Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Active Cleaner lên sinh sự trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo thịt từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.08 KB, 66 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm: “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Active Cleaner lên sinh sự
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên heo thịt từ 60 ngày tuổi đến xuất chuồng” đã
được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Trí Công, thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
từ ngày 28 tháng 02 năm 2008 đến ngày 16 tháng 07 năm 2008.
Thí nghiệm được thực hiện trên 174 con heo thịt với trọng lượng bình quân ban
đầu là 21,54 kg, thí nghiệm được bố trí thành 3 đợt, mỗi đợt gồm 2 lô: lô đối chứng và
lô thí nghiệm. Lô đối chứng sử dụng thức ăn không có bổ sung chế phẩm sinh học
Active Cleaner, lô thí nghiệm sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm sinh học Active
Cleaner với mức 1 kg chế phẩm Active Cleaner cho 1 tấn thức ăn.
Kết thúc quá trình thí nghiệm chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
-

Trọng lượng bình quân của heo lúc xuất chuồng (162 ngày tuổi) ở lô đối chứng

là 81,1 kg thấp hơn so với lô thí nghiệm là 86,72 kg.
-

Tăng trọng bình quân của heo ở lô đối chứng là 57,8 kg thấp hơn lô thí nghiệm

là 64,24 kg.
-

Tăng trọng tuyệt đối của heo ở lô đối chứng là 566,7 g/con/ngày thấp hơn lô thí

nghiệm là 629,8 g/con/ngày.
-

Tiêu thụ thức ăn của lô đối chứng là 1,654 kg/con/ngày thấp hơn lô thí nghiệm

là 1,772 kg/con/ngày.


-

Chỉ số chuyển biến thức ăn của lô đối chứng là 2,8 kgTĂ/kgTT cao hơn lô thí

nghiệm là 2,68 kgTĂ/kgTT.
-

Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ở lô đối chứng là 0,71 % cao hơn so với lô thí nghiệm

là 0,48 %.
-

Tỉ lệ ngày con bệnh ở lô đối chứng là 0,94 % cao hơn lô thí nghiệm là 0,55 %.

-

Tỉ lệ nhiễm E. coli và Salmonella của lô đối chứng và thí nghiệm là 23,33 %.

-

Về hiệu quả kinh tế, chi phí thức ăn và thuốc thú y cho 1 kg tăng trọng của lô

đối chứng và lô thí nghiệm lần lượt là 24.820 VN đồng , 24.199 VN đồng.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i

Lời cảm ơn..................................................................................................................... ii
Tóm tắt khóa luận ......................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các biểu đồ và danh sách các hình ...............................................................ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................2
1.2.1. Mục đích........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..........................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC ......................................................................3
2.1.1. Định nghĩa.....................................................................................................3
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục......................................3
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT..................................................4
2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT....................................................................7
2.3.1. Phân loại........................................................................................................7
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột ...................................8
2.4. PROBIOTIC ........................................................................................................9
2.4.1. Định nghĩa...................................................................................................10
2.4.2. Cơ chế tác động và hiệu quả của probiotic .................................................10
2.5. SƠ LƯỢT VỀ CHẾ PHẨM SINH HỌC ACTIVE CLEANER .......................14
2.5.1. Thành phần..................................................................................................14
2.5.2. Vai trò của vi sinh vật trong chế phẩm .......................................................14
2.5.3. Bảo quản và cách sử dụng...........................................................................15
2.6. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG...............................16
iv



2.6.1. Lịch sử và vị trí địa lý .................................................................................16
2.6.2. Điều kiện khí hậu ........................................................................................17
2.6.3. Đất đai và nguồn nước ................................................................................17
2.6.4. Nhiệm vụ của trại ........................................................................................17
2.6.5. Cơ cấu đàn...................................................................................................17
2.6.6. Giống và công tác giống .............................................................................18
2.6.7. Chuồng trại..................................................................................................19
2.6.7.1. Chuồng nái đẻ.......................................................................................19
2.6.7.2. Chuồng nái mang thai..........................................................................19
2.6.7.3. Chuồng heo đực....................................................................................19
2.6.7.4. Chuồng heo cai sữa ..............................................................................19
2.6.7.5. Chuồng heo thịt ....................................................................................19
2.6.8. Công tác thú y .............................................................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM....................................21
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM ....................................................21
3.1.1. Thời gian .....................................................................................................21
3.1.2. Địa điểm ......................................................................................................21
3.2. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM......................................................................................21
3.3. ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM...............................................................................22
3.3.1. Thức ăn thí nghiệm .....................................................................................22
3.3.2. Chuồng trại thí nghiệm ...............................................................................22
3.3.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng.............................................................................23
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .............................................................................23
3.4.1. Nhiệt độ chuồng nuôi..................................................................................23
3.4.2. Trọng lượng ở từng giai đoạn .....................................................................23
3.4.2.1. Trọng lượng bình quân (TLBQ)...........................................................23
3.4.2.2. Tăng trọng bình quân (TTBQ) .............................................................23
3.4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) ...............................................................23
3.4.3. Chỉ tiêu sử dụng thức ăn .............................................................................24
3.4.3.1. Tiêu thụ thức ăn....................................................................................24

3.4.3.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn (CSCBTĂ) ...............................................24
v


3.4.4. Các chỉ tiêu về sức sống và bệnh của heo...................................................24
3.4.4.1. Tỉ lệ nuôi sống trong giai đoạn khảo sát ..............................................24
3.4.4.2. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy .......................................................................24
3.4.4.3. Tỉ lệ ngày con bệnh ..............................................................................24
3.4.4.4. Tỉ lệ nhiễm E. coli và Salmonella ........................................................24
3.4.5. Tính hiệu quả kinh tế ..................................................................................24
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................25
4.1. NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ...........................................................................25
4.2. TRỌNG LƯỢNG ..............................................................................................26
4.2.1. Trọng lượng bình quân................................................................................26
4.2.2. Tăng trọng bình quân ..................................................................................28
4.2.3. Tăng trọng tuyệt đối....................................................................................30
4.3. SỬ DỤNG THỨC ĂN.......................................................................................32
4.3.1. Tiêu thụ thức ăn ..........................................................................................32
4.3.2. Chỉ số chuyển biến thức ăn .........................................................................33
4.4. CÁC CHỈ TIÊU VỀ SỨC SỐNG VÀ BỆNH CỦA HEO ................................35
4.4.1. Tỉ lệ nuôi sống.............................................................................................35
4.4.2. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy ..............................................................................36
4.4.3. Tỉ lệ ngày con bệnh .....................................................................................37
4.4.4. Tỉ lệ nhiễm E. coli và Salmonella ...............................................................38
4.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ .......................................................................................41
4.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................42
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................43
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................43
5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................................49

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TLBQ

: Trọng lượng bình quân

TT

: Tăng trọng

TTBQ

: Tăng trọng bình quân

TTTĐ

: Tăng trọng tuyệt đối

TĂTT

: Thức ăn tiêu thụ

CSCBTĂ

: Chỉ số chuyển biến thức ăn


kgTĂ / kgTT

: kg thức ăn/kg tăng trọng

TLNS

: Tỉ lệ nuôi sống

TLNCTC

: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy

TLNCB

: Tỉ lệ ngày con bệnh

ĐC

: Đối chứng

TN

: Thí nghiệm

TN1

: Thí nghiệm 1

TN2


: Thí nghiệm 2

TN3

: Thí nghiệm 3

TN4

: Thí nghiệm 4

SD

: Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

Chi-Sq

: Trắc nghiệm Chi bình phương

X

: Trung bình

CFU

: Colony Forming Unit (Đơn vị hình thành khuẩn lạc)

LAB

: Lactic Acid Bacteria (vi khuẩn sinh acid lactic)


NRC

: National Researh Council

o

: Degrees Celsius

G-

: Gram negative

FAO

: Food and Agriculture Organisation

ME

: Metabolizible Energy

C

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của heo (NRC, Hoa Kỳ, 1988) ...................................... 5
Bảng 2.2: Nhu cầu nước cho heo thịt. ............................................................................... 6

Bảng 2.3: Vi sinh vật ở các đoạn ruột khác nhau. (Gedek, 1991) ................................... 8
Bảng 2.4: Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm ......................................................... 14
Bảng 2.5: Cơ cấu đàn ....................................................................................................... 17
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................... 21
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng .................................................................................. 22
Bảng 4.1: Bảng theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi............................................................... 25
Bảng 4.2: Nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi heo (ẩm độ 60 – 70 %) .................... 26
Bảng 4.3: Trọng lượng bình quân của heo ở từng giai đoạn.......................................... 26
Bảng 4.4: Tăng trọng bình quân của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ....................... 28
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ......................... 30
Bảng 4.6: Tiêu thụ thức ăn của heo trong thí nghiệm. ................................................... 32
Bảng 4.7: Chỉ số chuyển biến thức ăn ............................................................................. 33
Bảng 4.8: Tỉ lệ nuôi sống trong thí nghiệm .................................................................... 35
Bảng 4.9: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trong thí nghiệm ..................................................... 36
Bảng 4.10: Tỉ lệ ngày con bệnh khác trong thí nghiệm ................................................. 37
Bảng 4.11: Tỉ lệ nhiễm E. coli và Salmonella ................................................................ 38
Bảng 4.12: Kết quả kháng sinh đồ đối với mẫu dương tính với E. coli ........................ 40
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm Active Cleaner .................... 41

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng bình quân của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ................28
Biểu đồ 4.2: Tăng trọng bình quân của heo qua các giai đoạn thí nghiệm...................29
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn thí nghiệm ....................31
Biểu đồ 4.4: Chỉ số chuyển biến thức ăn của heo ở các giai đoạn thí nghiệm. ............34
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ nuôi sống của heo qua các đợt thí nghiệm.......................................35
Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ ngày con tiêu chảy trong thí nghiệm ...............................................36

Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ ngày con bệnh trong thí nghiệm ......................................................38
Biểu đồ 4.8: Tỉ lệ nhiễm E. coli qua từng đợt thí nghiệm ............................................39

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Vi khuẩn E. coli tấn công trên bề mặt tế bào nấm men................................10
Hình 2.2: Tương quan giữa sự phát triển của B.bifidum với nồng độ ammonia ..........11
Hình 2.3: Probiotic làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu với khẩu phần thức ăn
có hàm lượng cholesterol cao ........................................................................................12
Hình 2.4: Cơ chế hoạt động của probiotic trong đường ruột (Stewart et al, 1995)......13

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, ngành nông nghiệp nước ta đã từng
bước khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của đất nước và khu vực,
đặc biệt đối với ngành chăn nuôi heo, chúng ta đã và đang ứng dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật mới của thế giới, ngày càng hoàn thiện nhằm thực hiện nhiệm vụ
sản xuất thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước, góp phần cải thiện
kinh tế cho nhà chăn nuôi, giải quyết lao động ở địa phương.
Chăn nuôi heo có vai trò quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp cùng
với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam. Thời gian qua đàn heo trong cả nước luôn có sự tăng trưởng, tổng
đàn từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng bình quân đạt
4,9 %/năm. Theo thống kê của Cục Chăn Nuôi, tính đến tháng 12 năm 2006, trong cả
nước có khoảng 250 trang trại chăn nuôi heo thịt với quy mô từ 1000 con trở lên có áp
dụng công nghệ chăn nuôi công nghiệp, phương thức chăn nuôi này chiếm khoảng 10

– 15 % về đầu con và 20 – 25 % về sản lượng thịt. Hình thức chăn nuôi nông hộ chiếm
khoảng 75 – 80 % về đầu con, nhưng sản lượng thịt chỉ chiếm khoảng 65 – 70 % tổng
sản lượng thịt heo sản xuất của cả nước.
Trong phương thức chăn nuôi hiện nay, người ta sử dụng một lượng lớn kháng
sinh để phòng bệnh hoặc kích thích tăng trưởng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi. Theo FAO (1990) thì có khoảng 27.000 tấn kháng sinh được
sản xuất hằng năm trong đó 90 % là bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên việc sử
dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc cũng gây ra những tác hại ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất chăn nuôi và sức khỏe con người như: tạo sự đề kháng kháng sinh
với những vi khuẩn gây bệnh cho người, con thú không sản sinh ra sức đề kháng của
bản thân chống lại vi khuẩn, luôn phụ thuộc vào kháng sinh, điều đó làm cho cơ thể
thú ngày càng yếu đi. Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi sẽ ảnh hưởng tới
1


sức khỏe cho con người. Một số nghiên cứu đã cho thấy tồn dư kháng sinh trong sản
phẩm chăn nuôi có thể gây ra các bệnh ung thư, bướu.
Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi là một vấn đề cấp thiết, phức tạp,
đang được người tiêu dùng đặt ra và cần giải quyết một cách toàn diện. Ngày nay
kháng sinh đã bị hạn chế sử dụng làm chất kích thích sinh trưởng và phòng bệnh trong
chăn nuôi. Đầu năm 2006, cộng đồng Châu Âu đã cấm sử dụng tất cả các loại kháng
sinh làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi.
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy probiotic cũng có tác dụng phòng bệnh,
kích thích tăng trưởng, tăng chất lượng sản phẩm chăn nuôi, không có hại đến sức
khỏe con người và cải thiện môi trường chăn nuôi. Phương pháp sử dụng các vi khuẩn
có lợi để loại trừ các vi khuẩn có hại bằng quá trình cạnh tranh tốt hơn nhiều so với
phương pháp sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, sử dụng chế phẩm nào, sử dụng ở giai
đoạn nào để đem lại hiệu quả cao nhất là vấn đề mà các nhà chăn nuôi đang quan tâm.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS DƯƠNG THANH LIÊM,

chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC
ACTIVE CLEANER LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THỨC ĂN TRÊN HEO THỊT TỪ 60 NGÀY TUỔI ĐẾN XUẤT CHUỒNG”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định tác dụng của chế phẩm sinh học “Active Cleaner” đến tình trạng sức
khỏe, khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của heo thịt nuôi công nghiệp.
1.2.2. Yêu cầu
Bổ sung chế phẩm sinh học “Active Cleaner” vào thức ăn trên đàn heo thịt nuôi
công nghiệp.
Ghi nhận tình hình sức khỏe, mức độ tăng trưởng và tỉ lệ ngày con tiêu chảy
hay bệnh khác trong giai đoạn nuôi thịt.
Khảo sát tỉ lệ nhiễm vi trùng đường ruột: E. coli và Salmonella.
Tính hiệu quả kinh tế dựa trên chi phí thức ăn và chi phí thuốc thú y cho 1 kg
tăng trọng của heo.
Số liệu và các chỉ tiêu phải được theo dõi đầy đủ và chính xác.
2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
2.1.1. Định nghĩa
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hoá cao hơn dị hoá. Là sự
gia tăng về số lượng tế bào của các loại mô khác nhau. Quá trình này đã làm cho các
bộ phận trong cơ quan và toàn bộ cơ thể thú lớn lên dựa trên cơ sở di truyền của cơ thể
thú dưới tác động của môi trường. Trong quá trình này không sinh ra mô mới và chức
năng mới.
Phát dục là thay đổi về chất lượng. Trong quá trình này có sự sinh ra tế bào mới
cơ quan mới, có sự thay đổi về tuyến nội tiết và đưa đến sự hoàn chỉnh các chức năng

của cơ thể dựa trên cơ sở di truyền của cơ thể thú và điều kiện ngoại cảnh.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục
* Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác những đặc tính của cha mẹ và tổ tiên đã có. Bao gồm các yếu tố như loài, giống,
dòng, gia đình, giới tính, cá thể,….
Mỗi loài đều có sự sinh trưởng phát dục khác nhau. Trong cùng một giống thì
cũng có sự khác nhau. Sự sinh trưởng và phát dục giữa các con đực và con cái cũng
khác nhau,… (Trần Văn Chính, 2002). Con người đã can thiệp vào quá trình chọn lọc
giữ lại những con thú tốt cho sinh sản, nâng cao được khả năng sản xuất.
* Yếu tố ngoại cảnh
Yếu tố tự nhiên: bao gồm khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ, đất đai ảnh hưởng trực tiếp
lên cơ thể gia súc, làm quá trình sinh trưởng và phát dục của thú chậm đi. Khí hậu quá
nóng làm thú mau mệt, tiêu phí nhiều năng lượng, uống nước nhiều và dễ mắc bệnh.
Yếu tố nuôi dưỡng: quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng thú, đặc biệt là thức ăn
có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng và phát dục. Gia súc được cho ăn theo khẩu
phần phù hợp, chuồng trại sạch sẽ, ánh sáng hợp lý,… đều thúc đẩy được quá trình
3


sinh trưởng và phát dục của gia súc. Trái lại, nếu điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc
không phù hợp, khẩu phần kém dinh dưỡng thì quá trình sinh trưởng phát dục của thú
sẽ bị chậm lại.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ TIÊU HÓA HEO THỊT
Heo là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hóa của heo bao gồm miệng,
thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của
heo thường có tỉ lệ từ 80 – 85 % tùy từng loại thức ăn.
* Quá trình tiêu hóa thức ăn:
- Miệng: thức ăn ở miệng được cắt, nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn
được trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần

lớn là nước (tới 99 %) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hóa tinh bột. Tuy
nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hóa tinh bột xảy ra nhanh ở
miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ dày. Độ pH
của nước bọt khoảng 7,3.
- Dạ dày: Dạ dày của heo trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng
như là nơi dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là
nước với enzym pepsin và axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi
trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hóa protein và sản
phẩm là polypeptit và một ít axit amin.
- Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 – 20 m. Thức ăn sau khi được tiêu
hóa ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy
tạng. Thức ăn chủ yếu được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non với sự có mặt của dịch mật
và dịch tụy. Dịch mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng
ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hóa mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin
giúp cho việc tiêu hóa protein, men lipase giúp cho tiêu hóa mỡ và men diastase giúp
tiêu hóa carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase,
saccharose và lactase để tiêu hóa carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thu các chất
dinh dưỡng đã tiêu hóa được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt
tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.

4


- Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hóa. Chỉ ở manh
tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hóa carbohydrate, tạo ra các axit béo
bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tổng hợp các vitamin K, vitamin nhóm B,….
Trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, một phần thức ăn ăn vào nhưng
không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Hiệu quả tiêu hóa ở heo
phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng, trạng thái sinh lý, thành phần thức ăn,
lượng thức ăn cung cấp và cách chế biến thức ăn.

* Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dưỡng của heo (NRC, Hoa Kỳ, 1988)
Chất dinh dưỡng

Trọng lượng sống của heo (kg)
20 – 50

50 – 100

Protein thô (%)

15(*)

13(*)

(

**)ME (kcal/kg)

3260

3275

Lizin

0,75

0,6

Mehtionin + Cystin


0,41

0,34

Threonin

0,48

0,4

Tryptophan

0,12

0,1

Canxi (%)

0,6

0,5

Phospho tổng số (%)

0,5

0,4

Phospho hữu dụng (%)


0,23

0,15

Natri (%)

0,1

0,1

Selen (mg)

0,15

0,1

Vitamin A (UI)

1300

1300

Vitamin E (UI)

11

11
(Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 2000)


(*)

Tỉ lệ protein này chỉ phù hợp cho khẩu phần rất cân bằng acid amin, nếu

không thể cân bằng acid amin thì tăng tỉ lệ protein thêm 2 – 3 %.
(**)

ME là năng lượng biến dưỡng.

Sau giai đoạn cai sữa heo chuyển xuống nuôi thịt có trọng lượng khoảng 15 –
20 kg. Thời gian nuôi thịt khoảng 3,5 – 4 tháng để có thể đạt trọng lượng xuất chuồng
từ 90 – 100 kg. Đây là mức trọng lượng xuất chuồng hợp lý nhất vì lúc này phẩm chất
5


thịt tốt và hiệu quả sử dụng thức ăn bắt đầu giảm, heo có xu thế tích lũy nhiều mỡ, nếu
nuôi thêm sẽ không có lợi (Võ Văn Ninh, 2001).
Do chuyển sang một môi trường sống mới và thay đổi thức ăn nên trong giai
đoạn đầu heo dễ bị stress, dễ bị tiêu chảy. Do đó, cần phải chú ý chăm sóc heo thật kỹ
trong những tuần đầu, phải luôn theo dõi về tình trạng sức khỏe, về định mức thức ăn,
nước uống. Theo Khuyến Nông ĐN (2006) thì những ngày đầu không nên tắm heo,
nên cho ăn khoảng ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no. Thời gian đầu sử dụng cùng
loại thức ăn với thức ăn trong giai đoạn cai sữa, sau đó thay đổi thức ăn một cách từ từ.
* Nhu cầu nước của heo
Nước rất quan trọng đối với nhu cầu dinh dưỡng của heo. Tỉ lệ nước trong các
mô của cơ thể heo giảm dần theo tuổi. Thịt heo còn nhỏ chứa nhiều nước nên nhão,
thịt heo đã vỗ béo thì chắc hơn vì chứa ít nước hơn. Sự tiêu hóa bị trở ngại vì việc nhai
thức ăn, việc chuyển hóa các loại thức ăn thành chất mà cơ thể sử dụng được đều phải
dùng đến nước. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng bị trở ngại vì các chất dinh dưỡng phải
hòa tan trong nước để hấp thu vào cơ thể. Sự bài tiết các chất thừa, các chất cặn bã bị

trở ngại như phân, mồ hôi là những chất bài tiết ra ngoài đều chứa một lượng nước
nhất định. Các chất dinh dưỡng không hòa tan vào máu để đi nuôi cơ thể được, máu là
một chất lỏng được cấu tạo với thành phần nước nhất định. Nhiệt lượng thừa trong cơ
thể không thể bốc ra ngoài được, vì nhiệt bốc ra ngoài phải qua mồ hôi, hơi thở, mà
trong mồ hôi, hơi thở đều có nước. Ngày nay nuôi heo bằng thức ăn hỗn hợp để tiết
kiệm nhân lực và chất đốt, lại giữ cho thức ăn khỏi mất chất dinh dưỡng qua đun nấu.
Do đó cần phải cho heo uống nước nhiều hơn. Đối với heo thịt nói chung phải có 3 lít
nước cho 1 kg vật chất khô trong khẩu phần trong suốt thời gian vỗ béo.
Bảng 2.2: Nhu cầu nước cho heo thịt.
Thể trọng (kg)

Nhu cầu về nước (lít/ngày)

25

4

45

6,2

65

6,9

85

7

105


7,5
(Trương Lăng – Nguyễn Văn Hiền, 1988 )
6


2.3. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
2.3.1. Phân loại
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), về cơ bản hệ vi sinh vật đường ruột chia làm
2 loại:
Hệ vi sinh vật tùy nghi: đa số là vi sinh vật có hại, chúng thay đổi theo điều
kiện thức ăn, môi trường đường tiêu hóa, sức đề kháng của cơ thể,… như nấm men,
nấm mốc, Proteus, Salmonella, Klebsiella, Clostridium, Shigella, Staphylococcus, E.
coli,… chủ yếu chúng thích nghi với pH trung tính đến kiềm. Khi gặp điều kiện thích
hợp, chúng phát triển sinh sản độc tố, xâm nhập phá vỡ tế bào đường ruột gây tổn
thương thành ruột, làm nguy hại cho gia súc và gia cầm.
Hệ vi sinh vật bắt buộc: là những vi sinh vật thích nghi với pH thấp, chúng phát
triển tốt trong đường ruột gia súc, gia cầm và định cư vĩnh viễn, phần lớn chúng giúp
cho cơ thể động vật tiêu hóa thức ăn được tốt hơn nhờ vào hệ thống enzyme của chúng
và giúp phòng chống một số bệnh do vi sinh vật cơ hội gây ra. Hệ vi sinh vật bắt buộc
gồm có:
-

Vi khuẩn: Lactobacillus acidophilus, L.bulgaricus, Streptococcus lactis hiện
nay gọi là Lactococcus lactis, S.faccium, Bacillus subtilis, Leuconstoc
mesenteroides, Carnobacterium, Bifidobacterium, Bacteriodes, Ruminococcus,
Cillacterium, Cellulomonas, Eubacterium, Butyribrio,….

-


Nấm men: Saccharomyces cereviriae, S.boulardii, Debaryomyces hansenii,….

-

Nấm mốc: Aspergilus niger, A. Oryzae, A. owamori, Mucor,….

-

Protozoa: Endodinium, Diplodinium, Isotrichs, Daysytrichs,….
Trong ruột của thú dạ dày đơn khỏe mạnh, có rất nhiều loại vi khuẩn yếm khí

(109 – 1011 vi khuẩn/g vật chứa trong ruột). Theo Gedek (1989), các loài vi sinh vật
trong đường ruột được chia thành 3 nhóm: nhóm hệ sinh vật chính chiếm đến 90 %
của tổng vi sinh vật, phần lớn là yếm khí bắt buộc (Bifidobacteria, Lactobacilli và
Bacteroidaceae). Nhóm thứ yếu hay nhóm ăn theo (ít hơn 1 %, yếm khí tùy nghi) gồm
chủ yếu E. coli và Enterococci. Nhóm còn lại (ít hơn 0,1%) gồm vi sinh vật của nhóm
Clostridium, Proteus, Staphylococcus, Pseudomonas, nấm men của các loài Candida,
và vi khuẩn của loài có hại cũng như không hại khác (Trích dẫn từ Trần Thị Dân,
2000). Theo Dorothee Paeffgen (2001) thì hệ vi khuẩn chí cân bằng trong đường ruột
7


của heo gồm các nhóm: Enterococci (21 %), Clostridium (15 %), Coliform (25 %),
Lactobacillus (39 %). Tuy nhiên, hệ vi sinh vật bình thường của các loài thú thì không
giống nhau và mỗi phần của ruột có một cụm vi sinh vật nhất định.
Bảng 2.3. Vi sinh vật ở các đoạn ruột khác nhau (Gedek, 1991)
Đường tiêu hóa
Thực quản
Dạ dày (101 – 103)
Tá tràng (101 – 104)

Ruột non (105 – 108)

Thành phần vi sinh vật
Vi sinh vật trong thức ăn
Lactobacilli, Streptococci, Enterobacteria, Bacteroides

Ruột già (109 – 1012)

Bifidobacteria, Bacteroides, Enterobacteria (105 – 107),
Enterococci (102 – 105), Lactobacilli, Clostridia,
Fusobacteria, Veillornella, Staphylococci, Yeasts,
Proteus, Pseudomonas.

Bacteroides (104 – 107), Streptococci, Lactobacilli,
Enterobacteria

Họ và loài của vi khuẩn hiện diện thì tùy thuộc điều kiện sinh lý của từng phần
trong ruột, và được điều khiển bởi yếu tố ngoại cảnh cũng như nội tại. Mặc dù nhiều
yếu tố nội tại chưa được biết, người ta cho rằng sự cạnh tranh về khoảng trống và chất
dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Nhiều vi sinh vật có ảnh hưởng đến sinh lý bình
thường của vật chủ, nhưng khi bị xáo trộn thì có thể đưa đến bệnh hoặc làm thú dễ
nhiễm bệnh.
Sự phát triển của hệ vi sinh vật ổn định giúp thú kháng lại sự nhiễm trùng, đặc
biệt trong đường ruột. Hiện tượng này được gọi là loại trừ cạnh tranh.
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
Độ pH
Độ pH trong môi trường đường ruột của gia súc gia cầm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và khả năng sinh tổng hợp của vi khuẩn. Ảnh hưởng này có thể xác
định bởi hai nhân tố:
- Sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, đến hoạt

lực của enzyme.
- Sự tác động gián tiếp của pH môi trường đến tế bào: pH điều chỉnh mức độ
phân li các thành phần của môi trường. Có những khoảng pH mà ở đó các vi sinh vật
không phát triển được hoặc chết dần. Đa số vi khuẩn gây bệnh chịu pH ở mức trung
8


tính hoặc hơi kiềm (7 – 7,5), pH tối ưu cho nấm men hoạt động là 4,5 – 5. Đối với vi
khuẩn lên men lactic, khi pH < 4, vi khuẩn sẽ ngưng hoạt động.
Thức ăn và độ tuổi
Nếu heo con từ 8 – 10 ngày tuổi ăn thức ăn hỗn hợp thì hệ vi sinh vật vô cùng
phong phú, Lactic acid bacteria và Streptococcus chiếm 40 %. Sau khi cai sữa, lượng
vi khuẩn G- tăng lên 70 – 80 %, còn LAB giảm 5 – 10 %. Tùy thuộc vào thành phần
thức ăn, loại thức ăn mà hệ vi sinh vật đường ruột cũng sẽ thay đổi theo.
Khẩu phần cho nhiều chất đạm, bột đường thì tỉ lệ các vi sinh vật lên men các
chất này tăng cao như: Lactococci, Lactobacillus,…. Khẩu phần nhiều xơ thì vi khuẩn
phân giải cellulose sẽ xuất hiện nhiều.
Ngoài hai yếu tố chính ở trên, còn các yếu tố khác như nồng độ chất hòa tan,
điện thế oxy hóa khử, sức đề kháng của cơ thể, sử dụng kháng sinh, bệnh lý, stress do
thiếu chất hoặc tâm lý, di chuyển nơi ở mới, chế độ ăn uống,… cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến hệ vi sinh vật đường ruột.
2.4. PROBIOTIC
Cung cấp trợ sinh cho heo và gà được chú trọng trở lại bởi những lo lắng của
người tiêu dùng về việc sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng. Sự chú
trọng này xuất phát từ mong muốn phát triển hệ vi sinh vật có lợi đường ruột đặc biệt
trong điều kiện nuôi thâm canh và khi thú bị stress.
Ý tưởng rằng môi trường nuôi cấy vi khuẩn có thể đem lợi cho sức khỏe con
người đã bắt nguồn từ Metchnikoff (1908). Tác giả cho rằng tuổi thọ kéo dài của
người Bungari là do dùng sữa chua (Yaourt) hằng ngày và vi khuẩn hữu ích
(Lactobacilli) có thể cân bằng môi trường ruột nên ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn

hại. Một vi khuẩn của sữa chua (Lactobacillus acidophilus) đã được dùng rộng rãi
trong nữa thời gian đầu của thế kỷ XX để kiểm soát dịch tiêu chảy ở trẻ em trước khi
sulfanilamid xuất hiện.
Vi khuẩn hữu ích được sử dụng trong chăn nuôi vào những năm 1920 và tên
“probiotic” được đặt bởi Parker (1974) khi việc sản xuất chất bổ sung chứa vi khuẩn
vào thức ăn thương mại hóa.
Trợ sinh có giá trị khoa học: tuy nhiên lợi ích của nó chỉ thể hiện khi thú có sức
khỏe kém, stress hoặc xáo trộn hệ vi sinh vật đường ruột.
9


2.4.1. Định nghĩa
Parker (1974) có lẽ là người đầu tiên dùng từ “probiotic” để diễn tả “vi sinh vật
và những chất góp phần vào sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột”. Hai mươi năm
sau, “probitic” trở nên phổ biến để chỉ bất kỳ sinh vật sống hay chết hoặc phụ phẩm
lên men dùng cho gia súc. Từ ngữ “probiotic” bắt nguồn từ hai chữ La tinh với nghĩa
là “cho cuộc sống”, ngược lại với từ ngữ “antibiotic” (chống lại cuộc sống, kháng
sinh). Do bởi định nghĩa của Parker có thể bao gồm cả kháng sinh nên Fuller (1989) đề
nghị định nghĩa “trợ sinh là những thành phần bổ sung vi sinh vật sống vào thức ăn để
cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột”. Sau đó, Pollmann (1992) đề nghị
chia trợ sinh thành hai loại chính: môi trường chứa vi sinh vật sống và sản phẩm lên
men do vi sinh vật. Đến nay, trợ sinh vẫn được dùng để chỉ bất kỳ sản phẩm chứa vi
sinh vật sống để cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột nội tại.
2.4.2. Cơ chế tác động và hiệu quả của probiotic
Theo Pollmann (1980), Fuller (1989), Guillot (1998), Lã Văn Kính (1998),
Saarela và ctv (2000), Heyman (2000), Dương Thanh Liêm (2005), Oyetayo (2005) cơ
chế tác dụng và hiệu quả của probiotic là:
Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và
hoạt động đối kháng.
Cạnh tranh thụ thể kết dính trên tế bào biểu mô đường tiêu hóa, cạnh tranh chất

dinh dưỡng (Fuller, 1992), cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật.
Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế sự bám dính của vi sinh vật gây bệnh
như E. coli, Salmonella typhimurium. Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật
gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotic được coi
là giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.

Hình 2.1: Vi khuẩn E. coli tấn công trên bề mặt tế bào nấm men
10


Hoạt động đối kháng của LAB chống lại vi sinh vật gây bệnh là do chúng sản
xuất các chất kháng khuẩn như nisin, bacteriocin, reuterin,… của Lactobacillus spp,
lactocidin, hydroperoxyd, siderophores, lysozym, các acid hữu cơ như acid lactic, acid
acetic,… (Fuller, 1992). Lactocidin có phổ kháng khuẩn rất rộng, còn acid acetic và
acid lactic thì làm giảm pH ruột, ổn định pH thuận lợi cho đường ruột (pH 3 – 5 ) như
Clostridium perfringgens và E. coli chỉ thích hợp phát triển ở pH khoảng 6 – 7, ức chế
sự phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh đường ruột G-. Ví dụ Lactobacillus
acidophilus sản xuất các chất kháng khuẩn lactacin B và acidocin. Lactacin B đã được
chứng minh là gây ức chế các loại Lactobacillus khác, còn acidocin ức chế các vi sinh
vật gây bệnh (Kanatani, 1995).
Cải thiện sự hấp thu và sử dụng dưỡng chất, kích thích tính thèm ăn, làm tăng
tích lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn (Klein.U và W.Schimitz, 1997; Nahashon và ctv,
1992 – 1996; trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998), tiết các enzyme tiêu hóa như α amylase, cellulase, lipase, protease, tăng khả năng tiêu hóa, tận dụng triệt để dưỡng
chất trong thức ăn, tăng lượng N tiêu hóa (Scheuerman.S, 1993). Theo Norio Ishibashi
và Shoji Yamazaki (2001), Bifidobacterium và Lactobacillus có thể kích thích tiết acid
mật làm tăng khả năng tiêu hóa. Guillot (1998), probiotic có hiệu quả làm giảm độc tố
trong thức ăn, tăng khả năng tiết enzyme nội tại của vật chủ.
Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp amine
độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có lợi đối với
môi trường.


Hình 2.2: Tương quan giữa sự phát triển của B.bifidum với nồng độ amonium
(Http://www.probiotic.com)
11


Theo Scheuerman (1993), các ammoniac trong đường ruột được hấp thụ trực
tiếp vào máu, có nguy cơ gây độc tế bào, cần phải tiêu hao nhiều năng lượng để giải
độc ở gan. Scheuerman (1993) đã chứng minh tác dụng của probiotic có thể làm giảm
hoạt tính của urease qua thí nghiệm bổ sung Pacioflor C10 (100 g/tấn) thì hàm lượng
ammoniac trong máu của heo con lô thí nghiệm là 159 (mmol/ml) giảm 15,5 % so với
lô đối chứng là 186 (mmol/ml).
Tổng hợp và cung cấp vitamin nhóm B như B1, B2, B6,… (Zimmermann, 2005).
Giảm hàm lượng mỡ trong máu (cholesterol). Theo Honma (2003) thì vi khuẩn
B. bifidum and L. acidophilus có thể ngăn cản enzyme tổng hợp cholesterol (HMGCoA reductase) (trích từ ).

Hình 2.3: Probiotic làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu với khẩu phần
thức ăn có hàm lượng cholesterol cao ()
Theo Włodzimierz Grajek (2005) probiotic có thể loại bỏ các chất gây ung thư
và cải thiện tốt hơn việc hấp thu Ca.
Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. Theo Rani và Khetarpaul (1998),
ảnh hưởng có lợi của probiotic trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có
tác dụng trung hòa độc tố gây bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E. coli. Bifidobacterium và
L. acidophilus phân hủy nitrosamine ngăn cản sự sản xuất nitrosamines ở trong ruột.
Probiotic còn ngăn cản sự hình thành các chất có hại đến gan như ammonia, indole,
phenols, hydrogen sulfide.
Kích thích hệ thống miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ
thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân hủy
peptidoglycan tạo ra chất muramyl peptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại
thực bào (Tannock, 1997). Henrich (2002), Saarela và ctv (2000), Pfaff (2007) cho

rằng khả năng bám vào niêm mạc ruột của probiotic tạo nên sự tương tác giúp
12


probiotic tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng
trong sản xuất cytokin, hoạt động thực bào, tăng tế bào T nhờ đó tạo nên sự ổn định
của hàng rào bảo vệ ruột (Ortwin, 2005; Madsen, 2006).
Kích thích hệ
thống miễn dịch
của vật chủ

Ngăn cản độc tố
đường ruột

Cạnh tranh chất
dinh dưỡng với vi
sinh vật gây bệnh

Vi sinh vật gây
bệnh và độc tố gây
bệnh

Cạnh tranh vị trí
bám ở niêm mạc
ruột

Gắn kết probiotic
với vi khuẩn gây
bệnh


Hình 2.4: Cơ chế hoạt động của probiotic trong ruột (Stewart et al. 1995)
()
Theo Phạm Văn Ty (2007) thì nhiều chủng Lactobacillus có khả năng hoạt hóa
đại thực bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính, kích thích tế bào tua làm tăng
khả năng tổng hợp IgA và tăng cường khả năng tổng hợp interferon gamma. Probiotic
cũng có tác dụng biến đổi các yếu tố tăng trưởng beta và sự sản sinh interleukin 10
cũng như các cytokin kích thích sản suất kháng thể IgE. Sự hiện diện của vi sinh vật có
lợi và tiếp xúc với niêm mạc ruột sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất ra globulin
không đặc hiệu (IgM, IgA) kết dính và bài xuất vi sinh vật gây bệnh đường ruột. Theo
kết quả nghiên cứu bổ sung Paciflor C10 (1999) thì hàm lượng IgM cao hơn gấp 4 lần
và IgA cao hơn 2 lần so với không bổ sung chế phẩm. Người ta cũng chứng minh được
13


rằng kháng thể đặc hiệu chống lại Bacillus cereus cũng chống lại các kháng nguyên
khác như Serpulina và E. coli. Bifidobacterium lactic nâng cao khả năng đáp ứng miễn
dịch trung gian chống lại Rotavirus và E. coli (Koeppel, 2004; Heyman, 2000).
Thời gian để vi khuẩn trong chất trợ sinh có thể định vị vào đường tiêu hóa tùy
thuộc khả năng mà chúng liên kết với thành ruột và chất dinh dưỡng có sẵn. Chất trợ
sinh có thể được cung cấp cùng với cơ chất, thường là oligosaccharide.
2.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM SINH HỌC ACTIVE CLEANER
2.5.1. Thành phần
Thành phần Active Cleaner: dạng bột được lấy từ kỹ thuật tân tiến nhất là lên
men trạng thái rắn. Do đó khi sử dụng, sức hoạt động của vi khuẩn có ích trong Active
Cleaner sẽ không suy thoái mà còn ở trạng thái định vị. Sau khi bắt đầu hoạt động và
sẽ tiếp tục có hiệu quả sau một thời gian. Có thể duy trì trong đường ruột 40 – 72 giờ.
Nguyên liệu chủ yếu là bột đậu vàng, cám trấu, mật ong và chứa các vi sinh vật
có lợi: Lactic acid bacteria group, Yeasts group, Flamentous fungi group,
Actinomyces group, Bacillus natto group.
Theo kết quả kiểm nghiệm ngày 20/02/2006, trung tâm chẩn đoán bệnh động

vật và thủy sản miền nam Đài Loan, Trường Đại Học Quốc Tế Khoa Học Kỹ Thuật
PING – TUNG thì thành phần và số lượng vi sinh vật trong chế phẩm Active Cleaner
theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm
Vi sinh vật có trong chế phẩm Active Cleaner

Số lượng

Lactic acid bacteria

1 x 108 CFU/g

Bacillus natto

1 x 109 CFU/g

Yeasts

1 x 107 CFU/g

Filamentous fungi

4 x 108 CFU/g

(CFU: đơn vị hình thành khuẩn lạc)
2.5.2. Vai trò của vi sinh vật trong chế phẩm
Lactic Acid Bacteria
Lactic acid bacteria trong “Active Cleaner”, có khả năng chịu chua đi qua dạ
dày đến đường ruột, khả năng tác dụng:


14


Sản sinh acid lactic cải thiện khả năng sinh trưởng của heo con mới cai sữa và
làm tăng nhóm vi khuẩn có lợi trong đường ruột của heo con, giúp kháng lại vi khuẩn
E. coli, có khả năng ức chế vi khuẩn S. typhimurium. Vi khuẩn có hại trong đường ruột
sau khi trao đổi chất sẽ sản sinh ra một lượng amin và NH3.
LAB có thể loại trừ độc tố vi khuẩn mang nguồn bệnh, như độc tố trong vi
khuẩn E. coli, gia tăng nhu động của đường ruột, loại trừ táo bón, ức chế sự phát triển
của vi khuẩn gây hôi thối trong đường ruột và tổng hợp vitamin nhóm B.
Kích thích thúc đẩy sản sinh ra kháng thể chống lại ký sinh trùng và làm tăng
khả năng chống lại vi khuẩn mang nguồn bệnh trong đường ruột và các tổ chức khác.
Yeasts
Lợi dụng chất khoáng như: Mg, Canxi, Kali, Kẽm,… giúp phân giải hình thành
chất hữu cơ dễ hấp thu. Điều chỉnh độ pH trong dạ cỏ và đường tiêu hóa giúp cho sự
tiêu hóa của thức ăn gia súc dễ dàng hơn. Chứa một lượng lớn vitamin, men tố và các
thành phần dinh dưỡng khác, có thể làm tăng vi khuẩn có ích trong đường ruột, thúc
đẩy sự hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn của gia súc.
Actinomyces
Sản sinh ra vitamin B12. Nâng cao chất dinh dưỡng thúc đẩy phân giải chất hữu
cơ và có thể làm phân bón, cải thiện chất lượng phân bón.
Filamentous Fungi
Sản sinh protein, tinh bột, chất béo, chất xơ,… trong đường ruột phân giải men
tố thúc đẩy tiêu hóa. Sản sinh ra cồn rượu và acid hữu cơ phát huy tác dụng diệt khuẩn.
Bacillus Natto
Có tác dụng làm sạch đường ruột còn mạnh hơn LAB, thời gian ức chế vi
khuẩn hôi thối trong đường ruột dài hơn LAB. Diệt vi khuẩn Salmonella, E. coli, vi
khuẩn gây kiết lị,…và ức chế virus gây bệnh. Bacillus natto có thể phân giải protein
trong đậu nành hình thành nhóm acid amin nhóm vitamin B: B1, B2, B6, B12, acid
pantotenic, vitamin PP,… đặc biệt là Bacillus natto có tác dụng sản sinh ra chất dinh

dưỡng vượt trội, tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho động vật.
2.5.3. Bảo quản và cách sử dụng
Cách sử dụng: bổ sung 1 – 3 kg chế phẩm cho 1 tấn thức ăn gia súc.
Bảo quản: nơi khô mát. Có thể lưu trữ trên 8 tháng.
15


2.6. TỔNG QUAN VỀ TRẠI CHĂN NUÔI HEO TRÍ CÔNG
2.6.1. Lịch sử và vị trí địa lý
Quá trình hình thành và phát triển trại chăn nuôi heo Trí Công:
Tiền thân của trại chăn nuôi heo Trí Công từ trước năm 1968 chỉ là một hộ chăn
nuôi heo theo tính chất gia đình bước đầu chỉ với 4 heo nái. Nhờ vào kinh nghiệm và
tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách có chọn lọc đến cuối năm 1975 tổng đàn
heo của gia đình đến hơn 1000 con trong số đó gần 200 nái, sau đó vì lý do thời cuộc
công việc chăn nuôi của gia đình gặp nhiều khó khăn về sản xuất và tiêu thụ, trong giai
đoạn này hoạt động chăn nuôi của gia đình mang tính cầm chừng. Công việc chăn nuôi
của gia đình chỉ khởi sắc từ năm 1985 khi việc điều hành sản xuất và kinh doanh của
gia đình được giao cho ông bà Nguyễn Trí Công, tận dụng phương tiện có sẵn với sự
năng động của tuổi trẻ, kết hợp với kinh nghiệm từ một gia đình có truyền thống chăn
nuôi ông bà đã mạnh dạn áp dụng khoa học vào việc chăm sóc và nâng cấp cơ sở hạ
tầng cho phù hợp với yêu cầu chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
Từ đó đến nay trại heo Trí Công đã từng bước phát triển rõ rệt, năm 2001 một
cơ sở chăn nuôi mới được hình thành tại huyện Vĩnh Cửu.
Trại chăn nuôi heo Trí Công được xây dựng với 2 cơ sở cách nhau 7 km.
Cơ sở 1: phường Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai. Diện tích trại khoảng 1 hecta
chủ yếu là heo nái, heo hậu bị và heo con theo mẹ. Phần còn lại là nhà ở của công
nhân, kho nguyên liệu và thức ăn, hệ thống xử lý nước thải.
-

Phía đông giáp phường Tân Biên.


-

Phía tây giáp phường Tân Tiến.

-

Phía nam giáp phường Long Bình.

-

Phía bắc giáp phường Trảng Đài.

Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc chỉ khoảng 5 % lại nằm gần quốc lộ 1A
nên rất thuận tiện cho việc trao đổi và mua bán.
Cơ sở 2: tại 72A, Đoàn Văn Cừ, Thiện Tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Trại cách quốc lộ 1A khoảng 6 km về hướng Đông Bắc trên trục lộ giao thông
chính của tỉnh vì vậy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và mua bán.
Diện tích của trại khoảng 5,8 hecta. Diện tích chuồng trại khoảng 2 hecta.
-

Phía tây giáp đường Đoàn Văn Cừ.
16


-

Phía đông nơi xử lý chất thải tiếp giáp với đồng ruộng.

-


Phía nam giáp khu dân cư.

-

Phía bắc giáp cơ sở sản xuất gạch, là cổng phụ vận chuyển mua bán.

2.6.2. Điều kiện khí hậu
Trại nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa.
Mùa mưa: từ tháng 04 đến tháng 10, thời điểm mưa cao nhất là tháng 07. Nhiệt
độ khoảng từ 19 oC – 20 oC.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 03.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26 oC – 27 oC.
Lạnh nhất là từ tháng 11 đến tháng 12 nhiệt độ vào khoảng 21 oC – 23 oC.
Lượng mưa trung bình khoảng 1500 – 1800 mm/năm.
Ẩm độ trung bình khoảng 65 – 70 %.
2.6.3. Đất đai và nguồn nước
Đất đai phường Hố Nai là đất cát pha nên thuận tiện cho phát triển nông nghiệp
Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng khoang để phục vụ sản xuất.
Nguồn điện được nối từ mạng lưới quốc gia qua một trạm biến áp riêng biệt.
Ngoài ra trại còn có một máy phát điện với công suất 75 kwA.
2.6.4. Nhiệm vụ của trại
Sản xuất heo thịt
Cung cấp con giống để thay đàn và bán rộng rãi cho những nơi có nhu cầu.
2.6.5. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo của trại được ghi nhận vào ngày 20/06/2008.
Bảng 2.5: Cơ cấu đàn
Loại heo


Số con

Loại heo

Số con

Nái nuôi con

41

Đực làm việc

9

Nái mang thai

242

Đực hậu bị

1

Nái chờ phối

11

Heo con theo mẹ

405


Nái hậu bị

23

Heo con cai sữa

481

Tổng đàn

3360

Heo thịt

2147

(Nguồn: Phòng kỹ thuật trại chăn nuôi heo Trí Công)
17


2.6.6. Giống và công tác giống
Trại chăn nuôi heo Trí Công luôn đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật
vào trong chăn nuôi. Với các phần mềm chuyên dụng dùng để quản lý trại heo và tổ
hợp khẩu phần thức ăn cho heo, trại đã từng bước phát triển và kiểm soát tốt đàn heo
giống cũng như năng suất của heo.
Hiện nay trại heo Trí Công sử dụng phần mềm quản lý heo Herdsman 2000 và
phần mềm tổ hợp khẩu phần dinh dưỡng Brill Formulation của Mỹ. Năng suất của trại
heo được cải thiện và được quản lý tốt hơn.
Các giống heo ở trại heo Trí Công chủ yếu là Landrace, Yorshire, Duroc,
Pietrain và các sản phẩm lai tạo từ các giống này. Giống được nhập từ các công ty

nước ngoài như Mỹ, Pháp, Đan Mạch, nhập tinh của Hàn Quốc để làm tươi máu đàn
giống của trại.
Trại heo Trí Công có những giống ông bà là những giống thuần Landrace của
Pháp, Mỹ, bên cạnh đó trại còn có những con bố mẹ là những con lai 2 máu Y – L,
Duroc, SP (Pietrain x FH019) và Maxter.
Công thức lai giống thuần để chọn hậu bị thuần:
P x P (ông bà)

P (P có thể là L hoặc D)
Công thức lai 2 máu để chọn hậu bị 2 máu:
Y x L

YL
Công thức lai để chọn heo thương phẩm:
YL

x

D

YLD (thương phẩm)

Maxter x YL

YLM (thương phẩm)
18

SP x YL

YLSP (thương phẩm)



×