter s.r.o
4. CHATER OF CZ PANTER VIETNAM COMPANY LIMITED.

Phụ lục
-

Điều lệ hoạt động Công ty TNHH CZ PANTER VIỆT NAM.
Invoice của công ty cổ phần Formach
Packing list của công ty cổ phần Formach
Debit note của công ty vận tải Trimax
Annex số 1 của hợp đồng mua bán số 38/2012/Pilous – Formach.
Surrendered combined transport bill of lading do Trimax cấp
Hợp đồng mua bán hàng hóa số 38/2012 giữa công ty Pilous và Formach
Mẫu gửi để làm bill of lading
Mẫu Request gửi cho hãng tàu
Booking note (lệnh cấp vỏ container)

Các trang Web tham khảo:
-

( truy cập ngày 25/7/2012)
/>A73E2B6C868/View/Don-vi-hoat-dong-chinh-trong-linh-vuc-co-khi-vaxay-lap/Cong_ty_CP_FORMACH/?print=21234058
20/7/2012)


(

truy

cập

ngày



×