Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.66 KB, 66 trang )

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chủ yếu của con
người trên thế giới. Ở Việt Nam, cây lúa được coi là cây lương thực quan trọng
nhất trong nền sản xuất nông nghiệp, là cây lương thực chính có vị trí quan
trọng số một đối với người dân Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cây lúa giúp người dân Việt Nam thoát khỏi đói nghèo, đảm bảo an ninh lương
thực và đưa nước ta thành cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Hiện
nay dân số nước ta tiếp tục tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp, mức sống của người dân cũng ngày càng nâng cao, việc đáp ứng được yêu
cầu sản xuất các giống lúa có năng suất, chất lượng cao là vấn đề cấp thiết của
các nhà chọn giống và sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây lúa lai là một trong những giải pháp quan trọng
làm tăng năng xuất, sản lượng đáp ứng được yêu cầu về đảm bảo an ninh lương
thực trên thế giới và Việt Nam. Nhưng việc tạo ra các giống lúa cho năng xuất
và chất lượng cao đáp ứng được đòi yêu cầu ngày càng cao của người dân vẫn
còn nhiều hạn chế. Các giống lúa địa phương mang các đặc tính tốt về chất
lượng, khả năng thích nghi cao đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhưng
còn nhiều hạn chế về năng xuất cũng như khả năng thích ứng rộng khó đưa ra
quy mô sản xuất lớn.
Việc đánh giá, khảo sát các dòng, thu thập từ các địa phương là một trong
những bước quan trọng để có thể xác định, phân lập, và tuyển chọn các dòng
giống ưu tú phục vụ công tác chọn tạo, lai cặp và phục tráng các giống có các
đặc tính tốt phục vụ vào sản xuất. Trên cơ sở trên tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá tập đoàn giống lúa tại Gia Lâm Hà Nội vụ xuân 2011”

1


1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích


Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc tính nông sinh học, đặc
điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất để từ đó tuyển chọn ra các
dòng, giống tốt nhất trong điều kiện địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm nông sinh học, đặc điểm
hình thái của dòng, giống lúa trong điều kiện địa phương.
- Đánh giá được mức độ sâu bệnh hại và khả năng thích nghi với điều kiện địa
phương.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam cây lúa được coi là cây trồng “bản địa”. Từ lâu cây lúa đã trở
thành cây lương thực chủ yếu và có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế và xã
hội của nước ta.[3]
Mỗi loại giống cây trồng đều có những đặc tính khác nhau về nông sinh học,
sinh lý, sinh hóa, sinh trưởng và phát triển, chất lượng… Hiện nay với kỹ thuật
sinh học tiên tiến, con người ngày càng can thiệp sâu hơn, thúc đẩy nhanh quá
trình chọn tạo giống mới có lợi cho con người.
Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm và đưa
vào sản xuất các giống lúa mới được đẩy mạnh ở các viện nghiên cứu, các
trường đại học nông nghiệp, các trạm, trại và các công ty trong và ngoài nước.
[4]
Hệ thống nghiên cứu của Vịêt Nam đã chọn tạo được nhiều giống lúa mới đáp
ứng được nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đa

dạng di truyền, khai thác tốt lợi thế và điều kiện tự nhiên, đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Chúng ta đã có những thành công nhất định
trong công tác chọn tạo giống lúa cho vùng thâm canh, vùng khó khăn.[17]
Theo Ngô Thế Dân, giai đoạn 1996 – 2000, các chương trình nghiên cứu chọn
tạo giống cây lương thực đã sử dụng nhiều phương pháp mới như: RADP, PCR
marker, STS marker, đánh giá sự đa dạng di truyền, cơ chế sinh hóa, sinh lý,
tính chống chịu sâu bệnh hại, chất lượng của 29.435 mẫu giống. Sử dụng
phương pháp nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy tế bào soma, lai xa, đột biến, ưu thế lai
trong lai tạo giống mới. Đã có 35 giống lúa được công nhận ở cấp quốc gia, 44
giống lúa tiến bộ kỹ thuật.[1]

3


Đánh giá, khảo sát các dòng, giống lúa thu thập tại các địa phương có các đặc
tính tốt là một trong những bước đầu tiên, quan trọng trong công tác nghiên cứu
nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống lúa tiếp theo.
* Nguồn gốc của lúa trồng
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của lúa trồng. Bắt nguồn từ lúa
dại con người đã thuần hoá, chọn lọc để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống dần
có được cây lúa trồng hiện nay.
Việc xác định trực tiếp tổ tiên cây lúa trồng ở châu Á (Oryza sativa) vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả: Sampath và Rao (1951), Sampath và
Govidaswami (1958), Oka (1974) cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ lúa dại
lâu năm Oryza rufipogon. Còn các tác giả khác như: Chatterjee (1951), Chang
(1976) lại cho rằng Oryza sativa được tiến hoá từ lúa dại hằng năm Oryza
navara. (Trích dẫn từ Nguyễn Văn Hiển, 2000)[3]
Lúa trồng châu Á có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (Ting, 1993). Theo
công bố của Chang (1976) thì Oryza sativa xuất hiện đầu tiên trên một vùng
rộng lớn từ lưu vực sông Ganges dưới chân núi Hymalaya qua Myanma, bắc

Thái Lan, Lào đến bắc Việt Nam và nam Trung Quốc. (Trích dẫn từ Nguyễn
Hữu Tề, 1997) [12]
Ngày nay, lúa được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ 53 vĩ độ Bắc dọc
theo sông Amua trên biên giới miền trung nước Nga đến 40 vĩ độ Nam, phía
Tây Aghentina.
* Phân loại lúa trồng
Lúa thuộc họ hoà thảo: Poaceae, họ phụ: Oryzoideae
Tộc: Oryzae, loài Oryz .sativa.
Nhiều công trình nghiên cứu từ trước tới nay đều thống nhất có hai loại lúa
trồng là Oryza sativa phổ biến ở châu Á và Oryza glaberrima trồng ở phía tây
châu Phi; là loài hạt nhỏ, năng suất thấp. (Trích dẫn từ Nguyễn Đình Giao,
2001)[8]

4


Barnes và Pental (1986) nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hoá của hai loài lúa
trồng nhằm tìm hiểu quan hệ huyết thống của chúng đã kết luận: Oryza sativa và
Oryza glaberrima có cùng nguồn gốc từ loài lúa dại Oryza perrennis. (Trích dẫn
từ Đinh Văn Lữ, 1978)[9]
Theo điều kiện sinh thái, Kato (1930) chia lúa trồng Oryza sativa thành 2
nhóm lớn là Japonica (lúa cánh) và Indica (lúa tiên). Lúa tiên thường phân bố ở
vĩ độ thấp như: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia…là loại hình cao cây,
lá nhỏ, xanh nhạt, bông xòe, hạt dài, vỏ trấu mỏng, cơm khô, nở nhiều, chịu
phân kém, dễ lốp đổ nên năng suất thường thấp. Lúa cánh thường phân bố ở vĩ
độ cao như: Nhật Bản, Triều Tiên, bắc Trung Quốc, châu Âu…là loại hình thấp
cây, lá to, xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, hạt ngắn, cơm dẻo, ít nở,
thích nghi với điều kiện thâm canh cho năng suất cao. (trích dẫn từ Nguyễn Hữu
Tề, 1997)[12]
Theo quan điểm sinh thái học, Morinaga (1954) chia lúa trồng châu Á thành 5

kiểu hình sinh thái (ecotypes) có tên là: Aus, Boro, Bulu, Aman và Tjereh. Kiểu
sinh thái Bulu và Tjereh thuộc loài phụ Javanica phát sinh chủ yếu ở Indonesia.
Trong đó kiểu Bulu có râu, lá rộng, chống đổ, không rụng hạt, đẻ nhánh yếu, dễ
bị nhiễm bệnh, cơm ngon. Loại hình Tjereh hạt không có râu, lá hẹp, dễ đổ, dễ
rụng, kháng bệnh tốt, cơm không ngon. (trích dẫn từ Nguyễn Văn Hiển, 2000)
[3]
Theo quan điểm canh tác học, lúa trồng được chia thành 4 loại:
- Lúa cạn: Là lúa trồng trên đất cao, thoát nước, không có bờ ngăn để dự trữ
nước trên mặt đất, gieo hạt khô trong đất khô, chờ nước mưa trong suốt quá
trình sinh trưởng.
- Lúa có tưới: Được gieo cấy trên những cánh đồng có các công trình thuỷ lợi
nên chủ động tưới tiêu theo từng thời kỳ sinh trưởng để đạt năng suất cao.
- Lúa nước sâu: được gieo trồng ở vùng đất thấp, không có điều kiện rút nước
khi có mưa lớn, hoặc rút nước chậm nên lúa bị ngập úng trong thời gian không lâu.

5


- Lúa nổi: là loại hình lúa gieo trước mùa mưa. Khi mưa lớn, lúa đẻ nhánh và
khi mức nước dâng cao lúa vươn lóng rất nhanh (khoảng 10 cm/ngày). Vùng
trồng lúa nổi có mực nước ngập sâu từ 50 – 400 cm, kéo dài từ 10 ngày đến 1
tháng (có vùng ngập đến 5 tháng).
Các nhà khoa học Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) chia lúa trồng châu Á
thành ba kiểu sinh thái địa lí hoặc ba loài phụ là Indica, Japonica và Javanica.[8]
2.2. Một số kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước:
2.2.1.1. Nghiên cứu vật liệu khởi đầu:
Ngay từ năm 1924, Viện Nghiên cứu cây trồng toàn Liên xô cũ (VIR) đã thu
thập, đánh giá và bảo quản tới 150.000 mẫu giống cây trồng và cây dại (trong đó
có cả cây lúa).[3]

Năm 1962, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã tiến hành thu thập nguồn
gen cây lúa phục vụ công tác cải tiến giống lúa và đến năm 1977 đã chính thức
khai trương Ngân hàng gen cây lúa quốc tế (IRG). Tại đây, tập đoàn lúa từ 110
quốc gia trên thế giới được thu thập, mô tả, đánh giá và bảo tồn. Bộ sưu tập có
hơn 80.000 mẫu, trong đó các giống lúa châu Á Oryza sativa chiếm tới 95%,
Oryza glaberrima chiếm 1,4%, 2.100 mẫu giống hoang dại (chiếm 2,9%). Hiện
nay, còn rất nhiều mẫu giống đang trong quá trình đánh giá, phân loại để đưa
vào ngân hàng gen.[3]
2.2.1.2. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây lúa:
Cũng như các loại cây trồng khác, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
lúa chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Tại hội nghị quốc tế về an
ninh lương thực, thực phẩm, Swanminathan M.S (1978) đã kết luận trong 3 yếu
tố: thời tiết khí hậu, dịch bệnh và kinh tế thì yếu tố thời tiết là nguyên nhân quan
trọng làm cho sản lượng lương thực trên giới thế giới giảm mạnh.

6


Cây lúa là cây ưa nóng, để hoàn thành chu kì sống cây lúa cần một lượng
nhiệt nhất định. Theo tác giả Bugai X.M, Maistrenko A.L cho rằng: cây lúa ôn
đới yêu cầu tổng nhiệt độ 2500 – 3000 0C; lúa nhiệt đới yêu cầu 3500 -4500 0C;
giống dài ngày cần 50000C và giống ngắn ngày yêu cầu lượng nhiệt thấp hơn
2500-30000C.[12]
Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần nước và ưa nước điển hình. Nhu
cầu nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith hệ số thoát
nước của lúa là 710, so với lúa mì là 513 và ngô là 386. Theo Goutchin, để tạo
một đơn vị thân lá cây lúa cần 450 đơn vị nước, để tạo ra một đơn vị hạt cần 300
- 350 đơn vị nước. Nhu cầu nước thay đổi theo thời kì sinh trưởng, giống và
điều kiện thâm canh. Theo Goutchin, ruộng lúa không cần lớp nước trên mặt mà
chỉ cần đảm bảo độ ẩm 90%. Ngược lại, Erughin cho rằng ruộng lúa cần tưới

ngập. (trích dẫn từ Đinh Văn Lữ, 1978)[9]
Ngoài nhiệt độ và nước, ánh sáng là yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng không nhỏ đến
sinh trưởng và năng suất lúa. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động quang hợp và tạo năng suất. Chu kì chiếu sáng lại có tác động đến quá
trình làm đòng, trỗ bông.[9]
Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo ngày tháng trong năm và
theo thời gian trong ngày. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang
hợp của cây lúa là 250 – 400 calo/cm 2/ngày. Theo Murata, tại Nhật Bản năng
suất lúa được hình thành vào tháng 8 – 9, cường độ ánh sáng trong 2 tháng đó là
386 calo/cm2/ngày. (Trích dẫn từ Nguyễn Hữu Tề, 1997)[12]
Theo Hoomaw và Vergarai B, các giống lúa nhiệt đới có thời gian sinh trưởng
khoảng 130 ngày cần 1.000 giờ sáng, riêng tháng cuối cùng cần 220 - 240 giờ.
Các tác giả Nhật Bản cho rằng trong hai tháng cuối đời cây lúa cần ít nhất 400
giờ sáng. (Trích dẫn từ Nguyễn Hữu Tề, 1997)[12]

7


2.2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
* Đặc điểm hình thái cây lúa
Lúa là cây trồng đa dạng về kiểu hình, mỗi giống có những đặc điểm riêng mà
ta có thể dựa vào đó để nhận biết các giống như: thời gian sinh trưởng, khả năng
đẻ nhánh, chiều cao cây, bộ lá lúa, khả năng quang hợp, dạng hạt, màu sắc hạt.
[13]
Nghiên cứu về hình thái của các giống lúa trồng châu Á, Jennings (1979) cho
rằng: các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá nhỏ, màu xanh nhạt,
bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ lốp đổ, năng suất thấp, cơm
khô, nở nhiều. Trong khi các giống thuộc loài phụ Japonica thường thấp cây, lá
to, màu xanh đậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, thích nghi với điều kiện
thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao, cơm dẻo, ít nở. [27]

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đều cho rằng tính
đẻ khoẻ có hệ số di truyền từ thấp đến trung bình và chịu ảnh hưởng rõ rệt của
điều kiện ngoại cảnh.[25]
Theo Tanaka (1965): Bộ lá có khả năng đồng hóa cao sẽ làm cho cây có phản
ứng mạnh với đạm. Đó là những đặc trưng của giống cải tiến được trồng ở
những nước vùng ôn đới và á nhiệt đới. Trong khi đó nhiều giống lúa nhiệt đới
có quá nhiều lá và cao cây không thể cho năng suất cao ngay cả khi gieo trồng
trong điều kiện thâm canh. (Trích dẫn từ Đào Thế Tuấn, 1975)[16]
Theo các nhà chọn giống lúa tại IRRI, độ dài lá có quan hệ đa hiệu với các
gen xác định chiều cao cây nhưng lại bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh. Tính
trạng lá đòng dài, đứng di truyền độc lập với gen kiểm tra độ dài thân và độ dài
các lá phía dưới.[26]
* Chiều cao cây lúa
Guliaep (1975) xác định có 4 gen kiểm tra chiều cao cây lúa. Khi nghiên cứu
các dạng lùn tự nhiên và đột biến, ông nhận thấy có trường hợp tính lùn được

8


kiểm tra bởi một cặp gen lặn, có trường hợp bởi 2 cặp gen và đa số trường hợp
do 8 cặp gen quy định là d1, d2, d3, d4, d5, d6, d7, d8.[12]
Những kết quả nghiên cứu tạo giống lúa lùn của IRRI khẳng định rằng: các
giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (Dee-geo-Woo-gen, I-geo-tze,
Taichung native-1) mang gen lùn, lặn tạo cho thân ngắn nhưng không ảnh
hưởng đến chiều dài bông. Còn những gen lùn tạo ra bằng đột biến hoặc các gen
lùn có nguồn gốc ở châu Mỹ (Century Patna, SLO-17) ít được sử dụng để tạo
giống vì chúng làm cho bông ngắn lại hoặc phân ly kéo dài qua nhiều thế hệ khó
chọn lọc. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn cho các nhà chọn giống trong việc
chọn tạo các giống lúa thấp cây nhưng vẫn giữ được năng suất cao.(trích dẫn từ
Nguyễn Hữu tề, 1997)[12]

Y. Futsharra, F. Kikuchi và N. Rutger (1977) qua các nghiên cứu cơ chế di
truyền tính trạng chiều cao cây đã công bố danh sách khoảng 50 gen tham gia
quy định tính trạng lùn của cây lúa (d-1 đến d-50). Trong đó các gen d-8, d-11,
và d-14, d-10, d-15 và d-16, d-18h, d-18k là các allen với nhau. Sự hoạt động
của phần lớn các gen này lại được kiểm soát bởi một gen lặn, mà gen đó có thể
bị lấn át bởi gen trội D-53. Các đột biến cực lùn phần lớn được kiểm tra bằng 1
gen đơn lặn, nhưng đột biến nửa lùn lại được quy định bởi một gen đơn trội
không hoàn toàn. Trích dẫn từ Nguyễn Đình Giao, 2001)[8]
* Thời gian sinh trưởng của cây lúa
Những giống có thời gian sinh trưởng ngắn không thể cho năng suất cao vì
sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Ngược lại những giống có thời gian sinh
trưởng quá dài cũng cho năng suất thấp vì dễ bị đổ và chịu nhiều tác động bất lợi
của điều kiện ngoại cảnh. Trong khi đó các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ
120 -150 ngày có khả năng cho năng suất cao hơn nhiều.
Theo Khush G.S (1990) cho rằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài
ngày thì lượng chất khô cao nhưng tỷ lệ hạt/rơm thấp. Các giống có thời gian
sinh trưởng từ 130- 150 ngày có tỷ lệ hạt/rơm đạt cao nhất [21].

9


Tác giả K. Ichitami, Y. Okumoto và T. Taisaka khi nghiên cứu trên các giống
Norin 20, Kirara 397 cho rằng gen trội Se 9 kiểm soát tính mẫn cảm với độ dài
ngày và gen lặn se 9 kiềm chế tính trạng trên. (trích dẫn từ Nguyễn Công Tạn,
2002)[11]
* Tính có râu ở hạt
Tính có râu ở hạt được kiểm tra bởi 3 gen A n1, An2, An3 (Guliaep, 1975). Khi
cả ba gen trội cùng hiện diện ở một giống thì râu ở hạt dài, trái lại nếu ba gen
đều ở dạng lặn thì hạt không râu. Nếu có 1 hoặc 2 gen trội thì mức độ dài của
râu khác nhau rất rõ. (trích dẫn từ Nguyễn Hữu Tề, 1997)[16]

2.2.1.4. Các hướng nghiên cứu và tạo giống mới
Tại các thị trường khác nhau, yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau. Tại
thị trường Hồng Kông các loại gạo hạt dài, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm mềm luôn
được bán giá cao. Tại Rome các loại gạo Japonica được ưa chuộng. Người Nhật
lại ưa loại gạo hạt tròn, mềm ướt, trắng và không có mùi thơm...(M. Kaosa và
B.O. Juliana, 1990).[16]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phương hướng chọn tạo giống lúa. Dựa
trên những kết quả đạt được (Khush, 1990) đã tổng kết mô hình kiểu cấu trúc
cây lúa mới (New rice plant type) có năng suất cao như sau:
+ Số nhánh trên khóm: 3- 4 nhánh.
+ Thời gian sinh trưởng: 100 – 130 ngày.
+ Thân cứng, chống đổ.
+ Lá phẳng, dày, xanh đậm.
+ Số hạt chắc trên bông từ 200 -250 hạt.
+ Hệ thống rễ khoẻ.
+ Chống chịu nhiều loại sâu, bệnh hại.
+ Chiều cao cây từ 90 – 100 cm.
+ Tiềm năng năng suất: 10 -13 tấn/ha.

10


Dựa trên quan hệ kiểu cây và năng suất, Jennings P.R (1996) đã nhấn mạnh
rằng biện pháp chọn giống có thể tiến đến một kiểu cây cải tiến cho vùng nhiệt
đới là những giống chín sớm, chống chịu bệnh đạo ôn, thấp cây, chống đổ.
Jennings P. R cũng cho rằng nhờ biện pháp chọn giống có thể chọn tạo những
giống nhiệt đới có năng suất cao.
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã xây dựng mô hình giống lúa mới để
đạt năng suất từ 9 - 10 tấn/ha/vụ có một số tiêu chuẩn sau:
+ Số bông/m2 đạt từ 300 -390 bông.

+ Số hạt/bông đạt 115 -151 hạt.
+ Số hạt chắc/ bông: 70 – 79%.
+ Khối lượng 1000 hạt từ 24,2 – 28,4 gam.
+ Năng suất đạt từ 9,4 – 10, 3 tấn/ha.
Theo Yoshida (1979) các giống lúa thấp cây, ngắn ngày là hướng chọn tạo
mới của các nhà chọn giống trên thế giới do có những ưu điểm sau:
- Các giống chín sớm có tổng tích ôn nhỏ.
- Các giống thấp cây có chiều hướng đẻ nhiều nhánh hơn.
- Thời gian để phát triển một bông lúa ở giống chín sớm ngắn hơn các giống
dài ngày.
- Những giống chín sớm thường phản ứng với đạm cao, lá đứng, thẳng, ngắn,
dày, hẹp và xanh đậm.
- Những giống chín sớm thường có thân cây thấp và cứng giúp cây chống đổ
tốt.
Theo Gupta P.C và J.C.Otoole (1976) thì phương pháp chọn tạo giống lúa
thay đổi theo vùng sinh thái nhưng phương hướng chung có thể như sau:
+ Năng suất cao và ổn định.
+ Có nhiều dạng hình phong phú, thích nghi với điều kiện sinh thái của các
vùng.
+ Thân cứng, chống đổ tốt.

11


+ Đặc điểm về chất lượng hạt phong phú.
+ Chuyển từ dạng bông to sang dạng nhiều bông trong điều kiện sinh thái
thuận lợi.
+ Mạ khỏe, bộ rễ khỏe, dày đặc, ăn sâu.
+ Tỷ lệ hạt lép thấp, hạt mẩy đều, chín tập trung.
+ Phản ứng quang chu kì ở mức độ khác nhau.

+ Chịu hạn tốt, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại.
+ Chống chịu với đạo ôn, khô vằn, đốm nâu, sâu đục thân, rầy nâu…
+ Chịu được đất nhiều dinh dưỡng, thiếu lân hoặc đất chua.[16]
Với những tiến bộ kỹ thuật mới được áp dụng trong công tác chọn tạo giống
cây trồng đã đem lại những kết quả to lớn trong chọn tạo giống lúa chất lượng.
Trong năm 2000, giáo sư Ingo Potrykus thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ liên
bang Thụy Sĩ và Tiến sỹ Peter Beyer trường Đại học Freibery, Đức đã tạo ra
giống lúa mới có khả năng sản xuất và tồn trữ β- carotene trong hạt gạo.[16]
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ingo Potrykus và Tiến sỹ F.Goto ở Nhật Bản
đã tạo ra giống lúa có hàm lượng sắt cao trong gạo bằng cách chuyển nạp gen
tạo ra chất Feritin - một loại protein giàu sắt trong cây họ đậu. Gen điều khiển
tổng hợp chất này trong cây họ đậu được phân lập vào cây lúa làm tăng hàm
lượng sắt trong gạo lên 3 lần.[16]
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Nghiên cứu nguồn gen cây lúa
Tổng hợp, phân tích từ các số liệu điều tra cơ bản và các tài liệu xuất bản về
nguồn gen thực vật của nước ta trong nhiều năm. Hiện nay có khoảng 13.500
giống của hơn 100 loài cây trồng được thu thập, đánh giá và bảo tồn tại Ngân
hàng gen cây trồng quốc gia và cơ quan bảo tồn nguồn gen khác. Đã thu thập và
bảo tồn 1.300 mẫu giống lúa, trong đó có 450 giống lúa địa phương, lúa có khả
năng chống chịu, mặn, hạn, úng...và một số loại lúa dại...[18]

12


Nguyễn Hữu Nghĩa (2007) trong 5 năm (từ 2001 đến 2005) đã thu thập, đánh
giá thêm 873 mẫu giống lúa thơm, lúa nếp, lúa nương từ nhiều vùng sinh thái
khác nhau nâng tổng số mẫu giống trong tập đoàn 4.700 mẫu.[20]
Theo số liệu điều tra giống 13 cây trồng chủ lực của cả nước giai đoạn 20032004 của Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương, cả nước
có 688 giống lúa, trong đó giống lúa địa phương là 159 giống và 529 giống lúa

cải tiến.[10]
Cũng theo số liệu điều tra của Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng
Trung ương, diện tích trồng lúa chất lượng cao chiếm 34,18%. Vùng có diện tích
lúa chất lượng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long, tiếp theo là Đông Nam
Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.[19]
Trường Đại học Nông nghiệp I cũng đã thu thập và đánh giá 750 mẫu giống
lúa các loại. Các giống lúa này đều được đánh giá đầy đủ về các mặt như: tiềm
năng năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu...(Nguyễn Thị Trâm và cs,
1998)[15].
Trong 20 năm (1968 – 1988), Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã thu
thập được 3.691 mẫu giống lúa. Trong đó, 3.186 mẫu thu từ 30 nước khác nhau
trên thế giới, 500 mẫu giống địa phương.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đợt khảo sát năm 1992 đã thu về
1.447 mẫu giống lúa địa phương, trong đó 1.335 giống mùa trung và mùa muộn,
112 giống mùa sớm, 50 giống lúa nổi và 4 loài lúa hoang dại.
2.2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với cây lúa
Khí hậu, thời tiết – yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh
hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây
lúa. Trên quan điểm sinh lý thực vật, các đặc tính sinh lý, sinh hóa cung như
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa đều chịu ảnh hưởng của
yếu tố khí hâu, thời tiết.

13


Trong quá trình sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ cao cây lúa chóng đạt được
tổng tích ôn sẽ trỗ bông, vào hạt, chín sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Ở
nước ta, các giống lúa chiêm xuân, lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với
nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng biến động theo nhiệt độ hàng
năm và theo thời vụ cấy sớm hay muộn (Nguyễn Đình Giao, 2001).[8]

Theo Nguyễn Văn Hoan (1995) điều kiện thời tiết tối ưu cho vụ lúa mùa trỗ
bông: nhiệt độ trung bình 28 - 300C, biên độ ngày đêm 5 - 60C, ẩm độ không khí
80 – 85%, mưa rào nhỏ, kết thúc nhanh, phơi màu không gặp mưa, không có bão
và không có gió mùa Đông Bắc.[7]
Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kì sinh trưởng. Ở thời kì nảy
mầm nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình này là 30 – 35 0C. Nhiệt độ thích hợp
cho mạ phát triển là 25- 300C, thời kì đẻ nhánh, làm đòng từ 25- 300C. Thời kì trỗ
bông, làm hạt yêu cầu nhiệt độ tối ưu là 28- 30 0C, nếu nhiệt độ thấp dưới 170C
hoặc cao hơn 400C đều không có lợi cho quá trình làm bông, trỗ hạt.[8], [9]
Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây lúa. Nước tạo
điều kiện cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa một cách thuận lợi nhất. Ngoài
ra nước có tác dụng làm giảm nồng độ muối, phèn, chất độc và cỏ dại trong
ruộng lúa.
Lúa nước yêu cầu lượng mưa từ 900 – 1100 mm cho mỗi vụ lúa (nếu dựa
hoàn toàn vào nước trời). Tuy nhiên trong thực tế cũng có những năm lượng
mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, giữa các vùng, miền, vì vậy
cần cung cấp đủ nước cho quá trình sinh trưởng của cây lúa.[8]
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên lúa là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang
chu kì (độ dài ngày). Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
quang hợp và tạo năng suất của cây lúa. Chu kì chiếu sáng lại có tác dụng rõ rệt
đến quá trình phân hoá đòng và trỗ bông ở một số giống lúa địa phương trung và
dài ngày.[12]

14


Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động sống của cây lúa và được thay đổi theo vĩ độ địa lí. Nếu không có
điều kiện chiếu sáng phù hợp, cây lúa không thể trỗ bông được. Ngoài thời gian
chiếu sáng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phân hoá đòng.

Ánh sáng yếu dưới 100 lux làm chậm quá trình làm đòng.[12]
Lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, thời gian chiếu sáng 9- 10 giờ/ngày có tác
dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Tuy nhiên
mức độ phản ứng quang chu kì còn phụ thuộc vào giống và vùng canh tác. Các
giống lúa trồng ở vùng ôn đới thường là những giống chín sớm, chịu được nhiệt
độ thấp và ít mẫn cảm với độ dài ngày. Các giống lúa trồng ở vùng nhiệt đới
thường mẫn cảm với nhiệt độ hơn độ dài ngày. Những giống lúa dài ngày lại
phản ứng khá chặt với quang chu kì, chúng chỉ trỗ bông trong điều kiện ngày
ngắn của vụ mùa.[5]
2.2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
* Đặc điểm hình thái của cây lúa
Khả năng đẻ nhánh là một đặc điểm phát triển của cây lúa. Sau khi cấy, cây
lúa bén rễ hồi xanh rồi bước vào thời kì đẻ nhánh. Đây là thời kì có ý nghĩa
trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất sau này. Trong quá
trình sinh trưởng, nhánh lúa được hình thành từ các mắt đốt trên thân cây lúa.
Tuy nhiên, các giống lúa khác nhau thì thời gian đẻ nhánh, số lượng nhánh cũng
khác nhau.[5]
Theo Bùi Huy Đáp (1970) cấy 1 dảnh ngạnh trê và cấy thưa trong vụ mùa
giống lúa Tám có thể đẻ 232 nhánh, trong đó có 198 nhánh thành bông.[1]
Khi nghiên cứu về vấn đề này, Vũ Tuyên Hoàng, Luyện Hữu Chỉ, Trần Thị Nhàn
cho biết những giống lúa đẻ nhánh sớm, tập trung sẽ cho năng suất cao hơn.[5]
Bùi Huy Đáp (1970) khi nghiên cứu về đặc tính đẻ nhánh đã nhận thấy: nhánh
không bao giờ phát triển khi lá tương đương với nó chưa phát triển xong và
nhánh không bao giờ phát triển nữa khi lá bị khô.[1]

15


Qua nghiên cứu các tổ hợp lai, Nguyễn Văn Hiển nhận xét: Kiểu đẻ nhánh
chụm là lặn, kiểu đẻ nhánh xoè là trội.[3]

Đinh Văn Lữ (1978) cho rằng: những giống đẻ nhánh rải rác thì trỗ bông
không tập trung, bông không đều, chín không đều, không có lợi cho quá trình
thu hoạch và năng suất thấp. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào
phạm vi mắt đẻ và điều kiện ngoại cảnh. Phạm vi mắt đẻ phụ thuộc vào số lá
trên cây mẹ, mỗi lá tương đương với một mầm nách. Từ cây mẹ có thể hình
thành nhánh cấp 1, từ nhánh cấp 1 hình thành nhánh cấp 2... Tuy nhiên trong
điều kiện quần thể, do gieo cấy dày nên số nhánh đẻ thực tế có hạn. Sau một
thời gian đẻ nhánh, số nhánh tăng lên có hiện tượng tự điều tiết do sự cạnh tranh
về ánh sáng và dinh dưỡng, vì vậy số nhánh sẽ không tăng lên nữa.[9]
Theo Nguyễn Hữu Tề (1997) trong một phạm vi nhất định có mối tương quan
tỷ lệ thuận giữa diện tích lá và lượng quang hợp. Diện tích lá tăng dần trong quá
trình sinh trưởng, tăng trưởng mạnh nhất là thời kì đẻ nhánh mạnh và đạt tối đa
lúc trỗ bông. Các giống lúa thấp cây, lá đứng có thể tăng mật độ cấy để nâng cao
diện tích lá. Các giống cao cây, lá xoè không nên cấy dày do các lá có thể che
khuất nhau tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại.[12]
Bộ lá lúa là một đặc trưng hình thái, giúp phân biệt các giống lúa khác nhau,
đồng thời lá lúa còn là cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ. Vì vậy, màu sắc lá,
kích thước lá, độ dày lá, góc độ lá có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo năng
suất sau này. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5 – 6 lá xanh cùng hoạt
động. Sau một thời gian hoạt động, các lá lúa ở phía dưới chuyển màu vàng rồi
chết đi.[20]
Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh. Tổng
số lá trên cây nhiều hay ít có liên quan đến thời gian sinh trưởng và diện tích lá
của quần thể (Nguyễn Đình Giao, 2001).[8]
Ở nước ta, nhóm giống lúa ngắn ngày có khoảng 12 – 15 lá, nhóm trung ngày
có khoảng 16 -18 lá và nhóm dài ngày có 20 – 21 lá. Số lá còn thay đổi tuỳ theo

16



từng vụ cấy, phân bón và nước tưới. Khi số lá thay đổi thì thời gian sinh trưởng
của cây lúa cũng thay đổi theo.[7]
Chiều rộng lá di truyền ổn định hơn và tương quan không chặt với năng suất.
Độ dày lá có tương quan chặt với năng suất theo tỷ lệ thuận.[11]
Nguyễn Văn Hiển (2000) nhận thấy: lá đứng được kiểm tra bởi một gen lặn
có hệ số di truyền cao, cặp gen này có tác dụng đa hiệu vừa gây nên thân ngắn
vừa làm cho bộ lá đứng cứng.[3]
* Thời gian sinh trưởng
Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1997) cho rằng: thời gian sinh trưởng của cây
lúa được tính từ lúc nảy mầm cho đến chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày, tuỳ theo
giống lúa và điều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày ở nước ta có thời gian
sinh trưởng từ 90 -120 ngày, trung ngày từ 140-160 ngày, dài ngày là các giống
có thời gian sinh trưởng lớn hơn 160 ngày. Ngoài ra, thời gian sinh trưởng của
cây lúa còn phụ thuộc vào thời vụ. Trong điều kiện miền Bắc nước ta, do ảnh
hưởng của nhiệt độ thấp nên các giống lúa trồng trong vụ xuân có thời gian sinh
trưởng dài hơn vụ mùa.[12]
Theo Nguyễn Văn Hiển (2000) thời gian sinh trưởng của các giống lúa do
nhiều gen điều khiển. Di truyền số lượng biểu hiện rất rõ khi nghiên cứu phổ
phân li ở F2 của con lai giữa giống có thời gian sinh trưởng ngắn với giống có
thời gian sinh trưởng dài ngày. Trong quần thể F2 có nhiều cá thể sinh trưởng
ngắn hơn và dài hơn hẳn bố mẹ.[3]
Tuy nhiên các giống cực sớm của Mỹ như: Belle Patna, Blue Belle...tính chín
sớm được kiểm tra bởi một cặp gen trội. Tính cảm quang chu kì mạnh được
kiểm tra bởi một cặp gen trội hoặc bởi 2 cặp gen hoặc do hoạt động của nhóm
gen II. Tính phản ứng quang chu kì yếu do nhiều gen kiểm tra, vì vậy ở các
giống có số gen khác nhau thì mức phản ứng quang chu kì cũng khác nhau.
Cũng theo tác giả này thì sự nhạy cảm của các giống lúa với độ dài ngày bị ảnh
hưởng rất nhiều của các gen khống chế hoạt động của ARN- polymerase.

17



* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất lúa được hình thành bởi 4 yếu tố:
- Số bông/đơn vị diện tích.
- Số hạt/ bông.
- Tỷ lệ hạt chắc.
- Khối lượng 1000 hạt.
Trong các yếu tố trên thì số bông/đơn vị diện tích có tính quyết định và hình
thành sớm nhất. Yếu tố này phụ thuộc vào mật độ cấy, khả năng đẻ nhánh, khả
năng chịu đạm. Các giống lúa mới thấp cây, lá đứng, đẻ khoẻ, chịu đạm có thể
cấy dày để tăng số bông/ đơn vị diện tích.
Số hạt/bông bằng hiệu số của số hoa phân hoá trừ đi số hoa thoái hoá. Yếu tố
này phụ thuộc nhiều vào đặc tính giống và điều kiện ngoại cảnh. Các giống lúa
mới hiện nay đều có số hạt/bông cao.
Giống có tỷ lệ hạt chắc cao sẽ cho năng suất cao. Tỷ lệ chắc được quyết định
ở thời kì trước và sau trỗ bông. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lép ở lúa cao là do
trong thời kì trên nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp hoặc quá cao làm cho hạt phấn
mất sức nảy mầm hoặc trước đó vòi nhuỵ phát triển không bình thường, tế bào
mẹ hạt phấn bị ảnh hưởng... Do vậy, để có tỷ lệ hạt chắc cao phải bố trí thời vụ
sao cho khi lúa làm đòng và trổ gặp điều kiện thuận lợi nhất.[14]
Khối lượng 1000 hạt là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất lúa. Yếu tố này
chủ yếu phụ thuộc vào giống mà ít chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh.
Giai đoạn từ khi lúa trỗ cho đến chín sữa có ảnh hưởng lớn đến khối lượng 1000
hạt. Nếu trong giai đoạn này, nhiệt độ thuận lợi cho quá trình vận chuyển chất
khô vào hạt và bộ lá lúa, nhất là lá đòng còn xanh thì khối lượng 1000 hạt sẽ
cao.[15]
Theo kết quả khảo nghiệm năm 2004 của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống
cây trồng trung ương cho thấy, đa số các giống lúa mới có năng suất từ 5565tạ/ha, trong đó có địa điểm đạt 75- 80 tạ/ha. [19]


18


Khi nghiên cứu về năng suất cá thể, Vũ Tuyên Hoàng và Luyện Hữu Chỉ cho
rằng: giống lúa bông to, hạt to cho năng suất cao. Vật liệu chọn giống có năng
suất cá thể cao thường cho năng suất cao. Còn Nguyễn Văn Hiển và Trần Thị
Nhàn (1978) khi nghiên cứu độ thoát cổ bông cho biết: những giống có bông trỗ
thoát hoàn toàn thường có tỷ lệ hạt chắc cao.[5]
Nguyễn Văn Hoan cho biết: sự tương quan giữa năng suất và số bông/ khóm
ở mỗi giống lúa là khác nhau. Ở giống bán lùn có tương quan chặt (r = 0,85),
nhóm lùn (r = 0,62) và nhóm cao cây (r = 0,54). Sự tương quan giữa năng suất
và số hạt/ bông thì ngược lại nhóm cao cây (r = 0,96), nhóm lùn (r = 0,66) và
nhóm bán lùn (r = 0,62). Còn sự tương quan giữa năng suất và chiều cao thì
nhóm lùn là chặt nhất (r = 0,62), nhóm bán lùn (r = 0,49) và nhóm cao (r =
0,37).[7]

19


PHẦN III
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Tập đoàn tham gia thí nghiệm gồm 40 mẫu dòng, giống lúa địa phương thu
thập từ các vùng, miền trên cả nước.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm nông sinh học, đặc điểm hình thái
của các dòng, giống trong tập đoàn.
- Đánh giá được mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Bố trí thí nghiệm
+ Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự không nhắc lại.
+ Mạ gieo theo từng dòng tại nhà lưới 05 – Khoa Nông Học - Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
+ Mật độ cấy 40 khóm/m2, diện tích ô 5m2, cấy 1 dảnh/ khóm
+ Kỹ thuật canh tác theo quy trình của bộ môn Di truyền – giống khoa Nông Học.
3.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm: Khu thí nghiệm ruộng lúa – Khoa Nông Học – Trường ĐH Nông
nghiệp Hà Nội
+ Thời gian: Từ tháng 20/01đến tháng 15/07/2011

20


3.4. Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Các đặc điểm nông sinh học
+ Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn: Từ khi cấy đến bắt đầu đẻ nhánh,
kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu trỗ, kết thúc trỗ, chín hoàn toàn và tổng thời gian sinh
trưởng.
+ Động thái tăng trưởng số lá, chiều cao cây 9 tuần sau cấy, chiều cao cây và
số lá cuối cùng.
+ Đặc điểm đẻ nhánh: Thời gian đẻ nhánh, khả năng đẻ nhánh, kiểu đẻ nhánh
(chụm , gọn, xòe).
+ Đặc điềm hình thái màu sắc thân lá, độ tàn lá, râu đầu hạt thóc. Quan sát
đánh giá các đặc điểm:
- Màu sắc thân lá: quan sát màu sắc than lá.
- Kiểu lá: quan sát kiểu lá: đứng, trung bình, rủ.
- Độ tàn lá: quan sát sự chuyển màu của lá: muộn và chậm, trung bình, sớm
và nhanh.
- Râu đầu hạt: độ dài, màu sắc râu.

+ Đặc điểm lá đòng: đo chiều dài, chiều rộng lá đòng.
+ Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến mút đầu bông.
+ Chiều dài bông: đo từ đốt cổ bông đến đầu mút đầu bông.
+ Chiều dài cổ bông: đo từ gối lá đòng đến đốt cổ bông.
+ Đặc điểm hạt thóc: đo chiều dài, rộng hạt thóc, màu sắc hạt.
3.4.2. Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
+ Số bông hữu hiệu : Đếm tất cả các bông có hạt chắc và lép.
+ Số hạt /bông trung bình : đếm 3 bông: to, trung bình, nhỏ tổng số hạt (chắc
và lép), chia tổng số hạt cho 3, tính tỷ lệ hạt chắc.
+ Tính khối lượng 1000 hạt : Phơi khô đến độ ẩm 13% , cân 3 lần, mỗi lần
500 hạt. Nếu độ sai số giữa các lần cân không quá 0,5% thì cộng 3 lần cân rồi

21


chia cho 3 tính được khối lượng trung bình 500 hạt. Đem kết quả nhân với 2 để
tính khối lượng 1000 hạt. Nếu độ sai số giữa các lần cân vượt quá 0,5% thì tiến
hành đếm và cân lại.
+ Năng suất cá thể: Cân khối lượng hạt thu được của mười cây theo dõi, lấy
trung bình.
3.4.3. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
* Đánh giá khả năng chống chịu sâu đục thân
Theo dõi đánh giá tỷ lệ bông bạc do sâu hại vào thời kỳ lúa sau trỗ, phân theo
thang điểm của IRRI:
0: Không bị hại.
1: Có từ 1 – 10% cây bị hại.
3: Có từ 11 – 20% cây bị hại.
5: Có từ 21 – 35% số cây bị hại.
7: Có từ 36 – 50% số cây bị hại.
9: Có > 50% số cây bị hại.

* Đánh giá khả năng chống chịu sâu cuốn lá theo thang điểm của IRRI.
0: Không bị hại.
1: Có từ 1 – 10% số bông bạc.
3: Có từ 11 – 20% số bông bạc.
5: Có từ 21 – 30% số bông bạc.
7: Có từ 31 – 50% số bông bạc.
9: Có > 50% số bông bạc.
* Đánh giá khả năng chống chịu bệnh khô vằn (theo thang điểm của IRRI)
0: Không có triệu chứng.
1: Vết bệnh thấp hơn 20% chiều cao cây.
3: Vết bệnh chiếm 20 – 30 % chiều cao cây.
5: Vết bệnh chiếm 31 – 45% chiều cao cây.

22


7: Vết bệnh chiếm 46 – 65% chiều cao cây.
9: Vết bệnh chiếm > 65% chiều cao cây.
* Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá ( theo thang điểm của IRRI)
0: Không có triệu chứng.
1: Vết bệnh từ 1-5% diện tích lá.
3: Vết bệnh từ 6-12% diện tích lá.
5: Vết bệnh từ 13-25% diện tích lá.
7: Vết bệnh từ 26-50% diện tích lá.
9: Vết bệnh từ > 50% diện tích lá.
* Đánh giá khả năng kháng bệnh đạo ôn( theo thang điểm của IRRI)
0: Không có vết bệnh.
1: Vết bệnh màu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sinh sản bào tử.
2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2 mm, có viền nâu rõ
rệt, hầu hết lá dưới có vết bệnh.

3: Dạng vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện nhiều ở các lá trên.
4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài trên 3mm hoặc hơi dài,
diện tích vết bệnh trên lá nhỏ hơn 4% diện tích lá.
5: Vết bệnh điển hình: 4-10% diện tích lá.
6: Vết bệnh điển hình: 11-25% diện tích lá.
7: Vết bệnh điển hình: 26-50% diện tích lá.
8: Vết bệnh điển hình: 52-75% diện tích lá.
9: Hơn 75% diện tích vết bệnh trên lá.
3.5. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu
+ Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng phát triển, đặc tính nông sinh học, đặc
điểm hình thái, mức độ nhiễm sâu bệnh và năng suất theo phương pháp của
Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (2002).
+ Bố trí thí nghiệm theo phương pháp của Phạm Chí Thành (1986).

23


3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Xi

-Tính trung bình: X =
n

n

2

- Tính phương sai: S =




( Xi − X ) 2

i =1

n −1

-Tính hệ số: CV(%) =

S
x100
X

Trong đó: n là số mẫu quan sát.
X là giá trị trung bình của tính trạng quan sát.

S2 là phương sai mẫu
Xi là giá trị thực của tính trạng quan sát ở tính trạng thứ i

24


PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá tập đoàn mẫu dòng, giống thu thập tại các địa phương là một trong
các bước quan trọng để xác định các đặc điểm nông sinh học của các dòng,
giống thu thập được nhằm phục tuyển chọn các dòng, giống có đặc điểm quý,
thích nghi với điều kiện địa phương phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo giống
mới. Qua kết quả theo dõi, nghiên cứu, đánh giá của đề tài, chúng tôi rút ra một

số nhận xét đánh giá sau đây:
4.1. Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển trong giai đoạn mạ.
Trong lịch sử phát triển của ngành trồng lúa nước, rất nhiều các bài học, kinh
nghiệm đã được ông cha ta đúc kết như: “Cố công không bằng tốt giống”, “tốt
giống, tốt má, tốt mạ, tôt lúa”,… để nói nên tầm quan trọng của một giống tốt
hay vai trò của giai đoạn mạ trước khi cấy. Để đánh giá một giống tốt thì ngay
từ giai đoạn mạ cũng phải tốt. Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển
của giai đoạn mạ sẽ góp phần vào việc đánh giá một cách chính xác các giống
theo dõi. Cây mạ trước khi cấy được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: Tuổi
mạ, chiều cao, số lá, màu sắc lá mạ được thể hiện qua bảng 4.1.
Qua bảng ta thấy tuổi mạ của các dòng, mẫu giống thập đều đồng nhất 27
ngày (tính từ khi gieo đến khi nhổ cấy) ngày gieo mạ 09/02 và nhổ cấy 08/03.
Chiều cao, số lá mạ trước khi cấy thể hiện đặc điểm sinh trưởng của các dòng,
mẫu giống cũng như sức sinh trưởng của chúng thời kỳ cây con.
Do điều kiện thời tiết đầu vụ xuân năm nay có rét muộn và kéo dài, cho nên
đa phần các mẫu dòng, giống đều chịu ảnh hưởng, có sức sinh trưởng chậm về
chiều cao, số lá.

25


×