Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thuyết trình môn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.73 KB, 23 trang )

GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Câu 1: Các trường phái kinh tế vĩ mô và các dạng đường tổng cung?
Thuật ngữ kinh tế học “economic” bắt nguồn từ chữ “oeconomicus” trong giáo trình quản lý
và lãnh đạo hiệu quả của Xenophon từ thời Hy Lạp cổ đại, tức khoảng năm 500 trước công
nguyên (Ekelund 2004). Nhưng nó chỉ thật sự được hệ thống hoá một cách cơ bản bởi nhà kinh
tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” (The Wealth of
Nations) xuất bản lần đầu năm 1776. Từ đó đến nay đã hơn ba thế kỷ, các lý thuyết kinh tế vĩ mô
(macroeconomic ) đã phát triển rất xa so với những gì nguyên thuỷ của nó song vẫn xoay quanh
hai câu hỏi căn bản – mà cũng từ đó khơi nguồn cho các trường phái và sự tranh luận: (1) tại sao
có sự giao động trong sản lượng (production) và mức nhân dụng (employment); (2) chính sách
hợp lý gì là khi có sự giao động đó?
Trả lời cho hai câu hỏi này đã khơi nguồn cho hai trường phái căn bản mà sự bất đồng của họ
vẫn còn dai dẳng cho đến ngày nay:
Trường phái Cổ điển (Classical Economics) mà sau này được tiếp sức bởi những nhà kinh tếgọi
là trường phái Tân Cổ điển (Neoclassical Economics)và bây giờ là Cổ điển Mới (New Classical
Economics): Nhóm này nhìn nền kinh tế về cơ bản là có tính chất ổn định và có xu hướng tiến
tới trạng thái cân bằng khi có giao động. Tức có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái mà ở đó đạt
được sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tăng trưởng kinh tế và việc làm được
xác định bởi sự thay đổi của công nghệ. Chính cách nhìn này, họ cho rằng nhà nước không cần
can thiệp vào các hoạt động kinh tế.
Trường phái của Keynes – Keynesian economics: khởi xướng cho trường phái này là John
Maynard Keynes, những nhà kinh tế sau này tiếp tục giữ ngọn cờ của Keynes được gọi là trường
phái Keynes Mới (New Keynesian Economics): Nền kinh tế có tính chất không ổn định, tăng
trưởng là kết quả của sự giao động, thị trường lao động không cân bằng. Chính sự không “ăn
khớp” này thường dẫn đến sự đỗ vở nền kinh tế. Vì vậy, họ ủng hộ mạnh mẽ sự can thiệp của
chính phủ trong hoạt động kinh tế.
Nếu nhìn các tư tưởng kinh tế như là dòng chảy, thì Keynes đóng vai trò nhưmột ngã ba.
Theo đó, trước Keynes chúng ta có các nhà kinh tếhọc cổ điển (và tân cổ điển). Sau Keynes, bắt
đầu giữa cuối những năm 1970, rẽ ra hai dòng chảy lớn: New Classical Economics và New
Keynesian Economics. Các ý tưởng căn bản mà những hậu duệ New Classical Economics phát


triển nhằm bảo vệ quan điểm truyền thống của họ là: lý thuyết trọng tiền (monetarism), kỳ vọng
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

1


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

hợp lý (rational expectation), lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (real business cycle theory), tăng
trưởng tân cổ điển (neoclassical growth theory), lý thuyết lựa chọn công cộng (public choice
theory), trường phái trọng cung (suply side economics). Đối với nhóm New Keynesian
Economics có các nhánh nhỏ hơn như định chế(institutionist), hậu Keynes (Post Keynesian
Economics), lý thuyết tăng trưởng nội sinh mới (New Endogenous Growth theory).
Về mặt thời gian, cách mạng về lý thuyết tổng quát của Keynes là từ 1930 – 1940, sau đó là cuộc
chiến giữa những người theo trường phái trọng tiền (monetarist) và trường phái Keynes trong
khoảng thời gian 1950-1960. Thập niên 70 là sự bùng nổ của các phát kiến xung quanh khái
niệm kỳ vọng hợp lý (rational expectation) và từ những năm 1980 trở về đây là sự dụng độ giữa
trường phái Keynes Mới và Cổ điển Mới (Blanchard 2000).
1. Kinh tế học vĩ mô cổ điển:


Trường phái kinh tế vĩ mô cổ điển hình thành trong bối cảnh nông nghiệp, nông thôn, nông
dân bất ổn, giai cấp công nhân xuất hiện do cách mạng công nghiệp



Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là: Adam Samith, David Ricacdo, Kral Marx




Về quan điểm cốt lõi



W/P = Wr = Wn/P
+ Wr = f(P): Tiền lương thực tế;
+ Wn, W: Tiền lương danh nghĩa
P: Mức giá chung
SL: Đường cung lao động
LD = f(Wr): Đường cầu lao động
AS: Đường tổng cung
Q (K,L): Đường cầu theo vốn và lao động
Y = f(L): Sản lượng tiềm năng








AS0
P0
P1
W1
W0
W/P
L1
Q (K,L)


Trường phái cổ điển ủng hộ thương mại tự do và hạn chế càng nhiều càng tốt về vai trò của
P

nhà nước vào hoạt động kinh tế.
Giả thuyết trọng tâm của họ là mức giá tổng quát (P) và tiền lương danh nghĩa (W) là hoàn
toàn linh hoạt. Và nhờ sự linh hoạt này làm cho các biến số thực không thay đổi và thị
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

YP
LD0
SL

Y

2


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

truờng lao động (L) luôn đạt trạng thái cân bằng toàn dụng (SL = L D). Kết quả của các biến
số danh nghĩa linh hoạt này cũng tạo lập được trạng thái cân bằng ổn định ở phía tổng cầu,
nghĩa là sản lượng luôn tương ứng với sản lượng toàn dụng (1).
Theo các trường phái cổ điển, ngay cả khi mà tiền lương danh nghĩa cứng nhắc, một cú
sốc làm giảm tổng cầu sẽ làm cho mức giá giảm xuống cũng hàm ý rằng tiền lương thực tăng
lên. Cho dù trong giai đoạn đó có tỷlệ thất nghiệp tăng lên nhưng thị trường lao động vẫn đạt
được hiệu quả ứng với mức tiền lương cao đó.
Với quan điểm như trên, các nhà kinh tế học cổ điển chỉ tập trung vào việc làm cách nào
để tăng trưởng cao nhất chứ không phải là giải quyết vấn đề mất cân bằng trong nền kinh tế.
Họ thật ra cũng quan tâm đến các trường hợp nền kinh tế lệch khỏi trạng thái cân bằng, nghĩa
là không đạt được sản lượng tiềm năng và thất nghiệp tự nhiên, nhưng cho rằng đó chỉ là

những giao động nhất thời, là một cú sốc ngẫu nhiên nào đó chẳng hạn như chiến tranh, thời
tiết xấu làm mùa vụ thất bại … nhưng các biến số danh nghĩa sẽ linh hoạt điều chỉnh để nền
kinh tế trở về trạng thái cân bằng nhanh chóng.
2. Kinh tế học vĩ mô Keynes:
Tổng cung theo Keynes
W/P
SL
LD
L1
L0
P
Y
YP
P1
P0
Q (K,L)
AS0

Keynes cũng chứng kiến trọn vẹn cuộc đại suy thoái ở Mỹ từ 1929 đến 1932 và ở Anh từ
1921 đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (2). Một thời gian đủ dài để có bằng chứng thực
1 Cách lý giải này còn được biết đến với tên gọi là luật Say (Say’law).
2 Giai đoạn 1929 – 1932 GDP của Mỹ đã giảm 1/3 và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.2% lên 25.2%. Nhiều năm sau đó cho đến khi
chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ Mỹ vẫn còn có tỷ lệ thất nghiệp cao. Ở Anh cũng vậy, tình trạng suy thoái dai dẵn hơn, suy
thoái đã xảy ra từ năm 1921, tỷ lệ thất nghiệp bình quân từ đó cho đến chiến tranh thế giới thứ hai là 10%

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

3



GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

nghiệm làm lung lay những tiên đoán mà trường phái cổ điển đưa ra. Nền kinh tế lâm vào
tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp cao và không có một dấu hiệu nào cho thấy có khả năng
tự điều chỉnh trở về trạng thái thịnh vượng như ban đầu.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, năm 1936, Keynes đã xuất bản quyển sách Lý thuyết Tổng
quát (Gerneral Theory). Ông xây dựng mô hình vĩ mô với những biến tổng quát xác định.
Cũng giống như các nhà kinh tế trước Keynes, Ông đã ứng dụng mô hình dưới dạng đường
cung và đường cầu của Marshall, song cung và cầu của Keynes được định nghĩa là “tổng”
(aggregate) chứ không phải một loại hàng hoá riêng biệt như nguyên tác của lý thuyết của
Marshall. Đó là điểm mấu chốt làm lý thuyết của Keynes hướng đến một phân tích vĩ mô
hoàn toàn mới. Trong phân tích cân bằng của Marshall biến số điều chỉnh là giá (chứ không
phải là lượng), bởi vì theo Marshall để tăng sản lượng của nhà sản xuất khi nhu cầu tăng thì
phải cần có thời gian để mua thêm máy móc, điều chỉnh kế hoạch,…Do vậy giá là biến số
thay đổi trước. Nhưng theo Keynes, điều này đường như không xảy ra hoặc không hoàn hảo
trong mọi khía cạnh của tổng thể nền kinh tế. Giá của vốn và lao động là điều chỉnh rất
chậm nhưng các biến về lượng như tiêu dùng, đầu tư là linh hoạt và điều chỉnh nhanh chóng.
Vì thế cân bằng tổng thể do sự thay đổi trong tổng sản lượng tạo ra chứ không phải do điều
chỉnh mức giá.
Keynes chỉ trích mạnh mẽ đối với trường phái cổ điển về cả hai phía cung và cầu:
+

Về phía tổng cung: Ông không phản đối lý thuyết cổ điển về phía cầu của lao động
(nghĩa là mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và sử dụng số lượng lao
động sao cho năng suất biên của lao động bằng với suất tiền lương thực). Nhưng lại
phản đối kịch liệt về sự linh hoạt của tiền lương. Ông tranh luận rằng, cho dù là một cú
sốc ngẫu nhiên, hay các cú sốc danh nghĩa nào đó thì ắt nó phải tác động lên các biến
số thực bởi vì tiền lương là không linh hoạt. Tính cứng nhắt (rigidity ) của tiền lương
danh nghĩa là do công nhân và công đoàn luôn chống đối cắt giảm lương (danh nghĩa)
nhất là trong giai đoạn có thất nghiệp cao. Công nhân lao động không phản ứng với

tiền lương thực mà đúng hơn là họ chỉ phản ứng trên tiền lương danh nghĩa. Hiện
tượng này Keynes gọi là ảo giác tiền tệ (money illusion). Nếu thất nghiệp xảy ra, theo
Keynes thì đó là nguyên nhân của sự suy giảm tổng cầu hoặc là những chu kỳ kinh
doanh. Vì thế để kéo lại trạng thái toàn dụng lao động Keynes đề nghị phải bù đắp
bằng chính sách tài khoá. Chính sách tiền tệ cũng có thể được sử dụng như là một

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

4


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

công cụ để hỗ trợ cho chính sách tài khoá vì nhìn chung nó không đủ để tạo ra sự cân
bằng cho nền kinh tế.
+

Về phía tổng cầu: Keynes cũng có những chỉ trích đối với trường phái cổ điển. Ông
nhấn mạnh rằng, ngay cả khi là có sự linh hoạt trong suất tiền lương và mức giá như là
trường phái cổ điển lập luận thì nền kinh tế cũng có thể bị kẹt tại một mức sản lượng
dưới sản lượng toàn dụng và cơ chế tự điều chỉnh mà truờng phái cổ điển tin tưởng
không vận hành được. Có hai lý do mà ông bảo vệ thành công lập luận này:


Thứ nhất là trong tình huống mà hàm cầu tiền tệ hoàn toàn nhạy đối với lãi suất
(hay còn gọi là bẫy thanh khoản – liquidity trap); và



Thứ hai là hàm chi tiêu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất.


Trong những tình huống như vậy nếu có sự suy giảm của phía cầu (đơn cử là giảm chi
tiêu tự định) sẽ làm thặng dư cung nên mức giá giảm.
Đáng lý ra, theo trường phái cổ điển, thì lãi suất phải giảm xuống để đầu tư tăng trở lại
và kéo tổng cầu về trạng thái cân bằng. Nhưng vì cầu tiền tệ co dãn hoàn toàn đối với
lãi suất hoặc đầu tư không nhạy cảm (với lãi suất) nên tổng cầu vẫn không thay đổi gì
(tức là vẫn nằm ở dưới sản lượng tiềm năng) trong khi giá giảm. Keynes đề nghị rằng,
trong các trường hợp này thì chính phủ nên can thiệp bằng chính sách tài khoá (giảm
thuế hoặc tăng chi tiêu) để phục hồi tổng cầu.
Keynes đã tạo được cách mạng trong lý thuyết vĩ mô bởi các điểm sau:
+

Phân biệt rõ ràng ba thị trường và mối quan hệ cân bằng giữa chúng: hàng hoá, tiền tệ
và lao động

+

Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá để chi mối quan hệ di chuyển từ
tiết kiệm sang đầu tư và dẫn đến tăng sản lượng.

+

Sử dụng điều kiện cân bằng trên hai thị trường hàng hoá và tài chính để chỉ ra nhiều
yếu tố các động đến lãi suất và sản lượng

3. Kinh tế học tân cổ điển

Keynes đã thành công trong giải thích nền kinh tế gặp phải suy thoái kéo dài và đề nghị
đúng đắn là chính phủ phải can thiệp nhưng đã quá xa thực tế khi giả định suất tiền lương
danh nghĩa cứng nhắc và cho rằng đó là một biến ngoại sinh không được giải thích của mô

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

5


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

hình. Có thể trong ngắn hạn tiền lương là cứng nhắt nhưng nó sẽ thay đổi trong trung và dài
hạn. Điều này ngụ ý rằng cũng có thể nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh như là các nhà kinh tế cổ
điển suy luận, như sự điều chỉnh đó có thể chậm.
Những nhà kinh tế trong trường phái Cổ điển Mới cũng đặt nghi vấn xác đáng rằng:
+

Liệu phân tích chu kỳ kinh doanh trong giả định xuất tiền lương cứng nhắc (nghĩa là
ngắn hạn) là có thoả đáng không? Thay vì nó phải được phân tích trong dài hạn khi mà
các thị trường đều có sự cân bằng đồng thời?

+

Phân tích của Keynes là phân tích tĩnh (static), song trong thực tế nếu các cá nhân là ra
quyết định hợp lý thì các tập hợp thông tin trong quá khứ lẫn những dự đoán trong
tương lai nhất định phải có tác dụng nào đó?

Khi nhắt đến lý thuyết Cổ điển Mới thì Lucas la người thường xem lại một đại diện tiêu
biểu, còn Friedman là đại diện cho trường phái trọng tiền (monetarism). Cả hai đều có những
tranh luận bất đồng một cách thấu đáo với những người ủng hộ học thuyết Keynes. Những
nhà kinh tế học khác cũng được xem thuộc trường phái Cổ điển Mới là Thomas J.Sargent,
Robert J. Barro, Neil Wallace, Edward C. Prescott, Finn Kydland, Robert E.Hall, Micheal
Woodford, Paul M. Romer. Nancy L. Stokey.
+


Milton Friedman (1912 -): Friedman đã bắt đầu có những hiệu chỉnh quan trọng đối
với lý thuyết của Keynes.


Về phía tổng cung: tức là thị trường lao động, các chủ doanh nghiệp có thông tin
về giá cả nhiều hơn vì họ chỉ cần quan sát một số ít sản phẩm (chẳng hạn như sản
phẩm mà họ đang kinh doanh, các nguyên liệu đầu vào,…), ngược lại, công nhân
phải đối diện với tập hợp rất nhiều sản phẩm mà họ tiêu dùng và cũng không có
thời giờ để theo dõi giá cả nhanh chóng. Vì thế đối với chủ doanh nghiệp (tức là
cầu lao động) thì họ sẽ phản ứng với tiền lương thực (real wage) trong khi đó thì
công nhân (tức là phía cung) phản ứng với mức tiền lương thực kỳ vọng (vì họ chỉ
có mức giá kỳ vọng). Đây là giả định kỳ vọng thích nghi (adaptive expectation)
nổi tiếng của Friedman thịnh hành trong những năm 1960 -1970.



Về phía tổng cầu: Friedman thì cho rằng hàm cầu tiền tệ rất ít nhạy cảm với lãi
suất. Cụ thể hơn, thay vì Keynes chỉ xem lý do dân chúng muốn nắm giữa tiền thì
Friedman lại xem tiền như là một sản phẩm lâu bền cho hộ gia đình lẫn xí nghiệp.
Chính vì lý do mà Keynes cho rằng dân chúng nắm giữ tiền vì mục đích giao dịch

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

6


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

và đầu cơ nên khái niệm thu nhập trong hàm cầu tiền của Keynes là thu nhập thực.

Ngược lại, thu nhập trong hàm cầu tiền của Friedman là thu nhập thường xuyên,
ngoài ra còn ảnh hưởng của chênh lệch giữa mức sinh lợi lãi suất trái phiếu hiện
hành, lãi suất cổ phần hiện hành, tỷ lệ lạm phát dự đoán với lãi suất dự đoán trên
tiền (bao gồm lãi suất thực trả của ngân hàng và những dịch vụ mà họ cung cấp).
Tuy nhiên, mức chênh lệch này ít khi biến động vì áp lực cạnh tranh nên các ngân
hàng cũng thay đổi lãi suất trên tiền khi mà các biến số kia thay đổi. Phân tích này
của Friedman dẫn đến hai kết luận quan trọng mâu thuẩn với Keynes:
 Thứ nhất là các chính sách về tài khoá hầu như không làm thay đổi tổng

cầu;
 Thứ hai khối tiền tệ xác định tổng cầu.

Vì thế sự thay đổi trong cung tiền có tác dụng đối với nhân dụng và sản lượng
trong ngắn hạn vì có sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá kỳ vọng nhưng trong dài
hạn cả thì trường lao động và sản phẩm đều trở về trạng thái cân bằng. Và như vậy
chu kỳ kinh doanh xảy ra là do sự chênh lệch giữa mức giá mà công nhân kỳ vọng
so với mức giá thực tế.
+

Robert E. Lucas (1937-):
Ông có công trong việc cải thiện những nhược điểm mà Friedman không giải thích
được. Việc mà công nhân có thông tin về giá cả trễ hơn chủ doanh nghiệp như
Friedman nghĩ là không có gì sai, song công nhân không thể “ngu lâu” vì các nguồn
thông tin về mức giá thay đổi thường xuyên được cập nhật bằng phương tiện truyền
thông đại chúng. Vì như thế thì không thể nào lý giải đươc chu kỳ kinh doanh kéo dài
đến 3 - 4 năm trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đóng góp của Lucas
đối với Friedman là phương diện dự đoán. Thay vì dùng giả định dự đoán thích nghi
thì Lucas cho rằng công nhân dự đoán hợp lý (rational expectation) nghĩa là dựa trên
một giả định rằng: Chủ thể kinh tế hình thành sự dự đoán về một biến số nào đó đều
căn cứ trên tất cả các thông tin thích hợp và sẵn có. Thỉnh thoảng vẫn có những dự

đoán sai lầm nhưng sự sai lầm đó không có tính hệ thống, nghĩa là ngẫu nhiên.
Lucas cho rằng không những chỉ riêng công nhân thiếu thông tin về giá cả mà chủ
doanh nghiệp cũng trong tình trạng tương tự. Vì thế cả hai đều phải đưa ra những dự
đoán về giá cả cho mục tiêu của mình. Với giả thuyết dự đoán hợp lý và xử lý toán học

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

7


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

thì Lucas cũng dẫn đến cùng một kết luận với Friedman, nhưng cho thấy quá trình điều
chỉnh sẽ nhanh hơn so với mô hình của Friedman

4. Kinh tế học Keynes mới:

Họ giảm bớt giả định tiền lương cứng nhắt của Keynes bằng những lý giải thoả đáng hơn.
Tiền lương không linh hoạt theo họ là có và nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các nhân tố
định chế(institutional factor), chẳng hạn như cạnh tranh độc quyền (monopolistic
competition), chi phí thực đơn (menu cost), khê ước dài hạn (lengthy contract), lý thuyết tiền
lương hiệu quả (efficiency wage theory), giá ấn định (markup pricing), chiến lược marketing
(marketing stragegy)…
Linh hồn trong các lý thuyết trong trường phái Keynes mới là phân tích trên nền tảng kinh
tế vi mô (mirco-foundations) để cho thấy trong nhiều trường hợp tốt trên bình diện vi mô có
thể phương hại đến kinh tế vĩ mô. Bốn điểm chính mà những người trong trường phái
Keynes Mới chỉ trích trường phái Tân Cổ điển là:
+

Thứ nhất trong thực tế có sự phân phối thông tin không đồng đều;


+

Thứ hai giả định mức giá linh hoạt tuyệt đối trong giả định kỳ vọng hợp lý là không rõ
ràng trong thực tế;

+

Thứ ba, kỳ vọng hợp lý không phải lúc nào cũng có và với mọi thị trường;

+

Thứ tư là giả định thị trường đều trong tình trạng cân bằng như là một thị trường cạnh
tranh hoàn hảo là không có thật mà hầu hết các thị trường đều có đặc tính là cạnh tranh
độc quyền, đơn giản là chi phí để hình thành một doanh nghiệp mới cũng là một rào
cản gia nhập ngành.

Trường phái Keynes Mới nổi lên từ cuối thập niên 70, những đại diện nổi bật là Olivier
Blanchard, Nobuhibo Kiyotaki, Alan Blinder,Stanley Fischer, Rober Hall, Lawrence Katz,
Gregory Mankiw, Micheal Parkin, Joeshep Stiglitz, Lawrence Summer, John Taylor và Janet
Yellen. Ba lý thuyết điển hình theo trường phái Keynes mới là khê ước dài hạn, chi phí thực
đơn và suất tiền lương hiệu quả.
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

8


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Tóm lại

Một cách tổng quát, các trường phái kinh tế bắt đầu xuất hiện khi lý thuyết của Keynes ra
đời vào đầu thế kỷ 20. Theo đó, trước Keynes có các lý thuyết của trường phái cổ điển, sau
Keynes có trường phái Cổ điển Mới và Keynes Mới.
Nếu những nhà kinh tế trong trường phái Cổ điển Mới vẫn trung thành trong khuôn khổ phân
tích của Walras – nghĩa là cân bằng tổng thể đồng thời với giả định rằng thị trường là hoàn hảo
thì ngược lại, những nhà kinh tế trong trường phái Keynes Mới thường phân tích ngoài khuôn
khổ ấy, với các mô hình nhỏ trong tình huống thị trường thất bại. Hai dòng quan điểm này vẫn
còn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Điểm chung duy nhất là tất cả các đóng góp cho lý thuyết kinh tế vĩ mô gần đây đều xây
dựng trên nền tảng kinh tế vi mô. Cho dù các lý thuyết được tinh lọc và phát triển không ngừng
từ hơn hai thế kỷ qua, nhưng việc giải thích hai câu hỏi căn bản (1) “nguyên nhân nào có sự giao
động trong sản lượng và nhân dụng” và (2) “chúng ta phải làm gì trong truờng hợp có sự giao
động đó?” vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng.

Câu 2: Tại sao trong ngắn hạn, các nhà kinh tế coi trọng tổng cầu hơn tổng cung?
Tổng cầu:


Tổng cầu là tổng sản lượng trong nước mà các tác nhân kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại
mỗi mức giá nhất định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đường tổng cầu biểu thị sự
liên hệ giữa tổng cầu sản lượng và mức giá tổng quát đo bằng chỉ số điều chỉnh GDP khi mức giá
tổng quát thay đổi.
(Hình 1)



Tính chất của đường tổng cầu:
Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đến tổng cầu. Độ

dốc âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

+ Mức giá và tiêu dùng - Hiệu ứng của cả i: ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm tăng giá trị
thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ. Nếu như người ta giữ một khối lượng tiền nhất định, khi
+

mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm hơn trước.
Mức giá và đầu tư - Hiệu ứng lãi suất: khi giá cả giảm, các hộ gia đình cần giữ ít tiền hơn để
mua hàng hoá và dịch vụ mà họ muốn. Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay nhiều hơn. Điều

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

9


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều
+

hơn vào máy móc, thiết bị.
Mức giá và xuất khẩu ròng - Hiệu ứng thay thế quốc tế : trong nền kinh tế mở, sự giảm giá của
hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên rẻ tương đối so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng
khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Tổng cung:



Tổng cung của một nền kinh tế là mức sản lượng trong nước mà các doanh nghiệp sẵn sàng và
có khả năng sản xuất, cung ứng tại một mức giá nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi. Đường tổng cung biểu thị sự liên hệ giữa tổng cung sản xuất và mức giá tổng quát đo bằng
chỉ số điều chỉnh GDP khi mức giá tổng quát thay đổi.

(Hình 2)

Cân bằng thị trường sản lượng được mô tả như Hình 3 bên. Tại mức giá P o và sản lượng cân
bằng Y0 thì nền kinh tế đạt mức toàn dụng.

Thay đổi của Tổng Cầu tác động đến nền kinh tế
Giả định nền kinh tế đang trong trạng thái cân bằng, khi có một thay đổi về mức giá dự
đoán, tức P thay đổi, sẽ làm chi tiêu tiêu dùng tự định tăng, chuyển đường IS sang phải, từ IS o
sang IS1 và đường tổng cầu sang phải, từ AD0 sang AD1. Tại mức giá P=P0, thị trường sản lượng
có thừa cầu nên P tăng. Và P tăng thì lượng tổng cung tăng và lượng tổng cầu giảm. Tại B’, giao
điểm giữa đường tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS0, mức giá cân bằng tăng từ P0 lên P1và
sản lượng cân bằng tăng từ Y 0 lên Y1. Với mức cung tiền không đổi (Mo), P tăng thì cung tiền
thực giảm, chuyển đường LM sang trái, cắt đường IS1 tại A’.
Trong thị trường lao động, P tăng chuyển đường tổng cầu lao động sang phải, từ P 0 f(N)
sang P0 F(N) cắt đường tổng cung lao động tại B’. Tiền lương danh nghĩa tăng từ W 0 đến W1,
mức nhân dụng tăng từ N0 đến N1, nghĩa là giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống, và thị trường lao động
đạt đến điểm cân bằng B’.

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

10


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Trong dài hạn, khi mức giá thực cao hơn mức giá dự đoán,làm tăng lượng cung lao động,
khiến mức tiền lương thực thấp hơn tiền lương dự đoán, và sản lượng sản xuất tăng. Lúc này,
đường tổng cung AS0 dịch chuyển sang trái, cắt đường tổng cầu AD 1 tại điểm A”, sản lượng
giảm từ Y1 xuống Y2 và giá tăng từ P1 lên P2. Quá trình điều chỉnh cứ tiếp tục cho đến khi đường
tổng cung cắt đường tổng cầu AD1 tại điểm A* trên đường Y-vị trí cân bằng dài hạn.


Thay đổi của tổng cung tác động đến nền kinh tế
Giả sử tình hình nền kinh tế đang trong trạng thái cân bằng tại điểm A, khi giá cung tăng
chi phí tăng. Điều này làm đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS 0 sang AS1 cắt đường
tổng cầu AD0 tại A’, mức giá cân bằng tăng từ P0 sang P1 và sản lượng cân bằng giảm. Lúc này,
các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, giảm bớt nhân công đang sử dụng, do đó làm
tăng tỷ lệ thất nghiệp.(Hình 5)
Trong dài hạn, khi mức giá tăng làm đường tổng cung lao động chuyển sang phải, cắt
đường tổng cầu lao động tại điểm cân bằng mới với mức tiền lương thấp hơn. Trong thị trường
sản lượng, vì mức giá P tăng nên làm tăng mức giá dự đoán, chuyển đường tổng cung AS 1 sang
trái thành AS2, cắt đường tổng cầu tại điểm A”, mức giá cân bằng tăng từ P 1 đến P2. Trong thị
trường lao động mức giá dự đoán tăng làm chuyển đường tổng cung lao động qua trái, cắt đường
tổng cầu tại điểm cân bằng mới với mức lương cao hơn. Quá trình điều chỉnh tiếp tục cho đến
khi đường tổng cung sản lượng cắt đường tổng cầu sản lượng tại điểm A *(Hình 5b). Lúc này, nền
kinh tế trở lại sản lượng tự nhiên, nhưng ở mức thấp hơn mức sản lượng tự nhiên trước quá trình
điều chỉnh. Tỷ lệ thất nghiệp tăng và mức giá tiền lương thực cũng giảm (Hình 5c).
Như vậy, có thể thấy trong ngắn hạn, khi có sự tăng lên về mức giá, tác động của tổng
cầu đến nền kinh tế theo hướng tích cực, là làm tăng sản lượng cân bằng, nghĩa là tăng GDP,
giảm thất nghiệp. Ngược lại, khi có sự tăng lên về mức giá tác động về phía tổng cung là làm
giảm sản lượng và tăng thất nghiệp. Do đó, trong ngắn hạn, các nhà kinh tế cũng như các nhà
hoạch định chính sách đều chú trọng đến tổng cầu. Nhà kinh tế học Keynes đã khẳng định, tổng
cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong dài hạn, khi kết thúc quá trình điều chỉnh, tổng cầu và tổng cung sẽ dịch chuyển
đến điểm cân bằng mới, nền kinh tế đạt mức sản lượng cân bằng mới. Tuy nhiên, trong trường
hợp mức giá tác động lên tổng cung, mức sản lượng tự nhiên giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng và mức
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

11



GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

lương cân bằng cũng giảm. Trong khi đó, mức giá tăng tác động làm tổng cầu dịch chuyển mang
đến kết quả là nền kinh tế không thay đổi mức sản lượng tự nhiên.

Câu 3: Chu kỳ kinh doanh là gì?
Trong suốt quá trình phát triển, bất kỳ nền kinh tế nào cũng trải qua các giai đoạn tăng
trưởng nhanh xen kẽ với các giai đoạn tăng trưởng chậm, hay gọi là suy thoái. Các nhà kinh tế
gọi sự thay đổi về sản lượng này là các chu kỳ kinh doanh hay chu kỳ kinh tế.
Người ta chia chu kỳ kinh tế thành 4 pha: Phục hồi, tăng trưởng, khủng hoảng, suy thoái.
Hai pha đầu gộp thành giai đoạn mở rộng, hai pha cuối gọp thành giai đoạn thu hẹp
Tăng trưởng
Khủng hoảng
Phục hồi
Suy thoái
Đáy của chu kỳ kinh tế
Đỉnh chu kỳ kinh tế
+

Pha Phục hồi: GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt
giữa pha phục hồi và pha suy thoái là đáy của chu kỳ kinh tế.
Dấu hiệu của giai đoạn này là lạm phát suy giảm, lãi suất điều chỉnh giảm, thị trường
trái phiếu tạo đáy, thị trường chứng khoán phục hồi, giá cả hàng hóa tăng lên, giá trị các
tài sản khác gia tăng, niềm tin hồi phục và các chính sách kích thích kinh tế của chính

+

phủ.
Pha Tăng trưởng: Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước
lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha tăng trưởng. Trong giai đoạn này: Lãi suất ngắn

hạn ở mức trung bình; trái phiếu ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ;
thị trường hàng hóa tăng trưởng mạnh; giá cảc các tài sản khác phục hồi; nền kinh tế
tăng trưởng nhanh đáng kể; lạm phát duy trì ở mức thấp; sự tin tưởng vào thị trường gia
tăng.
Vào cuối pha tăng trưởng: Trạng thái tâm lý hưng phấn; lạm phát tăng dần; lãi suất ngắn
hạn tăng lên; lãi suất trái phiếu tăng; trị trường chứng khoán ở giai đoạn đỉnh điểm; giá
cả hàng hóa tăng lên mạnh mẽ; giá cả các loại tài sản khác cũng tăng mạnh

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

12


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao
+

Pha khủng hoảng: Kết thúc pha tăng trưởng, nền kinh tế đi vào giai đoạn khủng hoảng.
Điểm giao giữa pha tăng trưởng và pha khủng hoảng là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Bước
vào giai đoạn này, niềm tin vào thị trường giảm đột ngột; lạm phát tiếp tục tăng; hàng
hóa tồn kho và có sự điều chỉnh giảm giá; lãi suất ngắn hạn tăng đến mức cao nhất; lãi
suất trái phiếu cũng ở mức cao nhất; thị trường chứng khoán bắt đầu suy giảm; thị

+

trường hàng hóa suy giảm; giá cả của các tài sản khác tăng cao nhất trong chu kỳ.
Suy thoái: Trong giai đoạn này, niềm tin vào thị trường hầu như không có; lạm phát đạt
đỉnh; sản xuất thu hẹp; lãi suất ngắn hạn giảm xuống; lãi suất trái phiếu cũng giảm dần;

thị trường chứng khoán tạo đáy; thị trường hàng hóa hoạt động kém hiệu quả.
Trong nền kinh tế hiện đại ngày này, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp

tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v... không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP
giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại (gồm pha khủng khoảng và pha suy thoái), được
gọi duy nhất là suy thoái 3. Như vậy, chu kỳ kinh tế hiện nay được hiểu là sự biến động của GDP
thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là phục hồi, tăng trưởng (hưng thịnh) và suy thoái.
Chu kỳ kinh tế khác với những chu kỳ bình thường, nó tăng trưởng và suy thoái để hình
thành một chu kỳ nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố và những yếu tố đó khác nhau trong từng giai
đoạn nên chu kỳ kinh tế thường không đều nhau.
Câu 4: Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế
của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh
doanh. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn
thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách
lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên
biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.
− Chủ nghĩa Keynes cho rằng: Chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến
cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý
tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới
lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt.
− Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới: Sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính
phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh
tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả.
3 Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu
kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách
gọi này nữa

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

13



GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao


Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ
và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm
1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với
cuộc suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ 1981-1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa



tới 18% để chống lạm phát.
Mô hình gia tốc - số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động
ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những

dao động có tính chu kỳ của GDP
− Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michał Kalecki,… Lý
thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính
sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử
− Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro,
Thomas Sargent…phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương
đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc
làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do
mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.
− Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về
năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động
có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004
Edward Prescott, Charles Prosser,…
Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào tỏ ra
đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi.
Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát

hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của
GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã hiểu biết
và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng
hoảng. Chu kỳ kinh doanh khốc liệt tàn phá chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ đầu của chủ
nghĩa tư bản đã được chế ngự.
Câu 5: Chu kỳ kinh doanh luôn xấu?

Tính tất yếu của chu kỳ kinh doanh
Lịch sử phát triển của kinh tế thị trường cho thấy chu kỳ kinh doanh là một trong những
thuộc tính của nó. Nền kinh tế xét trong dài hạn cơ bản là có sự vận động đi lên, nhưng trong quá
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

14


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

trình vận động đó không có sự tiến lên tịnh tiến mà có sự biến động theo dạng hình sin – thông
qua các pha trong một chu kỳ. Lịch sử các nền kinh tế thị trường đã chứng minh điều đó, như Mỹ
đã trải qua 12 chu kỳ kinh tế từ 1929 đến 1991. Như vậy chu kỳ kinh doanh là một thuộc tính tất
yếu, các nền kinh tế thị trường đã và đang phát triển thông qua các chu kỳ kinh doanh.
Ví dụ của nước Mỹ
Nhìn tổng thể giai đoạn 1929-2012, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 3,3%. Tuy
nhiên, sự gia tăng này không phải là một xu hướng tăng đều nhịp nhàng mà có những bước trồi
sụt. Ví dụ, trong đại khủng hoảng 1929-1933, tổng sản lượng Mỹ sụt giảm mạnh, tăng trưởng là
số âm, GDP co cụm lại tổng cộng gần 30%. Sau đó nền kinh tế phục hồi lại vào năm 1934 và
tiếp tục tăng trưởng đến năm 1937. Cứ như thế, Mỹ đã trải qua hơn 12 chu kỳ kinh tế.
Chu kỳ kinh tế là tất yếu và chúng ta không thể tránh được, chúng ta phải thừa nhận những
mặt tốt và xấu của nó. Trong pha tăng trưởng và phục hồi, nền kinh tế sẽ động viên được các

nguồn lực và phân bổ đến các thành phần kinh tế trong xã hội, mở rộng sản xuất, tạo điều kiện
đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đối với pha suy thoái và khủng hoảng,
gây nên sự giảm sút nghiêm trọng về sản lượng, sản xuất đình trệ, tạo ra nhiều khó khăn về kinh
tế xã hội. Tuy thế, đây lại là cơ hội cho nền kinh tế có được một sự chọn lọc tự nhiên đối với các
chủ thể trong nền kinh tế,: chủ thể nào có được tiềm lực phát triển tốt sẽ vượt qua được khủng
hoảng và tiếp tục phát triển,ngược lại sẽ bị diệt vong. Suy thoái và khủng hoảng xuất hiện là khi
những nguyên nhân ngoại sinh và trong nội tại đã bộc lộ và tác động đến nền kinh tế, vì thế đứng
trên một góc độ nào đó, đây còn là cơ hội cho các nhà lãnh đạo quốc gia, cho mỗi cá nhân hiểu
rõ hơn về nền kinh tế mà mình đang sống, rút ra những kinh nghiệm và bài học trong quản trị vĩ
mô, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và thực hiện các dự đoán kinh tế tốt hơn để có thể kéo
dài được pha tăng trưởng và phục hồi, giảm đi nhưng thiệt hại xấu do khủng hoảng và suy thoái
mang lại.
Dù có trải qua đợt suy thoái và khủng hoảng của các chu kỳ kinh tế với những ảnh hưởng
nặng nề khác nhau, song về cơ bản thì xu hướng của nền kinh tế vẫn là phát triển đi lên. Như ví
dụ trên, GDP Mỹ giờ đây tăng gấp nhiều lần so với năm 1929, nghĩa là nền kinh tế Mỹ sản xuất
ra lượng hàng hóa lớn hơn trước kia rất nhiều, chất lượng đời sống của người dân Mỹ đã cao hơn
trước đây rất nhiều. Nhờ những chu kỳ kinh tế, tăng trưởng rồi giảm sút, và phục hồi sau suy
thoái mà nền kinh tế luôn đi lên, bởi đó là sự phát triển có kế thừa. Những thành tựu trước đây
được kế thừa, những thiếu sót trong quá khứ được quan tâm hơn và nhưng tiến bộ mới luôn được
ra đời.
Vì sự khách quan của chu kỳ kinh tế, chúng ta không nên chống lại chu kỳ kinh tế. Thay vì
thế, cần tôn trọng thuộc tính khách quan này và vận dụng linh hoạt nó.
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

15


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Từ kinh nghiệm một số nước trong việc vượt qua khủng hoảng chu kỳ chúng ta có thể rút ra

một số bài học cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô như sau:
Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước
đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ
yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực
cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh...
Thứ hai, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì các cú sốc từ bên ngoài sẽ
nhanh chóng tác động tới nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy
thoái. Cuối tháng 9, đầu tháng 10-2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ đang ở
giai đoạn khó khăn nhất và đã lan ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà hoạch định chính sách
và chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định “sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt
Nam”, “không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam” hoặc “không gây quan ngại nhiều đến nền kinh
tế Việt Nam”... một cách rất chủ quan và thiếu căn cứ  Cần có sự đề phòng và chuẩn bị ứng
phó kịp thời
Thứ ba, kỳ vọng (expectations) của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý
học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các
nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua. Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi
các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng,
chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc
hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được
kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ,
hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh
khoản (liquidity trap) khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, doanh
nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ
sẽ không còn tác dụng kích thích nền kinh tế.
Nước Mỹ đã áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 từ ngày 16-12-2008 nhưng cũng giống như
Nhật Bản trước đây, họ dường như đang mắc kẹt trong chiếc bẫy thanh khoản vô hình và bây giờ
việc khôi phục nền kinh tế chỉ còn biết trông chờ vào các gói kích thích tài khóa khổng lồ của
Tổng thống Obama mà thôi.
Đối với chính sách tài khóa, cần tính toán thận trọng hiệu quả và liều lượng của gói kích

cầu. Chính sách kích cầu mà nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng dựa trên quan
điểm Keynes với lập luận cho rằng sẽ tạo ra tác động số nhân (multiplier effect) theo đó khoản
chi tiêu kích cầu của Chính phủ sẽ là thu nhập của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế
theo cấp số nhân, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng GDP, tạo việc làm. Không hiểu các giải pháp
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

16


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

kích cầu của chúng ta như giảm thuế giá trị gia tăng, giãn thuế thu nhập cá nhân, bảo lãnh tín
dụng hay bù lãi suất được tính toán với số nhân là bao nhiêu?
Câu 6: Chu kỳ kinh doanh trên thế giới và chu kỳ kinh doanh của Việt Nam
a) Chu kỳ kinh doanh trên thế giới:

Kể từ đầu thập niên 90 đến nay có hiện tượng khủng hoảng kinh tế chạy vòng quanh từ Nhật
Bản (1991); lan rộng khắp vùng Đông Á (1997); tràn vào Nga (1998); sang Nam Mỹ (1999); tiến
đến Mỹ hai lần vào năm 2001 với bong bóng tin học (Hi Tech buble), tiếp theo năm 2007 khủng
hoảng địa ốc và tài chính; lây lan sang Âu Châu (2009); hiện đang ảnh hưởng khối các nước tân
hưng (BRIC - 2013); và bắt đầu có dự đoán sẽ trở lại Mỹ năm 2015
(1) 1997: khủng hoảng tài chính tại Đông Á
Trong khi Nhật Bản rơi vào suy thoái từ 1986 thì các nước Thái Lan, Mã Lai, Indonesia,
Singapore, Nam Hàn phát triển liên tục 8-12% trong thập niên 90. Giới tư bản thấy hấp dẫn
nên đổ tiền ào ạt vào các con rồng Á Châu, một phần qua FDI (đầu tư trực tiếp để xây nhà
máy v.v...), phần khác với các khoảng cho vay ngắn hạn và mua bán cổ phiếu cùng địa ốc vào
lúc các thị trường tài chính mở cửa (financial liberization).
Tín dụng dễ dãi giúp nhà nước và doanh nghiệp Thái Lan vay mượn bằng USD để đầu tư
thành cẩu thả bơm ra bong bóng địa ốc. Đến khi nguy cơ bị phát hiện thì các nhà đầu tư nước
ngoài tháo chạy bằng cách rút lại các khoảng cho vay ngắn hạn. Doanh nghiệp Thái trước

đây vay theo đô-la, đến lúc tiền Thái mất giá thì gánh nợ trở nên vô cùng nặng dẫn đến tình
trạng phá sản hàng loạt. Cơn chấn động từ Thái Lan khiến nhiều nước vùng Đông Á như
Indonesia và Nam Hàn bị vạ lây. IMF can thiệp nhưng đưa ra điều kiện khắc khe là những
quốc gia này phải áp dụng chính sách thắc lưng buộc bụng ngặt nghèo khiến kinh tế khu vực
bị co thắt.
(2) 1998: khủng hoảng kinh tế tại Nga và các quốc gia lân cận
Tăng trưởng toàn cầu chậm lại do khủng hoảng Đông Á nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng
sụt giảm. Nga vốn là nước sản xuất dầu hoả và kim loại nên bị vạ lây. Cộng thêm tình trạng
chính trị bấp bênh và tham nhũng cuối thời Yeltsin nên các nhà đầu tư ngoại quốc rút vốn
khỏi Nga, ảnh hưởng dây chuyền sang các quốc gia lân cận (Estonia, Latvia, Belarus,
Kazakhstan, Moldova, ....)
(3) 1999: khủng hoảng kinh tế Nam Mỹ

Chính quyền dân sự tại Argentina đang cố gắng hồi phục nền kinh tế từ sau chiến tranh
với Anh tại quần đảo Faklands năm 1982. Họ cố giữ giá trị đồng tiền để chống lạm phát,
nhưng do vậy lại ảnh hưởng đến xuất cảng. IMF cho vay với điều kiện thắc lưng buộc bụng
nhằm giải quyết tình trạng nợ công quá cao (do chiến tranh, các khoảng chi tiêu vực dậy kinh
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

17


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

tế và tình trạng tham nhũng khiến thuế má thất thu). Kết quả là kinh tế suy sụp, dân chúng
biểu tình ồ ạt vì không có công ăn việc làm. Các nhà đầu tư quốc tế đang âu lo vì khủng
hoảng Đông Á và Nga nên lại rút vốn chẳng những khỏi Argentina mà còn ảnh hưởng đến
Brazil và Urugay.
(4) 2001: bong bóng tin học tại Mỹ
Bong bóng tin học (Hi-tech buble) ở Mỹ nổ bùng do tâm lý hồ hởi đầu tư vào công nghệ

điện toán. Nhưng trái với các trường hợp khác, lần khủng hoảng này tuy lớn nhưng chỉ giới
hạn vào các khoảng đầu tư trực tiếp trong ngành điện toán nên không lây lan sang lãnh vực
tài chính và những khu vực khác.
(5) 2001-07:

Giai đoạn này tuy ổn định nhưng lại chính là sự an tỉnh trong tâm bảo trước khi hai cuộc
đại khủng hoảng xảy đến tại Mỹ và châu Âu. Mấu chốt nơi hai nguồn tiền, một chảy vào Mỹ
và một vào Nam Âu:
Đông Á và Trung Quốc phục hồi rất nhanh từ sau 1997. Các nước này tăng trưởng bằng
cách thúc đẩy xuất khẩu, từ đó tích trử một khoảng ngoại tệ khổng lồ nhằm ngăn chận trường
hợp bị tư bản nước ngoài thao túng như trước đây. Song cả hai mục tiêu này đều cần đến một
thị trường tiêu thụ và tài chính rất lớn nên chỉ có Mỹ hội đủ cả hai điều kiện. Do đó Đông Á
theo chính sách chung, giữ giá tiền thấp nhằm bán hàng sang Mỹ; sau đó dùng thặng dư mậu
dịch để mua lại nợ công của Mỹ và kềm giữ hối đối!
Chiến tranh vùng vịnh cùng kinh tế Đông Á tăng trưởng khiến giá dầu nhảy vọt hơn gấp
ba lần. Nga và các nước Trung Đông thu vào nguồn lợi khổng lồ nên cũng lại đầu tư hoặc gởi
tiền sang Tây Phương.
Riêng tại Âu Châu nước Đức sau 10 năm thắt lưng buộc bụng để thống nhất hai miền
Đông-Tây đã trở thành nền kinh tế mạnh nhất trong khu vực. Sau khi khối Euro sát nhập,
mậu dịch trở nên thuận tiện các ngân hàng Đức đã dễ dãi cho vay tín dụng sang Nam Âu
nhằm bán hàng hoá sản xuất từ Đức.
(6) Mỹ - khủng hoảng địa ốc và tài chính 2007
Tiền đổ vào Mỹ không dùng trong tăng trưởng sản xuất (vì sản xuất chạy sang Đông Á)
nên thổi phòng thị trường địa ốc. Tín dụng quá dễ dãi và giá nhà tăng nhanh khiến các tay
phù thủy ngành tài chính và ngân hàng lại vẽ ra nhiều kiểu đầu tư mới để bơm tiền vào bong
bóng cho nhanh hơn. Đến khi bóng nổ thì không những giá nhà rơi xuống rất nhanh mà còn
ảnh hưởng đến cả ngân hàng và bảo hiểm vì không ai biết công ty nào ôm bao nhiêu nợ xấu.
Kinh tế suy thoái và chiến tranh khiến ngân sách Mỹ bị thâm thủng nặng nề. Nợ công lên
đến 17 ngàn tỷ USD nhưng Quốc Hội và Hành Pháp vẫn không đồng ý về chính sách thuế
khoá và tài chính nên sẽ là một gánh vô cùng nặng trong tương lai.


Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

18


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Ngân Hàng Trung Ương đã tung vào 4 ngàn tỷ USD để cứu vớt ngân hàng và doanh
nghiệp, đồng thời giữ mức lời ở mức cực thấp để vực dậy ngành địa ốc. Nhờ vậy nên kinh tế
Mỹ hiện đang hồi phục chậm chạp.
(7) 7. 2009: khủng hoảng khối Euro
Cuộc khủng hoảng tại Mỹ khiến giới tài chính Tây Phương rúng động và xem xét kỹ
lưỡng sổ sách nên mới phát hiện ra nước Hy Lạp che dấu thống kê để mượn tiền.
Kinh tế Hy Lạp rất nhỏ chỉ bằng 2% GDP của khối Euro - tức khoảng một thành phố lớn
như Miami tại Mỹ - lẻ ra không thể đe doạ toàn khối. Nhưng các ngân hàng Đức, Pháp, Tây
Ban Nha cho vay nên bị vạ lây. Từ nổi lo âu nói trên mới dấy lên sự kiện là nhiều nước Nam
Âu như Ý và Bồ Đào Nha bị bội thu ngân sách. Hình ảnh toàn khối giống như đám người bị
cột chặt vào nhau (bởi đồng tiền chung Euro) nhưng khi cùng rơi xuống nước lại không chịu
hợp tác (bởi mỗi nước vẫn có nhà nước và ngân sách độc lập) nên kéo nhau chết chùm.
Để kết luận, tiền cũng giống như nước: khi các rào cản được mở ra (nhờ vào công nghệ
thông tin và Chiến Tranh Lạnh chấm dứt) thì tự động tìm nơi trũng hay chổ có nhiều lợi
nhuận để tuông vào. Nhưng khi dồn vào quá nhanh thì sẽ sinh ra lụt lội.
Các khối Âu-Mỹ-Nhật tung ra khoảng 6 ngàn tỷ USD để đối phó với khủng hoảng. Một
lượng tiền lớn chạy về các nước tân hưng (BRIC) vốn phát triển nhanh chóng trong khi Tây
Phương trì trệ. Nay các nước công nghiệp có dấu hiệu phục hồi thì tiền rút ngược lại khiến
các quốc gia gồm Ấn Độ, Nga, Brazil gặp rất nhiều khó khăn.
Trung Quốc hiện đang phải đối đầu với những thử thách lớn: Bắc Kinh trước đây đầu tư
rất mạnh để giữ phát triển 10% trong lúc kinh tế thế giới suy thoái, nay phải tìm cách cắt
giảm đầu tư do thị trường xuất khẩu thu hẹp lại. Muốn tăng trưởng phải đẩy mạnh tiêu thụ

nội địa, nhưng cải tổ sang mô hình kinh tế mới đòi hỏi nhiều thay đổi rộng lớn về chính trị để
đối phó với các nhóm lợi ích.
Theo nghiên cứu cho thấy, căn nguyên của các cuộc khủng hoảng lan truyền trên thế giới
xuất phát từ luân chuyển tư bản giữa các nước. Theo đó có 4 nguồn tư bản chủ yếu sau:
+ Nguồn tiền thứ nhất khi tư bản Âu-Mỹ-Nhật tuông vào đầu tư ồ ạt sang Trung Quốc
+

cùng các quốc gia đang mở mang sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt.
Lượng tài chính thứ hai do các nước Đông Á tích tụ một trữ lượng tiền tệ khổng lồ

nhờ vào xuất cảng nên chảy ngược gởi về Mỹ.
+ Nguồn tiền thứ ba khi giá dầu thô tăng vọt từ 2002 khiến Nga và các nước Trung
Đông thu vào lợi tức lớn, một phần không ít chạy ngược sang sang Âu-Mỹ.
+ Nguồn tiền thứ tư tuy không lớn bằng các khoảng tư bản nói trên nhưng lại làm nổi
bật tình trạng mất cân đối và tạo ra khủng hoảng Euro, xảy ra sau khi khối này thống
nhất và tiền đổ vào Nam Âu đầu tư.
b) Thực trạng phát triển của nền kinh tế Việt Nam dưới góc độ chu kỳ kinh tế:

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

19


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP, thất nghiệp, lạm phát cho thấy trong hơn 2 thập nên nền
kinh tế Việt Nam đã trãi qua 3 giai đoạn suy thoái, với chu kỳ khoảng hơn 10 năm.
+ Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ
thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990
+ Cuộc suy thoái lần thứ 2 là 1997-1999:

Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách
kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và
bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn
1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%.
Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh
chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1997-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 8.1% năm 1997 và
xuống đáy 4,7% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 9.0% và tỷ lệ thiếu
+

việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%.
Cuộc suy thoái lần 3 từ 2008- nay , khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới đã ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế việt Nam đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP
giảm chỉ còn 6,3 năm 2008 và xuống 5.2 năm 2009, thất nghiệp tăng lên 4,6%, lạm phát
giảm từ 23.1% năm 2008 xuống 11.8% năm 2009:
Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ,
đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân
doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,4% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ
còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng
cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là
53% trong năm 2007.
Trong khi đó, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh nghiệp nhà nước
kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc làm cho khoảng 10% lực
lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái kinh tế học Áo (Mises, Hayek),
sự dư thừa tín dụng và phân bổ không hiệu quả này rốt cuộc đã dẫn tới khủng hoảng tín
dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh như diễn biế trong năm 2008.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên
ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng
trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%.
Năm 2010 với những dấu hiệu từ GDP tăng từ 5.2% năm 2009 lên 6.8% năm 2010, thất
nghiệp giảm từ 4.6% xuống 2.88% và lạm phát tăng từ 6.5% lên 11.7%, nhiều chuyên gia dự

đoán rằng nên tế Việt Nam đã vượt qua cuộc suy thoái và đã bắt đầu cho một giai đoạn tăng
trưởng của một chu kỳ mới, tuy nhiên năm 2011 nền kinh tế thế giới dường như chưa mấy

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

20


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

sáng sủa khi mà nợ công Châu Âu đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng
chung đến nền kinh tế thế giới
Năm 2012 với ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, một loạt chính sách của
chính phủ được ra, như cắt giảm chi tiêu công, sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ… kết quả
là GDP 9 tháng đầu năm chỉ đặt 4.7% và việc dự đoán năm 2012 là đáy của chu kỳ vẫn chưa
có nhiều cơ sở do:
 Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nền kinh tế thế
giới, Chính phủ mỹ đang đứng trước “Vách đá tài khóa” việc quyết định như thế nào


cũng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ, nợ công Châu Âu chưa tìm ra lối thoát,…
Bên cạnh đó, kinh tế trong nước còn nhiều điều phải làm trong năm 2013, lãi suất
còn quá cao doanh nghiệp không tiếp cận được vốn, nợ xấu vẫn chưa tìm ra hướng

giải quyết.
Đặc điểm chung của các cuộc suy thoái kinh tế ở nước ta:
+ Ở giai đoạn đầu các cuộc suy thoái.
 GDP giảm đột ngột. (giảm từ 8.1% 1997 xuống còn 5.7% năm 1998, giảm từ 8.4



năm 2007 xuống còn 6.3 năm 2009)
Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh chóng trong năm đầu suy thoái (tăng từ 4.5% năm 1997



lến 9.2% năm 1999, tăng từ 12.6% năm 2007 lên 19.9% năm 2008)
Tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu gia tăng (tăng từ 5.8% năm 1997 lên 6.9% năm 1998, tăng

từ 4% năm 2007 lên 4.2% năm 2008)
+ Ở gian đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng:
 GDP có dấu hiệu tăng trở lại sau khi chạm đáy ( đáy gần nhất của chu kỳ là 4.7 năm



1999 tăng lên 6.7 năm 2000)
Lạm phát có dấu hiệu quay trở lại ( từ 0.1% năm 1999 lên 0.6% năm 2000)
Thất nghiệp giảm sau khi lập đỉnh (giảm từ 9% năm 1999 xuống 5.9% năm 2000).

Một số bài học kinh nghiệm cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô để đối phó
với khủng hoảng kinh tế mang tính chu kỳ:
Từ thực trạng lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trong
việc vượt qua khủng hoảng chu kỳ chúng ta có thể rút ra một số bài học cho công tác hoạch định
chính sách vĩ mô như sau:
Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước
đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ
yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực
cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh...
Thứ hai, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì các cú sốc từ bên ngoài sẽ
nhanh chóng tác động tới nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy
thoái.

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

21


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

Cuối tháng 9, đầu tháng 10-2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ đang ở
giai đoạn khó khăn nhất và đã lan ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà hoạch định chính sách
và chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định “sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt
Nam”, “không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam” hoặc “không gây quan ngại nhiều đến nền kinh
tế Việt Nam”... một cách rất chủ quan và thiếu căn cứ.
Thứ ba, kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại
có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch
định chính sách không thể bỏ qua.
Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và
doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các
chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được
kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ,
hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh
khoản khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, doanh nghiệp không thể
tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác
dụng kích thích nền kinh tế.
Nước Mỹ đã áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 từ ngày 16-12-2008 nhưng cũng giống như
Nhật Bản trước đây, họ dường như đang mắc kẹt trong chiếc bẫy thanh khoản vô hình và bây giờ
việc khôi phục nền kinh tế chỉ còn biết trông chờ vào các gói kích thích tài khóa khổng lồ của
Tổng thống Obama.
Đối với chính sách tài khóa, cần tính toán thận trọng hiệu quả và liều lượng của gói kích
cầu. Chính sách kích cầu mà nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng dựa trên quan

điểm Keynes với lập luận cho rằng sẽ tạo ra tác động số nhân (multiplier effect) theo đó khoản
chi tiêu kích cầu của Chính phủ sẽ là thu nhập của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế
theo cấp số nhân, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng GDP, tạo việc làm. Không hiểu các giải pháp
kích cầu của chúng ta như giảm thuế giá trị gia tăng, giãn thuế thu nhập cá nhân, bảo lãnh tín
dụng hay bù lãi suất được tính toán với số nhân là bao nhiêu?
Nếu số nhân nhỏ hơn 1 do doanh nghiệp vay bù lãi suất chỉ để đảo nợ, để gửi ăn chênh lệch
hoặc tiền hỗ trợ hộ nghèo lại nằm trong két của các quan tham... thì việc kích cầu chỉ có ý nghĩa
về mặt tâm lý và nên dừng ở mức hiện tại, không nên mở rộng lên 6 tỉ đô la để tránh làm trầm
trọng thêm thâm hụt ngân sách.
Tóm lại
Từ những vấn đề trên có thể thấy được, chu kỳ kinh tế là một quy luật gần như khách quan
đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế theo chu kỳ để
Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

22


GVHD: PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao

trên cơ sở đó đưa ra các dự báo về xu hướng phát triễn cũng như việc ban hành các quy định,
chính sách phải phù hợp với từng tình hình kinh tế cụ thể của từng pha trong chu kỳ là đều cần
đặc biệt được quan tâm để giúp nền kinh tế phát triển bền vững, giảm thiểu những tổn thất do
ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài và khủng hoảng kinh tế.

Thuyết trình môn Kinh Tế Vĩ Mô - Nhóm 5.1

23




×